Báo cáo thực tập tại văn phòng luật sư | Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Báo cáo thực tập tại văn phòng luật sư | Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu gồm 18 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên năm cuối, việc thực tâp tốt nghiệp có vai trò hết sức
quan trọng, đây là giải đoạn chuyển giao giữa môi trường học tâp với môi
trường thực tiễn bên ngoài. Khoảng thời gian thực tâp là cơ hội để chúng
em tích lũy thêm nhiều hoạt động thực tiễn bổ ích, vẫn dụng lí thuyết sách
vở vào thực tiễn. Đặc biệt là cho em những cái nhìn thực tế và tổng quan
hơn về công việc sau này, giúp em trang bị những kiến thức thực tiễn
chuyên ngành, nâng cao về chuyển môn để trở thành những lao động giỏi
về chuyên môn, trong sang về đao đức tương lai.
Sẽ không có được kết quả đó nếu em không có được sự giúp đỡ, trợ
giúp tâm lý tân tâm từ đội ngũ các thầy cô giáo trong Khoa Luật – Trường
Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho chúng em có khoảng thời gian that sự
bổ ích để thực tập thực tế. Đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Bích Ngọc đã
dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ chúng em hoàn thành bài báo
cáo này. Em xin gửi những lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa
Luật – Trường Đại học Vinh.
Bên cạnh đó là sự giúp đỡ tân tâm của các ah chị luât sư tại Văn phòng
Luật sư Thành Điệp và cộng sự đã nhiệt tình chỉ bảo nhiều kĩ năng và cung
cấp thong tin tài liệu giúp em hoàn thành ài áo cáo này.
Trong 7 tuần thực tâp tại Văn phòng Luât sư Thành Điệp và cộng sự,
bọn em thật sự còn bỡ ngỡ và hạn chế để có thể hiểu sâu về lĩnh vực
pháp lí. Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất
mong nhân được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và ban bè để bài
báo cáo của em được hoàn thành tốt hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc ban lãnh đạo, quý thầy cô khoa Luât –
Trường Đại học Vinh, ba lãnh đạo, các ah chị luật sư tại Văn phòng Luật
sư Thành Điệp và cộng sự có nhiều sức khỏe và gặp nhiều thành công
trong công việc, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp là bảo vệ
công lí, truyền đạt kiến thức cho hậu thế mãi về sau…
Vinh, ngày 02 tháng 9 năm 2017 Sinh viên Hoàng Minh Đại LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển, nhu cầu về mức sống của
người dân càng được nâng cao. Điều đó đồng nghĩa với việc các tổ chức,
cá nhân, pháp nhân họ phải lao động để nâng cao nhu cầu về cuộc sống
của mình. Cũng vì thế các mô hình tổ chức kinh tế cá nhâ, hộ gia đình,
doanh nghiệp trong và ngoài nước mọc lên ngày càng nhiều ở tất cả các
lĩnh vực, họ làm kinh tế, kinh doanh tất cả vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên,
trong quá trình hoạt động, hợp tác với nhau, vì ý trí của các bên không
đồng thuân với nhau mà thường nảy sinh mâu thuẫn không tự giải quyết
được mà phải cần đến luật pháp. Hay nói cách khác họ cần tư vấn pháp
luật để giải quyết những vướng mắc pháp lí của mình về bất kể lĩnh vực
nào: dân sự, hình sự, cạnh tranh, đất đai, thuế … để đảm bảo tính mạng,
sức khỏe, danh dự, tài sản … của mình không bị xâm hại bất hợp pháp.
Chính từ nhu cầu thiết yếu đó mà hàng loạt các công ty Luật, các Văn
phòng Luật sư đã ra đời. Mong muốn được hiểu rõ hơn về hoạt động của
các công ty luật trong thực tế em đã chọn Văn phòng Luật sư Thành Điệp
và cộng sự để thực tập.
Và đây cũng chính là nơi đã cho em thấy được những sự việc thực tế
đến phức tạp gấp nhiều nhiều lần trong lí thuyết, tạo nền tảng kiến thức
thực tiễn cho em hoàn thành bài báo cáo này.
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1. Giới thiệu về văn phòng Luật sư Thành Điệp và cộng sự
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THÀNH ĐIỆP
Địa chỉ: Số 26 Tầng 1, Chung cư Tân Phúc, KĐT mới Vinh Tân, Thành phố Vinh, Nghệ An
Trưởng văn phòng luật sư: Ths.Luật sư Nguyễn Trọng Điệp
Ngày hoạt động: Ngày 01 tháng 01 năm 2004 Điện thoai: 02383 ….. Di động: 0903260308 Email: Diepluatsu@gmail.com Webside: luatsuthanhdiep.com
Đến với văn phòng Luạt sư Thành Điệp và cộng sự tại số 26 tầng 1, chung
cư Tâ Phúc, phường Vinh Tân, thành phố Vinh, Nghệ An khách hàng sẽ
thực sự yên tâm về dịch vụ pháp lí nhằm đảm bảo a toàn pháp lí cao nhất
cho các bên tham gia hợp đồng giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, góp
phần ảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Ôn định sự
phát triển kinh tế xã hội. Cùng với đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn
cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết các vấn đề lien quan đến:
hôn nhâ gia đình, tranh chấp đất đai, thành lâp doanh nghiệp ….
2. Lịch sử hình thành và phát triển của văn phòng luật sư Thành Điệp và cộng sự
Trước nhu cầu cần được trợ giúp pháp lí của nhiều tổ chức, cá nhân và
doanh nghiệp, Văn phòng Luật sư Thành Điệp và cộng sự đã được thành
lâp bởi một đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn
pháp lí, tư vấn đầu tư, thương mai, sở hữu trí tuệ, giải quyết trah chấp đất
đai, tài chính, ngâ hàng ….
Văn phòng luật sự Thành Điệp được thành lâp theo sự cấp phép của Sở
tư pháp tỉnh Nghệ An. Văn phòng luật sư Thành Điệp là sự kết giữa những
luât sư giàu kinh nghiệp đã từng làm việc cho các văn phòng luât sư, công
ty luât hàng đầu Việt Nam. Với kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ rộng rãi
của cac thành viên, với phương châm lấy chữ Tín làm đầu, mong muốn
không ngừng phát triển, đến với văn phòng luat sư Thành Điệp và cộng sự
khách hàng sẽ được cung cấp những dịch vụ pháp li chuyên nghiệp và tối
ưu nhất. Văn phòng luât sư Thành Điệp đã và đang tư vấn, trợ giúp pháp
lí, tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, doanh
nghiệp. Với uy tín nghề nghiệp Thành Điệp đã khẳng định được tên tuổi và
vị thế của mình trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước và sự hội
nhập kinh tế quốc tế, đóng góp những giá trị tích cực tạo nên lợi thế và vai
trò tích cực của luật sư trong sự phát triển của thời đại.
Văn phòng luật sư Thành Điệp có đội ngũ cộng sự giỏi, giàu kinh nghiệm
và tâm huyết và luôn đề cao đao đức nghề nghiệp, cùng các chuyên gia
cộng tác có học hàm học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ các cuyên nghành Luậ học,
Kinh tế học, Xã hội học, … được đào tao bài bản, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, thâ chủ và đối tác trong nhiều licnh vực: Dân sự, hình sự, đất
đai, lao động, hôn nhân gia đình, thừa kế, một cách nhanh chóng với hiệu quả cao nhất.
Văn phòng luât sư Thành Điệp được cấp giấy phép hoạt động từ ngày 01
tháng 11 năm 2004 đến ay đã đi vào hoạt động hơn 13 năm với những
ngày tháng hoạt động cân lực và tâm huyết và cả những trách nhiệm của
những người làm luật, đội ngũ cán bộ ở văn phòng đã gây dựng được
thương hiệu, uy tín và niềm tin cho khách hàng khắp mọi miền đất nước,
đặc biệt là người dân Nghệ An. Tạo cho khách hàng được niềm tin tuyệt
đối vào năng lực làm việc của các luât sư.
Văn phòng luật sư Thành Điệp hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: - Tư vấn:
+ Tư vấn thường xuyên cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhâ và các
vấn đề pháp lí trong quá trình hoạt động kinh doanh
+ Tư vấn và soạn thảo hợp đồng dân sự, kinh tế - thương mại, ngoai thương, lao động
+ Nghiên cứu và lâp báo cáo pháp lí về các lĩnh vực pháp luât cho các tổ
chức Chính Phủ, tổ chức phi Chính Phủ, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp. - Tranh tụng:
+ Tham gia bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân, tổ chức và
doanh nghiệp trong các vụ án dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính.
+ Đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhâ tham gia tranh tụng tại tòa án, trọng tài - Dịch vụ pháp lí:
+ Đăng kí thành lâp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đai diện, thay đổi đăng kí kinh doanh
+ Hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà ở
+ Thu hồi nợ công, hỗ trợ thi hành án
Văn phòng luât sư Thành Điệp và cộng sự đã và đag hoạt động ngày một
lớn mạnh, được như ngày hôm nay đó chính là sự nỗ lực, cố gắng rất
nhiều không chỉ người đứng đầu mà đó là thành quả cố gắng của toàn thể
đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệp của văn phòng.
PHẦN II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiện cứu là các hoạt động pháp lí tại Văn phòng luật sư
Thành Điệp và cộng sự. Từ đó nêu ra kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
- Cụ thể chúng em được nghiên cứu các hồ sơ thực tế có that từ các cụ án
dâ sự, hình sự, các vụ án kinh tế, tranh chấp đất đai, hôn nhâ gia đình, các
vụ việc tố cáo có lien quan đến lí thuyết được học tại trường.
Bước đầu rất khó để chúng em có thể đánh giá đúng được kết quả hồ sơ
vụ án, nhưng với sự giúp đỡ, gợi ý hướng dẫn tân tình của các anh chị luật
sư tại văn phòng, cuối cùng chúng em cũng dần dần biết tự giải quyết một
vụ án, đưa ra được ý kiến của riêng cá nhân mình. Đây cũng là một phần
kết quả quả để tích lũy đóng góp một phần không nhỏ vào sự hoàn thiện của bài báo cáo.
2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu là phâ tích, đánh giá thực trạng qua đó đề xuất các
giải pháp hoàn thiện pháp luât đẻ giải quyết có hiệu quả.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu lí thuyết thông qua các văn bản quy
phạm pháp luật, các bộ luật chuyên nghành để làm cơ sở cho việc thu thập
xử lí thông tin thực tế từ các hồ sơ vụ án. Đề phâ tích và giải quyết các vấn đề lien quan.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề được nêu ra chúng em sử dụng phương pháp
nghiên cứu các phần lí thuyết có lien quan đến hồ sơ vụ án, từ đó tiến
hành phâ tích, mổ xẻ cùng với sự giúp đỡ của các anh chị luât sư, chuyên
viên pháp lí để đưa ra kết quả cuối cùng của mình tuyệt đối, chính xác như
với kết quả của bản án.
Đối với những bản án đag trong quá trình xét xử, chúng em tiến hành
nghiên cứu, thu thập tài liệu pháp lí có lien quan, phâ tích hướng giải quyết
của vụ án để đưa ra kết quả của mình một cách khoa học và chính xác nhất.
2.4. Phân tích và giải quyết các vụ án có thật tại văn phòng
2.4.1. Hồ sơ thứ nhất: Giải quyết tranh chấp sau li hôn
- Nội dung vụ án: “ Ông A quốc tịch nước ngoài kết hôn với bà Trần Thị B
quốc tịch Việt Nam có một con chung dưới 7 tuổi. Hai vợ chồng định cư
bên nước ngoài và đứa con gái thì ở quê nhà với à ngoại. Trong quá trình
sống và làm việc tai nước ngoài thì bà Trần Thị B có dành dụm được ít tiền
gửi về xây nhà ở quê. Sau một thời gian sinh sống 2 vợ chồng nảy sinh
mâu thuẫn và quyết định đi đến li hôn. Sau vụ án tòa án tuyên tài sản nhà
đất ở quê do bà Trần Thị B sở hữu, đồng nghĩa với việc bà B sẽ giữ quyền
nuôi con và ông A phải cấp dưỡng nuôi con cùng bà B cho đến khi con đủ
18 tuổi ’ . Không đồng tình với phán quyết của Tòa án nên ông A đâm đơn
kháng cáo lên tòa phúc thẩm và đưa ra hàng loạt các lí do không được xác
thực với mục đích dành lại tài sản và con gái của mình.
- Nhận nhiệm vụ nghiên cứu vụ án này và soạn thảo “ Đơn tường trình về
nội dung của đơn kháng cáo ’ để gửi lên tòa phúc thẩm, chúng em sau
quá trình nghiên cứu đã tiến hành soạn thảo mẫu đơn như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Nghệ An, ngày 28 tháng 06 năm 2017
ĐƠN TƯỜNG TRÌNH VỀ NỘI DUNG CỦA ĐƠN KHÁNG CÁO
( Đối với bản án “ Tranh chấp hôn nhân gia đình ” số 36/2017/HNGĐ-
ST ngày 13/6/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An ) K
ính gửi: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
Tên tôi là: Trần Thị B Sinh năm : 1984 Quốc tịch : Việt Nam
Quê quán : Xã Diễn Kì, huyện Diện Châu, tỉnh Nghệ An.
Địa chỉ hiện nay : Xóm 6, xã Diên Thanh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Là bị đơn trong vụ án ‘ Tranh chấp hôn nhân gia đình ’ đã được Tòa án
nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm ngày 13/6/2017.
Tại bản án sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã quyết định về phần
tình cảm, tài sản và con chung. Tuy nhiên ông A không đồng ý với quyết
định của tòa án về phần tài sản và con chung, ông có đơn kháng cáo tới
Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội.
Ông Bradley Ryan Chilewitz trong đơn kháng cáo có đề cập những
nội dung mà tôi cho là thiếu cơ sở, vì vậy tôi phản bác lại nội dung trong
đơn của ông A cụ thể như sau :
1. Về phần con chung :
Thứ nhất : Ông A nói : ‘ Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An giao quyền
nuôi con cái của tôi cho bà Trần Thị B nuôi dưỡng ’ là không hợp lí, vì đây
là con của chúng tôi và tôi là mẹ của đứa bé.
Ông A công ăn việc làm của tôi không ổn định, môi trường sống về cơ sở
vật chất tinh thần không đảm bảo là không đúng với thực tế. Hiện tại tôi có
đủ phần tài sản và công việc ổn định với mức lương khá ổn để đảm bảo về
điều kiện vật chất cho cháu. Hơn nữa bé được đưa về Việt Nam sống cùng
tôi từ nhỏ - đây là điều kiện khá tốt để cháu phát triển khi có mẹ bên cạnh.
Thực tế cũng chứng minh những đứa trẻ khác đang sống trong môi trường
ở địa bàn huyện Diễn Châu cũng phát triển bình thường và rất tốt
Thứ hai : Việc tôi giao con gái cho bà ngoại nuôi dưỡng là có thật,
nhưng đó là thời gian tôi đi làm và thời gian nghỉ là thời gian chăm sóc con,
điều này hoàn toàn bình thường như bao gia đình khác.
Ông A cho rằng chung tôi thường xuyên đánh đập con và cho xem các thể
loại phim khiêu dâm là hoàn toàn không có cơ sở, trong khi đây là con gái
tôi – một đứa trẻ chưa biết nhận thức, đi còn chưa vững.
Thứ ba : Môi trường sống của ông A mới là phức tạp. Với công việc
quản lí sòng bạc phải đi cả đêm không về tôi e rằng ông sẽ không có thời
gian chăm sóc con. Hơn nữa đây là công việc rất dễ va chạm và gây hậu
quả khó lường. Do đó việc giao con gái cho mẹ là phù hợp nhất.
Với các điều kiện về kinh tế, giáo dục, môi trường… như đã nêu ở trên
hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về quyền nuôi con theo quy định tại Điều
81 Luật hôn nhân gia đình 2014. Tôi tha thiết được nuôi con gái tôi và sẽ
tạo mọi điều kiện để gần gũi, yêu thương, chăm sóc con tôi cả về vật chất lẫn tinh thần. 2. Về tài sản
- Ông A không đồng ý với quyết định trong bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Nghệ An
- Về phía tôi : tôi hoàn toàn đồng ý với quyết định của TAND
tỉnh Nghệ An và nhận định đây là quyết định hoàn toàn hợp tình hợp lí
Thứ nhất : Ông A là người nước ngoài quốc tịch Anh và Nam Phi.
Người nước ngoài sẽ không có quyền mua đất ở tại Việt Nam hay
nói cách khác là không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất
theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013.
Thứ 2 : Về quyền sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài tại Việt
Nam. Ông A có quyền sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy
định tại khoản 2 Điều 159 Luật đất đại 2013. Tuy nhiên ngôi nhà là
do chúng tôi cùng nhau xây dựng và tất cả giấy tờ đều mang tên
tôi. Điều này đồng nghĩa với việc ông A có một phần tài sản trong
ngôi nhà này. Tuy nhiên xét về mọi mặt pháp lí tại phiên tòa sơ
thẩm thì tôi được quyền nhận và sử dụng toàn bộ tài sản bao gồm
cả động sản và bất động sản và tôi phải trich tiền chênh lệnh cho
ông A là 500 triệu đồng theo phán quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.
Do đó, tôi khẳng định quyết định của TAND tỉnh Nghệ An là hoàn
toàn thấu tình đạt lí. Kính mong quý qòa xem xét và giữ vững lập trường của mình.
Trận trọng cảm ơn ! Người làm đơn ( Đã kí )
Kết quả: Đơn tường trình như một bằng chứng thật sự để ảo vệ thâ
chủ của văn phòng, đó là bà B, cũng như để chống lại những lí do
vô lí được đưa từ đơn kháng cáo của ông A.
(Lỗi chính tả còn rất nhiều, về hồ sơ này, em ko nêu ra phải làm đơn vì nếu
đơn làm như trên thì không chính xác. với nội dung như trên, em đi theo
hướng người vợ đến nhờ VP tư vấn, sau khi nghiên cứu hồ sơ, luật HNGĐ…,
Vp đã đưa ra hướng tư vấn: 1. vỀ con cái 2. Về tài sản 3. Về tình cảm
tất cả đều được quy định trong Luật HNGĐ 2014 (em xem luật và trích dẫn luật để làm). 2.4.2. Hồ sơ thứ hai
Vụ án “ Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người ’ .
Nội dung vụ án: “ Vũ Văn A, Vũ Văn B, Vũ Văn C là 3 anh em họ,
sau khi có uống rượu cùng nhau thi cả 3 người rủ nhau đi chơi hội
ở một xã khác. Trước khi đi B có bỏ vào người một thanh kiếm và
nói rằng để phòng thân, sau khi đi chơi hội được một lúc thì C tách
riêng và nói là đi chơi với bạn gái. Lúc này A và B đang đi chơi hội
thì thấy có ẩu đả nên quyết định đi theo để xem thì bị D dùng cán
dao đập vào đầu, quyết không chịu bỏ qua A và B đi theo D để trả
thù. Sau khi bị đánh D bỏ chạy thì A và B vẫn lao theo hành hung
khiến D gục tại chỗ rồi mới bỏ đi. Không ngờ rằng sau khi chay
được về nhà sơ cứu, nhưng do mất máu quá nhiều nên D chết ’ .
- Gia đình D quyết đem đơn kiện lên tòa án và đương nhiên A và B
bị toàn án tuyên với tội giết người
- Tuy nhiên không đồng tình với quyết định của tòa án nên gia đình
A và B đã kháng cáo. Với cương vị là người bào chữa cho A và B
chúng em đã vẫn dụng kiến thức lí thuyết đã học cùng với sự
hướng dẫn của các anh chị luật sư tại Văn phòng luật sư Thành
Điệp đề đứng ra bào chữa cho vụ án với nội dung như sau:
- Căn cứ vào bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 26 tháng 04 năm 2012
- Căn cứ vào bản kết luận điều tra vụ án của Công an tỉnh Bắc Giang ngày
25 tháng 3 năm 2012 đối với Vũ Văn A và Vũ Văn B về tội giết người quy
định tại điều 93 Bộ luật hình sự.
- Sau khi nghiên cứu 2 hồ sơ vụ án nêu trên tôi có đưa ra ý kiến như sau:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
về khái niệm tội phạm: ' Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trọng bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập chủ quyền thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm. tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của
công dân, xâm phạm những lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa ' .
- Với 4 yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản: khách thể, chủ thể, khách quan,
chủ quan tôi nhận định hành vi của các bị cáo như sau:
+ Về mặt khách quan của tội phạm:
Hai đối tượng Vũ Văn A và Vũ Văn B có các hành vi gây nguy hiểm cho
xã hội đó là sử dụng vũ khí sát thương cáo để cố ý gây thương tích. Về
mặt này đã thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm của hai đối tượng trên. + Về mặt chủ quan:
A và B có hành vi cố ý gây thương tích với mục đích trả thù, không cố ý
giết người nhưng khi nạn nhân bỏ chạy vẫn cố ý đuổi theo hành hung, dù
biết sẽ gây chết người dù không mong muốn xảy ra nhưng nạn nhân mất
máu quá nhiều đứt động mạch chân dẫn đến tử vong sau đó.
+ Về khách thể của tội phạm:
Là các quan giữa bị cáo và gia đình nạn nhân được luật hình sự bảo vệ
+ Về chủ thể của tội phạm:
Là A và B, hai chủ thể trực tiếp thực hiện hành vị cố ý gây thương tích và
bị luật hình sự quy là tội phạm. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì A và
B đều đã trên 18 tuổi, có năng lực hình hành vi đầy đủ theo như bản cáo
trạng, theo đó hai chủ thể này phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm theo quy định của luật hình sự.
Như vậy, hành vi của A và B đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm và phải
chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Tuy nhiên căn cứ lời khai nhận tội của các bị can và các tài liệu điều tra
thu thập được lại kết luận Vũ Văn A và Vũ Văn B phạm tội giết người là
không hợp lí. Đây là hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.
Để làm sáng tỏ điều này trước hết ta đi phân tích về khái niệm của hai loại tội phạm này:
+ Tội giết người quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự 2009: theo
đó người nào ... giết người thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm,
tù trung thân hoặc tử hình.
+ Còn tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người quy định tại
khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự: ' Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại
sức khỏe cho người khác ... dẫn đến chết người thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm ' .
Như vậy trong trường hợp này cầ phân tích để làm rõ Vũ Văn A và Vũ
Văn B phạm tội theo quy định tại Điều 93 hay Điều 104 Bộ luật hình sự:
1. Lỗi của người thực hiện hành vi:
- Lỗi là thái độ tâm lí bên trong của người phạm đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra,
Trong trường hợp phạm tội giết người người thực hiện hành vi có lỗi cố ý
đối với hậu quả chết người. Nghĩa là họ nhận thức rõ hành vi của mình là
gay nguy hiểm cho xã hội, thấy trước rõ hậu quả có thể xảy ra và mong
muốn hậu quả đó xảy ra hoặc thấy trước hậu quả đó xảy ra tuy không
mong muôn nhưng để mặc hậu quả đó xảy ra
+ Xét trong trường hợp của A và B ta thấy hành vi của A và B là cố ý gây
thương tích để trả thù vì bị đánh vào đầu, hành vi cố ý là dù nạn nhân đã
bỏ chạy nhưng vẫn đuổi theo, vì không muốn nạn nhân chết nên bị can chỉ
đuổi theo và đâm vào đùi, nếu muốn nạn nhân chết thì đã đâm vào vì trí khác.
Thứ hai bị can đã không thấy trước hậu quả xảy ra bởi sau khi gây án
xong không biết nạn nhân đã đi đâu và cho răng nạn nhân đã đến nhà ai
đó để sơ cứu vết thương. Do đó hành vi của A và B không thể coi là tội
giết người theo quy định tại điều 93 Bộ luật hình sự.
+ Trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng người khác,
người phạm tội thấy trước hậu quả chết người tất yếu xảy ra và mong
muốn hậu quả đó xảy ra. Biểu hiện ý thức này ra bên ngoài thường được
biểu hiện bằng những hành vi như chuẩn bị hung khí, theo dõi mọi hành vi
của đối tượng định giết để chờ thời cơ. Tuy nhiên ở trường hợp này A và
B chỉ chuẩn bị hung khí để phòng thân khi đi chơi hội, do đó hành vi này
chỉ là hành vi cố ý gây thương tích dãn đến hậu quả chết người.
+ Trước khi có hành vi nguy hiểm đến tính mạng người khác, người
phạm tội chỉ nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra chứ không
chắc chắn nhất định xảy ra vì người người phạm tội chưa tin vào hành vi
của mình sẽ gay hậu quả chết người. Bản thân người phạm tội cũng rất
mong muốn hậu quả xảy ra nhưng họ lại không tin một cách chắc chắn
rằng hậu quả có thể xảy ra. Trong trường hợp này A và B chỉ có ý dạy cho
nạn nhân một bài học chứ không mong muốn giết người, vì khi nạn nhân
chạy được thì bị can cho răng nạn nhan vẫn còn sống và đi chữa trị được.
+ Trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng người khác người
phạm tội cũng chỉ thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không
mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng để mặc cho hậu quả chết
người xảy ra. Trong trường hợp này nạn nhân không nằm lại một chỗ hoặc
ngất đi, nếu như vậy nạn nhân có thể sẽ chết, A và B không đưa nạn nhân
nhân đi cấp cứu dãn đến nạn nhân tử vong thì như vậy mới được coi là
giết người. Trong trường hợp này nạn nhân đã chạy đi được.
Như vậy, khi phân tích các yếu tố lỗi của người phạm tội thì A và B
chưa đủ các yếu tố cấu thành thỏa mãn tội giết người, do đó sẽ được
hưởng tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người theo quy định
tại Điều 104 Bộ luật hình sự.
- Trong trường hợp này A và B phạm tối cố ý gây thương tích dẫn đến
hậu quả chết người. Họ thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả
chết người nhưng cho rằng hậu đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa
được, hoặc họ không thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra mặc dù
phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả đó. Đay là trường hợp
người phạm tội chỉ cố ý gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của nạn
nhân nhưng chẳng may nạn nhân bị chết, cái chết của nạn nhân là ngoài ý
muốn của A và B. Hậu quả chết người xảy ra là do nhưng hành vi gây
thương tích của người phạm tội gây ra.
2. Mục đích của người phạm tội.
Mục đích là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của người phạm tội, là kết quả
mà người phạm tội mong muốn có được khi phạm tội.
- Trong trường hợp người thực hiện hành vi có mục đích rõ ràng là đoạt
tính mạng của con người thì mới coi là tội giết người.
- Trong trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người,
người thực hiện hành vi không có mục đích đoạt tính mạng của con người
mà chỉ có mục đích làm người ta bị thương, gây tổn hại đến sức khỏe.
Như vậy, từ những yếu tố phân tích nêu trên Vũ Văn A và Vũ Văn B chỉ
phạm tội Cố ý gây thương tích dẫn đén hậu quả chết người và phại chịu
khung hình phạt theo quy định của Điều 104 Bộ luật hình sự
Kết quả: Từ những phâ tích lí thuyết hoàn toàn trùng khớp với thực tiễn thì
A và B không phải chịu khung hình phạt giết người mà chỉ phải chịu tội
theo khung hình phạt cố ý gây thương tích và dẫn đến hậu quả chết người
theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự.
(Về hồ sơ này, thống nhất từ đầu đến cuối bài luôn dùng “Em” không dùng
“Tôi” trong bài làm. lỗi chính tả còn rất nhiều. Về nội dung, tất cả đều phải
có câu: Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nghiên cứu các bộ luật liên quan:
Luật hình sự, tố tụng hs…, Văn phòng Ls đã đưa ra hướng tư vấn như
sau, hoặc quan điểm của em về vụ án này như sau:……………” 2.4.3. Vụ án thứ 3
Vụ án hủy hoại tài sản với nội dung như sau: " Nguyễn Văn A có mua một
miếng đất để làm trang trại ở huyện Sóc Sơn Hà Nội, sau khi kí hợp đồng
mua bán đất xong nhận thấy bên cạnh đám đất mới mua có một đám đất
vừa mới xây tường cao một mét. Nảy sinh mưu đồ vụ lợi cá nhân nên A đã
thuê mấy người làm công cho chính mình mua búa, rìu, xà beng mà một
số công cụ cần thiết khác để đến đập phá bức tường của họ ' . A cùng
đồng bọn bị đâm đơn tố cáo và bị khép vào tội hủy hoại tài sản, đồng thời
bị áp dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức theo quy định tại
Khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
- Tiến hành nghiên cứu vụ án này, nhận thấy tòa án nhân dân huyện Sóc
Sơn tuyên phạt các bị cáo tội hủy hoại tài sản và áp dụng các tình tiết tăng
nặng theo quy định của bộ luật hình sự là không hợp lí. Do đó, chúng em
đã tiến ahfnh nghiên cứu phân tích và mổ sẻ các tình tiết phạm tội như sau:
Căn cứ vào Bản kết luận điều tra của Công an huyện Sóc Sơn ngày 18 tháng 12 năm 2009.
- Căn cứ vào Bản cáo trạng của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân huyện
Sóc Sơn ngày 25 tháng 12 năm 2009.
- Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án nhân dân huyện
Sóc Sơn ngày21 tháng 3 năm 2010.
- Căn cứ vào phiên Tòa xét xử vụ án hủy hoại tài sản của Tòa án nhân dân
huyện Sóc Sơn ngày 24 tháng 10 năm 2010. Nhận thấy:
- Quyết định của Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn đối với tội danh hủy
hoại tài sản của các bị cáo : Nguyễn Thị Kiểm, Lê Công Lai, Hán Mạnh
Lương, Lê Văn Lãi, Nguyễn Xuân Thành, Trần Văn Thân, Trần Ngọc
Cường, Lê Văn Kiên, Phạm Quang Đông, Vũ Huy Hoàng là hoàn toàn hợp
pháp theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự 2009.
Tuy nhiên quan điểm của Tòa án nhân dân huyên Sóc Sơn là không
hợp lí khi áp dụng tình tiết tăng nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ
luật hình sự 2009, theo đó các bị cáo nêu trên sẽ chịu khung hình phạt
nặng hơn tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là phạm tội có tổ chức.
Để làm rõ vấn đề chúng ta tiến hành đi phân tích các chitiết liên quan nhất
đến việc phạm tội có tổ chức:
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự 2009: Phạm tội có tổ
chức làtrường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người
phạm tội, như vậy phạm tội có tổ chức là một loại đồng phạm, do phạm tội
có tổ chức biểu hiện đầy đủ những dấu hiệu về mặt khách quan và mặt
chủ quan giống như đồng phạm thôngthường.
Phạm tội có tổ chức là một loại đồng phạm đặc biệt, đặc biệt ở chỗ là có
sự câu kết chặt chẽ giữa các đồng phạm với nhau về mọi mặt.
+ Về mặt khách quan: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có
phân công vai trò, có kế hoặch phạm tội rõ ràng, chi tiết, mỗi người chịu
trách nhiệm một phần nhất định đối với phần việc của mình và cùng nhau
che giấu tội phạm. Mỗi thành viên có thể là người tổ chức, người điều
hành, người giúp sức hoặc người thực hành, họ giúp đỡ lần nhau cùng
thực hiện cho nhau cùng phạm tội. Người tổ chức là người nghĩ ra và
điều hành các hoạt động phạm tội nên tạo ra một sự thống nhất và tinh vi
trong quá trình thực hiên phạm tội.
- Xét về mặt này, hành vi của các bị cáo nêu trên chỉ có dấu hiệu đồng
phạm mà không có dấu hiệu của phạm tội có tổ chức. Đây chỉ đơn thuần là
hành vi phạm tội hủy hoại tài sản theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình
sự 2009, trước khi phạm tội bị can mới bắt đầu đi mua dụng cụ và thuê
người để đập phá, do đó đây không thể xem là hành vi chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi phạm tội.
+ Về mặt chủ quan: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có thông
mưu trước nhưng ở mức độ cao. Giưa những người phạm tội đã có sự
thống nhất với nhau từ khi phạm tội đến khi kết thúc kể cả những biện
pháp lẫn tránh pháp luật tạo ra trong ý thức mỗi người một kế hoach phạm
tội có sự phối hợp nhịp nhàng giữa những người tham gia. Trong quá trình
phạm tội mỗi thành vên đều có thái độ thuần phục đối với người tổ chức do
kính nể , do sợ hay do quy định chặt chẽ, kỉ luật nghiêm khắc đối với những
người không tuân theo mệnh lệnh. Mặt khác trong ý thức chủ quan của
mỗi người ý thức phạm tội đã được hằn sâu, mỗi người đều hỗ trợ người
khác phục vụ cho mục đích phạm tội của mình. Đặc điểm này cho phép
phân biệt phạm tội có tổ chức với đồng phạm có thông mưu từ trước.
- Về mặt này có thể xác định hành vi của các bị cáo nêu trên không phải
là hành vi phạm tội có tổ chức. Bởi giữa những người không có sự thống
nhất với nhau từ trước, không phải thái độ kính sợ phục tùng mà là hình
thức vì mưu lợi cá nhân mà thuê mướn nhau đi thực hiện hành vi hủy hoại tài sản.
Trong phạm tội có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự liên
kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ
tương đối rõ rệt, cụ thể. Do đó, đồng phạm có tổ chức thường có các đặc điểm:
- Nhóm phạm tội được hình thành với tính lâu dài, bền vững.Trong nhóm
tồn tại quan hệ chỉ huy- phục tùng. Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều
khiển chung thồng nhất, đều coi và sử dụng tổ chức phạm tội như là công
cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình.
Về mặt này, các bị can không hề có sự chuẩn bị trước, không hề hình
thành nhóm tội phạm với tính chất lâu dài bền vừng, mà những người
đồng phạm đều là người làm
công cho một người chủ và được chủ gọi đi. Đây cũng là yếu tố chứng đây
không phải hành vi phạm tội có tổ chức nên không thể áp dụng tình tiết tăng nặng.
- Trong hoạt động, nhóm phạm tội có sự chuẩn bị,chu đáo về mọi mặt cho
việc thực hiện cũng như cho việc che dấu tội phạm, cách thức thực hiện tội
phạm thường tinh vi, xảo quyệt…
Về mặt này bị cáo sau khi thực hiện hành vi không có biểu hiện che dấu tội
phạm, ngược lại còn thành khẩn khai báo mọi hành vi phạm tội của mình,
do đó cần được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
- Trong phạm tội có tổ chức, vai trò của người tổ chức mang tính quyết
định. Khác với trường hợp đồng phạm có thông mưu trước chính là ở vai
trò của người tổ chức; ở đồng phạm có thông mưu trước thì những người
phạm tội chỉ bàn nhau cách thức thực hiện tội phạm còn ở phạm tội có tổ
chức, người tổ chức có vị trí cao hơn những người khác, thiết kế hoạt
động và chỉ huy thực hiện nó. Người tổ chức có thể là người cầm
đầu, chủ mưu hoăc chỉ huy.
Ở đây các bị cáo đều có vị trí như nhau, cung nhau hủy hoại tài sản, không
có dấu hiệu của hành vi phạm tội có tổ chức.
Với đặc điểm như vậy, đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho phép
phạm tội liên tục, nhiều lần và gây ra những hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc
biệt lớn. Mà đây mới là lần đầu tiên các bị cáo thực hiện hành vi hủy hoại tài sản.
Trong thực tế, phạm tội có tổ chức thường được xuất hiện dưới các dạng :
- Đồng phạm có tổ chức do các tổ chức phạm tội thực hiện: Các đảng phái,
hội, đoàn phản động, băng ổ, trộm cướp ...
- Phạm tội có tổ chức có thể là trường hợp những người đồng phạm đã
cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch thống nhất từ trước.
- Có thể là trường hợp những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm
một lần nhưng đã tổ chức thực hiện theo một kế hoạch được tính toán kỹ
càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn cả chuẩn
bị kế hoạch che giấu tội phạm
Từ những lí luận chúng tôi vừa phân tích như trên có thể khẳng định hành
vi của các bị cáo: Nguyễn Thị Kiểm, Lê Công Lai, Hán Mạnh Lương, Lê
Văn Lãi, Nguyễn Xuân Thành, Trần Văn Thân, Trần Ngọc Cường, Lê Văn
Kiên, Phạm Quang Đông, Vũ Huy
Hoàng là hành vi phạm tội hủy hoại tài sản nhưng không phải là hành vi
phạm tôi có tổ chức, do đó yêu cầu toàn án không áp dụng tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự ( phạm tội có tổ chức cho các bị cáo )
Kết quả: Đã giảm nhẹ hình phạt được cho các bị cáo mà không bị áp dụng
ình tiết tăng nặng theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự 2009.
- Trên thực tế các vụ án tranh chấp ngày càng nhiều, đặc biết là những
vùng khó khăn, kinh tế chưa phát triển, pháp luật chưa phổ biến do đó khả
năng hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế nên ý thức chấp hành pháp luật cũng chưa cao.
Qúa trình thu thập thông tin và tìm hiểu thực tế đã và đang là một vấn đề
vô cùng nan giải. Mặc dù vậy các anh chi luật sư vẫn không ngại khó khăn,
vất vả, vẫn tìm hiểu thật chính xác những thông tin liên quan để đảm bảo
quyền lợi hợp pháp một cách tối đa nhất cho khách hàng.
Tiếp tụi hs này, ko dùng tên gọi đích danh, chỉ dùng A, B, C, D….để gọi.
Lỗi chính tả rất nhiều
2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
được giao tại văn phòng 2.5.1. Thuận lợi
- Rèn luyện được kĩ năng mềm: các anh chị luật sư đã chỉ dẫn cho em
soạn thảo một đơn khiếu nại, một đơn tố cáo ... kĩ năng sử dụng phần
mềm máy tính, giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm ....
- Chuyển các kiến thức đã học thành kĩ năng nghề nghiệp thật sự:
Thay vì đọc luật và học nhuần nhuyễn khối kiến thức lí thuyết khủng lồ trên
giảng đường thì chúng em được tiếp cận với nhưng vụ việc thực tế, được
hướng dẫn tận tình để áp dụng kiến thức lí thuyết được học vào thực tế
một cách hợp lí, để giải quyết các vụ một cách tư duy và khoa học nhất.
Bên cạnh đó chúng em còn được trực tiếp tham dự các phiên tòa xét xử
do chính các anh chi luật sư tại văn phòng luật sư Thành Điệp là người
bào chữa, từ đó học được cách để bảo vệ cho thân chủ của mình, tuy
nhiên để làm được điều đó thì cái cơ bản không thể thiếu là phải có kiến
thức pháp luật, từ đo không chỉ bảo vệ cho thân chủ của mình mà còn bảo
vệ cho chính bản thân mình và gia đình trong cuộc sống.
- Đặc biệt hơn là em học được từ các anh chị phong thái làm việc, kỉ luật
lao động và đạo đức nghề nghiệp của một luật sư. 2.5.2. Khó khăn
- Khối kiến thức lí thuyết được học trên giảng đường quá ít ỏi để chúng em
có thể tiếp cận ngay được với những vụ án thực tế. Một hồ sơ vụ án có thể
dày đến vài trăm trang, nó dài gắp cả trăm lần so với một vụ án mà em giải
quyết trong bài thì, nó lô rích, lắt léo đến khó lường mà chúng em chưa bao giờ nghĩ đến.
- Kiến thức thực tế rộng đến nỗi ngồi nghe các anh chị luật sư tư vấn cho
khách hàng mà đôi khi cũng chỉ hiểu được một phần, điều đó chứng tỏ
trình độ chuyên môn của các anh chị luật sư cũng như khối kiến thức hạn hẹp của chúng em.
PHẦN III: KẾT QUẢ THU ĐƯỢC VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT
3.1. Kết quả thu được
- 7 tuần thực tập là khoảng thời gian không dài nhưng đủ để em học hỏi
thêm nhiều kiến thức chuyên nghành luật cũng như kiến thức thực tế ngoài
xã hội dưới sự giúp đỡ tận tình của các anh chị luật sư, tuy chưa nắm
được là bảo nhiêu nhưng điều đó cũng đủ nhắc em rằng kiến thức là vô
tận, và thứ mà mình biết được là quá nhỏ bé.
- Người làm luật phải có kiến thức sâu rộng, lập luận sắc bén, tư duy
nhanh nhẹn liên kết các sự việc với nhau
- Kết quả em thu được sau một quá trình là những năng chuyên môn như:
kĩ năng soạn thảo văn bản, kĩ năng giao tiếp với khách hàng, kĩ năng
nghiên cứu hồ sơ vụ án, kĩ năng tư vấn pháp luật, đặc biệt là kĩ năng sống,
kĩ năng ứng xử trong thực tế ...
- Em được tham dự khá nhiều phiên tòa thực tế, nó cho em rất nhiều kiến
thức và kinh nghiệm quý báu, đặc biệt hơn là nó cho em cái nhìn phức tạp
hơn về xã hội bên ngoài. Đây cũn là cơ hội để em được chứng kiến, nắm
chắc và rõ hơn về thủ tục tố tụng của một phiên tòa, về kahr năng hiểu biết
kiến thức vô cùng sâu rộng của luật sư, không những kiến thức cũ mà còn
phải cập nhật thông các văn bản, nghị định, quy định ... mới ban hành để
sẵn sàng xoay chuyển, áp dụng vào vụ việc của luật sư, cách ứng xử văn
hóa tòa án, cách nhìn nhận vụ án ... em xin chân thành cảm ơn các anh chị
luật sư đã chuẩn bị hành trang khác vững chắc cho em trước khi ra trường đi làm. 3.2. Kiến nghị
- Cần phải thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản pháp
luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các
quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn
thiện hệ thống chính sách.
- Tăng cường sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động hành nghề luật
sư, tích cực tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực mà các luật sư can thiệp, hướng dẫn
giải quyết khó khăn trong tổ chức hoạt động hành nghề
- Thường xuyên triển khai việc tập huấn các văn bản pháp luật về đất đai
mới ban hành đến đội ngũ luật sư
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói
chung, pháp luật về đất đai nói riêng cho người dân
- Các tổ chức, cá nhân cũng nên có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý như
một công cụ hữu hiệu, tránh tình trạng đến khi phát sinh tranh chấp mới
cần đến sự hỗ trợ - Cần phải thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra
các văn bản pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách.
- Tăng cường sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động hành nghề luật
sư, tích cực tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực mà các luật sư can thiệp, hướng dẫn
giải quyết khó khăn trong tổ chức hoạt động hành nghề
- Thường xuyên triển khai việc tập huấn các văn bản pháp luật về đất đai
mới ban hành đến đội ngũ luật sư
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói
chung, pháp luật về đất đai nói riêng cho người dân
- Các tổ chức, cá nhân cũng nên có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý như
một công cụ hữu hiệu, tránh tình trạng đến khi phát sinh tranh chấp mới
cần đến sự hỗ trợcủa các luật sư. Như vậy, cần phải có sự phối hợp giữa
các ban ngành, giữa các cá nhân với nhau và giữa cơ quan nhà nước với
tổ chức, cá nhân để góp phần hạn chế các tranh chấp đáng tiếc xảy ra và
những hậu quả không mong muốn. KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và mức sống của người dân càng
được nâng cao thì những tranh chấp mẫu thuẫn phát sinh trong xã hội
ngày càng phổ biến. Điều đó đồng nghĩa với việc vai trò của luật sư ngày
càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, luật sư đang từng bước khẳng
định vai trò và vi trí đối với xã hội. Đội ngũ luật sư đã góp phần quan trọng
trong việc bảo về các quyền con người, quyền cơ bản của công dân, bảo
vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị caó, bị cáo và đương sự trước tòa.
Tư vấn pháp luật góp phần bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Với những chức năng cơ bản và quan trọng như vậy, nghề luật sư ngày
càng được nhà nước và xã hội trọng dụng, các trường đại học và các cơ
sở đào tạo luật ngày càng nhiều. Trong tương lai chất lượng luật sư Việt
Nam ngày càng được nâng cao hơn nữa để góp phần bảo vệ cho chính
con người đất nước mình, để vươn ra thế giới, góp phần vào công cuộc
xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Em hy vọng một ngày đó luật sư Việt Nam sẽ mang tầm cỡ quốc tế, và
số lượng người dân hiểu biết pháp luật ngày càng nhiều từ đó xã hội sẽ
bớt đí những tranh chấp xung đột, cuộc sống người dân ổn định giàu mạnh.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới các anh chị luật sư tại Văn
phòng luật sư Thành Điệp, các quý thầy cô Khoa Luật - Trường Đại học
Vinh đã giúp đỡ dẫn dắt em trong thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Hoàng Minh Đại