Báo cáo cá nhân Lễ tân ngoại giao và hồ sơ xin việc | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

CV của bạn nhất định phải có tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email. Hình ảnh  cá nhân đưa vào CV cần thể hiện sự chuyên nghiệp nhưng cũng không cần quá  cứng nhắc - có thể tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng. Về địa chỉ, tốt nhất bạn  nên ghi địa chỉ của bố mẹ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
7 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Báo cáo cá nhân Lễ tân ngoại giao và hồ sơ xin việc | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

CV của bạn nhất định phải có tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email. Hình ảnh  cá nhân đưa vào CV cần thể hiện sự chuyên nghiệp nhưng cũng không cần quá  cứng nhắc - có thể tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng. Về địa chỉ, tốt nhất bạn  nên ghi địa chỉ của bố mẹ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

25 13 lượt tải Tải xuống
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo
Báo cáo cá nhân
Môn: Lễ tân ngoại giao và hồ sơ xin việc
Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Chi
Lớp: Truyền thông Marketing K39A1
Mã sinh viên: 1957090011
Hà Nội, 10/2022
BÁO CÁO CÁ NHÂN
Các kiến thức liên quan đến viết hồ sơ xin việc
1. Giới thiệu chung về diễn giả
Diễn giả: Lê Tuấn Anh - Quản lý chuyên môn hướng nghiệp TopCV
Tốt nghiệp Truyền thông, Đại học RMIT.
7 năm công tác hướng nghiệp tại trường đại học, tập đoàn lớn và start-up.
Thành viên hiệp hội hướng nghiệp Châu Á Thái Bình Dương.
Tác giả 5 đầu sách hướng nghiệp với hơn 16,000 ấn bản.
Blogger tại blog anhtuanle.com với hơn 4 triệu lượt xem.
Làm nội dung tại Tuan Anh Podcast, Tiktok Tuấn Anh Hướng Nghiệp.
2. Các nội dung buổi học
2.1: Buổi thứ nhất: Những lưu ý khi viết CV - Cover Letter - Gửi mail cho nhà tuyển dụng
như thế nào cho đúng
Hình thức một bản CV đẹp.
Cấu trúc những phần cần có trong CV.
Cách viết nội dung CV nổi bật và khác biệt.
Hỏi đáp & Sửa CV trực tiếp
CV của bạn nhất định phải có tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email.
Hình ảnh nhân đưa vào CV cần thể hiện sự chuyên nghiệp nhưng cũng không
cần quá cứng nhắc - có thể tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Về địa chỉ, tốt nhất bạn nên ghi địa chỉ của bố mẹ. Với email, nên dùng email
tên của bạn trong đó để các nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra. Đồng thời, tránh
dùng những email với những biệt danh đặc biệt đại loại như "meo_con@...",
"co_gai_xinh_dep@...".
CV tổng hợp thích hợp nhất cho sinh viên mới ra trường, kỹ năng kinh
nghiệm các bạn chưa nhiều. Viết theo dạng này, bạn vừa thể nhấn mạnh vào
các kỹ năng vừa thể gây ấn tượng bằng một số kinh nghiệm bạn có. thể
chia CV ra làm 3 phần: Kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm học thuật, các
hoạt động cộng đồng/ngoại khóa.
Không nên chọn CV quá màu mè, nhiều màu sắc dễ làm rối mắt nhà tuyển dụng
khi một ngày họ phải xem qua quá nhiều CV khác nhau
Nên sử dụng mẫu CV của Harvard tại Harvard Resume PDF: mẫu CV đạt chuẩn
được công nhận tại nhiều công ty lớn. Mẫu CV này cho thấy sự chuyên nghiệp,
show được những kinh nghiệm của ứng viên khi đi ứng tuyển cho công việc.
Các trang web có thể hỗ trợ tạo CV miễn phí như TOPCV, Vietnamworks….
Những lỗi như dưới đây cần được lưu ý:
Lỗi sơ sài trong CV mà nhiều sinh viên thường mắc phải:
Viết 4-6 kỹ năng.
Mỗi kỹ năng có 3 từ trở lên.
Mỗi kỹ năng bắt đầu bằng một động từ.
Kỹ năng liên quan đến lĩnh vực bạn đang nộp.
CÁC THÔNG TIN PHỤ TRONG CV (tuỳ vào yêu cầu của phía nhà tuyển dụng)
Mục tiêu nghề nghiệp: Chỉ viết nếu có.
Sở thích: Không liệt kê nhiều.
Thành tích - Giải thưởng: Gộp chung kinh nghiệm/học vấn.
Người giới thiệu: Chỉ cung cấp khi có yêu cầu.
2.2: Buổi thứ hai
Hiểu về các kênh tìm việc và cách tìm việc hiệu quả.
Các việc chuẩn bị một buổi phỏng vấn.trước
Các kiểu câu hỏi trong một buổi phỏng vấn.
Những việc cần làm một buổi phỏng vấn.sau
Hỏi và đáp.
Quá trình đi tìm ứng viên của nhà tuyển dụng
Một số điều cần chuẩn bị trước khi tham gia phỏng vấn
Vẻ ngoài của bạn đóng vai trò rất quan trọng trong buổi phỏng vấn. Hãy chắc chắn
rằng trang phục của bạn trong buổi phỏng vấn phải "chỉn chu, gọn gàng lịch
sự", không quá phô trương nhưng vẫn thể hiện được tính của bản thân. Nên tìm
hiểu văn hóa công ty bạn ứng tuyển để quyết định chọn quần áo cho phù hợp nhé!
Chuẩn bị về kiến thức: nên trang bị cho mình những tri thức liên quan tới công
việc công ty nơi đang ứng tuyển, tìm đọc các tài liệu liên quan đến công ty bạn
ứng tuyển. Trước tiên hãy bắt đầu với những thông tin bản nhất về công ty như
loại hình kinh doanh, hình các phòng ban, văn hóa công ty, v.vv.. những thông
tin này rất dễ tìm kiếm trên trang chủ của công ty hoặc các trang mạng hội. Sau
đó hãy chuẩn bị cho những câu hỏi liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển.
Một số câu hỏi phỏng vấn xin việc và cách trả lời phỏng vấn xin việc
Câu 1: Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình?
Trả lời câu hỏi này một cách ngắn gọn, tốt nhất không quá 3 phút bởi phần lớn thông
tin đã được thể hiện qua CV trước đó bạn nộp tới nhà tuyển dụng. thể tóm tắt câu trả
lời phỏng vấn xin việc trong các ý sau: Họ tên, năm sinh, học vấn, kinh nghiệm làm
việc. Tốt nhất hãy tập trung vào những công việc có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển.
Câu 2: Định hướng và mục tiêu nghề nghiệp của bạn?
Câu hỏi này nhà tuyển dụng đưa ra nhằm muốn tìm hiểu bạn phải người biết đặt
mục tiêu phù hợp với năng lực bản thân cũng như nghiêm túc với mục tiêu công việc sắp
tới không. Với câu hỏi này bạn thể đưa ra mục tiêu ngắn gọn trong 1-2 năm sắp tới,
đặc biệt nhấn mạnh nguyện vọng được gắn bó lâu dài với công ty và công việc.
Câu 3: Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?
Đừng bao giờ trả lời phỏng vấn xin việc rằng bạn không quan trọng vấn đề lương thưởng
chỉ mong muốn được học hỏi làm việc trong môi trường tốt, bởi một ứng viên
thông minh sẽ biết tự đánh giá khả năng của bản thân để đưa ra một con số thích hợp.
Bạn thể dựa trên mức lương cho vị trí tương tự trên thị trường tuyển dụng cũng như
dựa vào những đầu việc được giao cho vị trí ấy, cân nhắc đánh giá đưa ra con số
mong muốn phù hợp với năng lực của mình. Phân biệt lương gross lương net cần
thiết, bên cạnh đó cũng nên quan tâm đến đãi ngộ của công ty dành cho nhân viên.
Một số điều cần lưu ý sau khi kết thúc buổi phỏng vấn
Để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng
Thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho công ty vị trí ứng tuyển: Sau khi kết
thúc buổi phỏng vấn bạn thể một lần nữa khẳng định với nhà tuyển dụng rằng
bạn mong muốn được làm việc tại công ty muốn đóng góp một phần công sức
của mình đối với công ty.
Viết thư cảm ơn: Việc viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng cách tốt nhất để lưu lại
ấn tượng với công ty trong quá trình bạn xin việc. Hãy bày tỏ thái độ trân trọng
công ty đã dành thời gian quý báu dành cho bạn.
Biết khi nào cần chờ đợi: Nếu phía nhà tuyển dụng yêu cầu bạn chờ điện thoại
trong một thời gian thì bạn hãy nhớ kiên trì đừng gửi email hoặc gọi điện thoại
giục giã nhà tuyển dụng.
Chuẩn bị tâm thất bại: Nếu như vị trí bạn ứng tuyển quá nhiều người tham
gia phỏng vấn bạn thể người thất bại thì không nên nản lòng. Bạn hãy
chuẩn bị sẵn tâm “nếu thất bại thì sẽ làm gì?”. Bạn hãy nhớ rằng thất bại lần này
không nghĩa bạn không làm được. Quan trọng nhất bạn rút được kinh
nghiệm gì sau thất bại lần này.
Hãy lịch sự không trúng tuyển: Nếu không may bạn bị trượt cuộc phỏng vấn thì
cũng đừng có thất vọng quá hay có hành vi khiếm nhã.
Trên đây những báo cáo em tự mình rút ra được sau 2 buổi học cùng chuyên gia tuyển
dụng TOPCV Tuấn Anh. Anh đã cung cấp những thông tin hữu ích cho sinh viên chúng
em trong quá trình đi làm hồ sơ, trước, trong sau khi phỏng vấn xin việc. Một lần nữa
em xin cảm ơn Hồng anh Tuấn Anh đã dành thời gian sắp xếp một buổi học
cùng thú vị và hấp dẫn như thế này ạ.
| 1/7

Preview text:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo Báo cáo cá nhân
Môn: Lễ tân ngoại giao và hồ sơ xin việc
Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Chi
Lớp: Truyền thông Marketing K39A1 Mã sinh viên: 1957090011 Hà Nội, 10/2022 BÁO CÁO CÁ NHÂN
Các kiến thức liên quan đến viết hồ sơ xin việc
1. Giới thiệu chung về diễn giả
Diễn giả: Lê Tuấn Anh - Quản lý chuyên môn hướng nghiệp TopCV
● Tốt nghiệp Truyền thông, Đại học RMIT.
● 7 năm công tác hướng nghiệp tại trường đại học, tập đoàn lớn và start-up.
● Thành viên hiệp hội hướng nghiệp Châu Á Thái Bình Dương.
● Tác giả 5 đầu sách hướng nghiệp với hơn 16,000 ấn bản.
● Blogger tại blog anhtuanle.com với hơn 4 triệu lượt xem.
● Làm nội dung tại Tuan Anh Podcast, Tiktok Tuấn Anh Hướng Nghiệp.
2. Các nội dung buổi học
2.1: Buổi thứ nhất: Những lưu ý khi viết CV - Cover Letter - Gửi mail cho nhà tuyển dụng như thế nào cho đúng
Hình thức một bản CV đẹp.
Cấu trúc những phần cần có trong CV.
Cách viết nội dung CV nổi bật và khác biệt.
Hỏi đáp & Sửa CV trực tiếp
● CV của bạn nhất định phải có tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email.
● Hình ảnh cá nhân đưa vào CV cần thể hiện sự chuyên nghiệp nhưng cũng không
cần quá cứng nhắc - có thể tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
● Về địa chỉ, tốt nhất bạn nên ghi địa chỉ của bố mẹ. Với email, nên dùng email có
tên của bạn trong đó để các nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra. Đồng thời, tránh
dùng những email với những biệt danh đặc biệt đại loại như "meo_con@...", "co_gai_xinh_dep@...".
● CV tổng hợp thích hợp nhất cho sinh viên mới ra trường, vì kỹ năng và kinh
nghiệm các bạn chưa có nhiều. Viết theo dạng này, bạn vừa có thể nhấn mạnh vào
các kỹ năng vừa có thể gây ấn tượng bằng một số kinh nghiệm mà bạn có. Có thể
chia CV ra làm 3 phần: Kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm học thuật, các
hoạt động cộng đồng/ngoại khóa.
● Không nên chọn CV quá màu mè, nhiều màu sắc vì dễ làm rối mắt nhà tuyển dụng
khi một ngày họ phải xem qua quá nhiều CV khác nhau
● Nên sử dụng mẫu CV của Harvard tại Harvard Resume PDF: mẫu CV đạt chuẩn
được công nhận tại nhiều công ty lớn. Mẫu CV này cho thấy sự chuyên nghiệp,
show được những kinh nghiệm của ứng viên khi đi ứng tuyển cho công việc.
● Các trang web có thể hỗ trợ tạo CV miễn phí như TOPCV, Vietnamworks….
● Những lỗi như dưới đây cần được lưu ý:
● Lỗi sơ sài trong CV mà nhiều sinh viên thường mắc phải: ● Viết 4-6 kỹ năng.
● Mỗi kỹ năng có 3 từ trở lên.
● Mỗi kỹ năng bắt đầu bằng một động từ.
● Kỹ năng liên quan đến lĩnh vực bạn đang nộp.
CÁC THÔNG TIN PHỤ TRONG CV (tuỳ vào yêu cầu của phía nhà tuyển dụng)
● Mục tiêu nghề nghiệp: Chỉ viết nếu có.
● Sở thích: Không liệt kê nhiều.
● Thành tích - Giải thưởng: Gộp chung kinh nghiệm/học vấn.
● Người giới thiệu: Chỉ cung cấp khi có yêu cầu. 2.2: Buổi thứ hai
Hiểu về các kênh tìm việc và cách tìm việc hiệu quả.
Các việc chuẩn bị trước một buổi phỏng vấn.
Các kiểu câu hỏi trong một buổi phỏng vấn.
Những việc cần làm sau một buổi phỏng vấn. Hỏi và đáp.
Quá trình đi tìm ứng viên của nhà tuyển dụng
Một số điều cần chuẩn bị trước khi tham gia phỏng vấn
● Vẻ ngoài của bạn đóng vai trò rất quan trọng trong buổi phỏng vấn. Hãy chắc chắn
rằng trang phục của bạn trong buổi phỏng vấn phải "chỉn chu, gọn gàng và lịch
sự", không quá phô trương nhưng vẫn thể hiện được cá tính của bản thân. Nên tìm
hiểu văn hóa công ty bạn ứng tuyển để quyết định chọn quần áo cho phù hợp nhé!
● Chuẩn bị về kiến thức: nên trang bị cho mình những tri thức liên quan tới công
việc và công ty nơi đang ứng tuyển, tìm đọc các tài liệu liên quan đến công ty bạn
ứng tuyển. Trước tiên hãy bắt đầu với những thông tin bản nhất về công ty như
loại hình kinh doanh, mô hình các phòng ban, văn hóa công ty, v.vv.. những thông
tin này rất dễ tìm kiếm trên trang chủ của công ty hoặc các trang mạng xã hội. Sau
đó hãy chuẩn bị cho những câu hỏi liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển.
Một số câu hỏi phỏng vấn xin việc và cách trả lời phỏng vấn xin việc
Câu 1: Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình?
Trả lời câu hỏi này một cách ngắn gọn, tốt nhất là không quá 3 phút bởi phần lớn thông
tin đã được thể hiện qua CV trước đó bạn nộp tới nhà tuyển dụng. Có thể tóm tắt câu trả
lời phỏng vấn xin việc trong các ý sau: Họ và tên, năm sinh, học vấn, kinh nghiệm làm
việc. Tốt nhất hãy tập trung vào những công việc có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển.
Câu 2: Định hướng và mục tiêu nghề nghiệp của bạn?
Câu hỏi này nhà tuyển dụng đưa ra nhằm muốn tìm hiểu bạn có phải là người biết đặt
mục tiêu phù hợp với năng lực bản thân cũng như nghiêm túc với mục tiêu công việc sắp
tới không. Với câu hỏi này bạn có thể đưa ra mục tiêu ngắn gọn trong 1-2 năm sắp tới,
đặc biệt nhấn mạnh nguyện vọng được gắn bó lâu dài với công ty và công việc.
Câu 3: Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?
Đừng bao giờ trả lời phỏng vấn xin việc rằng bạn không quan trọng vấn đề lương thưởng
mà chỉ mong muốn được học hỏi và làm việc trong môi trường tốt, bởi một ứng viên
thông minh sẽ biết tự đánh giá khả năng của bản thân để đưa ra một con số thích hợp.
Bạn có thể dựa trên mức lương cho vị trí tương tự trên thị trường tuyển dụng cũng như
dựa vào những đầu việc được giao cho vị trí ấy, cân nhắc đánh giá và đưa ra con số
mong muốn phù hợp với năng lực của mình. Phân biệt lương gross và lương net là cần
thiết, bên cạnh đó cũng nên quan tâm đến đãi ngộ của công ty dành cho nhân viên.
Một số điều cần lưu ý sau khi kết thúc buổi phỏng vấn
Để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng
● Thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho công ty và vị trí ứng tuyển: Sau khi kết
thúc buổi phỏng vấn bạn có thể một lần nữa khẳng định với nhà tuyển dụng rằng
bạn mong muốn được làm việc tại công ty và muốn đóng góp một phần công sức
của mình đối với công ty.
● Viết thư cảm ơn: Việc viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng là cách tốt nhất để lưu lại
ấn tượng với công ty trong quá trình bạn xin việc. Hãy bày tỏ thái độ trân trọng vì
công ty đã dành thời gian quý báu dành cho bạn.
● Biết khi nào cần chờ đợi: Nếu phía nhà tuyển dụng yêu cầu bạn chờ điện thoại
trong một thời gian thì bạn hãy nhớ kiên trì và đừng gửi email hoặc gọi điện thoại
giục giã nhà tuyển dụng.
● Chuẩn bị tâm lý thất bại: Nếu như vị trí bạn ứng tuyển có quá nhiều người tham
gia phỏng vấn và bạn có thể là người thất bại thì không nên nản lòng. Bạn hãy
chuẩn bị sẵn tâm lý “nếu thất bại thì sẽ làm gì?”. Bạn hãy nhớ rằng thất bại lần này
không có nghĩa là bạn không làm gì được. Quan trọng nhất là bạn rút được kinh
nghiệm gì sau thất bại lần này.
● Hãy lịch sự dù không trúng tuyển: Nếu không may bạn bị trượt cuộc phỏng vấn thì
cũng đừng có thất vọng quá hay có hành vi khiếm nhã.
Trên đây là những báo cáo em tự mình rút ra được sau 2 buổi học cùng chuyên gia tuyển
dụng TOPCV Tuấn Anh. Anh đã cung cấp những thông tin hữu ích cho sinh viên chúng
em trong quá trình đi làm hồ sơ, trước, trong và sau khi phỏng vấn xin việc. Một lần nữa
em xin cảm ơn cô Hồng và anh Tuấn Anh đã dành thời gian sắp xếp một buổi học vô
cùng thú vị và hấp dẫn như thế này ạ.