Bài văn mẫu lớp 12: Chứng minh Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ đắng cay

Đúng là: “Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ, đắng cay”. Đường đến với thành công đầy gian nan, thử thách. Chỉ những ai vững chí, bền lòng, dám đương đầu với tất cả thì mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp trong cuộc đời và sự nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 12 634 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 12 1 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài văn mẫu lớp 12: Chứng minh Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ đắng cay

Đúng là: “Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ, đắng cay”. Đường đến với thành công đầy gian nan, thử thách. Chỉ những ai vững chí, bền lòng, dám đương đầu với tất cả thì mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp trong cuộc đời và sự nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

6 3 lượt tải Tải xuống
Bài văn mẫu lớp 12: Chứng minh Không vinh quang nào
không trải qua gian khổ đắng
Tài liệu bao gồm dàn ý chi tiết kèm theo 2 bài văn mẫu, hy vọng đây là tài liêu bổ ích giúp mang
lại cho các em học sinh tài liệu học tập tốt nhất, giúp các bạn cảm nhận sâu sắc có thêm nhiều ý
tưởng mới khi viết văn. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo và tải mẫu tại đây.
Dàn ý Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ
1. Mở bài
Có rất nhiều những người anh hùng đã hi sinh cả cuộc đời để đem lại nền độc lập cho đất nước
ta, họ đã trải qua nhiều khó khăn thử thách, những mất mát vô cùng to lớn để bước đến đài vinh
quang.
Vì vậy “không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ đắng cay”.
2. Thân bài:
* Vinh quang là gì?
Là sự thành công, là thành quả chúng ta đạt được sau bao nhiêu sự cố gắng.
* Gian khổ là gì?
- Chính là những khó khăn, những thử thách, quả đắng mà ta phải nếm để có thể bước gần hơn
đến đích vinh quang.
- Chẳng có cái vinh quang nào là dễ dàng cả, và cũng chẳng có cái gian khổ nào đơn giản cả, cái
gì cũng có cái giá của nó nếu không ai cũng có thể làm được, ai cũng chỉ nhẹ nhàng mà ngồi lên
bục vinh quang.
- Trên thế giới có rất nhiều tấm gương sáng ta nên học tập như là newton, galile…nhiều nhà
khoa học khác.
+ Sự hi sinh của Bác Hồ đem lại cho dân tộc ta.
+ Sự hi sinh các anh hùng dân tộc: Võ Thị Sáu, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót…
+ Ngày nay có Nguyễn Ngọc Kí dùng hai chân để viết, đã trở thành thầy giáo giỏi.
+ Để có được thành công ai cũng phải đổ mồ hôi xương máu của mình, từ thể thao đến học tập
phải luôn cố gắng mới mong có được vinh quang.
3. Kết bài:
- Đúng vậy, không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ đắng cay. Mỗi người hãy cùng
cố gắng và rèn rũa bản thân nhiều hơn để có thể mang lại vinh quang cho chính bản thân mình.
Không ngừng học tập để xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.
Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ - Mẫu 1
Trong lịch sử của chúng ta có rất nhiều anh hùng đã hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc, có rất nhiều
những thiên tài và nhà bác học đã dùng cả cuộc đời để có thể để lại những công trình nghiên cứu
to lớn cho nhân loại, hay những bác nông dân vất vả canh nom để thu được hát lúa quý
báu…chính những đó điều đó phần nào nói lên “không có vinh quang nào mà không trải qua
gian khổ đắng cay”.
Đúng vậy, trong cuộc sống này nếu chúng ta không chịu cố gắng, không bỏ mồ hôi công sức ra
thì sẽ chẳng bao giờ thu được thành quả gì cả “trong con đường của sự thành công không có dấu
chân của kẻ lười biếng”. Vậy vinh quang là gì? Chính là sự thành công, là thành quả chúng ta đạt
được sau bao nhiêu sự cố gắng. Vậy còn gian khổ là gì? Chính là những khó khăn, những thử
thách, quả đắng mà ta phải nếm để có thể bước gần hơn đến đích vinh quang. Chẳng có cái vinh
quang nào là dễ dàng cả, và cũng chẳng có cái gian khổ nào đơn giản cả, cái gì cũng có cái giá
của nó nếu không ai cũng có thể làm được, ai cũng chỉ nhẹ nhàng mà ngồi lên bục vinh quang.
Trên thế giới có rất nhiều tấm gương sáng ta nên học tập. Nhà vật lí học newton đã đưa thuyết
vạn vật hấp dẫn sau nhiều năm tháng nghiên cứu. Nhà khoa học galile đã nghiên cứu ra sự
chuyển động của vạn vật,các nhà toán học, hóa học, sử học, địa lí nếu không có sự hi sinh của
họ thì giờ chúng ta có thể tiếp cận với sự văn minh và hiện đại như bây giờ không.Hay như
những nhà nghiên cứu chế tạo đã sản xuất ra xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, tàu hỏa… giúp cải
thiện cuộc sống của chúng ta rất nhiều.
Trong lịch sử của chúng ta, ta không thể không nhắc đến sự hi sinh vĩ đại của Bác Hồ mà cả năm
châu đều thán phục. Bác đã chịu khổ, buôn ba sang nước ngoài, chịu đói lạnh, vượt bão tát hiểm
nguy của biển, làm thuê nơi đất khách quê người tìm ra con đường cứu nước. Không biết Bác đã
phải chịu bao ấm ức và tủi hờn, ngậm đắng nuốt cay để mong có ngày đất nước được giải phóng.
Rồi khi về nước Bác cũng đâu có ngày nào yên lòng, lo nghĩ việc nước việc dân, lo cho mọi
người không có cơm ăn, lo cho từng em nhỏ các cụ già đến những chiến sĩ chiến đấu ngày đêm
không nghỉ. Bác cũng ăn uống tiết kiệm, đạm bạc như mọi người. Bác luôn chịu đựng, luôn nỗ
lực bản thân mọi lúc mọi nơi, nhờ có Bác mà Đảng ta đã có những bước đi đúng đắn mà giành
được độc lập.
Dân tộc ta đã kiên cường chiến đấu, dù hi sinh cũng không lùi bước. Chị Võ Thị Sáu thiếu nữ
ném lựu đạn diệt giặc, khi bị giặc bắt chị thà chết không khai. Người anh hùng Bế Văn Đàn, lấy
thân mình làm giá súng và hi sinh, anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai…và
vô số những người anh hùng đã hi sinh cả tính mạng để bảo vệ dân tộc.
Ngày nay, chúng ta biết đến tinh thần vượt lên số phận của Nguyễn Ngọc Kí, từ bé ông bị bệnh
và bị bại liệt cả hai tay, nhưng ông luôn cố gắng vượt qua số phận dùng đôi chân của mình để
làm việc và tập viết, mặc mọi người nghĩ gì. Có những khi còn bị chuột rút co cứng cả chân lại
nhưng chưa bao giờ ông bỏ cuộc. Nhờ sự nỗ lực to lớn đó ông đã trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỉ
lục là người thầy đầu tiên ở Việt Nam dùng chân để viết.
Để dành các giải thưởng, các vận động viên không ngừng cố gắng phấn đấu bản thân đem về
niềm tự hào cho dân tộc ta. Nếu không có những sự hi sinh, phấn đấu , cố gắng thì liệu có đất
nước hòa bình và phát triển như bây giờ không.
Đúng vậy, không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ đắng cay. Mỗi người hãy cùng
cố gắng và rèn luyện bản thân nhiều hơn để có thể mang lại vinh quang cho chính bản thân mình.
Không ngừng học tập để xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.
Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ - Mẫu 2
Trong lịch sử của nhân loại có rất nhiều tấm gương phấn đấu không biết mệt mỏi, cống hiến
những nghiên cứu, phát minh vĩ đại, làm thay đổi bộ mặt thế giới như Đác-uyn, Niu-tơn, Nô-ben,
Men-đê--ép, Ê-đi-xơn, Anh-xtanh… mà tên tuổi lưu truyền đời đời. Hoặc những tấm gương
kiên trì vượt lên hoàn cảnh và số phận để đạt tới đỉnh cao vinh quang trong sự nghiệp như “vua
hề” Sác-lô Sa-prin, “vua hài kịch” Mô-li-e… và đặc biệt là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cách mạng
kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của những danh nhân nêu trên là những dẫn chứng tiêu
biểu nhất chứng minh cho nhận xét: “Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ,
đắng cay”.
Đó là một quy luật hiển nhiên, có giá trị như một chân lí vĩnh hằng. Không có vinh quang nào tự
đến với mỗi con người, mà muốn gặt hái được vinh quang, con người phải đổ mồ hôi, phải làm
việc cật lực với một ý chí kiên định và quyết tâm mạnh mẽ để đạt bằng được mục đích đã đề ra,
thậm chí chấp nhận thất bại không chỉ một lần mà nhiều lần vì hiểu rõ “thất bại là mẹ thành
công”.
Nhà bác học người Mĩ Ê-đi-xơn sau bao năm miệt mài thử nghiệm đã phát minh ra ngọn đèn
điện đầu tiên, chiếc xe chạy bằng điện đầu tiên. Anh em nhà Gra-ham Bell đã sáng chế ra chiếc
điện thoại đầu tiên, để giờ đây, mạng điện thoại đã được kết nối trên phạm vi toàn cầu, phục vụ
cho nhu cầu liên lạc, thông tin của cả nhân loại. Rồi tập thể các nhà bác học, kĩ sư… nghiên cứu,
chế tạo ra máy bay, tàu hỏa, tàu ngầm, tàu thủy xuyên đại dương, tàu vũ trụ thám hiểm mặt
trăng, sao Hỏa; những chuyên gia sáng chế ray tính điện tử… đều phải trải qua nhiều năm
tháng, đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, thậm chí đánh đổi cả mạng sống của mình để có được
những thành công, những đóng góp hữu ích cho quá trình phát triển của khoa học kĩ thuật tiên
tiến, hiện đại.
Gần gũi và quen thuộc đối với chúng ta hơn cả là tấm gương phấn đấu, hi sinh cho dân, cho nước
của Bác Hồ. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên xứ Nghệ Nguyễn Tất Thành đã rời quê hương, Tổ
quốc ra đi để tìm đường cứu nước. Ba chục năm trời đằng đẵng, Bác Hồ đã phải trải qua rất
nhiều nghề vất vả, cực nhọc: bồi bếp trên tàu biển, bồi bàn trong khách sạn, quét tuyết ở công
viên, thợ sửa ảnh, phu khuân vác… Bác đã từng phải sống trong những căn nhà trọ tồi tàn. Mùa
đông giá buốt, không có tiền mua than để sưởi, mua chăn để đắp, Bác đã nghĩ ra cách đặt một
hòn gạch vào bếp lò của chủ nhà, tối lấy ra, bọc kĩ rồi ôm ngủ cho đỡ lạnh. Thiếu ăn, thiếu mặc,
nhưng Bác không thiếu ý chí, quyết tâm và nghị lực. Lòng yêu nước, thương dân chân thành, sâu
sắc, lí tưởng cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách nô lệ của thực dân, phong kiến chính là
nguồn sức mạnh vô tận động viên, cổ vũ Bác trên con đường đi tìm chân lí. Anh thanh niên
Nguyễn Tất Thành năm nào rời bến cảng Nhà Rồng với hai bàn tay trắng và một lí tưởng cao
đẹp đã trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp, là đảng viên Quốc tế
Cộng sản, lãnh tụ cách mạng của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Bác Hồ, của Đảng, quân dân ta đã kiên trì kháng
chiến và đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mĩ, khiến cho tên tuổi Việt Nam trở nên lừng lẫy
trên thế giới. Để đạt được kết quả ấy, Bác Hồ đã trải qua bao tháng năm vất vả khó khăn.
Anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng phiến chín năm chống Pháp đã từng sống trong cảnh mưa dầm
cơm vắt, máu trộn bùn non để rồi mới có vinh quang:
Chín năm làm một Điện Biên,
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.
Năm 1975, cả dân tộc ta đã đánh tan giặc Mĩ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước. Để có được chiến thắng vinh quang ấy, dân tộc ta đã vượt qua bao khó khăn gian khổ,
hi sinh. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Phải bao máu thắm trong lòng đất,
Mới ánh hồng lên sắc tự hào.
Ngày nay, xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương không ngại gian khổ đắng cay, vượt qua
tất cả để đạt được mục đích cao đẹp.
Ở những đại hội thể thao khu vực và thế giới, những chàng trai, cô gái trẻ Việt Nam đã mang về
cho Tổ quốc những tấm huy chương vàng cao quý. Đâu phải họ chỉ luyện tập một sớm một chiều
mà phải luyện tập qua bao tháng năm vất vả.
Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay. Nhìn bè bạn cắp sách đến trường, anh rất thèm được như
các bạn. Bằng ý chí, nghị lực và sự kiền trì, anh luyện cho đôi chân không chỉ cầm được bút mà
còn điều khiển được cây kéo. Anh cắt chữ, dán khẩu hiệu hoàn toàn bằng chân. Anh đã học
xong Tiểu học, Trung học rồi Đại học và trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Anh đã được Nhà
nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Để đạt kết quả học tập tốt, mỗi chúng ta phải nỗ lực rất nhiều bởi học tập là công việc hết sức
khó khăn, đòi hỏi mỗi người phải có nghị lực phấn đấu và đức tính kiên trì, bền bỉ. Muốn thuộc
và hiểu một bài thơ đâu phải dễ dàng, bởi cái khó đầu tiên là chúng ta phải chiến thắng chính
mình, ngồi vào bàn học với thái độ nghiêm túc, trong khi xung quanh rất nhiều thú vui cán dỗ.
Muốn thi đậu vào đại học, biết bao kiến thức cơ bản ta phải hiểu, phải nhớ…
Đúng là: “Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ, đắng cay”. Đường đến với
thành công đầy gian nan, thử thách. Chỉ những ai vững chí, bền lòng, dám đương đầu với tất c
thì mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp trong cuộc đời và sự nghiệp.
| 1/5

Preview text:

Bài văn mẫu lớp 12: Chứng minh Không có vinh quang nào mà
không trải qua gian khổ đắng
Tài liệu bao gồm dàn ý chi tiết kèm theo 2 bài văn mẫu, hy vọng đây là tài liêu bổ ích giúp mang
lại cho các em học sinh tài liệu học tập tốt nhất, giúp các bạn cảm nhận sâu sắc có thêm nhiều ý
tưởng mới khi viết văn. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo và tải mẫu tại đây.
Dàn ý Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ 1. Mở bài
– Có rất nhiều những người anh hùng đã hi sinh cả cuộc đời để đem lại nền độc lập cho đất nước
ta, họ đã trải qua nhiều khó khăn thử thách, những mất mát vô cùng to lớn để bước đến đài vinh quang.
– Vì vậy “không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ đắng cay”. 2. Thân bài: * Vinh quang là gì?
Là sự thành công, là thành quả chúng ta đạt được sau bao nhiêu sự cố gắng. * Gian khổ là gì?
- Chính là những khó khăn, những thử thách, quả đắng mà ta phải nếm để có thể bước gần hơn đến đích vinh quang.
- Chẳng có cái vinh quang nào là dễ dàng cả, và cũng chẳng có cái gian khổ nào đơn giản cả, cái
gì cũng có cái giá của nó nếu không ai cũng có thể làm được, ai cũng chỉ nhẹ nhàng mà ngồi lên bục vinh quang.
- Trên thế giới có rất nhiều tấm gương sáng ta nên học tập như là newton, galile…nhiều nhà khoa học khác.
+ Sự hi sinh của Bác Hồ đem lại cho dân tộc ta.
+ Sự hi sinh các anh hùng dân tộc: Võ Thị Sáu, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót…
+ Ngày nay có Nguyễn Ngọc Kí dùng hai chân để viết, đã trở thành thầy giáo giỏi.
+ Để có được thành công ai cũng phải đổ mồ hôi xương máu của mình, từ thể thao đến học tập
phải luôn cố gắng mới mong có được vinh quang. 3. Kết bài:
- Đúng vậy, không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ đắng cay. Mỗi người hãy cùng
cố gắng và rèn rũa bản thân nhiều hơn để có thể mang lại vinh quang cho chính bản thân mình.
Không ngừng học tập để xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.
Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ - Mẫu 1
Trong lịch sử của chúng ta có rất nhiều anh hùng đã hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc, có rất nhiều
những thiên tài và nhà bác học đã dùng cả cuộc đời để có thể để lại những công trình nghiên cứu
to lớn cho nhân loại, hay những bác nông dân vất vả canh nom để thu được hát lúa quý
báu…chính những đó điều đó phần nào nói lên “không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ đắng cay”.
Đúng vậy, trong cuộc sống này nếu chúng ta không chịu cố gắng, không bỏ mồ hôi công sức ra
thì sẽ chẳng bao giờ thu được thành quả gì cả “trong con đường của sự thành công không có dấu
chân của kẻ lười biếng”. Vậy vinh quang là gì? Chính là sự thành công, là thành quả chúng ta đạt
được sau bao nhiêu sự cố gắng. Vậy còn gian khổ là gì? Chính là những khó khăn, những thử
thách, quả đắng mà ta phải nếm để có thể bước gần hơn đến đích vinh quang. Chẳng có cái vinh
quang nào là dễ dàng cả, và cũng chẳng có cái gian khổ nào đơn giản cả, cái gì cũng có cái giá
của nó nếu không ai cũng có thể làm được, ai cũng chỉ nhẹ nhàng mà ngồi lên bục vinh quang.
Trên thế giới có rất nhiều tấm gương sáng ta nên học tập. Nhà vật lí học newton đã đưa thuyết
vạn vật hấp dẫn sau nhiều năm tháng nghiên cứu. Nhà khoa học galile đã nghiên cứu ra sự
chuyển động của vạn vật,các nhà toán học, hóa học, sử học, địa lí nếu không có sự hi sinh của
họ thì giờ chúng ta có thể tiếp cận với sự văn minh và hiện đại như bây giờ không.Hay như
những nhà nghiên cứu chế tạo đã sản xuất ra xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, tàu hỏa… giúp cải
thiện cuộc sống của chúng ta rất nhiều.
Trong lịch sử của chúng ta, ta không thể không nhắc đến sự hi sinh vĩ đại của Bác Hồ mà cả năm
châu đều thán phục. Bác đã chịu khổ, buôn ba sang nước ngoài, chịu đói lạnh, vượt bão tát hiểm
nguy của biển, làm thuê nơi đất khách quê người tìm ra con đường cứu nước. Không biết Bác đã
phải chịu bao ấm ức và tủi hờn, ngậm đắng nuốt cay để mong có ngày đất nước được giải phóng.
Rồi khi về nước Bác cũng đâu có ngày nào yên lòng, lo nghĩ việc nước việc dân, lo cho mọi
người không có cơm ăn, lo cho từng em nhỏ các cụ già đến những chiến sĩ chiến đấu ngày đêm
không nghỉ. Bác cũng ăn uống tiết kiệm, đạm bạc như mọi người. Bác luôn chịu đựng, luôn nỗ
lực bản thân mọi lúc mọi nơi, nhờ có Bác mà Đảng ta đã có những bước đi đúng đắn mà giành được độc lập.
Dân tộc ta đã kiên cường chiến đấu, dù hi sinh cũng không lùi bước. Chị Võ Thị Sáu thiếu nữ
ném lựu đạn diệt giặc, khi bị giặc bắt chị thà chết không khai. Người anh hùng Bế Văn Đàn, lấy
thân mình làm giá súng và hi sinh, anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai…và
vô số những người anh hùng đã hi sinh cả tính mạng để bảo vệ dân tộc.
Ngày nay, chúng ta biết đến tinh thần vượt lên số phận của Nguyễn Ngọc Kí, từ bé ông bị bệnh
và bị bại liệt cả hai tay, nhưng ông luôn cố gắng vượt qua số phận dùng đôi chân của mình để
làm việc và tập viết, mặc mọi người nghĩ gì. Có những khi còn bị chuột rút co cứng cả chân lại
nhưng chưa bao giờ ông bỏ cuộc. Nhờ sự nỗ lực to lớn đó ông đã trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỉ
lục là người thầy đầu tiên ở Việt Nam dùng chân để viết.
Để dành các giải thưởng, các vận động viên không ngừng cố gắng phấn đấu bản thân đem về
niềm tự hào cho dân tộc ta. Nếu không có những sự hi sinh, phấn đấu , cố gắng thì liệu có đất
nước hòa bình và phát triển như bây giờ không.
Đúng vậy, không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ đắng cay. Mỗi người hãy cùng
cố gắng và rèn luyện bản thân nhiều hơn để có thể mang lại vinh quang cho chính bản thân mình.
Không ngừng học tập để xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.
Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ - Mẫu 2
Trong lịch sử của nhân loại có rất nhiều tấm gương phấn đấu không biết mệt mỏi, cống hiến
những nghiên cứu, phát minh vĩ đại, làm thay đổi bộ mặt thế giới như Đác-uyn, Niu-tơn, Nô-ben,
Men-đê-lê-ép, Ê-đi-xơn, Anh-xtanh… mà tên tuổi lưu truyền đời đời. Hoặc những tấm gương
kiên trì vượt lên hoàn cảnh và số phận để đạt tới đỉnh cao vinh quang trong sự nghiệp như “vua
hề” Sác-lô Sa-prin, “vua hài kịch” Mô-li-e… và đặc biệt là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cách mạng
kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của những danh nhân nêu trên là những dẫn chứng tiêu
biểu nhất chứng minh cho nhận xét: “Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ, đắng cay”.
Đó là một quy luật hiển nhiên, có giá trị như một chân lí vĩnh hằng. Không có vinh quang nào tự
đến với mỗi con người, mà muốn gặt hái được vinh quang, con người phải đổ mồ hôi, phải làm
việc cật lực với một ý chí kiên định và quyết tâm mạnh mẽ để đạt bằng được mục đích đã đề ra,
thậm chí chấp nhận thất bại không chỉ một lần mà nhiều lần vì hiểu rõ “thất bại là mẹ thành công”.
Nhà bác học người Mĩ Ê-đi-xơn sau bao năm miệt mài thử nghiệm đã phát minh ra ngọn đèn
điện đầu tiên, chiếc xe chạy bằng điện đầu tiên. Anh em nhà Gra-ham Bell đã sáng chế ra chiếc
điện thoại đầu tiên, để giờ đây, mạng điện thoại đã được kết nối trên phạm vi toàn cầu, phục vụ
cho nhu cầu liên lạc, thông tin của cả nhân loại. Rồi tập thể các nhà bác học, kĩ sư… nghiên cứu,
chế tạo ra máy bay, tàu hỏa, tàu ngầm, tàu thủy xuyên đại dương, tàu vũ trụ thám hiểm mặt
trăng, sao Hỏa; những chuyên gia sáng chế ra máy tính điện tử… đều phải trải qua nhiều năm
tháng, đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, thậm chí đánh đổi cả mạng sống của mình để có được
những thành công, những đóng góp hữu ích cho quá trình phát triển của khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.
Gần gũi và quen thuộc đối với chúng ta hơn cả là tấm gương phấn đấu, hi sinh cho dân, cho nước
của Bác Hồ. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên xứ Nghệ Nguyễn Tất Thành đã rời quê hương, Tổ
quốc ra đi để tìm đường cứu nước. Ba chục năm trời đằng đẵng, Bác Hồ đã phải trải qua rất
nhiều nghề vất vả, cực nhọc: bồi bếp trên tàu biển, bồi bàn trong khách sạn, quét tuyết ở công
viên, thợ sửa ảnh, phu khuân vác… Bác đã từng phải sống trong những căn nhà trọ tồi tàn. Mùa
đông giá buốt, không có tiền mua than để sưởi, mua chăn để đắp, Bác đã nghĩ ra cách đặt một
hòn gạch vào bếp lò của chủ nhà, tối lấy ra, bọc kĩ rồi ôm ngủ cho đỡ lạnh. Thiếu ăn, thiếu mặc,
nhưng Bác không thiếu ý chí, quyết tâm và nghị lực. Lòng yêu nước, thương dân chân thành, sâu
sắc, lí tưởng cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách nô lệ của thực dân, phong kiến chính là
nguồn sức mạnh vô tận động viên, cổ vũ Bác trên con đường đi tìm chân lí. Anh thanh niên
Nguyễn Tất Thành năm nào rời bến cảng Nhà Rồng với hai bàn tay trắng và một lí tưởng cao
đẹp đã trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp, là đảng viên Quốc tế
Cộng sản, lãnh tụ cách mạng của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Bác Hồ, của Đảng, quân dân ta đã kiên trì kháng
chiến và đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mĩ, khiến cho tên tuổi Việt Nam trở nên lừng lẫy
trên thế giới. Để đạt được kết quả ấy, Bác Hồ đã trải qua bao tháng năm vất vả khó khăn.
Anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng phiến chín năm chống Pháp đã từng sống trong cảnh mưa dầm
cơm vắt, máu trộn bùn non để rồi mới có vinh quang:
Chín năm làm một Điện Biên,
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.
Năm 1975, cả dân tộc ta đã đánh tan giặc Mĩ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước. Để có được chiến thắng vinh quang ấy, dân tộc ta đã vượt qua bao khó khăn gian khổ,
hi sinh. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Phải bao máu thắm trong lòng đất,
Mới ánh hồng lên sắc tự hào.
Ngày nay, xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương không ngại gian khổ đắng cay, vượt qua
tất cả để đạt được mục đích cao đẹp.
Ở những đại hội thể thao khu vực và thế giới, những chàng trai, cô gái trẻ Việt Nam đã mang về
cho Tổ quốc những tấm huy chương vàng cao quý. Đâu phải họ chỉ luyện tập một sớm một chiều
mà phải luyện tập qua bao tháng năm vất vả.
Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay. Nhìn bè bạn cắp sách đến trường, anh rất thèm được như
các bạn. Bằng ý chí, nghị lực và sự kiền trì, anh luyện cho đôi chân không chỉ cầm được bút mà
còn điều khiển được cây kéo. Anh cắt chữ, dán khẩu hiệu hoàn toàn bằng chân. Anh đã học
xong Tiểu học, Trung học rồi Đại học và trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Anh đã được Nhà
nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Để đạt kết quả học tập tốt, mỗi chúng ta phải nỗ lực rất nhiều bởi học tập là công việc hết sức
khó khăn, đòi hỏi mỗi người phải có nghị lực phấn đấu và đức tính kiên trì, bền bỉ. Muốn thuộc
và hiểu một bài thơ đâu phải dễ dàng, bởi cái khó đầu tiên là chúng ta phải chiến thắng chính
mình, ngồi vào bàn học với thái độ nghiêm túc, trong khi xung quanh rất nhiều thú vui cán dỗ.
Muốn thi đậu vào đại học, biết bao kiến thức cơ bản ta phải hiểu, phải nhớ…
Đúng là: “Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ, đắng cay”. Đường đến với
thành công đầy gian nan, thử thách. Chỉ những ai vững chí, bền lòng, dám đương đầu với tất cả
thì mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp trong cuộc đời và sự nghiệp.