-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo chủ đề: Ngộ độc thực phẩm do dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Báo cáo chủ đề: Ngộ độc thực phẩm do dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 46 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm 1 tài liệu
Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ 98 tài liệu
Báo cáo chủ đề: Ngộ độc thực phẩm do dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Báo cáo chủ đề: Ngộ độc thực phẩm do dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 46 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm 1 tài liệu
Trường: Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ 98 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT -CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ SINH - HÓA - THỰC PHẨM
•••••bbb••••• BÁO CÁO
DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Chủ đề: NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO DƯ LƯỢNG
CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT G
iảng viên : Ths. Đoàn Phương Linh Ths. Nguyễn Xuân Hồng NHÓM 5
Sinh viên thực hiện: MSSV: Huỳnh Văn An 2001059 Phạm Trấn Nghiệp 2000690 Lê Hiếu Nghĩa 2000170 Ngô Đăng Ngô 2000620 Bùi Thị Ngọc Ánh 2000032 Bùi Nguyễn Xuân Bình 2000058 Mai Thị Cẩm Nhân 2001231 Võ Thị Hồng Lê 2001052 Huỳnh Gia Minh 2000108 Cần Thơ, 11/2022 MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................1
DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................................2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................3
1. Giới thiệu sơ lược tình hình sử dụng TBVTV trên thế giới.......................................4
1.1. Tình hình sử dụng TBVTV trên thế giới.................................................................5
1.2. Tình hình sử dụng TBVTV Việt Nam.....................................................................5
2. Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật...........................................................................7
2.1. Khái niệm................................................................................................................7
2.2 Nguồn gốc................................................................................................................7
2.3 Phân loại...................................................................................................................8
2.4. Tác dụng................................................................................................................11
2.5. Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật và các dạng tồn tại của chúng...........................11
2.6. Hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ .....................................................................13
2.6.1. Chlor hữu cơ...............................................................................13
2.6.4. Phospho hữu cơ..........................................................................18
2.7. Hóa chất bảo vệ thực vật vô cơ.............................................................................23
2.8. Hóa chất bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ thực vật..............................................25
3. Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến hệ sinh thái..................................................28
3.1. Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến sinh vật.....................................................28
3.1.1. Đối với con người...................................................................................28
3.1.2. Đối với động vật.....................................................................................31
3.2. Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường...............................................32
3.2.1. Môi trường đất........................................................................................33
3.2.2. Môi trường nước.....................................................................................33
3.2.3. Môi trường không khí.............................................................................34
4. Nhận biết ngộ độc thực phẩm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật...........................36
4.1. Triệu chứng...........................................................................................................36
4.2. Cách điều trị..........................................................................................................37
4.3. Thực phẩm nên ăn gì sau ngộ độc ?......................................................................37
4.3.1. Chọn thức ăn dễ tiêu...........................................................................................37
4.3.2 Sử dụng thực phẩm lợi khuẩn..................................................................38
4.3.3 Sử dụng viên uống men vi sinh...............................................................38
4.3.4. Ngộ độc thực phẩm cần kiêng gì?..........................................................39
5. Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật......40
5.1. Đối với nguồn sản xuất.........................................................................................40
5.2. Đối với người tiêu dùng........................................................................................40
5.2.1. Lựa chọn sản phẩm ...............................................................................40
5.2.2. Bảo quản thực phẩm.............................................................................41
5.2.3. Chế biến thức ăn.....................................................................................41
5.3. Đối với xã hội........................................................................................................41
5.4. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm....................................................42
5.4.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?..........................................................42
5.4.2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm.....................................42
III. KẾT LUẬN............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................44 DANH MỤC HÌNH ẢNH STT TÊN HÌNH ẢNH SỐ TRANG HÌNH 1
Mức độ sử dụng TBVTV trên 1ha đất trồng trọt 4
trên toàn thế giới ( 2018) HÌNH 2
Băng màu mức độ độc hại của các loại TBVTV 9 HÌNH 3
Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn TBVTV 10 HÌNH 4
Một số dạng TBVTV được dùng phổ biến ở Việt 12 Nam HÌNH 5 Sản phẩm Lân hữu cơ 15 HÌNH 6
Công thức cấu tạo Carbamat 17 HÌNH 7
Công thức cấu tạo phospho hữu cơ 18 HÌNH 8
Công thức cấu tạo Nereistoxin 20 HÌNH 9
Công thức cấu tạo Pyrethrin 21 HÌNH 10
Asen- “Vua của các loại độc” 24 HÌNH 11 26
Công thức cấu tạo của Nicotine,
Neonicotinoid ACE, Neonicotinoid IMI HÌNH 12
Công thức cấu tạo của Pyrethrin chiết xuất từ hoa 27 cúc HÌNH 13 Hệ sinh thái 28 HÌNH 14
Con đường dẫn đến sự ngộ độc TBVTV ở người 29 HÌNH 15
Biểu hiện tác động gây bệnh ở người và động vật 30 HÌNH 16
Ảnh hưởng của TBVTV đến động vật 32 HÌNH 17
Ảnh hưởng của TBVTV đến vi sinh vật 32 HÌNH 18 33
Thời gian tồn lưu của hóa chất BVTV trong đất HÌNH 19 34 Ô nhiễm nguồn nước 2 HÌNH 20 35
Lượng TTBVTV bay trên không khí HÌNH 21 36
Hình ảnh bị ngộc độc thực phẩm do dư lượng TBVTV HÌNH 22 37
Hình ảnh sơ cứu cho uống nước HÌNH 23 38
Chuối giàu dường tự nhiên và kali HÌNH 24 38 Ngũ cốc dinh dưỡng HÌNH 25 39
Đồ ăn chiên rán, dầu mỡ HÌNH 26 41
Sơ chế thực phẩm thật sạch trước khi sử dụng DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tên tiếng anh Tên tiếng việt 1 HST Ecosystem Hệ sinh thái 2 TBVTV Pesticide
Thuốc bảo vệ thực vật 3 VSV Microorganism Vi sinh vật 4 ATVSTP Food hygiene and
An toàn vệ sinh thực phẩm safety 5 HCH Hexaclocyclohexan 6 BHC Benzen Hexachloride 3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có lợi thế là một nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp nhưng cũng thuận
lợi cho sự phát sinh phát triển của sâu bệnh, cỏ dại có hại cho mùa màng . Do vậy,
việc sử dụng TBVTV để phòng trừ sâu hại dịch bệnh, bảo vệ mùa màng giữ vững an
ninh lương thực quốc gia là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Nhằm giảm thiệt
hại do dịch bệnh gây ra, con người phải tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó
biện pháp hóa học đặt biệt quan trọng cùng với phân bón hóa học, BVTV là yếu tố
bước quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực cho loài người. Chính vì vậy mà nhu
cầu lượng thuốc hóa học dùng cho việc BVTV ngày càng tăng cao cùng với khó khăn
khăn là ta phải xử lý dư lượng TBVTV sau thu hoạch.
Ngành thực phẩm nước ta đã và đang ngày càng phát triển kết hợp sự đổi mới
trong quy trình và thiết bị chế biến, công nghiệp và công nghệ thực phẩm không chỉ
hướng đến tính đa dạng thực phẩm mà còn bắt kịp xu hướng thực phẩm thế giới thông
qua mẫu mã, bao bì, hương vị và khẩu vị của khách hàng. Không ít những thương
hiệu quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của gia định Việt như: Bánh kẹo KIDO, Sữa
Vinamilk, Vina Acecook…Bên cạnh đó, ngành thực phẩm , không chỉ phát triển ở
trong nước ta mà thực phẩm Việt còn đang khẳng định vị trí của mình trong thị trường
nước ngoài. Qua đó ta thấy được rằng Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình
trong mắt thị trường ngoại quốc về thực phẩm của nước nhà. Ứng với tiêu chí “Hàng
Việt Nam Chất Lượng Cao”.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã rất cố gắng trong việc học tập và hợp tác,
chuyển giao công nghệ mới trong chế biến đạt tiêu chuẩn ATVSTP. Thách thức lớn
nhất đối với ngành thực phẩm đó là nguồn gốc nguyên liệu và quy trình chế biến phải
đảm bảo ATVSTP. Hướng khách hàng làm trung tâm, phục vụ cho từng bữa ăn Việt.
Trong đó TBVTV là một trong những vấn đề đáng lo ngại. Không ít bài báo nói về
thực phẩm bẩn cũng đã nói về vn đề này, điển hình như tra cứu báo sức khỏe đời sống
( Cơ Quan Ngôn Luận Của Bộ Y Tế) cho ra 22 kết quả Về TBVTV, tương tự thế khi
tra cứu thông tin trên cổng thông tin Viện Hàn Lâm Khoa Học cho ra 8 kết quả về
TBVT. Tra cứu thông tin trên Viện Cây Ăn Quả .n các trang web và cổng thông tin,
đa phần những thông tin này xoay quanh những chủ đề như: Nông dân lạm dụng
thuốc-BVTV, Sử dụng những TBVTV bị cấm trong quy định về quản lý TBVTV,
nhập khẩu trái phép TBVTV từ Trung Quốc hay Cục Y tế dự phòng và Môi trường
(Bộ Y tế) cho biết, trong năm 2009, các bệnh viện đã tiếp nhận 4.515 người bị nhiễm
độc thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên đã có 138 trường hợp tử vong do nhiễm độc quá
nặng. Cũng theo Cục Y tế dự phòng và Môi trường, nguyên nhân gây ra nhiễm độc
thuốc bảo vệ thực vật thường bởi người lao động tiếp xúc quá lâu và liên tục trong
môi trường độc hại. Chỉ riêng trong năm 2009 có tới 485 trường hợp đã ăn, uống
nhầm phải thuốc bảo vệ thực vật làm 15 người tử vong. Cũng theo Cục này, riêng
năm 2009, số công nhân được chẩn đoán bị mắc bệnh nghề nghiệp lên tới 7.343
trường hợp. Ngành y tế cho biết, hiện trên toàn quốc có 35 tỉnh thành lập Khoa Sức
khỏe nghề nghiệp. và một số vấn đề khác nữa. Trước những vấn đề xảy ra như vậy,
nước ta đã ban hành một số thông tư, quyết định và văn bản trong việc quản lý
TBVTV và Quy định xử phạt vi phạm trong việc sử dụng TBVTV nhằm nâng cao
chất lượng nông phẩm, thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe con người và nâng cao giá
trị sản phẩm Việt Nam và an toàn đến tay người tiêu dùng. Từ đó, ngành thực phẩm 3
Việt sẽ góp phần trong việc phát triển kinh tế và ngày càng phổ biến trên nhiều quốc gia trên thế giới.
1. Giới thiệu sơ lược tình hình sử dụng TBVTV trên thế giới ( Nguồn : FAO, 2018 ) Hình 1
Vai trò được nhận thức của thuốc trừ sâu trong việc giảm sự không chắc chắn
liên quan đến thu hoạch có nghĩa là quy mô sử dụng thuốc trừ sâu đang mở rộng
nhanh chóng. Cả người sản xuất lớn và người sản xuất nhỏ đều mua thuốc trừ sâu.
Trợ cấp cho thuốc trừ sâu đã trở nên ít phổ biến hơn ở hầu hết các nước đang phát
triển kể từ những năm 1990, do sự kết hợp của các chính sách điều chỉnh cơ cấu và tư
duy bền vững mới nổi. Hiện nay, khoảng hai triệu tấn được sử dụng mỗi năm trên
toàn cầu, hầu hết trong số đó là thuốc diệt cỏ (50%), tiếp theo là thuốc trừ sâu (30%),
thuốc diệt nấm (18%) và các loại khác như thuốc diệt chuột và thuốc diệt tuyến trùng
(Sharma et al. ., 2019). Ngay cả khi EU nhận thấy việc phê duyệt theo quy định đối
với các chất hóa học được sử dụng trong thuốc trừ sâu giảm, nhu cầu đang tăng lên ở
nhiều nước đang phát triển, chiếm 1/4 lượng sử dụng thuốc trừ sâu toàn cầu
(UNICEF, 2018). Nhóm vận động hành lang ngành CropLife International (sau đây
gọi là CropLife) cho biết trong số 6.400 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được các
thành viên bán ra trong năm 2015, 15% là thuốc trừ sâu có nguy cơ cao (HHPS),
theo định nghĩa của World Health Organization (WHO). 4
1.1. Tình hình sử dụng TBVTV trên thế giới
TBVTV được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới đang phát triển và nhu cầu
về TBVTV đang tăng lên do hệ thống sản xuất cây trồng hiện tại ưu tiên năng suất
nông nghiệp cao. Được tạo thành từ các hóa chất có thể kiểm soát sâu bệnh hoặc điều
chỉnh sự phát triển của cây trồng, TBVTV đã giúp cho các nước đang phát triển gia
tăng sản lượng cũng như chất lượng của chúng . Nhiều nông dân ở các nước đang
phát triển coi việc sử dụng TBVTV là phương tiện tốt nhất để bảo vệ cây trồng của họ
khỏi sâu bệnh, chẳng hạn như châu chấu sa mạc ở các vùng của Châu Phi trong năm
nay, thường là nguyên nhân chính mối đe dọa mà họ phải đối mặt. Như vậy,
TBVTVcó thể cung cấp hình thức bảo hiểm cây trồng duy nhất hiện có. Đây là trường
hợp đặc biệt khi điều kiện thời tiết thay đổi liên quan đến sự nóng lên toàn cầu làm
tăng sự hư hại liên quan đến năng suất cây trồng. Năm nay, đại dịch COVID-19 đã
thêm một yếu tố khác vào tình hình bằng cách đẩy chi phí cho nông dân trong khi
giảm thu nhập. Đại dịch cũng khiến việc tìm kiếm lao động trong nông trại trở nên
khó khăn hơn và việc đưa cây trồng đến thị trường đang hoạt động trở nên phức tạp
hơn. Theo Đại học Illinois, đại dịch đã tạo ra tình trạng thiếu Thiết bị Bảo vệ Cá nhân
(PPE) cho công nhân nông trại ở Hoa Kỳ, làm tăng khả năng một động lực tương tự
đang xảy ra ở các nước đang phát triển, ngay cả khi việc sử dụng PPE chất lượng cao
nói chung là phổ biến. ít phổ biến hơn ở các nước đang phát triển so với ở Bắc Mỹ.
Trong bối cảnh đó, báo cáo này xem xét các vấn đề xung quanh việc xuất khẩu từ các
Quốc gia Thành viên EU sang các nước đang phát triển một số loại TBVTV đã bị cấm
sử dụng trong Liên minh Châu Âu (EU), bởi vì khối này đã nhận ra bản chất nguy
hiểm của những loại TBVTV đó. Tuy nhiên, vẫn có thể xuất khẩu TBVTV hiện đang
bị cấm sử dụng trong EU. Bốn trong số mười điểm đến hàng đầu cho loại TBVTV
này là các quốc gia ở Châu Mỹ Latinh, dẫn đầu là Brazil. Mặc dù chưa đến 5% doanh
số bán thuốc trừ sâu hiện được chuyển đến Châu Phi, nhưng việc sử dụng thuốc trừ
sâu đang tăng mạnh, đặc biệt là ở Tây Phi kể từ khi một loại sâu hại mới xuất hiện
( The Fall armyworm ), vào năm 2016.
1.2. Tình hình sử dụng TBVTV Việt Nam 5
Danh mục TBVTV được phép sử dụng ở nước ta (2013) đã lên đến 1.643 hoạy
chất , trong khi các nước khác trong khu vực chỉ có khoảng từ 400 đến 600 loại hoạt
chất ( China 630 loại; Thailand, Malaysia 400-600 loại,..)
Hầu hết các TBVTV tại Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài . Nếu
như trước năm 1985 khối lượng hóa chất bảo vệ thực phẩm khoảng 6.500 đến 9.000
tấn thì những năm gần đây phải hàng năm Việt Nam phải nhập và sử dụng từ 70.000
đến 100.000 tấn và tăng gấp hơn 10 lần. Các loại TBVTV mà Việt Nam đang sử dụng
có độ độc còn cao phải nhiều loại thuốc đã lạc hậu. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam
nhập khẩu bình quân trên 70.000 tấn thành phẩm hằng năm với trị giá từ 210 - 774
triệu USD. Trên 90% TBVTV được nhập khẩu từ Trung Quốc . Bên cạnh đó phải tình
trạng thuốc giả, nhái và thuốc nhập lậu tràn lan trên thị trường cũng là một vấn đề
“nhức nhối” trong vấn đề quản lí và sử dụng TBVTV. Theo kết quả điều tra phải ,
thống kê về các điểm tồn lưu hóa chất BVTV từ 2007 đến 2009 đã phát hiện 1.153
khu vực gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố . Trong số này, có
khoảng 864 khu vực môi trường đất bị ô nhiễm do TBVTV tồn lưu trên địa bàn 17
tỉnh, thành phố và 289 kho hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu 35 tỉnh, thành phố. Trong
đó , và 189 khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng và ô nhiễm nghiêm trọng , 87
khu vực bị ô nhiễm và 588 khu vực đất có ô nhiễm BVTV tồn lưu nhưng vẫn chưa
đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm. Kết quả điều tra mới đây nhất của các tỉnh thành
phố trực thuộc trung ương đã phát hiện thêm 409 khu vực bị ô nhiễm môi trường do
TBVTV tồn lưu (Hầu hết nằm ở địa bàn các tỉnh miền bắc và miền trung ).
Một nghiên cứu của Viện môi trường nông nghiệp Việt Nam cho thấy lượng
TBVTV còn bám lại trên vỏ bao bì bình quân chiếm 1,85% tỷ trọng bao bì . Trong khi
đó , người dân hoàn toàn không có ý thức xử lý lượng TBVTV còn tồn lại trên vỏ bao
bì . Có tới hơn 65% người dân được hỏi khẳng định họ vứt vỏ bao bì ngay tại nơi pha
thuốc . Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, có hơn 80% TBVTV tại Việt Nam
đang được sử dụng không đúng cách, không cần thiết và rất lãng phí. Cục Bảo vệ thực
vật - Bộ NN&PTNT cho biết, Kết quả thanh phẩi kiểm tra tình hình sử dụng TBVTV
trong thời gian gần đây đối với 13.912 hộ dân sử dụng TBVTV, thì có đến 4167 hộ
chiếm 9 29,9% sử dụng thuốc TBVTV không đúng quy định như không đảm bảo
lượng nước phải không có bảo hộ lao động phẩi sử dụng TBVTV không đúng nồng
độ liều lượng , và bao bì sau khi sử dụng vứt bừa bãi không đúng nơi quy định,... Các
vi phạm chủ yếu là người nông dân không có phương tiện bảo hộ lao động, sử dụng
TBVTV không đúng nồng độ liều lượng bao bì vứt bừa bãi không đúng nơi quy 6
định,... Đối với các cơ sở buôn bán TBVTV, qua kiểm tra tại 12.347 cơ sở, cơ quan
chức năng cũng phát hiện 1.704 cơ sở vi phạm quy định, chiếm 13,8%. Các hành vi vi
phạm chủ yếu là không có chứng chỉ hành nghề , không có giấy phép kinh doanh,
buôn bán TBVTV ngoài danh mục, kém chất lượng, hết hạn sử dụng , ... Hiện đại đa
số nông dân vẫn dựa vào TBVTV hóa học là chính ,tỷ lệ sử dụng thuốc sinh học đạt
rất thấp. Trong khi đó phải các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật an toàn, hiệu quả
trong BVTV chậm được nhân rộng ,... Nên việc mất an toàn khi sử dụng TBVTV vẫn
tồn tại từ rất lâu cho đến nay. Thực tế, hiện nay dịch vụ về hoạt động BVTV đã phát
triển khá mạnh ở nhiều địa phương phải song hiệu quả vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Theo điều tra 2014 của cục BVTV ( Bộ NN&PTNN) , cả nước có khoảng trên 600 tổ
dịch vụ BVTV nhưng chủ yếu chỉ thực hiện việc phun thuốc (chiếm trên 60% ), còn
dịch vụ trọn gói từ điều tra sâu bệnh cung ứng phun thuốc thuê còn rất thấp (chỉ đạt
2,6% ) với lượng thuốc BVTV sử dụng rất lớn, tình hình ngộ độc ở người tiêu dùng
và ô nhiễm môi trường do TBBTV tồn lưu gây ra tại Việt Nam đang trở nên ngày một nghiêm trọng hơn.
2. Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật 2.1. Khái niệm
Thuốc Bảo vệ thực vật là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế
phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng,
…), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây
trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn
trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …).
Theo quy định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý TBVTV (ban hành kèm
theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác
dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, TBVTV còn bao gồm cả
những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng
lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận
tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc, …). Những chế phẩm có
tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Đặc biệt, TBVTV bắt buộc phải được đăng ký vào danh mục thuốc Bảo vệ
thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam. 2.2 Nguồn gốc
Thuốc Bảo vệ thực vật là một danh từ không còn xa lạ gì, nhất là đối với
những người trong ngành nông nghiệp. 7
Bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, con người đã biết sử dụng chất vô cơ để diệt
các loài côn trùng gây hại, đến những năm cuối thế kỉ 19 thì thuốc Bảo vệ thực vật bắt
đầu phát triển, nhằm phục vụ cho việc sản xuất và bảo quản nông sản.
Lợi ích mà thuốc Bảo vệ thực vật mang lại so với những tác hại to lớn mà nó
đem đến cho chúng ta quả thực mà một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Hướng
canh tác của bà con nhà nông đã quá phụ thuộc vào thuốc Bảo vệ thực vật, điều này
ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều mặt trong thời gian lâu dài về sau. 2.3 Phân loại
Hiện nay, Thuốc Bảo vệ thực vật rất đa dạng và phong phú về mọi mặt trên tất
cả các loại cây trồng. Bà con có thể dễ dàng tìm mua được chúng trên thị trường.
Nhìn chung, có thể phân loại chúng theo các mặt sau đây:
Phân loại theo nguồn gốc và cấu trúc hóa học
Thuốc Bảo vệ thực vật được sản xuất chủ yếu có 2 nguồn gốc chính đó là hóa
học tổng hợp hoặc có nguồn gốc sinh học.
- Thuốc Bảo vệ thực vật được tổng hợp hóa học: Là các sản phẩm có thành
phần hoạt chất là các chất hóa học vô cơ, hoặc hữu cơ tổng hợp và hầu hết đều là chất độc.
- Thuốc Bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học: Là các sản phẩm có nguồn
gốc từ tự nhiên, những chế phẩm sinh học từ các thảo dược hay các chủng vi sinh
được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau. Các sản phẩm này có tính độc
nhẹ hơn so với thuốc hóa học.
Những sản phẩm có nguồn gốc sinh học vốn dĩ là những phương pháp được
xử dụng trong lối canh tác ngày xưa, khi dần ý thức được hậu quả của các chất hóa
học thì các sản phẩm có nguồn gốc sinh học lại được đưa vào tái sử dụng.
Phân loại theo mục đích sử dụng
Dựa trên các đối tượng gây hại khác nhau mà phân loại:
-Thuốc diệt trừ cỏ dại
-Thuốc trừ sâu, trừ nhện hay côn trùng gây hại
-Thuốc trừ nấm, vi khuẩn hay vi sinh vật gây hại
-Thuốc điều hòa sinh trưởng, phát triển
Phân loại theo dạng thuốc
Dựa vào trạng thái của thuốc BVTV như: Thuốc dạng sữa, thuốc dạng bột
thấm nước, thuốc bột, thuốc dạng hạt, thuốc dạng dung dịch, thuốc dạng bột tan trong
nước, thuốc dạng dung dịch huyền phù, thuốc phun lượng cực nhỏ.
Về hình thức tác dụng của thuốc thì có 4 hình thức: 8
-Thuốc có tác dụng thông qua tiếp xúc
-Thuốc có tác dụng vị độc
-Thuốc có tác dụng nội hấp
-Thuốc có tác dụng xông hơi
Phân loại theo cách xâm nhập và nhóm độc
Đối với động vật thì thuốc Bảo vệ thực vật đều là những loại chất độc.
Theo cách xâm nhập thì có 3 loại: Thuốc vị độc (gây độc qua đường tiêu
hóa),thuốc tiếp xúc (gây độc qua da, qua vỏ bọc của cơ thể), thuốc xông hơi (gây ngộ
độc qua đường hô hấp).
Tính độc của thuốc là nói đến khả năng gây độc của một lượng thuốc nhất
định khi xâm phạm vào cơ thể.
- Độc cấp tính: Là loại độc khiến cơ thể biểu hiện triệu chứng (chóng mặt, toát
mồ hôi, buồn nôn,… ) ngay khi cơ thể tiếp xúc, hay bị nhiễm phải một lượng nào đó.
- Độc mãn tính: Là loại độc ngấm dần vào cơ thể, thường không có biểu hiện
ngay, mỗi lần tiếp xúc thì lượng độc lại tích lũy thêm một ít và phá hủy dần cơ thể
đến một mức nào đó mới bộc phát và biểu hiện ra ngoài.
- Rất độc: Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) và nước ta chia thuốc Bảo vệ
thực vật thành 5 nhóm độc, căn cứ vào trị số LD50 (mg/kg)5 nhóm độc, căn cứ vào trị số LD50 (mg/kg). Hình 2 9
Băng màu: Theo quy định nhãn thuốc phải có băng màu tương ứng với độc của thuốc.
* LD50 là kí hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng hoặc qua da.
Những con số trong bảng là trị số biểu thị liều lượng gây chết trung bình được tính
bằng miligam (mg) hoạt chất có thể gây chết 50% số động vật thí nghiệm (tính bằng
kg), khi tổng lượng thể trọng của số động vật trên bị cho uống thuốc hoặc phết vào da.
Giá trị LD50 biểu thị càng nhỏ thì chứng tỏ chất đó càng độc.
Quy định trên bao bì các sản phẩm thuốc Bảo vệ thực vật đều phải có dấu hiệu
màu để người sử dụng cẩn thận khi sử dụng.
(1) Nhóm Ia, Ib: Băng màu đỏ (code PMS red 199C) là thuốc thuộc nhóm độc và độc mạnh
(2) Nhóm II: Băng màu vàng (code PMS yellow C) là thuốc thuộc nhóm độc trung bình
(3) Nhóm III: Băng màu xanh da trời (code PMS blue 293 C) là thuốc thuộc nhóm độc nhẹ
(4) Nhóm IV: Băng màu xanh lá cây (code PMS green 347 C) là thuốc thuộc nhóm độc rất nhẹ)
Với những sản phẩm có tính độc rất mạnh còn kèm theo ký hiệu đầu lâu gạch
chéo để cảnh báo nguy hiểm cho người sử dụng, có thể gây chết người. Hình 3
Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc Bảo vệ thực vật (theo quy định của Việt Nam) 2.4. Tác dụng 10
Thuốc BVTV đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp với nhiều ưu điểm nổi trội: -
Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện tích rộng và
chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà biện pháp khác không thể thực hiện. -
Đem lại hiệu quả phóng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ năng suất cây trồng, cải thiện
chất lượng nông sản và mang lại hiệuh quả kinh tế, đồng thời giảm được diện tích canh tác. -
Đây là biện pháp dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu
quả ổn định và nhiều khi biện pháp phòng trừ là duy nhất.
Thuốc BVTV xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại trên các bộ phận của cây, tác
động đến quá trình sinh trưởng và phát triễn của cây. Những tác động tốt của thuốc đến cây như : -
Rút ngắn thời gian sinh trưởng,làm cây sớm ra hoa, làm quả chín sớm. -
Tăng chất lượng nông sản. -
Làm tăng năng suất và chỉ tiêu cấu thành năng suất. -
Làm tăng sức chống chịu của cây với những điều kiện bất lợi như: chống rét,
chống hạn, chống lốp đổ, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
Tùy theo liều lượng mà ta sử dùng mà mang lại những tác động tích cực hay
tiêu cực mang lại trong ngành nông nghiệp cũng như ảnh hưởng đến đời sống thực
vật, Vi Sinh Vật trong đất, hay môi trường đất, nước, không khí....và môi trường sống của chúng ta
2.5. Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật và các dạng tồn tại của chúng
Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật gồm: ◦ Thuốc trừ sâu ◦ Thuốc trừ bệnh ◦ Thuốc trừ cỏ ◦
Thuốc trừ động vật hoang dã ◦
Thuốc trừ cá hại mùa màng ◦ Thuốc trừ ốc sên ◦
Thuốc trừ chim hại mùa màng 11 ◦ Thuốc diệt chuột ◦
Thuốc xông hơi diệt sâu bệnh hại trong kho ◦
Thuốc trừ nhện hại cây ◦ Thuốc trừ thân cây mộc ◦ Thuốc trừ tuyến trùng ◦ Thuốc là rụng lá cây ◦ Thuốc làm khô cây ◦
Thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây
Một số dạng thuốc bảo vệ thực vật được dùng phổ biến ở Việt Nam Hình 4 Chú thích:
ND: Nhủ Dầu, EC: Emulsifiable Concentrate.
DD: Dung Dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension.
BTN: Bột Thấm Nước, BHN: Bột Hòa Nước, WP: Wettable Powder,
DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: Soluble Powder.
HP: huyên phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate.
H: hat, G: granule, GR: granule. P: Pelleted (dạng viên) BR: Bột rắc, D: Dust 12
2.6. Hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ 2.6.1. Chlor hữu cơ
Clo hữu cơ là một trong những nhóm thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng
rãi trong nông nghiệp. Do độc tính cao và đặc biệt là khả năng tồn tại kéo dài gây ô
nhiễm môi trường và nhiễm độc thứ phát cho người và gia súc qua thực phẩm. Khi
xâm nhập vào cơ thể các clo hữu cơ tác dụng chủ yếu trên thần kinh trung ương. Các
nghiên cứu điện não chứng minh rằng clo hữu cơ ảnh hưởng đến màng tế bào thần
kinh bằng cách can thiệp vào tái cực, kéo dài quá trình khử cực, hoặc làm ảnh hưởng
đến việc duy trì trạng thái phân cực của các tế bào thần kinh. Kết quả cuối cùng là
tăng tính kích thích của hệ thống thần kinh và tế bào thần kinh phát xung liên tục.Khi
đủ liều, clo hữu cơ giảm ngưỡng co giật (DDT và các chất tác dụng trên kênh natri)
hoặc làm mất các tác dụng ức chế (đối kháng với tác dụng GABA) và gây kích thích
TKTƯ, với kết quả là co giật, suy hô hấp, và tử vong. Có 2 loại chlor hữu cơ phổ biến
mà chúng ta cần biết đến là DDT(Dichlodiphenyl trichloetan) và 666( C6H6Cl6 - Hexaclocyclohexan ).
2.6.1.1. Dtt ( dichloro - diphenyl - trichloroethane ) Cấu tạo
DDT là một loại hóa chất BVTV gốc hydrocarbon chlor thơm thường được sử
dụng làm thuốc trừ sâu, được tạo thành từ mười bốn hợp chất hữu cơ tương đồng về
tính chất, trong đó: 77,1% là p,p’–DDT; 14,9% là o,p’–DDT; 0,3% p,p’–DDD; 0,1%
là o,p’–DDD; 4% là p,p’–DDE; 0,1% là o,p’–DDE; các sản phẩm khác là 3,5%.
Tên gọi: DDT, POLAZOTOX, NEXOID, GESAROL, ZEDAN.
Dạng chế phẩm thường gặp: 30ND, 75BHN, 10BR, 5H...
Tên hóa học: 1,1,1-Trichloro-2,2bis(p-chlorophenyl) ethane Tính chất
Tính chất vật lí: DDT kỹ nghệ là một hỗn hợp nhiều đồng phân ,trong đó đồng
phân para có độc cao nhất đối với côn trùng. Sản phẩm công nghiệp ở thể rắn, màu trắng ngà có mùi hôi.
Tính chất hóa học: thuốc rất bền ở điều kiện thường nhưng dễ bị kiềm phân
hủy tạo thành DDE, nhất là khi hiện diện các muối sắt. Bị tia cực tím phân hủy.
Cơ chế gây ngộ độc ở người
Độc tính: LD50(chuột)=113mg/kg; thuốc có khả năng tích lũy trên cơ thể
người và động vật, nhất là các mô mỡ, mô sữa, đến khi đủ lượng gây độc thì thuốc sẽ 13
gây bệnh hiểm nghèo như ung thư, sinh quái thai. DDT độc mạnh với cá và ong mật.
DDT an toàn với cây trồng,trừ những cây thuộc bầu,bí.
DDT có độ bền vững và độc tính rất cao, rất lâu bị phân huỷ trong môi trường
tự nhiên. Chính vì lí do này, mà DDT dễ lan theo nguồn nước, đi vào các chuỗi thức
ăn, rồi tích luỹ ở các động vật trong chuỗi thức ăn đó và truyền đi rất xa nơi sử dụng.
Sau hàng chục năm cấm sử dụng chất này, mà hệ động vật Bắc cực và Nam cực vẫn
bị nhiễm DDT quá ngưỡng cho phép, nhất là ở các loài chim cánh cụt.
Trong cơ thể người và động vật, DDT nhanh chóng bị phân hủy theo con
đường sinh học thành DDE (dichlorodiphenyldichloroethylene) là chất có độc tính
cao hơn cả DDT, gây rối loạn thần kinh ngoại biên, làm tê liệt bộ phận hoặc toàn bộ
hệ thần kinh. Trong cơ thể người, DDT tồn tại rất lâu trong mô mỡ, trong tuyến sữa
của phụ nữ mang thai và cho con bú.Ở một số loài chim (như hồng hạc), DDT ngăn
cản sự hình thành vỏ trứng, nên trứng vỡ trước khi chim con nở.
Hoá chất này và các dẫn xuất của nó còn gây rối loạn hoocmôn ở người và
động vật, và nhất là tác nhân gây đột biến, gây ung thư rất nguy hiểm.Các kho chứa
DDT bị lãng quên đã là nguồn gây ô nhiễm cho nước ngầm, từ đó đã gây ra "làng ung thư".
Do đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm sản xuất, dự trữ và sử dụng DDT.
2.6.1.2. 666 ( C6H6Cl6 - hexaclocyclohexan ) Cấu tạo:
HCH bao gồm tám đồng phân, chỉ có γ-HCH, β-HCH, α-HCH và δ-HCH có ý
nghĩa thương mại. Lindan là một trong những đồng phân chính của HCH với tên
thường gọi là γ-HCH. Là chất rắn tinh thể màu nâu đến trắng dễ bay hơi và không hòa
tan trong nước nhưng dễ tan trong ether, benzen, ethanol và chloroform. Lindane kỹ
thuật chứa đến 99% γ-HCH và ổn định trong môi trường dưới nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.
Tên gọi: LINDAFOR 90, BHC, HCH, HCCH,...
Tính chất: -
Tính chất vật lí: Lindane nguyên chất ở dạng kết tinh màu trắng, gồm nhiều
đồng phân không gian, trong đó có đồng phân grammar có khả năng thăng hoa ở nhiệt độ cao. -
Tính chất hóa học: Lindane rất bền vững trong điều kiện bình thường, bền
với tác động của ánh sáng, chất oxy hóa, môi trường acid nhưng bị phân hủy
trong môi trường kiềm, nhất là trong các dung môi của Lindane.
Cơ chế gây độc ở người:
Các đồng phân lập thể của HCH phổ biến nhất được tìm thấy trong môi trường
gồm alpha, beta và gamma-HCH. Trong không khí, các đồng phân của HCH có thể 14
tồn tại ở dạng hơi hoặc gắn với các hạt nhỏ như đất và bụi. Sự tồn tại của HCH trong
không khí phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường. HCH bị phân hủy trong khí
quyển do phản ứng với các gốc hydroxyl (sản phẩm của phản ứng quang hóa). Tuy
nhiên, tốc độ của phản ứng này chậm nên thời gian tồn lưu của các đồng phân HCH
trong khí quyển khá dài. Phân hủy sinh học được cho là quá trình chiếm ưu thế của
việc phân hủy HCH trong đất và nước, mặc dù thủy phân và quang phân cũng có thể
xảy ra ở mức độ thấp hơn. Trong đất, trầm tích và nước dưới tác dụng của tảo, nấm và
vi khuẩn, HCH giảm tính độc hại nhưng quá trình này có thể diễn ra trong một thời
gian dài . Những ảnh hưởng nguy hại như rối loạn thần kinh thể chất, thần kinh tâm lý
và dạ dày được báo cáo xuất hiện trong những công nhân phơi nhiễm HCH kỹ thuật
trong quá trình sản xuất hóa chất BVTV và phân bón. Con người tiếp xúc với một
lượng nhỏ α-HCH chủ yếu thông qua đường hô hấp và tiêu hóa (do uống nước hay
qua nguồn thức ăn như rau, sản phẩm động vật bị ô nhiễm α-HCH). α-HCH có thể
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi sống ở vùng ô nhiễm. Khi con người
tiếp xúc với HCH kỹ thuật (trong thành phần có chứa α-HCH) sẽ gây ra các triệu
chứng như rối loạn thần kinh, tiêu hóa, bị dị ứng mặt và chân tay, đau đầu và chóng
mặt, khó chịu, nôn mửa, mất ngủ, trí nhớ suy giảm . Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc
tế (IARC) đã phân loại α-HCH huộc nhóm 2B, có thể gây ung thư cho con người.
Mặc dù β-HCH chỉ là thành phần nhỏ trong HCH kỹ thuật, nhưng tồn tại lâu hơn
trong huyết thanh so với lindan (γ-HCH) Lindan rất độc hại đối với sinh vật dưới
nước và khá độc hại với các loài chim và động vật có vú sau phơi nhiễm cấp tính. Ở
người, hậu quả cấp tính từ tiếp xúc lindan ở nồng độ cao có thể nằm trong khoảng từ
kích ứng da nhẹ đến chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa và thậm chí co
giật và tử vong. Tác động đến đường hô hấp, tim mạch, huyết học, gan và nội tiết
cũng đã được thấy ở người, sau khi hít phải lindane cấp tính hoặc mãn tính. Về huyết
học như giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, tăng bạch cầu, tăng bạch cầu hạt, tăng
bạch cầu ưa eosin, chứng tăng bạch cầu đơn nhân, và giảm tiểu cầu, đã được báo cáo,
sau khi tiếp xúc mãn tính nghề nghiệp của con người với lindane tại các cơ sở sản
xuất. Điều này cho thấy lindan là đồng phân HCH có tác động độc hại sâu sắc nhất
đến hệ thống trung tâm thần kinh và nội tiết ở người và động vật. 2.6.2. Lân hữu cơ Cấu tạo
Lân hữu cơ có cấu tạo một phân tử phospho
hóa trị 5 với 2 gốc carbuthydro (R1, R2), một nhóm
chức X chứa S hoặc N và một nguyên tử oxy nối đôi.
Khi thay thế các gốc R1, R2 hoặc nhóm chức ta được
một chất mới có độc tính khác với chất ban đầu, vì
vậy ngày nay đã tổng hợp được hơn 400 các lân hữu cơ khác nhau. Hình 5 Tính chất 15
Thuốc trừ sâu phospho hữu cơ (còn gọi là lân hữu cơ) được sử dụng rất rộng
rãi trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Thuốc có tác dụng tốt trong phòng trừ sâu
bệnh góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Song hàng năm một số lượng lớn các
bệnh nhân đã phải nhập viện vì ngộ độc lân hữu cơ. 4 loại phospho hữu cơ đã và đang
được sử dụng phổ biến ở nước ta là: - Thiophốt (Parathion) màu vàng, mùi tỏi, dạng
nhũ tương. - Vôfatốc (methyl parathion) màu nâu thẫm (dạng nhũ tương) hoặc màu đỏ
tươi (dạng bột) mùi cỏ thối. - Dipterec dạng tinh thể, màu trắng. - DDVP (dichloro
diphenyl vinyl phosphat) màu vàng nhạt. Phospho hữu cơ xâm nhập vào cơ thể qua
đường hô hấp, da, niêm mạc (nhất là mắt) và chủ yếu là đường tiêu hóa (do bàn tay
dính thuốc, ăn uống nhầm, tự tử, đầu độc...). Nguyên nhân ngộ độc thường là cố tình
tự tử. Bệnh nhân đã uống một lượng lớn lân hữu cơ song hầu hết các ngộ độc này
thường nhẹ. Chính vì vậy khi đến viện thường muộn. Các triệu chứng thường rầm rộ,
có nhiều biểu hiện đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Cũng có trường hợp ngộ độc do
tiếp xúc trong lao động như phun thuốc, bán thuốc ... Trong xử trí cần khẩn trương
thành thục trong đó chú ý việc hiểu và dùng atropin sớm và đúng liều.
Cơ chế gây độc ở người
Acetylcholin là chất trung gian hóa học ở hậu hạch phó giao cảm và hậu hạch
giao cảm, chi phối tuyến ngoại tiết, chi phối hệ phó giao cảm một số nhánh giao cảm
và tận cùng thần kinh vận động chi phối cơ vân. Sau khi tác động lên màng sau synap
acetylcholin bị huỷ bởi men cholinesterase (ChE). Lân hữu cơ khi vào cơ thể được
chuyển thành paraoxon gắn với ChE làm mất hoạt tính của ChE, từ đó acetylcholin
không bị thuỷ phân nữa mà tích tụ lại các synap gây nên cường choáng cấp. Đó chính
là bệnh cảnh ngộ độc lân hữu cơ. Lân hữu cơ được đào thải qua nước tiểu dưới dạng
chuyển hóa para-nitrophenol không độc và có thể định lượng được. Định lượng para-
nitroophenol cho phép chẩn đoán chắc chắn có ngộ độc lân hữu cơ hay không.
Ngộ độc lân hữu cơ được biểu hiện dưới 3 hội chứng:
- Hội chứng Muscarin: đây là hội chứng cường giao cảm bao gồm:
▪ Tăng tiết dịch tiêu hóa, nước bọt, mồ hôi.
▪ Đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy. . Mạch chậm, huyết áp hạ, có rối loạn dẫn truyền trong tim.
▪ Đồng tử co, màng tiếp hợp đỏ, chảy nước mắt, giảm thị lực, có lúc nhìn đôi.
▪ Co thanh quản đột ngột, tăng tiết đờm dãi rất mạnh. - Hội chứng Nicotin:
▪ Thường xuất hiện trong ngộ độc nặng.
▪ Tăng tiết dịch tiêu hóa, nước bọt, mồ hôi.
▪ Đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy.
▪ Mạch chậm, huyết áp hạ, có rối loạn dẫn truyền trong tim. 16
▪ Đồng tử co, màng tiếp hợp đỏ, chảy nước mắt, giảm thị lực, có lúc nhìn đôi.
▪ Co thanh quản đột ngột, tăng tiết đờm dãi rất mạnh.
- Hội chứng Nicotin: Thường xuất hiện trong ngộ độc nặng. 2.6.3. Carbamat Cấu tạo
Carbamate là một anion axit amin. Nó là một bazơ liên hợp của acid carbamic.
Dẫn xuất của axit carbamic, H2NC (= O)
OH. Bao gồm trong tiêu đề này là axit carbamic
thay thế N và thay thế O. Nói chung, este
carbamate được gọi là urethanes và các polyme
bao gồm các đơn vị lặp lại của carbamate được
gọi là POLYURETHANES. Tuy nhiên, lưu ý
rằng polyurethane có nguồn gốc từ sự trùng hợp
của ISOCYANATES và thuật ngữ số ít
URETHANE dùng để chỉ este ethyl của axit carbamic. Hình 6 Tính chất -
Phổ tác dụng hẹp hơn so với thuốc trừ sâu gốc lân và chlor hữu cơ, bắt đầu
chuyên tính (selective) đối với côn trùng chích hút. -
Tác động nhanh: tiếp xúc, vị độc, một số có tính xông hơi. -
Không tồn tại lâu trong môi trường, hiệu lực diệt sâu nhanh. -
Gây độc tính khá cao, tác động hệ thần kinh nhanh, tíhc lũy nhanh. -
Thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, chất độc atropine. -
Tương đối ít độc với động vật máu nóng( thấp hơn nhóm lân hữu cơ).Ít độc đối với thiên địch và cá. -
Dễ phân hủy bởi acid và môi trường kiềm. -
Ít tan trong nước nhưng dễ tan trong dung môi hữu cơ.
Cơ chế gây độc ở người 17
Carbamat là hóa chất trừ sâu thuộc nhóm ức chế enzym cholinesterase như
phospho hữu cơ, carbamat gắn vào enzym yếu hơn nên enzym dễ hồi phục hơn
phospho hữu cơ. Tác dụng trên lâm sàng của carbamat và phospho hữu cơ không
khác nhau, chỉ khác nhau về thời gian gắn.
Carbamat hấp thụ dễ dàng qua đường đường tiêu hóa, da và niêm mạc. Các dấu
hiệu và triệu chứng nhiễm độc rất thay đổi tùy theo đường nhiễm và mức độ nhiễm độc.
Carbamat vào cơ thể sẽ gắn và làm mất hoạt tính của ChE gây tích tụ acetylcholin
tại các synap thần kinh, gây kích thích liên tục quá mức các receptor ở hậu synap (lúc
đầu), sau đó kiệt synap ở cả hệ thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Sự kích
thích dẫn tới hội chứng cường cholin cấp. Có hai loại receptor: muscarin (ở hậu hạch
phó giao cảm) và nicotin (ở hạch thần kinh thực vật và ở các điểm nối thần kinh cơ
vân-các bản vận động) chịu tác động của acetylcholin. Vì vậy các triệu chứng lâm
sàng rất phức tạp và tập trung thành các hội chứng bệnh lý khác nhau.
2.6.4. Phospho hữu cơ Cấu tạo
Hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ
(PHC) là các hợp chất bao gồm
carbon và các gốc của axít phosphoric. .
Được sử dụng rộng rải trong nông
nghiệp, dễ mua dẫn đến dễ tự độc bằng phospho. Hình 7 Tính chất
Dạng phổ biến của phosphor là chất rắn dạng sáp có màu trắng có mùi đặc
trưng khó ngửi tương tự như tỏi .Dạng tinh khiết của nó là không màu và trong suốt.
Phi kim này không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong carbon
disulfide .Phosphor tinh khiết bắt cháy ngay trong không khí và tạo ra khói trắng
chứa diphosphor pentoxide( P2O5.).
Ngộ độc phospho hữu cơ
Hoá chất phospho hữu cơ thuộc nhóm ức chế cholinesterase. Ngộ độc phospho
hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao trong các trường hợp ngộ độc cấp nhập viện. 18
Hợp chất phospho hữu cơ dễ được hấp thụ qua da, đường tiêu hoá và hô hấp.
Nguyên nhân ngộ độc có thể do sử dụng sai cách, tự tử, tai nạn,… Các triệu chứng
nhiễm độc khác nhau tùy theo mức độ và cách thức bị nhiễm độc. Thời gian từ lúc
nhiễm bệnh cho đến khi xảy ra triệu chứng thường dưới 12 tiếng.
Đặc điểm lâm sàng
Các triệu chứng ngộ độc phospho hữu cơ từ nhẹ đến nặng gồm hội chứng
trung gian, hội chứng thần kinh muộn và hội chứng cholinergic. Tuy nhiên để phục vụ
cấp cứu thì tập trung vào hội chứng cholinergic. Hội chứng gồm 3 thành phần khác như: Hội chứng muscarin
Cơ chế: Bằng cách ức chế acetylcholinesterase, nó làm giảm sự phân
hủy acetylcholine và gây ra kích thích hậu phó giao cảm.
Biểu hiện: Co thắt cơ trơn, co thắt phế quản gây tức ngực, đau bụng,
buồn nôn, tiêu chảy, đồng tử co lại. Tăng tiết dịch phế quản, chảy nước mắt,
ảnh hưởng đến tim mạch gây giảm nhịp tim, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, tiểu không tự chủ. Hội chứng nicotin
Cơ chế: Do tích tụ acetylcholin ở bản vận động gây rối loạn thần kinh
cơ hoặc kích thích thần kinh giao cảm.
Biểu hiện: Gây co giật cơ, cứng cơ, yếu. Suy hô hấp do liệt cơ, da lạnh,
xanh xao, loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tăng đường huyết.
Hội chứng thần kinh trung ương
Hội chứng thần kinh trung ương do tác động lên các synap thần kinh ở
não biểu hiện: Lo lắng, kích động, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ gặp ác mộng,
suy sụp, buồn ngủ, lú lẫn, nói lắp, nhược cơ, hôn mê và mất phản xạ. Suy
trung tâm hô hấp, rối loạn nhịp tim, tím tái khó thở, tụt huyết áp.
Tiến triển của triệu chứng
Các triệu chứng xuất hiện dưới 12 tiếng sau khi ngộ độc: Vài giây sau khi
nhiễm độc qua đường hô hấp. Chỉ vài phút đến vài giờ sau khi nhiễm độc đường tiêu
hóa. Nhẹ hơn khi nhiễm độc qua da. 19
Các triệu chứng thường nặng trong 2 ngày đầu và đôi khi kéo dài đến ngày thứ
5 hoặc lâu hơn. Trường hợp nặng có thể làm tê liệt các trung tâm vận mạch và nhanh chóng dẫn đến tử vong.
Ngừng hô hấp có thể do: Thu hẹp, tăng tiết dịch phế quản, tê liệt các cơ hô
hấp, viêm phổi hít do nhiễm trùng. 2.6.5. Nereistoxin Cấu tạo
Trong tự nhiên . nereistoxin được tìm thấy trong tuyến nước bọt của một loại
ốc đặc biệt và nereistoxin có tác dụng gây độc cho sâu lúa hoa quả qua đường hô
hấp và tiếp xúc . nereistoxin trở thành thuốc trừ sâu do nhiều công ty trong và ngoài
nước sản xuất với nhiều tên thương mại như : Dimehipo, Neretox.
Tên hóa học của nereistoxin: 4-N, N-
dimethylamino-1, 2-dithiolan, thuộc nhóm dimethylaminopropandithiol,... Hình 8 Tính chất
Nereistoxin có tính chất hóa học tương tự như acetylcholine và phương thức
hoạt động của nó ban đầu được đề xuất là có thể do can thiệp
với acetylcholinesterase . Các nghiên cứu điện sinh lý sau này sử dụng các khớp thần
kinh từ loài gián Periplaneta Americaana cho thấy nó hoạt động bằng cách ngăn chặn
phức hợp kênh ion / thụ thể acetylcholine nicotinic trong hệ thần kinh trung ương của
côn trùng. Đây cũng là phương thức hoạt động của các loại thuốc trừ sâu có liên quan,
tất cả đều có thể tạo ra dithiol tương ứng với sự phân cắt của vòng 1,2-thiolane trong hợp chất gốc.
Cơ chế gây ngộ đọc ở người
Nereistoxin hấp thụ vào cơ thể thông qua đường dạ dày ruột,da và hô hấp .
Nereistoxin nó tác dụng trực tiếp trên dạ dày ruột gây tăng co bóp , nôn , đau bụng , ỉa
chảy.Trên hệ thần kinh Nereistoxin tác dụng ngưng chẹn hoạt động thần kinh cơ.
Thực nghiệm nếu đưa 1mg/kg Nereistoxin vào tĩnh mạch dẫn đế hậu quả có 50%
chẹn thần kinh cơ trong 2-5 phút, và tiếp tục gây ra liệt cơ hô hấp và tử vong tron vài 20
phút . quan sát mạch và huyết áp sau truyền tĩnh mạch Nereistoxin thấy tim đạp
nhanh và giảm huyết áp tâm thu và tâm trương tuy nhiên liệt cơ hốp gặp nhiều hơn
suy tim dẫn đén tử vong nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. 2.6.6. Pyrethroid Cấu tạo
Pyrethroid là dẫn xuất của este cacboxylat (còn gọi là este pyrethrum hoặc
este của pyrethrin), có nguồn gốc tự nhiên từ cây hoa cúc Chrysanthemum
cinerariaefolium và C.roseum chứa nhiều hoạt chất pyrethrin độc đối với côn
trùng. Các hoạt chất pyrethrin có thể được chiết xuất từ hoa, lá khô và rễ cây
bằng một dung môi, chúng có tác dụng gây chết tức thời đối với côn trùng.
Trong dịch chiết của pyrethrin có sáu este của hai axit cacboxylic với ba
xyclopentenolon với tỷ lệ khác nhau. Hình 9
Pyrethrin có phổ trừ sâu rộng, hiệu lực diệt cao, độc tính thấp với động vật
máu nóng, nhưng dễ bị phân hủy quang hóa nên chỉ dùng để diệt và loại côn
trùng trong nhà. Chính nhờ tình chất quý báu đó của pyrethrin, đã thúc đẩy
quá trình nghiên cứu tổng hợp các đồng đẳng của nó với hiệu lực diệt cao
hơn và độ bền quang hóa tốt hơn nhằm đưa vào sử dụng rộng rãi thay thế cho
những hợp chất diệt côn trùng nhóm clo hữu cơ, phốt pho hữu cơ và cacbamat. Tính chất -
Pyrethroid được phân loại dựa trên cơ chế hoạt động sinh học của chúng, vì
chúng không có chung cấu trúc hóa học. Nhiều dẫn xuất của axit 2,2-
dimetylcyclopropanecarboxylic,như axit chrysanthemic, được este
hóa với rượu . Tuy nhiên, vòng cyclopropyl không xảy ra trong tất cả các 21
pyrethroid. Fenvalerate , được phát triển vào năm 1972, là một ví dụ như vậy
và là pyrethroid được thương mại hóa đầu tiên không có nhóm đó. -
Các pyrethroid thiếu nhóm α-cyano thường được phân loại là pyrethroid loại
I và những loại có nhóm này được gọi là pyrethroid loại II . Pyrethroid có tên
chung bắt đầu bằng "cy" có nhóm cyano và thuộc loại II. Fenval Cả cũng chứa một nhóm α-cyano . -
Một số pyrethroid, như etofenprox , cũng thiếu liên kết este có trong hầu hết
các pyrethroid khác và có liên kết ether ở vị trí của nó. Silafluofen cũng được
phân loại là pyrethroid và có một nguyên tử silicon ở vị trí của
este. Pyrethroid thường có trung tâm trị liệu và chỉ một số đồng phân lập thể
hoạt động hiệu quả như thuốc trừ sâu -
Pyrethroid thường bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời và khí quyển trong
một hoặc hai ngày, tuy nhiên khi kết hợp với trầm tích, chúng có thể tồn tại trong một thời gian.
Cơ chế gây ngộ độc ở người
Sự hấp thụ pyrethroid có thể xảy ra qua da, hít phải hoặc nuốt phải,
Pyrethroid thường không liên kết hiệu quả với kênh natri của động vật có .
Chúng cũng hấp thụ kém qua da và gan người thường có khả năng chuyển
hóa chúng tương đối hiệu quả. Do đó, pyrethroid ít độc hơn đối với con
người so với côn trùng. Việc tiếp xúc lâu dài với một lượng nhỏ
pyrethroid có nguy hiểm hay không vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy
nhiên, liều lượng lớn có thể gây ngộ độc cấp tính, hiếm khi đe dọa đến
tính mạng. Các triệu chứng điển hình bao gồm dị cảm vùng mặt , ngứa,
rát, chóng mặt, buồn nôn và trường hợp nặng hơn là co giật cơ. Ngộ độc
nghiêm trọng thường do nuốt phải pyrethroid và có thể dẫn đến nhiều
triệu chứng như co giật, hôn mê , chảy máu hoặc phù phổ.
Ngoài ra Pyrethroid còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não, nếu tiếp xúc
quá liều với Permethrin, con người có thể bị đau đầu, yếu cơ, tiết nhiều
nước bọt, đau tim cấp và co giật.
Một số nghiên cứu cho thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa các chất
chuyển hóa trong nước tiểu của thuốc trừ sâu nhóm pyrethroid và tổn
thương AND trong tinh trùng của con người.
Biện pháp khắc phục :
Tắm rửa ngay sau khi lao độnG
Không ăn uống, hút thuốc khi lao động.
Người ốm, người có mụn nhọt, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người
say rượu bia không được pha, phun thuốc.
Sau khi phun thuốc, người phun cần nghỉ ngơi, uống nước đường và ăn cháo
đậu xanh để giải độc và giúp cơ thể mau hồi phục. 22
2.7. Hóa chất bảo vệ thực vật vô cơ
Nhóm thuốc chứa đồng
Là nhóm thuốc trừ bệnh lớn, được dùng từ lâu. Các thuốc được dùng phổ biến
trong nhóm là các loại hợp chất vô cơ. Đây là những thuốc có phổ tác động rộng,
ngoài tác dụng trừ nấm và vi khuẩn, chúng còn có hiệu lực cao với rêu, tảo và là thuốc
gây ngán cho côn trùng. Là thuốc trừ bệnh tiếp xúc, được dùng phun lên lá với tác
dụng bảo vệ. Thuốc có tác dụng hạn chế sự nảy mầm của bao tử, ion đồng (Cu2+) hấp
thụ trên bề mặt bao tử, tích lũy đến nồng độ cao, đủ diệt bảo tử. Các thuốc trong nhóm
ít động với động vật máu nóng, không ảnh hưởng xấu đến cây trồng (vì đồng cũng là
một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cây). Không tích lũy trong đất Các thuốc
trong nhóm hiện nay: bốn thuốc được dùng phổ biến nhất hiện nay là copper citrate,
copper hydroxide ( rêu, nấm, vi khuẩn); copper oxychloride (trừ nấm và vi khuẩn);
copper sulfate ( dùng đơn để trừ nấm, vi khuẩn, tảo hay làm nguyên liệu để điều chế
các thuốc khác). Ngoài ra còn copper octanoate ( nấm, vi khuẩn, tảo) ; copper sulfate
tribasic; copper oxid ( vi khuẩn, nấm)
Nhóm thuốc chứa lưu huỳnh
Lưu huỳnh nguyên tố: Được dùng đơn ( chủ yếu để xông hơi ). Hay làm
nguyên liệu để điều chế hay hỗn hợp Với các thuốc trừ bệnh khác là chất phản ứng
thiol không đặc trưng, ức chế hô hấp. Thuốc trừ mầm tiếp xúc, có tác dụng bảo vệ;
phổ rộng, ngoài tác dụng trừ nấm còn có khả năng diệt nhện, thuốc ít độc với động vật
máu nóng. Bị phân hủy khá nhanh và không tích lũy trong cơ thể. Không đọc với
chim cút, cá, ong và nhiều loài côn trùng có ích khác (bọ rùa ăn côn trùng), nhưng có
thể gây độc cho một số loài ong ký sinh. Calcium polysulfide (CaS.Sx): Thuốc trừ
nấm và trường nhện. Điều chế bằng cách nấu 2 phần lưu huỳnh nguyên tố : + 1 phần vôi sống +10 phần nước.
Nước cốt thu được ở dạng lỏng, màu mận chín, có mùi trứng thối. Tan tốt
trong nước. Bị CO2 Và các acid phân hủy, tạo thành muối Sunfua không tan. Sản
phẩm phân hủy là lưu huỳnh, khí H2S và muối Sunfua kim loại. Calcium polysulfide
có tác dụng trừ nấm và khi phân hủy tạo thành lưu huỳnh nguyên tố cũng có tác dụng
phòng bệnh. Thuốc có tác dụng trừ nấm phổ rộng; ngoài ra còn trừ được rệp sáp và
nhện. Hiện nay đã có thuốc gia công sẵn bán trên thị trường trong và ngoài nước.
Nhóm thuốc chứa Asen
Asen thuộc nhóm nguyên tố hoá học độc nhất thế giới. Asen có mặt khắp mọi nơi từ
đất nước, không khí…đến những món chúng ta ăn mỗi ngày ! 23 Hình 10
( Nguồn : Bệnh viện đa khoa Việt Đức ,2016 )
Người ta chia các hợp chất có chứa asen thành 2 nhóm gồm: ◦
Asen hữu cơ: Phần lớn nằm trong thực vật và mô thịt động vật, sinh ra từ
tự nhiên. Đây là dạng asen vô hại đối với con người. ◦
Asen vô cơ: Chủ yếu xuất phát từ quá trình sản xuất công nghiệp, sản
xuất nông nghiệp Hoá Chất. Có thể nằm trong đất đá hoặc dưới dạng hòa
tan vào nước. Đây chính là dạng asen có độc tính cao,
Cả 2 nhóm trên, đặc biệt là asen vô cơ đều tồn tại trong môi trường và nồng độ
của nó tùy vào mức độ ô nhiễm môi trường, từ đó quyết định xem nó có ảnh hưởng
tới sức khỏe con người hay không.
Mặc dù hiện tại những loại TBVTVchứa asen phần lớn đã bị cấm sản xuất
hoặc sử dụng nhưng một khi đã xài, dư lượng của nó vẫn còn tồn tại trong đất rất lâu,
có thể là 50 năm hoặc hơn nữa. Những việc sản xuất tràn lan và lạm dụng hóa chất
đang khiến cho hàm lượng As trong môi trường canh tác tăng nhanh hơn bao giờ hết.
Với việc hoá chất BVTV đang được làm giả rất nhiều, nguồn gốc không rõ ràng chính
là yếu tố khiến hàm lượng chất độc trong các sản phẩm tăng lên.
Như vậy, không chỉ lúa gạo nổi tiếng với hàm lượng As cao mà còn tất cả các
loại rau củ quả, thịt cá…vv. Nói chung là lương thực và thực phẩm chúng ta ăn hàng
ngày nếu không được canh tác tốt, hạn chế hoặc không sử dụng hóa chất thì nguy cơ nhiễm As rất cao. 24
2.8. Hóa chất bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ thực vật * Nicotin
Nicotin là alcaloid có trong các cây họ Cà (Solanaceae), đặc biệt có hàm lượng
khá cao trong cây thuốc lá. Các tính chất và độc tính của nicotin đã được nêu chi tiết
trong Chương 4. Nicotin là một chất độc thần kinh rất mạnh với ảnh hưởng rõ rệt đến
các loài côn trùng do vậy trước đây nicotin được sử dụng rộng rãi như là một loại
thuốc trừ sâu. Hiện nay các dẫn xuất của nicotin như imidacloprid được sử dụng thay thế.
Neonicotinoid là nhóm hóa chất bảo vệ thực vật gây kích thích thần kinh có
cấu trúc tương tự nicotin được sử dụng từ những năm 80 thế kỷ XX. Đại diện cho
nhóm này gồm các chất như imidacloprid, acetamiprid, thiamethoxam, dinotefuran…
Gần đây, một số nước hạn chế sử dụng những chất của nhóm này vì có nhiều
bằng chứng cho thấy nguy cơ gây rối loạn CDD (rối loạn sụt giảm bầy đàn) đối với
ong mật. Nguyên nhân là do các chất này phá hủy hệ thống miễn dịch tự nhiên của
ong mật nhạy cảm với nhiều trường hợp nhiễm trùng gây chết. Hiện nay, ở Việt
Namcacs chất này vẫn được phép sử dụng làm hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
Một số hóa chất bảo vệ thực vật neonicotinoid có công thức cấu tạo như sau: Hình 11
Nhóm hóa chất bảo vệ thực vật này có độc tính thấp hơn các nhóm clo hữu cơ,
phospho hữu cơ và carbamat. Tuy nhiên, một số sản phẩm chuyển hóa của nhóm này 25
lại cho thấy có độc tính cao đối với chim và cá. Cơ chế gây độc là do các sản phẩm
này gắn với các receptor của acetylcholin, gây độc thần kinh trung ương. Đường tiếp
xúc qua da có độc tính thấp, có thể gây đỏ và ngứa mắt nhẹ. Các nghiên cứu cũng cho
thấy các chất này phân hủy nhanh trong đường tiêu hóa và loại trừ qua phân, nước
tiểu trong vòng 48 giờ. Chưa thấy trường hợp bị ngộ độc cấp tính trên người. * Pyrethroid
Pyrethroid là dẫn xuất của este cacboxylat (còn gọi là este pyrethrum hoặc este của
pyrethrin), có nguồn gốc tự nhiên từ cây hoa cúc Chrysanthemum cinerariaefolium và
C. roseum chứa nhiều hoạt chất permethrin độc đối với côn trùng. Các hoạt chất
permethrin có thể được chiết xuất từ hoa, lá khô và rễ cây bằng một dung môi, chúng
có tác dụng gây chết tức thời đối với côn trùng. Trong dịch chiết của pyrethrin có sáu
este của hai axit cacboxylic với ba cyclopentenolone với tỷ lệ khác nhau. Hình 12
Pyrethrin có phổ trừ sâu rộng, hiệu lực diệt cao, độc tính thấp với động vật
máu nóng, nhưng dễ bị phân hủy quang hóa nên chỉ dùng để diệt và loại côn trùng
trong nhà. Chính nhờ tình chất quý báu đó của pyrethrin, đã thúc đẩy quá trình nghiên
cứu tổng hợp các đồng đẳng của nó với hiệu lực diệt cao hơn và độ bền quang hóa tốt
hơn nhằm đưa vào sử dụng rộng rãi thay thế cho những hợp chất diệt côn trùng nhóm
clo hữu cơ, phốt pho hữu cơ và cacbamat.
Trong không khí, nhiều pyrethroid bị phân hủy nhanh chóng bởi ánh sáng mặt
trời. Thông thường, chúng thường được phun trực tiếp lên cây trồng và thực vật, thời
gian tồn tại của chứng chỉ khoảng từ 1-2 ngày. Tuy nhiên, nước mưa có thể cuốn trôi
chúng vào nguồn nước, gây hại cho các loài động vật sống trong nước. 26
Pyrethrin hấp thu qua da và đường tiêu hóa. Nó được ứng dụng để điều trị
giun sán với ít phản ứng phụ. Liều độc qua đường uống của động vật có vú là > 100-
1000 mg/kg và liều tử vong là 10-100g.
Một số hóa chất nhóm pyrethroid thông dụng trên thị trường như: Permethrin, Cypermethrin, Deltamethrin,...
Vì tính chất ứng dụng cao dẫn đến việc gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu nhóm
pyrethroid trong nông nghiệp, từ đó gia tăng phơi nhiễm trong dân số nói chung.
Trong nước tiểu, pyrethroid chuyển hóa ra các chất chính là: ◦
CDCCA: Cis – 3 – (2,2-dichlorovinyl) – 2,2-dimethylcyclopropan carboxylic acid ◦
TDCAA: Trans -3- (2,2-dichlorovinyl) -2,2-dimethylcyclopropane carboxylic acid ◦ 3PBA: acid 3-phenoxybenzoic ◦
DBCA: cis -2,2-dibromovinyl-2,2-dimethylcyclopropan-1-carboxylic acid
3. Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến hệ sinh thái Hình 13
TBVTV là các loại hóa chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại
có hại cho cây trồng. TBVTV được phân thành 3 loại chính là thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ và thuốc trừ nấm . Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại 27
nhanh, sử dụng lại đơn giản phải nên được nông dân ưa thích . Nhưng TBVTV cũng
có rất nhiều tác hại, ảnh hưởng đến HST gây mất cân bằng bằng dẫn đến nhiều hậu
quả nghiêm trọng đối với môi trường và sinh vật.
3.1. Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến sinh vật
3.1.1. Đối với con người
Ngoài tác dụng diệt dịch bệnh, các loại cỏ và sâu bệnh phá hoại mùa màng, dư
lượng hóa chất BVTV cũng gây nên các vụ ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người
tiếp xúc và sử dụng chúng, và cũng là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến căn bệnh hiểm nghèo ngày nay.
Các độc tố trong hóa chất BVTV xâm nhập vào thân cây hoặc bám trên lá, rau
củ quả, cây lương thực, thức ăn gia súc như : thịt, cá, trứng,…Người và động vật ăn
phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời dẫn đến cái chết, hoặc nhiễm
độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Qua kiểm nghiệm cho thấy
sự xâm nhập của thuốc BVTV có thế gây quái thai và căn bệnh ung thư cho con người
và gia súc. Con đường lây nhiễm độc chủ yếu là qua ăn uống 97,3%, qua da và hô hấp chiếm 1,9% và 1,8% .
Do trình độ còn hạn chế, một số nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định
về sử dụng, bảo quản thuốc- sâu,có người cất thuốc vào tủ quần áo, trong phòng ngủ,
nên đã gây ra những trường hợp ngộ độc,thậm chí chết thảm thương do ăn nhầm phải
thuốc hoặc lây nhiễm qua da khi tiếp xúc. Ước tính mỗi năm, TBVTV là nguyên nhân
gây ra 10 triệu tai nạn ngộ độc, chủ yếu ở các nước đang phát triển. Những người
nông dân có nguy cơ nhiễm đặc biệt cao do chính các loại thuốc- sâu mà họ sử dụng
và phần lớn trong số họ thiếu hiểu biết về những nguy cơ có thể xảy ra. Những biện
pháp bảo hộ thường không được sử dụng và hậu quả nhiễm độc thuốc xảy ra thường
xuyên. Những biểu hiện của việc nhiễm độc thuốc như 2.Tê dại cảm giác kim châm
phải thiếu khả năng phối hợp hoạt động phải đau đầu phải chóng mặt,, vùng mình
phải cảm giác buồn nôn, ở đau bụng phải đổ mồ hôi mờ mắt, khó thở, suy hô hấp hay
giảm nhịp đập của tim.
Nếu với liều lượng cao có thể gây bất tỉnh, ko giật hoặc tử vong. Trong thời
gian dài có thể gây suy giảm trí nhớ và sự tập trung, sự trầm cảm phải mất phương
hướng, đau đầu, khó khăn trong giao tiếp, mộng du, mất ngủ. Cũng có thể gây ra các
bệnh về hô hấp, da, ung thư, khuyết tật thai nhi, rối loạn về sinh sản và hệ thần kinh.
Ảnh hưởng khi tiếp xúc với liều lượng cao có thể gây bất tỉnh, ko giật hoặc tử vong.
Thuốc gây ngộ độc chủ yếu là Wofatox (77,3%), 666 (14,7%) và DDT (8%). Con
đường chủ yếu xâm nhập vào con người đó là hấp thụ xuyên qua lỗ chân lông ngoài 28
da, đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống và cuối cùng đi vào thực quản bằng
đường hô hấp. Các hóa chất BVTV thường là các chất hoá học có độc tính cao, nên
mặt trái của chúng sẽ rất độc hại cho sức khỏe con người, dư lượng của TBVTV quá
giới hạn cho phép trong nông sản và thực phẩm là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người. Hình 14
Một số ảnh hưởng của TBVTV đến cơ thể con người khiến tình trạng sức
khoẻ của con người trở nên suy giảm theo mức độ tiếp xúc với dư lượng TBVTV:
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
- Ảnh hưởng đến tim mạch
- Ảnh hưởng đến hô hấp
- Ảnh hưởng đến tiêu hoá- gan mật - Ảnh hưởng đến máu Hình 15
(Nguồn: Tổng cục môi trường, 2009) * Đối với trẻ em
Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đối với trẻ em rất khó để phóng đại. Một "mối
quan hệ quan trọng" đã được tìm thấy giữa Theo một nghiên cứu năm 2018 được thực
hiện ở Brebes, tiếp xúc với thuốc trừ sâu khi mang thai và sinh con nhẹ cân,
Indonesia. Những phát hiện này chỉ ra những rủi ro mà những người làm nông nghiệp
và con cái của họ không được bảo vệ đúng cách khỏi thuốc trừ sâu. Nguy cơ thấp còi
cao hơn gấp ba lần đối với trẻ em tiếp xúc ở mức độ cao của thuốc trừ sâu so với trẻ 29
em không được sử dụng (Widyawati et al., 2020). WHO cũng đã ghi nhận mối liên hệ
tiềm ẩn giữa việc trẻ em tiếp xúc với thuốc trừ sâu và các tình trạng như bẩm sinh
bệnh tim và bệnh bạch cầu. Thuốc trừ sâu được cất giữ trong nhà cũng là nguyên nhân
phổ biến khiến trẻ bị ngộ độc (WHO, 2017).
Ở Costa Rica, những sợi tóc tiếp xúc với người mẹ được phun thuốc diệt nấm
có liên quan đến tác dụng phụ và giới tính cụ thể đối với sự phát triển thần kinh của
trẻ sơ sinh (Mora et al., 2018,). Một nghiên cứu gần đây tập trung vào ảnh hưởng sức
khỏe của việc sử dụng thuốc trừ sâu ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, Việt Nam nhận
thấy rằng nhận thức của nông dân địa phương về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
phù hợp là rất ít. Huyện Tứ Kỳ chuyên sản xuất lúa và rau; do đó, nông nghiệp đại
diện cho nguồn thu nhập chính của hầu hết các dân số. Ba trăm hộ gia đình ở ba cộng
đồng khác nhau đã được phỏng vấn, cho thấy rằng một tương đối cao (12,48%) tỷ lệ
nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được dán nhãn là độc hại, trong khi số lượng
nông dân nhận thức được danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm là không đáng kể.
Người nông dân thiếu kiến thức về các phương pháp sử dụng và thải bỏ thuốc trừ sâu.
Mặc dù phần lớn nông dân sử dụng các hình thức chính của trang bị bảo hộ (khẩu
trang, mũ), hạn chế sử dụng găng tay, kính, ủng, áo mưa. Sau khi phun, hơn 93%
nông dân rửa các chai thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng ở các kênh gần đó, trong
khi hơn 6% không rửa rửa chai ở tất cả. Việc thiếu nhận thức về việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật thích hợp được chứng minh là nguyên nhân chính đằng sau các bệnh
thường gặp của nông dân huyện Tứ Kỳ. (Huyen et al., 2020).
3.1.2. Đối với động vật
Thuốc BVTV không chỉ Tác dụng tiêu diệt các sinh vật gây hại. Đồng thời,
chúng cũng sẽ giết chết rất nhiều các loài sinh vật, động vật tự nhiên có lợi như: Côn
trùng bắt mồi, ong kí sinh thụ phấn, giun đất, bọ bùa,... TBVTV ngắm vô các mạch
nước, sông, suối,.. qua các thức ăn gia súc từ từ đi vào thực quản động vật gây nên
hiện tượng xác động vật chăn nuôi ở khắp mọi nơi. 30 Hình 16
3.1.3. Đối với vi sinh vật Hình 17
Thuốc BVTV có sức ảnh hưởng xấu đến môi trường sống con người nhất là
đất, nước,…và trong các môi trường đất, nước điều có lẫn VSV mắt thường chưa hẳn
đã thấy. Dư lượng của thuốc BVTV có thể làm chết hệ VSV( VSV có lợi và có hại)
tạo nên sự màu mỡ khiến đất trở nên bạc màu, mất chất dinh dưỡng, các quá trình hấp
thu của rễ, giảm năng suất nông sản và khiến nông sản nhiễm độc, gây ảnh hưởng cho
cây và môi trường xung quanh, dặt biệt là con người.
3.2. Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường 3.2.1. Môi trường đất
Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng hóa chất. Hoá chất BVTV đi vào
trong đất do các nguồn: phun xử lý đất, các hạt thuốc BVTV rơi vào đất, theo mưa lũ
theo xác sinh vật vào đất. Theo kết quả nghiên cứu thì phun thuốc cho cây có tới 50% 31
số thuốc rơi xuống đất, ngoài ra còn có 1 số thuốc rải trực tiếp vào đất. khi vào trong
đất một phần thuốc trong đất được cây hấp thụ, phần còn lại thuốc được keo đất giữ
lại. thuốc tồn tại trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và
qua các tác động của các yếu tố lý,hoá. Tuy nhiên tốc độ phân giải chậm nếu thuốc
tồn tại trong môi trường đất với lượng lớn, nhất là trong đất có hoạt tính sinh học
kém. Những khu vực chôn lấp hóa chất BVTV thì tốc độ phân giải chậm hơn nhiều.
Thời gian tồn tại của thuốc trong đất dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố
môi trường. Tuy nhiên, một chỉ tiêu thường dùng để đánh giá khả năng tồn tại trong
đất của thuốc là” thời gian bán phân hủy” , tính từ khi thuốc được đưa vào đất cho đến
khi một nửa lượng thuốc bị phân và được biểu thị bằng DT50, người ta còn dùng các
chỉ số DT75, DT90 là thời gian để 75% - 90% lượng thuốc bị phân hủy vào trong đất.
Lượng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là nhóm clo tồn tại quá lớn trong đất mà
lại khó phân hủy nên chúng có thể tồn tại trong đất gây hại cho thực vật trong nhiều
năm. Sau một khoảng thời gian nó sinh ra một hợp chất mới, thường có tính độc cao
hơn bản thân nó. Ví dụ: sản phẩm tồn lưu của DDT, trong đất là DDE cũng có tác
dụng như thuốc trừ sâu nhưng tác hại đối với sự phát triển của phôi bào trứng chim
đọc hơn DDT từ 2- 3 lần Hình 18
3.2.2. Môi trường nước
Theo chu trình tuần hoàn, hóa chất BVTV tồn tại trong môi trường đất sẽ rò rỉ
ra sông ngòi theo các mạch nước ngầm hay do quá trình rửa trôi, xói mòn, khiến hóa
chất bảo vệ thực vật phát tán ra các thành phần môi trường nước. Mặt khác, khi sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, nước có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu nặng nề do người sử
dụng đổ mấy chắc dư thừa, chai lọ chứa hóa chất, nước súc ngửa xuống thủy vật,...
Điều này có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng khi các nông trường vườn tược lớn nằm kề
sông bị xịt thuốc xuống ao hồ. 32
Hóa chất BVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trôi từ những cánh
đồng có phun thuốc xuống ao, hồ, sông, hoặc do độ hóa chất bảo vệ thực vật thừa sau
khi đã sử dụng, phun thuốc trực tiếp xuống những ruộng lúa nước để trừ cỏ, trừ sâu,
trừ bệnh. Ô nhiễm nguồn nước do hóa chất BVTV cũng có nhiều hình thức khác
nhau, từ rửa trôi thuốc từ các cánh đồng có chứa hóa chất BVTV, người sử dụng đổ
hóa chất BVTV vừa, rửa dụng cụ ở các kinh do nước mưa chảy tràn từ các kho hóa chất BVTV tồn lưu.
Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác dụng của mưa và rửa trôi sẽ lắng đọng trong
lớp bùn đáy ở sông, ao, hồ,… sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. TBVTV có thể phát hiện
trong các nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài kilômét. Mặc dù độ hòa tan của hóa chất
BVTV tương đối thấp, song chúng cũng bị rửa trôi vào nước tưới, gây ô nhiễm nước
bề mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông ven biển nơi nước tưới tiêu đổ vào. Hình 19
3.2.3. Môi trường không khí
Khi phun TBVTV, không khí bị ô nhiễm với dạng bụi, hơi. Dưới tác dụng của
ánh sáng, nhiệt, gió và tính chất hóa học, TBVTV có thể lan truyền trong không khí.
Lượng tồn trong không khí sẽ khuếch tán, có thể di chuyển xa và lắng đọng và nguồn
nước mặt ở nơi khác gây ô nhiễm môi trường.
Rất nhiều loại hóa chất BVTV có khả năng bay hơi và hành hoa, ngay cả hóa chất có
khả năng bay hơi ít như DDT cũng có thể bay hơi vào không khí, đặc biệt trong điều
kiện khí hậu nóng ẩm nó có thể vận chuyển đến những khoảng cách xa, đóng gói vào
việc ô nhiễm môi trường không khí. 33 Hình 20 *TÓM LẠI:
Các loại TBVTV thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể tiêu diệt được
nhiều loại côn trùng. Khi dùng TBVTV cũng có thể gây hại đến một số loại côn trùng
có ích cũng sẽ bị tiêu diệt , đồng thời ảnh hưởng tới các loài chim ăn sâu, vì chim ăn
sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc- sâu, số lượng thiên địch của
nhiều loại sâu cũng giảm. Điều đó có lợi cho sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh
hại . Việc dùng TBVTV liên tục sẽ sinh ra chứng nhờn thuốc. Vì thế mỗi loại thuốc
chỉ có tác dụng mạnh một số 5 đầu sử dụng. Để hạn chế bệnh nhờn thuốc,i tăng khả
năng diệt trừ sâu bệnh, người ta thường tăng dần nồng độ thuốc và tăng số lần dùng
thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng mãi nồng độ được .
Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường
nhiều lên. Một số loại TBVTV có tính năng hóa học ổn định, khó phân hủy, nên sẽ
tích lũy trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích lũy này có thể cao đến
mức gây độc cho môi trường ( đất, nước, không khí) và cả sinh vật sống. Do thuốc tồn
động lâu không phân hủy, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng đất khác,
theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Khả năng ngộ độc ở nhiều nơi cũng tăng cao.
4. Nhận biết ngộ độc thực phẩm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Thông thường, các loại hóa chất BVTV xâm nhập vào cơ thể con người và
động vật chủ yếu từ 3 con đường sau:
Hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lông ngoài da;
Đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống;
Đi vào khí quản qua đường hô hấp. 4.1. Triệu chứng
Việc sử dụng các loại thực phẩm bị dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ dễ ra
gây ra tình trạng bị ngộ độc và nếu không kịp thời phát hiện để được điều trị đúng 34
cách sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống thậm chí nguy hiểm đến
tính mạng. Với việc bị ngộ độc do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật , trên đây là dấu
hiệu triệu chứng Người vừa mới ăn xong và khởi phát bệnh ngay sau đó.Có từ hai
người trở lên có biểu hiện triệu chứng bệnh tương tự nhau sau khi cùng sử dụng một
loại thực phẩm nào đó, trong khi những người không ăn thì không bị,thường nặng
nhất và diễn ra khá nhanh ngay sau khi lượng chất độc này ngấm cơ thể. Ở dạng này
các chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể gây ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất. Nếu
để lâu dài dẫn đến ung thư và gây ra một số bệnh nguy hiểm khác. Dấu hiệu nhận biết
là người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, chân tay rời rạc, xùi
bọt mép, đi ngoài, sốt...
Ngộ độc xảy ra thường đồng loạt bởi thức ăn thường do nhiều người ăn. Nếu
thức ăn do một người ăn cần nhanh chóng đi kiểm tra mẫu thức ăn ngay lập
tức.Trường hợp nặng, người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng
thở, hôn mê. Trong trường hợp đó việc sơ cứu nên được tiến hành sớm ngay khi thấy các biểu hiện trên. Hình 21
4.2. Cách điều trị
Khi thấy bản thân hoặc người thân, người xung quanh đang có các biểu hiện, triệu
chứng của ngộ độc thực phẩm như trên, cần bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu sau đây: -
Gây nôn:Nếu ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng trước 6 giờ thì lúc đó thức ăn
vẫn còn trong dạ dày người bệnh. Vì vậy, nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần kích
thích cho bệnh nhân càng ói nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ngộ độc ra ngoài
và có thể kích thích bằng cách ngoáy nhẹ họng hay cho uống nước muối loãng. -
Đối với trẻ em, khi sơ cứu bằng cách gây nôn cho trẻ, cần phải lưu ý móc họng
trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu
sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn 35
vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong
quá trình gây nôn, phải luôn dùng khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra
rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ. -
Tuyệt đối không nên gây nôn đối với người bị hôn mê vì dễ bị hít sặc thức ăn và
làm tắc đường thở. Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp,
nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc. -
Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi: Sau khi người bệnh nôn và đi
ngoài thì cơ thể sẽ bị mất nước. Chính vì vậy cần tiến hành bù nước cho người
bệnh bằng cách cho uống nhiều nước lọc, uống nước oresol hoặc uống nước gạo
rang để bù nước cho người bệnh. Hình 22
4.3. Thực phẩm nên ăn gì sau ngộ độc ?
4.3.1. Chọn thức ăn dễ tiêu
Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn chỉ nên ăn khi cảm thấy dạ dày mình có thể
tiêu hóa được. Những món ăn thanh đạm và hơi nhạt sẽ giúp bạn không bị kích ứng
dạ dày khi bắt đầu nạp lại năng lượng, nên bạn có thể thử những món sau: Chuối,
Cơm, nước sốt, táo, mật ong, yến mạch, các loại hạt,...
Chuối chứa nhiều kali và đường tự nhiên
giúp duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể Hình 23
4.3.2 Sử dụng thực phẩm lợi khuẩn 36
Có thể sử dụng những thực phẩm lợi khuẩn. Probiotics là các vi sinh vật sống
không gây bệnh được sử dụng để duy trì và cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh vật đường
ruột, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lây nhiễm. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra
rằng probiotic có thể ngăn ngừa và phục hồi bệnh lây truyền qua thực phẩm. Một số
thực phẩm giàu probiotics như sau: Sữa chua ăn , sữa chua uống, ...
-Quá trình ngộ độc thực phẩm có thể tiêu diệt các lợi khuẩn đường ruột. Do vậy, khi
cảm thấy bản thân đã khỏe lại, người bệnh có thể sử dụng sữa chua để tái tạo những vi
khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột : Thực phẩm lên men, men uống vi sinh,...
-Ngũ cốc chứa nhiều khoáng chất cần thiết
như magie, canxi, kali và là nguồn dinh
dưỡng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ
thể. Ngoài ra, nó còn có khả năng cải
thiện nhu động ruột, giúp tăng sự kết rắn
phân, giúp hệ tiêu hóa luôn được sạch sẽ.
Bạn có thể nấu cháo yến mạch để sử dụng
sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Hình 24
Ngũ cốc chứa nhiều khoáng chất cần thiết như magie, canxi, kali
4.3.3 Sử dụng viên uống men vi sinh
Nấm men vi sinh với thành phần chính là men saccharomyces boulardii – loại
nấm men duy nhất được bào chế làm thuốc, có thể giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn
đường ruột, tăng cường hoạt động men tiêu hóa, nhờ đó có thể đẩy nhanh quá trình
hồi phục của ngộ độc thực phẩm.
Diện tích bề mặt nấm men lớn gấp 10 lần vi khuẩn nên khả năng bảo vệ thành
ruột tốt hơn, tác nhân gây bệnh bám vào bề mặt nấm men và được thải loại qua phân
nhiều hơn. Khả năng sống sót cao khi đi qua ống tiêu hóa → đảm bảo đủ số lượng điều trị
Bên cạnh đó, Nấm men vi sinh còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, một trong những
triệu chứng chính của ngộ độc thực phẩm. Mức độ an toàn và hiệu quả của
Saccharomyces boulardii đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu lâm sàng và
được ba tổ chức uy tín khuyến cáo sử dụng trong việc điều trị tiêu chảy là: -
Hiệp hội Tiêu hóa Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu âu (ESPHGAN) -
Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO) - Hội Nhi khoa Việt Nam
4.3.4. Ngộ độc thực phẩm cần kiêng gì?
Thực phẩm làm từ sữa: Các thực phẩm từ sữa như phô mai, kem hoặc sữa tươi
có thể làm dạ dày bị kích ứng và gây đau. Vậy nên hãy loại bỏ những thực phẩm từ 37
sữa ra khỏi thực đơn của mình đến khi tình trạng ngộ độc thực phẩm đã khỏi hoàn toàn
Thức ăn giàu chất béo: Các thực phẩm chiên rán như gà rán, khoai tây chiên
và các món giàu chất béo khác đều có thể khiến tình trạng rối loạn dạ dày của bản
thêm trầm trọng, sau những tổn thương mà ngộ độc thực phẩm gây ra.
Đồ cay: Thức ăn cay có thể gây kích ứng dạ dày và làm cho tình trạng ngộ độc
thực phẩm tiến triển nặng hơn Hình 25
Thực phẩm gây đầy hơi: Thực tế không có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng
thực phẩm gây đầy hơi có thể làm tăng tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, nếu
bạn hạn chế sử dụng những thực phẩm gây đầy hơi như táo, bắp cải, hành, tỏi… có
thể giúp hệ tiêu hóa của bạn làm việc dễ dàng hơn và dạ dày cũng có thể đỡ đau hơn
sau những ảnh hưởng xấu mà ngộ độc thực phẩm gây ra.
Tuy việc nạp thật nhiều chất lỏng khi bị ngộ độc thực phẩm nên được ưu tiên
hàng đầu nhưng bạn nên hạn chế một vài loại thức uống để tránh làm gia tăng tình
trạng mất nước khi bị nôn và tiêu chảy như: Cà phê, trà, đồ ăn thức uống có chứa caffeine, sô cô la,...
5. Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
5.1. Đối với nguồn sản xuất
Chỉ mua thuốc BVTV tại các cửa hàng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp
phép đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV. Cần đọc kỹ ngày sản xuất và thời hạn sử
dụng của thuốc, không mua các lọai thuốc đã hết hạn sử dụng, không có bao bì, nhãn
sản phẩm. Không mua các loại thuốc BVTV ngoài danh mục, thuốc BVTV cấm sử
dụng. Thuốc BVTV phải được vận chuyển riêng với các loại hàng hóa khác đặc biệt
là thực phẩm. Người sử dụng thuốc BVTV phải được tập huấn về kỹ thuật sử dụng an
toàn, hiệu quả và các biện pháp sơ cứu đơn giản khi bị ảnh hưởng của thuốc BVTV.
Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều
lượng và đúng phương pháp. Sử dụng theo đúng hướng dẫn về đối tượng phòng trừ,
liều lượng, nồng độ (có dụng cụ đong, đo chính xác lượng thuốc, nước pha thuốc) và
phải đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn của từng loại thuốc. Căn cứ vào diện 38
tích cây trồng cần sử lý để pha lượng thuốc vừa đủ, không sử dụng thuốc BVTV đã
pha còn thừa từ hôm trước. Trong trường hợp phải sử dụng các loại thuốc BVTV mới
cần có ý kiến hướng dẫn của cán bộ có chuyên môn về BVTV. Khi sử dụng các loại
thuốc BVTV nói trên thì cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn vệ sinh
lao động: mặc bảo hộ lao động, đeo găng tay, đeo khâu trang, đứng ở đầu gió khi
phun thuốc,… Khi thu hoạch rau quả cần phải chờ hết thời gian cách ly là thời gian
hoá chất BVTV còn tồn dư trên rau quả. Không rửa dụng cụ phun, đựng hoá chất
BVTV hoặc chôn, ném các chai, lọ các loại hoá chất này một cách tuỳ tiện dễ gây
nhiễm độc môi trường.
5.2. Đối với người tiêu dùng
5.2.1. Lựa chọn sản phẩm
Nên chọn: Rau quả còn tươi, toàn vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bình
thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay. Rau quả không bị héo úa, giập
nát, hoặc dính các chất lạ hoặc mùi vị lạ. Tránh mua các loại rau quả gọt vỏ và xắt
sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì có thể nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hoặc có hoà
lẫn hoá chất độc hại để giữ vẻ trắng, dòn của rau tươi. Ngâm kỹ, rửa sạch, rửa từng lá,
nhất là ở các kẽ lá cho thật sạch, gọt vỏ các loại quả ăn tươi. riêng đối với các loại rau
lá nhỏ như xà lách xoong, rau dền, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1 - 2 muỗng cà
phê muối để sâu bọ và côn trùng bò ra khỏi các kẽ lá. Đối với các loại rau, củ, trái cây
để nguyên củ rửa sạch trước khi gọt vỏ. Rau quả phải ngâm ngập trong nước sạch 15 -
20 phút, rửa nhiều lần (ít nhất 3 - 4 lần) trong chậu nước đầy để loại bỏ tồn dư thuốc
BVTV còn đọng trên rau quả. Nấu chín và mở vung khi nấu cũng là cách tốt để loại
trừ phần lớn dư lượng thuốc BVTV còn sót lại qua đường bay hơi
5.2.2. Bảo quản thực phẩm
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép
Không để thức ăn ở ngoài quá hai giờ; không quá một giờ đồng hồ vào mùa
hè hoặc khi thời tiết nắng nóng vì có thể gây hư hỏng, ôi thiu.
5.2.3. Chế biến thức ăn 39 -
Rửa tay trước khi tiếp xúc thực phẩm, trong và sau khi chế biến món ăn để ngăn
ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống. -
Làm sạch các nguyên vật liệu trước khi chế biến món ăn. -
Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng, ăn uống; rửa sạch bằng xà phòng và nên rửa bằng nước ấm. Hình 26
5.3. Đối với xã hội -
Về phía nhà nước:Cần có những biện pháp thắt chặt quản lý đối với các loại
thuốc BVTV nói chung và các sản phẩm hóa học nói riêng dùng trong nông
nghiệp. Đưa ra các tiêu chuẩn vùng, quốc gia, quốc tế, đồng thời giám sát việc
thực thi của các đối tượng sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt là
các loại thuốc hóa học có độc tính cao, thời gian phân hủy lâu, lượng tồn dư lớn. -
Về phía các nhà khoa học: Nghiên cứu các loại thuốc có tính an toàn đối với
con người, môi trường cũng như cây trồng, vật nuôi, các loại thuốc có tính đặc tính cao. -
Về phía doanh nghiệp: Thực hiện sản xuất và cung ứng các loại thuốc BVTV an
toàn, nằm trong danh mục cho phép của nhà nước. Không nhập khẩu các loại
thuốc BVTV không đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường Áp
dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, các sản phẩm đạt yêu cầu về các tiêu
chuẩn của nhà nước cũng như các tiêu chuẩn ISO. 40 -
Về phía các nhà môi trường: Thực hiện giám sát, kiểm soạt, đánh giá tác động
của các loại thuốc BVTV để có những khuyến các kịp thời cho nhà chức trách,
người sản xuất và người tiêu dùng . -
5.4. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm
5.4.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ? -
Vệ sinh an toàn thực phẩm còn gọi là an toàn thực phẩm hiểu theo ý hẹp là một
bộ môn khoa học. Được dùng để mô tả cho việc xử lý thực phẩm, chế biến, bảo
quản & cất giữ thực phẩm. Bằng những cách phòng ngừa, phòng chống bệnh lây
nhiễm do thực phẩm ảnh hưởng. -
Vệ sinh an toàn thực phẩm gồm có những thói quen, thao tác trong những khâu
chế biến thực phẩm. Được người chế biến thực hiện để phòng tránh những nguy
cơ sức khỏe tiềm tàng đáng nghiêm trọng. -
Dùng các thực phẩm kém đảm bảo vệ sinh, trước mắt có thể bị ảnh hưởng như
ngộ độc cấp tính với các triệu chứng diễn ra liên tục, dễ nhận biết, nhưng nguy
hiểm hơn đó là sự tích tụ dần qua năm tháng các chất độc hại ở một số bộ phận
trong cơ thể sau một thời gian mới có thể phát bệnh. Các ảnh hưởng tới sức khỏe
còn phụ thuộc vào những tác nhân gây bệnh. -
Các chất chấm, phụ gia không được phép hay chất hóa học từ thiên nhiên vượt
quá mức quy định cho phép của bộ y tế -
Các thiệt hại khi thực phẩm kém an toàn gây ra thành nhiều hậu quả khác nhau,
từ bệnh cấp tính, mãn tính nặng có thể dẫn đến tử vong. Thiệt hại chính do các
bệnh này gây ra từ thực phẩm là các khoản chi phí khám bệnh, hồi phục sức
khỏe, chi phí do phải chăm chút người đau yếu, sự mất lương lậu do phải nghỉ làm…
5.4.2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm -
Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật. Về lâu
dài thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe mỗi con người. Mà còn
ảnh hưởng trực tiếp đến nòi giống của dân tộc. -
Sử dụng các sản phẩm không đảm bảo an toàn trước mắt có thể bị ngộ độc nhẹ
với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhìn thấy. Nhưng còn nguy hiểm hơn nữa là sự tích tụ
dần các chất độc hại trong cơ thể, sau một thời gian dài mới được phát. -
*Vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến kinh tế & xã hội -
Thúc đẩy vệ sinh an toàn thực phẩm giúp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường
các nước. Để cạnh tranh trên thị trường các nước, thực phẩm được sản xuất, chế
biến, bảo quản phòng tránh. -
Tối đa nhiễm từ các loại vi sinh vật, mà còn không được chứa bất kì các chất hóa
học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định được cấp phép của tiêu chuẩn quốc tế -
Thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả
khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính nặng hơn là dẫn đến tử vong,.. đặc biệt, 41
thiệt hại lớn nhất, gây -tổn thất nhất đó là mất lòng tin của người khách hàng đã tin tưởng sử dụng. -
Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh
bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch. III. KẾT LUẬN
Tất cả các loại thuốc trừ sâu đều có khả năng gây hại cho con người, động vật, các
sinh vật sống khác và môi trường nếu sử dụng không đúng cách. Chìa khóa để giảm
nguy cơ sức khỏe khi sử dụng thuốc trừ sâu là luôn hạn chế phơi nhiễm bằng cách
mặc PPE và sử dụng thuốc trừ sâu có độc tính thấp nếu có. Đọc nhãn và thực hành
thói quen làm việc an toàn sẽ giảm thiểu nguy cơ từ việc sử dụng thuốc trừ sâu. Các
phương pháp thay thế nên được áp dụng để kiểm soát dịch hại. Các sản phẩm thực
phẩm hữu cơ nên được ưa chuộng hơn các sản phẩm thực phẩm thông thường. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Hoạt Chất Trừ Sâu Clo Hữu Cơ - AGRIBUSINESS VIETNAMESE (thongtinthuocbvtv.com)
2. Tổng Cục Môi Trường, HN 2015
3. Khoa Kỹ Thuật Hoá Học, “Ô nhiễm ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật” ,
9/2013. ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI.
4. Dương Quỳnh Chi, “Ảnh hưởng của dư lượng thuốc BVTV”,12/2013. ĐH CẦN THƠ.
5. Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn
Viên, Bùi Trọng Ánh , XB 2007
6. Hà Huy Khôi, Dinh Dưỡng Và Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm , NXB Y Học
7. Nguyễn Đức Phượng, Phan Minh tâm,Vệ sinh an toàn thực phẩm, Đại học kỹ thuật TPHCM
8. Lương Đức Phẩm (2001), Vi sinh vật và vệ sinh an toàn thực phẩm –Nhà xuất
bản Nông Nghiệp , Hà Nội
9. Nguyễn Xuân Hồng , Đoàn Phương Linh, Giáo Trình Dinh Dưỡng Người Và An
Toàn Thực Phẩm , Cần Thơ 2022
10. Tống Thị Ánh Ngọc, Phan Thị Thanh Quế, Huỳnh Thị Phương Loan, 2020. Giáo
Trình An Toàn Và ô Nhiễm Trong Sản Xuất Thực Phẩm. NXB Đại Học Cần Thơ
Tài liệu tham khảo nước ngoài
1. Deborah Zabarenko. “Pesticide DDT shows up in Antarctic penguins”.
2. “The use of pesticides in developing countries and their impact on health and the
right to food”, Swagata SARKAR, School of Government and Public Policy,European Union 2021.
3. “Effects of Pesticides on Environment”, Isra Mahmood, Kanwal Shazadi, Alvina Gu, 02 March 2016
4. ‘Pesticides and human health’, Aaron Blair1, Beate Ritz2, Laura Beane , Freeman, December 24, 2014.
5. Garrow J.S., James W.P.T., Ralph A., 2000. Human Nutrition and Dietetics. Tenth edition, Churchill Livingstone 43 44
Document Outline
- DANH MỤC HÌNH ẢNH
- DANH MỤC VIẾT TẮT
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- 1. Giới thiệu sơ lược tình hình sử dụng TBVTV trên thế giới
- 1.1. Tình hình sử dụng TBVTV trên thế giới
- 1.2. Tình hình sử dụng TBVTV Việt Nam
- 2. Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật
- 2.1. Khái niệm
- 2.2 Nguồn gốc
- 2.3 Phân loại
- 2.4. Tác dụng
- 2.5. Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật và các dạng tồn tại của chúng
- 2. Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật
- 2.6.1. Chlor hữu cơ
- 2.6.1.1. Dtt ( dichloro - diphenyl - trichloroethane )
- 2.6.1.2. 666 ( C6H6Cl6 - hexaclocyclohexan )
- 2.6.2. Lân hữu cơ
- 2.6.3. Carbamat
- 2.6.4. Phospho hữu cơ
- 2.6.5. Nereistoxin
- 2.6.6. Pyrethroid
- 2.7. Hóa chất bảo vệ thực vật vô cơ
- 2.8. Hóa chất bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ thực vật
- 3. Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến hệ sinh thái
- 3.1. Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến sinh vật
- 3.1.1. Đối với con người
- 3.1.2. Đối với động vật
- 3.1.3. Đối với vi sinh vật
- 3.2. Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường
- 3.2.1. Môi trường đất
- 3.2.2. Môi trường nước
- 3.2.3. Môi trường không khí
- 4. Nhận biết ngộ độc thực phẩm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- 4.1. Triệu chứng
- 4.2. Cách điều trị
- 4.3. Thực phẩm nên ăn gì sau ngộ độc ?
- 4.3.1. Chọn thức ăn dễ tiêu
- 4.3.2 Sử dụng thực phẩm lợi khuẩn
- 4.3.3 Sử dụng viên uống men vi sinh
- 4.3.4. Ngộ độc thực phẩm cần kiêng gì?
- 5. Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- 5.1. Đối với nguồn sản xuất
- 5.2. Đối với người tiêu dùng
- 5.2.1. Lựa chọn sản phẩm
- 5.2.2. Bảo quản thực phẩm
- 5.2.3. Chế biến thức ăn
- 5.3. Đối với xã hội
- 5.4. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm
- 5.4.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?
- 5.4.2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm
- III. KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO