-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo đồ án môn Lập trình hệ hống | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Báo cáo đồ án môn Lập trình hệ hống | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 21 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Lập trình hệ thống 2 tài liệu
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 118 tài liệu
Báo cáo đồ án môn Lập trình hệ hống | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Báo cáo đồ án môn Lập trình hệ hống | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 21 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lập trình hệ thống 2 tài liệu
Trường: Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 118 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC KHOA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO
ĐỒ ÁN LẬP TRÌNH HỆ THỐNG
ĐỀ TÀI: CẢNH BÁO RÒ RỈ KHÍ GAS QUA ĐIỆN THOẠI KẾT HỢP
TỰ ĐỘNG MỞ CỬA SỬ DỤNG BLYNK IOT – ESP8266 -MQ2 Sinh : Lê Văn A viên Trần Lê Anh Quân thực hiên Lê Quang Vũ LỚP : 21CT5 GVHD : Trương Văn Hiền
Đà Nẵng, Tháng 03 Năm 2024 1 MỤC LỤC
BÁO CÁO............................................................................................................1
ĐỒ ÁN LẬP TRÌNH HỆ THỐNG.....................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................1-2
1.1 Giới thiệu IoT..................................................................................................1-2
1.1.1 Khái niệm IoT..........................................................................................1-2
1.1.2 Xu hướng phát triển thế giới với IoT.....................................................1-2
1.2 Tổng quan đề tài: Cảnh báo rò rỉ khí gas.....................................................1-3
Hiện trạng thực tại:..............................................................................................1-3
Giới thiệu đề tài:...................................................................................................1-4
CHƯƠNG 2: ARDUINO VÀ CÁC MODULE ĐIỀU KHIỂN..............................2-5
2.1 Tổng quan về Arduino...................................................................................2-5
2.1.1 Khái niệm Arduino..................................................................................2-5
2.1.2 Ứng dụng Arduino..................................................................................2-5
2.2 Phần mềm Arduino IDE................................................................................2-6
2.2.1 Phần mềm lập trình Arduino IDE.........................................................2-6
2.2.2 Các tính năng chính của Arduino IDE..................................................2-6
2.2.3 Cấu trúc một chương trình trong phần mềm IDE................................2-6
2.3 Module Wifi Esp8266.....................................................................................2-7
2.3.1 Giới Thiệu................................................................................................2-7
2.3.2 Thông số kỹ thuật....................................................................................2-8
Thông số kỹ thuật và tính năng NodeMCU ESP8266................................2-9
2.3.3 Ứng dụng của Esp8266............................................................................2-9
2.4 Các cảm biến được sử dụng trong đề tài.......................................................2-9
2.4.1 Cảm biến khí MQ-2.................................................................................2-9
Thông số kỹ thuật:..........................................................................................2-10
Ứng dụng :......................................................................................................2-10
2.5 Các thiết bị khác...........................................................................................2-11
2.5.1 Buzzer .................................................................................................2-11 2
2.5.2 Servo SG90.............................................................................................2-12
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH..........................................3-13
3.1 Chức năng.....................................................................................................3-13
3.2 Sơ đồ kết nối..................................................................................................3-13
3.3 Sơ đồ thuật toán............................................................................................3-14
3.4 Ứng dụng Blynk............................................................................................3-14
3.4.1 Blynk là g?.............................................................................................3-14
3.4.2 Các thiết bị điều khiển trên Blynk.......................................................3-15
3.5 Thiết kế mô hình...........................................................................................3-16
3.6 Kết quả thực nghiệm....................................................................................3-17
KẾT LUẬN.............................................................................................................3-18
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................3-18
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................3-19 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 1.1 Giới thiệu IoT. 1.1.1 Khái niệm IoT.
- IoT (Internet of Things) nghĩa là Internet vạn vật. Là mạng kết nối các
đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác,
cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau.
- Internet vạn vật lan tỏa lợi ích của mạng internet tới mọi đồ vật được
kết nối, chứ không chỉ dừng lại ở phạm vi một chiếc máy tính. Khi một đồ
vật được kết nối với internet, nó sẽ trở nên thông minh hơn nhờ khả năng
gửi hoặc nhận thông tin và tự động hoạt động dựa trên các thông tin đó..
1.1.2 Xu hướng phát triển thế giới với IoT.
- Internet of Things (IoT) là một xu hướng phát triển toàn cầu đang
ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số xu hướng phát triển chính của IoT
trong thế giới hiện đại:
- Tăng cường kết nối: IoT đang mở ra nhiều cơ hội mới để kết nối các
thiết bị thông qua internet. Ngày càng có nhiều thiết bị thông minh được
phát triển, từ các thiết bị gia đình như đèn chiếu sáng, máy giặt, tủ lạnh
cho đến các thiết bị công nghiệp như máy móc và cảng biển. Các thành
phố thông minh (smart city) cũng đang tận dụng IoT để nâng cao hiệu suất
vận hành và cung cấp các dịch vụ công cộng tốt hơn.
- Mở rộng vào các lĩnh vực mới: IoT đang mở rộng ứng dụng của mình
vào nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, năng lượng, nông nghiệp và giao
thông. Ví dụ, trong lĩnh vực y tế, các thiết bị y tế thông minh như đồng hồ
đo nhịp tim, thiết bị giám sát đường hô hấp và thiết bị đo đường huyết có
thể được kết nối để giám sát sức khỏe và cung cấp chăm sóc y tế từ xa.
- Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning):
Kết hợp giữa IoT, trí tuệ nhân tạo và học máy mang lại nhiều lợi ích. AI và
học máy giúp phân tích và xử lý lượng lớn dữ liệu từ các thiết bị IoT, tạo
ra thông tin hữu ích và tìm ra các mẫu và xu hướng. Điều này có thể được
áp dụng trong việc dự đoán sự cố, tối ưu hóa hoạt động và cải thiện trải nghiệm người dùng. 4
- Bảo mật và quyền riêng tư: Với sự gia tăng của IoT, bảo mật và quyền
riêng tư trở thành một vấn đề quan trọng. Việc có hàng tỷ thiết bị kết nối
đến internet đòi hỏi các biện pháp bảo mật và quản lý dữ liệu hiệu quả để
ngăn chặn các cuộc tấn công và đảm bảo an toàn cho người dùng.
Sự phát triển của công nghệ mạng: Để hỗ trợ sự phát triển của IoT, công
nghệ mạng cần tiến bộ. Mạng 5G được coi là một công nghệ mạng quan trọng
để đáp ứng yêu cầu kết nối nhanh chóng và đáng tin cậy của IoT.
1.2 Tổng quan đề tài: Cảnh báo rò rỉ khí gas.
Hiện trạng thực tại:
- Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, điện tử càng có
nhiều ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực thực tế để phục vụ nhu cầu cho con
người như: chăm sóc sức khỏe, bảo vệ tính mạng và tài sản,…
- Khi đời sống con người được cải thiện thì việc sử dụng khí gas hay các loại
khí tự nhiên làm nhiên liệu ngày càng phổ biến. Bên cạnh sự tiện lợi là thế,
vẫn xuất hiện vấn đề cũng được sự quan tâm chính là: An toàn khi sử dụng
gas. Rò rỉ khí gas hiện nay vẫn là một vấn đề đáng lo ngại trên toàn thế giới,
ảnh hưởng đến cả sức khỏe con người và môi trường sống. Với sự phát triển
của các ngành công nghiệp sử dụng
khí gas, như dầu khí, hóa chất, sản
xuất và năng lượng, nguy cơ về rò
rỉ khí gas đã tăng lên đáng kể. Một
trong những nguy cơ lớn nhất của
rò rỉ khí gas là sự nguy hiểm về an
toàn. Rò rỉ có thể dẫn đến các vụ tai
nạn nghiêm trọng như nổ, cháy, gây
thiệt hại nặng nề về tài sản và mất mạng người.
Hình 1.1: Rò rỉ khí gas tại quán cơm ở
- Điển hình như việc rò rỉ khí gas
TPHCM gây cháy nổ, 3 người bị thương
gây cháy nổ tại TPHCM, khiến 3
người bị bỏng phải đi cấp cứu vào năm 2023( ảnh 1.1). 5
- Hay là việc một lính cứu hỏa thiệt
mạng và 11 người bị thương tại vụ nổ
san bằng một ngôi nhà ở Sterling,
bang Virginia (Mỹ) vào tối ngày
16/2/2024 theo giờ địa phương (ảnh 1.2).
- Để khắc phục, hạn chế những tại nạn do rò rỉ khí gas thì việc tạo ra thiết bị
cảnh báo rò rỉ khí gas trong tòa nhà
Hình 1.1: Nổ do rò rỉ khí gas gây nhiều thương vong
cũng như các hộ gia đình là điều cần thiết.
Giới thiệu đề tài:
- Hiện nay, việc sử dụng khí gas tại Việt Nam đã trở thành một phần không thể
thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Từ những gia đình nhỏ đến các
nhà hàng, quán ăn, cũng như các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đều phụ
thuộc vào nguồn cung khí gas để phục vụ nhu cầu nấu nướng và làm việc hàng
ngày. Sự phổ biến trên đã đẩy mạnh sự phát triển của thị trường này tại Việt
Nam, dẫn đến nhiều sản phẩm thiếu sự an toàn trong sử dụng dẫn đến cháy nổ.
Chỉ cần có tia lửa điện từ các ổ điện thì khả năng cháy nổ rất cao. Vì thế, đề tài
của chúng em nhằm phần nào vào việc phát hiện khí gas và ngăn chặn hỏa hoạn cho người và tài sản.
- Với nội dung chính của đề tài đó chính là khi phát hiện có khí gas vượt mức
cho phép, thiết bị sẽ bật còi báo cũng như sẽ mở cửa cho việc thoát thân phòng trường hợp xấu nhất. 6
CHƯƠNG 2: ARDUINO VÀ CÁC MODULE ĐIỀU KHIỂN.
2.1 Tổng quan về Arduino.
2.1.1 Khái niệm Arduino.
- Arduino là một bo mạch vi điều khiển do một nhóm giáo sư và sinh viên
nước Ý thiết kế và đưa ra đầu tiên vào năm 2005. Mạch Arduino được sử
dụng để cảm nhận và điều khiển nhiều đối tượng khác nhau. Nó có thể thực
hiện nhiều nhiệm vụ lấy tín hiệu từ cảm biến đến điều khiển đèn, động cơ, và
nhiều đối tượng khác. Ngoài ra mạch còn có khả năng liên kết với nhiều
module khác nhau như module đọc thẻ từ, ethernet shield, sim900A, ….để
tăng khả ứng dụng của mạch.
- Phần cứng bao gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng
vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM, Atmel 32-bit,…. Hiện phần cứng của
Arduino có tất cả 6 phiên bản, Tuy nhiên phiên bản thường được sử dụng
nhiều nhất là Arduino Uno và Arduino Mega.
- Phần mềm để lập trình cho mạch Arduino là phần mềm IDE.
2.1.2 Ứng dụng Arduino.
- Arduino có nhiều ứng dụng trong đời sống, trong việc chế tạo các thiết bị
điện tử chất lượng cao. Một số ứng dụng có thể kể đến như:
Lập trình robot: Arduino chính là một phần quan trọng trong trung tâm
xử lí giúp điều khiển được hoạt động của robot.
Lập trình máy bay không người lái. Có thể nói đây là ứng dụng có
nhiều kì vọng trong tương lai.
Game tương tác: chúng ta có thể dùng Arduino để tương tác với
Joystick, màn hình,… để chơi các trò như Tetrix, phá gạch, Mario… và
nhiều game rất sáng tạo nữa
Arduino điều khiển thiết bị ánh sáng cảm biến tốt. Là một trong những
bộ phần quan trọng trong cây đèn giao thông, các hiệu ứng đèn nháy
được cài đặt làm nổi bật các biển quảng cáo.
Arduino cũng được ứng dụng trong máy in 3D và nhiều ứng dụng khác
tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của người sử dụng. 7
2.2 Phần mềm Arduino IDE.
2.2.1 Phần mềm lập trình Arduino IDE.
- Arduino IDE là một phần mềm với một mã nguồn mở, được sử dụng chủ
yếu để viết và biên dịch mã vào module Arduino. Nó bao gồm phần cứng và
phần mềm. Phần cứng chứa đến 300,000 board mạch được thiết kế sẵn với
các cảm biến, linh kiện. Phần mềm giúp bạn có thể sử dụng các cảm biến,
linh kiện ấy của Arduino một cách linh hoạt phù hợp với mục đích sử dụng..
- Arduino là môi trường phát triển tích hợp đa nền tảng, hỗ trợ cho một loạt
các bo mạch Arduino như Arduino Uno,… .Phần mềm này cũng phù hợp cho
những lập trình viên C và C ++ là thay thế hoàn hảo cho các IDE khác. Với
những ai muốn học lập trình PHP, thì PHP Designer 2007 Personal là lựa
chọn tốt. Phần mềm PHP Designer 2007 Personal cung cấp các giải pháp
hiệu quả trong thiết kế website.
2.2.2 Các tính năng chính của Arduino IDE.
Viết code cho bo mạch Arduino.
Thư viện hỗ trợ phong phú.
Hỗ trợ lập trình tốt cho bo mạch Arduino.
Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
Hỗ trợ đa nền tảng như Windows, MacOS, Linux.
2.2.3 Cấu trúc một chương trình trong phần mềm IDE. 8 2.3 Module Wifi Esp8266. 2.3.1 Giới Thiệu.
- Bảng phát triển NodeMCU ESP8266 đi kèm với mô-đun ESP-12E chứa
chip ESP8266 có bộ vi xử lý Tensilica Xtensa 32-bit LX106 RISC. Bộ vi xử
lý này hỗ trợ RTOS và hoạt động ở tần số xung nhịp có thể điều chỉnh từ 80MHz đến 160 MHz.
- NodeMCU có 128 KB RAM và 4MB bộ nhớ Flash để lưu trữ dữ liệu và
chương trình. Sức mạnh xử lý cao của nó với Wi-Fi / Bluetooth và các tính
năng Điều hành Ngủ sâu tích hợp khiến nó trở nên lý tưởng cho các dự án IoT.
- NodeMCU có thể được cấp nguồn bằng giắc cắm Micro USB và chân VIN
(Chân nguồn cung cấp bên ngoài). Nó hỗ trợ giao diện UART, SPI và I2C.
- Hình ảnh về Module Wifi Esp8266: 9
2.3.2 Thông số kỹ thuật. Ghim danh Tên Sự miêu tả mục Power Micro-USB,
Micro-USB: NodeMCU có thể được cấp nguồn 3.3V, GND, qua cổng USB Vin
3.3V: 3.3V quy định có thể được cung cấp cho
chân này để cấp nguồn cho bo mạch GND: Chân nối đất
Vin: Nguồn điện bên ngoài Contro EN, RST
Chốt và nút đặt lại bộ vi điều khiển l Pins Analog
Được sử dụng để đo điện áp tương tự trong khoảng A0 Pin 0-3,3V GPIO
GPIO1 đến NodeMCU có 16 chân đầu vào-đầu ra mục đích Pins GPIO16
chung trên bo mạch của nó SPI
SD1, CMD, NodeMCU có sẵn bốn chân để giao tiếp SPI. Pins SD0, CLK
NodeMCU có hai giao diện UART, UART0 UART
TXD0,RXD0, (RXD0 & TXD0) và UART1 (RXD1 & Pins
TXD2, RXD2 TXD1). UART1 được sử dụng để tải lên phần sụn / chương trình.
NodeMCU có hỗ trợ chức năng I2C nhưng do I2C
chức năng bên trong của các chân này, bạn phải Pins tìm chân nào là I2C. 10
Thông số kỹ thuật và tính năng NodeMCU ESP8266.
Bộ vi điều khiển: CPU RISC 32-bit Tensilica Xtensa LX106
Điện áp hoạt động: 3.3V Điện áp đầu vào: 7-12V
Chân I / O kỹ thuật số (DIO): 16
Chân đầu vào tương tự (ADC): 1 UARTs: 1 SPI: 1 I2Cs: 1 Bộ nhớ Flash: 4 MB SRAM: 64 KB
Tốc độ đồng hồ: 80 MHz
USB-TTL dựa trên CP2102 được bao gồm trên bo mạch, cho phép Plug n Play Ăng-ten PCB
Mô-đun có kích thước nhỏ để phù hợp thông minh bên trong các dự án IoT của bạn
2.3.3 Ứng dụng của Esp8266.
1. Điều khiển thiết bị từ xa qua Website (Esp8266 web server).
2. Cập nhật Firmware từ xa cho Esp8266(OTA).
3. Điều khiển bằng giọng nói sử dụng Esp8266.
4. Điều khiển xe từ xa qua Esp8266.
5. Hiển thị lên Led ma trận. 6. ……
2.4 Các cảm biến được sử dụng trong đề tài.
2.4.1 Cảm biến khí MQ-2.
- MQ2 là một loại cảm biến khí gas, được sản xuất từ
chất bán dẫn SnO2. Ban đầu, chất này không nhạy
với không khí sạch, nhưng khi tiếp xúc với chất gây 11
cháy, khả năng dẫn điện của nó sẽ thay đổi ngay lập tức. Điều này đã tạo điều
kiện cho việc tích hợp nó vào mạch đơn giản, chuyển đổi độ nhạy thành tín hiệu điện.
Thông số kỹ thuật: Mô hình MQ-2 Loại cảm biến Bán dẫn Tiêu chuẩn đóng gói Bakelite (Black Bakelite) Khí phát hiện
Khí đốt dễ cháy, khói thuốc Nồng độ
300- 10000ppm (Nồng độ khí gas) Mạch điện Điện áp mạch ≤ 24V DC Điện áp nhiệt 5.0V ± 0.2V AcorDC Điện trở tải
Có thể điều chỉnh được Đặc tính Điện trở nhiệt
31 ± 3 (Nhiệt độ phòng) Công suất nhiệt ≤900mW tiêu thụ Điện trở cảm
2K – 20K (Trong 2000ppm ) biến Độ nhạy S Độ dốc A Điều kiện Nhiệt độ, độ ẩm Ứng dụng :
Phát hiện hoặc đo lường khí LPG, Alcohol, Propane, Hydrogen, CO và thậm chí cả methane.
Giám sát chất lượng không khí. 12
Báo động rò rỉ gas Bảo trì tiêu chuẩn an toàn.
Duy trì các tiêu chuẩn môi trường trong bệnh viện.
2.5 Các thiết bị khác. 2.5.1 Buzzer .
- Buzzer còn gọi là loa mini hay còi báo. Nó dùng để phát ra các âm thanh. Nó
gồm 2 chân: Chân GND nối GND arduino và chân tín hiệu nối pin arduino. Ta sẽ
lập trình để nó phát ra cao độ hay cường độ hay âm sắc gì đó thay đổi (Mù âm
nhạc) từ đó tạo ra những bản nhạc thú vị mang phong cách arduino.. - Hình ảnh sản phẩm: 13 2.5.2 Servo SG90.
- Servo là một dạng động cơ điện đặc biệt. Không giống như động cơ thông
thường cứ cắm điện vào là quay liên tục, servo chỉ quay khi được điều
khiển (bằng xung PPM) với góc quay nằm trong khoảng bất kì từ 0o - 180o.
Mỗi loại servo có kích thước, khối lượng và cấu tạo khác nhau. Có loại thì
nặng chỉ 9g (chủ yếu dùng trên máy bay mô mình), có loại thì sở hữu một
momen lực bá đạo (vài chục Newton/m), hoặc có loại thì khỏe và nhông sắc chắc chắn. - Hình ảnh sản phẩm: 14
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH. 3.1 Chức năng
Điều khiển cảnh báo rò rỉ và mở đóng cửa bằng Smartphone .
Điều khiển cảnh báo tự động bằng cảm biến khí gas.
Điều khiển mở cửa bằng công tắc vật lý.
Hiển thị thông số gas qua smartphone.
3.2 Sơ đồ kết nối. 15
3.3 Sơ đồ thuật toán.
Sơ đồ thuật toán tổng quát. 3.4 Ứng dụng Blynk. 3.4.1 Blynk là g?
- Blynk là một nền tảng với các ứng dụng điện thoại thông minh cho phép
bạn có thể dễ dàng tương tác với bộ vi điều khiển như: Arduino, Esp8266,
Esp32 hoặc Raspberry qua Internet.
- Blynk App là một bảng điều khiển kỹ thuật số cho phép bạn có thể xây
dựng giao diện đồ họa cho dự án của mình bằng cách kéo và thả các widget
khác nhau mà nhà cung cấp thiết kế sẵn.
- Blynk không bị ràng buộc với một số bo hoặc shield cụ thể. Thay vào đó,
nó hỗ trợ phần cứng mà bạn lựa chọn. Cho dù Arduino hoặc Raspberry Pi
của bạn được liên kết với Internet qua Wi-Fi, Ethernet hoặc chip ESP8266,
Blynk sẽ giúp bạn kết nối và sẵn sàng cho các dự án IoT. 16
- Blynk Server – chịu trách nhiệm về tất cả các giao tiếp giữa điện thoại
thông minh và phần cứng. Bạn có thể sử dụng Blynk Cloud hoặc chạy cục
bộ máy chủ Blynk riêng của mình. Nó là mã nguồn mở, có thể dễ dàng xử
lý hàng nghìn thiết bị và thậm chí có thể được khởi chạy trên Raspberry Pi.
- Thư viện Blynk – dành cho tất cả các nền tảng phần cứng phổ biến – cho
phép giao tiếp với máy chủ và xử lý tất cả các lệnh đến và lệnh đi.
- Mỗi khi bạn nhấn một nút trong ứng dụng Blynk, thông điệp sẽ truyền đến
không gian của đám mây Blynk, và tìm đường đến phần cứng của bạn.
- Mọi thứ bạn cần để xây dựng và quản lý phần cứng được kết nối: cung
cấp thiết bị, hiển thị dữ liệu cảm biến, điều khiển từ xa với các ứng dụng
web và di động, cập nhật chương trình cơ sở qua mạng, bảo mật, phân tích
dữ liệu, quản lý người dùng và truy cập, cảnh báo, tự động hóa và nhiều thứ khác hơn…
3.4.2 Các thiết bị điều khiển trên Blynk.
Nút nhấn và thiết bị hiển thị lưu lượng khí gas, mở cửa: 17
3.5 Thiết kế mô hình. 18
3.6 Kết quả thực nghiệm.
- Người dùng có thể chạy ứng dụng trên nhiều thiết bị từ smartphone, máy
tính bảng cho đến máy tính cá nhân. Theo đó, người dùng có thể quản lý hệ
thống cảnh báo rò rỉ khí gas từ xa thông qua kết nối Internet, dựa trên ứng dụng Blynk.
- Hệ thống vận hành sẽ có những tính năng như: Hiển thị mức khí gas hiện
tại ở môi trường, bật tắt cảnh báo rò rỉ khí gas, điều khiển mở đóng cửa
bằng nút bấm thông qua thiết bị di động hoặc trực tiếp.
- Mô hình sản phẩm bao gồm một arduino Esp8266 kết nối với máy tính cá
nhân, cảm biến... Từ đó chúng ta có thể dễ dàng thao tác các tính năng như trên. 19 KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu, tham khảo cùng với sự chỉ bảo tận tình của thầy
Trương Văn Hiền thì nhóm chúng em đã hoàn thành đồ án và tạo ra một mô
hình sản phẩm hoàn chỉnh.
Hệ thống cảnh báo rò rỉ khí gas với mục đích hạn chế tổn thất về người và tài
sản. So với mục tiêu ban đầu đề ra, nhóm đã hoàn thành được 90%. Tuy mô
hình thiết kế cũng như các chức năng còn hơi thô sơ, song nếu có thời gian
phát triển và hoàn thiện hơn thì hệ thống sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng
chống cháy nổ do rò rỉ khí gas không đáng có hiện nay ở Việt Nam.
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống cảnh báo rò rỉ khí gas, mặc dù mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo
vệ an toàn cho môi trường và con người, nhưng cũng tồn tại một số hạn chế.
Đầu tiên là độ\ chính xác của cảm biến, không thể tránh khỏi sai sót trong việc
phát hiện và cảnh báo do sự không đồng đều trong phản ứng với các loại khí
khác nhau. Thứ hai, thời gian đáp ứng của hệ thống cảnh báo có thể là một vấn
đề, khi mà rò rỉ có thể xảy ra nhanh chóng và lan rộng, trong khi hệ thống cần
một khoảng thời gian để phát hiện và phản ứng kịp thời. Cuối cùng, điều kiện
môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và áp suất cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất
của hệ thống, làm giảm khả năng phát hiện và đáp ứng đúng lúc. 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Tài liệu tham khảo của THS. Trương Văn Hiền.
- https://www.youtube.com/watch?v=V8eP7pS_MuE
- https://www.youtube.com/watch?v=13XU3od-UY4
- https://www.youtube.com/watch?v=XUtXGr-1PtQ
- https://www.youtube.com/watch?v=tLYA_Qs8XPs 21