Báo cáo Đề cương tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị | Trường Học viện Tư pháp
Báo cáo Đề cương tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị | Trường Học viện Tư pháp. Tài liệu gồm 135 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG M&M VIỆT NAM
ĐỊA CHỈ: SỐ 15 NGÁCH 82/4 NGHĨA TÂN, CẦU GIẤY, HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG
TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
(HĐKT số: 251/2016/HĐTV/MM-QĐ2) CÔNG TRÌNH
BỂ BƠI QUÂN ĐOÀN BỘ/QUÂN ĐOÀN 2 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
THỊ TRẤN VÔI - LẠNG GIANG - BẮC GIANG CHỦ ĐẦU TƯ
BỘ THAM MƯU/QUÂN ĐOÀN 2 TƯ VẤN GIÁM SÁT
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG M&M VIỆT NAM BẮC GIANG - 2016 ĐỀ CƯƠNG
TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
(HĐKT số: 251/2016/HĐTV/MM-QĐ2) CÔNG TRÌNH
BỂ BƠI QUÂN ĐOÀN BỘ/QUÂN ĐOÀN 2 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
THỊ TRẤN VÔI - LẠNG GIANG - BẮC GIANG CHỦ ĐẦU TƯ
BỘ THAM MƯU/QUÂN ĐOÀN 2 TƯ VẤN GIÁM SÁT
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG M&M VIỆT NAM
CHỦ ĐẦU TƯ TƯ VẤN GIÁM SÁT BẮC GIANG - 2016 MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 8
1.1. Các căn cứ pháp lý ......................................................................................... 8
1.2. Mục tiêu của việc lập đề cương ..................................................................... 8
1.3. Tổng quan về dự án xây dựng ........................................................................ 9
1.3.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 9
1.3.2. Địa hình địa chất thủy văn .......................................................................... 9
1.3.3. Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật ...................................................................... 9
1.3.4. Quy mô diện tích ......................................................................................... 9
1.3.5. Giải pháp kiến trúc và kết cấu ................................................................... 10
1.3.5.1. Giải pháp kiến trúc ................................................................................. 10
1.3.5.2. Giải pháp kết cấu .................................................................................... 11
1.3.5.2.1. Phần móng ........................................................................................... 11
1.3.5.2.2. Phần thân ............................................................................................. 11
1.3.5.2.3. Mái che ................................................................................................ 12
1.3.6. Vật tư, vật liệu được sử dụng trong công trình ......................................... 12
1.3.6.1. Vật liệu chịu lực ..................................................................................... 12
1.3.6.1.1. Bê tông ................................................................................................ 12
1.3.6.1.2. Cốt thép ............................................................................................... 12
1.3.6.1.3. Khối xây .............................................................................................. 12
1.3.6.2. Vật liệu hoàn thiện ................................................................................. 12
1.3.7. Giải pháp cấp điện ..................................................................................... 13
1.3.7.1. Hệ thống điện ......................................................................................... 13
1.3.7.2. Thiết bị chiếu sáng ................................................................................. 14
1.3.7.3. Thiết bị điện ........................................................................................... 14
1.3.8. Thiết bị đóng cắt ........................................................................................ 15
1.3.8.1. Tủ điện tổng ........................................................................................... 15
1.3.8.2. Tiếp địa ................................................................................................... 16 2
1.3.9. Hệ thống thu sét & nối đất bảo vệ công trình ........................................... 16
1.3.10. Hệ thống cấp thoát nước ......................................................................... 17
1.3.10.1. Hệ thống cấp nước ............................................................................... 17
1.3.10.2. Hệ thống thoát nước ............................................................................. 17
1.3.10.3. Thiết bị cấp thoát nước và phụ tùng..................................................... 17
1.3.10.4. Giải pháp lọc nước- công nghệ lọc cát Fiberpool ................................ 18
1.3.10.4.1. Hệ thống lọc và xử lý tuần hoàn ....................................................... 18
1.3.10.4.2. Hệ thống khử trùng nước bể bơi ....................................................... 19
1.3.10.5. Thiết bị vệ sinh ..................................................................................... 20
1.3.11. Hệ thống sân – đường nội bộ .................................................................. 20
PHẦN 2: TỔ CHỨC ĐOÀN TƯ VẤN GIÁM SÁT .......................................... 22
2.1. Các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật liên quan đến dự án .......................................... 22
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng .................................................... 22
2.3. Công tác tư vấn giám sát .............................................................................. 27
2.3.1. Phương thức thực hiện .............................................................................. 27
2.3.2. Nguyên tắc trong hoạt động tư vấn giám sát ............................................ 27
2.3.3. Nhiệm vụ của tư vấn giám sát ................................................................... 27
2.3.4. Công tác giám sát ...................................................................................... 28
2.3.5. Mô hình quản lý và nhân sự của đoàn tư vấn ........................................... 29
2.3.6. Chế độ báo cáo và tổ chức các cuộc họp .................................................. 32
2.3.6.1. Chế độ báo cáo ....................................................................................... 32
2.3.6.2. Tổ chức các cuộc họp ............................................................................. 32
2.4. Thiết bị sử dụng............................................................................................ 32
2.5. Tổ chức thực hiện ......................................................................................... 33
2.4.1. Nguyên tắc chung ...................................................................................... 33
2.4.2. Quan hệ của Đoàn tư vấn giám sát với các nhà thầu ................................ 34
2.4.3. Phân công trách nhiệm .............................................................................. 34
PHẦN 3: CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT TẠI HIỆN TRƯỜNG ............... 35
3.1. Quy trình giám sát chất lượng thi công ........................................................ 35
3.1.1. Kiểm tra điều kiện khởi công .................................................................... 36 3
3.1.2. Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công ...................................................... 36
3.1.3. Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng ....................................................... 36
3.1.4. Kiểm tra biện pháp thi công ...................................................................... 37
3.1.5. Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, thiết bị lắp đặt ...... 37
3.1.6. Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công thực hiện theo tiến độ ..................... 39
3.1.7. Đề nghị Chủ Đầu tư điều chỉnh sai sót, bất hợp lý về thiết kế ................. 40
3.1.8. Đề nghị tạm dừng thi công khi phát hiện mất an toàn lao động ............... 40
3.2. Nghiệm thu công việc xây dựng .................................................................. 40
3.3. Nghiệm thu khối lượng ................................................................................ 47
3.3.1. Khối lượng theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt ................................... 47
3.3.2. Khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt ................. 47
3.3.3. Khối lượng sửa đổi với hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt ........................ 47
3.3.4. Khối lượng công tác khác ......................................................................... 48
3.4. Giám sát tiến độ thi công ............................................................................. 48
3.5. Giám sát an toàn lao động ............................................................................ 51
3.5.1. Yêu cầu về công tác an toàn ................................................................... 51
3.5.1.1. Các yêu cầu chung ................................................................................. 51
3.5.1.2. Biện pháp thực hiện ............................................................................... 52
3.5.2. Giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn lao động ................................. 53
3.5.2.1. Giám sát biện pháp an toàn về trang thiết bị, máy móc ......................... 53
3.5.2.2. Giám sát biện pháp an toàn cho công nhân thi công ............................. 53
3.5.2.3. Giám sát biện pháp biện pháp an toàn khi đổ và đầm bê tông .............. 54
3.5.2.4. Biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy .............................................. 54
3.5.2.5. Biện pháp an toàn về điện ...................................................................... 55
3.5.2.6. Phòng ngừa tai nạn khi cẩu chuyển ....................................................... 55
PHẦN 4: NỘI DUNG GIÁM SÁT CHI TIẾT CÔNG VIỆC XÂY DỰNG ...... 57
4.1. Quản lý chất lượng ....................................................................................... 57
4.2. Vật liệu cung ứng ......................................................................................... 57
4.3. Giám sát thi công công tác đất ..................................................................... 57
4.4. Giám sát biện pháp thi công lớp đệm cát ..................................................... 58 4
4.5. Công tác bê tông lót móng ........................................................................... 58
4.6. Giám sát công tác bê tông ............................................................................ 59
4.6.1. Vật liệu Bê tông ........................................................................................ 59
4.6.2. Nước .......................................................................................................... 59
4.6.3. Phụ gia ....................................................................................................... 60
4.6.4. Thiết kế cấp phối bê tông .......................................................................... 60
4.6.5. Kiểm tra và nghiệm thu bê tông ................................................................ 61
4.7. Giám sát công tác cốt thép ........................................................................... 62
4.7.1. Vật liệu cốt thép ........................................................................................ 62
4.7.2. Giám sát công tác cốt thép ........................................................................ 63
4.8. Giám sát công tác xây .................................................................................. 64
4.8.1. Vật liệu xây ............................................................................................... 64
4.8.2. Kiểm tra phương tiện, thiết bị phục vụ công tác xây ................................ 65
4.8.3. Công tác xây .............................................................................................. 65
4.9. Lắp dựng, tháo dỡ hệ sàn chống .................................................................. 66
4.10. Công tác trát ............................................................................................... 66
4.11. Công tác ốp gạch tường ............................................................................. 67
4.12. Giám sát công tác láng, lát ......................................................................... 67
4.13. Giám sát công tác sơn ................................................................................ 69
4.14. Công tác gia công và lắp dựng cửa ............................................................ 69
4.15. Giám sát công tác chống thấm ................................................................... 70
4.16. Giám sát công tác lắp đặt hệ thống cấp thoát nước ................................... 70
4.17. Giám sát công tác thi công điện chiếu sáng, chống sét .............................. 71
4.18. Giám sát trong quá trình hiệu chỉnh và chạy thử thiết bị ........................... 71
4.18.1. Kiểm tra công việc chuẩn bị chạy thử ..................................................... 71
4.18.2. Kiểm tra các điểu kiện cần thiết cho chạy thử ........................................ 72
4.18.3. Giám sát quá trình chạy thử không tải .................................................... 72
4.18.4. Giám sát hiệu chỉnh chạy thử có tải ........................................................ 73
4.18.5. Giám sát quá trình chạy thử liên động có tải .......................................... 73
4.19. Hệ thống cấp thoát nước ............................................................................ 73 5
4.19.1. Kiểm tra vật liệu ...................................................................................... 73
4.19.2. Kiểm tra công tác lắp đặt ........................................................................ 74
4.20. Hệ thống phòng cháy chữa cháy ................................................................ 75
4.21. Công tác kiểm tra kỹ thuật tổng thể công trình .......................................... 75
4.22. Giám sát công tác cốp pha, đà giáo ............................................................ 76
4.23. Giám sát công tác trắc đạc thi công ........................................................... 77
4.24. Giám sát thi đúc, ép cọc ............................................................................. 77
4.24.1. Công tác đúc cọc ..................................................................................... 78
4.24.2. Công tác ép cọc ....................................................................................... 78
4.25. Giám sát tiến độ thi công ........................................................................... 79
4.26. Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu và xác nhận khối lượng nghiệm thu ............... 80
PHẦN 5: QUY TRÌNH VÀ BIỂU MẪU NGHIỆM THU ................................. 81
5.1. Mục đích ....................................................................................................... 81
5.2. Phạm vi áp dụng ........................................................................................... 81
5.3. Quy trình nghiệm thu ................................................................................... 81
5.3.1. Nguyên tắc chung.................................................................................... 81
5.3.2. Nghiệm thu công việc xây dựng ............................................................. 82
5.3.2.1. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu ............................................ 82
5.3.2.2. Các căn cứ để nghiệm thu ...................................................................... 82
5.3.2.3. Nội dung và trình tự nghiệm thu ............................................................ 82
5.3.3. Nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng ............... 83
5.3.3.1. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu ............................................ 83
5.3.3.2. Các căn cứ để nghiệm thu ...................................................................... 83
5.3.3.3. Nội dung và trình tự nghiệm thu ............................................................ 83
5.3.4. Nghiệm thu hoàn thành công trình để bàn giao đưa vào sử dụng .......... 84
5.3.4.1. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu ............................................ 84
5.3.4.2. Các căn cứ để nghiệm thu ...................................................................... 84
5.3.4.3. Nội dung và trình tự nghiệm thu ............................................................ 85
5.3.5. Lập bản vẽ hoàn công ............................................................................. 85
5.3.6. Hướng dẫn đánh số biên bản nghiệm thu ............................................... 86 6
5.3.7. Số lượng biên bản nghiệm thu (bản gốc, ký tươi) .................................. 86
5.4. Biểu mẫu nghiệm thu ................................................................................... 86 7 PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Các căn cứ pháp lý
- Hợp đồng số 251/2016/HĐTV/MM-QĐ2 ký ngày 25/10/2016 giữa Bộ
tham mưu Quân đoàn 2 và Công ty cổ phần xây dựng M&M Viêt Nam về việc
Tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Bể bơi Quân
đoàn bộ - Quân đoàn 2 tại Thị trấn Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình Bể bơi Quân đoàn bộ - Quân
đoàn 2 đã được chủ đầu tư phê duyệt;
- Các hợp đồng thi công xây dựng đã ký giữa chủ đầu tư và các nhà thầu
thi công, kèm theo các tài liệu là bộ phận không thể tách rời của các hợp đồng thi công xây dựng;
- Luật số 33/2005/QH11 quy định về dân sự do Quốc hội khoá 11 ban hành ngày 27/6/2005;
- Luật số 50/2014/QH13 quy định về hoạt động xây dựng do Quốc hội
khoá 13 ban hành ngày 18/06/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày18/06/2015 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư và xây dựng công trình;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/05/2015;
- Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 qui định chi tiết một số nội
dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư 264/2013/TT-BQP quy định một số nội dung về công tác
QLCLCT xây dựng trong Quân đội;
1.2. Mục tiêu của việc lập đề cương
Đề cương này trình bày các phương thức, trên cơ sở pháp luật hiện hành,
sẽ được Công ty cổ phần xây dựng M&M Việt Nam áp dụng, bằng cả kiến thức
và những kinh nghiệm đã tích luỹ, để thực thi một cách tốt nhất các nghĩa vụ của
mình theo nội dung hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Cụ thể, Công ty thay mặt
chủ đầu tư quản lý các nhà thầu tham gia xây dựng Tòa nhà Nhà ở sỹ quan,
QNCN, CNVQP đảm bảo hoàn thành cam kết về: Chất lượng công tác thi công
xây dựng và lắp đặt thiết bị đạt yêu cầu. Được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử
dụng đúng quy định, đúng tiến độ, đúng khối lượng và đảm bảo an toàn lao
động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường. 8
1.3. Tổng quan về dự án xây dựng
1.3.1. Vị trí địa lý
Khu đất xây dựng có vị trí nằm tại Thị trấn Vôi - Lạng Giang - Bắc Giang
có các đặc điểm như sau:
- Phía Bắc giáp đường bê tông Quân đoàn 2.
- Phía Đông giáp ruộng lúa.
- Phía Tây giáp sân bóng đá.
- Phía Nam giáp ruộng lúa
Công trình có vị trí nằm trong khu thể thao của Quân đoàn nên rất thuận
lợi về hạ tầng giao thông.
1.3.2. Địa hình địa chất thủy văn
Về tổng thể địa hình chung của khu đất tương đối bằng phẳng , nền hiện
trạng là khu sân bãi luyện tập thể thao cũ, bể bơi cũ đã xuống cấp. Nhìn chung
địa hình địa chất tương đối ổn định, do kinh phí hạn hẹp Chủ đầu tư không tổ
chức khoan KSĐC công trình nên khi thiết kế cần tham khảo báo cáo KSĐC các
công trình lân cận. Quá trình thi công cần xem xét cụ thể địa chất công trình để
có phương án điều chỉnh kịp thời.
1.3.3. Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật
- Hiện trạng kiến trúc công trình: khu đất hiện trạng hiện là khu bãi tập
K91 và bể bơi hiện trạng đã xuống cấp nghiêm trọng, không sử dụng được.
- Giao thông: Công trình nằm trong khu thể thao sân vận động bãi tập của
Quân đoàn, thuận lợi về giao thông.
- Hệ thống điện: Được đấu nối theo hệ thống hiện trạng chung của toàn khu vực.
- Hệ thống cấp nước: Đầu tư mới đồng bộ để chủ động về nguồn cấp nước cho toàn khu vực.
1.3.4. Quy mô diện tích
+ Diện tích khu đất: 6505 m².
+ Diện tích xây dựng: 2592 m².
+ Tổng diện tích sàn (Bể bơi + Nhà điều hành): 2130 m².
+ Diện tích sân đường nội bộ: 1483 m². 9
+ Diện tích cây xanh, thảm cỏ, tiểu cảnh toàn công trình: 1648 m².
+ Diện tích nhà điều hành, phòng thay đồ: 300 m².
+ Diện tích bể bơi tiêu chuẩn: 713 m².
+ Diện tích bể tập bơi: 110 m². + Bãi để xe: 1145 m².
+ Cấp công trình: Cấp III.
+ Bậc chịu lửa: Bậc III.
Công trình được xây mới, với 2 hạng mục chính, hạng mục bể bơi và
hạng mục nhà điều hành. Bước gian chính khu bể bơi là 7,2m; Nhà điều hành là
3,6m, được thiết kế 1 tầng. Khu bể bơi được sử dụng hệ thống mái hiện đại,
dùng kèo thép ống dạng dàn, cột bê tông cốt thép 400x600 cao 7m. Bể bơi được
lắp đặt các thiết bị đồng bộ, hiện đại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Khu nhà điều
hành có chiều cao 4,5m, lợp ngói đỏ 22v/m2, tường trần sơn kết hợp màu vàng
và trắng, thiết bị và phụ kiện đồng bộ theo nhà sản xuất.
Hệ thống điện, nước, điều hòa: lắp đặt mới toàn bộ các hệ thống cấp điện,
cấp thoát nước, xử lý nước…
Trang thiết bị: thiết bị vệ sinh lắp mới đồng bộ, cung cấp các thiết bị điện
như quạt trần, đèn chiếu sáng và đặc biệt là hệ thống lọc nước công nghệ châu Âu hiện đại.
1.3.5. Giải pháp kiến trúc và kết cấu
1.3.5.1. Giải pháp kiến trúc
Hình thức kiến trúc Bể bơi mang đặc điểm của công trình công cộng,
công trình thể thao với các nhịp không gian lớn. Bể bơi sử dụng hệ cột Bê tông
với bước 7m2 và nhịp 27m9; kết hợp hệ kèo không gian, xà gồ thép, mái tôn kết
hợp tấm lấy sáng. Toàn bộ hệ kết cấu không gian lớn tạo hình thức kiến trúc
hiện đại, bề thế của dạng công trình công cộng thể thao nơi tập trung đông
người. Tường bao quanh sơn màu vàng nhạt, gờ phào màu vàng đậm, cột sơn màu trắng.
Không gian bể bơi với tiêu chuẩn 5 đường bơi. Bể có kích thước
50mx13,5m. Khu vực nông nhất là 1m4, sâu nhất là 2m5. Bể tập bơi có kích
thước 7m2x13,5m. Bể có độ sâu là 1m2. Xung quanh thành bể có các rãnh thoát
tràn. Dọc phía bên trục A là dãy bậc ngồi tham quan 4 thềm cao, đảm bảo chỗ cho khán giả quan sát.
Khu nhà điều hành có chiều cao 4,5m, mái dốc lợp ngói đỏ 22v/m2, tường 10
trần sơn kết hợp màu vàng và trắng, các thiết bị và phụ kiện đồng bộ theo nhà sản xuất.
Khu nhà điều hành có bước gian và khẩu độ trung bình là 3m6x4m5;
3m6x6m3. Mặt bằng được bố trí với sảnh đón chính giữa. Qua khu vực sảnh là 2
lối vào khu thay đồ,gửi đồ, khu tắm và vệ sinh của nam nữ ở 2 bên riêng biệt;
sau đó qua lối tắm tráng để vào bể bơi. Ngoài ra tại chính giữa không gian sảnh
có lối vào chính qua khu vực quản lý là có thể vào trực tiếp bể bơi. Các phòng
chức năng đều được bố trí rất thuận tiện, hợp lý, dây chuyền công năng gọn
gàng phù hợp với quy mô của Quân đoàn.
Phòng kỹ thuật 47m2 được bố trí phía cuối thuận tiện cho việc đấu nối với
trạm bơm xử lý phía sau nhà.
1.3.5.2. Giải pháp kết cấu
1.3.5.2.1. Phần móng
- Móng được tính toán theo tài liệu địa chất tham khảo công trình Nhà
khách Quân đoàn bộ/Quân đoàn 2 do Công ty tư vấn thiết kế và đầu tư xây
dựng/Bộ Quốc phòng phát hành năm 2014.
- Dựa vào tài liệu địa chất công trình, chọn phương án móng nông bê tông
cốt thép. Bê tông có cường độ B20 (mác 250) cho các hạng mục khán đài, khung
đỡ mái che bể bơi. Bê tông có cường độ B15 ( mác 200) cho các hạng mục
phòng kỹ thuật, nhà điều hành, thay đồ.
1.3.5.2.2. Phần thân
Với quy mô, tính chất, các điều kiện tác động lên công trình trong công
nghệ thi công hiện nay, đơn vị thiết kế chọn giải pháp hệ kết cấu khung bê tông
cốt thép cột dầm sàn đổ toàn khối, hệ tường gạch bao che cho hạng mục khán
đài, khung đỡ mái bê bơi, phòng kỹ thuật, nhà điều hành, thay đồ.
Tiết diện hạng mục khán đài, phòng kỹ thuật, mái che bể bơi:
+ Sàn khán đài: Dùng sàn bê tông cốt thép chiều dày 10 cm, dùng bê tông đá 1x2 mác 250#.
+ Cột có tiết diện 22x22cm, 22x30cm, 40x60 cm.
+ Dầm có các tiết diện chính: 22x30cm, 22x50cm, 22x60cm. 11 1.3.5.2.3. Mái che
Mái che bể bơi là dàn vì kèo tam giác liên kết với cột bằng liên kết gối.
1.3.6. Vật tư, vật liệu được sử dụng trong công trình
1.3.6.1. Vật liệu chịu lực 1.3.6.1.1. Bê tông
+ Bê tông lót móng của toàn công trình dùng bê tông đá 4x6 mác 150.
+ Bê tông cấp độ bền chịu nén B20 ( mác 250) có Rn =115 (Kg/cm2) sử
dụng cho hệ kết cấu chịu lực chính của khán đài, khung cột đỡ mái che bể bơi
như: Móng, cột, dầm, sàn.
+ Bê tông cấp độ bền chịu nén B15 ( mác 200) có Rn =85 (Kg/cm2) sử
dụng cho hệ kết cấu hang mục phòng kỹ thuật, nhà điều hành, thay đồ,các cấu
kiện như tấm đan, lanh tô, các chi tiết liên kết trụ tường, giằng tường, trụ mái... 1.3.6.1.2. Cốt thép
+ Cốt thép có < 10 dùng thép CI có Ra=2250 kG/cm2.
+ Cốt thép có 18 > >= 10 dùng thép CII có Ra=2800 kG/cm2.
+ Cốt thép có >= 18 dùng thép CII có Ra=3650 kG/cm2.
+ Thép bản, thép tấm loại thép CT3 có Rn=2300 kG/cm2. 1.3.6.1.3. Khối xây
+ Các khối xây bao, xây tường móng sử dụng gạch đặc M75.
+ Các khối xây ngăn chia các phòng sử dụng gạch rỗng M75.
+ Vữa xây bằng vữa xi măng M50.
+ Vữa trát bằng vữa xi măng M75.
+ Vữa chống thấm bằng vữa xi măng M100.
Các loại phụ gia chống thấm, phụ gia tăng mác bê tông.
1.3.6.2. Vật liệu hoàn thiện
Nhà điều hành có phần tam cấp ốp đá Granit màu ghi xám. Sàn lát gạch
Granite nhân tạo 500x500. Sàn khu vệ sinh xử lý chống thấm theo quy định, lát
gạch chống trơn 300x300 tường ốp gạch men 300x 450. Mái dốc lợp ngói đỏ với
hệ cầu phong li tô, hệ thống seno chạy xung quanh kết hợp các ống PVC thoát
nước. Hệ thống cửa đi cửa sổ, vách kính dùng hệ cửa nhựa lõi thép màu trắng, 12
kính trắng 6.38 ly. Hoa sắt inox.
Khu Bể bơi ốp thành bể và đáy bể bằng gạch thủy tinh mosaic đáp cầu
300x300 màu xanh nhạt. Phần đường dẫn hướng dưới đáy bể ốp màu đậm. Phần
nền sân bể bơi lát gạch chống trơn 300x300 sáng màu. Khu vực bậc ngồi tham
quan sơn epoxy chuyên dụng, mặt ngoài bậc ngồi tham quan (trục 1-10) sơn
màu trắng, lan can thép hộp sơn màu ghi nhạt. Hệ thống lan can thấp xung
quanh là xây lửng kết hợp tay vịn inox.
1.3.7. Giải pháp cấp điện
1.3.7.1. Hệ thống điện
- Công suất yêu cầu cho dự án là 50,8 kVA. Nguồn cấp điện cho dự án
được lấy từ trạm biến áp trong khu vực hiện có.
- Phụ tải dùng điện trong công trình gồm: chiếu sáng, ổ cắm lấy điện phục
vụ các thiết bị di động cầm tay công suất bé.
- Hệ thống điện động lực gồm: Hệ thống bơm lọc nước cho bể bơi.
- Nguồn cấp điện cho công trình được lấy từ trạm biến áp hiện có trong đơn vị.
- Cấp điện từ trạm biến áp hiện có trong đơn vị sử dụng cáp điện nhôm voặn
xoắn ABC đi trên cột bê tông li tâm cao 6m. Với khoảng cách cột từ 30 -
35m/cột. Cáp điện được đấu nối với tủ điện tổng của công trình.
- Tại phòng kỹ thuật của công trình đặt các hệ thống tủ điện tổng cho toàn bộ
công trình. Từ tủ điện tổng này cấp đến các tủ điện khu vực nhà quản lý và tủ
điện khu vực bể bơi bằng tuyến cáp Cxv. Từ tủ điện tổng cấp điện đến tủ điện hệ
thống lọc nước bể bơi dùng tuyến cáp ngầm Cu/pvc/xlpe/dsta/pvc luồn trong
ống nhựa gân xoắn đi trong rãnh cáp.
- Tại mỗi khu vực ở lắp 1 tủ điện nhựa chống cháy âm tường cấp điện đến các
phụ tải trong phòng như chiếu sáng, ổ cắm. Các phụ tải được cấp lộ dây độc lập
để đảm bảo hoạt động động lập khi sửa chữa hoặc sự cố.
- Đường dây trục cấp điện cho ổ cắm điện dây ruột đồng vỏ bọc Cu/PVC 2x2,5+E2,5 mm2.
- Đường dây trục cấp điện cho công tắc, đèn chiếu sáng dùng dây ruột đồng vỏ bọc Cu/PVC 2x2,5+E1,5 mm2.
- Dây từ công tắc ra đèn, quạt dùng dây Cu/PVC 2x2,5+E1,5 mm2 kéo trong ống
nhựa chống cháy đặt ngầm trần và tường. 13
- Riêng khu vực chiếu sáng cho bể bơi sử dụng dây cấp điện lộ chiếu sáng là loại
Cu/PVC 2x2,5+E2,5 mm2 đi trên xà gồ mái. Tại các vị trí hộp nối dây xuống
đèn dùng dây Cu/PVC 2x2,5+E1,5 mm2 đi theo ty treo đèn xuống.
1.3.7.2. Thiết bị chiếu sáng
Sử dụng phương pháp chiếu sáng chung đều kết hợp với chiếu sáng cục
bộ (những khu vực có nhu cầu về độ rọi đặc biệt). Về phương diện chiếu sáng sử
dụng đèn OSRAM E27 chao nhôm D600; huỳnh quang hộp 18W, 36W đèn
compac 13W, 18W, đèn halogen nhằm đạt các chỉ tiêu độ rọi dưới đây:
- Không gian bơi không nhỏ hơn 600 lux; Và chiều cao treo đèn không lớn hơn 8m so với mặt nước.
- Phòng quản lý không nhỏ hơn 150 lux;
- Các khu vực wc, hành lang không nhỏ hơn 75 lux;
- Đảm bảo độ chiếu sáng - theo TCXD 16:1986 và có tham khảo thêm tiêu
chuẩn Anh ( EN – 12464 - 1: 2002) và TCXDVN 288: 2004 - Công trình thể
thao, bể bơi. Tiêu chuẩn thiết kế.
- Chỉ tiêu nối đất: Điện trở nối đất an toàn của thiết bị không lớn hơn 4 .
- Cung cấp điện cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành: các tiêu chuẩn áp dụng.
- Đảm bảo chất lượng điện năng theo qui định.
1.3.7.3. Thiết bị điện
- Ổ cắm công tắc là loại chìm tường, sàn. Phải lắp các thiết bị chống nước
IP44 ( hoặc cấp cao hơn) ở những chỗ ngoài trời.
- Công tắc phải là loại tiếp điểm bập bênh có đánh dấu chiều tắt bật, dòng
điện 10A 250v, phù hợp với tải là đèn huỳnh quang, đèn compact. Có thể lắp
riêng rẽ hoặc tổ hợp nhiều công tắc vào cùng một đế và mặt.
- Ổ cắm dùng loại 16A 250V có cực nối đất.
- Tất cả các ổ cắm công tắc phải có cùng 1 kiểu dáng, phải cùng 1 nhà sản xuất.
- Chiều cao lắp đặt ổ cắm điện loại âm tường : 300mm - 400mm từ cốt
sàn hoàn thiện đền tâm ổ cắm không kể các ghi chú khác trong bản vẽ. Các loại
ổ cắm âm sàn lắp đăt theo kích thước ghi trên bản vẽ. Chiều cao lắp đặt công tắc
1250 từ cốt sàn hoàn thiện đến tâm công tắc, không kể các ghi chú khác. Chiều 14
cao lắp đặt các thiết bị có thể được điều chỉnh bởi kiến trúc sư hay giám sát công trình.
- Loại ổ cắm điện kết hợp với ổ cắm mạng và data phải đồng bộ và phải
có sực nối đất với ổ cắm điện.
- Công tắc đóng cắt đèn trong các phòng dùng loại đơn, đôi, ba đặt ngầm
tường ở độ cao 1,25 mét so với cốt sàn hoàn thiện, ổ cắm điện dùng loại 3 cực đặt âm sàn.
1.3.8. Thiết bị đóng cắt
- Hệ thống thiết bị điều khiển đóng cắt trong công trình dùng áptômát bảo
vệ tập trung theo từng tầng.
+ Áptômát dùng loại 3 pha và 1 pha bảo vệ tổng hợp.
+ Áptômát dùng cho chiếu sáng dùng loại đường cong C.
+ Áptômát dùng cho động lực bảo vệ nhiệt (0,6 # 1)In, bảo vệ từ (3,5#
10I)n dùng loại đường cong D.
- Ngoài ra tại các phòng làm việc còn đặt các bảng điện phòng loại EMC
đặt cách cốt nền hoặc sàn 1,5 mét tính từ tâm bảng điện.
- Tất cả các áptômát trước lúc lắp đặt vào công trình phải được chỉ định xuất xưởng.
1.3.8.1. Tủ điện tổng
- Phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Được làm từ thép tấm với độ dày không nhỏ hơn 2mm với tủ điện tổng
và không nhỏ hơn 1,6mm đối với tủ điện tầng.
- Được bố trí khoảng cách vừa đủ để dây đi ra , có tính đến loại cáp đi và đi ra.
- Loại có mặt trước phẳng chỉ bao gồm then, tay cầm, hiển thị, bộ phím và
các thiết bị tương tự mục đích vận hành và được làm nhô ra thành bảng điều khiển phía trước.
- Có các cáp dẫn ra được sắp xếp sao cho các dây cáp này không đi ngang qua khoang của thanh cái.
- Các đầu thanh caios và đầu cáp ở những nơi mà tủ điện có thể mở rộng sau này được bịt kín.
- Có biện pháp phù hợp gắn với kết cấu của tòa nhà. 15 1.3.8.2. Tiếp địa
+ Hệ thống nối đất cửa công trình được sử dụng kiểu TN-S nghĩa là trung
tính của máy biến áp và dây nối vỏ các thiết bị cùng được nối tới hệ thống cọc tiếp địa .
+ Toàn bộ các máng kim loại, các bộ phận không mang điện bằng kim
loại của các thiết bị điện và cực tiếp địa của ổ cắm phải được nối đất một cách chắc chắn.
+ Toàn bộ các thiết bị điện của tòa nhà phải được nối đất bởi 1 trục thanh
nối đất: là 1 thanh dẫn có kích thước nghi như trong bản vẽ.
+ Điện trở đo của hệ thống nối đất không được vượt quá 4. Nếu giá trị
điện trở không đạt đạt thì phải báo đơn vị tư vấn thiết kế để có các biện pháp xử lý.
+ Hộp kiểm tra tiếp địa chỗ nối đất dùng để theo dõi và kiểm tra định kỳ
giá trị điện trở nối đất hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
1.3.9. Hệ thống thu sét & nối đất bảo vệ công trình
Công trình thuộc nhóm bảo vệ chống sét cấp III. Sử dụng lưới thu sét kết
hợp với kim thu sét cao 1m đặt trên các đỉnh mái nối với hệ thống nối đất chống
sét, điện trở nối đất xung kích của hệ thống nối đất yêu cầu Rxk ≤ 10Ω ứng với
điện trở suất tính toán của đất trong thiết kế là 1.1Ω.
Điện trở đo của hệ thống nối đất không được vượt quá 4. Nếu giá trị
điện trở không đạt thì phải báo đơn vị tư vấn thiết kế để có các biện pháp xử lý.
Cọc thép bọc đồng tiếp đất, băng đồng liên kết và phụ kiện đầu nối được
bố trí theo hệ thống nối đất gồm nhiều điện cực có tác dụng tản năng lượng
chống sét xuống đất an toàn và nhanh chóng. Cọc nối đất bằng thép bọc đồng d
16 dài 3m (được định vị như trên mặt bằng bản vẽ) và liên kết với nhau bằng
băng đồng trần 25x3mm. Đầu trên của cọc được đóng sâu dưới mặt đất 0.8m và
băng đồng trần được đặt trong các rãnh 0.5m sâu 1.0m. Việc liên kết giữa cọc
đồng, băng đồng và cáp đồng thoát sét bằng bộ kẹp đặc chủng nối đất (Ground
Rod Clamp) tuân theo tiêu chuẩn chống sét 20 TCN 46-84 hiện hành của Bộ
Xây dựng và tiêu chuẩn H.S của Singapore có tác dụng tải dòng điện hiệu quả
do khả năng tiếp xúc giữa cọc, băng đồng và cáp thoát sét rất cao vì vậy đạt độ
bền và tuổi thọ không cần phải bảo dưỡng định kỳ hệ thống nối đất như trong 16
các hệ thống cũ trước đây. Điện trở nối đất chống sét 10 tuân theo tiêu
chuẩn 20 TCN 46-84 của Bộ Xây dựng.
Hộp kiểm tra tiếp địa chỗ nối đất dùng để theo dõi và kiểm tra định kỳ giá
trị điện trở nối đất hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
1.3.10. Hệ thống cấp thoát nước
1.3.10.1. Hệ thống cấp nước
- Nguồn nước cho công trình được lấy từ giếng khoan khai thác tại chỗ: - Sơ đồ cấp nước : Giếng
→ Cụm xử → Bể chứa Trạm Công trình khoan lý nước nước
→ bơm tăng → dùng nước sạch áp
- Chọn công suất cấp nước cho 1 ngày là Qsh = 60 m3.
1.3.10.2. Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước trong nhà bao gồm:
- Hệ thống thoát nước rửa: Nước từ các lavabo, chậu, rửa sàn được thu
vào hệ thống đường ống riêng, thoát ra hố ga thu gom ngoài sân.
- Hệ thống thoát nước xí: Nước từ các xí, tiểu được thu vào hệ thống
đường ống riêng, thoát vào bể tự hoại dưới đất để xử lý.
- Hệ đường ống thoát nước mái: Nước mưa trên mái được thu vào các ống
đứng, dẫn xuống rãnh thoát nước mưa.
- Hệ thống thoát nước bể bơi: Nước sục rửa bể bơi theo định kỳ được bơm
lên thoát ra chung với rãnh thoát nước mưa.
1.3.10.3. Thiết bị cấp thoát nước và phụ tùng
Các thiết bị vệ sinh và phụ tùng cấp thoát nước phải được sản xuất từ các
vật liệu rắn, bền và có bề mặt trơn, sạch và không thấm nước. Nên dùng của các
hãng uy tín, chất lượng, có các thông số phù hợp với các tiêu chuẩn Việt nam
hoặc các tiêu chuẩn khác được cơ quan quản lý chấp thuận.
Ống cấp nước dùng ống nhựa chịu nhiệt PP-R, đấu nối bằng hàn nhiệt,
các phụ tùng đường ống lấy đồng bộ với hãng cung cấp đường ống. 17
Ống thoát nước dùng ống nhựa PVC, đấu nối bằng dán keo, các phụ tùng
đường ống lấy đồng bộ với hãng cung cấp đường ống.
Đường ống trong nhà đi trong hộp kỹ thuật, trong trần giả, đi ngầm tường,
ngầm sàn hoặc đi lộ thiên nhưng phải đảm bảo tính thẩm mỹ và kỹ thuật.
1.3.10.4. Giải pháp lọc nước- công nghệ lọc cát Fiberpool
Công nghệ FIBERPOOL là công nghệ truyền thống. Qua nhiều năm trải
nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn và ngày nay công nghệ truyền thống này đã
phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp bể bơi.
1.3.10.4.1. Hệ thống lọc và xử lý tuần hoàn
Bình lọc FIBERPOOL BOBBIN WOUNLD được chế tạo từ nhựa ABS
được gia cố bằng sợi thủy tinh (fiberglass) tẩm nhựa PE đạt tiêu chuẩn Olympic,
sử dụng trong các bể bơi thi đấu quốc tế.
Các bình lọc được đặt trực tiếp trên nền bê tông cốt thép có mặt phẳng
chịu được tải trọng tối thiểu 0,4 kG/cm².
Máy bơm được sử dụng là bơm ly tâm trục ngang, tự mồi chuyên dùng
cho bể bơi do hãng FIBERPOOL – EU sản xuất , thân vỏ gang đúc có độ bền
cao, chịu nóng, chịu ẩm. Rọ lọc rác thô bằng inox được lắp trước khi vào bơm.
Máy bơm có độ ồn thấp, độ bền cao, đã được lắp đặt các bể bơi lớn ở Việt
Nam. Bơm được đặt trực tiếp trên bệ bê tông , được lót tấm cao su chống rung,
gắn xuống nền bằng các bu lông nở bằng sắt chuyên dùng.
Trước và sau máy bơm phải được lắp van bướm để thuận lợi cho việc sửa
chữa và lắp đặt. Van một chiều được lắp ở đường ra cho từng máy bơm để
chống dòng đẩy ngược, bảo đảm độ an toàn khi vận hành. Trước khi vận hành
yêu cầu phải kiểm tra chiều quay cánh quạt, độ đồng pha.
Nước tuần hoàn bể bơi dùng hóa chất được đưa trở lại bể qua các đầu đẩy
bằng nhựa ABS, D63mm có độ bền cao. Các đầu phun có thể điều chỉnh hướng
dòng chảy giúp cho việc đảo nước trong bể bơi tốt hơn. Các đầu loại chìm tường
rất an toàn cho người bơi.
Đầu hút vệ sinh bể bơi – Suction Inlet bằng nhựa ABS, gắn với ống D50,
dùng để hút vệ sinh bể bơi. Ống chống thấm xuyên thành bể bơi – Wall Conduit.
Các đầu trả nước về bể được gắn với các ống xuyên thành có vách chống thấm.
ống xuyên thành có vách chống thấm bằng nhựa ABS, L = 300mm. Ống xuyên
thành có vách chống thấm là đồ chuyên dùng tác dụng chống rò rỉ nước qua 18
thành bê tông . Ống xuyên thành có vách chống thấm được đặt sau khi đã khoan
đục các lỗ bê tông trên thành bể. Vị trí lắp đặt các ống xuyên thành có vách
chống thấm là trên thành bể bơi, dưới mực 60-80 cm.
Bộ thu nước đáy hồ – Main Drain: Nước từ đáy bể bơi được hút về bình
lọc qua hệ thống thu nước đáy hồ được bố trí ở nơi sâu nhất bể bơi. Nắp bộ
thu nước đáy hồ có khung bằng composite, mặt che bằng thanh nhựa ABS. Hệ
thống hút đáy được bố trí sao cho các lỗ hút đáy không cách xa nhau quá 2m.
Hệ thống thu nước bề mặt bể bơi: Nước tràn mặt bể bơi chảy vào hệ thống
thu nước rãnh tràn bố trí xung quanh mặt bể bơi đưa về bể trung hòa. 70% - 80%
lượng nước tuần hoàn bể bơi được thực hiện qua hệ thống tràn mặt.
Để đảm bảo việc thu nước được tốt và tạo nên vẻ đẹp cho bể bơi, bề mặt
máng tràn được che bằng các tấm thanh chắn rãnh tràn bằng nhựa ABS, có độ
bền cao, chống được tia tử ngoại UV.
1.3.10.4.2. Hệ thống khử trùng nước bể bơi
Hệ thống khử trùng nước bể bơi bao gồm thiết bị kiểm tra và điều chỉnh
Clo tự động. Đây là một hệ thống hiện đại chlorine được tạo ra rừ muối ăn là
một dạng hữu cơ không độc hại nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Thiết bị kiểm tra và điều chỉnh pH, clo tự động:
Hệ thống thiết bị lấy tín hiệu chỉ số pH và Clo của nước trong bể bơi qua
đường ống dẫn nước trước khi vào bình lọc, sau đó xử lý so sánh với độ pH và
Clo chuẩn. Dựa vào các tín hiệu định lượng Nếu hàm lượng không đủ sẽ phát
lệnh cho các bơm định lượng hoạt động đến khi đạt độ chuẩn. Thiết bị hoạt động
tự động nên rất an toàn và tiết kiệm hóa chất.
Hệ thống được lắp đặt ở vị trí khô ráo gần đường trả nước về bể bơi.
Bơm định lượng điều chỉnh Clo kiểu màng:
- Được sử dụng để châm Clo lỏng vào đường trả nước về bể bơi.
- Bơm được điều khiển qua hệ thống Vigilant.
- Lưu lượng bơm được điều chỉnh từ 0 – 20L/h.
- Bền nhiệt và hóa chất.
Bơm định lượng điều chỉnh pH kiểu màng:
- Được sử dụng để châm Axít Clohydric 10% vào đường trả nước về bể
bơi nhằm cân bằng độ pH của nước đạt tiêu chuẩn pH = 7,2 – 7,8.
- Bơm được điều khiển qua hệ thống Vigilant.
- Lưu lượng bơm được điều chỉnh từ 0 – 20 l/h. 19