Báo cáo môn Tổ chức công tác kế toán | Trường Đại học Kinh Bắc

Báo cáo môn Tổ chức công tác kế toán | Trường Đại học Kinh Bắc. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 16 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH BẮC
KHOA KINH TẾ
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Giảng viên: DINH VAN CHUC
Lớp: 07D.KT
Nhóm 4:
Trần Thị Bích Dương Thanh Hoa
Đinh Thị Thu Huệ Nguyễn Thị Thanh Huyền
Vũ Thị Miền Đinh Thị Oanh
Phạm Thị Thanh Vũ Ngọc Toàn
Vũ Thị Ánh Tuyết Ngô Thị Ánh
Bac Ninh, 2021
BÀI LÀM
1
1. CÂU HỎI CHUNG
Trên thị trường chứng khoán có nhiều loại chủ thể khác nhau: họ bán hoặc mua
chứng khoán, hoặc chỉ làm trung gian môi giới cho hai bên mua bán để hưởng hoa
hồng. Bên cạnh đó còn có các chủ thể là nhà nước, người tổ chức thị trường và
các tổ chức phụ trợ.
1. Các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàng hóa ở thị
trường sơ cấp và mua bán lại các chứng khoán ở thị trường thứ cấp. Doanh nghiệp
là công ty cổ phần có vị trí quan trọng nhất, bởi nó tạo ra một khối lượng hàng
hóa lớn qua việc phát hành cổ phiếu để bán lần đầu ở thị trường sơ cấp nhằm tạo
vốn cho công ty mới thành lập, hoặc phát hành bổ sung để tăng vốn phục vụ cho
quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cổ phần không chỉ là chủ thể
bán chứng khoán, mà còn là người mua chứng khoán do các công ty phát hành
với nhiều mục đích khác nhau như: đầu tư vào cổ phiếu của công ty khác, mua
bán chứng khoán của chính mình, hoặc tham gia các hoạt động mang tính tiêu cực
như thủ tiêu đối thủ cạnh tranh, hoặc khống chế, thao túng nhằm nắm quyền kiểm
soát công ty... Các doanh nghiệp khác có thể phát hành thêm trái phiếu, có thể là
những chủ thể mua bán chứng khoán, hoặc có thể tạo ra tính thanh khoản cho
chứng khoán của mình.
2. Các nhà đầu tư riêng lẻ
Đây là chủ thể đặc biệt quan trọng. Họ tham gia thị trường chứng khoán với tư
cách là người mua bán chứng khoán. Họ là nh ng người có tiền nhàn rỗi, tiền tiết ӳ
kiệm và muốn đầu tư số tiền dành dụm của mình vào chứng khoán để được hưởng
lợi tức hàng năm. Họ cũng là người bán lại các chứng khoán của mình trên thị
trường chứng khoán để rút vốn trước thời hạn, hoặc để kiếm lãi từ những khoản
chênh lệch giá. Họ tham gia thị trường bằng nhiều cách khác nhau, có thể trực
tiếp hoặc gián tiếp.
3. Các định chế tài chính
2
Các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ tham gia thị trường chứng khoán
với tư cách vừa là người mua, vừa là người bán để tìm kiếm lợi nhuận thông qua
hình thức nhận cổ tức, lãi trái phiếu, hoặc tìm kiếm sự chênh lệch giá hay thanh
khoản. Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, vai trò của những tổ
chức này ngày càng được khẳng định. Các ngân hàng thương mại tham gia thị
trường chứng khoán với tư cách là người phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn khi
mới thành lập hoặc tăng vốn bổ sung, hay khi phát hành trái phiếu để huy động
vốn. Ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ trên thị trường chứng
khoán như tư vấn về phát hành, làm đại lý phát hành để hưởng phí hoa hồng, hoặc
bảo lãnh phát hành toàn bộ để hưởng phí bảo lãnh.
Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ khác với tư cách là nhà
trung gian môi giới chứng khoán như mua bán chứng khoán hộ khách hàng để
hưởng phí hoa hồng, lưu ký chứng khoán, nhận và trả cổ tức cho khách hàng, làm
dịch vụ thanh toán chứng khoán...
4. Nhà môi giới kinh doanh chứng khoán
Đây là những người trung gian thuần túy. Họ hoạt động như các đại lý cho nh ng ӳ
người mua bán chứng khoán. Sự tham gia của họ trên thị trường chứng khoán góp
phần đảm bảo rằng các loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường là chứng
khoán thực, giúp cho thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định, hợp pháp, phát
triển và bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư. Với tư cách là người kinh doanh chứng
khoán, họ cũng thực hiện việc mua bán chứng khoán cho chính mình nhằm mục
tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Đây là lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro, vì một khi giá
các chứng khoán tăng lên, người kinh doanh sẽ có lời, còn trong trường hợp
ngược lại – người kinh doanh sẽ bị lỗ. Các công ty chứng khoán thường làm cả
hai nghiệp vụ là môi giới để hưởng hoa hồng và tự doanh để hưởng lợi từ s
chênh lệch giá.
5. Người tổ chức thị trường
3
Là người cung cấp địa điểm và phương tiện phục vụ cho việc mua bán chứng
khoán. Đó là Sở Giao dịch Chứng khoán. Ngoài ra, người tạo lập thị trường còn
thực hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động diễn ra tại đây nhằm đảm
bảo tính minh bạch, công bằng trong giao dịch chứng khoán
6. Nhà nước
Nhà nước là đối tượng tham gia thị trường chứng khoán với hai tư cách khác
nhau:
Sự tham gia của nhà nước đảm bảo cho thị trường hoạt động theo đúng các quy
định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư, đảm bảo cho thị trường
được hoạt động công bằng, công khai, trật tự, tránh những hiện tượng tiêu cực có
thể xảy ra.
Nhà nước còn tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là người cung cấp
hàng hóa cho thị trường thông qua việc chính phủ hoặc chính quyền địa phương
phát hành trái phiếu để vay nợ tư nhân dân và các tổ chức kinh tế trong và ngoài
nước ở thị trường sơ cấp nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội, giáo dục,
y tế...
4
2. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN GIAI ĐOẠN 2015-2020
Giai đoạn 2015:
Tính hết năm 2015, vốn hóa thị trường đạt hơn 1.298,53 nghìn tỷ đồng. Trong đó,
vốn hóa trên sàn TP.HCM (HOSE) đạt 1.146,9 nghìn tỷ đồng, vốn hóa trên sàn Hà
nội(HNX) đạt hơn 151,6 nghìn tỷ đồng.
Năm 2015, tổng khối lượng giao dịch trên thị trường đạt gần 39,7 tỷ cổ phiếu,
tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 617 nghìn tỷ đồng, giảm 16,3% về khối lượng
và 15,8% về giá trị giao dịch của năm 2014.
Trên sàn HOSE, VN-Index tăng 4,13% so với cuối năm trước tổng khối lượng
giao dịch đạt hơn 28 tỷ cổ phiếu (giảm 7,6% so với năm 2014), tương ứng giá trị
giao dịch đạt trên 482 nghìn tỷ đồng (giảm 9,6% so với năm 2014).
Trên sàn HNX, chiều ngược lại được chứng kiến khi HN-Index giảm 4,62% so
với thời điểm cuối năm 2014 tổng khối lượng giao dịch trong năm 2015 đạt trên
11,55 tỷ cổ phiếu (giảm mạnh 32% so với năm 2014), tổng giá trị giao dịch cũng
giảm 32,3% xuống mức hơn 135 nghìn tỷ đồng.
Điểm sáng nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2015 là việc
khối ngoại đẩy mạnh việc mua ròng 7/12 tháng trên cả HOSE và HNX, ngay cả
khi thị trường giảm điểm thì sức mua của khối ngoại vẫn là rất lớn. Đây là dòng
tiền có tác động không nhỏ đến xu hướng của thị trường.
Để đưa TTCK VN hoạt động ổn định hơn phù hợp với chuẩn mực quốc tế, năm
2015,nhiều chính sách mới và cơ sở pháp lý liên quan đến TTCK được ban hành
và hoàn thiện tạo nên môi trường hoạt động thông thoáng cho nhà đầu tư trong
nước cũng như nước ngoàitrên TTCK. Trong đó, một số chính sách nổi bật trong
năm 2015 như sau:
Chính thức nới room cho nhà đầu tư nước ngoài:
5
Ngày 26/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP, trong đó cho
phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào các doanh nghiệp đại
chúng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, quy định nhà
đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu
doanh nghiệp được đánh giá là bước đột phá về tư duy trong thu hút vốn ngoại
vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Xác lập lộ trình và định hình khung pháp lý cho TTCK phái sinh:
Ngày 5/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định về
chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh. Đây là thị trường tài chính bậc cao,
nơi sẽ niêm yết và giao dịch các sản phẩm tương lai có mục đích phòng ngừa rủi
ro cho các tài sản cơ sở, dự kiến được đưa vào hoạt động cuối năm 2016.
Tạo chính sách đột phá cho giao dịch và thanh toán chứng khoán bằng việc cải
cách hàng loạt cách chính sách:
Hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho sàn UPCoM đã có hiệu lực trong năm 2015
Giai đoạn 2016:
TTCK VN nhiều kỳ vọng tăng trưởng
Năm 2016, TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 thị trường có mức tăng
trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á, với các con số ấn tượng: Chỉ số VN-
Index tăng 15%, mức vốn hóa thị trường đạt 1.947 nghìn tỷ đồng, tương đương
43,2% GDP năm 2016, tăng 43% so với cuối năm 2015.
Thanh khoản cải thiện mạnh, quy mô giao dịch bình quân đạt 6.900 tỷ đồng/phiên,
tăng 40% so với bình quân/phiên năm 2015. Tổng mức vốn huy động trên TTCK
ước đạt 355 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2015. Đáng chú ý, tổng giá trị
thu được qua CPH thoái vốn trên TTCK đạt trên 22 nghìn tỷ đồng. Về hoạt động
đầu tư, số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,69 triệu tài khoản, tăng 8% so
6
với cuối năm 2015. Giá trị danh mục đầu tư nước ngoài (ĐTNN) duy trì ở mức
cao, đạt 17,2 tỷ USD vào cuối tháng 11/2016 (tăng 17% so với cuối năm 2015).
Đến nay, quy mô của TTCK (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) hiện đạt trên 70%
GDP, tổng giá trị huy động vốn qua TTCK ước đạt trên 2 triệu tỷ đồng, đóng góp
bình quân 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và huy động được hơn 17 tỷ USD vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các bộ ngành, nhiều doanh nghiệp
nhà nước (DNNN) đã gấp rút triển khai kế hoạch niêm yết vào cuối năm 2016.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ tháng
11/2016) sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2013 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khoán. Mức phạt cao nhất lên đến 400 triệu đồng nếu doanh
nghiệp chây ỳ không chịu đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc thực
hiện quá thời hạn trên 12 tháng mặc dù đã đủ điều kiện.
Đáng chú ý, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 115/2016 có hiệu lực từ ngày
1/11/2016. Điểm đáng lưu ý nhất tại thông tư sửa đổi là quy định gắn hoạt động
đấu giá tại các sở giao dịch CK, đồng thời với đăng ký giao dịch cổ phần của
DNNN sau cổ phần hóa. Điều này có nghĩa là chỉ sau 20 ngày làm việc kể từ ngày
hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần qua đấu giá, NĐT mua cổ phần qua đấu giá
đã có thể giao dịch cổ phần trên thị trường UPCoM. Đây là thay đổi mang tính kỹ
thuật nhưng tạo ra hiệu ứng đột phá nhất từ trước đến nay đối với vấn đề cổ phần
hóa DNNN.
Tính đến cuối năm 2016, thị trường đã chứng kiến hàng loạt ông lớn lên sàn như
Sabeco, Habeco, ACV, đầu năm 2017 có Vietnam Airlines, VIB, và một loạt ngân
hàng đã lưu ký như Techcombank, VPBank...
Năm 2016 thị trường chứng khoán Việt Nam đã phải đón nhận nhiều cú sốc tới từ
các cổ phiếu như MTM, TTF, ATA… Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến MTM.
7
Ngày 20/6/2016, Sở GDCK Hà Nội (HNX) ra quyết định buộc 31 triệu cổ phiếu
MTM phải tạm ngừng giao dịch tại sàn UPCoM với lý do để bảo vệ quyền lợi của
nhà đầu tư chỉ sau hai tháng lên sàn UPCoM kèm theo những thông tin như trụ sở
không tồn tại, ngừng hoạt động nhưng chưa đóng mã số thuế…. Tại thời điểm bị
tạm ngưng, cổ phiếu MTM chỉ còn 2.600 đồng/cp, mất đến 80% giá trị so với lúc
mới chính thức lên sàn. Vụ việc MTM đã dấy lên làn sóng lo ngại về quản trị
doanh nghiệp và công bố thông tin của các doanh nghiệp giao dịch trên sàn
Upcom.
Không chỉ sàn UPCoM, thậm chí sàn niêm yết như HOSE cũng phải chịu nhiều
cú sốc lớn trong năm 2016 như TTF và ATA… hai doanh nghiệp này đều có
chung vấn đề liên quan đến việc hàng tồn kho bỗng nhiên ‘bốc hơi’.
Rủi ro của MTM như đề cập ở trên đã đặt ra vấn đề giám sát tốt hơn đối với sàn
UPCoM, nhất là khi sự tăng trưởng của thị trường này đang rất nhanh. Trong năm
2016, Sở GDCK Hà Nội đã chính thức ban hành hai bộ nguyên tắc phân bảng trên
hệ thống giao dịch UPCoM: phân bảng UPCoM Premium và phân bảng Cảnh báo
nhà đầu tư với mục đích làm tăng tính hấp dẫn của thị trường thông qua việc phân
tách nhóm công ty có tình hình tài chính tốt hoặc nằm trong diện bị hạn chế giao
dịch so với nhóm còn lại.
Giai đoạn 2017:
Năm 2017, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn
tượng: Chỉ số VN-Index tăng 43% so với cuối năm 2016, đạt mức cao nhất gần 10
năm trở lại đây; mức vốn hóa thị trường đạt gần 3.360 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so
với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP .Thị trường chứng khoán Việt Nam
ngày càng khẳng định rõ vai trò và vị thế trong nền kinh tế, trở thành một kênh
huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
8
Kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng, nhiều giải pháp quyết liệt, xây dựng nền
hành chính kiến tạo, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được thực
hiện; Các giải pháp về tài chính và chính sách thúc đẩy cổ phần hóa, gắn cổ phần
hóa với niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK) được
triển khai mạnh mẽ giúp hoạt động tái cấu trúc TTCK chuyển biến tích cực.
Năm 2017, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và trực tiếp là Bộ Tài chính, Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã quyết liệt chỉ đạo, điều hành, triển khai
các giải pháp phát triển thị trường, mang lại hiệu quả tích cực, tăng nguồn hàng
chất lượng cho thị trường. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với công tác hoàn thiện khung pháp lý: Năm 2017, UBCKNN đã dự
thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi đã được Bộ Tài chính
trình Chính phủ thông qua tại Nghị quyết 83/NQ-CP ngày 31/8/2017. Cùng với
đó, nhiều văn bản có tính pháp lý cao cũng đã được ban hành trong năm 2017.
Thứ hai, nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán, phát triển các sản
phẩm mới, đặc biệt, đã chuẩn bị tích cực, chu đáo, khai trương và vận hành suôn
sẻ thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS), góp phần củng cố, phát triển và
hoàn thiện thể chế của TTCK; Tích cực chuẩn bị các điều kiệu để triển khai sản
phẩm chứng quyền có đảm bảo triển khai trong năm tới...
Thứ ba, công tác quản lý và tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán tiếp
tục được thực hiện theo chiều hướng tích cực và đúng lộ trình.
Thứ tư, hoạt động quản lý công ty đại chúng, tạo hàng hoá cho thị trường; huy
động vốn qua TTCK, xem xét hoạt động kiểm toán ngày càng được nâng cao.
Công tác giám sát tình hình quản trị của công ty cũng được nâng lên.
Thứ năm, công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm cũng được tăng cường,
đảm bảo thị trường hoạt động ổn định. UBCKNN chú trọng đẩy mạnh hoạt động
giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành pháp luật về chứng
9
khoán đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan liên quan như: Cơ quan thuế, cơ quan công an… Nhờ đó, các hành vi vi
phạm pháp luật trên TTCK đã được xử lý nghiêm minh và kịp thời.
Giai đoạn 2018:
Trong năm 2018, thị trường chứng khoán toàn cầu biến động mạnh mẽ, thị trường
chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, nhờ có sự
tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài
chính, nỗ lực của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các thành viên thị trường,
quy mô và thanh khoản thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo đó, quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu đã đạt hơn 3,9 triệu tỷ đồng, tăng
12,7% so với năm 2017, tương đương với 71,6% GDP năm 2018, vượt chỉ tiêu
70% GDP đề ra tại Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai
đoạn 2011-2020. Giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt 6.500 tỷ đồng/phiên,
tăng 29% so với năm 2017, tương đương 20,3% GDP năm 2018.
Trên thị trường trái phiếu, giá trị niêm yết đạt 1.122 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so
với năm 2017, tương đương với 20,3% GDP năm 2018. Giao dịch trái phiếu về cơ
bản vẫn giữ được mức sôi động với giá trị giao dịch đạt 8.834 tỷ đồng/phiên.
Thị trường chứng khoán phái sinh mặc dù mới ra đời hơn một năm nhưng thanh
khoản thị trường tăng gần 7 lần so với năm 2017 và vị thế mở cuối năm đạt gần
21.653 hợp đồng, tăng 2,7 lần so với cuối năm 2017.
Đặc biệt, vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vẫn vào ròng, đạt 2,8 tỷ USD, cơ
bản bằng mức kỷ lục 2,9 tỷ USD của năm 2017 trong khi nhiều nước Đông Nam
Á đã có biểu hiện rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Giá trị danh mục của nhà
đầu tư nước ngoài ước đạt trên 32,8 tỷ USD.
10
Thị trường chứng khoán đã tiếp tục khẳng định là kênh huy động vốn hiệu quả
cho sự phát triển kinh tế, trong đó, huy động trái phiếu Chính phủ và trái phiếu
Chính phủ bảo lãnh đạt 192 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu
kho bạc đạt mức 12,55 năm. “Đây là mức dài nhất từ trước đến nay, đáp ứng
được nhu cầu đầu tư công và cơ cấu nợ công của Chính phủ”- Phó Chủ tịch
Phạm Hồng Sơn nhấn mạnh. Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu
doanh nghiệp, cổ phần hoá đạt 86,8 nghìn tỷ đồng, tăng 71,4% so với năm 2017.
Với những thành công đã đạt được, thị trường chứng khoán tiếp tục khẳng định
được vai trò là kênh huy động vốn hữu hiệu cho cả Chính phủ và khu vực tư nhân
để phục vụ cho nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt
Nam được đánh giá là thị trường thành công nhất khu vực Đông Nam Á về huy
đông vốn trong năm 2018.
Năm 2018 tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm; Tổ chức triển khai quy định về 4 tội danh trong lĩnh vực
chứng khoán quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi theo Luật
12/2017/QH14 (Bộ luật có hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2018); Xây dựng và triển
khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch năm 2018; Tăng cường
phối hợp giữa các đơn vị để kịp thời phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi vi
phạm trên TTCK, đảm bảo TTCK phát triển minh bạch và bền vững.
Giai đoạn 2019:
Thị trường chịu tác động sâu sắc từ những diễn biến phức tạp , đa chiều trong bối
cảnh kinh tế toàn cầu.
Bối cảnh kinh tế to n cầuà
Năm 2019, thị trường tài chính quốc tế nói chung và TTCK thế giới nói riêng chịu
nhiều tác động trái chiều vừa mang tính tiêu cực, vừa mang tính tích cực. Điển
hình như: Sự giằng co trong cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung; nguy cơ Brexit
11
không đạt được thỏa thuận; những bất ổn về địa chính trị tại một số khu vực và
đặc biệt là sự đảo chiều trong chính sách tiền tệ của các nước lớn trên thế giới…
Bối cảnh trong nước
TTCK Việt Nam năm 2019 được đánh giá là có nhiều động lực tích cực hỗ trợ
phát triển nhờ các yếu tố như: Các cân đối vĩ mô được đảm bảo; chính sách tài
khóa ổn định và chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng nới lỏng. Năm
2019, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh
tế.
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2019, Việt Nam cùng 4 nền
kinh tế nằm trong khu vực Đông Nam Á nằm trong top 20 nền kinh tế đóng góp
lớn nhất vào tăng trường GDP toàn cầu.
Năm 2019, không nằm ngoài xu thế chung của thị trường thế giới, chính sách tiền
tệ của Việt Nam cũng được điều chỉnh theo hướng nới lỏng thông qua động thái
cắt giảm lãi suất liên tục của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong nửa cuối năm
2019 nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các cân đối vĩ mô và giảm
thiểu tác động từ các nhân tố tiêu cực của bối cảnh kinh tế quốc tế.
Những biến động trên đây của kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam trong thời
gian qua được xem là những nhân tố tác động đa chiều lên TTCK cơ sở và tạo ra
những diễn biến phức tạp trên thị trường trong năm 2019.
Mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu tính đến ngày 6/12/2019 đạt 4383 nghìn tỷ
đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2018 (tương đương 79,2% GDP). Tổng giá trị
giao dịch bình quân phiên đạt 9.139 tỷ đồng, tăng 3,4% so với bình quân năm
2018, trong đó tỷ trọng giao dịch repo có xu hướng ngày càng tăng và ngày càng
lớn hơn tỷ trọng giao dịch mua bán thông thường. Điều này cho thấy, thị trường
trái phiếu đã có sự tăng trưởng về chiều sâu.
12
Nhìn chung, bối cảnh quốc tế và trong nước trên đây đã tác động và tạo ra những
diễn biến phức tạp của TTCK Việt Nam năm 2019. Những diễn biến này cũng cho
thấy thị trường tài chính nói chung và TTCK Việt Nam đã có sự liên thông và gắn
kết chặt chẽ với thị trường tài chính thế giới, chịu tác động sâu sắc từ những biến
động trên thị trường tài chính thế giới.
Giai đoạn 2020:
TTCK VN đc đánh giá là 1 trong 10 TTCK có sức chống chịu với thời đại dịch và
phục hồi tốt nhất tg. Chỉ số VN Index đạt 1103,87 điểm , tăng tới 14,9% so với
thời điểm cuối 2019
Đại dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam từ cuối tháng 1/2020,
đã dẫn đến một đợt sụt giảm nhanh và mạnh chưa từng thấy. VN-Index chỉ trong
hai tháng sau đó đã sụt giảm 33,51%, xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm.
Tuy nhiên, với khả năng kiểm soát dịch bệnh thành công của Chính phủ, TTCK
Việt Nam được phục hồi nhanh chóng trong những tháng còn lại của năm 2020.
Cùng với đó, với mức độ phục hồi mạnh mẽ của TTCK và lãi suất duy trì thấp kỷ
lục, dòng tiền đã chảy mạnh vào kênh đầu tư chứng khoán. Thị trường ghi nhận
quy mô tham gia của nhà đầu tư mới cao chưa từng thấy trong lịch sử.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), sau khi dịch bệnh trong nước
được kiểm soát, TTCK Việt Nam đã phục hồi nhanh và mạnh, thuộc top đầu thế
giới. TTCK Việt Nam đã đóng cửa năm 2020 với mức hồi phục ấn tượng, tăng
xấp xỉ 15% so với cuối năm 2019 và được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng
khoán tăng trưởng tốt nhất thế giới. Giá trị giao dịch bình quân phiên của cả 3 sàn
đạt 7.396 tỷ, tăng tới 59% so với năm trước.
Quy mô thị trường cổ phiếu vượt mục tiêu Chính phủ đề ra cho đến năm 2020 và
thị trường trái phiếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
13
Thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục cho thấy sức hấp dẫn
của thị trường Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng giá trị giao
dịch bình quân năm 2020 vẫn đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với
bình quân năm 2019. Thanh khoản trên thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng
mạnh, bình quân đạt trên 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.
Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng kỷ lục trong năm 2020. Số
lượng tài khoản mở mới trong năm 2020 gần bằng 10 năm trước cộng lại. Luỹ kế
tới hết tháng 12/2020, tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn
2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với cuối năm 2019.
Cùng với đó, TTCK phái sinh tiếp tục đóng vai trò phòng vệ rủi ro hiệu quả, có
tác dụng ổn định tâm lý nhà đầu tư.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch, trong đó lợi
nhuận sau thuế của các công ty đã bị ảnh hưởng rõ rệt. Tuy vậy, nhiều doanh
nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch vẫn có kết quả kinh doanh khả quan, số lượng
công ty báo cáo có lãi vẫn chiếm 84% tổng số công ty đã thực hiện báo cáo trong
quý III/2020.
Nhận định về xu hướng phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian tới:
Trải qua chặng đường 20 năm, TTCK Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện về
cấu trúc, phát triển mạnh mẽ trở thành một thị trường có quy mô đáng kể (so với
GDP) trong khu vực, góp phần phát triển hệ thống tài chính quốc gia theo hướng
cân bằng, bền vững hơn và trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh
tế.
Những ngày đầu của năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng
trưởng mạnh mẽ, vượt ngoài mọi dự đoán. Theo UBCKNN, Việt Nam là một
trong số ít nước giữ được mức tăng trưởng dương 2,91% và được dự báo phục hồi
14
ở mức 6,5 - 6,8% trong năm 2021. Đây là động lực chính giúp củng cố lòng tin
của NĐT và thu hút dòng vốn đầu tư vào TTCK.
Bên cạnh đó, với vị thế thị trường cận biên và triển vọng được nâng hạng lên thị
trường mới nổi trước năm 2025, thị trường Việt Nam được đánh giá còn nhiều dư
địa để phát triển trên cơ sở thu hút cả dòng vốn đầu tư nội địa và nước ngoài.
Việc lãi suất được duy trì ở mức thấp khiến chứng khoán tiếp tục trở thành kênh
đầu tư sinh lời hấp dẫn với nhà đầu tư trong nước trong năm 2021. Ngoài ra, định
giá của TTCK Việt Nam vẫn khá hấp dẫn so với các nước trong khu vực châu Á,
là điểm nhấn quan trọng giúp thu hút dòng vốn ngoại.
Những yếu tố tích cực hỗ trợ tới TTCK năm 2021 như:
Thứ nhất, tiền rẻ vẫn là điểm tựa rất lớn cho thị trường toàn cầu nói chung và
TTCK Việt Nam nói riêng. Phần lớn thời gian trong năm 2021, mặt bằng lãi suất
tại Việt Nam vẫn ở mức thấp tương đương lãi suất cuối năm 2020. Cuối năm sau,
lãi suất có thể nhích nhẹ khi cầu tín dụng, nhu cầu đầu tư mở rộng của các doanh
nghiệp tăng trở lại;
Thứ hai, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ bật tăng mạnh trở lại từ nền thấp của
năm 2020, nhờ sự hồi phục đến từ khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và sự
cải thiện của cầu tiêu dùng nội địa, vốn đầu tư và xuất khẩu.
Thứ ba, kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn ngoại vào các thị trường mới nổi, trong
đó có thị trường Việt Nam. Bên cạnh xu hướng về dòng tiền chảy vào thị trường
mới nổi, triển vọng nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị
trường mới nổi cũng là yếu tố có thể giúp TTCK đón nhận sự trở lại của dòng vốn
ngoại chảy mạnh vào thị trường Việt Nam trong năm 2021; Cuối cùng, là triển
vọng hồi phục trên diện rộng của các doanh nghiệp niêm yết. Tăng trưởng lợi
nhuận của các doanh nghiệp niêm yết được kỳ vọng sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ từ
15
nền thấp của năm 2020, mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết
có thể lên tới 25%.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với thị trường
như các điểm nóng trong đối đầu quan hệ Mỹ - Trung.
Xác định chặng đường phía trước sẽ còn không ít khó khăn, thách thức, song với
sức trẻ tuổi 21 cùng những thành quả đạt được trong những năm qua, ngành
chứng khoán và TTCK Việt Nam tự tin, phát triển đột phá cả về quy mô và chất
lượng, nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.
16
| 1/16

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH BẮC KHOA KINH TẾ
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Giảng viên: DINH VAN CHUC Lớp: 07D.KT Nhóm 4: Trần Thị Bích Dương Thanh Hoa Đinh Thị Thu Huệ Nguyễn Thị Thanh Huyền Vũ Thị Miền Đinh Thị Oanh Phạm Thị Thanh Vũ Ngọc Toàn Vũ Thị Ánh Tuyết Ngô Thị Ánh Bac Ninh, 2021 BÀI LÀM 1 1. CÂU HỎI CHUNG
Trên thị trường chứng khoán có nhiều loại chủ thể khác nhau: họ bán hoặc mua
chứng khoán, hoặc chỉ làm trung gian môi giới cho hai bên mua bán để hưởng hoa
hồng. Bên cạnh đó còn có các chủ thể là nhà nước, người tổ chức thị trường và các tổ chức phụ trợ. 1. Các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàng hóa ở thị
trường sơ cấp và mua bán lại các chứng khoán ở thị trường thứ cấp. Doanh nghiệp
là công ty cổ phần có vị trí quan trọng nhất, bởi nó tạo ra một khối lượng hàng
hóa lớn qua việc phát hành cổ phiếu để bán lần đầu ở thị trường sơ cấp nhằm tạo
vốn cho công ty mới thành lập, hoặc phát hành bổ sung để tăng vốn phục vụ cho
quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cổ phần không chỉ là chủ thể
bán chứng khoán, mà còn là người mua chứng khoán do các công ty phát hành
với nhiều mục đích khác nhau như: đầu tư vào cổ phiếu của công ty khác, mua
bán chứng khoán của chính mình, hoặc tham gia các hoạt động mang tính tiêu cực
như thủ tiêu đối thủ cạnh tranh, hoặc khống chế, thao túng nhằm nắm quyền kiểm
soát công ty... Các doanh nghiệp khác có thể phát hành thêm trái phiếu, có thể là
những chủ thể mua bán chứng khoán, hoặc có thể tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán của mình.
2. Các nhà đầu tư riêng lẻ
Đây là chủ thể đặc biệt quan trọng. Họ tham gia thị trường chứng khoán với tư
cách là người mua bán chứng khoán. Họ là nh ng người có tiền nhàn rỗi, tiền tiết ӳ
kiệm và muốn đầu tư số tiền dành dụm của mình vào chứng khoán để được hưởng
lợi tức hàng năm. Họ cũng là người bán lại các chứng khoán của mình trên thị
trường chứng khoán để rút vốn trước thời hạn, hoặc để kiếm lãi từ những khoản
chênh lệch giá. Họ tham gia thị trường bằng nhiều cách khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
3. Các định chế tài chính 2
Các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ tham gia thị trường chứng khoán
với tư cách vừa là người mua, vừa là người bán để tìm kiếm lợi nhuận thông qua
hình thức nhận cổ tức, lãi trái phiếu, hoặc tìm kiếm sự chênh lệch giá hay thanh
khoản. Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, vai trò của những tổ
chức này ngày càng được khẳng định. Các ngân hàng thương mại tham gia thị
trường chứng khoán với tư cách là người phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn khi
mới thành lập hoặc tăng vốn bổ sung, hay khi phát hành trái phiếu để huy động
vốn. Ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ trên thị trường chứng
khoán như tư vấn về phát hành, làm đại lý phát hành để hưởng phí hoa hồng, hoặc
bảo lãnh phát hành toàn bộ để hưởng phí bảo lãnh.
Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ khác với tư cách là nhà
trung gian môi giới chứng khoán như mua bán chứng khoán hộ khách hàng để
hưởng phí hoa hồng, lưu ký chứng khoán, nhận và trả cổ tức cho khách hàng, làm
dịch vụ thanh toán chứng khoán...
4. Nhà môi giới kinh doanh chứng khoán
Đây là những người trung gian thuần túy. Họ hoạt động như các đại lý cho nh ng ӳ
người mua bán chứng khoán. Sự tham gia của họ trên thị trường chứng khoán góp
phần đảm bảo rằng các loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường là chứng
khoán thực, giúp cho thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định, hợp pháp, phát
triển và bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư. Với tư cách là người kinh doanh chứng
khoán, họ cũng thực hiện việc mua bán chứng khoán cho chính mình nhằm mục
tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Đây là lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro, vì một khi giá
các chứng khoán tăng lên, người kinh doanh sẽ có lời, còn trong trường hợp
ngược lại – người kinh doanh sẽ bị lỗ. Các công ty chứng khoán thường làm cả
hai nghiệp vụ là môi giới để hưởng hoa hồng và tự doanh để hưởng lợi từ sự chênh lệch giá.
5. Người tổ chức thị trường 3
Là người cung cấp địa điểm và phương tiện phục vụ cho việc mua bán chứng
khoán. Đó là Sở Giao dịch Chứng khoán. Ngoài ra, người tạo lập thị trường còn
thực hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động diễn ra tại đây nhằm đảm
bảo tính minh bạch, công bằng trong giao dịch chứng khoán 6. Nhà nước
Nhà nước là đối tượng tham gia thị trường chứng khoán với hai tư cách khác nhau:
Sự tham gia của nhà nước đảm bảo cho thị trường hoạt động theo đúng các quy
định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư, đảm bảo cho thị trường
được hoạt động công bằng, công khai, trật tự, tránh những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra.
Nhà nước còn tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là người cung cấp
hàng hóa cho thị trường thông qua việc chính phủ hoặc chính quyền địa phương
phát hành trái phiếu để vay nợ tư nhân dân và các tổ chức kinh tế trong và ngoài
nước ở thị trường sơ cấp nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế... 4
2. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN GIAI ĐOẠN 2015-2020 Giai đoạn 2015:
Tính hết năm 2015, vốn hóa thị trường đạt hơn 1.298,53 nghìn tỷ đồng. Trong đó,
vốn hóa trên sàn TP.HCM (HOSE) đạt 1.146,9 nghìn tỷ đồng, vốn hóa trên sàn Hà
nội(HNX) đạt hơn 151,6 nghìn tỷ đồng.
Năm 2015, tổng khối lượng giao dịch trên thị trường đạt gần 39,7 tỷ cổ phiếu,
tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 617 nghìn tỷ đồng, giảm 16,3% về khối lượng
và 15,8% về giá trị giao dịch của năm 2014.
Trên sàn HOSE, VN-Index tăng 4,13% so với cuối năm trước tổng khối lượng
giao dịch đạt hơn 28 tỷ cổ phiếu (giảm 7,6% so với năm 2014), tương ứng giá trị
giao dịch đạt trên 482 nghìn tỷ đồng (giảm 9,6% so với năm 2014).
Trên sàn HNX, chiều ngược lại được chứng kiến khi HN-Index giảm 4,62% so
với thời điểm cuối năm 2014 tổng khối lượng giao dịch trong năm 2015 đạt trên
11,55 tỷ cổ phiếu (giảm mạnh 32% so với năm 2014), tổng giá trị giao dịch cũng
giảm 32,3% xuống mức hơn 135 nghìn tỷ đồng.
Điểm sáng nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2015 là việc
khối ngoại đẩy mạnh việc mua ròng 7/12 tháng trên cả HOSE và HNX, ngay cả
khi thị trường giảm điểm thì sức mua của khối ngoại vẫn là rất lớn. Đây là dòng
tiền có tác động không nhỏ đến xu hướng của thị trường.
Để đưa TTCK VN hoạt động ổn định hơn phù hợp với chuẩn mực quốc tế, năm
2015,nhiều chính sách mới và cơ sở pháp lý liên quan đến TTCK được ban hành
và hoàn thiện tạo nên môi trường hoạt động thông thoáng cho nhà đầu tư trong
nước cũng như nước ngoàitrên TTCK. Trong đó, một số chính sách nổi bật trong năm 2015 như sau:
Chính thức nới room cho nhà đầu tư nước ngoài: 5
Ngày 26/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP, trong đó cho
phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào các doanh nghiệp đại
chúng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, quy định nhà
đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu
doanh nghiệp được đánh giá là bước đột phá về tư duy trong thu hút vốn ngoại
vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Xác lập lộ trình và định hình khung pháp lý cho TTCK phái sinh:
Ngày 5/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định về
chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh. Đây là thị trường tài chính bậc cao,
nơi sẽ niêm yết và giao dịch các sản phẩm tương lai có mục đích phòng ngừa rủi
ro cho các tài sản cơ sở, dự kiến được đưa vào hoạt động cuối năm 2016.
Tạo chính sách đột phá cho giao dịch và thanh toán chứng khoán bằng việc cải
cách hàng loạt cách chính sách:
Hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho sàn UPCoM đã có hiệu lực trong năm 2015 Giai đoạn 2016:
TTCK VN nhiều kỳ vọng tăng trưởng
Năm 2016, TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 thị trường có mức tăng
trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á, với các con số ấn tượng: Chỉ số VN-
Index tăng 15%, mức vốn hóa thị trường đạt 1.947 nghìn tỷ đồng, tương đương
43,2% GDP năm 2016, tăng 43% so với cuối năm 2015.
Thanh khoản cải thiện mạnh, quy mô giao dịch bình quân đạt 6.900 tỷ đồng/phiên,
tăng 40% so với bình quân/phiên năm 2015. Tổng mức vốn huy động trên TTCK
ước đạt 355 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2015. Đáng chú ý, tổng giá trị
thu được qua CPH thoái vốn trên TTCK đạt trên 22 nghìn tỷ đồng. Về hoạt động
đầu tư, số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,69 triệu tài khoản, tăng 8% so 6
với cuối năm 2015. Giá trị danh mục đầu tư nước ngoài (ĐTNN) duy trì ở mức
cao, đạt 17,2 tỷ USD vào cuối tháng 11/2016 (tăng 17% so với cuối năm 2015).
Đến nay, quy mô của TTCK (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) hiện đạt trên 70%
GDP, tổng giá trị huy động vốn qua TTCK ước đạt trên 2 triệu tỷ đồng, đóng góp
bình quân 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và huy động được hơn 17 tỷ USD vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các bộ ngành, nhiều doanh nghiệp
nhà nước (DNNN) đã gấp rút triển khai kế hoạch niêm yết vào cuối năm 2016.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ tháng
11/2016) sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2013 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khoán. Mức phạt cao nhất lên đến 400 triệu đồng nếu doanh
nghiệp chây ỳ không chịu đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc thực
hiện quá thời hạn trên 12 tháng mặc dù đã đủ điều kiện.
Đáng chú ý, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 115/2016 có hiệu lực từ ngày
1/11/2016. Điểm đáng lưu ý nhất tại thông tư sửa đổi là quy định gắn hoạt động
đấu giá tại các sở giao dịch CK, đồng thời với đăng ký giao dịch cổ phần của
DNNN sau cổ phần hóa. Điều này có nghĩa là chỉ sau 20 ngày làm việc kể từ ngày
hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần qua đấu giá, NĐT mua cổ phần qua đấu giá
đã có thể giao dịch cổ phần trên thị trường UPCoM. Đây là thay đổi mang tính kỹ
thuật nhưng tạo ra hiệu ứng đột phá nhất từ trước đến nay đối với vấn đề cổ phần hóa DNNN.
Tính đến cuối năm 2016, thị trường đã chứng kiến hàng loạt ông lớn lên sàn như
Sabeco, Habeco, ACV, đầu năm 2017 có Vietnam Airlines, VIB, và một loạt ngân
hàng đã lưu ký như Techcombank, VPBank...
Năm 2016 thị trường chứng khoán Việt Nam đã phải đón nhận nhiều cú sốc tới từ
các cổ phiếu như MTM, TTF, ATA… Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến MTM. 7
Ngày 20/6/2016, Sở GDCK Hà Nội (HNX) ra quyết định buộc 31 triệu cổ phiếu
MTM phải tạm ngừng giao dịch tại sàn UPCoM với lý do để bảo vệ quyền lợi của
nhà đầu tư chỉ sau hai tháng lên sàn UPCoM kèm theo những thông tin như trụ sở
không tồn tại, ngừng hoạt động nhưng chưa đóng mã số thuế…. Tại thời điểm bị
tạm ngưng, cổ phiếu MTM chỉ còn 2.600 đồng/cp, mất đến 80% giá trị so với lúc
mới chính thức lên sàn. Vụ việc MTM đã dấy lên làn sóng lo ngại về quản trị
doanh nghiệp và công bố thông tin của các doanh nghiệp giao dịch trên sàn Upcom.
Không chỉ sàn UPCoM, thậm chí sàn niêm yết như HOSE cũng phải chịu nhiều
cú sốc lớn trong năm 2016 như TTF và ATA… hai doanh nghiệp này đều có
chung vấn đề liên quan đến việc hàng tồn kho bỗng nhiên ‘bốc hơi’.
Rủi ro của MTM như đề cập ở trên đã đặt ra vấn đề giám sát tốt hơn đối với sàn
UPCoM, nhất là khi sự tăng trưởng của thị trường này đang rất nhanh. Trong năm
2016, Sở GDCK Hà Nội đã chính thức ban hành hai bộ nguyên tắc phân bảng trên
hệ thống giao dịch UPCoM: phân bảng UPCoM Premium và phân bảng Cảnh báo
nhà đầu tư với mục đích làm tăng tính hấp dẫn của thị trường thông qua việc phân
tách nhóm công ty có tình hình tài chính tốt hoặc nằm trong diện bị hạn chế giao
dịch so với nhóm còn lại. Giai đoạn 2017:
Năm 2017, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn
tượng: Chỉ số VN-Index tăng 43% so với cuối năm 2016, đạt mức cao nhất gần 10
năm trở lại đây; mức vốn hóa thị trường đạt gần 3.360 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so
với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP .Thị trường chứng khoán Việt Nam
ngày càng khẳng định rõ vai trò và vị thế trong nền kinh tế, trở thành một kênh
huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. 8
Kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng, nhiều giải pháp quyết liệt, xây dựng nền
hành chính kiến tạo, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được thực
hiện; Các giải pháp về tài chính và chính sách thúc đẩy cổ phần hóa, gắn cổ phần
hóa với niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK) được
triển khai mạnh mẽ giúp hoạt động tái cấu trúc TTCK chuyển biến tích cực.
Năm 2017, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và trực tiếp là Bộ Tài chính, Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã quyết liệt chỉ đạo, điều hành, triển khai
các giải pháp phát triển thị trường, mang lại hiệu quả tích cực, tăng nguồn hàng
chất lượng cho thị trường. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với công tác hoàn thiện khung pháp lý: Năm 2017, UBCKNN đã dự
thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi đã được Bộ Tài chính
trình Chính phủ thông qua tại Nghị quyết 83/NQ-CP ngày 31/8/2017. Cùng với
đó, nhiều văn bản có tính pháp lý cao cũng đã được ban hành trong năm 2017.
Thứ hai, nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán, phát triển các sản
phẩm mới, đặc biệt, đã chuẩn bị tích cực, chu đáo, khai trương và vận hành suôn
sẻ thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS), góp phần củng cố, phát triển và
hoàn thiện thể chế của TTCK; Tích cực chuẩn bị các điều kiệu để triển khai sản
phẩm chứng quyền có đảm bảo triển khai trong năm tới...
Thứ ba, công tác quản lý và tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán tiếp
tục được thực hiện theo chiều hướng tích cực và đúng lộ trình.
Thứ tư, hoạt động quản lý công ty đại chúng, tạo hàng hoá cho thị trường; huy
động vốn qua TTCK, xem xét hoạt động kiểm toán ngày càng được nâng cao.
Công tác giám sát tình hình quản trị của công ty cũng được nâng lên.
Thứ năm, công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm cũng được tăng cường,
đảm bảo thị trường hoạt động ổn định. UBCKNN chú trọng đẩy mạnh hoạt động
giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành pháp luật về chứng 9
khoán đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan liên quan như: Cơ quan thuế, cơ quan công an… Nhờ đó, các hành vi vi
phạm pháp luật trên TTCK đã được xử lý nghiêm minh và kịp thời. Giai đoạn 2018:
Trong năm 2018, thị trường chứng khoán toàn cầu biến động mạnh mẽ, thị trường
chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, nhờ có sự
tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài
chính, nỗ lực của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các thành viên thị trường,
quy mô và thanh khoản thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo đó, quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu đã đạt hơn 3,9 triệu tỷ đồng, tăng
12,7% so với năm 2017, tương đương với 71,6% GDP năm 2018, vượt chỉ tiêu
70% GDP đề ra tại Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai
đoạn 2011-2020. Giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt 6.500 tỷ đồng/phiên,
tăng 29% so với năm 2017, tương đương 20,3% GDP năm 2018.
Trên thị trường trái phiếu, giá trị niêm yết đạt 1.122 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so
với năm 2017, tương đương với 20,3% GDP năm 2018. Giao dịch trái phiếu về cơ
bản vẫn giữ được mức sôi động với giá trị giao dịch đạt 8.834 tỷ đồng/phiên.
Thị trường chứng khoán phái sinh mặc dù mới ra đời hơn một năm nhưng thanh
khoản thị trường tăng gần 7 lần so với năm 2017 và vị thế mở cuối năm đạt gần
21.653 hợp đồng, tăng 2,7 lần so với cuối năm 2017.
Đặc biệt, vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vẫn vào ròng, đạt 2,8 tỷ USD, cơ
bản bằng mức kỷ lục 2,9 tỷ USD của năm 2017 trong khi nhiều nước Đông Nam
Á đã có biểu hiện rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Giá trị danh mục của nhà
đầu tư nước ngoài ước đạt trên 32,8 tỷ USD. 10
Thị trường chứng khoán đã tiếp tục khẳng định là kênh huy động vốn hiệu quả
cho sự phát triển kinh tế, trong đó, huy động trái phiếu Chính phủ và trái phiếu
Chính phủ bảo lãnh đạt 192 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu
kho bạc đạt mức 12,55 năm. “Đây là mức dài nhất từ trước đến nay, đáp ứng
được nhu cầu đầu tư công và cơ cấu nợ công của Chính phủ”- Phó Chủ tịch
Phạm Hồng Sơn nhấn mạnh. Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu
doanh nghiệp, cổ phần hoá đạt 86,8 nghìn tỷ đồng, tăng 71,4% so với năm 2017.
Với những thành công đã đạt được, thị trường chứng khoán tiếp tục khẳng định
được vai trò là kênh huy động vốn hữu hiệu cho cả Chính phủ và khu vực tư nhân
để phục vụ cho nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt
Nam được đánh giá là thị trường thành công nhất khu vực Đông Nam Á về huy đông vốn trong năm 2018.
Năm 2018 tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm; Tổ chức triển khai quy định về 4 tội danh trong lĩnh vực
chứng khoán quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi theo Luật
12/2017/QH14 (Bộ luật có hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2018); Xây dựng và triển
khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch năm 2018; Tăng cường
phối hợp giữa các đơn vị để kịp thời phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi vi
phạm trên TTCK, đảm bảo TTCK phát triển minh bạch và bền vững. Giai đoạn 2019:
Thị trường chịu tác động sâu sắc từ những diễn biến phức tạp , đa chiều trong bối cảnh kinh tế toàn cầu.
Bối cảnh kinh tế toàn cầu
Năm 2019, thị trường tài chính quốc tế nói chung và TTCK thế giới nói riêng chịu
nhiều tác động trái chiều vừa mang tính tiêu cực, vừa mang tính tích cực. Điển
hình như: Sự giằng co trong cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung; nguy cơ Brexit 11
không đạt được thỏa thuận; những bất ổn về địa chính trị tại một số khu vực và
đặc biệt là sự đảo chiều trong chính sách tiền tệ của các nước lớn trên thế giới…
Bối cảnh trong nước
TTCK Việt Nam năm 2019 được đánh giá là có nhiều động lực tích cực hỗ trợ
phát triển nhờ các yếu tố như: Các cân đối vĩ mô được đảm bảo; chính sách tài
khóa ổn định và chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng nới lỏng. Năm
2019, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế.
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2019, Việt Nam cùng 4 nền
kinh tế nằm trong khu vực Đông Nam Á nằm trong top 20 nền kinh tế đóng góp
lớn nhất vào tăng trường GDP toàn cầu.
Năm 2019, không nằm ngoài xu thế chung của thị trường thế giới, chính sách tiền
tệ của Việt Nam cũng được điều chỉnh theo hướng nới lỏng thông qua động thái
cắt giảm lãi suất liên tục của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong nửa cuối năm
2019 nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các cân đối vĩ mô và giảm
thiểu tác động từ các nhân tố tiêu cực của bối cảnh kinh tế quốc tế.
Những biến động trên đây của kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam trong thời
gian qua được xem là những nhân tố tác động đa chiều lên TTCK cơ sở và tạo ra
những diễn biến phức tạp trên thị trường trong năm 2019.
Mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu tính đến ngày 6/12/2019 đạt 4383 nghìn tỷ
đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2018 (tương đương 79,2% GDP). Tổng giá trị
giao dịch bình quân phiên đạt 9.139 tỷ đồng, tăng 3,4% so với bình quân năm
2018, trong đó tỷ trọng giao dịch repo có xu hướng ngày càng tăng và ngày càng
lớn hơn tỷ trọng giao dịch mua bán thông thường. Điều này cho thấy, thị trường
trái phiếu đã có sự tăng trưởng về chiều sâu. 12
Nhìn chung, bối cảnh quốc tế và trong nước trên đây đã tác động và tạo ra những
diễn biến phức tạp của TTCK Việt Nam năm 2019. Những diễn biến này cũng cho
thấy thị trường tài chính nói chung và TTCK Việt Nam đã có sự liên thông và gắn
kết chặt chẽ với thị trường tài chính thế giới, chịu tác động sâu sắc từ những biến
động trên thị trường tài chính thế giới. Giai đoạn 2020:
TTCK VN đc đánh giá là 1 trong 10 TTCK có sức chống chịu với thời đại dịch và
phục hồi tốt nhất tg. Chỉ số VN Index đạt 1103,87 điểm , tăng tới 14,9% so với thời điểm cuối 2019
Đại dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam từ cuối tháng 1/2020,
đã dẫn đến một đợt sụt giảm nhanh và mạnh chưa từng thấy. VN-Index chỉ trong
hai tháng sau đó đã sụt giảm 33,51%, xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm.
Tuy nhiên, với khả năng kiểm soát dịch bệnh thành công của Chính phủ, TTCK
Việt Nam được phục hồi nhanh chóng trong những tháng còn lại của năm 2020.
Cùng với đó, với mức độ phục hồi mạnh mẽ của TTCK và lãi suất duy trì thấp kỷ
lục, dòng tiền đã chảy mạnh vào kênh đầu tư chứng khoán. Thị trường ghi nhận
quy mô tham gia của nhà đầu tư mới cao chưa từng thấy trong lịch sử.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), sau khi dịch bệnh trong nước
được kiểm soát, TTCK Việt Nam đã phục hồi nhanh và mạnh, thuộc top đầu thế
giới. TTCK Việt Nam đã đóng cửa năm 2020 với mức hồi phục ấn tượng, tăng
xấp xỉ 15% so với cuối năm 2019 và được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng
khoán tăng trưởng tốt nhất thế giới. Giá trị giao dịch bình quân phiên của cả 3 sàn
đạt 7.396 tỷ, tăng tới 59% so với năm trước.
Quy mô thị trường cổ phiếu vượt mục tiêu Chính phủ đề ra cho đến năm 2020 và
thị trường trái phiếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. 13
Thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục cho thấy sức hấp dẫn
của thị trường Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng giá trị giao
dịch bình quân năm 2020 vẫn đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với
bình quân năm 2019. Thanh khoản trên thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng
mạnh, bình quân đạt trên 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.
Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng kỷ lục trong năm 2020. Số
lượng tài khoản mở mới trong năm 2020 gần bằng 10 năm trước cộng lại. Luỹ kế
tới hết tháng 12/2020, tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn
2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với cuối năm 2019.
Cùng với đó, TTCK phái sinh tiếp tục đóng vai trò phòng vệ rủi ro hiệu quả, có
tác dụng ổn định tâm lý nhà đầu tư.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch, trong đó lợi
nhuận sau thuế của các công ty đã bị ảnh hưởng rõ rệt. Tuy vậy, nhiều doanh
nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch vẫn có kết quả kinh doanh khả quan, số lượng
công ty báo cáo có lãi vẫn chiếm 84% tổng số công ty đã thực hiện báo cáo trong quý III/2020.
Nhận định về xu hướng phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian tới:
Trải qua chặng đường 20 năm, TTCK Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện về
cấu trúc, phát triển mạnh mẽ trở thành một thị trường có quy mô đáng kể (so với
GDP) trong khu vực, góp phần phát triển hệ thống tài chính quốc gia theo hướng
cân bằng, bền vững hơn và trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Những ngày đầu của năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng
trưởng mạnh mẽ, vượt ngoài mọi dự đoán. Theo UBCKNN, Việt Nam là một
trong số ít nước giữ được mức tăng trưởng dương 2,91% và được dự báo phục hồi 14
ở mức 6,5 - 6,8% trong năm 2021. Đây là động lực chính giúp củng cố lòng tin
của NĐT và thu hút dòng vốn đầu tư vào TTCK.
Bên cạnh đó, với vị thế thị trường cận biên và triển vọng được nâng hạng lên thị
trường mới nổi trước năm 2025, thị trường Việt Nam được đánh giá còn nhiều dư
địa để phát triển trên cơ sở thu hút cả dòng vốn đầu tư nội địa và nước ngoài.
Việc lãi suất được duy trì ở mức thấp khiến chứng khoán tiếp tục trở thành kênh
đầu tư sinh lời hấp dẫn với nhà đầu tư trong nước trong năm 2021. Ngoài ra, định
giá của TTCK Việt Nam vẫn khá hấp dẫn so với các nước trong khu vực châu Á,
là điểm nhấn quan trọng giúp thu hút dòng vốn ngoại.
Những yếu tố tích cực hỗ trợ tới TTCK năm 2021 như:
Thứ nhất, tiền rẻ vẫn là điểm tựa rất lớn cho thị trường toàn cầu nói chung và
TTCK Việt Nam nói riêng. Phần lớn thời gian trong năm 2021, mặt bằng lãi suất
tại Việt Nam vẫn ở mức thấp tương đương lãi suất cuối năm 2020. Cuối năm sau,
lãi suất có thể nhích nhẹ khi cầu tín dụng, nhu cầu đầu tư mở rộng của các doanh nghiệp tăng trở lại;
Thứ hai, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ bật tăng mạnh trở lại từ nền thấp của
năm 2020, nhờ sự hồi phục đến từ khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và sự
cải thiện của cầu tiêu dùng nội địa, vốn đầu tư và xuất khẩu.
Thứ ba, kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn ngoại vào các thị trường mới nổi, trong
đó có thị trường Việt Nam. Bên cạnh xu hướng về dòng tiền chảy vào thị trường
mới nổi, triển vọng nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị
trường mới nổi cũng là yếu tố có thể giúp TTCK đón nhận sự trở lại của dòng vốn
ngoại chảy mạnh vào thị trường Việt Nam trong năm 2021; Cuối cùng, là triển
vọng hồi phục trên diện rộng của các doanh nghiệp niêm yết. Tăng trưởng lợi
nhuận của các doanh nghiệp niêm yết được kỳ vọng sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ từ 15
nền thấp của năm 2020, mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết có thể lên tới 25%.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với thị trường
như các điểm nóng trong đối đầu quan hệ Mỹ - Trung.
Xác định chặng đường phía trước sẽ còn không ít khó khăn, thách thức, song với
sức trẻ tuổi 21 cùng những thành quả đạt được trong những năm qua, ngành
chứng khoán và TTCK Việt Nam tự tin, phát triển đột phá cả về quy mô và chất
lượng, nâng tầm vị thế trên trường quốc tế. 16