-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo động tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cấmthì cứ cấm, đi vẫn cứ đi. Sự can thiệp chưa đủ mạnh mẽ từ nhà trường. Giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, tình trạng học sinh vi phạm an toàn giao thông diễn ra tràn lan. Tài liệu giúp bạn tham khảo,môn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Báo in 8 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Báo động tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cấmthì cứ cấm, đi vẫn cứ đi. Sự can thiệp chưa đủ mạnh mẽ từ nhà trường. Giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, tình trạng học sinh vi phạm an toàn giao thông diễn ra tràn lan. Tài liệu giúp bạn tham khảo,môn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Báo in 8 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Báo động tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, tình trạng học sinh vi phạm an toàn
giao thông diễn ra tràn lan với các trường hợp thường xuyên bắt gặp như
chưa đủ tuổi điều khiển xe phân khối lớn, không đội mũ bảo hiểm, vượt
đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang…
( Học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy ) - Ảnh: Quốc Lâm
Cấm thì cứ cấm, đi vẫn cứ đi
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm người chưa đủ 18 tuổi lái xe
mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên, đồng
nghĩa học sinh không được đi xe phân khối lớn đến trường. Thế nhưng ở các
trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội , tình trạng học sinh đi học bằng xe máy trên 50 phân khối diễn ra ngày càng phổ biến.
( Nữ sinh THPT không đội mũ bảo hiểm, điều khiển chiếc xe tay ga SH Mode với dung tích
lên đến 125cc ) - Ảnh; Quốc Lâm
Hầu hết các trường THPT tại Hà Nội cho phép học sinh đi xe máy dưới 50 phân
khối được để xe trong trường còn với loại xe trên 50 phân khối thì bị cấm.
Nhưng nhiều em học sinh vẫn điều khiển những loại xe này và gửi ở các điểm
gửi xe cạnh trường. Em T.T.D (học sinh của một trường THPT thuộc quận Tây
Hồ) cho biết: “ Trước đây em sử dụng xe đạp điện để đi học nhưng sau vài lần
xe trục trặc do hết pin và hỏng lặt vặt giữa đường, bố mẹ em đã cho em sử dụng
luôn xe gắn máy để em đến trường cho thuận tiện ”.
( Nam sinh không đội mũ bảo hiểm, một tay vẫn cầm cốc nước khi tham gia giao thông ) - Ảnh: Quốc Lâm
Theo quan sát, phần lớn học sinh đi xe máy thường gửi xe ở các điểm giữ xe
gần trường học. Ngay cạnh một trường THPT thuộc phường Phú Thượng, quận
Tây Hồ, rất nhiều chiếc xe máy được dựng trên phần vỉa hè phía trước các quán
cà phê, hàng ăn. Trong số đó có khoảng một nửa là xe của học sinh của trường
cấp 3 bên cạnh. Một số học sinh của trường này cho biết các em muốn gửi xe
trong trường hay ngoài trường cũng được, nhà trường không có ý kiến gì.
Sự can thiệp chưa đủ mạnh mẽ từ nhà trường
Để giải quyết tình trạng này, ở một số trường THPT thuộc quận Đống Đa, giáo
viên thường đi kiểm tra bất chợt xung quanh những điểm trông xe cạnh trường.
Theo lời của nhân viên trông xe ở các điểm này, nếu phát hiện có học sinh đi xe
trên 50 phân khối, giáo viên sẽ gọi điện báo với nhà trường và phụ huynh.
Tuy nhiên, vì nhà trường không kiểm tra thường xuyên và không có biện pháp
xử lý mạnh tay nên nhiều học sinh vẫn đi xe máy trên 50 phân khối. Nếu thấy
giáo viên đi kiểm tra, học sinh sẽ tránh, tìm đủ cách để không bị bắt.
( Một điểm gửi xe ngoài cạnh trường cấp 3 tại quận Tây Hồ, hơn nửa số này là xe của học
sinh ) - Ảnh: Quốc Lâm
Hầu hết các trường mới chỉ dừng lại ở việc xử lý nhẹ tay nếu phát hiện học sinh
vi phạm điều khiển xe máy trên 50 phân khối. Trong khi đó, các bãi gửi xe cạnh
trường vẫn hoạt động sôi nổi, học sinh vẫn gửi xe máy ở đó và nhà trường chỉ biết “bó tay”.
Ở một số trường, mặc dù biết thường xuyên có học sinh vi phạm nhưng nhà
trường làm ngơ như không biết gì. Em N.T.A (học sinh của một trường THPT
thuộc quận Đống Đa) cho biết: “ Trường em có khá nhiều bạn đi xe máy, các
bạn gửi xe hầu như đã xin phép nhà trường rồi , hoặc được phép để xe dưới 50
phân khối trong trường ”. Người trông xe cho hay: “ Ở đây nhiều học sinh đi xe
máy lắm, chúng nó thích gửi ở đâu thì gửi. Nhà trường cũng biết các em gửi ở
ngoài nhưng cũng chẳng cấm được ”.
Giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh
Để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng này, trong các giờ chào cờ đầu tuần Ban
giám hiệu phổ biến, tuyên truyền để học sinh nghiêm chỉnh chấp hành Luật
Giao thông đường bộ. Bên cạnh đó các trường cũng triển khai quy định của Sở
GD-ĐT về việc cấm học sinh đi học bằng xe gắn máy. Nếu đi xe máy điện, xe
đạp điện thì bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm và yêu cầu học sinh ký cam kết
không vi phạm. Cùng với đó, các trường cũng tích cực vận động học sinh đến
trường bằng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bằng xe của nhà trường tổ chức.
( Một nam sinh buông cả 2 tay khi đang tham gia giao thông, phía sau có thêm 2 học sinh
không đội mũ bảo hiểm ) - Ảnh: Quốc Lâm
Theo một số nhà chuyên môn, cần phải đưa Luật Giao thông đường bộ vào các
trường học như một môn học chính khóa chứ không phải môn học phụ như hiện
nay. Việc đưa luật vào giảng dạy sẽ giúp học sinh có ý thức hơn trong việc chấp
hành Luật Giao thông đường bộ và hạn chế tình trạng tai nạn giao thông.
Thực hiện: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Quốc Lâm, Trần Lê Quang Minh, Ngô Minh Quân