



















Preview text:
+ + KHOA DU LỊCH
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
CƠ SỞ VĂN HOÁ DU LỊCH
BÁO CÁO VỀ VÙNG VĂN HOÁ
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
GVHD : Th.S LÊ MỸ TRANG
LỚP: 231_71CULT30233_01 NHÓM: BẠC LIÊU
Thành Phố Hồ Chí Minh , Tháng 3 Năm 2024
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM ST Mã số SV Họ Tên
Nhiệm vụ được phân công Ký T tên 1 2378101030601 Trần Trương Như
Vị trí địa lý + Lời mở đầu Quỳnh + Chỉnh sửa bài báo cáo 2 2378101030599 Đinh Nguyễn Duy Thiết kế hình ảnh Minh 3 2378101030047 Nguyễn Trọng Nhân
Dân tộc Chăm + Hậu cần 4
2378101030087 Nguyễn Vũ Thảo Vy
Đề xuất + Các spdl đã có tại vùng 5
2378101030013 Đỗ Huỳnh Ngọc Diệp
Kết Luận + Cảm ơn + Chỉnh sửa bài báo cáo 6 2378101030063 Võ Minh Sang
Trang Phục + Dân tộc Chăm 7 2378101030614 Nguyễn Minh Quân Ẩm thực + Dân tộc Chăm 8 2378101030080 Nguyễn Trần Tuyền Lễ hội + Trò chơi Ngọc 9 2278101010040 Lê Quang Huy Các nền văn hoá khác ST Mã số SV Họ Tên
Tổng điểm đóng góp Ký T tên 1 2378101030601 Trần Trương Quỳnh Như 100 Đã ký 2 2378101030599 Đinh Nguyễn Minh Duy 100 Đã ký 3 2378101030047 Nguyễn Trọng Nhân 100 Đã ký 4 2378101030087 Nguyễn Vũ Thảo Vy 99 Đã ký 5 2378101030013 Đỗ Huỳnh Ngọc Diệp 99 Đã ký 6 2378101030063 Võ Minh Sang 94 Đã ký 7 2378101030614 Nguyễn Minh Quân 98 Đã ký 8 2378101030080 Nguyễn Trần Ngọc Tuyền 100 Đã ký 9 2278101010040 Lê Quang Huy 67 Đã ký MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................5
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VÙNG..................................................6
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH................................................6
1.2 KHÍ HẬU..........................................................................................................8
1.3 PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI..................................................................8
1.3.1 THUẬN LỢI................................................................................................8
1.3.2 KHÓ KHĂN.................................................................................................9
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ TIÊU BIỂU.....................................................10
2.1 NHỮNG TỘC NGƯỜI SINH SỐNG...........................................................10
2.2 ẨM THỰC......................................................................................................12
2.3 TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI..........................................................................15
2.3.1 TÍN NGƯỠNG...........................................................................................15
2.3.2. LỄ HỘI......................................................................................................16
2.4 CÁC NÉT VĂN HOÁ KHÁC.......................................................................19
2.4.1. VĂN HÓA BIỂN - NGƯ DÂN................................................................19
2.4.2 VĂN HOÁ CHĂM PA..............................................................................20
PHẦN III. ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG QUẢNG BÁ DỰA TRÊN TIỀM NĂNG VĂN
HOÁ CỦA VÙNG....................................................................................................21
3.1 CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÃ CÓ TẠI VÙNG......................................21
3.2 ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG QUẢNG BÁ..............................................................21
PHẦN IV. K0T LU1N & LỜI CẢM 3N................................................................23
PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................24
NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………… LỜI MỞ ĐẦU
Như một bức tranh lịch sử được vẽ nên từ sự kết hợp tài tình của biển cả và núi non, vùng
duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam là một vùng đất đầy màu sắc và đa dạng. Với dải bờ
biển dài và những dãy núi uốn lượn, nơi đây không chỉ là biểu tượng của vẻ đẹp tự nhiên mà
còn là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa tinh túy.
Như câu ca dao truyền miệng: 'Biển cả non nước, văn hóa dân tộc'. Điều đó thể hiện sự kết
nối chặt chẽ giữa cuộc sống hàng ngày của người dân với văn hóa của họ. Từ các lễ hội
truyền thống, nghệ thuật dân gian đến cách sống và những phong tục tập quán, vùng Nam
Trung Bộ phản ánh rõ ràng sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.
Khi đi sâu vào tìm hiểu về văn hóa của vùng này, chúng tôi đã bắt gặp những di sản văn hóa
vô giá, từ các di tích lịch sử như các đền chùa cổ xưa, lâu đài cổ kính đến những phong cảnh
thiên nhiên tuyệt đẹp như biển Cửa Đại, đảo Cù Lao Chàm. Mỗi góc phố, mỗi con đường,
mỗi núi non, đều chứa đựng một câu chuyện riêng, một phần của lịch sử và văn hóa của vùng này.
Trong bài báo cáo này, hãy cùng chúng tôi dấn thân vào cuộc hành trình khám phá văn hóa
đậm đà của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Từ những truyền thống đời thường đến những
nghệ thuật truyền thống độc đáo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về sự phát triển và ảnh
hưởng của nền văn hóa này đối với cuộc sống và du lịch của khu vực. Đồng thời có cái nhìn
toàn diện hơn về đất nước và con người Việt Nam, giúp tôn vinh và bảo tồn những giá trị
văn hóa truyền thống này trong thời đại hiện đại.
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VÙNG
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH
Duyên Hải Nam Trung Bộ là vùng địa lý nằm ở Miền Trung Việt Nam bao gồm 8 tỉnh thành
và thành phố quan trọng bao gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Vùng này rất đặc biệt ở chỗ có lãnh thổ kéo dài và hẹp
ngang, phía Bắc giới hạn với vùng duyên hải Bắc
Trung Bộ, thường được xác định là tại biển Đông và
tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Nam: tiếp giáp với miền
núi Nam Trung Bộ, thường được chia cắt tại các tỉnh
như Ninh Thuận và Bình Thuận. Phía Đông giáp biển
Đông, với bờ biển dài và nhiều vịnh, cảng. Phía Tây
tiếp giáp với dãy Trường Sơn, là một phần của dãy
núi Annamite. Duyên Hải Nam Trung Bộ sở hữu rất
nhiều đảo và quần đảo, trong đó có Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa .
Do cấu tạo địa hình khá phức tạp với sự đan xen của
núi – rừng – biển, phía Tây là dãy núi Trường Sơn,
tạo nên một hệ thống địa hình cao ráo với nhiều đỉnh
non hiểm trở, phía Đông là các bãi biển dài, vịnh cát
trắng và các đảo nhỏ. Sự phân hóa rõ ràng từ Tây sang Đông làm cho vùng đất này mang
những nét đặc biệt về cảnh quan thiên nhiên, văn hoá đời sống của cộng đồng.
Với vị trí địa lý đặc biệt, vùng duyên hải Nam Trung Bộ không chỉ được hưởng lợi từ các
nguồn tài nguyên tự nhiên mà còn có một vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông
giữa miền Bắc và miền Nam của Việt Nam. Đặc biệt, sự phát triển của các thành phố lớn
như Đà Nẵng và Quy Nhơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, du lịch và văn hóa của vùng này.
=> Là nhịp cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ. Giữa Tây Nguyên với Biển Đông
nơi có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Giúp phát triển, giao thoa giữa các nền văn hoá tại Việt Nam. 1.2 KHÍ HẬU
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, với hai mùa rõ rệt:
mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, trong khi mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa nhiều nên thường xuyên xảy ra thiên tai như hạn hán, lụt lội.
Nhiệt độ trung bình hàng năm cao dao động từ 25°C đến 30°C, làm cho vùng này trở thành
điểm đến lý tưởng cho du khách quanh năm.
1.3 PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.3.1 THUẬN LỢI
Với những thuận lợi về vị trí địa lý và nguồn lợi tự nhiên đa dạng, vùng này đã từng bước
khẳng định vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội. Sự đa dạng của nguồn
lợi tự nhiên đã tạo ra cơ sở vững chắc cho sự phát triển đa ngành và đa dạng của kinh tế vùng này.
Vị trí địa lí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam và giáp biển Đông đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc giao lưu, hợp tác và thu hút đầu tư của trong và ngoài nước. Các cảng biển lớn
như Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết cùng với hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ
hiện đại đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại và logistics.
Vùng đồi trước núi cùng với các đồng cỏ rộng lớn là nơi lý tưởng cho việc chăn nuôi trâu,
bò đàn, đồng thời rừng già phong phú cung cấp nguồn gỗ quý và các loại đặc sản như quế,
trầm hương, sâm qui, tạo ra cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Đất nông nghiệp trù phú, phù hợp cho việc trồng trọt nhiều loại cây lúa, ngô, khoai, rau quả
và cây công nghiệp như dừa, mía, bông. Cùng với đó, vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và
các rạn san hô ven các đảo là điều kiện lý tưởng cho việc nuôi trồng thủy sản, mang lại
nguồn thu lớn cho người dân địa phương.
Các nguồn lợi kinh tế biển như bãi cá, bãi tôm, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà
Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa cung cấp nhiều loại thủy sản có giá trị cao như cá
ngừ, cá thu, tôm, mực, cua, ghẹ, tạo ra nguồn thu vững mạnh cho ngành công nghiệp thủy sản.
Ngoài ra, với cảnh quan đẹp và các điểm du lịch nổi tiếng như Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh
Chữ, Mũi Né, Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà..., vùng này còn có tiềm năng phát triển du
lịch rất lớn, tạo ra nguồn thu thứ cùng nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương. 1.3.2 KHÓ KHĂN
Mặc dù vùng này có nhiều tiềm năng và thuận lợi về nguồn lợi tự nhiên, nhưng cũng phải
đối mặt với nhiều khó khăn
Thứ nhất, thường xuyên chịu tác động của bão, lũ và hạn hán, gây ra thiệt hại nặng nề cho
nền kinh tế và đời sống của người dân. Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh biến đổi khí
hậu ngày càng nghiêm trọng.
Thứ hai, quá trình sa mạc hóa đang diễn ra ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, làm suy
giảm đất đai và tài nguyên tự nhiên, gây ra nhiều vấn đề về môi trường và kinh tế xã hội.
Thứ ba, đồng bằng hẹp và đất canh tác có độ phì thấp làm hạn chế khả năng sản xuất nông nghiệp.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất vẫn còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu
của sự phát triển kinh tế và xã hội.
Thứ năm, thiếu vốn đầu tư là một rào cản lớn đối với việc phát triển kinh tế của vùng này.
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ TIÊU BIỂU
2.1 NHỮNG TỘC NGƯỜI SINH SỐNG
Bên cạnh cộng đồng người Kinh chiếm đa số, dải đất Nam Trung Bộ cũng là nơi sinh sống
của các tộc người thiểu số địa phương như ÊĐê, BaNa, Ra Glair...Đặc biệt các tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận được biết đến là địa bàn cư trú đông đúc nhất của người Chăm.
Người Ê-Đê: Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê-đê đã được phản ánh từ các sử thi
và nghệ thuật kiến trúc, tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê-đê vẫn tồn tại những
truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta.
Phong tục : Thông thường sau mùa rẫy, ngày rộng tháng dài, lúa gạo đầy kho, nhà đã chuẩn
bị trâu, bò, gà, heo… các cô gái Ê Đê có thể đi hỏi chồng. Lễ hỏi chồng của người phụ nữ Ê
Đê gồm các nghi thức: Lễ hỏi (lễ đưa vòng), lễ thỏa thuận thủ tục gửi dâu, lễ rước rể, đón rể vào nhà.
Trang phục : người Êđê chủ yếu là màu chàm đen, trên đó có trang trí hoa văn màu đỏ,
vàng, xanh, trắng. Phần lớn phụ nữ đều mặc áo, váy, còn đàn ông mặc áo, khố.
Trang phục của một số dân tộc tại Duyên Hải Nam Trung Bộ Người BaNa:
Người Ba Na có nước da ngăm đen, ngày xưa đàn ông để tóc dài tới cổ, ngày nay thì tóc
ngắn hơn. Người Ba Na có bản tính mộc mạc, chất phác, hiền lành và hiếu khác
Phong tục : Đồng bào Bana tuân thủ chế độ một vợ một chồng, đề cao sự thuỷ chung trong
hôn nhân và gia đình, khi đã thành vợ thành chồng nếu chàng trai bỏ cô gái sẽ phải đền gia
đình cô gái một con trâu, một tạ heo và 50 vò rượu cần, ngược lại bên nhà cô gái cũng thế.
Về phục trang, người Ba Na ăn mặc rất giản dị, đàn ông thường ở trần hay mặc áo cánh tay
cụt, cổ xẻ để hở ngực, đóng khố. Đàn bà mặc
áo cộc tay, ngực kín, váy dài. Ngoài ra họ còn
có một tấm vải quấn quanh lưng dùng để địu
con nhỏ lúc lên rẫy hoặc về phố chợ. Ở những
vùng sâu, vùng xa, đàn ông chỉ mang khố, đàn
bà quấn xiêm, còn mình thì để trần. Vải do
người Ba Na dệt bằng vải bông, màu đen chàm
và trắng, kẻ viền màu đỏ gạch, hoa văn mộc
mạc đơn sơ. Đàn bà, đàn ông đều thích đeo
những vòng bằng bạc, bằng đồng hoặc những chuỗi hạt cườm. Người Chăm:
Lịch sử Champa bắt đầu từ khoảng năm 192 đến đến năm 1832 với nền văn minh Sa huỳnh
lâu đời, nhà nước đầu tiên được lấy tên là Lâm Ấp, sau đó đổi tên thành Champa.
Phong tục tập quán của dân tộc Chăm truyền thống là làm nông nghiệp, thuỷ lợi và làm
vườn trồng cây ăn trái. Nghề thủ công nổi tiếng của người Chăm là dệt lụa tơ tằm và nghề
gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên. Trong đó “Nghệ thuật làm Gốm người Chăm ’’ được
UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, góp phần tạo
nên bức tranh đa sắc màu về văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Trang Phục của người Chăm :
Người nữ thường sẽ mặc áo dài với tà áo dài được
may dài kín, không xẻ tà và áo dài sẽ được hở 4
phần gồm 2 ống tay, cổ áo, đầu gối và cổ áo sẽ
được khoét hình ô van. Sẽ thường mặc áo dài với
váy, màu trắng dành cho các cô thiếu nữ trẻ, màu
đen hoặc sẫm màu là của phụ nữ đã có chồng và người lớn tuổi.
Điểm nhấn trên trang phục của họ còn có dây thắt
nón và các trang sức bằng vàng lắp lánh.
Người nam sử dụng áo chvéa, áo khá rộng và dài
quá mông, có cổ tròn và cao khoảng 3-4cm. Cổ áo
được xẻ dọc xuống tới ngược và có cúc cài, tay áo
dài và rộng được mặc kết hợp với xà rông.
Xà rông là quần có phần giống với váy, được làm
bằng 2 mép vải nối lại với nhau, người chăm
thường sẽ lấy một miếng vải dài khoảng 1m, quấn
từ trên hông để dài xuống tới cổ chân. Xà rông của đàn ông thường làm bằng vải mềm, có
nhiều màu sắc và họa tiết cực kỳ đa dạng, bắt mắt.
Mũ thường được làm bằng vải nỉ, nhung đen, có chỉ trắng làm chủ đạo và tạo điểm nhấn
bằng các hoa văn màu sắc khác. 2.2 ẨM THỰC
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài đồng thời cũng có nhiều sông ngòi và hồ
nước. Nguồn thực phẩm chính là thủy hải sản” Mực, tôm,...” đây là những thực phẩm mang
tính hàn, vì vậy nơi đây người dân rất ưa chuộng kèm các gia vị mang tính nhiệt, rất đậm
mùi vị cay, nồng (như ớt, gừng, nghệ, hành, tỏi, tiêu, sả,…), các gia vị đó có tác dụng khử vị
tanh của cá và các loại thủy hải sản và nơi đây có rất nhiều đồng bằng rất thích hợp trong
việc trồng trọt. Là nơi gặp gỡ của nhiều dân tộc: Kinh, Chăm, đến Cơ tu, Bru-Vân Kiều...
Mỗi dân tộc có những nét văn hóa ẩm thực riêng biệt, điều này tạo nên được nhiều món ăn
đa dạng và đặc sắc.Trong quá khứ, duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đất giàu có, phát triển
nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và thủy sản. Do đó, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
và các phương pháp chế biến truyền thống đã được duy trì và phát triển qua các thế hệ. Với
nền văn hóa Phật giáo phát triển, ẩm thực vùng duyên hải Nam Trung Bộ cũng có nhiều
món ăn chay phong phú, đa dạng. Những nét nét văn hóa trên đã tạo nên một duyên hải
Nam Trung Bộ đặc sắc và rất đa dạng về thực phẩm.
Một số đặc sản tại Duyên hải Nam trung bộ
Mì Quảng (Quảng Nam - Đà Nẵng) một món ăn
đơn giản nhưng đầy sự kỳ công với các thành phần
topping như tôm thịt gà trứng cút rau sống và bánh
đa để ăn cùng. Người ta phải hầm nước dùng từ gà
rồi nêm nếm, khi dùng thì chan nước dùng xăm
xắp không ngập. Mì Quảng có sự kết hợp hài hòa
giữa nguồn gốc địa lý, nguyên liệu đặc trưng, cách
chế biến công phu và ý nghĩa văn hóa sâu sắc, Mì Quảng đã trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng của Quảng Nam và được nhiều người yêu thích trên khắp cả nước. Cá bống sông Trà cá bống mú, (Quảng Ngãi) Trên dòng cá bống cát, cá sông Trà có nhiều loại: bống can,…
được người dân chế biến thành
bống chắc, ngọt và thơm ngon. Có
nhiều món ăn khác nhau. Nhưng
nguồn gốc từ nguồn nước sông Trà
ngon và nổi tiếng nhất vẫn là cá
trong lành không bị ô nhiễm, có giá
bống sông Trà kho tiêu. Cá Bống
trị dinh dưỡng cao và loài cá bống
sông trà trở thành đặc sản được
này chỉ được tìm thấy được ở dòng
người dân địa phương và du khách sông Trà - Quảng Ngãi
ưa chuộng do có chất lượng thịt các
Chả lụi Lagi (Bình Thuận) "Lụi" là từ dùng để chỉ
việc xiên những que tre nhỏ được vót nhọn qua
miếng chả và được nướng trên bếp than. Chả lụi
thường được dùng kèm với bánh tráng, rau sống
và nước chấm. Chả lụi Lagi có sự kết hợp của nguyên liệu tươi ngon cách chế biến thủ công gia vị đặc biệt và truyền thống lâu đời đã tạo nên
hương vị độc đáo không thể nhầm lẫn của Chả lụi Lagi đặc
sản nổi tiếng ở nơi đây.
Gỏi xoài cá cơm (Người Chăm) có nguồn gốc từ vùng đất Champa cổ xưa, là một phần
của văn hoá ẩm thực truyền thống của người Chăm. Người Chăm có nền ẩm thực đặc biệt
với các món ăn được chế biến từ cá cơm, xoài và các nguyên liệu nơi địa phương khác.
Gỏi cá cơm xoài thường được làm từ cá cơm tươi ngon ăn kèm xoài chín và chua, tạo nên
hương vị đặc trưng, hấp dẫn và là một trong những món ăn nổi tiếng của người Chăm.
Với người dân Duyên Hải Nam Trung Bộ, tính cách kiên cường, chịu thương chịu khó và
bàn tay khéo léo, chăm chỉ đã biến những sản vật tuyệt vời của quê hương thành món
ngon nức tiếng gần xa và hấp dẫn bao du khách khi ghé thăm, trải nghiệm.
2.3 TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI 2.3.1 TÍN NGƯỠNG
Trong tâm thức dân gian từ xưa đến nay, nhất là những nơi mưu sinh bằng nghề đi biển,
người dân thường xuyên phải đối mặt với hiểm nguy,
tính mạng con người gần như không tự quyết được, thì
cá Ông luôn là chỗ dựa tinh thần, là niềm tin không thể
thiếu của người dân làm nghề biển. Niềm tin ấy hoàn
toàn có tính tâm cảm, giúp cho con người có thêm sức
mạnh để vượt qua gian khổ, hiểm nguy trong cuộc sống
và có thể bám trụ với nghề, bám trụ biển cho dù cuộc
sống mưu sinh đó không dễ dàng gì. Tục thờ cúng cá
Ông là nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của
nhân dân vùng biển. Người ta thờ cúng cá Ông, cầu
mong cá Ông cứu hộ, độ sinh, nhưng họ tuyệt đối không
mê tín. Dân gian luôn quan niệm rằng, cá Ông là vị
phúc thần, gần gũi, thân thiện với con người.
Cá Voi không phải là một sinh vật biển bình thường mà
là sự hiện diện của một vị thần biển. Theo lệ, ai phát
hiện được “Ông lụy” thì có bổn phận chôn cất và để
tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Ngư dân
vùng biển tin rằng người nào gặp được “Ông lụy” thì sẽ
được nhiều ơn lộc trời ban, những chuyến ra khơi sau
đó luôn đánh bắt được nhiều hải sản. Còn đối với dân
làng thì người địa phương có câu: “Thấy Ông vào làng
như vàng vào tủ”. Nơi thờ cá Ông được ngư dân gọi là
miếu Ông, hoặc Lăng ông.
Hiện nay, trong truyền thống của người dân Duyên hải miền Trung vẫn còn nhiều tục kiêng
kỵ liên quan đến ngư nghiệp và cuộc sống gắn với biển được người dân thực hành, gìn giữ.
Trong đó, những kiêng kỵ liên quan đến hình ảnh con thuyền được đặc biệt coi trọng . Ở các
vùng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ , ngư dân vẫn giữ tục vẽ mắt thuyền với niềm tin con
mắt sẽ giúp thuyền tránh quái vật làm hại, tìm được luồng cá và giúp cho người dân tìm
được bến bờ nhiều tài lộc. Những hành động liên quan lẫn liên tưởng đến việc úp, lật thuyền
là điều luôn tối kỵ, không được phép thực hiện ví dụ như khi ăn cá, nếu đã ăn hết phần trên
thì ngư dân không lật con cá lại mà dùng đũa gỡ xương, rồi gắp tiếp phần còn lại, không úp
thúng khi đi nghề, trên thuyền không úp chén bát và những dụng cụ khác. Điều này thể hiện
những quan niệm thú vị xung quanh nghề chài lưới cũng như đời sống tâm linh phong phú
với ước mong hướng đến một đời sống bình an và no ấm của những con người tại duyên hải
Nam Trung Bộ gắn bó cuộc mưu sinh với biển, trời, sông, nước mênh mông.
Hệ thống văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Duyên hải miền Trung không chỉ dừng lại ở “tín
ngưỡng biển”, mà còn có sự đan xen nhiều yếu tố khác tạo ra nhiều nét văn hóa giá trị, hấp dẫn. 2.3.2. LỄ HỘI
Các lễ hội ở duyên hải Nam Trung Bộ như một “bảo tàng sống” về văn hóa, phong tục - tập
quán, lịch sử riêng của từng địa phương. Đây là sự kiện để bày tỏ tinh thần uống nước nhớ
nguồn, biết ơn và tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc hay thần linh có công với đất
nước. DHNTB với vị trí địa lý đặc biệt, nổi tiếng với các bờ biển dài vì vậy ko thể thiếu các lễ hội thờ cá Ông
Lễ hội Cầu ngư – Khánh Hòa: Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh
Hòa bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải là cách gọi trang
nghiêm của người dân vùng biển miền Nam Trung Bộ dành
cho cá voi – loài cá tượng trưng cho điềm lành với thân hình
to lớn, thường cứu giúp ngư dân khi gặp nạn trên biển. Khi cá
chết trôi dạt vào bờ, dân làng chài thường làm tang lễ long
trọng và thờ ở Lăng Ông. Lễ hội diễn ra hằng năm trong 3
ngày 3 đêm vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch. Lễ hội
lớn của người dân làng biển, thể hiện niềm tin của con người
vào những giá trị tốt đẹp, ý chí vượt gian lao, không ngại khó
để xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp. Đây cũng là dịp thu hút du khách từ khắp nơi
cùng hòa nhịp vào đời sống tín ngưỡng và hoạt động văn hóa dân gian của người dân làng chài.
Lễ hội Katê (Bình Thuận): Lễ hội Katé còn được gọi là
Mbang Katé là một lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm. Lễ
hội tổ chức nhằm tưởng nhớ, biết ơn tổ tiên và cầu mong
thần linh phù hộ mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an ấm
no. Lễ hội Kate không chỉ gắn liền với đền tháp cổ kính mà
nó còn là nơi lưu giữ lại giá trị kỹ thuật và tính mỹ thuật
cao cho văn hóa người Chăm. Lễ hội là dịp để người tham
dự có thể thưởng thức nghệ thuật ca múa nhạc theo phong
cách độc đáo. Những nghi thức truyền thống trong phần lễ :
rước y phục, mở cửa tháp, lễ mộc dục (tắm tượng và mặc y
phục), dâng lễ vật,…Các trò chơi dân gian như: thi kết mâm
trầu, thi đội chum nước, thi làm bánh Gừng,.. Lễ hội Katê là một sự kiện vô cùng quan trọng
của Bình Thuận nhằm giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống quý giá của dân tộc người
Chăm ở mảnh đất Việt Nam.
Lễ hội Bài Chòi-Quảng Nam: Bài chòi là một nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc
trưng ở miền trung Việt Nam đặc biệt là DHNTB, được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào ngày 7/12/2018.
Nguồn gốc của Bài Chòi được cho là bắt nguồn từ
công cuộc khẩn hoang. Người dân khi ấy dựng
chòi trên những khu đất rừng mới vỡ để canh
chừng thú dữ, bảo vệ hoa màu. Trong chòi có để
các nhạc cụ như mõ, canh, trống nhằm tạo tiếng
động xua thú dữ. Và nghệ thuật bài chòi đã ra đời
như một thú vui lúc nhàn rỗi của người dân ở đây.
Ngày nay, Bài Chòi vẫn được thịnh hành ở các tỉnh
thành khắp miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Định.
Hội này thường được tổ chức ở làng quê vào dịp
tết Nguyên đán. Người ta dựng 9 hoặc 11 chòi,
chia thành 2 bên, mỗi bên 5 chòi, mỗi chòi cao độ
2-3m, rộng đủ vài ba người ngồi và một chòi trung
tâm (chòi mẹ) ở giữa dành cho các vị chức sắc địa
phương.Bộ bài để đánh bài chòi là bộ bài tam cúc
cải tiến, gồm 33 lá, với những tên chuyển thành
nôm na như: nhứt nọc, nhì nghèo, ông ầm, thằng
bí, lá liễu v.v.. vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Mỗi
thẻ tre dán ba con bài, không trùng lặp nhau
Chính vì Hát Bài chòi là một hình thức sinh hoạt
văn hóa có ý nghĩa sâu sắc, một loại hình diễn
xướng có giá trị đích thực về âm nhạc nên chúng ta
cần tôn trọng, gìn giữ và có những định hướng để
phát huy hình thức sinh hoạt văn hóa, giải trí có ý nghĩa thiết thực và vai trò rộng lớn này.