Báo cáo cuối môn Biên tập sản phẩm truyền thông đại chúng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên, học sinh hút thuốc lá điện tử đang diễn biến  phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức  khỏe của chính bản thân các học sinh, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn bè  và người xung quanh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
23 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Báo cáo cuối môn Biên tập sản phẩm truyền thông đại chúng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên, học sinh hút thuốc lá điện tử đang diễn biến  phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức  khỏe của chính bản thân các học sinh, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn bè  và người xung quanh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

12 6 lượt tải Tải xuống
Mục lục
I. Lý do lựa chọn sản phẩm truyền thông......................................................2
II. Quá trình biên tập sản phẩm truyền thông.............................................3
1. Ý tưởng chủ đề sản phẩm truyền thông...................................................3
2. Lý do biên tập sản phẩm truyền thông....................................................3
III. Chi tiết biên tập sản phẩm truyền thông.................................................3
1. Lý do thay đổi.............................................................................................3
2. Chi tiết biên tập sản phẩm......................................................................12
IV. Kết quả biên tập.......................................................................................20
V. Kết luận........................................................................................................21
BÁO CÁO CUỐI MÔN
BIÊN TẬP SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Mã sinh viên
1 Nguyễn Đăng Minh 1951050080
2 Ngô Thu Trang 1951050096
I. Lý do lựa chọn sản phẩm truyền thông
Gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên, học sinh hút thuốc lá điện tử đang diễn
biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Thực trạng này không chỉ ảnh
hưởng đến sức khỏe của chính bản thân các học sinh, mà còn ảnh hưởng đến
sức khỏe của bạn bè và người xung quanh. Nhiều vụ ngộ độc thuốc lá điện tử
xảy ra gần đây đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cần phải có sự chung tay
của cộng đồng xã hội ngăn chặn tình trạng này. Bản thân là những sinh viên
chuyên ngành Truyền thông Đại chúng, chúng tôi ý thức rõ được thực trạng
cũng như các tác hại khôn lường của trào lưu “thuốc lá điện tử”. Và là những
người trẻ, chúng tôi mong muốn có một cái nhìn đúng đắn hơn để không gây
tâm lí hoang mang tới xã hội cũng như đề xuất được nhiều giải pháp cho vấn
đề này.
II. Quá trình biên tập sản phẩm truyền thông
1. Ý tưởng chủ đề sản phẩm truyền thông
Nhóm lựa chọn chủ đề “Thuốc lá điện tử” là một vấn đề mang tính xã hội
cao. Trong khi chủ trương của nhà nước và đề xuất của các bộ ban ngành
đều là cấm loại mặt hàng này. Tuy nhiên kể từ khi xuất hiện (2015) cho
tới nay, tình trạng sử dụng ngày càng gia tăng mà không có bất kì một chế
tài xử phạt nào cũng như có điều luật hợp lệ để lưu hành thuốc lá điện tử.
Vậy nên nhóm chúng tôi đề xuất đề tài này với mong muốn không khuyến
khích mọi người sử dụng các sản phẩm liên quan tới thuốc lá, tuy nhiên
không áp đặt cái nhìn tiêu cực cho sản phẩm vẫn còn gây nhiều tranh cãi
này.
2. Lý do biên tập sản phẩm truyền thông
Sau khi chọn lọc loạt phóng sự của VTV24, chúng tôi nhận thấy có những
vấn đề còn gây ra nhiều tranh cãi. Vậy nên lượng thông tin cần được cân
bằng, để ngoài việc ý thức người xem về tác hại, còn cần ý thức người
xem hiểu đúng bản chất của sự việc trước khi đem ra suy xét.
III. Chi tiết biên tập sản phẩm truyền thông
1. Lý do thay đổi
Các phóng sự gốc
PHÓNG SỰ 1
Mối nguy mang tên “Thuốc lá điện tử” – VTV 24 (28/12/2019)
Nội dung: Phản ánh thực trạng thuốc lá điện tử được sử dụng rộng rãi và tràn lan
ở Việt Nam giai đoạn 2019. Để làm rõ thực trạng này bản tin của VTV24 đã đưa
ra những lập luận như sau:
Trong phóng sự đề cập về quan niệm: “Thuốc lá điện tử và khói từ sản phẩm này
không gây nguy hại cho sức khỏe, và sản phẩm thuốc lá điện tử có thể giúp cai
thuốc lá truyền thống.” Phóng sự đưa ra dẫn chứng từ việc phỏng vấn Bác sĩ
Văn Thành (Trưởng khoa bênh phổi mãn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương) về
các tác hại khi sử dụng sản phẩm thuốc lá nung nóng và tác hại khi người hít
khói thuốc thụ động có nguy cơ mắc phải.
Phóng sự đề cập về số lượng thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (19/12/2019) về
việc số lượng nam giới hút thuốc lá truyền thống giảm nhưng số lượng dùng
thuốc lá điện tử lại gia tăng.
Bản tin đưa ra thông tin về cuộc điều tra của BBC trên người dân Anh: 33%
người trưởng thành hút Vape để bỏ thuốc lá truyền thống. 10 % thanh thiếu niên
từ 11 – 18 tuổi từng hút Vape ít nhất 1 lần. 41 triệu người hút thuốc lá điện tử
trên toàn cầu.
Thông tin được chỉ ra từ nghiên cứu theo đài Reuters rằng: Khói thuốc lá điện tử
tiêu diệt tế bào phổi ở chuột. Anh và Đức cấm quảng cáo thuốc lá điện tử dưới
mọi hình thức. Cùng dẫn nhiều dẫn chứng về các điều luật các nước ban hành để
hạn chế tác hại từ thuốc lá điện tử.
PHÓNG SỰ 2
Ma túy ngụy trang thuốc lá điện tử - VTV24 (12/12/2022)
Nội dung: Phản ánh thức trạng ma túy trà trộn vào các loại hình thuốc lá điện tử
trên thị trường Việt Nam. Ở trong bản tin này, VTV24 đã đưa ra các quan điểm
như sau:
Trong thời gian bản tin được phát sóng, VTV24 đã cung cấp thông tin: Công an
thành phố Hà Nội đưa ra cảnh báo ma túy ngụy trang thuốc lá điện tử. Trong
khoảng thời gian gần đó, công an Hà Nội đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ các đối
tượng sử dụng các thành phần hóa chất có chứa chất ma túy để pha vào các loại
tinh dầu thuốc lá điện tử.
Bản tin đưa ra hình ảnh, tư liệu về việc thu giữ 600 kg các thành phẩm từ ma túy
trên địa bàn thành phố.
Bản tin phỏng vấn Trung tá Nguyễn Đức Đạo (Công an quận Nam từ Liêm) về
các loại hình sản phẩm núp bóng ma túy (bao gồm thuốc lá điện tử), cách thức
các đối tượng sản xuất ma túy trà trộn vào thuốc lá điện tử.
Phóng sự tiếp tục phỏng vấn Bác sĩ Nguyễn Thành Long (Viện sức khỏe tâm
thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) về tác hại của việc sử dụng các chất ma túy
hướng thần.
Phóng sự đưa ra các dẫn chứng phát hiện biểu hiện của người nghiện ma túy.
PHÓNG SỰ 3
4 học sinh nhập viện cấp cứu vì thuốc lá điện tử - VTV24 (8/4/2023)
Nội dung: Đưa tin về 4 học sinh nhập viện vì sử dụng các thành phẩm liên quan
tới thuốc lá điện tử, đồng thời cung cấp thông tin, tuyên truyền tới mọi người về
tính nguy hại của thuốc lá điện tử. Ở trong bản tin này, VTV24 đã đề cập những
nội dung sau:
4 học sinh thuộc trường THPT Hà Đông, Hà Nội đã nhập viện vì sử dụng thuốc
lá điện tử có chứa ma túy.
Đưa ra nguyên nhân đối tượng vị thành niên sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng
gia tăng: nhiều loại hình thù bắt mắt, nhiều hương vị hấp dẫn, dễ dàng mua bán,
Phỏng vấn các đối tượng là học sinh sử dụng thuốc lá điện tử.
Phỏng vấn nhà trường về tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử.
Phỏng vấn Thượng tá Bùi Đức Thiêm (Phó Trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát điều
tra về tội phạm ma túy (C04 – Bộ Công An) về cách thức “núp bóng” ma túy
của các sản phẩm thuốc lá điện tử.
PHÓNG SỰ 4
Thuốc lá điện tử - Mua bán dễ như mua rau ngoài chợ
Nội dung: Ghi nhận thực tế bằng hình ảnh tình trạng buôn bán thuốc lá điện tử.
Ở trong phóng sự này, VTV24 đã đi tác nghiệp và có nhiều bằng chứng về việc
buôn lậu thuốc lá điện tử.
Hình ảnh về các cửa hàng bán chui sản phẩm thuốc lá điện tử.
Phỏng vấn Trung tá Trương Quang (Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm tham
nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an TP.Hà Nội) về việc chưa có các điều luật quy
định hay chế tài xử phạt liên quan tới thuốc lá điện tử.
Đánh giá về các phóng sự chủ đề "Thuốc lá điện tử" của VTV24
Về mặt nội dung: phóng sự đem đến cho người xem những thông tin hữu ích,
cần thiết về thuốc lá điện tử (E - cigarettes). Tin tức sử dụng những hình ảnh
thực tế, kèm những tài liệu được chứng thực và đã được đưa tin từ các hãng
thông tấn uy tín như đài BBC, CNN, Reuters,...
Về mặt hình ảnh: VTV24 thu được nhiều tư liệu đa dạng, chân thực, phản ánh rõ
sự tràn lan, phổ biến của thuốc lá điện tử. Những tư liệu này giúp người xem
hiểu rõ hơn về tình trạng tiêu thụ, nâng cao ý thức cảnh giác hơn về những chiêu
trò bơm, tẩm hóa chất vào tinh dầu thuốc lá điện tử.
Về nhân vật: VTV24 phỏng vấn những chuyên gia chuyên ngành như bác sĩ,
công an, giúp người xem hiểu được rõ về sự độc hại, những hệ lụy lâu dài khi sử
dụng thuốc lá điện tử.
Đánh giá chung về loạt phóng sự nhóm chúng tôi nhận thấy, VTV24 đã làm tốt
công tác tuyên truyền tới người xem. Thông tin từ phóng sự giúp người xem ý
thức rõ hơn về những tác hại của thuốc lá điện tử đồng thời giáo dục người xem
về những hệ lụy nghiêm trọng từ các loại thuốc lá điện tử tẩm ma túy đem lại.
Tuy nhiên, sau tìm hiểu và nghiên cứu đánh giá lại nhiều vấn đề trên nhiều góc
độ, nhóm chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau.
Thứ nhất, về vấn đề thực trạng thuốc lá điện tử ở Việt Nam giai đoạn hiện nay,
VTV24 đã cho người dân thấy được các tác hại của thuốc lá điện tử. Tuy nhiên
nếu xét trên góc nhìn toàn cảnh thế giới, với việc thuốc lá điện tử (E -
cigarettes) đang xuất hiện ngày càng nhiều ở khắp các quốc gia, tính nghiêm
trọng của thuốc lá điện tử trên thực tế đang được so sánh với thuốc lá truyền
thống. VTV24 đưa ra rất nhiều dẫn chứng từ các đài lớn như BBC, CNN và
Reuters về các tác hại của thuốc lá điện tử, nhưng VTV24 không đề cập tới các
thông tin khác của các hãng thông tấn này về những nghiên cứu chứng minh
rằng thuốc lá điện tử sẽ bớt nguy hiểm hơn thuốc lá truyền thống, hoặc những
tác hại của nó vẫn đang là những cuộc tranh biện chưa hồi kết.
Hãng thông tấn CNN, có bài đăng như sau “E-cigarettes and the vape debate”
được viết bởi tác giả Echo Chamber vào 21/4/2014, tạm dịch là “Cuộc tranh
luận về thuốc là điện tử và thuốc lá nung nóng".
Bài đăng thứ nhất về Thuốc lá điện tử trên BBC
Theo như bài báo, quan điểm thuốc lá điện tử có thể là một trong những phương
pháp thay thế thuốc lá truyền thống và là bước đầu trong việc cai nghiện thuốc
lá truyền thống đang bị chỉ trích. Do các thành phần của thuốc lá điện tử vẫn
chưa được kiểm chứng, và những thành phần chứa hương vị nguyên liệu vẫn
đang được nghiên cứu để làm rõ về các hợp chất.
Mã QR link bài báo thứ nhất của BBC
Ngoài ra đài BBC cũng có bài đăng về thuốc lá điện tử như sau “E-cigarettes
‘less harmful’ than cigarettes/ 31/07/2014”. Trong bài đăng, tác giả chỉ rõ, một
phân tích của các nghiên cứu khoa học hiện tại cho thấy thuốc lá điện tử có thể ít
gây hại hơn nhiều so với thuốc lá truyền thống. Các nhà khoa học tin rằng việc
thay thế thuốc lá truyền thống bằng thuốc lá điện tử có thể làm giảm tử vong liên
quan đến hút thuốc, mặc dù tác động lâu dài là chưa rõ ràng.
Bài đăng thứ hai về thuốc lá điện tử trên BBC
Mã QR link bài báo thứ nhất hai của BBC
Và trên trang VOA, có bài đăng như sau: “FDA Authorizes First E-cigarettes,
Cites Benefit for Smokers” vào tháng 8/ 2019. Theo như bài viết, các quan chức
Bộ Y tế đã phê duyệt thuốc lá điện tử đầu tiên của Hoa Kỳ , và thông báo rằng
các sản phẩm thuốc lá điện tử của R.J. Reynolds có thể mang lại lợi ích cho
người hút thuốc độ tuổi trưởng thành.
Bài đăng về thuốc lá điện tử trên VOA
Mã QR bài báo trên VOA
Sau khi tìm hiểu và tổng hợp từ rất nhiều nguồn tin khác, nhóm chúng tôi nhận
thấy, việc VTV24 đăng thông tin về thuốc lá điện tử mang tính chất tuyên truyền
cao. Tuy nhiên, ngoài việc người xem ý thức rõ được về tác hại của thuốc lá điện
tử, chúng tôi nhận thấy VTV24 vô tình đem lại sự hoang mang tới xã hội và
những lầm tưởng quá mức về việc sử dụng mặt hàng này. Trong khi đó, thuốc lá
truyền thống vẫn được cấp phép lưu hành với những quy định đầy đủ về mặt
pháp luật. Sau khi nhóm xem xét toàn diện và tổng hợp thông tin từ các hãng
thông tấn lớn khác như VOA, CNN, BBC, Reuters,… chúng tôi đã biên tập lại
các phóng sự trên thành 2 phóng sự như sau.
Phóng sự 1: “Thực trạng thuốc lá điện tử tại Việt Nam và toàn cảnh thế giới”
Phóng sự 2: “Nên siết chặt quản lí thuốc lá điện tử tại Việt Nam như thế nào?”
2. Chi tiết biên tập sản phẩm
Phóng sự 1: “Thực trạng thuốc lá điện tử tại Việt Nam và toàn cảnh thế
giới”
Xu hướng từ bỏ thuốc lá truyền thống chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử
đang gia tăng, nhất là ở giới trẻ. Song, thực tế thuốc lá điện tử độc hại không
kém thuốc lá truyền thống, thậm chí còn ẩn chứa những mối nguy hiểm mà con
người chưa hiểu hết và lường trước được.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2015 tại Việt Nam tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử
trong lứa tuổi 13-17 là 1,1%. Đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử lứa
tuổi 13-17 đã tăng lên 2,6%, và trong năm 2022 tỉ lệ này đã tăng lên tới 3.6%.
Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở giới trẻ
lên tới 7%. Kèm theo quảng cáo hấp dẫn trên mạng xã hội, nhằm thu hút giới
trẻ, như: Giá rẻ, thiết kế sản phẩm bắt mắt, nhiều hương vị...
Vậy thuốc lá điện tử là gì, cơ chế hoạt động như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu theo thông tin được nghiên cứu dưới đây.
Thuốc lá điện tử rất đa dạng về hình dạng và kích thước, nhưng kết cấu
chung bao gồm một pin, một bộ đốt và buồng chứa dịch lỏng.
Thuốc lá điện tử tạo khói mà người dùng hít vào phổi bằng cách đốt nóng
dịch lỏng – vốn thường chứa nicotin, chất gây nghiện “khét tiếng” trong
thuốc lá truyền thống, xì gà và các sản phẩm thuốc lá khác – chất tạo
hương và các hóa chất tạo khói khác. Những người không hút thuốc
nhưng lại đứng gần những người dùng thuốc lá điện tử cũng không may
hít phải loại khói này khi người hút phả chúng vào không khí.
Thuốc lá điện tử có rất nhiều tên gọi: “e-cigs,” “mods,” “bút vape,”
“vapes” ...
Một số thuốc lá điện tử được sản xuất dưới dạng thuốc điếu truyền thống,
xì gà hay ống điếu, có loại giống cây bút, ổ USB và những vật dụng
thường ngày khác.
Thuốc lá điện tử có thể được dùng để hút cần sa và các chất gây nghiện
khác.
Và câu hỏi được đặt ra ở đây là, thuốc lá điện tử có an toàn hơn thuốc lá truyền
thống không? Điều này vẫn còn gây ra sự tranh cãi ở nhiều quốc gia trên toàn
thế giới. Tuy nhiên vẫn có nhiều nghiên cứu chỉ ra được rằng, hút thuốc lá ảnh
hưởng có tác động ít hơn tới sức khỏe so với thuốc lá truyền thống. Nhưng đó
không có nghĩa thuốc lá điện tử hoàn toàn an toàn. Khói từ thuốc lá điện tử chứa
số hoá chất độc hại ít hơn hỗn hợp “chết chóc” của 7000 hóa chất của khói thuốc
lá thông thường. Dù là vậy, khói thuốc lá điện tử vẫn chứa rất nhiều thành phần
gây hại và tiềm ẩn nguy cơ gây hại, gồm nicotin, kim loại nặng như thiếc, hợp
chất hữu cơ bay hơi và tác nhân gây ung thư.
Thuốc lá điện tử cho đến nay vẫn chưa được FDA chấp nhận là một biện pháp
cai thuốc lá. Nhóm Đặc Nhiệm Về Dịch Vụ Phòng Bệnh Của Hoa Kỳ (U.S.
Preventive Services Task Force) đã đưa ra khuyến cáo rằng không có bằng
chứng cho thấy thuốc lá điện tử có hiệu quả giúp cai nghiện thuốc ở người
trưởng thành, kể cả phụ nữ mang thai.
Cho đến nay, kết quả của các nghiên cứu vẫn rất bất đồng. Từ hai thử nghiệm
ngẫu nhiên có kiểm soát từ tổ chức Cochrane cho thấy thuốc lá điện tử chứa
nicotin có thể giúp người hút thuốc ngừng hút thuốc trong thời gian dài hơn so
với sử dụng thuốc lá điện tử chứa giả dược. Tuy nhiên, những nghiên cứu đến
thời điểm này vẫn có những giới hạn nhất định như số lượng mẫu ít, mẫu nhỏ và
biên sai số rộng xung quanh các ước tính.
Một nghiên cứu gần đây của CDC cho thấy rất nhiều người trưởng thành đang
sử dụng thuốc lá điện tử để cai thuốc, tuy nhiên, hầu hết trong số họ không
ngừng hút thuốc lá truyền thống mà thay vào đó là sử dụng song song.
Và theo đài BBC, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xem xét 81 nghiên cứu, tập
trung vào:
Các mối quan tâm về độ an toàn
Các chất hóa học trong chất lỏng và hơi nước
tác hại cho người hút thuốc và người không hút thuốc
Các nhà khoa học cho biết, rủi ro do hút thuốc lá điện tử gây ra đối với người sử
dụng và những người hít khói thụ động thấp hơn nhiều so với những rủi ro do
hút thuốc lá truyền thống. Nhưng tác động của nó đối với những người mắc các
bệnh về hệ hô hấp vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Các nhà khoa học khẳng
định rằng thuốc lá điện tử có chứa một số độc tố được nhìn thấy trong khói
thuốc lá, nhưng ở mức thấp hơn nhiều. Và theo như báo cáo, hiện nay không có
bằng chứng cho thấy trẻ em chuyển từ việc thử thuốc lá điện tử sang sử dụng
thuốc lá điện tử thường xuyên, và tất nhiên những sản phẩm này sẽ không
khuyến khích người trẻ tiếp tục thói quen hút thuốc truyền thống.
Phân tích của họ cho thấy rằng chuyển sang thuốc lá điện tử có thể giúp người
hút thuốc ngừng hút thuốc hoặc giảm tiêu thụ thuốc lá.
Và theo đài VOA, một nghiên cứu mới của Mỹ kết luận rằng việc sử dụng
thuốc lá điện tử làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi mãn tính, nhưng thấp hơn hút
thuốc lá.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Dự phòng Hoa Kỳ, đã khảo sát
32.000 người Mỹ trưởng thành từ năm 2013 đến 2016, những người này đều
không có dấu hiệu mắc bệnh phổi khi bắt đầu nghiên cứu.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người sử dụng thuốc lá điện tử có
nguy cơ mắc các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn, viêm phế quản, khí thũng
và COPD cao gấp 1,3 lần so với những người khác.
Đối với những người sử dụng cả thuốc lá điện tử và thuốc lá thông thường, nguy
cơ tăng gần gấp ba lần. Ông Stanton Gratz, giáo sư y khoa tại Đại học
California, San Francisco, lưu ý rằng nhiều người hút thuốc không từ bỏ thuốc lá
truyền thống khi họ bắt đầu sử dụng thuốc lá điện tử.
Nhưng nghiên cứu lưu ý rằng ngay cả đối với những người chuyển sang vaping
hoàn toàn, những rủi ro vẫn còn rõ ràng chỉ sau ba năm sử dụng.
Tháng trước, Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi các quy định chặt chẽ hơn về tiếp
thị và bán thuốc lá điện tử khi ngày càng có nhiều thông tin tiết lộ tác hại tiềm
tàng của các sản phẩm này.
Dù có những quan điểm củng cố cho việc hút thuốc lá điện tử gây ít tác hại hơn
thuốc lá truyền thống nhưng thị trường thuốc lá điện tử hiện nay ở Việt Nam lại
phục vụ đa phần trẻ vị thành niên, và đặc biệt có cả các em học sinh tiểu học.
Hiện nay, hầu hết các em học sinh cấp đều đã biết đến những tác hại của thuốc lá
điện tử và đều biết trường học là nơi cấm hoàn toàn việc hút thuốc lá điện tử.
Thế nhưng, có không ít bạn vẫn cố tình rủ nhau lén lút sử dụng vào những giờ ra
chơi hoặc tan học. Không chỉ cấp 3, tình trạng hút thuốc lá điện tử đang ngày
càng gia tăng ở học sinh cấp 2, cấp 1 ở cả nam và nữ. Nhiều học sinh xem đây
như một thú vui, là cách để thể hiện bản thân với bạn bè cùng trang lứa.
Và trên thực tế trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tục phát hiện,
bắt giữ vụ việc các đối tượng sử dụng chất ma tuý pha vào các loại tinh dầu của
thuốc lá điện tử. Bên cạnh đó, trên thị trường gần đây cũng xuất hiện tinh dầu
cần sa (CBD), để trộn vào tinh dầu thuốc lá điện tử. Theo đó, CBD là một chiết
xuất cần sa có chứa hàm lượng cao CBD và một ít hoặc không có THC (thành
phần chính trong cây cần sa, cho cảm giác “phê”). Chúng có thể được sản xuất
từ cây tài mà (cần sa giải trí) hoặc cây gai dầu công nghiệp. Trong tinh dầu của
thuốc lá điện tử có chất nicotin và một số các chất thơm. Khi chế tạo, các đối
tượng đã pha thêm chất ma tuý nhóm cần sa tổng hợp. Vì chất ma tuý này không
màu, không mùi, lại lẫn mùi của tinh dầu nên bằng cảm quan thông thường khó
có thể nhận biết được. Chỉ người bán và đối tượng sử dụng có thể biết được
thuốc lá điện tử có chất ma tuý.
Để lôi kéo người sử dụng, ban đầu các đối tượng cho người sử dụng dùng thử
như thuốc lá điện tử thông thường, để lôi kéo. Khi người dùng đã “bị lệ thuộc”,
có nhu cầu sử dụng thường xuyên, các đối tượng sẽ bán với giá thành cao hơn…
WHO đã đưa ra khuyến cáo chung, các sản phẩm thuốc lá mới các quốc gia có
thể cấm hoặc quản lý. Nếu quản lý phải đảm bảo ngăn ngừa sự sử dụng của
thanh, thiếu niên, các đối tượng dễ tổn thương.
Thuốc lá điện tử đang là mối hiểm họa khôn lường trong giới trẻ, tuy nhiên
chúng ta phải có cái nhìn đúng để vừa có thể thực hiện tốt việc tuyên truyền, vừa
kết hợp giáo dục con em không sử dụng loại sản phẩm này. Ngoài ra, các cơ
quan chức năng và nhà nước cần vào cuộc để có chế tài xử lý phù hợp, cân nhắc
vấn đề quản lý mặt hàng thuốc lá điện tử, vừa để ngăn ngừa đối tượng sử dụng
là trẻ vị thành niên, vừa để nghiêm trị các trường hợp lợi dụng buôn bán ma túy
và tăng ngân sách cho nhà nước từ nguồn thuế của mặt hàng này.
Phóng sự 2: “Nên siết chặt quản lí thuốc lá điện tử tại Việt Nam như thế
nào?”
Việc sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng ở giới trẻ. Thế nhưng, các quy định
về tiêu chuẩn, quy chuẩn của thuốc lá trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc
lá chưa điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Ngoài ra, Việt
Nam chưa có cơ sở kiểm nghiệm đủ năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm các chỉ tiêu
vệ sinh, an toàn đối với thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, sản phẩm thuốc lá thế hệ mới khác thuốc lá
điếu thông thường, sử dụng thiết bị điện tử để làm hóa hơi dung dịch có chứa
nicotine, hoặc làm nóng thành phần thuốc lá tạo ra làn hơi để người sử dụng hít
vào.
Nhiều năm nay, trên thị trường xuất hiện tình trạng kinh doanh, mua bán, trao
đổi các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng nhập lậu...
Đây là các loại thuốc lá thế hệ mới chưa được phép kinh doanh theo quy định
hiện hành tại Việt Nam. Mặt hàng thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng trên thị
trường hiện nay được đưa về Việt Nam qua đường nhập khẩu phi thương mại,
không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Tuy nhiên cho đến thời
điểm hiện tại, chỉ có khái niệm về thuốc lá hoặc thuốc lá "dạng khác" và chế tài
xử lý các hành vi vi phạm đối với hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng
trữ, giao nhận hàng cấm (trong đó có đề cập đến thuốc lá điếu nhập lậu), hành vi
kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Do quy định chưa rõ đối với sản phẩm "thuốc lá thế hệ mới" nên trong quá trình
xử lý, lực lượng quản lý thị trường chỉ có thể áp dụng quy định tại điều 15, nghị
định 98 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng.
Điểm khác biệt cơ bản của dòng sản phẩm này so với thuốc lá truyền thống là
không có sự cháy hay quá trình đốt cháy, nhờ vào thiết bị công nghê Ž. Phổ biến
nhất hiện nay trong các sản phẩm thuốc lá có sử dụng thiết bị điện tử là thuốc lá
điện tử và thuốc lá làm nóng.
Nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh THCS và THPT
tại Hà Nội do Viện Chiến lược và chính sách y tế tiến hành năm 2020 cho thấy,
tỷ lệ đang sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8-12 là 8,35% (nữ là 4,8%,
nam 12,39%), ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%. Tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá điện tử
cũng tăng cao hơn so với hút thuốc lá điếu thông thường.
Tuy nhiên, tại nước ta, hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá chưa có quy
định điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Việt Nam mới có
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điếu do Bộ Y tế ban hành. Các quy định
về tiêu chuẩn, quy chuẩn của thuốc lá trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc
lá chưa điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Bên cạnh đó, tại nước ta hiện chưa có thông tin về thành phần, các chất có trong
thuốc lá mới (trên 18.000 chất và hương liệu), chưa đủ thông tin để xác định
thành phần cCác chuyên gia y tế cho biết: Thuốc lá điện tử chứa nicotine là chất
gây nghiện. Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ
em, gây suy giảm trí nhớ, gây ra sinh non, thai chết lưu ở phụ nữ có thai.
Nicotine còn làm giảm lưu lượng máu, gây ra nguy cơ đau thắt ngực, suy tim,
đột quỵ. Nicotine còn gây ra suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng.
Thuốc lá điện tử được chứng minh đã gây ra bệnh phổi như tắc nghẽn phổi mãn
tính, ung thư phổi, hen, đột quỵ não, tim mạch, ung thư.
Đại diện Trường Đại học Y tế Công cộng tỏ ra lo ngại khi giới trẻ đang lan
truyền thông tin sai lầm là thuốc lá điện tử không có hại như thuốc lá truyền
thống và khi sử dụng thuốc lá điện tử làm cho các bạn trẻ trở nên sành điệu hơn.
Thực tế, thuốc lá điện tử độc hại không kém thuốc lá truyền thống các chất cần
kiểm soát trong quy chuẩn kỹ thuật.
Vậy các nước trên thế giới đang kiểm soát thuốc lá điện tử như thế nào?
Năm 2021 Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép
kinh doanh mô Žt số sản phẩm thuốc lá thế hê Ž mới, trong đó có TLĐT hệ thống
đóng (Closed END system). FDA cho rằng sản phẩm nào đã qua kiểm nghiệm,
phù hợp với sức khỏe cộng đồng được cho phép lưu hành nhằm phục vụ nhu cầu
chuyển đổi sang các sản phẩm thay thế. Điều tra của CDC Hoa Kỳ năm 2022
cho thấy, có khoảng 2,55 triệu thanh thiếu niên trong độ tuổi trung học đang hút
TLĐT. Gần 85% trong số này đã sử dụng TLĐT có hương vị và hơn một nửa sử
dụng TLĐT dùng một lần. Con số này nhìn chung đã giảm so với trước khi có
lệnh cấm bán các sản phẩm có chứa nicotine cho trẻ vị thành niên, và siết chặt
các biện pháp kiểm soát việc tiếp thị TLĐT.
Tại Anh - nơi cho phép sử dụng TLĐT chứa nicotine như một biện pháp thay thế
thuốc lá điếu truyền thống – Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội đã hoàn thiện quy định
hợp lý hướng tới giúp giới trẻ hiểu rõ nguy cơ của việc sử dụng nicotine, đồng
thời giúp người hút thuốc cai thuốc lá điếu.
Cũng tại đây, Cơ quan Quản lý thuốc và Sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA)
thiết lâ Žp hệ thống thông báo nhằm yêu cầu các nhà sản xuất phải bảo đảm về
mức độ an toàn và chất lượng của bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào có mặt trên thị
trường.
| 1/23

Preview text:

Mục lục
I. Lý do lựa chọn sản phẩm truyền thông......................................................2 II.
Quá trình biên tập sản phẩm truyền thông.............................................3
1. Ý tưởng chủ đề sản phẩm truyền thông...................................................3
2. Lý do biên tập sản phẩm truyền thông....................................................3
III. Chi tiết biên tập sản phẩm truyền thông.................................................3
1. Lý do thay đổi.............................................................................................3
2. Chi tiết biên tập sản phẩm......................................................................12 IV.
Kết quả biên tập.......................................................................................20
V. Kết luận........................................................................................................21 BÁO CÁO CUỐI MÔN
BIÊN TẬP SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT Họ và tên Mã sinh viên 1 Nguyễn Đăng Minh 1951050080 2 Ngô Thu Trang 1951050096 I.
Lý do lựa chọn sản phẩm truyền thông
Gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên, học sinh hút thuốc lá điện tử đang diễn
biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Thực trạng này không chỉ ảnh
hưởng đến sức khỏe của chính bản thân các học sinh, mà còn ảnh hưởng đến
sức khỏe của bạn bè và người xung quanh. Nhiều vụ ngộ độc thuốc lá điện tử
xảy ra gần đây đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cần phải có sự chung tay
của cộng đồng xã hội ngăn chặn tình trạng này. Bản thân là những sinh viên
chuyên ngành Truyền thông Đại chúng, chúng tôi ý thức rõ được thực trạng
cũng như các tác hại khôn lường của trào lưu “thuốc lá điện tử”. Và là những
người trẻ, chúng tôi mong muốn có một cái nhìn đúng đắn hơn để không gây
tâm lí hoang mang tới xã hội cũng như đề xuất được nhiều giải pháp cho vấn đề này. II.
Quá trình biên tập sản phẩm truyền thông
1. Ý tưởng chủ đề sản phẩm truyền thông
Nhóm lựa chọn chủ đề “Thuốc lá điện tử” là một vấn đề mang tính xã hội
cao. Trong khi chủ trương của nhà nước và đề xuất của các bộ ban ngành
đều là cấm loại mặt hàng này. Tuy nhiên kể từ khi xuất hiện (2015) cho
tới nay, tình trạng sử dụng ngày càng gia tăng mà không có bất kì một chế
tài xử phạt nào cũng như có điều luật hợp lệ để lưu hành thuốc lá điện tử.
Vậy nên nhóm chúng tôi đề xuất đề tài này với mong muốn không khuyến
khích mọi người sử dụng các sản phẩm liên quan tới thuốc lá, tuy nhiên
không áp đặt cái nhìn tiêu cực cho sản phẩm vẫn còn gây nhiều tranh cãi này.
2. Lý do biên tập sản phẩm truyền thông
Sau khi chọn lọc loạt phóng sự của VTV24, chúng tôi nhận thấy có những
vấn đề còn gây ra nhiều tranh cãi. Vậy nên lượng thông tin cần được cân
bằng, để ngoài việc ý thức người xem về tác hại, còn cần ý thức người
xem hiểu đúng bản chất của sự việc trước khi đem ra suy xét.
III. Chi tiết biên tập sản phẩm truyền thông 1. Lý do thay đổi Các phóng sự gốc PHÓNG SỰ 1
Mối nguy mang tên “Thuốc lá điện tử” – VTV 24 (28/12/2019)
Nội dung: Phản ánh thực trạng thuốc lá điện tử được sử dụng rộng rãi và tràn lan
ở Việt Nam giai đoạn 2019. Để làm rõ thực trạng này bản tin của VTV24 đã đưa
ra những lập luận như sau:
Trong phóng sự đề cập về quan niệm: “Thuốc lá điện tử và khói từ sản phẩm này
không gây nguy hại cho sức khỏe, và sản phẩm thuốc lá điện tử có thể giúp cai
thuốc lá truyền thống.” Phóng sự đưa ra dẫn chứng từ việc phỏng vấn Bác sĩ Vũ
Văn Thành (Trưởng khoa bênh phổi mãn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương) về
các tác hại khi sử dụng sản phẩm thuốc lá nung nóng và tác hại khi người hít
khói thuốc thụ động có nguy cơ mắc phải.
Phóng sự đề cập về số lượng thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (19/12/2019) về
việc số lượng nam giới hút thuốc lá truyền thống giảm nhưng số lượng dùng
thuốc lá điện tử lại gia tăng.
Bản tin đưa ra thông tin về cuộc điều tra của BBC trên người dân Anh: 33%
người trưởng thành hút Vape để bỏ thuốc lá truyền thống. 10 % thanh thiếu niên
từ 11 – 18 tuổi từng hút Vape ít nhất 1 lần. 41 triệu người hút thuốc lá điện tử trên toàn cầu.
Thông tin được chỉ ra từ nghiên cứu theo đài Reuters rằng: Khói thuốc lá điện tử
tiêu diệt tế bào phổi ở chuột. Anh và Đức cấm quảng cáo thuốc lá điện tử dưới
mọi hình thức. Cùng dẫn nhiều dẫn chứng về các điều luật các nước ban hành để
hạn chế tác hại từ thuốc lá điện tử. PHÓNG SỰ 2
Ma túy ngụy trang thuốc lá điện tử - VTV24 (12/12/2022)
Nội dung: Phản ánh thức trạng ma túy trà trộn vào các loại hình thuốc lá điện tử
trên thị trường Việt Nam. Ở trong bản tin này, VTV24 đã đưa ra các quan điểm như sau:
Trong thời gian bản tin được phát sóng, VTV24 đã cung cấp thông tin: Công an
thành phố Hà Nội đưa ra cảnh báo ma túy ngụy trang thuốc lá điện tử. Trong
khoảng thời gian gần đó, công an Hà Nội đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ các đối
tượng sử dụng các thành phần hóa chất có chứa chất ma túy để pha vào các loại
tinh dầu thuốc lá điện tử.
Bản tin đưa ra hình ảnh, tư liệu về việc thu giữ 600 kg các thành phẩm từ ma túy
trên địa bàn thành phố.
Bản tin phỏng vấn Trung tá Nguyễn Đức Đạo (Công an quận Nam từ Liêm) về
các loại hình sản phẩm núp bóng ma túy (bao gồm thuốc lá điện tử), cách thức
các đối tượng sản xuất ma túy trà trộn vào thuốc lá điện tử.
Phóng sự tiếp tục phỏng vấn Bác sĩ Nguyễn Thành Long (Viện sức khỏe tâm
thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) về tác hại của việc sử dụng các chất ma túy hướng thần.
Phóng sự đưa ra các dẫn chứng phát hiện biểu hiện của người nghiện ma túy. PHÓNG SỰ 3
4 học sinh nhập viện cấp cứu vì thuốc lá điện tử - VTV24 (8/4/2023)
Nội dung: Đưa tin về 4 học sinh nhập viện vì sử dụng các thành phẩm liên quan
tới thuốc lá điện tử, đồng thời cung cấp thông tin, tuyên truyền tới mọi người về
tính nguy hại của thuốc lá điện tử. Ở trong bản tin này, VTV24 đã đề cập những nội dung sau:
4 học sinh thuộc trường THPT Hà Đông, Hà Nội đã nhập viện vì sử dụng thuốc
lá điện tử có chứa ma túy.
Đưa ra nguyên nhân đối tượng vị thành niên sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng
gia tăng: nhiều loại hình thù bắt mắt, nhiều hương vị hấp dẫn, dễ dàng mua bán, …
Phỏng vấn các đối tượng là học sinh sử dụng thuốc lá điện tử.
Phỏng vấn nhà trường về tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử.
Phỏng vấn Thượng tá Bùi Đức Thiêm (Phó Trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát điều
tra về tội phạm ma túy (C04 – Bộ Công An) về cách thức “núp bóng” ma túy
của các sản phẩm thuốc lá điện tử. PHÓNG SỰ 4
Thuốc lá điện tử - Mua bán dễ như mua rau ngoài chợ
Nội dung: Ghi nhận thực tế bằng hình ảnh tình trạng buôn bán thuốc lá điện tử.
Ở trong phóng sự này, VTV24 đã đi tác nghiệp và có nhiều bằng chứng về việc
buôn lậu thuốc lá điện tử.
Hình ảnh về các cửa hàng bán chui sản phẩm thuốc lá điện tử.
Phỏng vấn Trung tá Trương Quang (Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm tham
nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an TP.Hà Nội) về việc chưa có các điều luật quy
định hay chế tài xử phạt liên quan tới thuốc lá điện tử.
Đánh giá về các phóng sự chủ đề "Thuốc lá điện tử" của VTV24
Về mặt nội dung: phóng sự đem đến cho người xem những thông tin hữu ích,
cần thiết về thuốc lá điện tử (E - cigarettes). Tin tức sử dụng những hình ảnh
thực tế, kèm những tài liệu được chứng thực và đã được đưa tin từ các hãng
thông tấn uy tín như đài BBC, CNN, Reuters,...
Về mặt hình ảnh: VTV24 thu được nhiều tư liệu đa dạng, chân thực, phản ánh rõ
sự tràn lan, phổ biến của thuốc lá điện tử. Những tư liệu này giúp người xem
hiểu rõ hơn về tình trạng tiêu thụ, nâng cao ý thức cảnh giác hơn về những chiêu
trò bơm, tẩm hóa chất vào tinh dầu thuốc lá điện tử.
Về nhân vật: VTV24 phỏng vấn những chuyên gia chuyên ngành như bác sĩ,
công an, giúp người xem hiểu được rõ về sự độc hại, những hệ lụy lâu dài khi sử
dụng thuốc lá điện tử.
Đánh giá chung về loạt phóng sự nhóm chúng tôi nhận thấy, VTV24 đã làm tốt
công tác tuyên truyền tới người xem. Thông tin từ phóng sự giúp người xem ý
thức rõ hơn về những tác hại của thuốc lá điện tử đồng thời giáo dục người xem
về những hệ lụy nghiêm trọng từ các loại thuốc lá điện tử tẩm ma túy đem lại.
Tuy nhiên, sau tìm hiểu và nghiên cứu đánh giá lại nhiều vấn đề trên nhiều góc
độ, nhóm chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau.
Thứ nhất, về vấn đề thực trạng thuốc lá điện tử ở Việt Nam giai đoạn hiện nay,
VTV24 đã cho người dân thấy được các tác hại của thuốc lá điện tử. Tuy nhiên
nếu xét trên góc nhìn toàn cảnh thế giới, với việc thuốc lá điện tử (E -
cigarettes) đang xuất hiện ngày càng nhiều ở khắp các quốc gia, tính nghiêm
trọng của thuốc lá điện tử trên thực tế đang được so sánh với thuốc lá truyền
thống. VTV24 đưa ra rất nhiều dẫn chứng từ các đài lớn như BBC, CNN và
Reuters về các tác hại của thuốc lá điện tử, nhưng VTV24 không đề cập tới các
thông tin khác của các hãng thông tấn này về những nghiên cứu chứng minh
rằng thuốc lá điện tử sẽ bớt nguy hiểm hơn thuốc lá truyền thống, hoặc những
tác hại của nó vẫn đang là những cuộc tranh biện chưa hồi kết.
Hãng thông tấn CNN, có bài đăng như sau “E-cigarettes and the vape debate”
được viết bởi tác giả Echo Chamber vào 21/4/2014, tạm dịch là “Cuộc tranh
luận về thuốc là điện tử và thuốc lá nung nóng".
Bài đăng thứ nhất về Thuốc lá điện tử trên BBC
Theo như bài báo, quan điểm thuốc lá điện tử có thể là một trong những phương
pháp thay thế thuốc lá truyền thống và là bước đầu trong việc cai nghiện thuốc
lá truyền thống đang bị chỉ trích. Do các thành phần của thuốc lá điện tử vẫn
chưa được kiểm chứng, và những thành phần chứa hương vị nguyên liệu vẫn
đang được nghiên cứu để làm rõ về các hợp chất.
Mã QR link bài báo thứ nhất của BBC
Ngoài ra đài BBC cũng có bài đăng về thuốc lá điện tử như sau “E-cigarettes
‘less harmful’ than cigarettes/ 31/07/2014”. Trong bài đăng, tác giả chỉ rõ, một
phân tích của các nghiên cứu khoa học hiện tại cho thấy thuốc lá điện tử có thể ít
gây hại hơn nhiều so với thuốc lá truyền thống. Các nhà khoa học tin rằng việc
thay thế thuốc lá truyền thống bằng thuốc lá điện tử có thể làm giảm tử vong liên
quan đến hút thuốc, mặc dù tác động lâu dài là chưa rõ ràng.
Bài đăng thứ hai về thuốc lá điện tử trên BBC
Mã QR link bài báo thứ nhất hai của BBC
Và trên trang VOA, có bài đăng như sau: “FDA Authorizes First E-cigarettes,
Cites Benefit for Smokers” vào tháng 8/ 2019. Theo như bài viết, các quan chức
Bộ Y tế đã phê duyệt thuốc lá điện tử đầu tiên của Hoa Kỳ , và thông báo rằng
các sản phẩm thuốc lá điện tử của R.J. Reynolds có thể mang lại lợi ích cho
người hút thuốc độ tuổi trưởng thành.
Bài đăng về thuốc lá điện tử trên VOA Mã QR bài báo trên VOA
Sau khi tìm hiểu và tổng hợp từ rất nhiều nguồn tin khác, nhóm chúng tôi nhận
thấy, việc VTV24 đăng thông tin về thuốc lá điện tử mang tính chất tuyên truyền
cao. Tuy nhiên, ngoài việc người xem ý thức rõ được về tác hại của thuốc lá điện
tử, chúng tôi nhận thấy VTV24 vô tình đem lại sự hoang mang tới xã hội và
những lầm tưởng quá mức về việc sử dụng mặt hàng này. Trong khi đó, thuốc lá
truyền thống vẫn được cấp phép lưu hành với những quy định đầy đủ về mặt
pháp luật. Sau khi nhóm xem xét toàn diện và tổng hợp thông tin từ các hãng
thông tấn lớn khác như VOA, CNN, BBC, Reuters,… chúng tôi đã biên tập lại
các phóng sự trên thành 2 phóng sự như sau.
Phóng sự 1: “Thực trạng thuốc lá điện tử tại Việt Nam và toàn cảnh thế giới”
Phóng sự 2: “Nên siết chặt quản lí thuốc lá điện tử tại Việt Nam như thế nào?”
2. Chi tiết biên tập sản phẩm
Phóng sự 1: “Thực trạng thuốc lá điện tử tại Việt Nam và toàn cảnh thế giới”
Xu hướng từ bỏ thuốc lá truyền thống chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử
đang gia tăng, nhất là ở giới trẻ. Song, thực tế thuốc lá điện tử độc hại không
kém thuốc lá truyền thống, thậm chí còn ẩn chứa những mối nguy hiểm mà con
người chưa hiểu hết và lường trước được.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2015 tại Việt Nam tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử
trong lứa tuổi 13-17 là 1,1%. Đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử lứa
tuổi 13-17 đã tăng lên 2,6%, và trong năm 2022 tỉ lệ này đã tăng lên tới 3.6%.
Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở giới trẻ
lên tới 7%. Kèm theo quảng cáo hấp dẫn trên mạng xã hội, nhằm thu hút giới
trẻ, như: Giá rẻ, thiết kế sản phẩm bắt mắt, nhiều hương vị...
Vậy thuốc lá điện tử là gì, cơ chế hoạt động như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu theo thông tin được nghiên cứu dưới đây.
Thuốc lá điện tử rất đa dạng về hình dạng và kích thước, nhưng kết cấu
chung bao gồm một pin, một bộ đốt và buồng chứa dịch lỏng.
Thuốc lá điện tử tạo khói mà người dùng hít vào phổi bằng cách đốt nóng
dịch lỏng – vốn thường chứa nicotin, chất gây nghiện “khét tiếng” trong
thuốc lá truyền thống, xì gà và các sản phẩm thuốc lá khác – chất tạo
hương và các hóa chất tạo khói khác. Những người không hút thuốc
nhưng lại đứng gần những người dùng thuốc lá điện tử cũng không may
hít phải loại khói này khi người hút phả chúng vào không khí.
Thuốc lá điện tử có rất nhiều tên gọi: “e-cigs,” “mods,” “bút vape,” “vapes” ...
Một số thuốc lá điện tử được sản xuất dưới dạng thuốc điếu truyền thống,
xì gà hay ống điếu, có loại giống cây bút, ổ USB và những vật dụng thường ngày khác.
Thuốc lá điện tử có thể được dùng để hút cần sa và các chất gây nghiện khác.
Và câu hỏi được đặt ra ở đây là, thuốc lá điện tử có an toàn hơn thuốc lá truyền
thống không? Điều này vẫn còn gây ra sự tranh cãi ở nhiều quốc gia trên toàn
thế giới. Tuy nhiên vẫn có nhiều nghiên cứu chỉ ra được rằng, hút thuốc lá ảnh
hưởng có tác động ít hơn tới sức khỏe so với thuốc lá truyền thống. Nhưng đó
không có nghĩa thuốc lá điện tử hoàn toàn an toàn. Khói từ thuốc lá điện tử chứa
số hoá chất độc hại ít hơn hỗn hợp “chết chóc” của 7000 hóa chất của khói thuốc
lá thông thường. Dù là vậy, khói thuốc lá điện tử vẫn chứa rất nhiều thành phần
gây hại và tiềm ẩn nguy cơ gây hại, gồm nicotin, kim loại nặng như thiếc, hợp
chất hữu cơ bay hơi và tác nhân gây ung thư.
Thuốc lá điện tử cho đến nay vẫn chưa được FDA chấp nhận là một biện pháp
cai thuốc lá. Nhóm Đặc Nhiệm Về Dịch Vụ Phòng Bệnh Của Hoa Kỳ (U.S.
Preventive Services Task Force) đã đưa ra khuyến cáo rằng không có bằng
chứng cho thấy thuốc lá điện tử có hiệu quả giúp cai nghiện thuốc ở người
trưởng thành, kể cả phụ nữ mang thai.
Cho đến nay, kết quả của các nghiên cứu vẫn rất bất đồng. Từ hai thử nghiệm
ngẫu nhiên có kiểm soát từ tổ chức Cochrane cho thấy thuốc lá điện tử chứa
nicotin có thể giúp người hút thuốc ngừng hút thuốc trong thời gian dài hơn so
với sử dụng thuốc lá điện tử chứa giả dược. Tuy nhiên, những nghiên cứu đến
thời điểm này vẫn có những giới hạn nhất định như số lượng mẫu ít, mẫu nhỏ và
biên sai số rộng xung quanh các ước tính.
Một nghiên cứu gần đây của CDC cho thấy rất nhiều người trưởng thành đang
sử dụng thuốc lá điện tử để cai thuốc, tuy nhiên, hầu hết trong số họ không
ngừng hút thuốc lá truyền thống mà thay vào đó là sử dụng song song.
Và theo đài BBC, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xem xét 81 nghiên cứu, tập trung vào:
Các mối quan tâm về độ an toàn
Các chất hóa học trong chất lỏng và hơi nước
tác hại cho người hút thuốc và người không hút thuốc
Các nhà khoa học cho biết, rủi ro do hút thuốc lá điện tử gây ra đối với người sử
dụng và những người hít khói thụ động thấp hơn nhiều so với những rủi ro do
hút thuốc lá truyền thống. Nhưng tác động của nó đối với những người mắc các
bệnh về hệ hô hấp vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Các nhà khoa học khẳng
định rằng thuốc lá điện tử có chứa một số độc tố được nhìn thấy trong khói
thuốc lá, nhưng ở mức thấp hơn nhiều. Và theo như báo cáo, hiện nay không có
bằng chứng cho thấy trẻ em chuyển từ việc thử thuốc lá điện tử sang sử dụng
thuốc lá điện tử thường xuyên, và tất nhiên những sản phẩm này sẽ không
khuyến khích người trẻ tiếp tục thói quen hút thuốc truyền thống.
Phân tích của họ cho thấy rằng chuyển sang thuốc lá điện tử có thể giúp người
hút thuốc ngừng hút thuốc hoặc giảm tiêu thụ thuốc lá.
Và theo đài VOA, một nghiên cứu mới của Mỹ kết luận rằng việc sử dụng
thuốc lá điện tử làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi mãn tính, nhưng thấp hơn hút thuốc lá.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Dự phòng Hoa Kỳ, đã khảo sát
32.000 người Mỹ trưởng thành từ năm 2013 đến 2016, những người này đều
không có dấu hiệu mắc bệnh phổi khi bắt đầu nghiên cứu.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người sử dụng thuốc lá điện tử có
nguy cơ mắc các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn, viêm phế quản, khí thũng
và COPD cao gấp 1,3 lần so với những người khác.
Đối với những người sử dụng cả thuốc lá điện tử và thuốc lá thông thường, nguy
cơ tăng gần gấp ba lần. Ông Stanton Gratz, giáo sư y khoa tại Đại học
California, San Francisco, lưu ý rằng nhiều người hút thuốc không từ bỏ thuốc lá
truyền thống khi họ bắt đầu sử dụng thuốc lá điện tử.
Nhưng nghiên cứu lưu ý rằng ngay cả đối với những người chuyển sang vaping
hoàn toàn, những rủi ro vẫn còn rõ ràng chỉ sau ba năm sử dụng.
Tháng trước, Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi các quy định chặt chẽ hơn về tiếp
thị và bán thuốc lá điện tử khi ngày càng có nhiều thông tin tiết lộ tác hại tiềm
tàng của các sản phẩm này.
Dù có những quan điểm củng cố cho việc hút thuốc lá điện tử gây ít tác hại hơn
thuốc lá truyền thống nhưng thị trường thuốc lá điện tử hiện nay ở Việt Nam lại
phục vụ đa phần trẻ vị thành niên, và đặc biệt có cả các em học sinh tiểu học.
Hiện nay, hầu hết các em học sinh cấp đều đã biết đến những tác hại của thuốc lá
điện tử và đều biết trường học là nơi cấm hoàn toàn việc hút thuốc lá điện tử.
Thế nhưng, có không ít bạn vẫn cố tình rủ nhau lén lút sử dụng vào những giờ ra
chơi hoặc tan học. Không chỉ cấp 3, tình trạng hút thuốc lá điện tử đang ngày
càng gia tăng ở học sinh cấp 2, cấp 1 ở cả nam và nữ. Nhiều học sinh xem đây
như một thú vui, là cách để thể hiện bản thân với bạn bè cùng trang lứa.
Và trên thực tế trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tục phát hiện,
bắt giữ vụ việc các đối tượng sử dụng chất ma tuý pha vào các loại tinh dầu của
thuốc lá điện tử. Bên cạnh đó, trên thị trường gần đây cũng xuất hiện tinh dầu
cần sa (CBD), để trộn vào tinh dầu thuốc lá điện tử. Theo đó, CBD là một chiết
xuất cần sa có chứa hàm lượng cao CBD và một ít hoặc không có THC (thành
phần chính trong cây cần sa, cho cảm giác “phê”). Chúng có thể được sản xuất
từ cây tài mà (cần sa giải trí) hoặc cây gai dầu công nghiệp. Trong tinh dầu của
thuốc lá điện tử có chất nicotin và một số các chất thơm. Khi chế tạo, các đối
tượng đã pha thêm chất ma tuý nhóm cần sa tổng hợp. Vì chất ma tuý này không
màu, không mùi, lại lẫn mùi của tinh dầu nên bằng cảm quan thông thường khó
có thể nhận biết được. Chỉ người bán và đối tượng sử dụng có thể biết được
thuốc lá điện tử có chất ma tuý.
Để lôi kéo người sử dụng, ban đầu các đối tượng cho người sử dụng dùng thử
như thuốc lá điện tử thông thường, để lôi kéo. Khi người dùng đã “bị lệ thuộc”,
có nhu cầu sử dụng thường xuyên, các đối tượng sẽ bán với giá thành cao hơn…
WHO đã đưa ra khuyến cáo chung, các sản phẩm thuốc lá mới các quốc gia có
thể cấm hoặc quản lý. Nếu quản lý phải đảm bảo ngăn ngừa sự sử dụng của
thanh, thiếu niên, các đối tượng dễ tổn thương.
Thuốc lá điện tử đang là mối hiểm họa khôn lường trong giới trẻ, tuy nhiên
chúng ta phải có cái nhìn đúng để vừa có thể thực hiện tốt việc tuyên truyền, vừa
kết hợp giáo dục con em không sử dụng loại sản phẩm này. Ngoài ra, các cơ
quan chức năng và nhà nước cần vào cuộc để có chế tài xử lý phù hợp, cân nhắc
vấn đề quản lý mặt hàng thuốc lá điện tử, vừa để ngăn ngừa đối tượng sử dụng
là trẻ vị thành niên, vừa để nghiêm trị các trường hợp lợi dụng buôn bán ma túy
và tăng ngân sách cho nhà nước từ nguồn thuế của mặt hàng này.
Phóng sự 2: “Nên siết chặt quản lí thuốc lá điện tử tại Việt Nam như thế nào?”
Việc sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng ở giới trẻ. Thế nhưng, các quy định
về tiêu chuẩn, quy chuẩn của thuốc lá trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc
lá chưa điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Ngoài ra, Việt
Nam chưa có cơ sở kiểm nghiệm đủ năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm các chỉ tiêu
vệ sinh, an toàn đối với thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, sản phẩm thuốc lá thế hệ mới khác thuốc lá
điếu thông thường, sử dụng thiết bị điện tử để làm hóa hơi dung dịch có chứa
nicotine, hoặc làm nóng thành phần thuốc lá tạo ra làn hơi để người sử dụng hít vào.
Nhiều năm nay, trên thị trường xuất hiện tình trạng kinh doanh, mua bán, trao
đổi các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng nhập lậu...
Đây là các loại thuốc lá thế hệ mới chưa được phép kinh doanh theo quy định
hiện hành tại Việt Nam. Mặt hàng thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng trên thị
trường hiện nay được đưa về Việt Nam qua đường nhập khẩu phi thương mại,
không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Tuy nhiên cho đến thời
điểm hiện tại, chỉ có khái niệm về thuốc lá hoặc thuốc lá "dạng khác" và chế tài
xử lý các hành vi vi phạm đối với hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng
trữ, giao nhận hàng cấm (trong đó có đề cập đến thuốc lá điếu nhập lậu), hành vi
kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Do quy định chưa rõ đối với sản phẩm "thuốc lá thế hệ mới" nên trong quá trình
xử lý, lực lượng quản lý thị trường chỉ có thể áp dụng quy định tại điều 15, nghị
định 98 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điểm khác biệt cơ bản của dòng sản phẩm này so với thuốc lá truyền thống là
không có sự cháy hay quá trình đốt cháy, nhờ vào thiết bị công nghê Ž . Phổ biến
nhất hiện nay trong các sản phẩm thuốc lá có sử dụng thiết bị điện tử là thuốc lá
điện tử và thuốc lá làm nóng.
Nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh THCS và THPT
tại Hà Nội do Viện Chiến lược và chính sách y tế tiến hành năm 2020 cho thấy,
tỷ lệ đang sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8-12 là 8,35% (nữ là 4,8%,
nam 12,39%), ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%. Tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá điện tử
cũng tăng cao hơn so với hút thuốc lá điếu thông thường.
Tuy nhiên, tại nước ta, hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá chưa có quy
định điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Việt Nam mới có
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điếu do Bộ Y tế ban hành. Các quy định
về tiêu chuẩn, quy chuẩn của thuốc lá trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc
lá chưa điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Bên cạnh đó, tại nước ta hiện chưa có thông tin về thành phần, các chất có trong
thuốc lá mới (trên 18.000 chất và hương liệu), chưa đủ thông tin để xác định
thành phần cCác chuyên gia y tế cho biết: Thuốc lá điện tử chứa nicotine là chất
gây nghiện. Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ
em, gây suy giảm trí nhớ, gây ra sinh non, thai chết lưu ở phụ nữ có thai.
Nicotine còn làm giảm lưu lượng máu, gây ra nguy cơ đau thắt ngực, suy tim,
đột quỵ. Nicotine còn gây ra suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng.
Thuốc lá điện tử được chứng minh đã gây ra bệnh phổi như tắc nghẽn phổi mãn
tính, ung thư phổi, hen, đột quỵ não, tim mạch, ung thư.
Đại diện Trường Đại học Y tế Công cộng tỏ ra lo ngại khi giới trẻ đang lan
truyền thông tin sai lầm là thuốc lá điện tử không có hại như thuốc lá truyền
thống và khi sử dụng thuốc lá điện tử làm cho các bạn trẻ trở nên sành điệu hơn.
Thực tế, thuốc lá điện tử độc hại không kém thuốc lá truyền thống các chất cần
kiểm soát trong quy chuẩn kỹ thuật.
Vậy các nước trên thế giới đang kiểm soát thuốc lá điện tử như thế nào?
Năm 2021 Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép kinh doanh mô Ž
t số sản phẩm thuốc lá thế hê Ž
mới, trong đó có TLĐT hệ thống
đóng (Closed END system). FDA cho rằng sản phẩm nào đã qua kiểm nghiệm,
phù hợp với sức khỏe cộng đồng được cho phép lưu hành nhằm phục vụ nhu cầu
chuyển đổi sang các sản phẩm thay thế. Điều tra của CDC Hoa Kỳ năm 2022
cho thấy, có khoảng 2,55 triệu thanh thiếu niên trong độ tuổi trung học đang hút
TLĐT. Gần 85% trong số này đã sử dụng TLĐT có hương vị và hơn một nửa sử
dụng TLĐT dùng một lần. Con số này nhìn chung đã giảm so với trước khi có
lệnh cấm bán các sản phẩm có chứa nicotine cho trẻ vị thành niên, và siết chặt
các biện pháp kiểm soát việc tiếp thị TLĐT.
Tại Anh - nơi cho phép sử dụng TLĐT chứa nicotine như một biện pháp thay thế
thuốc lá điếu truyền thống – Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội đã hoàn thiện quy định
hợp lý hướng tới giúp giới trẻ hiểu rõ nguy cơ của việc sử dụng nicotine, đồng
thời giúp người hút thuốc cai thuốc lá điếu.
Cũng tại đây, Cơ quan Quản lý thuốc và Sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) thiết lâ Ž
p hệ thống thông báo nhằm yêu cầu các nhà sản xuất phải bảo đảm về
mức độ an toàn và chất lượng của bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào có mặt trên thị trường.