-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài Tiểu luận học phần Nhập môn Hàn Quốc học | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Bài Tiểu luận học phần Nhập môn Hàn Quốc học | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 35 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Nhập môn Hàn Quốc học 1 tài liệu
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 44 tài liệu
Bài Tiểu luận học phần Nhập môn Hàn Quốc học | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Bài Tiểu luận học phần Nhập môn Hàn Quốc học | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 35 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập môn Hàn Quốc học 1 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 44 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Preview text:
lOMoARcPSD| 41967345
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÀI TIỂU LUẬN
Giảng viên hướng dẫn
: Dương Thị Huyền Nhóm thực hiện : Nhóm 16 Học phần
: Nhập Môn Hàn Quốc Học Năm học : 2021-2022
Đề tài : Chính sách phát triển văn hoá của Hàn Quốc trong thế kỷ XXI Nhóm 16 Họ và tên
Mã sinh viên – Lớp
Nguyễn Thị Hoàng Lan DTZ2157310614097 - Lớp A (Nhóm trưởng) Nông Thị Ly (23/03) DTZ2157310614096 - Lớp A Đào Khánh Ly DTZ2157310614521 - Lớp A Bùi Thị Hồng DTZ2157310614099 - Lớp B Nguyễn Đình Bảo DTZ2157310614102 - Lớp B
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 4
1.Quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc về phát triển văn hóa ................................ 4 1 lOMoARcPSD| 41967345
2.Đường lối chung của chính sách văn hóa Hàn Quốc .............................................. 5
2.1.Bối cảnh ................................................................................................................ 6
2.2.Chính sách văn hóa của Hàn Quốc từ 1960 đến nay (các giai đoạn) ............... 6
3.Một số đổi mới trong chính sách văn hóa Hàn Quốc ở thế kỉ XXI ....................... 9
3.1.Thay đổi về cơ chế tài chính ................................................................................ 9
3.2.Thay đổi về cơ chế quản lý văn hóa .................................................................. 10
3.3.Thay đổi trong chính sách hợp tác quốc tế về văn hoá .................................... 11
3.4.Tăng cường quan hệ văn hóa với các nước trong khu vực ............................. 12
3.5.Tạo ra và thúc đẩy hiện tượng “Hallyu” (Hàn lưu) ở các nước ..................... 13
4.Thay đổi về chính sách văn hóa trong từng lĩnh vực ............................................ 15
4.1.Các thành tố văn hóa: ........................................................................................ 15
4.1.1.Ẩm thực: ...................................................................................................... 15
4.1.2.Trang phục ................................................................................................... 16
4.1.3.Nhà cửa ........................................................................................................ 16 4.1.4.Tín ngưỡng, tôn
giáo...................................................................................15 ................................ 17
4.1.5.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên......................................................................... 17
4.1.6.Lễ hội, lễ tết ................................................................................................. 18
4.1.7.Hội họa ......................................................................................................... 18
4.1.8.Điêu khắc, gốm sứ, kiến
trúc.......................................................................17 ............................................. 19
4.1.9.Âm nhạc và múa .......................................................................................... 20
4.1.10.Kịch và điện ảnh ........................................................................................ 20
4.1.11.Bảo tàng, nhà hát........................................................................................ 21
4.1.13.Một số thành tố văn hóa khác .................................................................... 23
4.2.Chính sách văn hoá được đưa ra cho từng lĩnh vực: ...................................... 24
4.2.1.Ngành công nghiệp ghi âm và trò chơi trên máy
tính..................................22 .................................................................................. 24 2 lOMoARcPSD| 41967345
4.2.2.Công nghiệp Phim điện ảnh, hoạt hình và video ......................................... 25
4.2.3.Báo chí và công nghiệp truyền hình ............................................................ 25
4.2.4.Xuất bản sách và tạp chí định kỳ ................................................................. 26
4.2.5.Cơ sở Dữ liệu thông tin về Văn hoá và Nghệ thuật ..................................... 26
4.2.6.Văn học ........................................................................................................ 27
4.2.7.Di sản văn hóa .............................................................................................. 27
4.2.8.Chính sách ngôn ngữ ................................................................................... 28
4.2.9.Thư viện bảo tàng ........................................................................................ 30 4.2.10.Nghệ thuật biểu
diễn.................................................................................28 .................................. 30
4.2.11.Nghệ thuật trưng bày ................................................................................. 32 Kết
luận......................................................................................................................32..... 34
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 34 3 lOMoARcPSD| 41967345 MỞ ĐẦU
Hàn Quốc là quốc gia phát triển, với nền kinh tế đứng ở vị trí thứ 11 trên thế giới và là
một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc...).
Đóng góp cho sự tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế Hàn Quốc có một phần của nền công
nghiệp văn hóa Hàn Quốc mà trọng tâm của nền công nghiệp này là xuất khẩu văn hóa ra thế giới.
Chính sách phát triển văn hóa, đặc biệt là xuất khẩu văn hóa thực chất là tham vọng của
Chủ nghĩa Tư bản Hàn Quốc nhằm chiếm lĩnh thị trường văn hóa thế giới, quảng bá hình
ảnh, tạo nên tâm lý “sùng ngưỡng” Hàn Quốc, gây dựng cơ sở trong xã hội và thị hiếu tiêu
dùng cho hàng hóa Hàn Quốc ở các nước. Dù vậy, việc hoạch định và thực hiện chính sách
đó của Hàn Quốc thực sự chứa đựng nhiều bài học có giá trị, có thể coi là những gợi ý cho
Việt Nam trong việc bảo tồn nền văn hóa ngàn năm cũng như xây dựng một nền văn hóa
hiện đại, mang tính công nghiệp và hướng tới xuất khẩu các giá trị văn hóa Việt Nam.
1. Quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc về phát triển văn hóa
Một trong những quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc về phát triển văn hóa đã được
Tổng thống nước này là Kim Young-Sam (1993-1998) nêu ra trong “chiến lược toàn cầu
hóa” của Hàn Quốc. Ông nhấn mạnh: ”Văn hóa và tư duy phải được toàn cầu hóa; người
Hàn Quốc phải khám phá lại sự phong phú vốn có của nền văn hóa truyền thống Hàn Quốc
và hòa nhập với nền văn hóa thế giới. Cách tư duy khép kín của họ phải được mở ra và
mang tính lý trí để họ có thể trau dồi cách tư duy và đạo đức mới, thích hợp với công dân
toàn cầu hóa.” Đây là quan điểm phát triển văn hóa mang tính sáng tạo và đột phá đặc biệt
là trong xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ, vì cho đến những năm 90 của thế kỷ trước, không ít
người nghi ngờ về khả năng phát triển của nền “công nghiệp văn hóa” ở nước này. Họ cho
rằng, kinh tế quyết định văn hóa, trong văn hóa không bao hàm yếu tố kinh tế. Văn hóa
theo quan niệm cũ không hề sinh lời, không thể tạo ra của cải vật chất.
(trích từ Tạp Chí Khoa Học Số 21/2018) 4 lOMoARcPSD| 41967345
Tổng thống Lee Myung-bak Tổng thống Kim Young Sam
Năm 2009, trong một diễn văn quan trọng, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak cũng
khẳng định: “Văn hóa sẽ là nguồn vốn quyết định kinh tế trong thế kỷ XXI. Chúng ta cần
phải xây dựng một hệ thống mà trong đó, tất cả mọi người bất kể đang sống ở đâu và thuộc
tầng lớp xã hội nào cũng có thể được trải nghiệm văn hóa trong đời sống hàng ngày”.
Ông cũng cho rằng, một đất nước tiến bộ và phát triển không phải chỉ đơn thuần có thu
nhập cao, mà là một đất nước có nền văn hóa phát triển ở cấp độ cao cân bằng với sự phát
triển của kinh tế. Những phát biểu này cho thấy Chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng phát
triển văn hóa, mong muốn đưa Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có nền văn
hóa phát triển cao, đồng thời có tham vọng đưa văn hóa Hàn Quốc ra toàn cầu. Để làm
được điều đó, Hàn Quốc đã và đang tập trung đầu tư xây dựng nền “công nghiệp văn hóa”
và hướng nền công nghiệp này đi tới “xuất khẩu” các sản phẩm văn hóa mang thương hiệu Hàn Quốc ra thế giới.
2. Đường lối chung của chính sách văn hóa Hàn Quốc
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc là cơ quan của chính phủ, chịu trách
nhiệm quản lý các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, du lịch và thể
thao. Cơ quan này đóng vai trò trung tâm trong việc hoạch định và phát triển các chính
sách văn hóa ở qui mô quốc gia. Bên cạnh vai trò của chính quyền trung ương, các chính
quyền địa phương cũng chủ động trong việc xây dựng chính sách văn hóa và tổ chức bộ
máy quản lý để phát triển văn hóa ở địa phương. Chính sách văn hóa của Hàn Quốc được
phát triển liên tục trong vài thập kỷ gần đây, trong đó thể hiện rõ đường lối chung và các
mục tiêu quốc gia cho từng giai đoạn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng “Kế hoạch tổng thể phát triển văn hóa năm năm lần thứ
nhất”, được đề xướng bởi chính phủ Park Chung Hee vào năm 1973 được đánh dấu như
một chính sách văn hóa dài hạn đầu tiên trong chính sách văn hóa của Hàn Quốc. Từ đó, 5 lOMoARcPSD| 41967345
chính phủ đã công bố nhiều tài liệu chính thức đề cập đến chiến lược phát triển văn hóa -
nghệ thuật quốc gia. Qua nhiều giai đoạn phát triển, mặc dù các mục tiêu văn hóa của
từng thời kỳ có những thay đổi nhất định, tùy thuộc theo hoàn cảnh cụ thể của đất nước,
các mục tiêu chủ yếu và thường xuyên trong chính sách văn hóa Hàn Quốc là: xây dựng
bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển văn hóa, nghệ thuật; nâng cao chất lượng đời sống văn
hóa của nhân dân; và thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa. 2.1. Bối cảnh
Trong quá trình phát triển đất nước, sự phương Tây hóa mạnh mẽ khiến nền văn hóa
truyền thống của Hàn Quốc thay đổi nhanh chóng, các di sản văn hóa được hun đúc, gìn
giữ qua mấy nghìn năm lịch sử bị phá hủy, mất mát, các loại hình nghệ thuật, nghi lễ cổ
xưa, ngành nghề truyền thống cũng vì thế mà mai một dần. Tuy nhiên, với tư tưởng chấn
hưng văn hóa truyền thống, phát triển văn hóa nhưng phải gìn giữ bản sắc dân tộc, mục
tiêu chính sách văn hóa của Hàn Quốc qua các thời kỳ tổng thống đều tập trung vào việc
xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc
biệt là kế thừa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc dựa trên nguyên tắc
cơ bản bảo tồn nguyên trạng, quản lý có hệ thống và sử dụng có hiệu quả. Nhờ đó mà
Hàn Quốc trở thành nước thành công trong công cuộc kế thừa, bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa dân tộc. 2.2.
Chính sách văn hóa của Hàn Quốc từ 1960 đến nay (các giai đoạn)
Với sự phát triển của chính sách văn hóa Hàn Quốc, văn hóa và nghệ thuật đã được coi
là một phần thiết yếu trong chính sách của chính phủ. Mặc dù ngân sách không đủ, nền 6 lOMoAR cPSD| 41967345
cộng hòa đầu tiên (1948–1960) do tổng thống Rhee Syngman đứng đầu đã nhấn mạnh
tầm quan trọng của văn hóa dân tộc trong sự phát triển của nhà nước. Sau đó, sự công
nhận giá trị của văn hóa này đã tiếp tục vang dội đến chính phủ đương nhiệm của Kim
Dae Jung và hơn nữa, đã tạo ra cơ sở lý luận quan trọng cho việc chính phủ trợ cấp cho
lĩnh vực văn hóa. Nhận thức này cũng gắn liền với đặc trưng của văn hóa truyền thống
Hàn Quốc là coi trọng tinh thần, do ảnh hưởng của Nho giáo.
Trong suốt 18 năm trị vì (1961–1979), chính phủ Park Chung Hee, vốn đặt ưu tiên vào
tăng trưởng kinh tế, đã đưa ra chính sách văn hóa theo cách chủ động hơn nữa bằng cách
thiết lập luật, thể chế, tổ chức và quỹ công liên quan đến lĩnh vực văn hóa. . Đặc biệt, vào
năm 1973, chính quyền của Park đã công bố “kế hoạch tổng thể 5 năm đầu tiên về phát
triển văn hóa” được thực hiện trong giai đoạn 1974–1979, đây là kế hoạch dài hạn toàn
diện đầu tiên về chính sách văn hóa. Mặc dù sự xuất sắc và tiếp cận được coi là mục tiêu
chính của chính sách văn hóa, nhưng mục tiêu ưu tiên chính của kế hoạch này là thiết lập
một bản sắc văn hóa mới bằng cách làm nổi bật một truyền thống văn hóa cụ thể (Bộ Văn
hóa và Thông tin, 1973). Vì lý do này, trong giai đoạn 1974-1978, 70% tổng chi tiêu công
cho lĩnh vực văn hóa được phân bổ cho nghệ thuật dân gian và văn hóa truyền thống (Bộ
Văn hóa và Thông tin, 1979, 228).
Thời kỳ của chính phủ Chun Doo Hwan (từ
1980 đến 1988) có thể được coi là thời kỳ phát
triển lớn mạnh về vai trò của nhà nước trong việc
hỗ trợ nghệ thuật ở Hàn Quốc. Đối với chính
quyền của Park, việc xây dựng bản sắc văn hóa
dân tộc được chú trọng nhiều trong thời kỳ cộng
hòa thứ năm của chính phủ Chun Doo Whan
(Keong Hyang Newspaper Company, 1987, 220–
223). Tuy nhiên, trái ngược với chính quyền của
Park, dưới thời chính quyền của Chun, văn hóa
được bao cấp công khai không còn chỉ giới hạn ở
di sản văn hóa và nghệ thuật truyền thống, mà nó
được mở rộng sang nghệ thuật đương đại và cuộc
sống hàng ngày của người dân. Chính phủ của Chun đã công bố hai kế hoạch toàn diện
về chính sách văn hóa: “kế hoạch mới về phát triển văn hóa” (1981) và “kế hoạch văn
hóa trong kế hoạch 5 năm thứ sáu về phát triển kinh tế và xã hội” (1986). Theo các kế
hoạch này (Bộ Văn hóa và Thông tin, 1981; 1986), các mục tiêu chính sách văn hóa cơ 7 lOMoAR cPSD| 41967345
bản có thể được đặc trưng như sau: thiết lập bản sắc văn hóa, thúc đẩy sự xuất sắc của
nghệ thuật, cải thiện phúc lợi văn hóa, thúc đẩy văn hóa khu vực và mở rộng giao lưu văn
hóa với các quốc gia khác.
Năm 1990, chính phủ Roh Tae Woo (1988–1993) đã thiết lập “kế hoạch tổng thể 10
năm để phát triển văn hóa”, trong đó đặt ra câu cửa miệng: “văn hóa cho tất cả mọi
người”. Các mục tiêu chính của các kế hoạch này như sau:
(1) Thiết lập bản sắc văn hóa;
(2) Thúc đẩy sự xuất sắc của nghệ thuật;
(3) Cải thiện phúc lợi văn hóa;
(4) Thúc đẩy văn hóa khu vực;
(5) Để tạo điều kiện trao đổi văn hóa quốcquố;
(6) Để phát triển các phương tiện truyền thông văn hóa,
(7) Và cuối cùng, để đạt được sự thống nhất các dân tộc (Bộ Văn hóa, 1990).
Đặc biệt, việc thúc đẩy văn hóa khu vực, giao lưu quốc tế và chính sách văn hóa để
thống nhất đã được nhấn mạnh trong mối quan hệ với các chính phủ tiền nhiệm.
Chính phủ của Kim Young Sam (1993–1998) chủ trương “Kiến tạo Hàn Quốc mới”
như một khẩu hiệu vận động chính trị và tìm cách cải thiện vị thế của Hàn Quốc trong xã
hội toàn cầu (Young, 1995; 1996; 1997). Vì lý do này, khi so sánh với các chính phủ cũ,
chính phủ của Kim Young Sam khẳng định dân chủ văn hóa, sức sáng tạo của người dân,
văn hóa khu vực, công nghiệp văn hóa và du lịch văn hóa, thống nhất và toàn cầu hóa văn
hóa Hàn Quốc là mục tiêu chính sách văn hóa chính của mình. Việc thiết lập bản sắc văn
hóa cũng được coi là một mục tiêu quan trọng của chính sách văn hóa. Ngoài ra, chính
phủ của Kim đã đến để nhấn mạnh tầm quan trọng kinh tế của văn hóa và nghệ thuật.
“Kế hoạch 5 năm mới về thúc đẩy phát triển văn hóa” (1993), “kế hoạch tổng thể về phúc
lợi văn hóa” (1996) và “tầm nhìn văn hóa 2000” (1997) đều nêu rõ các mục tiêu chính
sách này (Bộ Văn hóa và Thể thao, 1993; 1996; 1997).
Các mục tiêu này của chính sách văn hóa tiếp tục có tầm quan trọng trong chính quyền
của Kim Dae Jung (1998- nay). Đặc biệt, theo 4 kế hoạch tổng thể về chính sách văn hóa
như kế hoạch chính sách văn hóa của Chính phủ mới (1998), kế hoạch 5 năm phát triển
công nghiệp văn hóa (1999), tầm nhìn 21 đối với công nghiệp văn hóa (2000) và tầm
nhìn 21 về các ngành công nghiệp văn hóa trong xã hội số (2001), chính phủ Kim Dae
Jung nhấn mạnh việc thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa và trao đổi văn hóa với 8 lOMoARcPSD| 41967345
Triều Tiên so với các chính phủ trước đây (Bộ Văn hóa và Du lịch, 1998; 1999; 2000a;
2001). Chính sách "ánh dương" đối với Triều Tiên đã khiến chính phủ phát triển các
chính sách văn hóa chủ động để thống nhất. Hơn nữa, công cụ và giá trị trao đổi của văn
hóa và nghệ thuật đã cung cấp một cơ sở lý luận mới cho chính sách văn hóa. Ngược lại
với các chính phủ trước đây, thuật ngữ bản sắc văn hóa đã trở thành cơ sở quan trọng để
chính phủ trợ cấp cho việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
3. Một số đổi mới trong chính sách văn hóa Hàn Quốc ở thế kỉ XXI
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và làn sóng toàn cầu hóa của thế kỷ XXI, Chính
phủ Hàn Quốc nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa nghệ thuật trong phát triển kinh tế
và xã hội. Các chính sách của chính phủ như “Creative Korea” (2004), “Creative Korea”
(2010) và Kế hoạch phát triển nghệ thuật trung hạn và dài hạn “Sức mạnh của nghệ
thuật” (2004)… đã thể hiện một tầm nhìn chiến lược, trong đó văn hóa - du lịch - thể thao
- giải trí được coi là động lực thúc đẩy và định hướng cho sự phát triển xã hội, nâng cao
chất lượng đời sống nhân dân. Trong việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển
văn hóa, Chính phủ Hàn Quốc đặt ra một số ưu tiên và thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của hoàn cảnh mới. 3.1.
Thay đổi về cơ chế tài chính
Một trong những thay đổi cơ bản trong chính sách tài chính của Chính phủ Hàn Quốc
cho văn hóa - nghệ thuật là sự chuyển hướng tài trợ, từ tài trợ cho “bên cung” sang hỗ trợ
cho “bên cầu”. Trước đây các trợ cấp của chính phủ chủ yếu dành cho các tổ chức nghệ 9 lOMoARcPSD| 41967345
thuật và nghệ sỹ, nhằm vào quá trình sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật. Ngày nay chính
phủ quan tâm và tập trung nhiều hơn vào khán giả là những người thưởng thức/tiêu thụ
văn hóa. Quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc là cố gắng đạt được sự cân bằng giữa
“sáng tạo, truyền bá và hưởng thụ” các giá trị văn hóa, nghệ thuật. Đây là một động thái
tích cực, hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững của văn hóa - nghệ thuật Hàn Quốc.
Khán giả là động lực quan trọng cho văn hóa - nghệ thuật, thậm chí là lực lượng thúc đẩy
và định hướng cho lĩnh vực này.
Hướng trọng tâm ưu tiên vào khán giả cũng khẳng định hướng tiếp cận đảm bảo phúc
lợi xã hội của Chính phủ Hàn Quốc, trong đó nhấn mạnh vào sự tham dự và hưởng thụ
văn hóa - nghệ thuật của mọi người dân. Về cách thức hỗ trợ cho lĩnh vực văn hóa - nghệ
thuật, chính phủ cam kết tài trợ trực tiếp những khoản trợ cấp lớn, đồng thời thực hiện
các tài trợ gián tiếp khác. Ngân sách quốc gia cho văn hóa - nghệ thuật tăng đáng kể từ
0,6% năm 1998 đến 1,05% năm 2005. Trong năm 2005, chỉ tính riêng lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn đã nhận được khoản ngân sách 168,2 tỉ Won (tương đương với 172,3 triệu
USD). Chính phủ cũng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành nhiều quỹ cho văn hóa
- nghệ thuật, cải tạo và nâng cấp nhiều trung tâm biểu diễn văn hóa nhỏ, đảm bảo điều
kiện vật chất cho các địa điểm biểu diễn và quảng bá, thúc đẩy văn hóa - nghệ thuật
thông qua nhiều sự kiện.
Hiện nay Chính phủ Hàn Quốc tập trung nhiều hơn theo hướng hỗ trợ gián tiếp cho
văn hóa - nghệ thuật. Nhà nước cố gắng tạo ra các động cơ để xã hội đầu tư và tiêu thụ
văn hóa - nghệ thuật, như ban hành các qui định, giảm và miễn thuế cho việc mua bán
các tác phẩm nghệ thuật và doanh thu từ các sự kiện văn hóa - nghệ thuật. Chính phủ Hàn
Quốc còn đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho văn hóa để khuyến khích sự thích ứng
với môi trường và chủ động phát triển của các tổ chức văn hóa - nghệ thuật trong nước.
Khuyến khích sự đầu tư, hỗ trợ cho nghệ thuật từ khu vực tư nhân và các cá nhân thông
qua hoạt động tài trợ và từ thiện. 3.2.
Thay đổi về cơ chế quản lý văn hóa
Thay đổi quan trọng trong cơ chế quản lý văn hóa của Hàn Quốc hiện nay là xu hướng
phi tập trung hóa. Xu hướng này được đánh giá như một bước ngoặt quyết định từ việc
“chính phủ ra quyết định và quản lý” sang việc “hợp tác giữa chính phủ và các khu vực
tư nhân”. Với chiến lược “chính phủ tham dự” (participatory government), việc tham gia
của nhiều bộ phận xã hội từ chính quyền trung ương, chính quyền địa phương cho đến
các nhà nghiên cứu, giáo sư, nghệ sỹ và cộng đồng trong quá trình hoạch định chính sách
văn hóa đang được khuyến khích. Xu hướng này đảm bảo cho chính sách văn hóa không 10 lOMoARcPSD| 41967345
phải là sự áp đặt từ trên xuống, mà phản ánh được nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội, của
từng người dân. Đây là sự chuyển biến tích cực, mang tính dân chủ trong việc xây dựng
và thực hiện chính sách văn hóa ở Hàn Quốc. Quá trình phân cấp, phân quyền trong quản
lý văn hóa có thể làm cho lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật tự chủ và năng động hơn, tạo tiền
đề cho sự phát triển lành mạnh của lĩnh vực này. Cơ chế mới sẽ truyền cảm hứng, đánh
thức sự sáng tạo và tiềm năng của mỗi cá nhân và tổ chức trong xã hội, tạo cho họ những
cơ hội để đóng góp vào sự phát triển của văn hóa - nghệ thuật. 3.3.
Thay đổi trong chính sách hợp tác quốc tế về văn hoá
Thay đổi quan trọng trong chính sách hợp tác quốc tế về văn hoá của Hàn Quốc hiện
tại là ưu tiên phát triển văn hoá Hàn tại nhiều khu vực trên thế giới, tích cực tham gia các
sự kiện văn hoá quốc tế và các chương trình hợp tác văn hoá với các nước khác. Các cơ
quan chức năng của Hàn Quốc như Bộ Ngoại giao và Thương mại, Bộ Văn hoá và Du
lịch…đã đã hoạt động rất tích cực nhằm thúc đẩy việc hợp tác với nước ngoài.
Mục tiêu chiến lựợc của Hàn Quốc trong hợp tác quốc tế về văn hóa là nhằm nâng cao
giá trị quốc hiệu Hàn Quốc trên toàn thế giới. Để thực hiện mục tiêu này, các quỹ hỗ trợ
quốc tế của Hàn Quốc lần lượt ra đời, hoạt động tích cực nhất là các quỹ: Quỹ giao lưu
quốc tế Hàn Quốc, Quỹ Viện nghiên cứu Hàn Quốc Trung ương, Quỹ Biên dịch văn học
Hàn Quốc, Quỹ Daesan... Nhiều tổ chức văn hoá Hàn Quốc đã được thành lập, phối hợp
chặt chẽ với các tổ chức quốc tế như UNESCO, IIC, IFLA, PEN, CISAC, FIT, IUA,
IAA, IMC, FIJM, IMS, ITI ASSITEJ, UNIMA v.v… để thực hiện mục tiêu nói trên.
Trong hợp tác văn hóa, Hàn Quốc đặc biệt chú trọng thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Hàn
và phát triển Hàn Quốc học, nhằm thiết lập cây cầu kết nối Hàn Quốc với các quốc gia, dân tộc khác.
Hàn Quốc đã ký hiệp định hợp tác về văn hoá với 87 quốc gia trên thế giới, trong đó
đặc biệt chú trọng vào khu vực các nước Châu Á và Châu Đại Dương, Châu Mỹ và các
nước Bắc Âu. Hàn Quốc tổ chức sự kiện văn hoá cho Diễn Đàn Hợp Tác Á - Âu diễn ra 11 lOMoARcPSD| 41967345
tại quốc gia này năm 2000 và tham gia liên hoan văn hoá của Đại hội thể thao Olympic
Sydney 2000. Chính phủ Hàn Quốc cũng hợp tác về văn hoá và thể thao với Nhật Bản,
đăng cai tổ chức giải bóng đá thế giới năm 2002. Gần đây nhất, Hàn Quốc đăng cai và tổ
chức thành công Thế vận hội Mùa Đông PyeongChang 2/2018 với nhiều hoạt động văn
hóa chất lượng cao và đặc sắc nhằm phục vụ cho Olympic thể thao này. 3.4.
Tăng cường quan hệ văn hóa với các nước trong khu vực
Theo báo cáo của cơ quan Quan hệ công chúng ở nước ngoài thuộc Bộ Văn hóa và Du
lịch Hàn Quốc (Oversea Public Relation System, Ministry of Culture and Tourism), trong
năm 2003 Hàn Quốc đã dành một số tiền khổng lồ để quảng bá hình ảnh của nước này
đến châu Âu (82 triệu Won – tiền Hàn Quốc), Bắc Mỹ (75,5 triệu Won). Tuy nhiên, do
sự quảng bá vào châu Âu không thu được kết quả như mong muốn, Chính phủ Hàn Quốc
đã thay đổi hướng đầu tư hợp tác văn hóa, ưu tiên nhiều hơn cho châu Á, đặc biệt là khu
vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Chiến lược văn hóa mới của Hàn Quốc là khuyếch trương hình ảnh nước này tại các
nước và lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Philipin và
một số nước khác trong khối ASEAN, những nơi có nhiều nét tương đồng về văn hóa với
Hàn Quốc. “Làn sóng Hàn Quốc” (Korean Wave, hay Hallyu) là điển hình của nổ lực
marketing trong các năm 2004 và 2005. Đây là “chiến dịch” quảng bá hình ảnh Hàn
Quốc mang lại hiệu quả cao, thông qua điện ảnh, nhạc K-Pop và thời trang. Ở châu Á,
Hàn Quốc đã ký hiệp định văn hóa với 15 quốc gia, trong đó có Việt Nam (30/8/1994).
Nội dung của các Hiệp định này tập trung vào thúc đẩy giao lưu và hợp tác văn hóa (theo
nghĩa rộng), bao gồm nhiều lĩnh vực: Giáo dục, khoa học, văn hóa - nghệ thuật, báo chí,
phát thanh, điện ảnh, phim, truyền hình, xuất bản…
Để hiện thực hóa các hiệp định văn hóa đã ký với các nước, cơ quan Hợp tác quốc tế
Hàn Quốc (KOICA) đã thực hiện chương trình đào tạo “Xây dựng đối tác với các nước
châu Á” từ 20/9/2005 đến 29/9/2005 tại Seoul cho 19 người đại diện từ 16 nước
(Campuchia, Indonessia, Lào, Myanma, Philipin, Việt Nam và các nước châu Á khác) tham
gia, với sự tài trợ của Chính phủ Hàn Quốc. Chương trình này nhằm mục đích tăng cường
sự hiểu biết về văn hóa và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa Hàn Quốc với các
quốc gia châu Á, chia sẻ những ý kiến, kinh nghiệm về sự phát triển của Hàn Quốc.
Hàn Quốc cũng đề xuất và thực hiện Sáng kiến đối tác văn hóa châu Á (ACPI) - dự án
tương tác giữa Hàn Quốc với các nước châu Á, liên quan đến nhiều lĩnh vực về văn hóa
như chính sách văn hóa, nghệ thuật đương đại, di sản văn hóa, kinh doanh văn hóa…
ACPI mở ra những cơ hội để hiểu biết sâu sắc hơn không chỉ văn hóa Hàn Quốc, mà còn 12 lOMoARcPSD| 41967345
thiết lập những giá trị nền tảng cho sự hợp tác văn hóa trong tương lai giữa tất cả các
nước tham gia ở châu Á. Năm 2005 là năm đầu tiên của ACPI đã thu hút 81 chuyên gia
từ 17 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Năm 2006, ACPI thu hút 142 chuyên gia
từ 20 quốc gia châu Á tham gia; 29 tổ chức của Hàn Quốc chịu trách nhiệm các chương
trình đó. Thực hiện dự án, 28 người Việt Nam đã đến Hàn Quốc nghiên cứu tại trường
KCTPI, KDI, Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc, KBI, Ủy ban Luật bản quyền, KNTO, Thành
phố Ulsan, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, Thư viện, Bảo tàng Dân gian Hàn Quốc, Trung
tâm Quốc gia văn hóa truyền thống Hàn Quốc và AMA. 3.5.
Tạo ra và thúc đẩy hiện tượng “Hallyu” (Hàn lưu) ở các nước
“Làn sóng Hàn Quốc” (hay “Trào lưu Hàn Quốc”) là một thuật ngữ được dịch từ tiếng
Hàn là Hallyu, có nghĩa là “sự thịnh hành những giá trị Hàn Quốc” ở nước ngoài. Song
thuật ngữ này không phải do người Hàn Quốc đặt ra, mà do người Trung Quốc nêu lên từ
những năm đầu của thế kỷ XXI bởi sự hâm mộ cuồng nhiệt của người Trung Quốc đối
với phim truyền hình, thời trang, mỹ phẩm Hàn Quốc… Hai chữ Hán líu (Hàn lưu) du
nhập sang Hàn Quốc, biến thành Hallyu. Một trong những điều kiện khởi phát của Hallyu
đó là chính sách thúc đẩy xuất khẩu văn hóa của chính phủ Hàn Quốc. Phạm vi ảnh
hưởng của Hallyu rất rộng lớn, từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ, song đậm nét nhất là ở
4 quốc gia - lãnh thổ châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam.
Với mục tiêu đưa văn hóa Hàn Quốc đến với các nước, Chính phủ Hàn Quốc đã mở
đường cho các nghệ sĩ của họ tiếp thị văn hóa ở mọi nơi. Sự đẩy mạnh quảng bá văn hóa
Hàn Quốc ra thế giới là một chiến lược mang tầm quốc gia; là sự thống nhất của cả dân
tộc Hàn trong nỗ lực giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước mình đến với
các nước. Ý thức xuất khẩu văn hóa của Hàn Quốc đã được định hình và phát triển trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết là phim truyền hình rồi đến phim điện
ảnh, âm nhạc, ẩm thực, thời trang…Ngành công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc đi sau Mỹ
và Nhật Bản, song Hàn Quốc lại tìm ra hướng đi đúng trong việc xuất khẩu văn hóa, tiến
thẳng tới những vùng cần khai thác, trước hết là khu vực châu Á và những nơi có Hàn
kiều sinh sống. Hallyu hiện tại đã thoái trào, tuy vậy ảnh hưởng của nó đã ăn sâu vào các 13 lOMoAR cPSD| 41967345 nước châu Á và Hàn Quốc đã đạt được mục đích của mình. Khi “Làn sóng Hàn Quốc”
gây “sốt” thì đấy cũng là lúc hình ảnh Hàn Quốc đối với thế giới hấp dẫn hơn bao giờ
hết. Điều này dẫn đến hệ quả: Hàng hóa tiêu dùng, máy móc, phương tiện giao thông,
vận tải và sản phẩm văn hóa Hàn Quốc được các nước tiêu thụ mạnh; số doanh nghiệp
Hàn Quốc trúng thầu ở nước ngoài tăng lên. Kết quả cuối cùng và bao trùm là: Nguồn lợi
ích mà Hàn Quốc thu được từ nước ngoài không ngừng tăng. Khu vực Đông Bắc Á và
Đông Nam Á, nơi mà mức độ hâm mộ Làn sóng Hàn Quốc cao nhất, với một dân số
hàng tỷ người, trở thành thị trường khổng lồ cho các công ty Hàn Quốc “tận thu” lợi ích.
Nguồn lợi đó giúp cho Hàn Quốc cải thiện rất nhanh thứ hạng của mình trong nền kinh tế
thế giới (từ vị trí 15 trước năm 1992 lên vị trí 11 từ năm 2002 đến nay).
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, xuất khẩu văn hóa đã
đem đến cho nước này khoản lợi nhuận 794 triệu USD năm 2011, tăng 25% so với năm
2010 với con số 637 triệu USD, cao nhất kể từ năm 1980. Trong khi đó, nhập siêu văn
hóa của Hàn Quốc giảm mạnh. Quốc gia này chỉ phải chi 224 triệu USD để nhập khẩu
các sản phẩm văn hóa nước ngoài, giảm 42% so với năm 2010. Không chỉ trở thành một
“cường quốc điện ảnh” của khu vực, Hàn Quốc còn biết đến là một “cường quốc mỹ
phẩm”. Hiện nay Hàn Quốc đã vượt Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông… để trở thành một
trong 5 quốc gia và lãnh thổ có ngành mỹ phẩm phát triển nhất thế giới. 14 lOMoARcPSD| 41967345
4. Thay đổi về chính sách văn hóa trong từng lĩnh vực
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa
được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa
con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền
vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình
xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã
hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu
hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như
trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 4.1.
Các thành tố văn hóa: 4.1.1. Ẩm thực:
Là nét văn hóa không thể thiếu của các
nước trên thế giới. Cũng như văn hóa
của người phương đông nói chung, văn
hóa người Hàn Quốc cũng mang đậm
tính chất nông nghiệp, nông thôn. Ẩm
thực Hàn có nhiều điểm tương đồng với
Việt Nam chúng ta, cơm trắng là
món ăn chính trong bữa cơm hàng ngày. Ngoài ra còn có các món canh, rau, củ, cá, thịt.
Màu sắc của các món ăn trong mâm cơm cũng rất được chú ý đó là màu đỏ của ớt. Vị cay
măn được xem là rất quen thuộc trong khẩu vị Hàn. Đồ uống trong bữa ăn của Hàn chủ
yếu là rượu. Có nhiều loại rược như rượu trắng và đục phổ biến là loài rượu Soju- rượu đặc trưng của Hàn Quốc. 15 lOMoARcPSD| 41967345 4.1.2. Trang phục
Trang phục của người Hàn nói chung giản dị, phù hợp với
lối sống lao động nông nghiệp. Chất liệu chủ yếu trong cách
làm quần áo chủ yếu là bông. Thời kì ba vương quốc trang phục
Hanbok đã là trang phục nổi tiếng của người Hàn. Hanbok là
biểu tượng của dân tộc Hàn, thường được mặc trong các dịp lễ tết quan trọng. 4.1.3. Nhà cửa
Nét đặc trưng nhất trong nhà ở của người Hàn Quốc truyền thống là làm hoà với thiên
nhiên cây cỏ, phù hợp với đời sống nông nghiệp giản dị mát mẻ vào mùa hạ, ấm cúng vào mùa đông. Khungnhà của người Hàn được thiết kế theohình thức gắn kết với nhau qua cácmộng, có thể tháo lắp dễ dàng. Mộtđặc điểm nổi bật của nhà HànQuốc là nhà ngồi sàn, mọi sinh hoạtnhư ăn uống, tiếp khách đều được thực hiện trên
sàn nhà. Vào mùa hè ngồi sàn mát mẻ, về mùa đông ngồi sàn không cảm thấy lạnh vì có
hệ thống ondol- là hệ thống sưởi nằm dưới sàn nhà. Vật liệu chủ yếu để xây dựng nên
những ngôi nhà truyền thống đó là đất sét và gỗ, với đa số nông dân nghèo nói chung, vách
nhà đắp trát bằng đất, trên mái lợp cỏ gianh hoặc rạ. Với số ít người giàu thì nhà làm bằng
gỗ , mái lợp ngói. Nhà làm theo hình chữ L hoặc chữ U, giữa có sân rộng, đây là phối cảnh
chung ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc. 16 lOMoARcPSD| 41967345
4.1.4. Tín ngưỡng, tôn giáo
Hàn Quốc chủ động tiếp thu văn hoá ngoại lai một cách sáng tạo, biến thành một thành tố của
văn hoá dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Vào thời cổ trung đại, Ấn
Độ và Trung Hoa có nền văn hoá lớn nhất ở khu vực
châu Á và sự lan toả sang các nước xung quanh. Tốc
độ công nghiệp hoá diễn ra quá nhanh trong vài thập kỉ
qua, so với vài trăm năm ở châu Âu, đã gây ra nhiều
biến đổi trong tâm hồn người Hàn. Một cách tự nhiên,
người ta bắt buộc phải đi tìm lại sự thanh thản trong
niềm tin tôn giáo. Vì vậy, số người gia nhập vào các
tôn giáo mỗi ngày một tăng và các tổ chức tôn giáo
cũng càng ngày càng có ảnh hưởng lớn trong xã hội.
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Hiến Pháp Hàn đảm bảo, theo một số liệu thống kê vào
năm 1995 có đến 50,7% số người Hàn có niềm tin ở tôn giáo. Số người theo phật giáo là 46%, Tin
lành 39%, và Kito giáo là 13% trong tổng số người theo đạo.
4.1.5. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên cũng là việc quan trọng mỗi người dân Hàn Quốc, đối với các dòng họ lớn, tổ
tiên có chức tước phẩm hàm, giàu sang hoặc khá giả thì việc thờ cúng tổ tiên được tiến hành từ ở
đường, còn việc thờ cúng gia tiên phải lập bàn thờ ở nhà. Ở Hàn Quốc bàn thờ không có trong nhà,
chỉ tới ngày giỗ ông bà, người đã khuất thì mới lập bàn thờ, và làm cơm canh cúng giỗ. 17 lOMoARcPSD| 41967345 4.1.6. Lễ hội, lễ tết
Hàng năm có hàng trăm lễ hội được diễn ra
trên bán đảo Triều Tiên. Cũng giống như các
nền văn hóa khác, các lễ hội của người Hàn
thuộc về hai loại hình chủ yếu là lễ hội nông
nghiệp và lễ hội tôn giáo. Một loại hình lễ hội
rất phổ biến thuộc loại hình lễ hội nông nghiệp
ở xứ Hàn là lễ tạ ơn trời. Hàn Quốc có nhiều lễ
hội quan trọng như tết Nguyên Đán (Seolla), tết
Daeboreum (rằm tháng giêng âm lịch), lễ Dano
(tết đoan ngọ), lễ Chuseok (tết trung thu). Ba lễ
tết chủ yếu được nhân dân hai nước rất trân
trọng là Tết Thượng nguyên, lễ Phật Đản, và tết Trung Nguyên. Ngoài ra còn có một số ngày lễ
như: ngày độc lập (3/10), ngày tết thiếu nhi (5/5), ngày kỉ niệm thương binh liệt sĩ (6/6), ngày lập
pháp (17/7), ngày giải phóng (15/8), ngày lập quốc - khai thiên (1/10). 4.1.7. Hội họa
Hàn Quốc có một nền hội họa phát triển với truyền thống lâu đời, trải qua ba giai đoạn trong
thời kì Koguryeo. Mỗi giai đoạn lại có những nét riêng biệt từ đó đã làm ảnh hưởng mạnh đến các
quốc gia trên bán đảo Triều Tiên như Baeckche, Shilla, Gaya. Thêm nữa còn ảnh hưởng đến phong
cách Asuka và Hakuho của Nhật Bản. Vào những năm 50 của thế kỉ trước, Trung Tâm triển lãm
Quốc gia Hàn Quốc đã có những
đóng góp vô cùng quan trọng
cho sự phát triển của hội họa
Hàn Quốc. Theo định hướng của
trung tâm, nhiều tác phẩm hội
họa mang tính kinh viện và hiện
thực của họa sĩ trẻ đã ra đời.
Những năm 60, một xu hướng
mới trong sáng tác đã xuất hiện
ở Hàn Quốc đó là dòng tranh trìu
tượng. Cũng trong thời gian 18 lOMoARcPSD| 41967345
này, chủ đề về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên được các họa sĩ quan tâm, thể hiện.
Đến năm 80, các họa sĩ quay lưng lại với chủ nghĩa tân thời của những năm 70. Đến nay, xu hướng
chung của hội họa Hàn Quốc là kết hợp giữa truyền thống với hiện đại làm cho nền hội họa của
đất nước trở nên đa dạng hơn.
4.1.8. Điêu khắc, gốm sứ, kiến trúc
Điêu khắc Hàn Quốc được biết đến đầu tiên là những
hình chạm khắc trên các vách đá, tiêu biểu là hình chạm
khắc ở hai bên bờ sông Bangudae tại Ulsan. Những bức
tượng người và động vật bằng xương đá và đất sét được
tìm thấy ở nhiều nơi trên bán đảo Triều Tiên. Vào thời
kì ba vương quốc, điêu khắc Phật giáo cực kì phát triển,
rất nhiều tượng phật chế tác công phu. Vào thời Shilla,
nghệ thuật Phật giáo được thể
hiển rõ nét qua những chiếc
chuông bằng đồng cỡ lớn, với
thiết kế thanh nhã, sự chạm khắc
tinh tế và tiếng chuông vang xa.
Vào thời kỳ Koryeo (918-1392),
bán đảo Triều Tiên nổi tiếng với
các đồ gốm sứ như: bình, hũ rượu,
đĩa, tách, lư hương, lọ hoa...Thời Joseon nổi tiếng với
gốm trắng. Gốm trắng với lớp nền tráng men màu xanh thường được dùng để thể hiện ý tưởng
thẩm mỹ của đạo Khổng có vốn ảnh hưởng rộng lớn trong suốt thời kì Joseon.
Về kiến trúc, nhà của Hàn Quốc được chia thành hai loại: kiến trúc cung đình, điện thờ và
kiến trúc nhà thường dân. Với kiến trúc cung đình, người ta dùng hệ thống côngxon, còn nhà
thường dân thì lợp rạ và hệ thống sưởi ondol. Riêng với giới quý tộc thì nhà thường to và được lợp bằng mái cong. 19 lOMoARcPSD| 41967345 4.1.9. Âm nhạc và múa
Từ xưa, trên bán đảo Triều Tiên, âm nhạc và múa đã gắn liền với tôn giáo, chúng trở thành
phương tiện quan trọng trong các buổi hành lễ. Vũ điệu âm nhạc của Shaman giáo bắt đầu phát
triển khi thời kì đồ đồng và nền văn hóa lúa nước hình thành. Trong suốt thời kì ba vương quốc,
chức năng tôn giáo của âm nhạc và múa vẫn được duy trì và phát triển. Đến thời kì Koryeo, vào
giai đoạn đầu, nghệ thuật âm nhạc truyền thống thời Shilla vẫn được duy trì. Nền âm nhạc được
phát triển theo ba phong cách tiêu biểu:
• Dangak (nhạc thời nhà đường của TQ)
• Hyangak (nhạc đồng quê) • Aak (nhạc cung đình)
Vào thời kỳ Joseon, thành lập hai viện âm nhạc quốc gia, các điệu múa ở thời kì này trở
nên hết sức đa dạng. Phổ biến hơn cả là múa dân gian, nổi bật là múa nông dân, múc pháp sư, múa
tu sĩ. Múa rối và múa mặt nạ cũng thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.
4.1.10. Kịch và điện ảnh
• Kịch: cũng như âm nhạc và múa, kịch của Hàn Quốc bắt nguồn và gắn liền với các lễ nghi tôn
giáo từ thời tiền sử. Một trong những loại kịch cổ điển của Hàn Quốc là Sandaenori hay
Talchum. Đây là loại hình kịch kết hợp múa, hát, kể chuyện với lối diễn xuất mang tính châm biếm, hài hước.
• Điện ảnh: bắt nguồn từ điện ảnh của phương tây từ 1903. Mốc đánh dấu lịch sự ra đời của điện
ảnh Hàn Quốc là bộ phim chính nghĩa của đạo diễn Kim-To-San, ra mắt vào năm 1919. Đó là
bộ phim đầu tiên do Hàn Quốc sản xuất.
Hiện nay, hòa nhập với xu hướng của thế giới , ở Hàn Quốc , công nghiệp phim hoạt hình và
phim biếm họa cực kì phát triển, với hơn 200 công ty Hàn Quốc đi vào lĩnh vực này. 20 lOMoARcPSD| 41967345
4.1.11. Bảo tàng, nhà hát
Hàn Quốc có 358 bảo tàng, trong đó có 31 bảo tàng do chính
phủ đầu tư xây dựng và điều hành mọi hoạt động. Gyeongju và
Buyeo là hai nơi lưu giữ những báu vật lịch sử phản ánh những
hào quang văn hoá của hai khu vực này. Ở Hàn mỗi bảo tàng có
một hương vị lịch sử riêng biệt, ngoài bảo
tàng quốc gia, bảo tàng công và các bảo tàng trường đại học,
cao đẳng, còn có hơn 150 bảo tàng tư nhân, do các cá nhân, các tổ chức lập ra. Được lưu giữ
trong bảo tàng là những hiện vật thuộc về đủ các lĩnh vực: hội hoạ, sách vở, quần áo, dụng cụ sản
xuất, các sản phẩm thêu thùa, các hiện vật tôn giáo… Thậm chí trong những năm gần đây, người
ta còn trưng bày cả những bộ sưu tập “ lạ ” nhưng mang nét đặc trưng và thương hiệu như kim
chi, cải thảo, củ cải…
Hàn Quốc có hơn 80 nhà hát đa năng, lớn nhất là nhà hát quốc gia được xây dựng từ năm 1950
ngay tại chân núi Namsan ở thủ đô Seoul. Đây là nhà hát có chức năng bảo tồn và phát triển văn
hóa truyền thống và nghệ thuật biểu diễn đương đại.
4.1.12. Những di sản văn hóa Hàn Quốc •
Am Seokgul và chùa Bulguk (1995)
Am Seokgul và chùa Bulguk nằm ở tỉnh Gyeongsangbuk, được UNESCO công nhận là di sản
văn hoá thế giới năm 1995. Chùa Bulguk là một kiệt tác kiến trúc đá tiêu biểu cho thời kì hưng
thịnh của chùa Phật giáo Hàn Quốc. Am Seokgul là một hang đá nhân tạo trần vòm được xây dựng
dưới sự giám sát của Tể Tướng Kim Dae-Seong dưới thời vua Hyeong triều Shilla. •
Tông miến Jongmyo, Tế lễ Tông miến, nhạc tế lễ Tông miến
Tông miến Jongmyo là nơi thờ và lưu giữ các di vật của các vị vua và hoàng hậu triều Joseon,
được hoàn thành vào năm 1395. Năm 1995 Tông miến Jongmyo được UNESCO công nhận là di
sản văn hoá thế giới. Cùng với các nghi tế lễ, âm nhạc cử hành trong nghi lễ ngày còn được
UNESCO công nhận là văn hoá truyền miệng và phi vật thể của nhân loại. •
Pháo đài Hwaseong (1997)
Pháo đài được xây dựng trong khoảng hai năm rưỡi, từ 1794 đến 1796 theo thiết kế của kiến
trúc sư Jeong Yakyong, người sau này trở thành một nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào 21 lOMoAR cPSD| 41967345 Silhak. Silhak cónghĩa là học tập thực tế, khuyếnkhích sử dụng khoa học vàcông nghiệp, và vị kiến trúc sưnày đã kết hợp các thiết kế pháođài từ Hàn Quốc và Trung Quốccùng với khoa học đương đạivào thiết kế
của mình. Việc sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng cho pháo đài và sử dụng ròng rọc, cần cẩu một
cách hiệu quả cũng là do ảnh hưởng của Silhak. • Cung Changdeok (1997)
Cung điện Changdeokgung được xây dựng sau cung điện Gyeongbokgung vào năm 1405. Nó được xem như là biệtthự hoàng gia thứ hai.Đây là cung
điệnchính cho nhiều vị vua của triều đại Joseon,và là cung điện
được bảo tồn tốt nhất cho đếnngày nay. Khuôn viên cung điện bao gồmkhu vực cung điện công cộng, khu nhà ở
củagia đình hoàng gia và khu vườn phía
sau.Được biết đến như một
nơi an nghỉ của các vị vua, khu vườn phía sau tự hào có một cây cổ thụ khổng lồ hơn 300 năm
tuổi, một cái ao nhỏ và một gian nhà. •
Mộ thời đá tiền sử Gochang, Hwasun và Ganghwa (2000) 22 lOMoARcPSD| 41967345
Khu mộ đá Gochang, Hwasun và Ganghwa nằm ở khu vực phía Tây của Hàn Quốc Khu lăng
tẩm thời tiền sử nàycó
hàng trăm mộ đá và các ngôi
mộ từ thế kỷ 1trước
công nguyên được gắn kết
bởi nhữngtảng đá lớn.
Những mộ đá này rất phổ biến tạichâu Á, châu Âu, Nam Phi nhưng các chuyên giacho rằng số
lượng mộ đá tại Hàn Quốc là
nhiềunhất thế giới. Mộ
đá được người xưa thiết
kếgồm từ 2 tấm đá trở
lên nâng đỡ một tấm đálớn. Đây là kiểu mộ đá
được xây dựng hếtsức đơn giản, những phiến
đá được dựng đứng, bên dưới là thi hài các nhân vật quan trọng thuộc thời kỳ đồ đá mới và thời
kỳ đồ đồng. Mỗi ụ đều phủ kín phần thi hài người đã chết, song phần ụ được đắp bên trên dần dần
biến mất do tác động của thời tiết hoặc thú dữ đào bới.
4.1.13. Một số thành tố văn hóa khác
• Về phong tục tang ma
Phong tục tang ma ở Hàn Quốc và Việt Nam rất phức tạp. Dân gian hai nước kế thừa tín ngưỡng
truyền thống rất lâu đời, cho rằng con người ta có
số phận, phải trải qua sinh lão bệnh tử, chết là
chuyển kiếp luân hồi. Dưới sự ảnh hưởng của văn
hoá Nho giáo, chữ hiếu được nêu cao với quan
niệm “ sự tử sự sinh ”, nên công việc chuẩn bị tang
ma cho cha mẹ và tiến hành lễ thức tang ma là việc
rất quan trọng. Hơn nữa, tình huyết thống con người Á Đông nói chung, hai nước Việt- Hàn nói
riêng rất sâu nặng nên quan niệm con người sống đối với người thân, đặc biệt là cha mẹ lúc lâm chung rất đặc biệt. 23 lOMoARcPSD| 41967345
• Về nghi lễ tuổi trưởng thành
Trong cuộc đời mỗi con người, có bốn việc
rất quan trọng là quan, hôn, tang, tế. Quan ở
đây có nghĩa là nghi lễ đội mũ, công nhận
chàng trai đến tuổi trưởng thành, có quyền lợi
và nghĩa vụ như người lớn. Nghi lễ đội mũ là
nghi lễ cử hành vào một tháng sau khi con
em quý tộc tròn 19 tuổi, ở Hàn gia đình càng
quyền quý thì nghi lễ này càng trang trọng. •
Về chế độ học tập và khoa cử truyền thống
Văn Miếu- Quốc Tử Giám của Hàn Quốc lần đầu tiên được xây dựng ở Ke-Song kinh đô triều
đại Koyro vào năm thứ 9 đời vua Kuangjong năm 958. Sang triều đại Choson triều đình nhà Yi
dời đô từ Ke-Song về Han- Song và cho xây dựng Văn Miếu mới vào năm 1397. Mỗi kì thi Hội,
triều Choson lấy 33 người đỗ tiến sĩ, sau đó vào điện vua thi, chọn ba người đứng đầu, cũng gọi là
Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thái Hoa. 4.2.
Chính sách văn hoá được đưa ra cho từng lĩnh vực:
Luật Phát triển Văn hoá và Nghệ thuật Hàn Quốc định nghĩa về văn hoá và nghệ thuật
là phạm vi bao gồm di sản, văn học, mỹ thuật, âm nhạc, múa, nhà hát, điện ảnh, giải trí,
âm nhạc truyền thống, nhiếp ảnh, ngôn ngữ và xuất bản. Dựa trên định nghĩa này, mỗi
chính sách văn hoá được đưa ra cho từng lĩnh vực:
4.2.1. Ngành công nghiệp ghi âm và trò chơi trên máy tính
Vào năm 1995, ngành công nghiệp ghi âm băng đĩa nhạc của Hàn Quốc đạt doanh thu
400 tỉ won (516,3 triệu đô la Mỹ) và trở thành thị trường lớn thứ 8 trên thế giới và lớn thứ
2 trong khu vực Châu Á sau Nhật Bản. Số lượng các
công ty ghi âm của Hàn Quốc là 98 và 5 công ty
phân phối trực tiếp đa quốc gia đang hoạt động. Các
công ty ghi âm trong nước chiếm 63% và các công
ty ghi âm đa quốc gia chiếm 37% thị phần băng đĩa
tại Hàn quốc. Thị trường trò chơi máy tình Hàn 24 lOMoARcPSD| 41967345
Quốc đạt doanh thu 500 tỉ won (645,4 triệu đô la Mỹ) cũng trong năm 1995. Mức tăng
trưởng hàng năm của các trò chơi máy tính được nhập khẩu từ nước ngoài là 57,8% và
các trò chơi xuất khẩu là 15,8%. Một loạt các công ty kinh doanh kết hợp của Hàn Quốc
đang tăng dần vốn đầu tư cho thị trường này.
4.2.2. Công nghiệp Phim điện ảnh, hoạt hình và video
Trong năm 1996, 65 bộ phim đã được sản xuất trong nước trong khi có tới 483 phim
nước ngoài được nhập khẩu vào Hàn Quốc. Trong số 483 phim nước ngoài, phim Mỹ
chiếm 56,3% với 227 phim. 13,7% các bộ phim được phân phối trực tiếp bởi các công ty
sản xuất phim nước ngoài. Ngoài ra còn có 19 bộ phim trong nước cũng được xuất khẩu
sang các nước trên thế giới. Số lượng các bộ phim được công chiếu tại các rạp chiếu
bóng là 375 với 55 phim trong nước và 320 phim nước ngoài.
Công ty Phát triển Phim điện ảnh Hàn Quốc được thành lập năm 1973 để khuyến
khích, thúc đẩy và hỗ trợ ngành điện ảnh phát triển. Công ty có chức năng cung cấp cho
các nhà làm phim chi phí sản xuất trong suốt giai đoạn tiền sản xuất đồng thời giúp đỡ họ
có được các khoản vày từ ngân hàng.
Vào năm 1984, Công ty đã thành lập Viện Nghệ thuật Điện ảnh Hàn quốc để đào tạo
các nhà sản xuất phim triển vọng và giúp đỡ họ trong việc tham gia vào ngành công
nghiệp điện ảnh sau khi hoàn tất chương trình đào tạo.
Trong năm 1996, ngành phim hoạt hình Hàn Quốc đạt doanh thu 40 tỉ won tương đương
với 50 triệu đô la Mỹ trong tổng doanh thu của ngành điện ảnh quốc gia là xấp xỉ 3,5 nghìn
tỷ won (4.347 triệu đô la Mỹ) và chiếm 99% lượng phim xuất khẩu ra nước ngoài.
4.2.3. Báo chí và công nghiệp truyền hình
Tính đến tháng 3/1996, tổng
số các công ty truyền thông trên
toàn quốc bao gồm báo chí,
thông tấn xã, các đài truyền hình
và phát thanh, các đài truyền
hình cáp lên tới 216 công ty với
đội ngũ nhân viên là 42.893
người. Trong số 216 công ty
truyền thông có đến 67 công ty báo chí, 43 đài truyền thông và 2 thông tấn xã. Năm
1996, hơn 1,5 triệu gia đình đã mắc truyền hình cáp. 25 lOMoARcPSD| 41967345
4.2.4. Xuất bản sách và tạp chí định kỳ
Ngành công nghiệp xuất bản của Hàn Quốc chiếm 6% thị phần toàn cầu và là một
trong mười nước xuất bản lớn nhất trên thế giới. Năm 1996, tổng số các công ty xuất bản
đang hoạt động tại Hàn Quốc là 12.458 công ty và 5.028 xưởng in... Các tạp chí định kì
được xuất bản và năm 1997 với tổng số lượng 8.724 tạp trí bao gồm 126 tạp chí định kì
hàng ngày, 2.561 tạp chí định kì hàng tuần, 3.376 tạp trí hàng tháng, 2 tạp trí tin tức và
2.659 các loại tạp chí định kì khác.
Môi trường phát triển ngành xuất bản quốc gia đang ngày càng trở nên khó khăn hơn
khi Hàn Quốc phải hội nhập toàn cầu với sự tuân thủ các điều lệ của tổ chức WTO. Vì
vậy, Luật bản quyền đã được ban hành nhằm vượt qua thách thức đó. Chính phủ Hàn
Quốc thực hiện kế hoạch thành lập “Khu công nghiệp thông tin xuất bản” và làm cho
ngành công nghiệp xuất bản trở thành một ngành công nghiệp chiến lược của quốc gia.
Từ năm 1995, Hiệp hội văn hoá xuất bản Hàn Quốc đã tổ chức Hội chợ Sách quốc tế
tại Seoul và khuyến khích các công ty xuất bản của Hàn Quốc tham gia các hội trợ sách
hàng đầu thế giới để tìm hiểu về xu hướng xuất bản của thế giới và học hỏi kĩ thuật xuất
bản hiện đại của quốc tế.
4.2.5. Cơ sở Dữ liệu thông tin về Văn hoá và Nghệ thuật
Chính phủ Hàn Quốc trong thời
gian gần đây đã tiến hành một loạt
các hành động liên quan đến việc
ban hành các luật về thông tin với sự
công nhận vai trò quan trọng của các
thông tin có hệ thống. Luật Tăng
cường Thông tin đã được ban hành
năm 1995 và Uỷ Ban Tăng cường
thông tin được điều hành bởi Thủ
tướng Hàn Quốc được thành lập vào tháng 4 năm 1994. Sau đó, vào tháng 6 năm 1996,
chính phủ đã đưa ra bản công bố "Kế hoạch Tăng cường Phát triển thông tin".
Kế hoạch tăng cường phát triển thông tin về văn hoá được lập ra vào năm 1996 bao
gồm ba giai đoạn: giai đoạn một (1995-1997), giai đoạn hai (1998-2000) và giai đoạn ba (2000-2010).
Cơ sở dữ liệu thông tin được hoàn thành năm 1997 bao gồm Hệ Thống Dữ liệu thông tin
Tài sản Văn hóa, Hệ thống Dữ liệu thông tin Thư viện, Hệ thống dữ liệu thông tin Bảo 26 lOMoARcPSD| 41967345
tàng và Hệ thống dữ liệu thông tin nghệ thuật. Một cơ sở dữ liệu bao gồm xấp xỉ 3.300
phương cách tiếp cận thông tin về Kho báu quốc gia, khu di tích lịch sử và kho báu thông
qua các phương tiện thông tin như sách báo, tranh ảnh và âm thanh. Hệ thống cơ sở dữ
liệu về Tài sản Văn hoá và 4000 phương cách tiếp cận với hệ thống Quản lý thông tin về
Tài sản văn hoá Công cộng. Có 1000 cách thức để tiếp cận thông tin về Bảo tàng Quốc
gia trên Hệ thống Dữ liệu thông tin Bảo tàng. Hệ thống DLTT thư viện là một hệ thống
thông tin điện tử kết nối với 9 bảo tàng lớn trên cả nước với mục đích nhằm khuyến
khích việc sử dụng danh sách đầy đủ về các loại sách tham khảo quốc gia và chuẩn hoá
trong quản lí thông tin. Hệ thống dữ liệu Bảo tàng với dung lượng 1000 thông tin về các
tác phẩm được sưu tầm, 1200 về các nhà nghệ thuật và các thông tin về các sự kiện triển
lãm nghệ thuật, giới thiệu về bảo tàng...vv. Hệ thống Dữ liệu Nghệ thuật thiết lập một cơ
sở dữ liệu bao gồm các thông tin về điện ảnh, kịch, âm nhạc và nghệ thuật truyền thống. 4.2.6. Văn học
Theo niên gián nghệ thuật và văn hoá năm 1996 thì tổng số 855 các loại tạp chí khác
nhau đã được xuất bản trong lĩnh vực văn học gồm 704 tạp chí được xuất bản bởi
nhiều hiệp hội các nhà văn, 4.411 các loại sách khác nhau được xuất bản và 226 sự
kiện văn học đã được tổ chức. Quỹ Văn hoá và
nghệ thuật Hàn Quốc thực hiện các chương
trình hỗ trợ về tài chính nhằm tạo môi trường
thuận lợi cho các hoat động sáng tạo trong viết
sách và khuyến khích nền văn học quốc gia
phát triển. Các chương trình trợ giúp của KCAF
bao gồm xuất bản các tạp chí của hiệp hội các nhà văn,
xuất bản và phân phối các tạp chí định kì văn học Hàn quốc và xuất bản các sách văn học
Hàn Quốc với hệ thống chữ nổi dành cho những người mù...vv. Tổng số tiền hỗ trợ từ
quỹ KCAF cho 170 dự án khác nhau trong lĩnh vực văn học trong năm 1996 là 15,7 tỉ
won tương đương 19,5 triệu đô la Mỹ). 4.2.7. Di sản văn hóa
Một trong những trách nhiệm chính của Bộ văn hoá và thể thao là bảo tồn di sản văn
hoá quốc gia. Phần ngân sách nhất định đuợc phân bổ cho các hoạt động hỗ trợ phát triển
các bảo tàng, công viên quốc gia, thư viện, trung tâm lưu trữ quốc gia, các di sản văn hoá
di chuyển được và không di chuyển được và bảo vệ môi trường quốc gia và các loài động
vật gặp nguy hiểm. Số lượng các bảo tàng ở Hàn quốc vào năm 1996 là 182 với 23 bảo
tàng chính của quốc gia như bảo tàng lịch sử, nghệ thuật, khoa học, dân gian, bưu chính
và đường sắt nằm dưới sự điều hành và quản lý của chính phủ. Chức năng bảo tồn di sản 27 lOMoARcPSD| 41967345
văn hóa như tu bổ các cung điện lịch sử được thực hiện bởi Cục Quản lý Tài sản Văn
hoá. Các bộ phận bảo tàng trực thuộc cũng được thành lập tại các bảo tàng lớn của Hàn
quốc tại nước ngoài như Anh, Pháp, Nhật Bản, Mỹ... Các tổ chức trực thuộc này do hiệp
hội văn hoá và nghệ thuật Hàn Quốc và hội bảo trợ ngành kinh tế tư nhân hỗ trợ về tài chính.
Vào năm 1996, Hàn Quốc có 20 công viên quốc gia, bộ văn hóa và thể thao chịu trách
nhiệm về quản lý các tài sản văn
hoá hiện có tại các công viên quốc
gia này như đền, chùa, các công
trình lớn về tự nhiên, các loài động
vật đang gặp nguy hiểm trong khi
bộ quản lý nhà nước và tự trị địa
phương chịu trách nhiệm về công
tác bảo tồn các công viên này. Bộ
đã tiến hành sửa đổi Luật Công
viên quốc gia vào năm 1996 để bảo vệ các công viên quốc gia khỏi những tác động từ các
phương tiện giải trí và hoạt động thể thao.
Trong năm 1997, 52,7 tỉ won đã được tiêu tốn cho việc duy trì hoạt động của các công
viên quốc gia, 108 tỉ won cho công tác bảo tồn các di sản văn hóa và 73.3 triệu đô la cho
hoạt động của các bảo tàng quốc gia và 26,1 triệu đô la để duy trì các bảo tàng dân tộc...
5 khu di sản văn hóa quốc gia của Hàn Quốc nằm trong danh sách các di sản văn hóa thế
giới của tổ chức UNESCO bao gồm: Đền okkuram Grotto and Pulguksa (1995), đền
Changgyoung P"ango, Kho cất giữ tấm ván cổ của người Tripitaka (1995), Lăng mộ cổ
Chongmyo (1995) và Lâu đài Suwon Whasung (1997) và Cung điện Changduk.
Cục quản lý tài sản văn hoá có nhiệm vụ chính trong thực hiện công tác bảo tồn di sản
văn hoá và các hoạt động khác nhau như quản lý, nghiên cứu, khai quật, trùng tu các khu
di tích văn hoá, hợp tác quốc tế về văn hóa. Và đồng thời cục quản lý tài sản văn hóa
cũng thực hiện chức năng công nhận các di sản văn hóa quốc gia.
4.2.8. Chính sách ngôn ngữ
Nền tảng chính sách ngôn ngữ của Hàn Quốc là sự khuyến khích người dân có kiến
thức sâu rộng và phát triển ngôn ngữ quốc gia cũng như khuyến khích các yếu tố đặc sắc
của ngôn ngữ trong phạm vi quốc gia và trên thế giới. 28 lOMoAR cPSD| 41967345
Chính sách ngôn ngữ đề cập
đến một số các nội dung như
thay thế ngôn ngữ nước ngoài
mà trước đây thường sử dụng
chữ Trung Quốc bằng tiếng
Hàn Quốc, khuyến khích các
phương tiện truyền thông sử dụng ngôn
ngữ tiêu chuẩn.... Viện Ngôn ngữ quốc gia được thành lập theo nghị định của Thủ
Tướng ban hành năm 1990 để đóng góp vào sự phát triển văn hoá ngôn ngữ Hàn Quốc và
đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách về ngôn ngữ. Nhiệm vụ của
Viện là thực hiện các cuộc nghiên cứu về khoa học và hệ thống để cung cấp nền tảng cơ
bản cho một chính sách ngôn ngữ quốc gia. Trên phạm vi quốc gia, Viện có chức năng
thu thập và tổng hợp các ngôn ngữ được sử dụng bởi người dân ở cả miền Bắc và miền
Nam Hàn Quốc để đưa ra một ngôn ngữ thống nhất quốc gia. Trên phạm vi thế giới, Viện
giới thiệu nền văn học Hàn Quốc với bạn bè quốc tế và xuất bản các loại sách về tiếng
Hàn Quốc để phục vụ người học nước ngoài.
Trong quá khứ hai dân tộc đều bị nhà Hán đô hộ từ những năm trước công nguyên và
chữ Hán đã được du nhập. Từ đó, theo suốt chiều dài của lịch sử, chữ Hán được sử dụng
rất phổ biến và được coi là văn tự chính thức của nhà nước phong kiến hai nước. Nho sĩ
hai nước Việt- Hàn thời phong kiến sử dụng chữ Hán rất thành thạo, có thể nói không
thua kém gì nho sĩ Trung Quốc. Khi gặp nhau, tuy không thể nói chuyện bằng lời nhưng
họ có thể dùng bút đàm luận mọi vấn đề, từ văn chương học thuật đến chính trị, xã hội…
Vì tiếng nói của hai dân tộc khác nhau nên cách cấu tạo chữ viết đó không thể giống nhau
hoàn toàn, nhưng nét tương đồng thể hiện rõ ở chỗ trên cơ sở chữ viết của Trung Hoa mà
sáng tạo ra thứ chữ của dân tộc mình, thể hiện rõ tinh thần tự tôn của dân tộc.
Kính ngữ và lối nói trong tiếng Hàn rất phát triển và cũng rất phức tạp. Kính ngữ là
một trong những phương tiện rất quan trọng để người nói thể hiện mối quan hệ của mình
đối với người nghe, đó có thể là mối quan hệ về quyền lực hay sự phụ thuộc lẫn nhau.
Các phương tiện thể hiện kính ngữ có thể thuộc phạm vi từ vựng hoặc ngữ pháp, thông
thường người có địa vị cao có thể sử dụng hình thức thông thường hay sang trọng đều
được, trong khi người có địa vị thấp thì bắt buộc phải sử dụng hình thức trang trọng tức
kính ngữ. Kính ngữ gắn liền với văn hoá Hàn, người ta cho rằng việc sử dụng kính ngữ
gắn liền với thái độ ứng xử một cách có văn hoá của người nói. 29 lOMoARcPSD| 41967345
4.2.9. Thư viện bảo tàng
Thư viện quốc gia Hàn Quốc thu thập và bảo tồn các loại sách và tài liệu vốn là một
phần của di sản văn hóa quốc gia. Thư viện quốc gia cũng có trách nhiệm trong việc phát
triển hệ thống thư viện hiện đại, chuẩn hoá các thư mục, hỗ trợ và nghiên cứu cho các thư
viện khác, thiết lập cơ sở dữ liệu về thư mục quốc gia. Đồng thời thư viện quốc gia tổ
chức mạng lưới hệ thống thông tin thư viện Hàn Quốc (KOLIS-NET) và liên kết với các
tổ chức nước ngoài bao gồm Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội thư viện (IFLA), Liên đoàn
tài liệu quốc tế (FID) và Hội đồng lưu trữ quốc tế (ICA).
Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc là một tổ
chức công cụ với các nhiệm vụ như khai
quật, thu thập, nghiên cứu, bảo tồn, trưng
bày các di tích lịch sử và văn hoá, cung cấp
các chương trình giáo dục và xã hội nhằm
mục đích củng cố và nâng cao sự hiểu biết
về văn hoá truyền thống. Bảo tàng cũng thực
hiện các chức năng về nghiên cứu lịch sử
nghệ thuật Hàn Quốc và khôi phục nền
nghệ thuật truyền thống và thủ công trong
các hoạt động sống hằng ngày. Đây là nơi lưu trữ của 120.000 di sản khảo cổ học và
nghệ thuật, bộ sưu tập gồm 4.500 di vật lịch sử được trưng bày tại 18 triển lãm nghệ
thuật hàng năm tại Hàn Quốc.
Bảo tàng dân Gian quốc gia được
thành lập nhằm mục đích đảm bảo sự
hiểu biết tốt hơn về văn hoá truyền
thống, trưng bày các di vật lịch sử và
vật dụng thời xưa trong hoạt động hằng
ngày. Bảo tàng cũng hỗ trợ các hoạt
động nghiên cứu so sánh nền giữa xã
hội Hàn Quốc với xã hội các nước về
phong tục truyền thống và xuất bản
chuyên đề và sách liên quan.
4.2.10. Nghệ thuật biểu diễn
Hiện nay 276 cơ sở đang phục vụ các hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Hàn Quốc bao
gồm 44 khu liên hợp nghệ thuật, 89 hội trường lớn biểu diễn nghệ thuật công cộng, 133 30 lOMoARcPSD| 41967345
hội trường biểu diễn quy mô nhỏ, 254 rạp chiếu phim, 495 nhà hát quy mô nhỏ. Theo
niên giám văn hoá và nghệ thuật năm 1996, số lượng các buổi biểu diễn nghệ thuật bao
gồm 1.380 về âm nhạc truyền thống, 3.193 về âm nhạc cổ điển phương tây và 1.850 vở
kịch, 1.492 buổi biểu diễn múa. Nhiều sự kiện văn hoá lớn cũng đã diễn ra ở khu vực này
như: Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Seoul, Liên Hoan Nghệ thuật Sân khấu toàn quốc,
Liên hoan Múa Seoul, Liên hoan Múa toàn quốc, Liên hoan Âm nhạc Seoul, Liên hoan
Âm nhạc quốc gia, Liên hoan Nghệ thuật truyền thống quốc gia, Liên hoan âm nhạc giao
hưởng truyền thống quốc gia, Hội thi Âm nhạc dân gian quốc gia và nhiều sự kiện văn
hoá diễn ra tại các địa phương.
Nhà hát Lớn được thành lập năm 1950 với mục đích bảo tồn các hình thức nghệ thuật
truyền thống và phát triển nghệ thuật đương thời. Đây là nơi quy tụ 7 đoàn nghệ thuật
thành viên: Đoàn kịch quốc gia, , Đoàn múa quốc gia, Đoàn múa ba lê quốc gia, Đoàn
dàn hợp xướng quốc gia và Đoàn hát Opera quốc gia. Trung tâm biểu diễn nghệ thuật
truyền thống quốc gia có vai trò quan trọng trong hoạt động nghiên cứu và bảo tồn các
dụng cụ và nền âm nhạc truyền thống. Trung tâm tiến hành các cuộc nghiên cứu về sự
phát triển của các dụng cụ và các loại hình âm nhạc truyền thống. Trung tâm cũng xuất
bản các bảng tổng phổ âm nhạc truyền thống, tài liệu nghiên cứu và các loại sách tham
khảo khác. Trung tâm là nơi tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống
trước công chúng như: tổ chức thường xuyên 80 buổi hoà nhạc các buổi hoà nhạc thứ bảy
các buổi hoà nhạc tại các nơi thiệt thòi về văn hoá và tại nước ngoài. Kết hợp với các
đoàn nghệ thuật múa và âm nhạc trực thuộc, trung tâm tổ chức các nghi lễ âm nhạc tại
Lăng mộ cổ Hoàng gia và Lăng mộ Khổng tử.
Giáo dục về âm nhạc và các điệu múa truyền thống Hàn Quốc là một trong những nhiệm
vụ hàng đầu của trung tâm với việc lập ra và điều hành rất nhiều các chương trình như:
khoá học kéo dài ba tuần cho người mới bắt đầu học về điệu múa và âm nhạc truyền thống,
khoá học một năm về các nhạc cụ truyền thống, khoá học cho các giáo viên trung học, sinh
viên và giảng viên đi tới các khu vực khác để tìm hiểu về văn hoá truyền thống. Trung tâm
Nghệ thuật Seoul là một khu liên hợp các loại hình nghệ thuật đươc xây dựng nhằm cung
cấp cơ sở cho các hoạt động biểu diễn của các nhà nghệ thuật và phục vụ khán giả để đóng
góp tốt nhất cho quá trình sáng tạo và phát triển của nền văn hoá quốc gia. 31 lOMoARcPSD| 41967345
Trung tâm được thành lập năm 1998, trong thời gian gần đây trung tâm đã thu hút sự
tham gia của 10 triệu người tham gia và hàng năm trên 1 triệu người tham gia vào các
hoạt động nghệ thuật được tổ chức tại trung tâm. Trung tâm quản lí các tổ chức trực
thuộc như phòng hoà nhạc, các hội trường lớn tổ chức nghệ thuật như Nhà hát Opera,
Nhà hát kịch, Nhà hát Thử nghiệm, Triển lãm nghệ thuật, Thư viện nghệ thuật, Căn
phòng thư pháp và Công viên văn hoá. Trung tâm tổ chức hầu hết các buổi biểu diễn về
các loại hình nghệ thuật từ nhạc giao hưởng phương tây tới các buổi biểu diễn kịch của
trẻ em. Đồng thời trung tâm cũng tổ chức liên hoan nhạc giao hưởng, liên hoan âm nhạc
thính phòng, liên hoan nhạc pan, buổi hoà nhạc với các tác phẩm mới về âm nhạc truyền
thống của Hàn Quốc và âm nhạc phương tây, buổi hoà nhạc quốc tế và liên hoan các bài
hát thánh ca quốc tế. Trung tâm cũng thực hiện chương trình phát triển mạnh các loại
hình sáng tác nghệ thuật.
4.2.11. Nghệ thuật trưng bày
Theo số liệu thống kê Hàn Quốc có tổng số 32 bảo tàng nghệ thuật trong đó bao gồm
1 bảo tàng quốc gia, 4 bảo tàng công cộng và 26 bảo tàng tư nhân. Có khoảng 269 trung
tâm triển lãm và 337 phòng trưng bày tư nhân hoạt động trên khắp cả nước.
Cuộc thi cấp quốc gia được tổ chức hàng năm về các lĩnh vực như hội hoạ, thủ
công, kiến trúc, nhiếp ảnh. Đại hội nghệ thuật Hàn Quốc, triển lãm thủ công Hàn Quốc,
Đại hội nghệ thuật kiến trúc quốc gia, triển lãm quốc gia về nhiếp ảnh là những cuộc thi
được tổ chức nhàm mục đích khuyến khích phát triển các nhà nghệ thuật chuyên nghiệp.
Đồng thời các cuộc thi này cũng nhằm mục đích nâng cao sự nhận thức của người dân về
nghệ thuật trưng bày. Quỹ nghệ thuật và Văn hoá Hàn Quốc (KCAF) hỗ trợ tổng số 96
dự án với kinh phí 460 triệu won về lĩnh vực nghệ thuật trưng bày vào năm 1996. 32 lOMoAR cPSD| 41967345
Bảo tàng nghệ thuật đương thời quốc gia là một tổ chức quan trọng cung cấp phương
thức tiếp cận toàn diện với xu hướng hiện nay về nghệ thuật đương thời của quốc gia và
quốc tế. Nhiệm vụ của bảo tàng là thu thập một cách hệ thống và bảo tồn các tác phẩm
nghệ thuật và tích cực giới thiệu nghệ thuật Hàn Quốc ra thế giới và tiếp nhận các tác phẩm
nghệ thuật nước ngoài thông qua mối quan hệ hợp tác với các bảo tàng trên thế giới.
5. Thay đổi hợp tác quốc tế về văn hoá
Hợp tác quốc tế về văn hoá của Hàn Quốc đang tập trung vào đẩy mạnh phát triển văn
hoá dân tộc tại các nước trên thế giới và tham gia các sự kiện văn hoá quốc tế và các
chương trình hợp tác văn hoá với các nước khác. Với mục đích này, một loạt các bộ như
Bộ Ngoại giao và Thương mại, Bộ Công nghiệp và Năng lượng cũng như bộ Văn hoá và
Du lịch đã tiến hành hợp tác. Các tổ chức văn hoá quốc tế và các tổ chức phi chính phủ
cùng kiều bào Hàn Quốc đang sinh sống tại nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng trong hợp tác văn hoá.
Nhiều tổ chức văn hoá Hàn Quốc đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế như
UNESCO, IIC, IFLA, PEN, CISAC, FIT, IUA, IAA, IMC, FIJM, IMS, ITI ASSITEJ,
UNIMA, WCC, CIOFF, ICTM, FACP, FIAF, FIAFP, OISTAT, ACIT…vv.
Trong nỗ lực nhằm nâng cao vị thế của quốc gia trên thế giới, chính phủ Hàn Quốc
đang tiến hành rất nhiều dự án bao gồm dự án sáng tạo hình ảnh văn hoá quốc gia, thành
lập và hỗ trợ hoạt động của các trung tâm văn hoá Hàn Quốc tại nước ngoài, phát triển
Công nghệ cao CD-Rom, mô tả sinh động nền văn hoá Hàn Quốc trong các cuốn sách và
giới thiệu văn học Hàn Quốc ra nước ngoài.
Hàn Quốc đã ký kết các hiệp định về văn hoá với tổng số 81 quốc gia trên thế giới.
Quan hệ hợp tác văn hoá trong khu vực của Hàn Quốc được tiến hành với các nước như
Nhật Bản, Châu Á và Châu Đại Dương, Châu Mỹ và khối các nước Bắc Âu. Hàn Quốc
hiện nay đang chuẩn bị tổ chức một sự kiên văn hoá cho Diễn Đàn Hợp Tác Á - Âu sẽ
được tổ chức tại quốc gia này vào năm 2000 và chuẩn bị các hoạt động tham gia liên
hoan văn hoá của Đại hội thể thao Olympic Sydney 2000. Chính phủ Hàn Quốc cũng
đang tích cực hợp tác về văn hoá và thể thao với Nhật Bản hướng tới đăng cai tổ chức
giải bóng đá thế giới năm 2002 với hi vọng rằng sự kiện này sẽ giúp Nam Triều Và Bắc
Triều khôi phục lại các quan hệ hợp tác về văn hoá.
Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu nhận thức được vai trò quan trọng của du lịch vào đầu
những năm 80 khi du lịch có thể trở thành một phương tiện hàng đầu để tạo cơ hội cho
các du khách nước ngoài tìm hiểu về Hàn Quốc và vì thế nâng cao vị thế của quốc gia
này trên toàn thế giới. Đây cũng là chức năng, nhiệm vụ của Bộ Văn hoá và Thể thao 33 lOMoARcPSD| 41967345
được thành lập năm 1994 và chính sách về du lịch ở cấp trung ương nằm trong chính
sách toàn cầu hoá của quốc gia. Hàn Quốc đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động hợp tác
trên nhiều lĩnh vực văn hoá.
Về mỹ thuật, Hàn Quốc đã tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Venice Biennale vào
năm 1995 khi tổ chức hoạt động kỉ niệm 100 năm thành lập. Vào năm 1996, Hàn Quốc
đã tham gia một loạt các sự kiện văn hoá quốc tế như Triển lãm Nghệ Thuật Kiến trúc và
nhiều liên hoan văn hoá khác như Đại hội Kiến Trúc quốc tế lần thứ 20 đươc tổ chức tại
Tây Ban Nha, Liên hoan Nghệ thuật Quốc tế Chateau lần thứ 28 và Triễn lãm các sản
phẩm thủ công Hàn Quốc - Nhật Bản. Hàn Quốc cũng là chủ nhà của Hội nghị Nghi thức
Trà Quốc tế lần thứ 4, Triển lãm ảnh quốc tế lần thứ 17.
Về văn học, Hàn Quốc đăng cai tổ chức Hội thảo về Văn học Hàn Quốc tại Lima, Peru vào năm 1996.
Về kịch, Hiệp hội kịch Hàn Quốc đã tổ chức Hội nghị Các chuyên gia Văn hoá quốc
tế, Hội nghị UNIMA hàng năm tại Hungary và Liên hoan Kịch Câm Quốc tế ChunChon.
Liên hoan Kịch Quốc tế đã được tổ chức tại Hàn Quốc vào năm 1997 cùng với Hội nghị
thường niên ITI lần thứ 27.
Trong lĩnh vực múa, Hội thảo Biểu diễn Múa Quốc tế và đại hội Múa đương thời Quốc
tế, Hội nghị chuyên đề quốc tế về nghệ thuật múa Hàn Quốc đã được tổ chức tại quốc gia này vào năm 1996.
Các hoạt động giao lưu quốc tế thông qua tổ chức Diễn Đàn Văn học Hàn Quốc –
Trung Quốc năm 1996 và mời các đoàn nghệ thuật của Trung Quốc sang biểu diễn tại
Hàn Quốc, mời các nhà giới thiệu và cử các giáo viên Tiếng Hàn Quốc giảng dạy âm
nhạc truyền thống Hàn Quốc cho các kiều bào đang sinh sống tại nước ngoài. Kết luận
Hàn Quốc là một quốc gia năng động. Bên cạnh các thành tựu kinh tế, Hàn Quốc đã
đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong thời gian gần đây.
Kinh nghiệm về phát triển và đổi mới chính sách văn hóa cũng như giải quyết mối quan
hệ giữa kinh tế và văn hóa là bài học quí báu cho các nước trong khu vực.
Tài liệu tham khảo
https://timviecdienvien.com/nghe-thuat-la-gi-ban-chat-va-cac-loai-hinh-nghe-thuat-
ngay-nay-1617.html https://bvhttdl.gov.vn/xu-huong-phat-trien-cua-chinh-sach-van-hoa- han-quoc- 34 lOMoARcPSD| 41967345
7809.html https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_Hwaseong
https://toquoc.vn/han-quoc-xu-huong-phat-trien-cua-chinh-sach-van-hoa-
99233643.htm https://youtu.be/rDg5h9_F-yM
https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Chinh-sach-van-hoa-
cua-Han-Quoc-trong-linh-vuc-bao-ton-di-san-tu-nam-1960-den-nay-184
Chính sách phát triển văn hóa của Hàn Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam_1249128.pdf
Ph ạm Thị Thanh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
http://cau.ac.kr/~seronto/KOREAN%20CULTURAL%20IDENTITY.pd
f https://www.koreanculture.org/korea-information-culture-and-the-arts
https://overseas.mofa.go.kr/vn-vi/wpge/m_22606/contents.do
http://www.mcst.go.kr/english/ https://ucbmun.org/committee/hallyu/
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-
kien/-/2018/816904/chien-luoc-phat-huy-%E2%80%9Csuc-manh-
mem%E2%80%9Dcua-han-quoc-va-y-nghia-tham-chieu-doi-voi-viet-nam.aspx
Nhận xét của nhóm trưởng: Cả nhóm đều có ý thức làm bài, tham gia họp nhóm đầy
đủ, nhiệt tình phát biểu ý kiến, sẵn sàng làm lại 4-5 lần, sẵn sàng đặt câu hỏi khi không
biết hoặc không rõ một vấn đề. Xứng đáng cộng thêm một điểm so với số điểm dự kiến.
Tuy nhiên làm việc không thực sự hiệu quả, đề nghị giảng viên trừ 5% số điểm của Bùi
Thị Hồng và Nguyễn Đình Bảo. Hết. 35