-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo học phần
Nghề công chứng và công chứng viên
Điện viễn thông 2 tài liệu
Đại học Thái Nguyên 164 tài liệu
Báo cáo học phần
Nghề công chứng và công chứng viên
Môn: Điện viễn thông 2 tài liệu
Trường: Đại học Thái Nguyên 164 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36006831 BỘ TƯ PHÁP HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VÀ CÁC CHỨC DANH TƯ PHÁP KHÁC ---o0o---
THI HẾT HỌC PHẦN I
NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ CÔNG CHỨNG VIÊN Đề bài:
Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Công chứng viên trong hoạt
động công chứng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
Tên: Nguyễn Thị Thu Thủy Số báo danh: 154
Ngày tháng năm sinh: 30/05/1999
Lớp: Công chứng viên 25.1 E Tháng 9 năm 2022 lOMoAR cPSD| 36006831 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
I. Mở đầu...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG
CHỨNG VIÊN......................................................................................................2
1. Cơ sở lý luận chứng về công chứng viên, quyền và nghĩa vụ của công
chứngviên............................................................................................................ ............2 1.1 Khái niệm công chứng
viên.............................................................................2
2. Quy định pháp luật quyền và nghĩa vụ của công chứng viên theo quy định
Luật công chứng....................................................................................................4 2.1 Quy định Luật Công chứng năm
2006............................................................4 2.2 Quy định Luật Công chứng năm
2014............................................................4
II. THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG
VIÊN.....................................................................................................................8
1. Những mặt đạt được khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công chứng viên...8
2. Những hạn chế khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công chứng viên............9
3. Ví dụ minh họa................................................................................................11
CHƯƠNG III: HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT.....................................12
KẾT LUẬN.........................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................14 lOMoAR cPSD| 36006831 MỞ ĐẦU I. Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, do nhu cầu phát triển của xã hội, nhu cầu của con
người văn phòng, phòng công chứng ra đơi ngày càng nhiều, càng phổ biến ở các
thành phố lớn, nơi tập trung lượng dân cư đông đúc, các tổ chức, cơ quan , nơi
giao dịch dân sự được diễn ra một cách phổ biến và thường xuyên. Do vậy, hoạt
động công chứng đã thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống xa hội, kinh tế góp
phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường, bảo đảm an toàn pháp lý tạo ra môi trường
pháp lý ổn định cho các giao dịch dân sự, kinh tế thương mại của các cá nhân, tổ
chức trong và ngoài nước. Dù còn gặp nhiều hạn chế, bất cập trong hoạt động và
tổ chức làm ảnh hưởng đến hoạt động trong lĩnh vực công chứng, trong nhiều năm
qua các cơ quan Nhà nước không ngừng ban hành nhiều văn bản pháp luật và
chính sách với nỗ lực để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, cá
nhân, tổ chức trong giao dịch dân sự. Nhưng do ban hành hành quá nhiều văn bản
pháp luật dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn, nhiều quy định pháp luật không còn
phù hợp với sự phát triển . Luật công chứng ra đời để giải quyết những vấn đề trên
nhưng những hạn chế vẫn chưa được giả quyết một cách triệt để. Chính vì thế cần
phải hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực công chứng để tạo hành
lang pháp lý cho hoạt động công chứng phát triển. Cùng với việc giải quyết các
vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động công chứng mà còn đi tìm hiểu về vai
trò thực tiễn của công chứng viên đối với hoạt động công chứng.
Nhận thấy tầm quan trọng của công chứng, tôi đã quyết định chọn đề tài
“Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Công chứng viên trong hoạt
động công chứng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật”. Để qua đó
khẳng định rằng vai trò, tầm quan trọng công chứng viên viên trong hoạt động
công chứng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, tổ chức. NỘI DUNG
I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
1. Cơ sở lý luận chứng về công chứng viên, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên 1 lOMoAR cPSD| 36006831
1.1 Khái niệm công chứng viên
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật công
chứng 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bộ nhiệm hành nghề công chứng (theo Luật công chứng 2014)
Theo quy định tại điều 8, Luật công chứng 2014: “ Công chứng viên thường
trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và
có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên: 1.
Có bằng cử nhân luật; 2.
Có thười gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên tại các cơ quan tổ chức
sau khi đã có bằng cử nhân luật; 3.
Tốt nghiệp khó đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này
hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2
Điều 10 của Luật này; 4.
Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; 5.
Bảo đảm sức khỏa để hành nghề công chứng.”
Thứ nhất, công chứng viên là chủ thể của hoạt động công chứng, Công
chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận
tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau
đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã
hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng
nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp
luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Ngoài
ra, Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
trong giấy tờ, văn bản. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Thứ hai, công chứng viên là người người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định
tại Điều 8 của Luật này có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công
chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp
nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công
chứng. Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện
nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng
ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay theo quy định của pháp luật có ba 2 lOMoAR cPSD| 36006831
hình thức hành nghề của công chứng viên là công chứng viên của các Phòng công
chứng, công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và công chứng viên
làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng. Mặc dù, tồn
tại hai hình thức tổ chức hành nghề công chứng là Phòng công chứng nhà nước
và Văn phòng công chứng công chứng viên làm việc ở hai tổ chức hành nghề công
chứng có địa vị pháp lý khác nhau; Luật Công chứng không phân biệt giá trị pháp
lý của văn bản công chứng của hai loại công chứng viên làm việc ở hai tổ chức hành nghề công chứng.
Thứ ba, công chứng viên là chủ thể thực hiện dịch vụ công do Nhà nước ủy
nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng,
giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện việc công chứng,
chứng thực theo trình tự thủ tục chặt chẽ dựa trên thẩm quyền của công chứng
viên theo pháp luật quy định và phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động
công chứng của họ mà không bị chi phối bởi các cơ quan khác trong hệ thống tư
pháp đồng thời hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với
các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ
của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp
luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác. Hợp
đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện
trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường
hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.
Thứ tư, để hành nghề công chứng đòi hỏi công chứng viên phải rất am hiểu
quy định của pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể thấy đây là điểm
khá đặc trưng của công chứng viên so với các chức danh tư pháp khác. Các yêu
cầu công chứng của người yêu cầu công chứng liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp
luật khác nhau: hôn nhân và gia đình, đất đai, thương mại, đầu tư… Bên cạch
những hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng thì còn rất nhiều yêu cầu
công chứng cần là sự tự nguyện của các bên. Khi đó rất cần công chứng viên áp
dụng các quy định của pháp luật một cách đúng đắn và linh hoạt, kỹ năng của
minh để hoạt động công chứng một cách hiệu quả. Không chỉ có kiến thức pháp
luật tinh thông mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp, sự trong sáng về đạo đức đòi
hỏi ở họ không chỉ lòng trung thực mà cả thái độ công minh, vô tư, sự tôn trọng 3 lOMoAR cPSD| 36006831
triệt để các bí mật của khách hàng, long can đảm để dám chịu trách nhiệm khi đặt
bút ký vào đống dấu vào hợp đồng.
2. Quy định pháp luật quyền và nghĩa vụ của công chứng viên theo quy
định Luật công chứng
2.1 Quy định Luật Công chứng năm 2006
Theo quy định Điều 22 Luật công chứng năm 2006 quy định về Quyền và
nghĩa vụ của công chứng viên “1. Công chứng viên có các quyền sau đây:
a) Được lựa chọn nơi để hành nghề công chứng, trừ công chứng viên của Phòng công chứng;
b) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài
liệu để thực hiện việc công chứng;
c) Các quyền khác quy định tại Luật này.
2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ nguyên tắc hành nghề công chứng;
b) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
c) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu
cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
d) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng.”
2.2 Quy định Luật Công chứng năm 2014
Theo quy định Điều 17 Luật Công chứng năm 2014 quy định Quyền và
nghĩa vụ của công chứng viên “1. Công chứng viên có các quyền sau đây: a)
Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng: công chứng viên
được bổ nhiệm hành nghề công chứng sẽ được pháp luật đứng ra bảo đảm đối với
quyền hành nghề công chứng của mình. b)
Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ
hợpđồng cho tổ chức hành nghề công chứng: công chứng viên có quyền tham gia
thành lập các văn phòng công chứng riêng hoặc có thể tham gia làm việc dưới
dạng hợp đồng lao động cho các tổ chức hành nghề công chứng khác mà mình
lựa chọn tùy điều kiện và nhu cầu của mỗi công chứng viên. 4 lOMoAR cPSD| 36006831 c)
Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật
này:công chứng viên sẽ được công chứng các giao dịch dân sự, các hợp đồng
cũng như các bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại từ tiếng
nước ngoài sang tiếng Việt theo đúng quy định của Luật công chứng 2014 đã thể
hiện rõ ràng. Công chứng viên có quyền công chứng các văn bản, giao dịch, bản
dịch theo quy định của pháp luật tuy nhiên nếu trong quá trình thực hiện mà công
chứng viên xét thấy trong hợp đồng, bản dịch, giao dịch đó có nội dung trái với
quy định của pháp luật, trái với đạo đức xã hội thì công chứng viên hoàn toàn có
quyền từ chối đối với các công việc đó. d)
Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu
đểthực hiện việc công chứng: công chứng viên có quyền thực hiện việc đưa ra đề
nghị của mình đến các cá nhân, cơ quan, cũng như đến các tổ chức mà xét nội
dung thấy rằng có liên quan để cung cấp các tài liệu, thông tin nhằm mục đích
thực hiện được công việc của mình theo đúng tinh thần của pháp luật
đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái
đạo đức xã hội; e)
Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm
phápluật khác có liên quan: công chứng viên còn có một số quyền hạn khác nhất
định theo quy định của Luật công chứng năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp
luật khác có nội dung liên quan đến công chứng và nằm trong phạm vi quyền hạn
của công chứng viên được thực hiện.
2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây: a)
Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng: công chứng viên có nghĩa
vụ phải tuân thủ đối với các nguyên tắc hành nghề công chứng đó là: luôn phải
đảm bảo tính khách quan, trung thực trong công việc của mình; tuân thủ đúng
theo tinh thần của hiến pháp và pháp luật đã quy định; đứng ra chịu trách nhiệm
trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về tính hợp pháp của văn bản
mình đã công chứng; tuân thủ theo đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp của việc
hành nghề công chứng, các nguyên tắc sát sườn của việc hành nghề công chứng. b)
Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng: công chứng viên phải
hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng cụ thể, tổ chức hành nghề công
chứng này phải có đầy đủ các giấy tờ pháp lý về việc hành nghề là hợp pháp, đủ
tư cách thực hiện nghề nghiệp. 5 lOMoAR cPSD| 36006831 c)
Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công
chứng:công chứng viên có nghĩa vụ đối với việc tôn trọng cũng như bảo vệ quyền,
các lợi ích hợp pháp của người có yêu cầu công chứng văn bản của họ. Ở đây
người yêu cầu công chứng được hiểu là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc người
yêu cầu công chứng cũng có thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài mà có yêu cầu
công chứng đối với hợp đồng, giao dịch, bản dịch của họ. d)
Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi
íchhợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp
từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công
chứng: công chứng viên có nghĩa vụ thực hiện việc giải thích cho người yêu cầu
công chứng được hiểu rõ về các quyền lợi cũng như các nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của người yêu cầu công chứng, về ý nghĩa cũng như các hậu quả pháp lý có
thể xảy ra của việc công chứng văn bản, hợp đồng, giao dịch dân sự, bản dịch đó.
Trường hợp nếu công chứng viên mà từ chối yêu cầu công chứng của người yêu
cầu công chứng thì có nghĩa vụ phải giải thích rõ về lý do từ chối công chứng của
mình cho người yêu cầu công chứng được biết hoặc bổ sung giấy tờ nếu trong
trường hợp có thể bổ sung.
đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công
chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác: công chứng viên
phải đảm bảo đối với nội dung mình đã công chứng luôn được tuyệt mật, không
được tiết lộ nội dung mình đã công chứng cho người khác biết trừ trường hợp
được sự đồng ý của người yêu cầu công chứng bằng văn bản hoặc trong một số
trường hợp mà pháp luật có quy định rõ ràng về tính bảo mật của văn bản. e)
Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm: ngoài việc thực hiện
hành nghề công chứng thì công chứng viên còn có nghĩa vụ phải tham gia bồi
dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm theo quy chuẩn để nâng cao nghiệp vụ
cũng như cập nhập các quy định mới của pháp luật trong công tác hành nghề công
chứng của mình luôn được chính xác và đúng quy định của pháp luật. g)
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về
vănbản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của
Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh: công chứng viên
có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản mình đã công chứng
cũng như có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu công chứng về
văn bản mà công chứng viên đã công chứng. Công chứng viên cũng có nghĩa vụ 6 lOMoAR cPSD| 36006831
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của văn phòng công chứng
mà công chứng viên đó là công chứng viên hợp danh đang làm việc. h)
Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên: công chứng
viên có nghĩa vụ phải thực hiện việc tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp
của công chứng viên theo quy định của nghề. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của
công chứng viên được hiểu ở đây đó là những tổ chức hoạt động dưới cơ chế tự
quản được thành lập và hình thành ở cấp trung ương và cấp tỉnh với mục đích đại
diện cho công chứng viên cũng như nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các
công chứng viên đang hoạt động công chứng.
Các tổ chức công chứng này có các hoạt động cụ thể như tham gia cùng cơ quan
nhà nước trong công việc tiến hành việc tổ chức đào tạo, tập sự hành nghề công
chứng cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ ngành; các tổ chức hành nghề công chứng
tham gia trong việc ban hành các quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; tham
gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong các việc bổ nhiệm hay việc miễn
nhiệm đối với công chứng viên, tham gia thành lập, sáp nhập các tổ chức hành
nghề công chứng, chuyển nhượng, chấm dứt các hoạt động của các tổ chức hành
nghề công chứng này và một số nhiệm vụ khác mà pháp luật quy định và có liên
quan đến hoạt động công chứng theo quy định của Chính phủ; ngoài ra cuối cùng
thì tổ chức hoạt động hành nghề công chứng còn có nghĩa vụ tham gia vào hoạt
động giám sát đối với công việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng
cũng như quy tắc của đạo đức hành nghề công chứng nhất định. i)
Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành
nghềcông chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp
của công chứng viên mà mình là thành viên: công chứng viên sẽ chịu sự quản lý
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng như của tổ chức hành nghề công chứng
mà mình làm công chứng viên và công chứng viên còn chịu sự quản lý của tổ
chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà ở đó họ là thành viên của tổ
chức xã hội – nghề nghiệp này.
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp
luật khác có liên quan.”
Như vậy, so với quy định về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên trong
Luật công chứng 2006 thì quy định về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
trong Luật công chứng năm 2014 đã có sự thay đổi bổ sung thêm quyền và nghĩa
vụ của công chứng viên, đồng thời nâng cao trách nhiệm của công chứng viên 7 lOMoAR cPSD| 36006831
trong hoạt động công chứng, công chứng viên chịu trách nhiệm trước pháp luật
và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách
nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công
chứng viên hợp danh. Việc nâng cao quyền và nghĩa vụ của công chứng viên đòi
hỏi mỗi công chứng viên khi hành nghề công chứng cần có kiến thức chuyên môn
cao, kỹ năng được rèn luyện tích lũy qua nhiều năm để giải quyết yêu cầu công
chứng linh hoạt, hiệu quả trong hoạt động công chứng. Nhằm đảm bảo giá trị pháp
lý của văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong
trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có
quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các
bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác. Văn bản công chứng có giá
trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng
minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.
II. THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG
CHỨNG VIÊN 1. Những mặt đạt được khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công chứng viên -
Khi hành nghề công chứng, công chứng viên thường xuyên giao tiếp với
ngườiyêu cầu công chứng. Qua giao tiếp, công chứng viên nắm được tình tiết của
sự việc, nội dung tài liệu, hồ sơ được xuất trình. Có trường hợp, thủ tục đã được
tập hợp đầy đủ; có trường hợp giấy tờ trong hồ sơ còn thiếu tưởng chừng bế tắc
về hướng giải quyết. Gặp những trường hợp như vậy, công chứng viên là người
phải tập trung cao độ về tư duy, suy nghĩ tìm cách tháo gỡ tư vấn cho người yêu
cầu công chứng theo đúng quy định của pháp luật và đạo đức xã hội; mặt khác
công viên cần tránh những điều cấm của luật; -
Khi đến yêu cầu công chứng, công chứng viên phải kiểm tra các điều
kiện,giấy tờ cần thiết theo quy định để quyết định công chứng hoặc chưa thực
hiện công chứng được. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
tham gia giao dịch, thực hiện đúng trình tự, thủ tục công chứng; -
Chất lượng phục vụ của công chứng viên thể hiện qua văn bản công chứng
vàtrách nhiệm đối với người yêu cầu công chứng trong các bước chuẩn bị hồ sơ
và thực hiện hoạt động công chứng. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của
người yêu cầu công chứng và các chủ thể tham gia giao dịch; 8 lOMoAR cPSD| 36006831 -
Trong thực tế không phải người tham gia giao dịch nào cũng hiểu biết về
phápluật công chứng, pháp luật liên quan nên nhiệm vụ của công chứng viên là
giải thích cho các bên tham gia giao dịch hiểu biết quyền và nghĩa vụ của mình
khi tham gia vào giao dịch đó; công chứng viên đã thực hiện một trong những
nghĩa vụ cơ bản của công chứng viên không chỉ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên mà điều đó còn thể hiện trách nhiệm của công chứng viên đối
với văn bản công chứng của mình; -
Công chứng là một dịch vụ công chuyên nghiệp cao và bắt buộc phải tuân
thủtheo quy định của nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là pháp luật dân
sự và pháp luật công chứng. Công chứng viên đã tôn trọng và bảo đảm quyền và
lợi ích của cá nhân, tổ chức; góp phần bảo vệ và không ngừng đóng góp ý kiến
xây dựng pháp luật ngày càng hoàn thiện.
2. Những hạn chế khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công chứng viên -
Trong thực tế do điều kiện lịch sử để lại, có trường hợp người yêu cầu
côngchứng không biết đọc, không biết viết; chẳng những thế họ còn có những suy
nghĩ, quan niệm về quyền tài sản theo phong tục, tập quán không phù hợp với quy
định của pháp luật. Do đó công chứng viên khi giao tiếp gặp khó khăn trong việc
làm rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân khi tham gia giao kết hợp
đồng, giao dịch để thực hiện quyền định đoạt về tài sản theo quy định của pháp luật; -
Đối với công chứng viên việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
ngườiyêu cầu công chứng có liên quan mật thiết đến quyền và nghĩa vụ, trách
nhiệm của công chứng viên. Có trường hợp, trong giao tiếp, gặp phải thái độ
không lịch sự, thậm chí là xúc phạm công chứng viên của người yều cầu công chứng; -
Viêc áp dụng quy định pháp luật vào việc công chứng hơp đồng, giao dịch
haytrong hoạt động công chứng còn chưa đồng bộ từ trung ương đến địa phương,
chồng chéo quy định pháp luật hay việc ban hành những văn bản pháp luật cá biệt
đã gây trở ngại cho hoạt động công chứng của công chứng viên khi thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình; -
Trong thực tế gặp những trường hợp người yều cầu công chứng họ già yếu,
đilại khó khăn hoặc là người đang nằm viện họ yêu cầu công chứng ngoài trụ sở
nhưng pháp luật công chứng quy định khi công chứng ngoài trụ sở phải có lý do 9 lOMoAR cPSD| 36006831
chính đáng, nhưng việc quy định thế nào là lý do chính đáng còn chưa rõ ràng thì
những lý do mà công chứng viên đưa ra trong văn bản công chứng có chính đáng
hay không lại phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người. Bình thường những
văn bản công chứng sẽ không có vấn đề gì nhưng đến một lúc nào đó những văn
bản công chứng đó bị kiểm tra thanh tra thì những lý do đó có được chấp nhận
không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định, ý chí chủ quan
của thanh tra. Điều đó gây khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
công chứng viên khi thực hiện hoạt động công chứng; -
Công chứng viên không được từ chối yêu cầu công chứng của người yêu
cầucông chứng trừ trường hợp có lý do chính đáng, nghĩa là công chứng viên phải
tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng đó. Trong nghĩa vụ của người yêu cầu
công chứng phải thực hiện đó là cung cấp đầy đủ hồ sơ yêu cầu công chứng cho
công chứng viên phải đảm bảo sự chính xác của các giấy tờ, có trường hợp có
một số giấy tờ họ không còn giữ được do quá lâu cũ nát, làm mất. Vấn đề đặt ra
là những giấy tờ thay thế những giấy tờ cũ nát, làm mất đó có được chấp nhận
không nếu không được chấp nhận thì phải từ chối yêu cầu công chứng nếu như
thế thì có vi phạm nghĩa vụ của công chứng viên không?; -
Sự thiếu đồng bộ trong quy định pháp luật đã dẫn đến những vướng mắc
khicông chứng viên yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu công
chứng gặp nhiều vướng mắc, không có sự linh hoạt, phối hợp giữa các bên để giải
quyết yêu cầu công chứng trong hoạt động công chứng; -
Có quy định công chứng viên tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hàng
năm, lànơi để công chứng viên giao lưu học hỏi kinh nghiệm, giải đáp những thắc
mắc trong hoạt động công chứng, nhưng việc bồi dưỡng hàng năm hầu như không
mang lại hiệu quả, không giải đáp được những thắc mắc cho công chứng viên.
Vấn đề đặt ra là điều đó có thật sự cần thiết nếu không mang lại hiệu quả mong
muốn khi nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đó là sự thiếu đồng bộ khi ban hành
văn bản quy phạm pháp luật. 3. Ví dụ minh họa *
Ký, điểm điểm chỉ trong văn công chứng Khoản 2, Điều 48 Luật Công
chứngquy định “Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu
cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật
hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, 10 lOMoAR cPSD| 36006831
người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ
phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón
trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón
nào, của bàn tay nào” Quy định chưa bao quát hết trường hợp người yêu cầu công
chứng, người làm chứng, người phiên dịch bị cụt hai bàn tay ký, điểm chỉ công
chứng viên phải giải trình mà Luật Công chứng chưa quy định cho trường hợp.
Do đó, được xem là “khoảng trống” quy định Luật Công chứng. *
Công chứng bản dịch Khoản 3, Điều 61 Luật Công chứng quy định “Lời
chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công
chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người
phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên
dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không
trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành
nghề công chứng.” Rõ ràng, quy định đã vô hình trung “trói” trách nhiệm công
chứng viên vào nội dung dịch phải đảm bảo nội dung dịch chính xác, không vi
phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội Quy định chưa khả thi đã làm khó cho
công chứng viên thực tế không phải công chứng viên nào cũng hiểu nội dung
ngôn ngữ tiếng nước ngoài (các công chứng viên giỏi hai ngoại ngữ rất ít) để xác
định có hay không nội dung dịch chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
III: HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT -
Cần đồng bộ giữa những quy định pháp luật công chứng và những quy
địnhpháp luật đang điều chỉnh Luật công chứng cũng như chịu sự điều chỉnh của pháp luật công chứng. -
Phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến người dân nhất là những người dân
ởvùng sâu, vùng xa mà nơi đó dịch vụ công về công chứng đến với mọi người
dân còn chưa đáp ứng được yêu cầu của họ. -
Công chứng bản dịch nhằm đảm bảo tính thực tiễn thực thi quy định pháp
luật,Luật Công chứng nên sửa đổi quy định khoản Điều 61 Luật Công chứng theo
hướng công chứng viên chịu trách nhiệm chứng thực chữ ký người dịch, nội dung
dịch người dịch phải chịu trách nhiệm; có sự đồng nhất phù hợp để công chứng
viên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách linh hoạt, đúng với quy định 11 lOMoAR cPSD| 36006831
của pháp luật, đạo đức hành nghề công chứng của công chứng viên và trách nhiệm
với văn bản công chứng, người yêu cầu công chứng; -
Cần sửa đổi quy định công chứng viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công
chứng hàng năm sao cho phù hợp với thực tiễn, đạt hiệu quả nhất định khi công
chứng viên tham gia khóa bồi dưỡng để áp dụng giải quyết yêu cầu công chứng
trong hoạt động công chứng. KẾT LUẬN
Trong thời kỳ phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
thì việc hoàn thiện thể chế pháp luật là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo môi trường
đầu tư, kinh tế thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho kinh tế,
xã hội phát triển bền vững, cạnh tranh làng mạnh. Mở rộng việc đối ngoại hợp tác
kinh tế quốc tế, hội nhập thương mại tạo mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa
các nước trên thế giới. Sự phát triển kinh tế, thương mại ngày càng đa dạng them
vào lượng tính chất hợp đồng giao dịch dân sự, kinh tế cá nhân, tổ chức cần đảm
bảo nhiều chế định pháp luật công chứng. Có thế nói đánh giá thực trạng pháp
luật để hoàn thiện pháp luật qua thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ của công
chứng viên giúp nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng, đồng thời góp phần
đưa ra những phương hướng, giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật công chứng. 12 lOMoAR cPSD| 36006831
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật công chứng năm 2014
2. Luật công chứng năm 2006
3. Bộ luật dân sự năm 2015
4. Giáo trình kỹ năng công chứng
5. Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từbản
chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch
6. Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp
bảnsao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và
chứng thực hợp đồng giao dịch
7. Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật công chứng năm 2014, ban
hànhkèm theo mẫu lời chứng của công chứng viên
8. Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từbản
chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch
9. https://123docz.net//document/7039940-bao-cao-thuc-tien-thuc-hien-
quyenva-nghia-vu-cua-cong-chung-vien-de-xuat-huong-hoan-thien-phap- luat.htm
10. tapchitoaan.vn/nang-cao-chat-luong-hoat-dong-cong-chung-thoi-ky-hoinhap
11. https://luatduonggia.vn/quyen-va-nghia-vu-cua-cong-chung-vien/ 13