Bộ bài tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt (có đáp án)
Bộ bài tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt (có đáp án) gồm phần bài tập bám sát chương trình học, chuẩn khung đề thi theo Thông tư 27. Tài liệu được soạn nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 3, cùng các phụ huynh và quý thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị vào năm học mới.
Preview text:
Top 5 phiếu ôn hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN ĐỀ THI ĐỀ 1
Phần 1. Trắc nghiệm Đọc thầm văn bản sau:
Mùa thu, gió thổi mây về phía gần cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng
Tiền đen sẫm lại, trong khi phía gần cầu Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in
những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều.
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng
tre trúc. Khi dãy đèn bên đường bắt đầu được thắp lên những quả tròn màu tím nhạt,
chuyển dần sang màu xanh lá cây, và cuối cùng là màu trắng, soi rõ mặt người qua lại.
theo Hoàng Phủ Ngọc Tường
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Bài đọc trên nhắc tới dòng sông nào của nước ta? A. Sông Mã B. Sông Hồng C. Sông Tiền D. Sông Hương
2. Bài đọc nói về dòng sông vào mùa nào trong năm? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông
3. Mặt nước sông gần cầu Kim Long có màu sắc gì? A. Màu đen sẫm B. Màu ngọc lam C. Màu hồng rực D. Màu tím nhạt
4. Bài đọc miêu tả địa danh nào ven bờ sông? A. Cầu Tràng Tiền B. Cầu Kim Long C. Xóm Cồn Hến D. Thôn Vĩ Dạ
5. “Những quả tròn màu tím nhạt” được dùng để chỉ cái gì?
A. Những quả vú sữa chín
C. Những ngôi sao trên cao
B. Những cái đèn đường
D. Những bóng đèn điện trước sân
6. Câu “Mùa thu, gió thổi mây về phía gần cửa sông” thuộc kiểu câu gì? A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? D. Ai ở đâu? Phần 2. Tự luận
Câu 1. Chính tả: Nghe - viết
Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng, nên lúc tối hẳn, đứng
trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng
lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông
như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
Câu 2. Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả một dòng sông mà mình từng được nhìn thấy. ĐỀ 2
Phần 1. Trắc nghiệm Đọc thầm văn bản sau:
Đôi mắt cô Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình,
dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế đấy. Chấm điểm ở tổ, ai làm
hơn, ai làm kém, người khác đắn đo, loanh quanh mãi chưa dám nói, Chấm nói ngay.
Chấm nói thẳng băng, còn nói đáng được mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, có
hôm Chấm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm.
Tuy vậy, chẳng ai giận Chấm cả, vì người ta biết trong bụng Chấm không có
cái gì độc địa bao giờ. (theo Đào Vũ)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Ai là nhân vật chính của bài đọc? A. Cô Chấm B. Cô Lan C. Cô Hoài D. Cô Minh
2. Đôi mắt cô Chấm khi đã định nhìn ai thì sẽ như thế nào? A. Nhìn nghiêng B. Nhìn thẳng C. Nhìn cong D. Nhìn lén
3. Vì sao mọi người không bao giờ giận Chấm?
A. Vì Chấm rất xinh đẹp
B. Vì Chấm rất hiền lành
C. Vì Chấm rất biết quan tâm người khác
D. Vì trong bụng Chấm không có gì độc địa
4. Từ nào sau đây miêu tả đúng tính cách của Chấm? A. Hiền lành B. Thẳng thắn C. Độc ác D. Khó gần
5. Từ nào đồng nghĩa với từ in đậm trong câu “Tuy vậy, chẳng ai giận Chấm cả, vì
người ta biết trong bụng Chấm không có cái gì độc địa bao giờ”? A. Xinh đẹp B. Hiền lành C. Xấu xa D. Kiêu ngạo
6. Câu “Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế đấy” thuộc kiểu câu gì? A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì? D. Ai ở đâu? Phần 2. Tự luận Câu 1. Chính tả Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên. theo Quang Huy
Câu 2. Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả một em bé đang tuổi tập nói, tập đi. ĐỀ 3
Phần 1. Trắc nghiệm Đọc thầm văn bản sau:
Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh thủy đậu nặng, nhưng
nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn ghé thăm.
Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy
mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân
cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho cậu.
Khi rời đi, ông không những không lấy tiền, mà còn cho nhà thuyền chài thêm gạo củi.
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Nhân vật chính của bài đọc làm nghề gì? A. Thầy giáo B. Thầy thuốc C. Nhà khoa học D. Vận động viên
2. Đứa con nhỏ của người thuyền chài mắc phải bệnh gì? A. Cảm cúm B. Sốt xuất huyết C. Thủy đậu D. Cảm nắng
3. Vì sao cậu bé mắc bệnh nặng nhưng lại không đi bệnh viện để chữa bệnh?
A. Vì cậu bé không thích đến bệnh viện
B. Vì bố mẹ cậu bé bận, không có thời gian đưa cậu bé đến bệnh viện
C. Vì bệnh viện không chữa được bệnh của cậu bé
D. Vì nhà cậu bé rất nghèo, không có tiền chữa bệnh
4. Khi Lãn Ông đến khám, cậu bé đang trong tình trạng như thế nào? A. Người đầy mụn mủ C. Người đầy vảy khô
B. Người đầy nốt đỏ D. Người lành lặn
5. Khi rời khỏi nhà cậu bé khi đã chưa khỏi bệnh cho cậu, Lãn Ông đã làm điều gì?
A. Thu rất nhiều tiền chữa bệnh của cậu và cho nhà cậu gạo củi
B. Thu rất nhiều tiền chữa bệnh của cậu và nhận thêm gạo củi
C. Không thu tiền chữa bệnh và còn cho thêm nhà cậu gạo củi
D. Không thu tiền chữa bệnh nhưng có nhận thêm gạo củi của nhà cậu
6. Câu “Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho
cậu” thuộc kiểu câu gì? A. Ai là gì? B. Ai ở đâu? C. Ai thế nào? D. Ai làm gì? Phần 2. Tự luận Câu 1. Chính tả Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay: Tạm biệt!
(theo Đồng Xuân Lan)
Câu 2. Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ năm đến 7 câu miêu tả một loại quả mà mình yêu thích nhất. ĐỀ 4
Phần 1. Trắc nghiệm Đọc thầm văn bản sau:
Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày
khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa
su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ
sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy.
Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ
sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác.
(trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Bài đọc có nhắc đến địa danh nào của nước ta? A. Đà Lạt B. Sa Pa C. Hạ Long D. Hà Nội
2. Ông kĩ sư ở vườn rau đã chăm sóc cho loài rau củ nào? A. Su su B. Bắp cải C. Súp lơ D. Su hào
3. Hằng ngày, ông kĩ sư ngồi trong vườn su hào để rình xem điều gì?
A. Xem ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào
B. Xem gió thụ phấn cho hoa su hào
C. Xem ánh nắng chiếu xuống những bông hoa su hào
D. Xem bông hoa su hào tự mình thụ phấn
4. Ông kĩ sư đã dùng dụng cụ gì để tự thụ phấn cho hoa su hào theo ý mình? A. Một cái đũa B. Một ngón tay C. Một cái thìa D. Một cái que
5. Nhờ bác kĩ sư mà củ su hào đã có những thay đổi gì?
A. Nhỏ hơn, ngọt hơn trước
C. Nhỏ hơn, đắng hơn trước
B. To hơn, đắng hơn trước
D. To hơn, ngon hơn trước
6. Ông kĩ sư khiến nhân vật “cháu” cảm thấy như thế nào?
A. Cảm thấy củ su hào ăn ngon quá
C. Cảm thấy thời tiết thật đẹp quá
B. Cảm thấy cuộc đời đẹp quá
D. Cảm thấy lao động thật đáng quý
7. Qua bài đọc, theo em nhân vật “bác” làm nghề gì? A. Giáo viên B. Bộ đội C. Kĩ sư D. Họa sĩ
8. Theo em, câu “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!” được
viết theo kiểu câu gì? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Ai ở đâu? Phần 2. Tự luận Câu 1. Chính tả
Điệu hò chèo thuyền của chị Gái vang lên. Tôi nghe như có cơn gió chiều thổi
nhè nhẹ qua đồng; rồi vút bay cao. Đôi cánh thần tiên như nâng tôi bay lơ lửng, đưa
đến những bến bờ xa lạ. Trước mắt tôi, vừa hiện ra con sông như sông Thu Bồn từ ngang trời chảy lại…
Câu 2. Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả một chiếc lá cây mà mình
cảm thấy yêu thích hay có ấn tượng đặc biệt. ĐỀ 5
Phần 1. Trắc nghiệm Đọc thầm văn bản sau:
Ngày mai là ngày nghỉ của trường mẫu giáo, bé ở nhà, không đi học. Ở nhà có
bà, có chị. Nhưng sáng mai, mẹ phải giới thiệu bà đi bệnh viện vì bà kêu bỗng nhiên chóng mặt quá.
Thế ai ở nhà với bé? Mẹ mang bé theo đến bệnh viện ư? Không được. Hay chị
xin nghỉ một buổi? Lâu lâu mới có một buổi lao động, không nghỉ được. Hay mẹ xin
nghỉ làm? Cái đó càng không được: bao nhiêu trẻ em ốm đang đợi mẹ! Hay bà hoãn
đến hôm khác hãy đi khám? Cũng không được nữa. Một đời bà làm lụng chăm chỉ,
săn sóc mọi người, bà mới mệt một lần, phải để bà đi khám đúng lúc.
(trích Buổi sáng thần tiên)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Những nhân vật nào đã xuất hiện trong bài đọc? A. Bố, mẹ, bà, bé C. Bà, bé, chị, anh B. Mẹ, bà, bé, chị D. Bé, chị, anh, bố
2. Vì sao mẹ phải giới thiệu bà đi bệnh viện?
A. Vì bà muốn đến thăm bạn đang ở bệnh viện
B. Vì bà muốn đến xem nơi mẹ làm việc ở bệnh viện
C. Vì bà muốn làm thêm công việc y tá ở bệnh viện
D. Vì bà kêu bỗng nhiên chóng mặt quá
3. Vì sao mẹ không thể xin nghỉ làm để ở nhà với bé?
A. Vì công ty không đồng ý cho mẹ nghỉ
B. Vì mẹ có cuộc họp quan trọng không thể nghỉ được
C. Vì có rất nhiều trẻ em bị ốm đang đợi mẹ chữa bệnh
D. Vì đã có chị nghỉ học ở nhà chơi với bé rồi
4. Vì sao không hoãn lịch đi khám của bà lại, để bà ở nhà với bé?
A. Vì bà cần đi khám đúng lúc
C. Vì bé không thích ở nhà với bà
B. Vì bà không thích ở nhà với bé
D. Vì bé muốn bà đi khám ngay
5. Vì sao chị lại không thể ở nhà chơi với bé một buổi?
A. Vì chị cần đến bệnh viện khám bệnh
C. Vì chị bận đi dự sinh nhật bạn
B. Vì chị bận đến trường để thi học kì
D. Vì chị bận phải tham gia lao động
6. Từ nào trái nghĩa với từ in đậm trong câu “Bà đã già, đã kêu chóng mặt là phải
cẩn thận, mẹ bảo thế”? A. Chăm chỉ B. Cẩu thả C. Nghiêm túc D. Thật thà Phần 2. Tự luận Câu 1. Chính tả
Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những co chim én bay liệng.
Còn bây giờ chẳng còn chim én nữa, vì thế, bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem
chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.
(theo Xu-khôm-lin-xki)
Câu 2. Tập làm văn
Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả mùa hè. PHẦN ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Phần 1. Trắc nghiệm 1. D 2. C 3. B 4. C 5. B 6. A Phần 2. Tự luận Câu 1. Chính tả
HS viết đúng, đủ, chữ đẹp, trình bày sạch sẽ Câu 2. Tập làm văn Bài tham khảo
Phía sau nhà em có một dòng sông nhỏ chảy ngang qua. Lòng sông rộng chừng ba
mét, sâu khoảng gần hai mét. Nước sông trong vắt, mát rượi. Dưới đáy là một lớp bùn
non, đó là nhà của biết bao chú cua và chú ốc. Buổi chiều, em thường cùng các bạn ra
sông tắm mát và đuổi theo những bông lục bình trôi trên mặt nước. Thỉnh thoảng, cả
nhóm lại chạy ào lên bờ để nhường lối cho những chiếc xuồng nhỏ đi ngang qua. Em
yêu dòng sông quê hương mình lắm. ĐỀ 2
Phần 1. Trắc nghiệm 1. A 2. B 3. D 4. B 5. C 6. C Phần 2. Tự luận Câu 1. Chính tả
HS viết đúng, đủ, chữ đẹp, trình bày sạch sẽ
Câu 2. Tập làm văn Bài tham khảo
Hòa là em trai của Cúc. Bây giờ em đang tập nói và tập đi. Hòa có làn da trắng và
mềm mại lắm, lúc nào cũng thơm mùi sữa ngòn ngọt. Bắp tay bắp chân em tròn nần
nẫn, cầm thích hơn cả bế gấu bông. Khuôn mặt em tròn xoe, có đôi mắt đen bóng
ngay thơ. Cái miệng nhỏ xinh xắn với vài chiếc răng trắng ngà. Mỗi khi nhìn em ngồi
trên giường, hai tay vỗ bẹp bẹp và cười tíu tít là Cúc lại chạy lại ôm em ngay. Mỗi
ngày, Cúc cùng bố mẹ tập nói và tập đi cho em. Đó là khoảnh khắc vui vẻ nhất mỗi ngày. ĐỀ 3
Phần 1. Trắc nghiệm 1. B 2. C 3. D 4. A 5. C 6. D
Phần 2. Đọc hiểu Bài tham khảo
Sau vườn nhà em, hôm nay có một trái mít chín thơm lừng. Trái mít to như cái nồi
cơm điện. Lớp vỏ dày màu xanh pha vàng, chi chít những gai nhọn. Cắt ra, bên trong
là những múi mít to như lọ mực viết, màu vàng ươm, thơm lừng. Múi mít bám sát vào
lớp vỏ và xếp quanh cùi mít nằm dọc theo trái. Xen kẽ giữa các múi là những chiếc
xơ mỏng bám chặt vào nhau. Khi ăn, miếng mít giòn và ngọt lịm, lại thơm nồng nàn.
Ăn một mình, hay ăn với sữa chua đều ngon tuyệt. Em thích trái mít lắm. ĐỀ 4
Phần 1. Trắc nghiệm 1. B 2. D 3. A 4. D 5. D 6. B 7. D 8. B Phần 2. Tự luận Bài tham khảo
Cây bàng trường em có lá rất đẹp. Chiếc lá bàng to như bàn tay xòe ra, hình giống
như giọt nước. Lá mỏng, xanh mướt. Dọc theo thân lá là một đường gân lớn nối liền
với cuống lá. Từ đó, tỏa ra các gân nhỏ ra mép lá. Vào mùa hè, chúng em thường hái
những chiếc lá bàng to và già ở cuối cành để làm quạt mát hay ô che đầu cũng rất
tuyệt. Mùa thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ cam hoặc đỏ nâu, đẹp như là ngọn
lửa vậy. Thế là chúng em cứ loay hoay dưới gốc cây, cố tìm ra chiếc lá còn lành lặn
và màu đỏ tươi nhất để đem về làm kỉ niệm. Lá bàng thực sự là một món đồ chơi gắn
bó với tuổi học trò của chúng em. ĐỀ 5
Phần 1. Trắc nghiệm 1. B 2. D 3. C 4. A 5. D 6. B Phần 2. Tự luận Bài tham khảo
Sáng nay thức dậy, nghe ve kêu râm ran, thấy chùm phượng vĩ nở đỏ rực ở đầu
phố, là em biết rằng mùa hè đã về thật rồi. Bước ra đường, tận hưởng không khí dễ
chịu của mùa hạ, lòng em sung sướng nghĩ về những ngày tiếp theo? Mùa hè thì có gì
nhỉ? À, mùa hè đến, em sẽ được nghỉ hè. Sẽ được về quê thăm ông bà, được theo anh
chị ra đồng thả diều. Sẽ được bố mẹ đưa đi biển, tha hồ ngụp lặn. Sẽ được ăn biết bao
là loại kem, loại quả thơm ngon. Chỉ cần nghĩ thôi là đã thấy vui vẻ lắm rồi.