Bộ câu hỏi ôn tập thi vấn đáp môn Luật So sánh
Bộ câu hỏi ôn tập thi vấn đáp môn Luật So sánh của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp Luật so sánh
Trường: Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36477832
BỘ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP - LUẬT SO SÁNH
1. Luật so sánh có những tên gọi nào? Phân tích ý nghĩa và sự khác biệt giữa các tên gọi này.
Từ trước đến nay có 4 tên gọi thường được sử dụng trong môn học:
+ So sánh luật: là quy trình, đối tượng, phương pháp tiếp cận pháp luật nước ngoài. (ra đời từ
tk XI, XII) nghiên cứu pháp luật như bao phương pháp nghiên cứu khoa học khác, là hoạt động
tìm ra điểm giống và khác nhau giữa 2 quy phạm pháp luật trở lên.
+ Luật so sánh: Là sự tương đồng và khác biệt của các hệ thống pháp luật giữa các quốc gia
khác nhau, có khả năng gây hiểu nhầm rằng có tồn tại trên thực tế rằng một ngành luật là ngành
luật so sánh, tương tự như cách hiểu các thuật ngữ “Luật dân sự”, “Luật hình sự” hay “Luật thương mại”
+ Luật học so sánh: Bao quát về các HTPL, ko chỉ nghiên cứu qppl mà còn về KHPL, đào tạo
luật. Về mặt nội hàm, thuật ngữ này tổng hợp hơn và không gây nhầm lẫn với những ngành
KHPL khác., dùng để nói về khoa học Luật so sánh, về việc nghiên cứu tổng thể và so sánh
các HTPL khác nhau trên thế giới
+ Luật đối chiếu: Từ Hán Việt xuất phát ở miền Nam VN trước năm 1975. Khoa luật ĐHSG
là nơi đầu tiên dạy LSS ở VN và chịu ảnh hưởng của LP Hoa Kỳ, của Anh, Pháp do đó mà trở thành HTPL hỗn hợp.
Tên gọi “Luật so sánh” được sử dụng phổ biến hơn các tên còn lại do tính lịch sử mang lại, cụ thể:
+ Luật so sánh là tên gọi gốc được sử dụng ngay từ khi ngành khoa học này ra đời ở châu Âu.
Cho đến nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi và phổ biến bởi các quốc gia đi đầu trong
lĩnh vực nghiên cứu Luật so sánh như Anh, Mỹ, Pháp… Tuy về mặt ý nghĩa có thể gây hiểu
nhầm về sự tồn tại của ngành LSS nhưng theo thời gian thì khi nhắc đến thuật ngữ này những
người có kiến thức pháp lý đều cho rằng đây là ngành khoa học chứ không phải là một ngành luật.
+ Các quốc gia khác khi tiếp nhận Luật so sánh về trong nước cũng thường sử dụng tên gọi đã rất phổ biến này.
2.Hãy trình bày về những quan điểm khác nhau về bản chất của luật so sánh? Anh
(Chị) ủng hộ quan điểm nào về bản chất của luật so sánh? Tại sao?
Có 03 quan điểm khác nhau về bản chất của LSS:
- Quan điểm thứ nhất, LSS chỉ là một phương pháp khoa học – là phương pháp so sánh
phápluật: ủng hộ cho quan điểm này, một số học giả pháp lý cho rằng LSS đơn giản chỉ là
phương pháp được ứng dụng khi nghiên cứu pháp luật. Kết quả của việc áp dụng phương lOMoARcPSD| 36477832
pháp này là tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa các hệ thống pháp luật. Họ cho rằng
ko phải là một ngành KHPL mà chỉ coi đây là 1 phương pháp để tiếp cận PL nước ngoài.
- Quan điểm thứ hai, LSS là ngành khoa học: Bảo vệ cho quan điểm này, các học giả pháp
lýxác định LSS là một ngành khoa học độc lập có đối tượng nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu đặc thù.. Cụ thể, đây là ngành khoa học nghiên cứu bốn vấn đề (tham khảo
quan điểm của học giả Michael Bogan[1]) có luận thuyết khoa học riêng và có phương
pháp khoa học nổi trội là phương pháp so sánh.
- Quan điểm thứ ba, LSS vừa là một ngành khoa học vừa là phương pháp khoa học: quanđiểm
này mang tính dung hòa và thỏa hiệp giữa hai quan điểm trên; tuy nhiên, quan điểm này
không thuyết phục do sự khác biệt không thể trộn lẫn giữa ngành khoa học và phương pháp
khoa học. Tại vì bản thân cái việc đề ra cách thức và pp luận để xây dựng pp so sánh luật
thì bản thân nó đã là 1 ngành KHPL rồi.
Theo em, quan điểm thứ hai là quan điểm thuyết phục nhất khi nói LSS là một ngành khoa học
vì bản chất thì nó có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đặc thù. Quan điểm này
thể hiện một cách phổ quát về bản chất của luật so sánh. Luật so sánh là môn học nghiên cứu
về ngành khoa học pháp lý độc lập có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cụ
thể. Luật so sánh có nhiệm vụ chính là nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật của các quốc
gia khác nhau với nhau để tìm điểm tương đồng, khác biệt; giải thích nguyên nhân của điểm
tương đồng, khác biệt đó và qua đó tìm kiếm các giải pháp pháp lý nhằm phục vụ cho mục đích
mà công trình so sánh đã đặt ra. Đây là môn học nghiên cứu về một ngành khoa học pháp lý
mà trong đó sử dụng phương pháp so sánh là chủ đạo để đạt được mục đích nghiên cứu của mình.
[1] So sánh các HTPL khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt
Sử dụng các điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định nhằm giải thích nguồn
gốc của chúng, đánh giá các giải pháp được sử dụng trong các HTPL khác nhau, phân
nhóm các hệ thống pl thành các dòng họ pháp luật khác hoặc nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của các HTPL.
Xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan đến các nhiệm vụ trên,
bao gồm những vấn đề mang tính phương pháp luận liên quan đến việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài
Xây dựng cơ sở phương pháp luận để tiến hành nghiên cứu những quy luật xâm nhập,
tiếp thu các giá trị pháp lý, quy tắc pháp luật giữa các hệ thống pháp luật thế giới.
3. Có bao nhiêu quan điểm phổ biến về đối tượng nghiên cứu của luật so sánh và
cho biết các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của luật so sánh?
- Có 4 quan điểm phổ biến về đối tượng nghiên cứu của LSS lOMoARcPSD| 36477832
+ Thứ nhất là quan điểm của hai vị học giả người Đức là Zweigert và Kotz trong tác phẩm
“Giới thiệu về luật so sánh” (LSS là hoạt động trí tuệ mà pl là đối tượng và so sánh là
quá trình hoạt động) hay (LSS là so sánh các HTPL khác nhau trên thế giới)
+ Thứ hai, quan điểm của Peter de Cruz trong tác phẩm “Luật so sánh trong thế giới thay
đổi” cho rằng (nghiên cứu có hệ thống các truyền thống pháp luật và các quy phạm
pháp luật đó trên cơ sở so sánh).
+ Thứ ba, các học giả XHCN xác định đối tượng nghiên cứu của LSS bằng phương pháp
liệt kê. (bao gồm văn hóa pháp lý; kỹ thuật pháp lý; hệ tư tưởng pháp luật; HTPL;
ngành luật; chế định pháp luật; quy phạm pháp luật).
+ Thứ tư, quan điểm của học giả Michael Bogdan, giống như các học giả luật học XHCN
ông cũng sử dụng phương pháp liệt kê nhưng ở tầm khái quát hơn gồm:
(So sánh các HTPL khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt
Sử dụng các điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định nhằm giải thích nguồn
gốc của chúng, đánh giá các giải pháp được sử dụng trong các HTPL khác nhau, phân
nhóm các hệ thống pl thành các dòng họ pháp luật khác hoặc nghiên cứu những vấn
đề cốt lõi của các HTPL.
Xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan đến các nhiệm vụ
trên, bao gồm những vấn đề mang tính phương pháp luận liên quan đến việc nghiên
cứu pháp luật nước ngoài.
Xây dựng cơ sở phương pháp luận để tiến hành nghiên cứu những quy luật xâm nhập,
tiếp thu các giá trị pháp lý, quy tắc pháp luật giữa các hệ thống pháp luật thế giới.) Lưu ý:
So sánh tính: là các sự vật, hiện tượng có khả năng so sánh hay ko? ko tồn tại so sánh tính
khi không cùng bản chất.
So sánh là hoạt động trí óc của con người nhằm nhận biết sự tương đồng và khác biệt.
Phương pháp luận của luật so sánh ;là phương pháp để lý luận ra các phương pháp so sánh.
Gồm các kỹ thuật, tiêu chuẩn để xây dựng các bước so sánh hiệu quả.
Phương pháp so sánh là pp được áp dụng trực tiếp trong quá trình nghiên cứu khoa học để
tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật.
- Điểm chung của các quan điểm trên đều xác định rằng:
+ Thứ nhất, luật so sánh không phải là một ngành luật hay pháp luật thực định.
+ Thứ hai, so sánh các HTPL khác nhau để tìm ra điểm khác biệt tương đồng giữa chúng
là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của LSS. lOMoARcPSD| 36477832
+ Thứ ba, LSS không đồng nhất với nghiên cứu pháp luật nước ngoài.
+ Thứ tư, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và thú vị nhất của LSS là cố gắng
giải thích những điểm tương đồng và khác biệt. Phân tích đặc điểm:
- Có tính biến đổi không ngừng:
Tùy thuộc vào sự thay đổi, phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội mà mỗi hệ thống pháp luật
của mỗi quốc gia cũng có sự thay đổi. Sự phát triển của kinh tế xã hội ở mỗi giai đoạn khác
nhau sẽ đặt ra những nhu cầu tìm kiếm nghiên cứu các vấn đề khác nhau. Từ những sự thay
đổi đó mà đối tượng nghiên cứu cũng có sự biến đổi để phù hợp nhu cầu và mỗi hệ thống pháp
luật vào từng thời kỳ.
“Ta nói đối tượng nghiên cứu của LSS có tính biến đổi không ngừng vì trong hệ thống
pháp luật của các nước, ở mỗi giai đoạn thời gian và không gian khác nhau thì nhiệm
vụ của LSS là khác nhau.
Ví dụ như ở Việt Nam, trong từng giai đoạn phát triển, pháp luật của chúng ta có sự
biến đổi nên nhiệm vụ phát triển pháp luật ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Như vậy,
nhiệm vụ của LSS có sự thay đổi, dẫn tới đối tượng nghiên cứu của LSS cũng biến đổi
không ngừng. Trước đây, các học giả không đề cập tới “văn hóa pháp lý” như một đối
tượng nghiên cứu của LSS mà chỉ chú trọng tới “kỹ thuật lập pháp”. Tuy nhiên, đồng
thời với việc mở cửa nền kinh tế, hội nhập thế giới, gia nhập các tổ chức quốc tế, v.v..
pháp luật VN có sự thay đổi phù hợp với các quan hệ xã hội mới.”
– Phạm vi nghiên cứu rất rộng và khó xác định :
Vì bản chất LSS bao giờ cũng nghiên cứu so sánh các vấn đề pháp lý của từ hai hệ thống pháp
luật trở lên. Quan điểm về luật pháp của mỗi quốc gia lại không có sự đồng nhất, từ đó cứ mỗi
hệ thống pháp luật thì trong lúc nghiên cứu lại có các vấn đề phải nghiên cứu khác nhau. Hơn
hết LSS còn có bản chất là một ngành khoa học pháp lý nên LSS không chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu điểm tương đồng khác biệt mà còn nghiên cứu mối liên hệ giữa các hệ thống pháp
luật này, giải thích nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt đó. (Luật so sánh không phải là
một lĩnh vực cụ thể của pháp luật mà là một ngành KHPL: nghiên cứu 1 cách tổng thể và tác
động đến toàn bộ HTPl.)
- Các vấn đề so sánh trong cùng một hệ thống pháp luật không phải là đối tượng nghiên cứu
của LSS (hay gọi là mang tính hướng ngoại) :
Trong một công trình nghiên cứu luật so sánh, bao giờ cũng phải có sự xuất hiện của pháp luật
nước ngoài vì đặc trưng quan trọng nhất của luật so sánh là tìm ra điểm tương đồng và khác
biệt của hai htpl khác nhau, từ đó thu được kết quả nghiên cứu có thể giải thích được những
điểm tương đồng và khác biệt này. lOMoARcPSD| 36477832
- ĐTNC của LSS không chỉ được nghiên cứu ở góc độ lý luận mà còn được nghiên cứu
ở góc độ thực tiễn: Nếu chỉ dừng lại ở góc độ lý luận thì kết quả của công trình đó sẽ không
đạt được tính đúng đắn, không phản ánh được bản chất của ĐTNC và sẽ không có khả năng thực thi trên thực tế.
Mở rộng: Trong các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của luật so sánh, theo bạn đặc
điểm nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với hoạt động lập pháp? Trong các đặc điểm trên,
đặc điểm “Có tính biến đổi không ngừng” là đặc điểm có ý nghĩa quan trọng nhất đối với
hoạt động lập pháp. Bởi vì một trong những yêu cầu quan trọng đối với hoạt động lập
pháp là chỉ ban hành pháp luật xuất phát từ nhu cầu thực tế/ (có thể là nhu cầu đã có hoặc
sẽ có) và phù hợp với thực tế xã hội bấy giờ =>Xuất phát từ thực tế đó mà đối tượng nghiên
cứu có sự biến đổi để phù hợp nhu cầu và hệ thống pháp luật hiện tại.
Ví dụ: Đơn cử hoạt động lập pháp tại Việt Nam thì điều đó có nghĩa là chương trình làm luật
của Quốc hội nhất thiết phải đặt trong mối tương quan với nhu cầu điều hành đất nước và quản
lý xã hội của Chính phủ. Và kinh tế xã hội luôn phát triển, mỗi giai đoạn mỗi khác nên “tính
biến đổi ko ngừng” là nền tảng, cơ sở quan trọng để các nhà lập pháp thực hiện nghiên cứu, so
sánh. (SS với các hệ thống pháp luật nước khác để xây dựng luật dựa vào điểm tương đồng về
nhu cầu, tình hình xã hội hay về yếu tố kinh nghiệm pháp lý, tìm kiếm giải pháp pháp lý,...)
4. Hãy trình bày cách hiểu, vai trò, cách thức tiến hành, ưu và nhược điểm của các
phương pháp: phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp so sánh kết hợp thống
kê, phương pháp so sánh chức năng, phương pháp so sánh quy phạm?
(1) Phương pháp so sánh l ch s :ị ử
- Đây là phương pháp so sánh dựa vào các giai đoạn lịch sử nhất định để lý giải những
điểmtương đồng và khác biệt giữa các vấn đề so sánh.
- Vai trò: thường được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề thuộc về bản chất, những vấn đềmang
tính đặc trưng của các hệ thống pháp luật.
- Cách thức tiến hành: xác định các yếu tố trong quá khứ đã tác động như thế nào đến
nhữngđiểm tương đồng và khác biệt giữa những đối tượng so sánh.
- Ưu điểm: giúp lý giải được nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thốngpháp
luật, các hiện tượng pháp lý được nghiên cứu. Đồng thời cũng giúp cho người nghiên cứu
nhận thấy được xu hướng phát triển của các hệ thống pháp luật. - Nhược điểm:
+ người nghiên cứu cần có hiểu biết về giai đoạn lịch sử mình cần nghiên cứu và các kiến thức
về giai đoạn lịch sử đó cần phải được sử dụng từ một nguồn chính thống đã được xác minh.
+ Kết quả nghiên cứu không thể sử dụng trực tiếp vào các công trình mang tính thực tiễn cao
trong cuộc sống như việc lập pháp, áp dụng pháp luật.
Ví dụ: Anh và Pháp đều là những nước ở châu Âu, nhưng pháp luật Pháp có nguồn
gốc từ pháp luật La Mã, trong khi đó pháp luật Anh có nguồn gốc từ luật Anh cổ.
Muốn giải thích được sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật này, chúng ta cần
nghiên cứu giai đoạn hình thành pháp luật trong lịch sử, nghiên cứu các điều kiện về lOMoARcPSD| 36477832
kinh tế, chính trị, pháp luật,... để chỉ ra được sự tác động của các yếu tố khác nhau đã
dẫn đến hệ quả là hệ thống pháp luật có nguồn gốc hoàn toàn khác nhau.
(2) Phương pháp so sánh kếết h p thốếng kế: (so sánh đ thấếy hi u qu chính sách c a cácợ ể
ệ ả ủ nước, thốếng kế ch đỉ ược th c hi n trong 1 nự ệ ước, do đó LSS cấần sd PP so sánh
thốếng kế kếết h p t 2 nợ ừ ước tr lến)ở
- Căn cứ trên sự thống kê các dữ liệu, sự kiện có thể nhận biết được sự tác động của 1 chính
sách hoặc 1 QPPL đối với 1 mqh xã hội.
Ưu điểm: Ứng dụng phương pháp và quy trình số học để đưa ra được những dữ kiện cho biết
sự tác động cụ thể của 1 chính sách hoặc 1 QPPL đối vs 1 mqh xã hội.
Nhược điểm: Có thể có sai số và mang tính tương đối cao, ko thể đảm bảo độ chính xác tuyệt
đối cho những dữ liệu được thống kê.
VD: so sánh về chính sách đội mũ bảo hiểm, ở VN thì từ năm 2003 đã đội mũ bảo hiểm, ở Lào
và Campuchia thì chưa có. Khi VN có quy phạm về chính sách này do thống kê các vụ tai nạn
do k đội mũ → Lào và Campuchia đưa ra chính sách dựa trên tình hình thực tiễn ở VN. Họ so
sánh giữa VN và Lào, thống kê các vụ tai nạn giữa 2 nước.
VD: 1 qg thống kê: nước ngoài càng khuyến khích mở cửa thị trường cho người nước ngoài
(miễn thị thực) thì việc tăng trưởng du lịch nước ngoài các nhiều → thu hút khách du lịch.
Nước ngoài k có thì sẽ ít khách du lịch hơn.
(3) Phương pháp so sánh quy ph m:ạ -
Đây là phương pháp so sánh quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, văn bản pháp luật
củahệ thống pháp luật này với quy phạm, chế định hay văn bản pháp luật tương ứng trong hệ thống pháp luật khác. -
Vai trò: thích hợp để áp dụng trong những công trình mang tính vi mô, cụ thể hoặc các
côngtrình tiến hành so sánh pháp luật của các nước thuộc cùng hệ thống pháp luật. -
Cách thức tiến hành: (Lựa chọn QPPL cần so sánh, phân tích sự tác động của QPPL
đvs cácmối quan hệ XH, kết luận đánh giá về hiệu quả của QPPL) so sánh đi từ quy phạm đến
quan hệ xã hội được điều chỉnh. Yếu tố mang tính quyết định đối với việc áp dụng phương
pháp này là phải tìm được quy phạm, chế định hay văn bản pháp luật tương ứng trong hệ thống pháp luật cần so sánh. -
Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức
tổnghợp sâu rộng về hệ thống pháp luật mà mình cần nghiên cứu. -
Nhược điểm: không phải trong mọi trường hợp đều có thể áp dụng phương pháp này
đểthực hiện công trình so sánh được, khác dòng họ thì rất khó tìm quy phạm để so sánh. +
Trường hợp có thể không tìm thấy quy phạm hay chế định tương đồng để tiến hành so sánh
+ Trường hợp có thể các thuật ngữ có hình thức giống nhau nhưng nội hàm khác nhau + Không
tìm được văn bản pháp luật tương ứng do cùng 1 vấn đề xã hội (nhưng pháp luật các nước có
thể điều chỉnh trong văn bản pháp luật có tên gọi khác)
VD: Hoa kỳ không có luật HNGĐ, tìm kiếm trong án lệ => vẫn có thể so sánh với pháp
luật HNGĐ của VN => không cần cùng một họ pháp luật vẫn có thể so sánh được.
M : ở Phương pháp so sánh khó nhất: Phương pháp so sánh quy phạm. Ví dụ: cái chết
nhân đạo; chỉ có một số nước cho phép hình thức này nên sẽ không có quy phạm để so sánh. lOMoARcPSD| 36477832
(4) Phương pháp so sánh ch c năng:ứ
- Là phương pháp so sánh các giải pháp được sử dụng trong các xã hội khác nhau để giảiquyết
cùng vấn đề xã hội hoặc pháp lý tồn tại ở các xã hội đó.
- Vai trò: thích hợp với những công trình nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô với nguồn nhân lực cóchất
lượng cao cũng như kinh phí lớn.
- Cách thức tiến hành: so sánh đi từ quan hệ xã hội đến sự điều chỉnh của pháp luật.
- Ưu điểm: Trong mọi trường hợp đều có thể so sánh được, giải quyết triệt để những vấn đềđặt ra. - Nhược điểm:
+ Đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức sâu, toàn diện về các hệ thống pháp luật là đối
tượng của công trình so sánh để có thể tìm ra được những quy phạm pháp luật có liên quan.
+ Rào cản về ngôn ngữ cũng là một trong những vấn đề khó khăn khi sử dụng phương pháp này. +
Tốn nhiều thời gian, chi phí.
Ví dụ, đvs việc hợp pháp hóa mại dâm ở VN và Thái Lan, Vn chưa có quy định.
5. Luật so sánh trợ giúp ích cho công tác lập pháp của quốc gia và xây dựng các
điều ước quốc tế ở những khía cạnh nào? Cho ví dụ minh họa.
Công tác lập pháp:
- Hỗ trợ trong việc đưa ra ý tưởng về ban hành mới hay sửa đổi luật.
Nhờ vào Luật so sánh, nhà lập pháp có thể dễ dàng dự báo chính xác khả năng tác động của
một đạo luật hay giải pháp pháp lý cụ thể tới xã hội mà không cần phải tiến hành những thử
nghiệm rủi ro có thể mang lại những hậu quả rất lớn khó lường trước.
Trong Bộ luật Dân sự 1995, các nhà làm luật Việt Nam đã lựa chọn giải pháp pháp điển hóa theo các mô hình sau:
+ Bộ luật Dân sự Pháp - đưa ra những nguyên tắc nòng cốt, tạo tính mềm dẻo trong giải thích
luật (khác với hệ thống pháp điển hóa của BLDS Đức - các quy phạm đầy đủ và chi tiết có thể
áp dụng cho từng vụ việc). Hệ thống pháp luật Pháp không phải hệ thống pháp luật duy nhất
mà Việt Nam tham khảo nhưng nó được sử dụng như nguồn chính để đối chiếu, so sánh.
+ BLDS Liên bang Nga năm 1964 (BLDS 1995 gồm 7 phần, được chia thành các Chương, mỗi
Chương gồm một số Điều và có thể chia thành các mục), cấu trúc này tạo nên tổng thể thống
nhất, hài hòa, liền mạch của toàn Bộ luật và giữa các Điều luật với nhau.
+ Mô hình Tây Âu và Nhật Bản - hệ thống pháp luật có kinh nghiệm về nền kinh tế thị trường.
BLDS 1995 đã xây dựng cấu trúc cơ bản cũng như xác định những nguyên tắc tạo nên tinh
thần của pháp luật dân sự Việt Nam sau này, trong quá trình phát triển đi đến hoàn thiện hệ
thống pháp luật dân sự Việt Nam.
Đến BLDS 2005, Bộ luật này theo các mô hình sau: lOMoARcPSD| 36477832
+ BLDS Liên bang Nga năm 1964 vẫn được giữ nguyên, nhưng với bối cảnh lúc bấy giờ, BLDS
1995 đã có phần không còn phù hợp với thực tiễn (như chưa có sự tương thích với các Điều
ước quốc tế và thông lệ quốc tế). Để sửa đổi những chế định không còn phù hợp và tạo ra sự
tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế, các nhà làm luật đặc biệt cần thiết sử
dụng đến Luật So sánh.
- Tạo tiền đề, cung cấp cho các nhà làm luật hệ thống các khái niệm cũng như các giải
pháp pháp lý mà pháp luật nước ngoài sử dụng để điều chỉnh mối quan hệ nhất định.
Việc sử dụng hệ thống khái niệm và giải pháp pháp lý này có thể thực hiện theo hai phương
thức: (i) dựa vào kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài để xây dựng các giải pháp cụ thể cho
pháp luật nước mình - tiếp thu có chọn lọc; (ii) “cấy ghép” hay “tiếp thu” pháp luật nước ngoài.
Ở phương thức này, trên cơ sở đánh giá các giải pháp kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài,
các nhà làm luật sẽ xây dựng những giải pháp pháp lý riêng cho quốc gia mình để giải quyết
vấn đề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh về kinh tế, chính trị, truyền thống, văn hóa...
“Cấy ghép” pháp luật, là việc đưa các quy phạm pháp luật, giải pháp pháp lý từ hệ thống pháp
luật nước ngoài vào hệ thống pháp luật quốc gia của mình trong quá trình xây dựng hoặc cải
cách pháp luật. Để đảm bảo cho các quy phạm pháp luật hoặc các đạo luật được “cấy ghép” có
thể vận hành một cách hiệu quả, các nghiên cứu so sánh sẽ giúp cho nhà làm luật đánh giá cũng
như dự báo được khả năng tương thích của các quy phạm pháp luật nước ngoài khi đưa vào áp
dụng trong hệ thống pháp luật quốc gia mình.
Ví dụ: Singapore theo Luật Anh, nhưng luật Anh ko mạnh về Quyền SHTT nên đã tham khảo
Luật Mỹ, BLDS Việt Nam cũng đã tham khảo BLDS Pháp, Thụy Sĩ,…
Xây dựng ĐƯQT: việc đàm phán các Đưqt chỉ có thể diễn ra nếu các bên tham gia ký kết
hiểu biết nhất định về hệ thống PL của nhau. Do đó, kiến thức Luật so sánh được coi là có ý
nghĩa trực tiếp đối với việc ký kết ĐƯQT. Ngoài ra thì khi sử dụng phương pháp thực chất
trong các ĐƯQT thì vai trò của LSS cũng là trang bị những kiến về khái niệm, thuật ngữ PL,
tư duy pháp lý, chế độ chính trị, tôn giáo,... thúc đẩy sự thành công của việc ký kết ĐƯQT.
Còn trong việc xây dựng các quy phạm xung đột thống nhất được chứa đựng trong ĐƯQT thì
vai trò của LSS là tiếp tục trang bị các kiến thức kể trên để thúc đẩy sự thành công khi ký kết các ĐƯQT.
Mở rộng: Bên cạnh đó theo quy chế của TA quốc tế thì một trong những nguồn luật quan trọng
để TAQT áp dụng nhằm giải quyết các tranh chấp QT là các nguyên tắc tiến bộ của các quốc
gia văn mình. Việc xác định các nguyên tắc này chỉ có thể được thực hiện thông qua việc so
sánh nghiên cứu hệ thống pháp luật của các quốc gia được xem là quốc gia văn minh.
6. Phân tích vai trò (ứng dụng) của luật so sánh.
(1) Tạo cơ sở cho sự hiểu biết về văn hóa pháp lý nói chung -
Cung cấp tri thức về văn hóa pháp lý của các nước, tạo điều kiện để các
nhà nghiên cứu tìm hiểu những nhân tố có ảnh hưởng đối với pháp luật như lịch sử,
văn hóa, địa lý, ngôn ngữ, những điều kiện về kinh tế, chính trị và xã hội của nước
mà hệ thống pháp luật được lựa chọn để so sánh. lOMoARcPSD| 36477832 -
Những kiến thức về các lĩnh vực khác vừa là nền tảng để phân tích và
làm sáng tỏ nội dung pháp luật của các nước đồng thời những tri thức ấy cũng từng
bước được bổ sung và hoàn thiện thêm khi tiến hành các nghiên cứu so sánh.
(2) Tạo cơ sở để hiểu biết tốt hơn về pháp luật của quốc gia mình
- Cung cấp tri thức về hệ thống pháp luật nước ngoài và của cả hệ thống pháp luật quốc gia mình.
- Trên cơ sở so sánh, có thể đánh giá, nhìn nhận hệ thống pháp luật của nước mình một cách khách quan hơn.
(3) Vai trò của Luật so sánh đối với hoạt động lập pháp
- Hỗ trợ trong việc đưa ra ý tưởng về ban hành mới hay sửa đổi luật
- Nhờ vào Luật so sánh, nhà lập pháp có thể dự liệu được khả năng tác động của một đạo
luật hay giải pháp pháp lý cụ thể tới các quan hệ xã hội mà không nhất thiết phải tiến
hành những thử nghiệm. Từ đó, có thể tránh được những rủi ro, những hậu quả khó
lường trước cho xã hội.
- Tạo tiền đề cho các nhà lập pháp trong nước về khái niệm, các giải pháp pháp lý mà
nhà lập pháp nước ngoài sáng tạo, sử dụng để điều chỉnh mối quan hệ nhất định
(4) Vai trò của Luật so sánh đối với hoạt động hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật -
Hài hòa hóa pháp luật: là quá trình làm cho pháp luật của các quốc gia khác
nhau ngày càng trở nên tương đồng với nhau hơn khi điều chỉnh một vấn đề cụ thể; -
Nhất thể hóa pháp luật: là quá trình làm cho pháp luật của các quốc gia khác
nhau sẽ là giống nhau khi điều chỉnh về một vấn đề cụ thể.
Ví dụ: Công ước Warsaw 1929 về thống nhất các quy định về vận chuyển hàng không quốc
tế hầu như được tất cả các quốc gia thông qua đã tập hợp được số lượng rất lớn các quyết
định tư pháp của nhiều nước có liên quan tới việc giải thích công ước.
Vai trò của hài hòa hóa và nhất thể hóa:
+ Hài hoà hoá pháp luật: tránh sự xung đột pháp luật và dễ dàng giải quyết vấn đề pháp luật
khi các HTPL khác nhau của các quốc gia cùng điều chỉnh một vấn đề pháp luật cụ thể.
+ Nhất thể hóa pháp luật: duy trì tính hệ thống của pháp luật: giúp các cơ quan nhà nước
quản lý một cách có hiệu quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành;
làm đơn giản hóa pháp luật, giảm đáng kể số lượng các văn bản quy phạm pháp luật;
làm tăng tính liên kết của hệ thống pháp luật, hạn chế sự trùng lặp, chồng chéo hay mâu
thuẫn giữa quy định pháp luật thuộc các văn bản khác nhau về cùng một lĩnh vực =>
nâng cao chất lượng của công tác lập pháp.
Ví dụ về nhất thể hóa pháp luật: (Mỹ) Án lệ coin wins 1608 thẩm phán TA hgia Anh đưa ra án
lệ là thông luật được áp dụng ở các khu thuộc địa sẽ là tl Anh trên cơ sở phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh của khu thuộc địa sở tại. Nước Anh vào đầu tk17 bắt đầu hình thành hệ thống
pháp luật trên toàn thế giới. Và scotland trở thành thuộc địa Anh vào đầu tkXVII. Trong vụ
này liên quan đến 1 lãnh chúa từ Scottland, thông luật của Scotland và Anh có phải là 1 hay
không? Luật pháp của nước Anh có áp dụng cho Scotland hay ko? Buộc áp dụng thông luật
Anh tại khu thuộc Anh, ko áp dụng pl thuộc địa nhưng sẽ dựa trên điều kiện và hoàn cảnh của
khu thuộc địa sở tại. Đây là 1 quy chuẩn, nguyên tắc chung để từ chối áp dụng thông luật Anh. lOMoARcPSD| 36477832
Có nhiều quan điểm cho rằng nhất thể hóa pl chỉ có trong văn bản qppl (quan điểm sai). Bởi lẽ
nhất thể hóa pl là quy phạm pháp luật được áp dụng chung. Và qppl thì không chỉ có trong văn
bản qppl hay ĐƯQT mà còn có trong án lệ nữa. (điển hình là Coin Wins).
*LSS có hỗ trợ đ/v hoạt động hài hòa hóa PL, nhất thể hóa
- Xác định được điểm chung của các hệ thống pháp luật để từ đó xây dựng được giải pháp
pháp lý tốt hơn và dễ dàng áp dụng hơn nhằm thay thế cho các giải pháp pháp lý đang
được áp dụng ở tất cả các quốc gia.
- Luật so sánh trang bị cho các luật gia các kiến thức và kỹ năng quan trọng để tham gia
vào quá trình đàm phán nhằm đi đến hài hòa hóa hoặc nhất thể hóa pháp luật. Về lòng tự
hào dân tộc, việc chấp nhận các quy tắc được hài hoà hoá và nhất thể hoá có nghĩa là các
quốc gia sẽ phải từ bỏ các quy phạm pháp luật của mình. Để hỗ trợ cho các quốc gia vượt
qua rào cản tâm lý khi tiếp cận các quy định áp dụng chung và từ bỏ các quy định pháp
luật của quốc gia, LSS phải thực hiện các nghiên cứu vượt lên trên những so sánh về các
quy phạm pháp luật thực định, cung cấp cơ sở lý luận để phát triển các quy tắc pháp lý
có thể áp dụng chung ở nhiều quốc gia khác nhau.
(5) Việc giải thích và áp dụng pháp luật - Đối với thẩm phán:
+ Trong quá trình giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài, bên cạnh việc giải
quyết và áp dụng thì các thẩm phán khó tránh khỏi việc so sánh pháp luật nước
ngoài với pháp luật trong nước vì phải đảm bảo vấn đề bảo lưu trật tự công cộng. +
Đảm bảo tính thống nhất của các quy tắc đã được hài hòa hóa và nhất thể hóa.
Luật so sánh sẽ giúp xác định nội dung và cách thức áp dụng các quy định này.
+ Ngay cả vụ việc không có yếu tố nước ngoài, LSS vẫn có thể được sử dụng như
là phương tiện để giải thích và áp dụng các quy định đó trong trường hợp quy
định đó vẫn chưa rõ ràng. - Đối với luật sư:
+ Ngoài nghiên cứu quy định thành văn thì các luật sư còn phải chú trọng thực tiễn.
Do đó, các luật sư còn phải nghiên cứu cả những quy tắc bất thành văn hoặc
văn hóa pháp lý của quốc gia đó.
(6) Vai trò của Luật so sánh đối với công pháp quốc tế
- LSS giúp các quốc gia hiểu biết nhất định về hệ thống pháp luật của nhau, thuận tiện
trong việc ký kết các điều ước quốc tế.
- Quy chế của Tòa án quốc tế: nguồn luật quan trọng để Tòa án quốc tế áp dụng nhằm
giải quyết các tranh chấp quốc tế là các nguyên tắc pháp lý tiến bộ của các quốc gia văn
minh. Việc xác định nguyên tắc pháp lý này chỉ có thể được thực hiện thông qua việc
so sánh nghiên cứu hệ thống pháp luật của các quốc gia được xem là “quốc gia văn minh”
- Xác định các tập quán quốc tế khu vực và toàn cầu để điều chỉnh đối tượng của CPQT
cũng đòi hỏi từ kết quả của các công trình nghiên cứu LSS.
(7) Vai trò của Luật so sánh đối với tư pháp quốc tế
Tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Hai
phương pháp được sử dụng phổ biến: lOMoARcPSD| 36477832
- Phương pháp thực chất: vai trò LSS cũng giống trong CPQT. Đó là trang bị các kiến
thức về khái niệm, thuật ngữ pháp lý, tư duy pháp lý, chế độ chính trị, tôn giáo,... thúc
đẩy sự thành công trong ký kết các điều ước quốc tế.
- Phương pháp xung đột: LSS cung cấp kiến thức về pháp luật nước ngoài và thúc đẩy
sự thành công khi ký kết các điều ước quốc tế.
7. Phân tích mối liên hệ của luật so sánh và hoạt động nghiên cứu pháp luật nước ngoài.
Mặc dù đây là 2 ngành khoa học pháp lý hoàn toàn độc lập, trong đó hoạt động nghiên cứu
pháp luật nước ngoài có đối tượng nghiên cứu và thông tin về các hệ thống pháp luật khác nhau
trên thế giới, còn hoạt động so sánh pháp luật lại có mục đích chính là tìm kiếm các giải pháp
pháp lý nhằm hoàn thiện cho hệ thống pháp luật, tuy nhiên, hai lĩnh vực này lại có mối liên hệ
vô cùng chặt chẽ và không thể tách rời.
Cụ thể, hoạt động nghiên cứu pháp luật nước ngoài cung cấp nguồn nguyên liệu không thể
thiếu phục vụ cho hoạt động so sánh pháp luật. Mặt khác, hoạt động so sánh pháp luật còn
cung cấp các giải pháp và nguyên tắc cần thiết đảm bảo cho việc nghiên cứu pháp luật pháp
luật nước ngoài được thực hiện một cách khoa học và khách quan.
8. Phân tích các loại nguồn thông tin được sử dụng trong hoạt động so sánh pháp luậtvà
mối liên hệ giữa các loại nguồn thông tin này.
Có hai loại nguồn thông tin được sử dụng trong hoạt động so sánh pháp luật.
(1) Nguồn tin chủ yếu là những nguồn chứa đựng những quy phạm pháp luật của hệ thống pháp
luật của các quốc gia, nguồn này thường bao gồm: • VBPL; • Án lệ; • Tập quán pháp; • Học thuyết pháp lý; •
Các nguyên tắc pháp luật; Ưu điểm của loại nguồn này: •
Độ tin cậy về tính pháp lý của nguồn thông tin cao. •
Dựa vào nguồn này có thể xác định được nội dung pháp luật của một quốc gia. Nhược điểm: •
Văn phong pháp lý nước ngoài khác với pháp luật quốc gia của mình •
Khó hiểu ý tưởng của nhà làm luật. •
Khoảng cách địa lý gây khó khăn trong việc thu thập nguồn thông tin, tìm kiếm trên
mạng cần phải có có sự kiểm chứng.
(2) Nguồn tin thứ yếu không phải nguồn luật mà là những công trình khoa học pháp lý, giáo
trình, bài viết trên tạp chí pháp lý chuyên ngành… Đây là nguồn mang tính gián tiếp. Ưu điểm • Dễ tiếp cận •
Xử lý thông tin dễ dàng: Văn phong mang tính quần chúng, dễ hiểu. •
Cung cấp kiến thức liên quan đến các quan điểm bình luận khác nhau về một số vấn đề pháp lý cụ thể. Nhược điểm •
Người nghiên cứu dễ bị tác động bởi tư tưởng chủ quan của người nghiên cứu. lOMoARcPSD| 36477832 •
Trong nguồn thông tin thứ yếu luôn có sự đan xen giữa các kiến thức khách quan và
quan điểm của người viết.
Hai loại nguồn thông tin có mối liên hệ chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau, giúp người nghiên cứu có thể
nắm bắt thông tin chính xác và dễ dàng hơn. Để công trình nghiên cứu đạt được hiểu quả nên
kết hợp cả hai loại nguồn thông tin: tiếp cận nguồn chủ yếu trước, sau đó tiếp cận nguồn thứ yếu
9. Phân tích các nguyên tắc cần tuân thủ khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Cho ví dụ.
Nguyên tắc tôn trọng trật tự phân cấp của nguồn luật: Nguyên tắc này yêu cầu người nghiên
cứu khi nghiên cứu hệ thống pháp luật của một Quốc gia thì nên tôn trọng giá trị pháp lý và
ghi nhận thứ bậc của các nguồn luật của Quốc gia đó. Bởi việc thứ bậc sẽ phản ánh vai trò, tính
năng tương ứng của nguồn luật này từ đó phản ánh nên vị trí, vai trò, thứ bậc, bản chất của hệ
thống pháp luật Quốc gia.
Ví dụ: Các nước theo hệ thống pháp luật thông luật như Anh, Mỹ và các nước theo hệ thống
pháp luật dân luật như Đức về cơ bản họ đều có các nguồn luật như văn bản quy phạm pháp
luật, án lệ, tập quán. Tuy nhiên ở hệ thống pháp luật thông luật thì án lệ có giá trị pháp lý cao
hơn văn bản quy phạm pháp luật trong khi ở hệ thống dân luật thì ngược lại. Nếu người nghiên
cứu không tôn trọng nguyên tắc thứ bậc sẽ không thể nhìn nhận và phân biệt rõ bản chất của
hai hệ thống pháp luật này, từ đó khó có thể xác định một Quốc gia theo hệ thống pháp luật
dân luật hay thông luật. Vì vậy, đây là nguyên tắc rất quan trọng khi nghiên cứu pháp luật các nước.
Nguyên tắc tôn trọng tính hữu cơ, toàn diện của pháp luật nước ngoài: Khi NCPLNN, người
NC cần đặt các QPPL trong mối tương quan với các QPPL nước ngoài khác đồng thời xem xét
một cách tổng thể sự tác động qua lại, ảnh hưởng đến toàn bộ HTPL, đòi hỏi người NC không
được bóc tách từng QPPL để đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính phiến diện về PL nước ngoài. Ví dụ:
17/10/2018, sau 95 năm cấm đoán, Canada trở thành nước thứ nhì trên thế giới sau Uruguay
hợp pháp hóa cần sa giải trí. Theo Đạo luật cần sa mới, người thành niên được phép sở hữu,
mang theo và chia sẻ với những người thành niên khác tới tối đa 30 gam cần sa khô. Điều này
dẫn đến việc các quy định có liên quan khác như xử phạt hành chính khi vi phạm luật giao
thông, lao động,... cũng bị sửa đổi theo hướng hợp pháp hóa cần sa, xuất phát từ bản chất xã
hội phương Tây với dân trí tương đối cao và suy nghĩ không gò bó, không giới hạn khả năng
của công dân. Tuy nhiên, cần sa và các chế phẩm từ cần sa vẫn là chất ma túy tuyệt đối cấm
sử dụng trong y học và đời sống xã hội tại Việt Nam theo quy định tại Điều 1 Nghị định
73/2018/NĐ-CP quy định danh mục các chất ma túy và tiền chất, bởi một bộ phận người dân
ở các vùng nông thôn và cả ở thành thị có dân trí thấp, dễ bị các đối tượng xấu lôi kéo vào con
đường buôn bán, vận chuyển chất cấm. Do đó, khi nghiên cứu so sánh sự khác biệt giữa các
quy định của pháp luật Việt Nam và Canada, ta cần nghiên cứu tổng thể các quy định có liên
quan, kể cả các quy định liên quan gián tiếp đến vấn đề này.
Ví dụ 2: Ở các quốc gia hồi giáo thì hình phạt Stoning to die (ném đá cho đến chết) sẽ được áp
dụng khi 1 người ngoại tình và có 3 người đàn ông đạo Hồi làm chứng. Tuy nhiên người ta
xem xét đến việc liệu những người ném đá đó có được coi là phạm tội giết người theo luật hình
sự hay không? Thì sẽ dẫn chiếu đến quy định về ngoại lệ Honour killing (Giết người vì danh lOMoARcPSD| 36477832
dự) để không bị buộc tội. Do đó khi nghiên cứu PL Hồi giáo người NC phải xem xét một cách
tổng thể để không đi vượt quá bản chất của vấn đề.
Vd3: Nếu luật gia Thụy Điển quan tâm tới các quy định của pháp luật về trợ cấp xã hội cho gia
đình đông con ở Pháp anh ta không nên tự giới hạn việc nghiên cứu trong các quy định của
luật xã hội như ở Thụy Điển (trợ cấp cho trẻ em, trợ cấp nhà…), bởi vì ở Pháp chính phủ sẻ
chia sẻ phần lờn sự trợ giúp tài chính với các gia đình đông con không thông qua hình thức trợ
cấp xã hội mà thông qua luật thuế dưới hình thức giảm một mức thuế đáng kể cho các gia đình
nêu trên (Thụy Điển không sử dụng biện pháp này).
Nguyên tắc dịch thuật: Luật pháp nước ngoài sẽ có sự đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ
chuyên ngành và ngôn ngữ đời thường. Do đó khi dịch thuật đòi hỏi người NC phải có sự am
hiểu đối với ngôn ngữ đó, kết hợp từ điển thông thường và từ điển pháp lý để dịch thuật trong tổng thể hài hòa.
- Khi dịch thuật ngữ thì phải dựa trên quan điểm pháp luật của nước sở tại. - Đôi khi sẽ cảm
thấy khó khăn khi từ ngữ thì giống nhau nhưng cách hiểu thì khác nhau và đôi khi từ ngữ sử
dụng trong nhiều hệ thống pháp luật là khác nhau nhưng cách hiểu là giống nhau.
Ví dụ: Khi dịch thuật đối với các vấn đề pháp luật, người nghiên cứu cần phải sử dụng loại từ
điển chuyên ngành pháp lý, đặc biệt là từ điển đơn ngữ. Ví dụ: Từ điển pháp luật Anh – Anh,
Từ điển pháp luật Pháp – Pháp. Nếu không thể tìm được thì nên sử dụng từ điển song ngữ
chuyên ngành để tra cứu các thuật ngữ pháp lý. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là sử dụng Từ điển
Luật học trong đó có các thuật ngữ pháp lý được giải thích theo ngôn ngữ của nước đó (chỉ
đạt được hiệu quả khi người nghiên cứu có đủ kiến thức về ngôn ngữ). (Không chắc)
Nguyên tắc khách quan về tư duy: Không được đưa ra bất kì sự bình luận hay nhận xét nào của
cá nhân mình về các hệ thống pháp luật đó. người nghiên cứu không được áp đặt những định
kiến về pháp luật, chính trị, tôn giáo, văn hóa, đạo đức, góc nhìn cá nhân của mình lên những
quy định pháp luật nước ngoài).Việc mô tả về các hệ thống pháp luật này phải phản ánh trung
thực đúng như nó đang tồn tại. Các thuật ngữ được sử dụng trong bản mô tả về hệ thống pháp
luật nào cần phải sử dụng các thuật ngữ pháp lí của chính hệ thống pháp luật đó với các nguồn
luật và các kiểu khái niệm đặc trưng của chính hệ thống pháp luật đó trong bối cảnh kinh tế-xã
hội, chính trị...của chính hệ thống pháp luật đó.
VD: Ở Sri Lanka, chính quyền có một quy định: cấm chụp ảnh selfie với tượng Phật. Người
dân Sri Lanka quan niệm rằng việc quay lưng với Phật ở Sri Lanka là một hành động bất kính,
và theo quy định của pháp luật Sri Lanka, hành vi bất kính đấy có thể dẫn đến việc phạt tù.
Quy định này có được dựa trên niềm tin tôn giáo và văn hóa của người dân Sri Lanka, và được
người dân quốc gia này tuân thủ và tôn trọng. Khi nghiên cứu, không thể dùng các quy định
của pháp luật Việt Nam để cho rằng điều luật này là một điều luật “dư thừa”, “không cần
thiết”, “vi phạm quyền tự do cá nhân” bởi Sri Lanka và Việt Nam không có chung về điều kiện
văn hóa và tôn giáo. Sự không khách quan về tư duy trên sẽ khiến cho người nghiên cứu không
nhận ra được ý nghĩa và giá trị nằm trong quy phạm, khiến cho việc nghiên cứu mất đi một phần ý nghĩa.
Nguyên tắc giải thích pháp luật NN: Điều quan trọng nhất trong nguyên tắc giải thích áp dụng
nước ngoài là phải giải thích pháp luật được đúng với bản chất pháp luật của quốc gia ban hành lOMoARcPSD| 36477832
pháp luật đó nhằm mục đích đảm bảo giá trị khoa học của công trình nghiên cứu so sánh PL nước ngoài.
Ví dụ cụ thể là về chế độ vợ chồng tại các quốc gia trên thế giới. Thông thường các quốc gia
trên các nước vẫn duy trì chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên luật Hồi giáo vẫn cho
phép chế độ hôn nhân đa thê, một chồng có thể lấy đến bốn người vợ. Chính vì vậy, khi cần
phải giải thích về chế độ hôn nhân trong pháp luật của những nước Hồi giáo, người nghiên
cứu áp đặt những quan điểm, tư tưởng, đạo đức, góc nhìn một vợ một chồng của cá nhân quốc
gia mình lớn lên, để phân tích về chế độ đa thê của những nước Hồi giáo sẽ rất dễ làm cho
việc giải thích pháp luật chủ quan và sai lệch so với bản chất thật của pháp luật Hồi giáo.
10. Anh/Chị hãy trình bày những vấn đề cần phải tránh khi nghiên cứu, so sánh pháp
luật nước ngoài.
Khi nghiên cứu, so sánh pháp luật nước ngoài, người nghiên cứu cần phải tránh những vấn đề sau đây:
Sai lầm trong việc xác định và thu thập thông tin về pháp luật nước ngoài.
● Sai lầm khi xác định nguồn thông tin:
● Nguồn chính thức là loại nguồn chứa đựng hầu hết các quy phạm pháp luật của quốc
gia. Từ đó, người nghiên cứu có được bức tranh chính xác về hệ thống pháp luật nước ngoài.
● Nguồn bổ trợ: Các loại nguồn này nhằm mục đích khắc phục chỗ trống của pháp luật quốc gia.
Trên thực tế, việc xác định đâu là nguồn chính và đâu là nguồn bổ trợ là không giống nhau ở các quốc gia.
● Sai lầm trong việc thu thập nguồn thông tin: Sau khi đã xác định được nguồn thông tin,
người tiến hành nghiên cứu phải có cách thức thu thập nguồn thông tin phù hợp.
Người nghiên cứu tiếp cận pháp luật nước ngoài theo cách người đó đã làm đối với pháp
luật trong nước, bằng kiến thức pháp luật của chính nước họ.
Điều này dẫn tới những hệ quả sau:
● Người nghiên cứu, một cách ý thức hoặc vô thức, khi so sánh pháp luật nước ngoài
thường suy luận các khái niệm, các thiết chế pháp luật và phương pháp nghiên cứu pháp
luật mà họ đã biết trong hệ thống pháp luật nước nhà khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài.
● Từ việc áp đặt những hiểu biết và phương pháp nghiên cứu có được từ thể thống pháp
luật trong nước người nghiên cứu sẽ dẫn đến các kết luận sai lầm về thực trạng và bản
chất pháp luật nước ngoài.
Tiến hành so sánh pháp luật nước ngoài khi không am hiểu về ngôn ngữ về pháp luật của
quốc gia mình nghiên cứu.
Vấn đề dịch thuật ngữ: Khi dịch thuật ngữ thì phải dựa trên quan điểm pháp luật của nước sở
tại. Đôi khi sẽ cảm thấy khó khăn khi từ ngữ thì giống nhau nhưng cách hiểu thì khác nhau và
đôi khi từ ngữ sử dụng trong nhiều hệ thống pháp luật là khác nhau nhưng cách hiểu là giống
nhau. Ví dụ: “hội thẩm nhân dân” và “bồi thẩm đoàn” hay “tổng công ty” và “Tập đoàn công ty.
So sánh pháp luật trong sự tách rời chính sách pháp luật. lOMoARcPSD| 36477832
Khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài, đòi hỏi người nghiên cứu phải nghiên cứu trong tính
tổng thể của nó cho dù chỉ quan tâm tới một khía cạnh cụ thể.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật là hiện tượng xã hội và chỉ thể hiện bình diện nhất định của
xã hội. Vì vậy, không thể tách rời hệ thống pháp luật và các hệ thống xã hội khác mà cần phải
có sự quan tâm đến mục tiêu của các quy định trong bối cảnh xã hội đó. Nếu một người nghiên
cứu nước ngoài thiếu hiểu biết về bối cảnh của nước này (hiện trạng nền kinh tế, mức độ thất
nghiệp, chính sách nhập cư) dễ có cái nhìn sai lầm về mục đích thực sự của quy định pháp luật
nêu trên cũng như tác động thực tế của nó. 11.
Mục đích của hoạt động phân nhóm các hệ thống pháp luật là gì? Cho ví dụ
minhhọa. (ko biết cho ví dụ)
Phân nhóm các hệ thống pháp luật nhằm 2 mục đích:
● Giảng dạy (các cơ sở đào tạo sẽ tổ chức lớp học chung cho 1 truyền thống PL chứ kh
cần thiết phải tổ chức từng lớp học riêng cho mỗi HTPL). Ví dụ: Khi có đc toàn cảnh
bản đồ PL thế giới do LSS phân loại, thì sinh viên sẽ dễ dàng biết đc những đặc trưng
chủ yếu của HTPL nước mà mình nghiên cứu mà không cần phải học hết nội dung thực định của các QPPL.
● Nghiên cứu khoa học pháp lý (khi nắm bắt đc thông tin về đặc điểm của 1 truyền thống
pháp luật, người nghiên cứu có thể biết đc các đặc điểm này cũng xuất hiện ở các nc
thuộc họ PL đó. Vì vậy có thể tiết kiệm thời gian, công sức nghiên cứu): Ví dụ: Khi
người nghiên cứu muốn tìm hiểu về PL của nước A. Nếu họ có đc nguồn thông tin xác
định rằng PL của nước A thuộc về hệ thống Civil law thì từ đấy họ có thể biết đc những
đặc điểm tổng quan về PL của QG này, như là nước A có hình thức PL chủ yếu là PL
thành văn, án lệ không đc coi là nguồn luật, thẩm phán, tòa án chỉ có chức năng xét xử
không có vai trò làm luật, PL có sự phân chia thành luật công và luật tư. 12.
Trong số các tiêu chí phân nhóm các hệ thống pháp luật thì tiêu chí nào là
quantrọng nhất? Tại sao?
Vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định tiêu chí cũng như các tiêu chí cụ
thể để phân nhóm các HTPL. Mỗi quan điểm của các tác giả có những ưu nhược điểm nhất
định. Các tiêu chí thường được sử dụng trong hoạt động phân nhóm các HTPL trên thế giới: (1) Hình thức pháp luật. (2) Nguồn gốc pháp luật (3)
Vai trò làm luật của cơ quan tư pháp (4)
Phân chia luật công và luật tư (5)
Mối tương quan giữa luật nội dung và luật tố tụng (6)
Pháp điển hóa pháp luật
● Theo thống nhất chung thì: Không có tiêu chí quan trọng nhất vì mỗi tiêu chí có vai trò riêng
do đó phải sử dụng kết hợp nhiều tiêu chí vì nếu chỉ có một tiêu chí quan trọng nhất thì đã ko
cần đến những tiêu chí khác. Ví dụ như Réne David đã kết hợp hai tiêu chí để phân nhóm hệ
thống pháp luật, đó là kỹ thuật pháp lý và hệ tư tưởng để phân chia các hệ thống pháp luật trên
thế giới thành bốn hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil law), hệ thống
pháp luật Anh-Mỹ (Common law), hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa, hệ thống luật dựa trên lOMoARcPSD| 36477832
tôn giáo và các chính sách truyền thống khác (Luật hồi giáo, Luật Hindu, Luật của một số nước
vùng Đông Á và pháp luật một số nước châu Phi) . 13.
Phấn tch vai trò c a mốỗi tếu chí phấn nhóm trong viủ ệc xấy d ng b n
đốầự ả h thốếng pháp lu t thếế gi i.ệ ậ ớ
Các tiêu chí khác nhau có tầm quan trọng khác nhau trong việc phân nhóm các hệ thống
pháp luật (6 tiêu chí)
=> a) Tiêu chí Nguồn gốc PL: Luật La Mã cổ (Châu Âu lục địa và XHCN) và Tập quán
cổ của nước Anh (thông luật)
=> b) Tiêu chí hình thức PL: giúp nhận biết sự tương đồng và khác biệt giữa các HTPL
thông qua sự thể hiện ra bên ngoài dựa vào hình thức của PL. Các QG có hình thức PL chủ yếu
là luật thành văn sẽ thuộc về hệ thống PL Châu Âu lục địa hoặc XHCN. Các HTPL có hình
thức PL chủ yếu là tiền lệ pháp (thuật ngữ hẹp của luật bất thành văn) sẽ thuộc về hệ thống Thông luật
=> c) Tiêu chí sự phân chia luật công và luật tư: Các QG mà trong đó HTPL đc phân chia
thành 2 mảng là luật công và luật tư sẽ thuộc về HTPL Châu Âu lục địa, ở các hệ thống Thông
luật và XHCN thì không có sự phân chia này.
Câu hỏi về nguyên nhân có sự phân chia này (nếu thầy hỏi):
Nguyên nhân cơ sở:Luật La mã cổ có nghiên cứu cả luật công và luật tư nhưng khi La Mã
bị sụp đổ thì chỉ còn luật tư. Đến khi tìm được bộ luật Corpus Juris Civilis thì luật La Mã một
lần nữa trở về. Đồng thời, trường phái luật tự nhiên ra đời (thế kỷ 17) lý giải luật công và bổ
sung luật công cho HTPL Châu Âu lục địa
Nguyên nhân trực tiếp phân chia luật công, tư: cách mạng tư sản làm thay đổi về mặt bản
chất, đem hệ thống luật công áp dụng vào trong thực tế Tại sao pháp luật XHCN không có phân chia:
Bởi vì HTPL này xây dựng nền KT sở hữu toàn dân, không cho phép tồn tại tư hữu tức là
chế độ thủ tiêu luật tư.
=> d) Tiêu chí vai trò của luật thực định và luật tố tụng: Ở các QG thuộc HTPL PL
Châu Âu lục địa và PL XHCN luật thực định có vai trò quan trọng hơn so vs luật tố tụng. Ở
các nước thuộc HTPL Thông luật thì luật tố tụng giữ vai trò quan trọng hơn so vs luật thực định.
=> e) Tiêu chí vai trò làm luật của thẩm phán: Ở các nước thuộc họ Châu Âu lục địa và
XHCN thẩm phán chỉ có chức năng xét xử mà không có quyền ban hành án lệ ngược lại ở các
nước Thông luật bên cạnh thẩm quyền xét xử thì thẩm phán còn có quyền ban hành án lệ theo
quy định PL. Tuy nhiên ở các nước thuộc truyền thống PL thành văn vẫn có ngoại lệ trong 1
số trường hợp đặc biệt, thẩm phán vẫn có thể ban hành án lệ với tư cách là nguồn của PL hoặc nguồn bổ trợ của PL,
VD:Tòa án Hiến pháp Cộng hòa liên bang Đức có vị trí rất đặc biệt. Các quyết định của Tòa
án Hiến pháp liên bang có hiệu lực cao hơn luật liên bang, trừ Hiến pháp. Đây là một đặc trưng
cơ bản khi đề cập tới vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật nước Đức hiện nay.
=> f) Tiêu chí Mức độ pháp điển hóa của PL: Ở các nước thuộc họ PL Châu Âu lục địa
và XHCN PL có mức độ pháp điển hóa rất cao do sử dụng hình thức PL thành văn. Ngược lại lOMoARcPSD| 36477832
ở các nước Thông luật, pháp điển hóa diễn ra hạn chế hơn (do sử dụng hình thức án lệ là chủ yếu)
14. Hệ thống pháp luật có mấy cách hiểu? Đặc điểm khác biệt của những cách hiểu này?
-- Theo khoa học pháp lý Việt Nam, thuật ngữ “hệ thống pháp luật quốc gia" (hệ thống pháp
luật) thường được hiểu là: “tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất
với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong
những văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định"
- Trong LSS, thuật ngữ “hệ thống pháp luật" được hiểu tùy từng ngữ cảnh:
+ Cách hiểu 1: Hệ thống pháp luật của 01 quốc gia;
+ Cách hiểu 2: Thuật ngữ “HTPL" khi đc s/d trong hđ phân nhóm của LSS: thì nó là thuật ngữ
"mang tính quy ước" (hay mang tính ước lệ) dùng để chỉ 1 nhóm các HTPL bao gồm các HTPL
của các QG hoàn toàn độc lập vs nhau nhưng giữa chúng có chung 1 số đặc điểm nhất định:
Nguồn gốc PL, cấu trúc nguồn luật (hình thức PL), vai trò làm luật của Thẩm phán, sự phân
chia cấu trúc hệ thống pháp luật thành lĩnh vực luật công và luật tư, mối tương quan giữa luật
tố tụng và luật nội dung, pháp điển hóa, cách thức ban hành, giải thích và áp dụng pháp luật,
chế định pháp luật, đào tạo luật.
+ là thuật ngữ “mang tính quy ước" (hay mang tính ước lệ - có nghĩa là tự chúng ta quy ước
vs nhau, tự chúng ta s/d thuật ngữ đó để ước lệ về sự vật, hiện tượng nào đó, chứ nó không
đúng như bản chất nội hàm của thuật ngữ. Cho nên, nó chỉ là thuật ngữ mang tính quy ước).
+ dùng để chỉ 1 nhóm các HTPL bao gồm các HTPL của các QG hoàn toàn độc lập vs nhau
(nó phải là HTPL của các QG hoàn toàn độc lập vs nhau, cho nên nếu như bị giảng viên hỏi rằng:
• [?] HTPL liên bang Mỹ / HTPL của nước Mỹ bao gồm 51 HTPL khác nhau đó có thể
được hiểu là HTPL như cách mà ta đang diễn đạt hay không?
=> Không. Vì 51 bang của Mỹ nó không có sự độc lập vs liên bang, mà nó nằm trong chính
thể Nhà nước liên bang và nó bị phối bởi cả PL liên bang nữa. Cho nên, chúng không hoàn
toàn độc lập vs nhau. Do đó, không thể hiểu 51 HTPL của NN liên bang Mỹ bằng cách chúng
ta đang hiểu thuật ngữ HTPL hđ phân nhóm của LSS)
+ nhưng giữa chúng có chung 1 số đặc điểm nhất định.
15. Phân biệt các khái niệm: dòng họ pháp luật, hệ thống pháp luật quốc gia, truyền thống
pháp luật, họ tộc pháp luật, gia đình pháp luật.
HTPLQG: được xây dựng trên tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống
nhất với nhau và được phân định thành các chế định pháp luật, ngành luật. Những VBQPPL
đó phải được thể hiện trong văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo trình
tự thủ tục do PL quy định. lOMoARcPSD| 36477832
Mặc dù PL của các quốc gia là ko đồng nhất nhưng vấn có sự tương tự nhất định về LS hình
thành, điều kiện chính trị xã hooij, hệ tư tưởng, văn hóa. Do đó dựa vào những điểm tương
đồng ấy các nhà nghiên cứu luật học so sánh đã phân loại và sắp xếp 1 số hay nhiều HTPLQG
thành một số nhóm nhất định gọi là HTPLTG bao gồm: dòng họ pháp luật, truyền thống Pl, họ
tộc pháp luật, gia đình pháp luật.
“Truyền thống pháp luật”: dùng để chỉ những nhóm pháp luật ra đời trong cùng một không
gian văn hóa, hệ tư tưởng và ở một khu vực địa lý nhất định. VD: truyền thống PL châu Âu lục
địa là chỉ PL của các nước thuộc phần lục địa của châu Âu trên cơ sở của Luật La Mã và coi
trọng Luật thành văn. (thường nhấn mạnh vào nguồn gốc ra đời)
“Gia đình pháp luật/ dòng họ pháp luật/ họ tộc pháp luật”: thường được dùng khi muốn chú
trọng vào các điểm tương đồng và đặc biệt là điểm tương đồng về nguồn gốc ra đời để xếp các
hệ thống pháp luật quốc gia có những điểm tương đồng đó vào cùng nhóm. Đặc biệt nhấn mạnh
tính kế thừa pháp luật La Mã cổ ở các hệ thống PL Châu Âu thuộc địa và XHCN.
Mở rộng: Tồn tại nhiều khái niệm khác nhau là do:
+ Bản chất của Luật học so sánh là ko có sự nhất quán trong việc tiếp cận vấn đề.
+ Sự đa dạng về mặt ngữ nghĩa, cách hiểu khi dịch từ nước ngoài sang tiếng Việt.
16. Phân tích điều kiện để phân nhóm hệ thống pháp luật Hồi giáo. Cho ví dụ minh họa.
*2 điều kiện để 1 QG trở thành QG theo PLHG là:
ĐK cần: Đạo Hồi là quốc đạo
Đk đủ: Pháp luật được xây dựng hoàn toàn từ kinh.
- Pháp luật Hồi giáo có mức độ ảnh hưởng rất khác nhau tại các nước đạo Hồi, bởi lẽ mỗi quốc
gia lại có sự phát triển xã hội và nhà nước đặc thù riêng biệt. Có thể phân loại thành các nhóm sau đây:
+ Nhóm thứ nhất: Bao gồm các nước đã từng đi theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa và có dân
cư đạo Hồi. Pháp luật được dựa trên những nguyên tắc rất khác biệt với những gì gọi là tôn chỉ
của luật Hồi giáo. Các tòa án không bao giờ chấp nhận việc áp dụng pháp luật đạo Hồi, nó chỉ
được tuân thủ một cách âm thầm trong dân chúng – những người theo đạo mà thôi. Điển hình
chính là các nước Kazakhstan, Turkmenistan, Kirghizistan, Albania….
+ Nhóm thứ hai: Là các nước tuy có hình thái “pháp luật hiện đại” nhưng vẫn tồn tại luật Hồi
giáo để điều chỉnh những mặt riêng biệt của đời sống xã hội liên quan đến những vấn đề nhân
thân, chế định tôn giáo… Các quốc gia này lại được chia ra thành những nhóm nhỏ phụ thuộc
vào việc “pháp luật hiện đại” được xây dựng theo hình mẫu nào. Bao gồm những nước có hình
mẫu pháp luật common law như Bangladesh, Malaysia, Nigeria và các nước theo hình mẫu
civil law như các nước Châu Phi nói tiếng Pháp, một số nước nói tiếng Ả Rập, Iran, Indonesia…
+ Nhóm thứ ba: Bao gồm những nước được có hệ thống pháp luật Hồi giáo tiêu biểu:
Afghanistan, Koweit, Qatar, Ả Rập Xê-út, Yemen, Jordannie, Bahrein, U.A.E, … Ở các quốc
gia này, đạo Hồi là quốc đạo, được ghi nhận như một tôn giáo chính thống. Người dân sống
trong sự điều chỉnh của các quy phạm, các nguyên tắc Hồi giáo bởi pháp luật taị đây thừa nhận
tính tối cao của luật Hồi giáo. Còn nhà nước chỉ có vai trò giữ gìn, đảm bảo cho việc thực hiện
nguyên tắc chính thống của đạo Hồi mà thôi. lOMoARcPSD| 36477832
17. Phân tích các nguồn của pháp luật Hồi giáo.
Pháp luật Hồi giáo gồm có 4 nguồn cơ bản đó là: Kinh Quran, Kinh Sunnah, Idjmá và Qiyás.
Kinh Quran được coi là nguồn chủ đạo của pháp luật Hồi giáo, là nguồn luật tối cao và quan
trọng nhất, là các lời dạy của thánh Allah, mọi tín đồ phải tin tưởng tuyệt đối. Bao gồm 6.237
câu thơ chia thành 30 phần, 114 chương. Trong đó có các nguyên tắc pháp luật; các quy định
điều chỉnh các quan hệ dân sự và hôn nhân gia đình; các quan hệ hình sự; các quan hệ tố tụng;
các quan hệ thương mại, tài chính và quan hệ quốc tế. Dù không quy định đầy đủ, chi tiết các
ngành nhưng phạm vi điều chỉnh rất rộng
Sunnah (là nguồn bổ sung cho Quran), là những lời khuyên dạy, cấm đoán của Mohammed.
Nội dung của Sunnah gồm 3 loại: lời nói của tiên tri về tôn giáo; hoạt động và hành vi của nhà
tiên tri và sự chấp nhận của tiên tri đối với một số hành vi nhất định của con người. Trong khi
Kinh Quran chủ yếu giải quyết những nguyên tắc lớn của pháp luật, thì Kinh Sunnah đã chi
tiết hóa những vấn đề đó. Điển hình như: Kinh Quran cấm uống rượu, nhưng lại không nói gì
về chế tài đối với hành vi này; chế tài này lại được tìm thấy trong Kinh Sunnah bằng việc thực
thi hình phạt đánh roi đối với hành vi uống rượu này
Idjimá lại được ra đời trên cơ sở sự thống nhất về quan điểm pháp luật của các học giả pháp
lý Hồi giáo. Được xem “là nền tảng có tính chất giáo điều của pháp luật Hồi giáo”. Ví dụ:
Ijma quy định phụ nữ không được làm thẩm phán nhưng quy định này không có trong Kinh Quoran
Qiyas là “phương pháp suy xét theo sự việc tương tự”. Đây kh phải là án lệ mà là tinh thần
gthich PL của thẩm phán căn cứ theo 3 nguồn nêu trên. Ví dụ: Qiyas xây dựng: cấm uống rượu
và sử dụng các chất kích thích khác (cồn, ma tuý…).
Kinh Quran và Kinh Sunna là hai nguồn luật chủ đạo nhất, có giá trị pháp lý cao nhất đồng
thời thể hiện là nguồn luật mang tính thần thánh và tự nhiên, còn Idjmá và Qiyas đóng vai trò
là nguồn luật bổ trợ cho hai nguồn luật trên nhưng không thể thiếu được trong hệ thống pháp
luật của các quốc gia theo Luật Hồi giáo và là nguồn luật thể hiện cho sự điều chỉnh pháp luật
bằng việc kết hợp những tư tưởng thần thánh tự nhiên với lý trí và sự thông thái của con người.
18. Phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa dòng họ pháp luật châu Âu lục địa vàdòng
họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa. lOMoARcPSD| 36477832 Hệ thống pháp
Hệ thống pháp luật xã hội
luật châu Âu lục địa
chủ nghĩa (Socialist legal
( Civil law system ) system) Giống
- Đều có nguồn gốc từ Luật La Mã cổ . nhau
- Đều sử dụng pháp luật thành văn làm nguồn.
- Hình thức pháp luật của cả hai đều là pháp luật thành văn .
- Luật thực định ở cả 2 HTPL này đều có vai trò quan trọng hơn so
với luật tố tụng .
- Thẩm phán thường chỉ có chức năng xét xử mà không có quyền
được ban hành án lệ .
- Trình độ pháp điển hóa đều cao do sử dụng hình thức pháp luật hành văn. lOMoARcPSD| 36477832 Khác Thời điểm Ra đời từ thế kỉ
Ra đời vào đầu thế kỉ XX. nhau ra đời XIII .
Sự ra đời của hệ thống pháp
luật này gắn liền với Cách
mạng tháng Mười của Nga
(1917) và sự ra đời, phát triển của nhà nước XHCN. . Nguồn luật Ngoài pháp luật
Chỉ có pháp luật thành văn.
thành văn thì còn có
án lệ và tập quán
pháp luật , học thuyết và các nguyên tắc
chung của pháp luật. Cấu trúc Pháp luật có sự
Không phân định luật
phân định thành luật công luật tư.
công và luật tư rõ ràng.
19. Phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa dòng họ pháp luật Thông luật và dòng họ
pháp luật châu Âu lục địa.
Giống nhau: Ko có sự giống nhau nào :) Khác nhau: Tiêu chí so sánh
Dòng họ pL châu Âu lục địa Dòng họ PL thông luật Hình thức pháp luật
Văn bản pháp luật (vì chịu Án lệ là chủ yếu, VBPL
ảnh hưởng lớn từ PL La Mã ngày càng giữ vai trò quan
cổ). Trong lịch sử từng sử
trọng trong HTPL. Hiện
dụng án lệ và tập quán pháp nay VBPL của nghị viện ban
nhưng kể từ năm 1789 thì
hành trở thành nguồn luật có
không thể hiện vai trò của
hiệu lực pháp lý cao nhất các nguồn luật này. Tuy
mặc dù nguồn quan trọng
nhiên trên thực tiễn vẫn có
nhất vẫn là án lệ. VD: Sau
một giá trị áp dụng nhất
quá trình cải cách tư pháp định.
của Anh 1853 thì tính ngẫu Nguồn gốc pháp luật lOMoARcPSD| 36477832
nhiên trong PL Anh được cải Bắt nguồn từ luật La Mã cổ. HTPL là do yếu tố địa lý và
(do chịu sự đô hộ kéo dài của đế quốc La Mã. Tuy nhiên
yếu tố Anh. Nguồn gốc PL
khi La Mã tan rã và chấm dứt ách thống trị thì ở châu Âu
dựa trên nền tảng PL Anh cổ
lục địa tồn tại nhiều nguồn luật ko thống nhất, chủ yếu là (Anglo Saxon) với những
tập quán được áp dụng và Luật La Mã ko được coi trọng.
tập quán được hình thành từ
Nhưng đến năm 1096 thì Luật La Mã được phát hiện trở lại sự phát triển của cộng đồng
tại thư viện đại học Bologna và đến khoảng thế kỷ XIII các
được các thẩm phán dựa trên
quốc gia Châu Âu lục địa đã nhìn nhận lại vai trò của Bộ
khi giải quyết. Dần dần thì
luật này. (Corpus Juris Civilis) cách theo hướng hợp lý và
tạo thành nguyên tắc chung
pháp điển hóa => VBPL ra đời và dần khẳng định ưu thế
với tên gọi thông luật xuất
của mình. Hoặc sự ra đời của Hiến pháp Mỹ cũng đã thể
hiện từ giữa thế kỉ XIII. hiện được điều này.
Bắt nguồn từ Luật Anh cổ. Mặc dù cũng bị đô hộ bởi đế
quốc La Mã nhưng sở dĩ Anh ko bị tác động nhiều đến
Vai trò làm luật của cơ quan Cơ quan tư pháp ko có vai CQTP có vai trò làm luật rất tư
pháp trò làm luật, thẩm phán ko
lớn bên cạnh CQ lập pháp.
có thẩm quyền ban hành PL, Thẩm phán vừa có
chức họ chỉ có vai trò giải thích và năng ban hành PL,
vừa giải áp dụng PL trên thực tiễn. thích và áp dụng PL
Vai trò giữa luật thực định Luật thực định chiếm ưu thế Luật tố tụng chiếm ưu thế và luật tố tụng nhiều hơn
nhiều hơn, được xem là
xương sống trong quá trình xét xử.
Phân chia luật công và luật Công nhận có sự phân chia ko thừa nhận có sự phân chia tư
thể hiện trong cấu trúc tòa án luật công và luật tư. VD ko
(hệ thống kép) (lý do trong
có sự phân chia thành tòa
giáo trình tr.74) dân sự, tòa hành chính, tòa hình sự,.. như PL của Pháp.
Mức độ pháp điển hóa Rất cao
ko mang tính chất toàn diện
20. Phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa dòng họ pháp luật Thông luật và dòng
họpháp luật Xã hội chủ nghĩa. lOMoARcPSD| 36477832 Hệ thống pháp
Hệ thống pháp luật xã hội luật Thông luật
chủ nghĩa (Socialist legal
( Common Law ) system) Giống
- Đều không có sự phân định giữa luật công và luật tư nhau Khác Hình thức Án lệ là chủ yếu,
Chỉ có pháp luật thành văn. nhau pháp luật VBPL ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thông luật. Nguồn gốc Luật Anh cổ Luật La mã cổ Vai trò giữa Tố tụng quan trọng
Thực định quan trọng hơn
luật thực định hơn và luật tố tụng Trình độ không mang tính rất cao
pháp điển hóa chất toàn diện Vai trò làm Thẩm phán có vai
Thẩm phán thường chỉ có luật của cơ
trò làm luật rất lớn bên chức năng xét xử mà không có
quan tư pháp cạnh cơ quan lập pháp. quyền được ban hành án lệ . Bên cạnh chức năng Tuy nhiên, ở một số QG xét xử TP còn có
ngày nay TP ở các tòa tối cao
quyền làm luật nghĩa là cũng có thẩm quyền ban hành ban hành các QPPL
án lệ ví dụ như tòa phá án nước
mới, xuất phát từ việc
Pháp, TATC của các QG như các QG này có nguồn
Đức, Nga, Thụy Sỹ, TQ, Nhật, lOMoARcPSD| 36477832
gốc từ hệ thống thông
Việt Nam cũng có thẩm quyền
luật, nguồn gốc từ tập ban hành án lệ. quán cổ của nc Anh.
=> Đây là ngoại lệ cần thiết nhằm bổ sung cho khiếm
khuyết của Luật thành văn
21. Khái quát sự hình thành của bộ phận thông luật Anh?
Khái quát sự hình thành:
* Giai đoạn trước 1066: Giai đoạn PL tập quán (Anglo Saxon)
- HCLS Kinh tế chính trị: nước Anh chịu sự đô hộ của La Mã suốt gần 4 thế kỷ bắt đầu từ thế
kỷ 5 đế quốc la mã bắt đầu suy yếu các binh đoàn la mã bắt đầu rút khỏi nước Anh để bảo vệ
nước mình, các bộ tộc bộ lạc người German du nhập vào đến thế kỷ thứ Sáu Kitô giáo du nhập vào nước Anh
+ Về kinh tế cho đến cuối thế kỷ thứ XIX vẫn mang tính tự cung tự cấp
+ về chính trị mang tính phân quyền cát cứ cao độ:người đứng đầu lãnh địa nắm trong tay cả
vương quyền và thần quyền; nhà vua được thừa nhận là chánh án Công Lý tối cao của Vương
Quốc do ảnh hưởng từ giáo hội - Về pháp luật:
Cấu trúc nguồn luật: + luật thành văn: nước Anh thời kỳ này chưa có ngôn ngữ thống nhất vì
sự du nhập của các bộ lạc hai bộ là phát triển nhất là anglo và saxon hai bộ lọc này có chữ
viết phạm vi điều chỉnh rất hẹp sự ảnh hưởng của lập thành văn thời kỳ này không đáng kể
+ Luật tập quán là nguồn luật quan trọng nhất
+ luật La Mã không để lại dấu ấn quan trọng
* Giai đoạn từ 1066- cuối tk XV: giai đoạn hình thành Common Law khi nó tự khẳng
định mình, vượt qua sự phản kháng của TQ địa phương.
- 1066: Vua Anh qua đời mà ko có người kế vị, hoàng đế William đến từ vùng Nord Man
của nước Pháp là người thừa kế duy nhất, việc 1 người Pháp trở thành vua của nước Anh đã
gặp phải sự chống đối của các lãnh chúa phong kiến. Để củng cố sự cai trị của mình, các đời
vua Nordman đã cho thi hành hàng loạt các cải cách về hành chính, quân sự và chính trị. Đặc
biệt là về pháp luật. (quan điểm khác: mang quân sang xâm lược thành công nước Anh và tự
xưng là Hoàng Đế đặt nền móng xây dựng nước Anh thành nước phong kiến hùng mạnh ở
Châu Âu tạo nền móng cho bộ luật thông luật về sau). lOMoARcPSD| 36477832
Cải cách: Một mặt nhà vua vẫn cho duy trì hệ thống tòa án của các lãnh chúa phong kiến địa
phương cùng với hệ thống tập quán của các vùng. Mặt khác cử các quan cận thần đi tiến hành
xét xử lưu động ở các địa phương, trong quá trình xét xử các thẩm phán có nghĩa vụ áp dụng
các tập quán tại địa phương nơi xét xử đồng thời ghi chép vào trong sổ chép tay. Vào mùa
đông, các thẩm phán tập trung tại London và chuyền tay nhau các bản chép tay và bình luận
về kinh nghiệm xét xử. Hoạt động này được lặp đi lặp lại hàng trăm năm cho đến thế kỉ XII,
dẫn đến nền tảng tri thức chung giữa các thẩm phán và thông luật chính thức ra đời vào thế kỉ
XII (giai đoạn bắt đầu và áp dụng tại nước Anh, tk XIII chính thức được thừa nhận) dưới thời
vua Henry đệ nhị. Cụ thể là năm 1154. Luật lệ của các lãnh chúa địa phương ngày càng bị
triệt tiêu do ko cạnh tranh được với sự hiện đại, đa dạng của TA hoàng gia về mặt thẩm
quyền lẫn luật áp dụng. Đến thế kỉ XV, thông luật đạt được đỉnh cao của sự hưng thịnh khi có
sự xuất hiện của 1 hệ thống TA thống nhất :
Tòa tài chính có thẩm quyền chuyên xét xử các vụ việc có liên quan đến thuế, nghĩa vụ ngân
khố hoàng gia là chủ yếu.
Tòa thẩm quyền chung có thẩm quyền thụ lý GQ các tranh chấp dân sự, hình sự ko liên quan đến nhà vua.
Tòa Nhà vua (hay Tòa hoàng đế) chuyên giải quyết các tranh chấp chính trị đặc biệt
nghiêm trọng, liên quan đến việc lạm quyền của nhà vua. Hiến chương Madagata.
Có sự xuất hiện của nhà vua và thẩm phán chuyên nghiệp cũng như có sự xuất bản các tuyển
tập án lệ, đồng thời có sự xuất hiện của hệ thống trát.
* Sự ra đời của thông Luật Anh vào thế kỷ 13
- Việc lựa chọn, giải thích sáng tạo luật, tập quán địa phương:
- Việc áp dụng: là dựa trên thói quen tham khảo phán quyết có trước, chứ không phải là
nghĩa vụ của các Thẩm phán. - Phạm vi áp dụng thống nhất Mở rộng:
Khi mà William trở thành vua của nước Anh, thì để củng cố quyền lực của mình và xây
dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, nhà vua đã tránh đối đầu trực
tiếp với những lãnh chúa phong kiến ở địa phương, dần dần làm cho sự ảnh hưởng của
mình mở rộng hơn. Bởi lẽ khả năng cạnh tranh với tòa án của lãnh chúa là kém hơn
+ Vị trí địa lý: tập trung tại Londo ( tập quyền) xa xôi giao thông không thuận lợi
+ Điều kiện thụ lý: phải có writ (trát) (Do sự giới hạn bởi writ người dân muốn
đưa vụ kiện ra Tòa án Hoàng gia thì chỉ có những tranh chấp nào có đc trát thì mới đưa đc ra
Tòa án Hoàng gia, vì việc đưa vụ việc ra TA Hoàng gia là 1 đặc ân của vua)
+ Tâm lý nghi ngại: kinh nghiệm, luật áp dụng, cách thức giải thích luật (vì PL nước Anh
chưa đc thống nhất, mỗi địa phương sẽ có luật và tập quán riêng nên khi người dân đưa vụ
việc ra Tòa gia Hoàng gia sẽ lo lắng là TA Hoàng gia có chấp nhận a/d luật tập quán của địa
phương mình hay không? liệu Thẩm phán có hiểu đc luật tập quán của địa phương mình
không? Kinh nghiệm của Thấm phán?
+ Các cách thức gia tăng cạnh tranh: Biện pháp gia tăng cạnh tranh cho Tòa án Hoàng gia, bao gồm:
1) Cải tiến hệ thống trát:
2) Sử dụng bồi thẩm đoàn trong các phiên xét xử của hệ thống Hoàng gia
3) Đưa ra phương thức xét xử lưu động nhằm mở rộng thẩm quyền của các Tòa án Hoàng gia:
Ưu thế của Tòa án Hoàng gia so với Tòa án lãnh chúa (Tòa địa phương): lOMoARcPSD| 36477832
- Đội ngũ Thẩm phán của Tòa án Hoàng gia: có uy quyền hơn thẩm phán của tòa địa phương.
- Khả năng thắng kiện của nguyên đơn: cao (Ngày càng gia tăng các tranh chấp có sự tham
gia của công dân đến từ hai hay nhiều lãnh địa khác nhau mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tòa này)
- Phương thức xét xử của Tòa án Hoàng gia: khoa học, hợp lý hơn Tòa địa phương (đảm bảo tính công bằng)
- Do điều kiện khách quan
→ Đến cuối thời kỳ Trung cổ, các Tòa án Hoàng gia đã thay thế hoàn toàn các tòa án lãnh chúa, Tòa một trăm.
Câu hỏi riêng: Hệ thống Trát là đặc trưng của Tòa thông luật, nếu ko có Trát thì người
dân ko thể khởi kiện ở Tòa Công bằng đúng ko? Tòa công bình thì bắt buộc phải có bản
án của Tòa thông luật. Do đó thì nếu ko có trát thì cũng ko khởi kiện được Tòa công bằng vì
ko được Tòa thông luật thụ lý. Công Bình ra đời để khắc phục cho những bất công trong những
phán quyết của tòa Thông luật. nếu người dân ko có trát thì bất công tự chịu, nhưng về sau bỏ
luôn hệ thống Trát thì ms công bằng cho người dân.
Khái niệm: Thông luật (common law): có 5 cách hiểu tương ứng với 4 cấp độ
Cách hiểu 1 - Cấp độ 1: Common law = luật chung | vì thế kỉ 13 để chỉ về hệ thống
các nguyên tắc pháp lý được đặc ra trong các Tòa án hoàng gia (các Thẩm phán lúc này
được lựa chọn và giải thích sáng tạo) nhằm giải quyết 1 vấn đề cụ thể và có giá trị áp
dụng cho các vụ việc về sau trong trường hợp có sự giống nhau về mặt tình tiết áp dụng
chung trên toàn bộ lãnh thổ, nhằm phân biệt hệ thống pháp luật và tập quán riêng
Cách hiểu 2 - Cấp độ 1: Common law = được hiểu là luật | thế kỉ 16 khi Luật Công
bằng ra đời, dùng để chỉ Thông luật nhằm phân biệt với các lẽ phải, lẽ công bằng (đối với Luật Công bằng)
Cách hiểu 3 – Cấp độ hiểu 2: Common law = án lệ | Vì hệ thống Tòa án (sau cải cách
Tòa án) hiện nay, để chỉ Án lệ, bao gồm cả Án lệ của Tòa công bằng (quan điểm lẽ
phải, lẽ công bằng dựa trên ảnh hưởng của Luật Giáo hội + Luật La mã – các nguyên
tắc pháp lý chịu rất nhiều về Luật La Mã)
Cách hiểu 4 – cấp độ 3: Common law = khi nhắc về Common law của Anh là nói đến
toàn bộ hệ thống pháp luật Anh, không chỉ bao gồm án lệ, mà còn có luật thành văn +
các nguồn luật khác (Common law bị chịu ảnh hưởng của luật La Mã – thông qua luật công bằng)
Cách hiểu thứ 5 – Cấp độ 4: Common law = chỉ 1 nhóm hệ thống pháp luật / dòng họ
hệ tộc pháp luật bị ảnh hưởng, chi phối bởi pháp luật Anh (không có gì liên quan đến luật La Mã)
Mở rộng: Tại sao PL Anh ko chịu nhiều ảnh hưởng của PL La Mã?
Pháp luật Anh thời kì đế quốc La Mã đô hộ lOMoARcPSD| 36477832
Trong thời kỳ Đế quốc La mã chiếm đóng tại Anh, họ không thực sự quá quan tâm đến việc
quản lý quốc đảo này vì người La Mã có một lãnh thổ quá rộng lớn và đường di chuyển đến
Anh lại khó khăn vào thời điểm đó. Điều mà người La Mã quan tâm chỉ là việc thu thuế và
khai thác tài nguyên thiên nhiên. Việc áp dụng LLM được xem là một đặc ân chỉ dành riêng
cho công dân LM, ngoài ra các tù trưởng Anh cũng khước từ đối với việc áp dụng LLM.
Ngoài ra, về văn hóa, nước Anh chưa có chữ viết nên không thể tiếp thu LLM là nguồn luật thành văn.
Về kinh tế (quan trọng nhất), nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mang tính địa phương ở nước
Anh không phù hợp đối với việc áp dụng LLM là nguồn luật phát triển rất cao về dân sự và
thương mại mà chỉ phù hợp đối với việc áp dụng tập quán pháp.
Vì thế nhiều khu vực lãnh thổ Anh vẫn duy trì chế độ quản lý cũ, bao gồm cả luật pháp của
thời kỳ cũ, hệ thống tòa án được điều hành bởi các lãnh chúa PK địa phương và việc xét xử
mang nặng yếu tố siêu hình.
Ngoài ra cũng cần nói đến yếu tố con người. Một phần luật La Mã không có tác động nhiều
vào pháp luật Anh là vì người Anh có tính bảo thủ, nhất là về mặt tư pháp. Việc tiếp nối truyền
thống được người dân Anh chú trọng.
Pháp luật Anh thời kỳ Anglo-Saxon
Sau thời kỳ Đế quốc La mã sụp đổ, nước anh bị xâu xé bởi nhiều bộ tộc. Các vùng lãnh thổ bị
cát cứ và mỗi vùng lại có một hệ thống tập quán riêng tùy theo phong tục của mỗi bộ tộc, không
thống nhất và không thành văn.
Trong thời kỳ sau đó, tuy rằng nhiều lúc tình trạng cát cứ lãnh thổ trên nước Anh có giảm đi,
tuy nhiên, quyền lực của các lãnh chúa địa phương vẫn rất to lớn và bao trùm cả lên luật pháp khu vực.
Về sau, khi nhiều nền tư pháp của các nước Châu âu khác như Đức, Pháp đã học hỏi và tiếp
nhận nhiều tư tưởng từ Corpus Juris Civilis - pháp điển dân sự Đông Roma, vốn có nội dung
rất gần với luật La mã, thì những tài liệu này cũng đã đến được nước Anh nhưng không được
các lãnh chúa nơi đây ủng hộ khi nó tạo nên sự tập trung quyền lực cho chính phủ trung ương,
giảm bớt quyền hạn của các lãnh chúa trong lãnh địa của họ. Điều này dẫn đến việc các lãnh
chúa tiếp tục ủng hộ cho nền tư pháp dựa trên tập quán tại khu vực của mình.
Pháp luật Anh sau cuộc chinh phục của người Norman
Tuy rằng nhà vua William là người Pháp và đã có kinh nghiệm đối với các đạo luật La Mã, ông
biết rằng mình không thể cưỡng ép các lãnh chúa thay đổi ngay luật lệ điều hành tại các khu
vực của họ vì điều này sẽ dẫn đến bất ổn. Ngoài ra, ngân khố quốc gia sau khi ông lên ngôi
cũng không đủ để có thể vừa vận hành bộ máy nhà nước, thưởng công cho người có công trong
cuộc chinh phạt, vừa duy trì lực lượng quân đội đông đảo. Lựa chọn của ông chỉ còn là từng
bước giảm đi quyền lực của các lãnh chúa phong kiến trong khi vừa xây dựng lòng tin của lOMoARcPSD| 36477832
người dân bản địa và củng cố ngân khố Hoàng gia. Điều này được thực hiện qua một loạt cải
cách và trong đó có cải cách nền tư pháp. Thay vì yêu cầu các lãnh chúa thay đổi hẳn sang 1
hệ thống pháp luật hoàn toàn mới, ông từng bước tiếp cận vào quyền lực của các vị lãnh chúa
qua các hệ thống tòa, mà quan trọng nhất là việc xét xử lưu động của các thẩm phán Hoàng
gia. Việc xét xử vẫn sử dụng tập quán của khu vực nhưng tránh đi các phương thức xét xử siêu
nhiên, hợp lý hơn. Qua đó, không làm các lãnh chúa cảm thấy luật của khu vực họ không được
tôn trọng mà vẫn từng bước hệ thống lại được nền tư pháp, tăng niềm tin của dân bản địa bằng
phương pháp xét xử khoa học.
Những điều này đã làm nên sức mạnh nội tại giúp nước Anh phát triển hệ thống Thông luật mà
không bị ảnh hưởng bởi luật La mã nhiều.
22. Trình bày các đặc điểm của bộ phận thông luật của nước Anh? •
Tách biệt so với quyền lực lập pháp: mà được hình thành bằng con đường tư pháp,
thông qua thực tiễn xét xử (các án lệ thỏa mãn một số điều kiện nhất định). → QPPL
mới thông qua quá trình xét xử của tòa án •
Hình thành bằng con đường nội tại: không chịu ảnh hưởng bởi luật la mã. Nội tại tức là
tập quán cổ của nước anh trước năm 1066, không có sự du nhập của pl nước ngoài. VD
các nước châu âu lục địa thì ảnh hưởng khá nhiều luật la mã nhưng nước anh thì không. •
Tính liên tục và kế thừa của lịch sử: không có sự đứt gãy trong hệ thống pháp luật (ví
dụ như pháp có sự đứt đoạn, hoa kỳ có sự đứt đoạn khi nước mỹ độc lập khỏi nước anh,
việt nam năm 1945 sau khi thoát khỏi phong kiện). Thông luật nước Anh như một sợi
chỉ xuyên suốt từ quá khứ, hiện tại, tương lai. Tập quán của nước Anh vẫn được sử
dụng, thực tế thì vẫn có những tập quán, luật thành văn vẫn được áp dụng từ thời
Victoria → Hệ thống án lệ đồ sộ và được hình thành qua thời gian. Nếu không có đạo
luật của án lệ hoặc của nghị viện tuyên bố vô hiệu thì nó vẫn là nguồn cho các vụ việc
về sau để nghiên cứu xét xử. Là một hệ thống PL cổ lâu đời và phức tạp trên thế giới. •
Nguyên tắc Stare decisis (nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ): là nguyên tắc cột sống
trong hệ thống pháp luật anh. •
Tính cứng nhắc - linh hoạt: Thông luật vừa có tính cứng nhắc vừa có tính linh hoạt.
Trong trường hợp mà muốn thay đổi luật pháp nước anh thì rất là khó (tính cứng nhắc).
Trong trường hợp cần thiết thì nó hoàn toàn có thể được thay đổi để phù hợp với tình
hình thực tiễn (tính linh hoạt). •
Các luật gia Anh coi trọng thủ tục tố tụng hơn là luật nội dung: Biểu hiện rõ ràng nhất
cho đặc điểm này phải nói đến sự tồn tại của hệ thống trát (writ) hay còn gọi là lệnh,
các hình thức kiện. Chính sự cản trở của các lãnh chúa phong kiến đối với việc ban
hành các loại trát mới và việc các loại trát ra đời không đáp ứng kịp cho những loại
tranh chấp mới ngày càng phát sinh ngày càng nhiều đã làm cho thẩm quyền của các
tòa án bị giới hạn nghiêm trọng, làm cho người dân khó tiếp cận được với công lý. •
Thông luật Anh không có sự phân chia thành luật công và luật tư: Các học giả Luật so
sánh đã đưa ra khá nhiều nguyên nhân lý giải cho việc pháp luật Anh không phân chia
thành luật công và luật tư như:
Việc không phân chia này có liên quan tới các cuộc đấu tranh giành quyền chính trị
giữa Quốc hội và Nhà vua lOMoARcPSD| 36477832
Việc tồn tại của hệ thống thống nhất truyền thống nên các luật gia Anh không chia pháp
luật thành các ngành luật, không chấp nhận sự phân chia giữa luật công và luật tư (lý
giải này được đa số các nhà nghiên cứu đồng tình).
Tuy nhiên, nếu quay lại với lịch sử hình thành thông luật thì chính nhu cầu quản lý hành
chính chứ không phải hoạt động lập pháp đã đóng vai trò quyết định bản chất của thông luật, •
Chế tài bồi thường thiệt hại bằng tiền: đây là chế tài duy nhất
23. Trình bày sự hình thành, phát triển của bộ phận Luật Công bằng trong hệ thốngpháp luật Anh?
Nguyên nhân: Vào thế kỷ XV, thông luật Anh bộc lộ ra một vài điểm hạn chế, ví dụ: các thẩm
phán thường áp dụng các án lệ cũ để giải quyết các quan hệ mới phát sinh trong xã hội, chế tài
đối với các hành vi gây thiệt hại trong lĩnh vực dân sự chỉ là phạt tiền, không làm cho bên bị
thiệt hại cảm thấy thỏa đáng, hay sự tồn tại của hệ thống trát đã làm cho thông luật trở nên
cứng nhắc, phức tạp…
- Trong lĩnh vực dân sự: điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội thay đổi làm phát sinh các
quan hệ xã hội mới, tuy nhiên thông luật tại thời điểm đó lại làm cho Thẩm phán áp
dụng những án lệ đã cũ không còn phù hợp để giải quyết. Chế tài chủ yếu là phạt tiền
nên người dân không thấy thỏa đáng với phán quyết bởi hợp đồng vẫn không được thực hiện.
- Trong hình sự: các chế tài hà khắc, nhà vua dùng thông luật như công cụ đàn áp.
- Sự tồn tại của Trát: làm cho Thông luật trở nên cứng nhắc, giai đoạn này ở anh tồn tại
câu nói “Không có trát là không có quyền” bởi trát là điều kiện tiên quyết để vụ việc
được đưa ra xét xử. Vì vậy rất nhiều ng dân không được chấp nhận xét xử bởi không
có trát phù hợp, không được bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp.
→ Từ đó làm nảy sinh nhu cầu tìm kiếm các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế của
Thông luật khi người dân không thể tiếp cận được công lý từ tòa thông luật do không
có trát hoặc vụ việc được giải quyết tại tòa thông luật nhưng 1 trong các bên thấy là không thỏa đáng.
Đến thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản ra đời với những quan hệ xã hội hoàn toàn mới mà thông
luật chưa có kinh nghiệm để xử lý dẫn đến sự khủng hoảng của thông luật lần thứ nhất hệ thống
pháp luật Anh được bổ sung một nguồn luật khác nhằm khắc phục những khiếm khuyết cho
thông luật, đó là luật công bằng.
● Tác động tích cực đầu tiên của Luật công bằng đối với hệ thống pháp luật nước Anh
đó chính là nó hỗ trợ, giúp thông luật trở nên hoàn thiện hơn.
Trong giai đoạn trước cải cách tòa án, như đã nêu ra ở trên, thông luật Anh đã không còn linh
hoạt như thời gian đầu mới hình thành. Vì vậy, luật công bằng ra đời đã bổ sung cho các khiếm
khuyết của thông luật với nguyên tắc “luật công bằng đi sau thông luật”.
“Công bằng đi sau pháp luật” có nghĩa là luật công bằng ra đời đóng vai trò hỗ trợ cho thông
luật, giúp cho thông luật hoàn thiện hơn. Các phán quyết của Tòa án công bằng không chỉ áp
dụng trong phạm vi Tòa công bằng mà dần dần những quan điểm về “công lý” đã được các lOMoARcPSD| 36477832
thẩm phán của Tòa thông luật tham khảo với tư cách những lẽ phải, lẽ công bằng bổ sung cho “luật” – common law.
● Ngoài hỗ trợ thông luật giúp thông luật hoàn thiện hơn thì luật công bằng còn mang
lại các giải pháp pháp lý đảm bảo lợi ích của các bên, thủ tục tố tụng đơn giản Điều này thể
hiện trong việc luật công bằng có thể tuyên bố quyền của bên nguyên, buộc bên bị phải thực
hiện hoặc cấm không thực hiện hành vi nào đó; trong khi thông luật chỉ áp dụng chế tài phạt
tiền, chưa giải quyết toàn bộ yêu cầu mà bên nguyên hướng đến. Hay việc bắt đầu xét xử chỉ
bằng đơn thỉnh cầu chứ không phải xin trát (tốn nhiều thời gian xem xét và phức tạp, còn có
trường hợp không xin được trát phù hợp nên không thể khởi kiện, gây ra tình trạng không trát
không quyền). Hay có quyền buộc một bên đưa ra chứng cứ nào đó tại tòa trong khi tại phiên
tòa thông luật thì không có trường hợp này diễn ra.
Trước cải cách 1873 - 1875, luật công bằng là bộ phận bổ sung lắp chỗ trống cho Thông Luật.
Về sau cải cách 1873 - 1875 luật công bằng trở thành bộ phận độc lập.=> Ở giai đoạn sau cải
cách tòa án, luật công bằng là một bộ phận song song, bình đẳng với thông luật trong hệ
thống pháp luật Anh. Cuộc cải cách này đã xoá bỏ tình trạng tồn tại song song hai nhánh
toà án, sáp nhập hai tòa làm một, chấm dứt tính chất hai mặt của tố tụng.
24. Trình bày đặc điểm của bộ phận Luật Công bằng? •
Tính đạo đức: thông luật mang tính đạo đức, là các quan điểm về đạo đức được thừa
nhận chung trong xh cũng như là sự ảnh hưởng của giáo hội la mã, được xem là nguồn luật để xét xử. •
Các nguyên tắc của Luật Công bình bao gồm:
Thứ nhất, công bình đi sau thông luật. Một vụ kiện muốn được xét xử tại tòa công bình bắt
buộc phải có bản án của tòa thông luật nhằm tránh xung đột trực tiếp về mặt thẩm quyền.
Thứ hai, nguyên tắc người đi khởi kiện phải có bàn tay sạch: đòi hỏi người đi khiếu nại tại tòa
công bằng phải đảm bảo rằng anh ta thực hiện các hành động hợp với lương tâm, với những
giá trị đạo đức của xã hội. •
Tính mềm dẻo và phương tiện pháp lý mới mẻ, linh hoạt:
+ Mềm dẻo: quan điểm cá nhân thẩm phán được áp dụng
+ Phương tiện pháp lý mới mẻ, linh hoạt: trong khi biện pháp chủ yếu mà thông luật sử dụng
trong các vụ việc dân sự là phạt tiền thì còn các biện pháp đa dạng hơn như bắt buộc thực hiện
hợp đồng, thực hiện hoặc k thực hiện một hành vi nhất định hay việc hình thành chế định ủy thác, v.v..... •
Thủ tục tố tụng và hệ thống chứng cứ của Tòa công bằng khác với Tòa thông luật + Tổ
chức nhân sự trong Tòa án công bằng đơn giản hơn Tòa thông luật.
+ Ngoài ra, thủ tục tố tụng của Tòa công bằng cũng đơn giản hơn tại Tòa thông luật
+ Đối với chứng cứ, nếu như thông luật coi tố tụng như một “cuộc đấu” giữa các bên và thẩm
phán đóng vai trò là trọng tài (các bên phải đưa ra chứng cứ của mình, không một bên nào có
quyền bắt bên kia trình ra) thì thẩm phán ở Tòa công bằng có thể can thiệp và bắt buộc một
trong các bên trình ra một chứng cứ nào đó.
25. Trình bày nguyên tắc phân chia, các đặc điểm cơ bản của các toà cấp thấp và các toà
cấp cao trong hệ thông toà án Anh? lOMoARcPSD| 36477832
Điểm khác biệt: Tòa cấp thấp có thể có nhiều Tòa án, Tòa cấp cao chỉ có 1 Tòa án. (Tự
dưng thấy cái này @@: Nguyên tắc phân chia: Theo nguyên tắc tạo ra án lệ: các tòa cấp cao
có khả năng tạo ra án lệ >< tòa cấp thấp ko có khả năng tạo ra án lệ.
- Tòa cấp cao có tòa hình sự trung ương ko có knang tạo ra án lệ do khác với tòa phúc
thẩm và tòa công lý cấp cao được tạo thành từ tập hợp các tòa án cấp cao tồn tại lâu đời
trong thông luật Anh, còn tòa hình sự TW được tạo thành từ các tòa xét xử hình sự lưu
động vốn ko có khả năng này.
- Tòa tối cao ra đời thay thế hoàn toàn vị trí chức năng của viện nguyên lão. Lưu ý các
án lệ của tòa án tối cao chỉ được áp dụng tại Anh khi các án lệ của North Ireland và
Scotland được giải thích áp dụng giống như PL Anh. (T123)
Nguyên tắc phân chia: Dựa theo thẩm quyền xét xử. Theo đó Tòa cấp thấp sẽ có thẩm quyền
đvs những vụ án dân sự đơn giản đặc biệt có liên quan đến hôn nhân, gia đình và các tội hình
sự ít nghiêm trọng, ko có thẩm quyền ban hành án lệ. Còn Tòa cấp cao bao gồm Tòa công lý
cấp cao (có thẩm quyền chuyên xét xử dân sự nhưng vẫn có thể xx phúc thẩm hình sự), Tòa
hình sự trung ương (chuyên xx hình sự nhưng vẫn có thẩm quyền xx những vụ việc dân sự nhất
định) và tòa phúc thẩm (xx phúc thẩm các phán quyết của TA cấp dưới và các phán quyết của
cơ quan xét xử bán tư pháp). Các tòa cấp cao có thẩm quyền ban hành án lệ trừ Tòa hình sự trung ương.
Các đặc điểm cơ bản:
Tòa cấp thấp: Đặc điểm chung:
- Tòa này được thành lập ở mỗi khu nhất định. Tuy nhiên người dân có thể lựa chọn bất
kỳ tòa nào trong khoảng 400 tòa án địa phương phụ trách việc xét xử sơ thẩm.
- Các tòa án cơ sở có thẩm quyền đối với những vụ án dân sự đơn giản đặc biệt là có liên
quan đến hôn nhân, gia đình, các tội hình sự ít nghiêm trọng
- Thủ tục xét xử ở Tòa này thường đơn giản và ko quá trang trọng, do 1 thẩm phán tiến
hành và ko có bồi thẩm đoàn, phán quyết của các tòa án này tạo ra ko bao giờ trở thành án lệ.
Đặc điểm riêng: tòa cấp thấp bao gồm Tòa pháp quan, Tòa địa hạt, Tòa gia đình.
+ Tòa pháp quan: chuyên xét xử các vấn đề hình sự ít nghiêm trọng và hôn nhân gia đình.
Có truyền thống lâu đời về mặt lịch sử. Từ thời trung cổ khi mà sự bành trướng của Hồi
giáo lan sang châu Âu thì những quân đoàn bảo vệ thánh chiến khi mà tiến hành chiến
tranh đã tạo ra một khoảng trống về quyền lực ở nước Anh, khi mà các nhóm tội phạm
phát triển mạnh khi mà những ng trẻ trong cộng đồng rời khỏi nước Anh. Khi mà hồi
hương thì những quân đoàn này sẽ ban danh hiệu pháp quan còn được gọi là thẩm phán
hòa bình. Các pháp quan ko bắt buộc phải là thẩm phán chuyên nghiệp và khuynh
hướng của Tòa là giáo dục, răn đe chứ ko nhằm phạt => định hướng pt con người.
+ Tòa địa hạt (country courts): Chuyên xét xử các vấn đề về dân sự, theo trình tự sơ thẩm,
xét xử chủ yếu các vđ dân sự ở nước Anh
+ Tòa gia đình: Chuyên xét xử các vđ về hôn nhân gia đình theo hướng hòa giải. Đvs tòa
gia đình và tòa địa hạt thì đòi hỏi phải có bằng cấp và chuyên môn ngành luật ms được làm thẩm phán. Tòa cấp cao: Đặc điểm chung: lOMoARcPSD| 36477832
+ Các tòa này chỉ có 1 và tập trung tại những tp lớn, đặc biệt là London.
+ Thẩm quyền của tòa này có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ nước Anh mà ko bị giới hạn
trong 1 khu dân cư như Tòa cấp dưới.
+ Tất cả các thẩm phán ở tòa này đều là thẩm phán chuyên nghiệp được bổ nhiệm từ các
luật sư tranh tụng, xét xử theo nguyên tắc tập thể +
Bồi thẩm đoàn được sử dụng ở
TATC trong 1 số TH + Đây là các Tòa có kn tạo ra án lệ.
Đặc điểm riêng:
+ Tòa hình sự nhà vua: Tòa án được tlap trong cải cách tư pháp lần thứ 2 năm 1971 nhằm
thiết lập một tòa án trung tâm, 1 bộ mặt hình sự của nước Anh, Tòa án này có thẩm
quyền xx theo trình tự sơ thẩm Các vụ án hình sự nghiêm trọng trở lên, ngoài ra còn có
thể xx theo trình tự phúc thẩm các bản án của Tòa pháp quan.
+ Tòa tối thượng/tòa thượng thẩm/ tòa công lý cấp cao: bao gồm 3 phân tòa: Tòa đại pháp
(Tòa công bình ngày xưa), phân tòa gia đình, phân tòa vành móng ngựa của nữ hoàng.
Các phân tòa này vừa có chức năng xét xử sơ thẩm, vừa xét xử phúc thẩm đối với các
bản án của tòa cấp dưới. Tòa thượng thẩm là tòa án tạo ra số lượng án lệ chính ở nước Anh.
Thêm: Tại sao Tòa hình sự nhà vua ko có thẩm quyền ban hành án lệ? tòa hình sự TW
được tạo thành từ các tòa xét xử hình sự lưu động vốn ko có khả năng này. Vì nó xét xử chủ
yếu về hình sự. Và ở hình sự sơ thẩm thì rất hạn chế vì lo sợ bản án ko chính xác do đó ko cho ban hành án lệ.
+ Tòa phúc thẩm trung ương: Là Tòa án ở cấp cuối cùng trong phần lớn các tranh chấp ở
nước Anh bao gồm 2 phân tòa dân sự và hình sự.
+ Tòa án tối cao - Viện nguyên lão: Trước năm 2005 nước Anh ko có Tòa án tối cao mà
chỉ có cơ quan gọi là Viện nguyên lão đóng vai trò như TATC nhưng ko phải là cơ quan
tư pháp mà là 1 bộ phận của thượng nghị viện Anh. Trong đó bao gồm 11 thẩm phán.
Các thẩm phán này là các thượng nghị sĩ của UBTP của thượng nghị viện. Vậy tại sao
nước Anh ko có thiết lập 1 cơ quan tư pháp? Vì nước Anh là 1 quốc gia theo hệ thống
thông luật đặc thù, hệ thống tư pháp có thẩm quyền ban hành án lệ và ko xung đột và
ảnh hưởng hoạt động của CQ lập pháp của thượng nghị viện, giúp HTPL đạt được tính
thống nhất. Cùng vs đó là sự ảnh hưởng của cơ quan lập pháp nên sau cải cách tư pháp
năm 1875 nước Anh đã thiết lập viện nguyên lão làm cho nước Anh có sự kiểm soát
của cơ quan lập pháp với hoạt động tư pháp vốn có chức năng lập pháp (hạn chế hiện
tượng có 2 hệ thống lập pháp)=> gặp nhiều sự phản đối. Vì hoạt động lập pháp can
thiệp, kiểm soát tòa án thì sẽ dẫn tới việc ảnh hưởng tới nguyên tắc tam quyền phân
lập. Và nước Anh ko thực sự có thể chế tam quyền phân lập 1 cách rạch ròi nên điều
này đã được thay đổi năm 2005. Đến năm 2009, theo đạo luật cải cách tư pháp nên
nước Anh sẽ thiết lập ra TATC bao gồm những thẩm phán là ủy ban tư pháp của thượng
nghị viện nhưng được bốc tách ra khỏi CQTP. Lúc này, nước Anh mới có thể chế tam
quyền phân lập rõ rệt giữa lập pháp, tp và hành pháp. Từ năm 1996, Viện nguyên lão
đã ko còn bắt buộc phải tuân thủ án lệ của chính mình nhằm cởi trói cho hệ thống thông
luật qua một tuyên bố thực tiễn (practice statement - về mặt nghiệp vụ của TA), 13
thẩm phán của Viện nguyên lão đã thông báo ko còn tuân thủ án lệ của chính nó để
thích nghi với sự thay đổi của xã hội và thông qua nguyên tắc stare decisis. ko có 1 TA
nào đưa ra tuyên bố là phán quyết của mình là chính xác, và những quan hệ xã hội thì lOMoARcPSD| 36477832
luôn vận động và thay đổi. Vậy nếu LP ko thay đổi để thích ứng thì sẽ gây ra sự xung
đột giữa Qđ của PL và hoàn cảnh xã hội. Để cởi trói cho những quy định đó thì viện
nguyên lão đã quyết định là có thể không tuân thủ phán quyết của chính mình để đáp
ứng sự thay đổi của xã hội. Nhưng mặc dù ko bị ràng buộc bởi án lệ của chính mình
tuy nhiên rất hiếm xảy ra vì phải cân nhắc chứ ko được tùy tiện trao thẩm quyền cho chính mình).
TATC có thẩm quyền xét xử phúc thẩm lần 2 đối vs các bản án đã được xx bởi tòa
thượng thẩm và tòa phúc thẩm trung ương, Tòa này chỉ xem xét về mặt áp dụng PL chứ
ko xem xét về mặt tình tiết. Và khi xét xử sẽ ra 1 trong 2 quyết định là y án hoặc hủy
án. Nếu hủy án thì sẽ trả bản án về cho tòa xx trước đó xét xử lại kèm hướng dẫn giải quyết vụ việc.
So với TAVN, Tòa án tối cao sẽ ko giới hạn số lượt xét xử tái thẩm, giám đốc thẩm, nhưng
TATC tại Anh thì chỉ có 1 cơ hội đưa ra phán quyết của mình.=> Ko thể lật ngược lại vđ đó,
ko thể giải quyết những vđ khác,v.vv 26.
Trình bày cách hiểu, cấu trúc và phương thức vận hành của án lệ trong hệ
thốngpháp luật Anh?
26.1 Các cách hiểu về án lệ
(1) Án lệ là phương thức làm luật của thẩm phán
(2) Án lệ bao gồm các quy tắc đã được lập ra trong một bản án ban hành trước đó và có giá
trịràng buộc đối với các thẩm phán khi xét xử các vụ việc khi có các tình tiết tương tự
26.2 Cấu trúc của án lệ
Một bản án bao gồm ba phần:
- Tóm tắt nội dung vụ việc
- Lập luận của thẩm phán để giải quyết vụ việc (nội dung của án lệ)
- Phán quyết của thẩm phán đối với vụ việc
Phân tích phần lập luận: gồm 2 phần: lí do để đưa ra quyết định (ratio decidendi) và bình luận
của thẩm phán (obiter dictum)
- Ratio decidendi: chứa đựng cơ sở lập luận đi đến phán quyết, những nguyên tắc, quy
phạmpháp luật dựa vào đó thẩm phán có thể ra quyết định đối với các bên trong vụ việc =>
mang tính ràng buộc. Tuy nhiên thẩm phán có thể từ chối áp dụng với những trường hợp sau:
+ Thẩm phán không đồng ý với phán quyết đó
+ Không tìm thấy nguyên tắc pháp lý có thể xảy ra do sự lan man của thẩm phán đã cho ra đời
những bản án dài lê thê, khó xác định phần lý lẽ của phán quyết
+ Khó xác định phần phán quyết vì phán quyết được đưa ra dựa trên nhiều lý lẽ khác nhau - Obiter dictum:
+ Bình luận, nhận xét hoặc ý kiến của thẩm phán đưa ra trong quy trình xét xử.
+ Không bắt buộc áp dụng, mang tính tham khảo
- Nhận diện ratio và obiter: không có cơ sở pháp lý nào đưa ra tiêu chí, thường thẩm phán
ápdụng án lệ tự mình xác định (tính linh hoạt và mềm dẻo vì mỗi thẩm phán khác nhau có
cách xác định khác nhau)
26.3 Phương thức vận hành có hai cách tiếp cận án lệ khác nhau 1.
Tiếp cận án lệ theo chiều dọc (vertical precedent) có nghĩa là án lệ của tòa án cấp cao
cógiá trị bắt buộc tuân thủ đối với tòa án cấp thấp; lOMoARcPSD| 36477832 2.
Tiếp cận án lệ theo chiều ngang (horizontal precedent) có nghĩa là tòa án phải tuân
theonhững phán quyết trước đó của mình (tuân thủ án lệ do chính nó tạo ra). Tuy nhiên, hiện
nay Hội Tòa án tối cao không có nghĩa vụ phải tuân thủ án lệ của chính nó. Giải thích thêm:
Lưu ý rằng việc tiếp cận theo chiều ngang có xảy ra ngoại lệ đối với tòa án tối cao khi họ không
bắt buộc phải tuân theo án lệ trước đó của mình. Lý do là vì điều đó sẽ tạo nên “sự bất công”
hoặc “hạn chế sự phát triển của pháp luật”, nhất là đối với các án lệ đã lỗi thời, không theo kịp
sự phát triển của xã hội nhưng lại không thể bị thay đổi bởi đến chính cơ quan tư pháp cao nhất
cũng buộc phải tuân theo nó. Vì thế, trong Tuyên bố Thực tiễn (Practice Statement) vào năm
1966, thẩm phán Gardiner thay mặt cho 12 vị Nguyên lão pháp luật (Law Lords) đề nghị và
được Viện Nguyên lão chấp nhận rằng, từ nay Viện sẽ không tuân thủ các án lệ trước đó của
Viện trong những trường hợp “Viện nhận thấy làm như thế là đúng”. Đối với các tòa cấp thấp
hơn, các án lệ đó vẫn có tính chất bắt buộc tuân thủ nếu chưa có án lệ mới của Viện Nguyên lão đưa ra.
27. Trình bày về việc sử dụng nguyên tắc Stare Decisis trong hệ thống pháp luật Anh
Theo quy tắc áp dụng án lệ trong hệ thống pháp luật Anh, án lệ được áp dụng theo quy tắc “tiền
lệ phải được tuân thủ” - Stare Decisis, các thẩm phán có nghĩa vụ phải tuân thủ án lệ đã có
trước đó nếu như các vụ việc có sự tương tự về mặt tình tiết. Điều này nhằm đảm bảo tính
thống nhất của hệ thống án lệ cũng như hoạt động xét xử của hệ thống tòa án.
*Tuy nhiên cần lưu ý rằng thẩm phán Anh vẫn có tính độc lập trong quá trình xét xử, bởi vì họ
có toàn quyền đánh giá và quyết định xem tình tiết giữa 2 vụ án có thực sự là tương đồng hay
không. Thậm chí họ còn có thể tự mình đưa ra những nguyên tắc pháp lý mới nếu nhận thấy
rằng không có bất kỳ án lệ nào có thể áp dụng vào vụ việc.
28. So sánh án lệ của Anh và án lệ Việt Nam? Tiêu chí: 7 - Định nghĩa
+ Việt Nam: Án lệ chỉ là những lập luận, phán quyết trong bản án của tòa án
+ Anh: 2 cách hiểu: một là phương thức làm luật của thẩm phán, hai là các quy tắc pháp lý được lập ra
trong bản án đã ban hành và có giá trị ràng buộc đối với các thẩm phán xét xử vụ việc có tình tiết tương tự
- Tiêu chí lựa chọn một bản án trở thành án lệ
+ Việt Nam: Có 3 điều kiện để bản án trở thành án lệ theo quy định tại Điều 2 NQ số 04/2019/NQ- HĐTP:
1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật đối với các vấn đề còn nhiều cách hiểu hoặc đặt ra lẽ
côngbằng cho một vụ việc không được pháp luật điều chỉnh rõ ràng 2. Có tính chuẩn mực lOMoARcPSD| 36477832
3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử
- Anh: 6 điều kiện để bản án trở thành án lệ
1. Có hiệu lực pháp luật
2. Ban hành bởi tòa án có quyền tạo án lệ
3. Đảm bảo về hình thức
4. Nội dung phải có tính mới về mặt tình tiết
5. Giải pháp pháp lý mới, hiệu quả
6. Được công bố trong tập án lệ (tiêu chí kiên quyết, quan trọng nhất) -> Tại sao: nếu kh được công
bốthì không ghi nhận là án lệ chính thức - Quy tắc áp dụng
+ Việt Nam: Khoản 8 Điều 2 NQ số 04/2019/NQ-HĐTP quy định khi có tình huống pháp lý tương tự
án lệ thì thẩm phán phải áp dụng Án lệ, tuy nhiên, thẩm phán cũng có thể không áp dụng nếu họ nêu rõ
lý do. Nói cách khác thì Việt Nam không đương nhiên áp dụng như các QPPL mà chỉ khi đáp ứng điều kiện 1.
Tình tiết khách quan cơ bản: Có sự tương đồng hoặc tương tự về các tình tiết khách quan cơ
bảncủa vụ việc dân sự trong vụ việc đang giải quyết và trong án lệ 2.
Vấn đề pháp lý: cần được giải quyết trong vụ việc dân sự mà Tòa án đã thụ lý cũng tương
đồnghoặc tương tự như án lệ
+ Anh: Nguyên tắc “stare decisis” của Anh yêu cầu thẩm phán có nghĩa vụ phải căn cứ vào các án lệ có
tình tiết tương đồng trước đó. Về cả mặt lý thuyết lẫn thực tiễn thì nguyên tắc này mang tính bắt buộc
cao. Nếu một vụ án đã được xác định là có sự tương đồng về mặt tình tiết với một án lệ trước đó thì
thẩm phán không thể từ chối việc áp dụng án lệ. Tuy nhiên, thẩm phán có quyền tự do xem xét liệu vụ
án mình đang giải quyết có tình tiết tương đồng với các án lệ trước đó hay không.
- Phương thức vận hành
+ Việt Nam: Áp dụng tại mọi cấp xét xử
+ Anh: có hai cách tiếp cận án lệ khác nhau 1.
Tiếp cận án lệ theo chiều dọc (vertical precedent) có nghĩa là án lệ của tòa án cấp cao có giá trị
bắtbuộc tuân thủ đối với tòa án cấp thấp; 2.
Tiếp cận án lệ theo chiều ngang (horizontal precdent) có nghĩa là tòa án phải tuân theo những
phánquyết trước đó của mình (tuân thủ án lệ do chính nó tạo ra). Tuy nhiên, hiện nay Hội Tòa án tối
cao không có nghĩa vụ phải tuân thủ án lệ của chính nó. Giải thích thêm: Lưu ý rằng việc tiếp cận theo
chiều ngang có xảy ra ngoại lệ đối với tòa án tối cao khi họ không bắt buộc phải tuân theo án lệ trước
đó của mình. Lý do là vì điều đó sẽ tạo nên “sự bất công” hoặc “hạn chế sự phát triển của pháp luật”, lOMoARcPSD| 36477832
nhất là đối với các án lệ đã lỗi thời, không theo kịp sự phát triển của xã hội nhưng lại không thể bị thay
đổi bởi đến chính cơ quan tư pháp cao nhất cũng buộc phải tuân theo nó. Vì thế, trong Tuyên bố Thực
tiễn (Practice Statement) vào năm 1966, thẩm phán Gardiner thay mặt cho 12 vị Nguyên lão pháp luật
(Law Lords) đề nghị và được Viện Nguyên lão chấp nhận rằng, từ nay Viện sẽ không tuân thủ các án
lệ trước đó của Viện trong những trường hợp “Viện nhận thấy làm như thế là đúng”. Đối với các tòa
cấp thấp hơn, các án lệ đó vẫn có tính chất bắt buộc tuân thủ nếu chưa có án lệ mới của Viện Nguyên lão đưa ra. - Vị trí pháp lý
+ Việt Nam: được xác định là một nguồn bổ trợ cho quy phạm pháp luật. Góp phần xác định rõ nội hàm của luật
+ Anh: là nguồn luật chủ yếu và quan trọng nhất. Án lệ có thể tạo ra luật
- Nguồn để lựa chọn án lệ:
+ Việt Nam: toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
+ Anh: Chỉ có phán quyết của Tòa tối cao, Tòa phúc thẩm và Tòa công lý cấp cao có thể trở thành án lệ - Bãi bỏ án lệ:
+ Việt Nam: Khoản 2 Điều 9 NQ số 04/2019/NQ-HĐTP quy định: HĐTP TANDTC xem xét, quyết
định việc bãi bỏ án lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau (2 trường hợp)
1. Án lệ không còn phù hợp do chuyển biến tình hình
2. Bản án, quyết định có nội dung được lựa chọn phát triển thành án lệ đã bị hủy, sửa toàn bộ hoặcphần liên quan đến án lệ
+ Anh: do Hội Tòa án TC hoặc Nghị viện bãi bỏ
29. Trước năm 1776, tại sao pháp luật Mỹ tiếp thu có chọn lọc từ Thông luật Anh?
Hoa Kỳ nằm trong hệ thống thông luật nhưng không tiếp thu trọn vẹn thông luật Anh mà
có sự chọn lọc nhất định. Sự tiếp thu có chọn lọc này thể hiện thông qua 2 mặt khách quan lẫn chủ quan.
Về mặt khách quan:
- Những cư dân đầu tiên và đông đảo nhất đến định cư ở Bắc Mỹ là người Anh và mang
theo pháp luật Anh vào năm 1607 gắn với khu định cư James Town.
- Dưới góc độ pháp lý: Vụ Calwin năm 1608: trong vụ tranh chấp này Scotland tuyên bố
sẽ áp dụng theo pháp luật riêng của mình mà không áp dụng thông luật Anh, nên tòa án lOMoARcPSD| 36477832
của Hoàng gia Anh ở London đã đưa ra tuyên bố rằng pháp luật áp dụng ở các khu
thuộc địa phải là thông luật Anh trên cơ sở phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của khu
thuộc địa sở tại => Án lệ quan trọng ở nước Anh, các khu thuộc địa Bắc Mỹ, Canada,
Ấn Độ… cũng áp dụng theo nguyên tắc này.
- Những yếu tố nội tại gây khó khăn trong việc áp dụng thông luật Anh: thứ nhất phải có
hệ thống tòa án thống nhất; thứ 2 phải có 1 đội ngũ LS và TP chuyên nghiệp, thứ 3 có
các hoạt động xuất bản tuyển tập án lệ. => Các điều kiện cần cho việc áp dụng thông
luật Anh kể trên chưa hoàn thiện, nhất là trong bối cảnh Anh xâm lược Bắc Mỹ vào đầu
thế kỷ XVII. => Những khó khăn này bắt buộc phải áp dụng thông luật Anh 1 cách có
chọn lọc chứ ko phải máy móc, toàn bộ.
Về mặt chủ quan: Người Anh ở Bắc Mỹ đều có chung ý chí chống đối áp dụng thông luật
Anh, đồng thời các yếu tố Anh như văn hóa, ngôn ngữ, chủng tộc và pháp luật vẫn giữ cho Bắc
Mỹ nằm trong hệ thống thông luật trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc từ thông luật Anh.
30. Trình bày nguyên nhân, biểu hiện của xu hướng ly khai của pháp luật Mỹ khỏithông
luật Anh từ năm 1776?
a. Nguyên nhân pháp luật Mỹ có xu hướng ly khai khỏi thông luật Anh: Trước
năm 1776, Bắc Mỹ là 13 bang thuộc địa của Anh. Từ 1773 - 1783,
13 bang thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ đã đấu tranh chống lại Anh. Năm
1776, bản Tuyên ngôn độc lập được tuyên bố khẳng định nền độc lập của
13 bang thuộc địa Anh tại Bắc Mỹ. Từ đây, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ được
thành lập, yêu cầu thoát ly hoàn toàn khỏi Anh đặt ra xu hướng ly khai
khỏi thông luật Anh kể từ sau khi Mỹ tuyên bố độc lập.
b. Biểu hiện của xu hướng ly khai:
- Nhiều bang cấm viện dẫn những phán quyết của Toà án Anh đưa ra sau năm 1776.
- Sau khi TNĐL và HP Mỹ ra đời, công tác pháp điển hoá diễn ra mạnh
mẽ.Chính vì vậy, tư tưởng pháp luật Mỹ nên phát triển pháp luật thành văn
thay vì thông luật đã xuất hiện.
- Tuy nhiên, cuối cùng thì pháp luật Mỹ vẫn theo hệ thống thông luật với việc
tất cả các bang đều thoả thuận với nhau sẽ giữ nguyên hệ thống pháp luật đã tồn tại trước đó.
- Mỹ vẫn “ở lại" trong hệ thống thông luật bởi:
+ Sự trở về với thông luật của người Mỹ là sự trở về với truyền thống, nguồn gốc Anh. lOMoARcPSD| 36477832
+ Đa số các luật gia trong đó có đội ngũ thẩm phán đã được đào tạo và
hành nghề trong truyền thống thông luật.
31. Trình bày các đặc trưng của hệ thống pháp luật Mỹ về mặt cấu trúc hệ thống phápluật?
Những đặc trưng về mặt cấu trúc hệ thống của pháp luật Mỹ: -
Hệ thống pháp luật Mỹ ghi nhận sự tồn tại của 51 hệ thống pháp luật bao gồm:
PL Liên bang và PL của 50 bang.
Lý do mà pháp luật của 50 bang nước Mỹ có những điểm chung:
+ Do nguồn gốc; (Mỹ là 1 nước theo hình thức chính thể nhị nguyên - 13 bang thuộc địa của Mỹ)
+ Dù các bang có toàn quyền ban hành pháp luật trong phạm vi bang nhưng vẫn
phải tuân theo một khuôn mẫu chung về: Hiến pháp Liên Bang; Định hướng
của Nhà nước Liên bang; Bộ luật mẫu thống nhất.
+ Sự thống nhất pháp luật của 50 bang còn có sự đóng góp rất lớn từ bản thân cơ
quan lập pháp và toà án của các bang. -
Xung đột pháp luật trong nội tại hệ thống pháp luật Mỹ (liên bang vs. bang; bang vs. bang).
+ Để giải quyết XĐPL giữa liên bang với bang: chọn luật áp dụng bằng cách xác định
tranh chấp liên quan đến yếu tố liên bang hay bang.
+ Để giải quyết XĐPL giữa các bang với nhau phải giải quyết 02 vấn đề sau:
(1) Xác định PL của bang nào sẽ được áp dụng: xây dựng quy phạm xung đột.
(2) Công nhận và thi hành phán quyết của bang khác: Điều IV Hiến pháp đã buộc các
bang phải công nhận và thi hành phán quyết của bang khác theo “sự hoàn toàn tín nhiệm và tín dụng".
32. Trình bày những khác biệt cơ bản về cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật Mỹso
với hệ thống pháp luật Anh?
Ở Mỹ, hệ thống pháp luật có sự tồn tại song song của án lệ bên cạnh pháp luật thành
văn như ở Anh, hệ thống pháp luật cũng hình thành theo 3 nguồn (án lệ; VB lập pháp
và lập quy cùng tập quán, học thuyết pháp lý) và đánh giá cao vai trò của thực tiễn
xét xử như ở Anh nhưng vẫn tồn tại những điểm khác biệt cơ bản sau đây: a. Về án lệ
- Ở Anh, pháp luật thành văn là sự bổ sung cho những lĩnh vực mà án lệ chưa điều chỉnh đến.
- Ở Mỹ, án lệ thường được coi như một phương pháp, cách thức giải thích luật. Trong
đó, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong giải thích HP và cơ chế bảo hiến.
- Án lệ ở Mỹ gồm 2 loại: án lệ bang (tạo ra bởi toà án bang và liên bang), án lệ liên
bang (tạo ra bởi toà án liên bang khi xem xét các vụ việc dựa trên PLLB). Còn ở Anh
thì không có đặc điểm này. lOMoARcPSD| 36477832
- Về mặt nội dung của án lệ trong lĩnh vực luật công: do hình thức chính thể và bản chất
nhà nước của Mỹ không giống Anh nên những quy định trong lĩnh vực này có nhiều điểm khác biệt.
- Quy tắc vận hành án lệ không giống nhau: Án lệ tại Anh được vận hành theo cả chiều
dọc và chiều ngang trong khi án lệ của Mỹ chỉ vận hành theo chiều dọc. (Tiếp cận án
lệ theo chiều dọc (vertical precedent) có nghĩa là các toà án cấp dưới phải tuân thủ các
phán quyết của toà án cấp trên trong việc ra phán quyết của mình; tiếp cận án lệ theo
chiều ngang (horizontal precedent) có nghĩa là toà án phải tuân theo những phán quyết trước đó của mình.)
- Nguyên tắc stare decisis của Mỹ mềm dẻo và linh hoạt hơn ở Anh.
b. Về pháp luật thành văn: -
Số lượng VBPL ở Mỹ nhiều và đồ sộ hơn ở Anh => điều này khiến cho công
tác pháp điển hoá ở Mỹ được coi trọng hơn ở Anh. -
Đặc biệt, nếu ở Anh hiến pháp bất thành văn thì ở Mỹ, hiến pháp thành văn có
ở cả liên bang và các tiểu bang. Hiến pháp liên bang được coi là đạo luật tối cao của
quốc gia, cao hơn mọi văn bản pháp luật của các bang lẫn liên bang. -
Pháp luật liên bang sẽ có hiệu lực pháp lý cao hơn pháp luật của bang. Còn ở
Anh, án lệ mới là nguồn luật quan trọng.
33. Trình bày nguyên nhân, mục đích ra đời của Hiến pháp Liên bang Mỹ?
Nguyên nhân ra đời của Hiến pháp LB Mỹ:
Sau khi giành độc lập, nhà nước LB Mỹ đứng trước nguy cơ tan rã do chính phủ
trước đó không có thực quyền, chỉ là “liên minh tình bạn" của 13 bang. Nguy cơ này
thể hiện rõ qua những mặt sau: -
Về pháp luật: chính quyền liên bang không có thực quyền can thiệp vào các bất
ổn về chính trị, kinh tế => chính phủ không có quyền áp thuế quan, không điều tiết
được thương mại; kiểm soát rất ít các quan hệ quốc tế, một số bang bắt đầu tự đàm phán
với nước ngoài; 9 bang có quân đội riêng, một số bang còn có hải quân riêng. -
Về chính trị - xã hội: Xuất hiện xu hướng muốn giải tán nhà nước liên bang do
chính thể liên bang không tạo dựng được niềm tin, liên bang không thể can thiệp vào
các vấn đề kinh tế, xã hội => người Mỹ nhận thấy vấn đề cấp thiết là phải có chính
quyền liên bang vững mạnh và nghiêm minh. -
Về kinh tế - tài chính: Mỹ trở thành con nợ trong sau chiến tranh, hoạt động
thương mại với Anh cùng một số quốc gia khác bị cắt đứt. Lạm phát leo thang. Các tiểu
bang bức ép lẫn nhau về kinh tế (cấm nhập hàng từ bang khác, áp thuế cao). Giao
thương bị cản trở vì không có tuyến đường chung, đồng tiền chung, hệ thống đo lường chung.
=> Vì những nguy cơ kể trên, nhà nước liên bang bắt buộc phải tạo ra một cơ sở pháp
lý vững chắc làm tiền đề cho sự tồn tại của nhà nước liên bang. Đây là yêu cầu cấp thiết
để cho ra đời bản Hiến pháp liên bang năm 1787. Trước tình thế nguy nan ấy, 55 đại lOMoARcPSD| 36477832
biểu được 13 tiểu bang cử làm đại diện đến tham dự Hội nghị Liên bang với nhiệm vụ
sửa đổi và bổ sung những điều khoản cần thiết cho hiến pháp đương thời còn gọi là
Điều khoản Liên bang. Tuy nhiên, khi họ bắt đầu thảo luận, họ đi đến quyết định là
“đập” đi toàn bộ và xây dựng lại từ đầu Điều khoản Liên bang. Và bản Hiến pháp mới
cho nước Mỹ đã được ra đời trong hoàn cảnh như thế.
Mục đích ra đời của Hiến pháp LB:
Là cơ sở pháp lý nhằm thực hiện một sự liên hiệp chặt chẽ giữa các tiểu bang trong
một nhà nước liên bang, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ an ninh, quốc phòng và phát
triển kinh tế. Các điểm thiết yếu đã được hội nghị lập hiến tại Philadelphia chỉ ra như
sau: thành lập một chính quyền trung ương đủ mạnh để duy trì trật tự xã hội; trả hết
những món nợ chồng chất trong chiến tranh; thúc đẩy kinh tế; và bảo vệ các quyền lợi
chính trị và thương mại của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế.
34. Trình bày nguyên tắc tam quyền phân lập – kiềm chế đối trọng trong việc tổ bộ
máyNhà nước Liên bang Mỹ?
Nguyên tắc tam quyền phân lập - kiềm chế đối trọng là nguyên tắc phân chia quyền lực nhà
nước được công nhận tại Hiến pháp liên bang. Các quy định trong hiến pháp tạo cơ sở thừa
nhận sự tồn tại độc lập nhưng có sự kiểm soát lẫn nhau giữa 3 cơ quan: lập pháp, hành
pháp, tư pháp. 3 nhánh quyền lực này được tổ chức song song với nhau, kiểm tra, giám sát
hoạt động lẫn nhau.
a. Nguyên tắc tam quyền phân lập: -
Về lập pháp: Điều I Hiến pháp trao mọi quyền lập pháp cho Quốc hội. Quốc hội
có quyền thông qua tất cả luật “cần thiết và hợp lý". Tổng thống không có quyền giải
tán quốc hội hay cách chức nghị sĩ mà nghị sĩ chỉ bị chính viện của mình cách chức khi
có sự đồng ý của ⅔ số nghị sĩ tại nghị viện của mình. -
Về hành pháp: Điều II Hiến pháp trao mọi quyền hành pháp của chính phủ cho
Tổng thống. Tổng thống điều khiển toàn bộ nhánh hành pháp liên bang và chính sách
ngoại giao, nắm giữ quân đội. Hiến pháp Hoa Kỳ trao cho tổng thống thực quyền cao
nhất thế giới. Chính Tổng thống là người bổ nhiệm nội các, nội các chỉ chịu trách nhiệm
trước Tổng thống. Tổng thống không thể bị cách chứ nếu không phạm vào các tội “lạm
dụng công quyền, phản quốc, nhận hối lộ hoặc các trọng tội khác". -
Về tư pháp: Điều III Hiến pháp trao cho Tối cao pháp viện nhiệm vụ bảo vệ
Hiến pháp và giải quyết tranh chấp giữa các công dân, giữa các bang và chính phủ liên
bang hay các VV có YTNC. Sự độc lập của nhánh tư pháp thể hiện ở chỗ: thẩm phán
có chế định làm việc suốt đời nếu có hành vi đúng đắn, được nhận một khoản lương
không bao giờ giảm. Điều này giúp các thẩm phán không bị chi phối bởi bất kỳ ngành
nào trong hoạt động xét xử.
b. Nguyên tắc kiềm chế đối trọng: lOMoARcPSD| 36477832 -
Kiềm chế đối trọng nhánh lập pháp: các dự luật được thông qua tại Quốc hội
chỉ có thể trở thành luật khi có sự phê chuẩn của Tổng thống; trong một số trường hợp,
Tổng thống có thể triệu tập Hạ viện hoặc Thượng viện hoặc cả hai; Toà án có thể huỷ
bỏ đạo luật của Quốc hội bằng thủ tục phúc thẩm tư pháp nếu vi hiến. -
Kiềm chế đối trọng nhánh hành pháp: Tổng thống có quyền bổ nhiệm nội các,
đại sứ, công sứ, tướng lĩnh quân đội hay thẩm phán liên bang nhưng phải có sự đồng ý
của Thượng viện; Tòa án có thể huỷ văn bản quy phạm dưới luật do ngành hành pháp
tạo ra cũng như ngăn chặn một số hành động của hành pháp nếu cho rằng chúng vi hiến
bằng thẩm quyền phúc thẩm tư pháp. -
Kiềm chế đối trọng nhánh tư pháp: Quốc hội có thể thông qua các đạo luật nhằm
hạn chế quyền lực của các thẩm phán với điều kiện là đạo luật không vi hiến, Quốc hội
cũng có quyền thành lập các toà án cấp dưới của TATC; Tổng thống chính là người bổ
nhiệm các thẩm phán của tòa án liên bang.
35. Trình bày sự phân chia thẩm quyền theo giữa nhà nước Liên bang với nhà nướcBang
theo Hiến pháp Liên bang Mỹ năm 1787?
Về thẩm quyền lập pháp:
Về nguyên tắc, thẩm quyền lập pháp thuộc về các bang, thẩm quyền của liên bang chỉ
là ngoại lệ và được giới hạn rõ ràng trong Hiến pháp. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp
của cả bang và liên bang đều có thể được mở rộng theo một số cách thức nhất định:
- Đối với bang, trong những vấn đề Quốc hội có thẩm quyền lập pháp thì bang
vẫn được trao một số quyền nhất định được gọi là “thẩm quyền còn lại" trong
02 trường hợp: pháp luật liên bang quy định chung chung hoặc pháp luật
liên bang không quy định.
- Đối với liên bang, thẩm quyền lập pháp đã được mở rộng nhiều hơn trong
thực tế khi so với giới hạn Hiến pháp quy định:
+ Thẩm quyền lập pháp của liên bang được mở rộng hơn do sự tồn tại của
thông luật liên bang trong trường hợp các toà án liên bang thụ lý những
vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của bang (các vụ đa chủng).
+ Thẩm quyền liên bang ngàng càng được mở rộng phần lớn nhờ sự giải
thích Hiến pháp của Tối cao pháp viện.
- Hiệu lực pháp lý của pháp luật liên bang với pháp luật tiểu bang: Được quy định
tại Điều VI - Điều khoản tối cao đã xác định một cách rõ ràng pháp luật của liên
bang sẽ chiếm ưu thế khi xung đột với pháp luật của bang.
Về thẩm quyền tư pháp (là sự phân chia thẩm quyền xét xử giữa HTTA liên bang và hệ thống toà án: -
Thẩm quyền xét xử chính
thuộc về toà án bang (những
toà này có tên gọi là toà án có thẩm quyền xét xử tổng quát); thẩm quyền xét xử
của toà liên bang là thẩm quyền hẹp bị giới hạn bởi các quy định trong Hiến
pháp (Điều IV) nên các toà liên bang được gọi là toà án thẩm quyền hạn chế.
- Luật áp dụng tại các toà án: lOMoARcPSD| 36477832
+ Về luật tố tụng: không phụ thuộc vào việc toà án thụ lý vụ việc thẩm quyền
lập pháp của cấp nào, luật tố tụng được áp dụng là luật tố tụng của nơi có toà án (lex fori).
+ Về luật nội dung: Nguyên tắc là vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của
cấp nào thì toà án áp dụng luật nội dung của cấp đó. Với những tranh
chấp thuộc thẩm quyền lập pháp của cả bang và liên bang thì phải áp
dụng pháp luật bang nếu vấn đề liên quan đến bang, áp dụng pháp
luật liên bang khi vụ tranh chấp mang tính chất xuyên bang.
- Các vụ việc cả hai hệ thống toà án đều có thẩm quyền: các bên có quyền lựa
chọn toà án bang hay liên bang để giải quyết trong những vụ việc dân sự thuộc
thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống toà án bao gồm: Các tranh chấp liên quan
đến diễn giải hay áp dụng Hiến pháp và các đạo luật của liên bang; các tranh
chấp liên quan đến yếu tố đa chủng. Các vụ việc hình sự thuộc thẩm quyền xét
xử của cả hai hệ thống toà án bao gồm các vụ án mà cả cơ quan nhà nước cấp
bang và liên bang đều có quyền khởi tố.
- Các vụ việc thuộc thẩm quyền riêng:
+ Toà án bang được độc quyền xét xử vụ việc theo luật của bang quy định
và các bên trong vụ việc đều là công dân của bang.
+ Toà án liêng bang có thẩm quyền chuyên biệt đối với một số vụ việc liên
quan đến: thủ tục xử lý phá sản, sở hữu công nghiệp, tranh chấp
hành hải, khiếu kiện chống lại các cơ quan hành chính liên bang.
36. So sánh việc sử dụng nguyên tắc stare decisis trong hệ thống pháp luật Anh và hệthống pháp luật Mỹ?
Quy tắc áp dụng án lệ
Anh: quy tắc tiền lệ phải được tuân thủ (stare decisis), các thẩm phán có nghĩa vụ phải
tuân thủ án lệ đã có trước đó nếu như các vụ việc có sự tương tự về mặt tình tiết để đảm bảo
tính thống nhất của hệ thống án lệ cũng như hoạt động xét xử của hệ thống tòa án. Tuy nhiên
các thẩm phán vẫn giữ được tính độc lập khi được toàn quyền quyết định tình tiết giữa vụ án
mà họ đang giải quyết và án lệ có tương tự hay không.
Mỹ: tiếp nhận quy tắc tiền lệ phải được tuân thủ ở anh nhưng được áp dụng mềm dẻo
hơn, thẩm phán có thể xem xét áp dụng hoặc không. Nghĩa là các phán quyết của thẩm phán
phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của thẩm phán và chính sách chung của Nhà nước tại thời
điểm xét xử. Việc áp dụng linh hoạt làm cho án lệ của Mỹ trở nên linh hoạt hơn, phù hợp với
một quốc gia có nền kinh tế lớn, đa chủng tộc.
Giải thích: Tại sao nguyên tắc Stare Decisis trong hệ thống pháp luật Mỹ được áp dụng linh
hoạt mềm dẻo hơn trong hệ thống pháp luật Anh?
Hệ thống pháp luật Mỹ về cơ bản vẫn bắt nguồn từ thông luật của Anh, cho nên nguyên
tắc cơ bản của pháp luật vẫn là nguyên tắc tuân thủ án lệ của Tòa án (Stare Decisis). Bản chất
của nguyên tắc này là khi xem xét các vụ án thì buộc các Tòa án phải tuân thủ các quyết định
xét xử đã được đưa ra trước đây về các vụ án tương tự. Tuy nhiên, ở Mỹ thì nguyên tắc tuân
thủ án lệ có những đặc trưng riêng của mình. Chẳng hạn như thực tiễn xét xử có đặc trưng là
áp dụng mềm dẻo nguyên tắc đó, làm cho nguyên tắc đó thích nghi với các điều kiện chính trị lOMoARcPSD| 36477832
và kinh tế, xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển lịch sử của đất nước. ( nguyên tắc này ở Mỹ chỉ
được áp dụng theo chiều dọc thay vì cả chiều dọc lẫn ngang ở Anh) + Nguyên tắc này ra đời
và được áp dụng triệt để tại Anh từ thế kỉ XIX (từ 1966 Thượng nghị viện không chịu ràng
buộc theo nguyên tắc trên).
+ Các luật gia Mỹ vẫn nhận thấy tầm quan trọng của nguyên tắc này trong việc đảm
bảo tính ổn định của án lệ song chính nó cũng sẽ trói buộc thẩm phán làm cho án lệ trở
nên cứng nhắc, không thể đáp ứng kịp được những thay đổi của nền kinh tế xã hội ở
mỗi giai đoạn phát triển lịch sử của đất nước. Đặc biệt, Tòa án tối cao khẳng định rằng
kết quả xét xử của một vụ phụ thuộc nhiều vào chính sách chung, quan điểm cá nhân
của người thẩm phán về vấn đề đang giải quyết và ở thời điểm giải quyết vụ việc hơn
là án lệ đã có trước đó. Trên thực tế, chỉ có tòa án tối cao liên bang và tòa án tối cao
của các bang mới thay đổi quan điểm xét xử của mình nhưng không diễn ra thường xuyên.
=> Chính lẽ đó mà hệ thống án lệ Mỹ vừa có tính ổn định vừa có tính linh hoạt, khiến cho vai
trò của án lệ mang tính tích cực hơn án lệ của Anh.
37. Trình bày tình hình, đặc điểm và thành tựu của pháp luật Pháp giai đoạn trước năm 1789?
1.1 Tình hình pháp luật
Nước pháp nằm dưới sự cai trị của đế chế La Mã cho đến năm 475, sau khi đế chế La Mã
tan rã, nước Pháp có sự chuyển tiếp từ luật của cá nhân (đối với nước Pháp, Luật La Mã
áp dụng theo Luật quốc tịch, luật nhân thân, xã hội sẽ được chia làm 3 hạng người: công
dân La Mã, người nước ngoài, bộ tộc man di mọi rợ) sang luật của vùng (mỗi một khu
vực khác nhau sẽ có một luật lệ riêng do lãnh chúa phong kiến cai trị). Nước Pháp được
chia ra làm 60 vùng khác nhau, lấy sông Loire (sông Loa) làm ranh giới tự nhiên và căn
cứ vào sự ảnh hưởng của luật La Mã nước Pháp được chia làm 2 vùng pháp luật:
Miền Nam sông Loire: vùng pháp luật thành văn. Khu vực này chịu sự ảnh hưởng sâu
sắc của Luật La Mã vì những lý do sau: Về địa lý, đây là khu vực liền kề với đế quốc La
Mã. Về văn hóa: có chữ viết nên có thể tiếp thu luật La Mã. Về kinh tế: Đây là khu vực
có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển đòi hỏi một nguồn luật có trình độ phát
triển cao trong lĩnh vực này như Luật La Mã. Luật La Mã được áp dụng trong khu vực
này là những bản chép tay tóm tắt đối với Luật La Mã xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ 6.
Miền Bắc sông Loire: vùng pháp luật tập quán. Về văn hóa: Khu vực này không có chữ
viết nên ko thể tiếp thu luật La Mã là luật thành văn. Về địa lý: Khu vực này nằm ở cách
xa trung tâm La Mã nên ít chịu ảnh hưởng của La Mã. Về kinh tế: khu vực này có trình lOMoARcPSD| 36477832
độ kinh tế kém phát triển, sx mang tính tự cung tự cấp, sx nhỏ theo vùng nên không phù
hợp đối với việc áp dụng Luật La Mã mà chỉ phù hợp đối với việc áp dụng tập quán.
Tập quán được áp dụng khác nhau giữa các vùng và tồn tại dưới dạng nói. khi cần xác
định về sự tồn tại của một tập quán, một hội đồng bao gồm những người cao tuổi trong
vùng sẽ được triệu tập nhằm. Đến thế kỉ thứ XIII nước Pháp bắt đầu biên soạn trên diện
rộng các tập quán của các vùng và đến đầu thế kỉ XVI xuất hiện các bộ tập quán được
biên soạn dựa trên hai tiêu chí là khu vực áp dụng và loại hình vụ việc trong đó quan
trọng nhất là tập quán vùng Paris được xuất bản năm 1510 vì vai trò trung tâm cũng như
sức ảnh hưởng của TA Paris.
Các nguồn luật được áp dụng ở Pháp bao gồm: Luật La Mã, luật tập quán, (Sự ảnh hưởng
của Luật La Mã và Luật Tập quán sẽ khác nhau ở mỗi vùng. Trong trường hợp cần thiết
thì vẫn có áp dụng tập quán ở miền Nam và ngược lại. Đặc biệt là về hình sự thì đều
được áp dụng tập quán do thời kì này Luật La Mã chưa có sự điều chỉnh.) Ngoài ra còn
có Luật Giáo hội (vừa điều chỉnh quan hệ tôn giáo, vừa điều chỉnh quan hệ hôn nhân,
quan hệ thừa kế, quan hệ trái vụ) và văn bản pl của nhà vua: Tố tụng hình sự và các vấn
đề của giới quý tộc Pháp. Và luật lệ của lãnh chúa và chính quyền của các khu tự trị =>
Muốn thành lập HTPL riêng đảm bảo cho giai cấp tư sản sau này. Luật Giáo hội và Luật
La Mã được áp dụng thống nhất cho các khu vực, còn luật tập quán mang tính địa phương rất cao..
1.2 Đặc trưng của pháp luật: (5 đặc trưng)
- Chưa có hệ thống pháp luật chung thống nhất.
- Với đặc điểm chưa có hệ thống pháp luật thống nhất nên hệ thống toà án cũng
khôngthống nhất ví dụ như toà án của lãnh địa sẽ áp dụng luật lãnh địa, toà án của Giáo
hội sẽ áp dụng luật Giáo hội còn toà án của vua sẽ áp dụng luật nhà vua. Do đó, vấn đề
lựa chọn luật trở thành vấn đề lớn nhất bấy giờ nên các quy tắc xung đột đặc biệt phát triển ở thời kỳ này.
- Pháp luật mang bản chất phong kiến, bất bình đẳng phân chia thành 3 hạng người: quý
tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ 3 (giai cấp ts, tiểu tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị);
- Pháp luật được ban hành để bảo vệ chế độ sở hữu phong kiến, bảo vệ quyền và lợi ích
của giai cấp phong kiến. lOMoARcPSD| 36477832
- Pháp luật mang tính gia trưởng cao tập trung quyền lực gia đình vào tay người chồng. 1.3 Thành tựu:
- Kế thừa trực tiếp nhiều vấn đề từ luật La Mã.
- Hình thành và phát triển nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật.
- Hình thành tổ chức luật sư Pháp.
- Đặt nền móng cho sự hình thành tư duy pháp điển hóa và hệ thống hóa pháp luật trêntoàn nước Pháp.
- Tồn tại nhiều bất cập và rào cản cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Pháp. 38.
Trình bày tình hình, đặc điểm và thành tựu của pháp luật Pháp giai đoạn
chuyểntiếp từ 1789 – 1799?
1. Tình hình pháp luật: -
Pháp luật trong giai đoạn trước bị hủy bỏ nhằm hướng tới mục đích xây
dựng 1 hệ thống pháp luật hoàn toàn mới nhưng chưa thực hiện được (bãi bỏ pháp
luật phong kiến và thay bằng sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản nhưng chưa thực hiện được). -
Sản phẩm tiêu biểu của cuộc cách mạng tư sản 1789 là tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền ngày 10 tháng 08 năm 1789 ghi nhận 2 nhóm quyền: các quyền
tự nhiên và các quyền của công dân đề cao tính tự do và bình đẳng đồng thời khẳng
định pháp luật phải do nhà nước ban hành. -
Có sự ra đời của ngành luật hiến pháp: hiến pháp các năm 1791, 1793, 1795, 1799. -
Đây là giai đoạn bất ổn, xáo động của pháp luật Pháp nên có nhiều bản
hiến phápkhác nhau được ra đời trong thời gian rất ngắn.
2. Đặc trưng cơ bản của pháp luật:
- Đề cao các quyền về tự do, dân chủ của công dân.
- Pháp luật bắt đầu có sự phân chia ra làm các chế định công và các chế định tư.
- Xây dựng nền tảng về một nhà nước pháp quyền dân chủ đầu tiên ở châu Âu.
- Thể hiện tính bình đẳng. 38.3 Thành quả:
Cách mạng tư sản Pháp có vị trí ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các quốc gia châu Âu khác
về việc xây dựng một nhà nước của giai cấp tư sản. Những giá trị của bản tuyên ngôn dân
quyền nhân quyền vẫn được xem là kim chỉ nam cho toàn bộ hệ thống pháp luật nước Pháp
trong quá khứ lẫn hiện tại và được xem là phần mở đầu của tất cả các bản hiến pháp của nước Pháp về sau. 39.
Trình bày tình hình, đặc điểm và thành tựu của pháp luật Pháp giai đoạn từ 1799 đến nay? lOMoARcPSD| 36477832
1. Tình hình pháp luật
Hiến pháp 1791 đưa ra khái niệm: “công dân tích cực” => chỉ những người đóng thuế
và là người Pháp chính quốc (mẫu quốc) thì mới được hưởng quy chế công dân. Năm
1799, Napoleon Bonaparte lên nắm chính quyền: Thành lập hàng loạt cơ quan, thể chế
chính trị: Hội đồng Nhà nước năm 1799 (cơ quan tham chính, tư vấn cho chính phủ -
Tham Chính Viện theo tiếng Việt). + Ban hành Bộ luật Dân sự năm 1804;
+ Ban hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 1806;
+ Ban hành Bộ luật Thương mại năm 1807; +
Ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1808;
+ Ban hành Bộ luật Hình sự năm 1810.
(BLHS được hình thành tự tập quán khác nhau của mỗi vùng nên việc tổng hợp lâu và
cần nhiều thời gian còn TTHS là những nguyên tắc có sẵn nên hình thành dễ hơn BLHS.)
+ 5 đạo luật này và Hiến Pháp hình thành nên 6 đạo luật cơ bản .
a. Đặc trưng cơ bản
- Quá trình pháp điển hoá đạt được nhiều thành quả.
- Pháp luật có sự kế thừa nhưng mang tính gián đoạn. (về hiệu lực, những pháp luật
giai đoạn trước bị hủy bỏ và chọn lọc PL trước đó để xây dựng luật mới) - Pháp luật
mang tính bình đẳng và dân chủ. (xóa bỏ giai cấp) - Hình thành hệ thống pháp luật chung, thống nhất.
b. Thành tựu: Đặt nền tảng cho sự thống nhất, vững chắc của hệ thống pháp luật nước Pháp.
=> Như vậy, việc ra đời của các bộ luật đã thể hiện trình độ pháp điển hóa pháp luật
rất cao của người Pháp lúc bấy giờ, và đã kéo theo một trào lưu pháp điển hóa pháp
luật tại các quốc gia khác ở châu Âu lục địa.
40. Trình bày một số đặc điểm về nội dung, kỹ thuật soạn thảo của Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804? Thầy Nguyên:
1. Về hình thức, ngôn ngữ và kỹ thuật soạn thảo Về
hình thức, ngôn ngữ và kỹ thuật soạn thảo:
- Chia làm 3 quyển với 2283 điều số lượng lớn, quy định chi tiết trong lĩnh vực luật tư. - Về
mặt ngôn ngữ: trong sản giản dị, dễ hiểu, dễ áp dụng để BLDS có thể được áp dụng nhanh
chóng, thống nhất, dễ dàng áp dụng ngay lập tức, tránh việc sử dụng các văn bản hướng dẫn.
Điều này được đặt ra dựa trên nhu cầu áp dụng bộ luật và đồng thời đây cũng là 1 ưu điểm rất
lớn của BLDS.[Kế hoạch ban đầu trong việc xây dựng BLDS của Napoleon là xây dựng một
bộ luật hoàn thiện trong lĩnh vực dân sự nên ông đã cho triệu tập 1 hội đồng soạn thảo rất
chuyên nghiệp những sản phẩm nhận được là sản phẩm do giới học thuật viết ra với ngôn ngữ
không dễ hiểu nên Napoleon đã lập tức bác bỏ bộ luật này bởi nó không mang tính chất bình
dân, phổ cập mà tạo những khó khăn cho người đọc trong quá trình tiếp cận nên Napoleon đã
ngay lập tức phủ quyết hội đồng này và yêu cầu thành lập 1 hội đồng soạn thảo mới bao gồm
4 thẩm phán (trong đó 2 TP đến từ miền Nam đại diện cho trường phái pháp luật thành văn,
2 TP đến từ miền Bắc đại diện cho trường phái pháp luật tập quán) cùng nhau xây dựng 1
BLDS chung, thống nhất trên toàn lãnh thổ nước Pháp và trong 4 TP thì có đến 3TP là thẩm lOMoARcPSD| 36477832
phán của Tòa phá án Paris và 1 TP đến từ tòa hàng hải . Bộ luật này được viết ra bởi những
người làm công tác xét xử nên có tính thức ứng với sự thay đổi của xã hội rất cao, được viết
bởi những người áp dụng pháp luật trực tiếp và những người này sẽ là những người áp dụng
bộ luật sau này, làm công tác thực tiễn làm cho bộ luật trở nên gần gũi và dễ áp dụng trên
thực tiễn, đồng thời có sự chọn lọc đối với các trường phái pháp luật khác nhau. Tuy nhiên
trường pháp này cũng có lỗi hỏng là khả năng lợi ích nhóm rất lớn, thiếu sự công tâm do
những ai viết sẽ cố gắng viết để học đạt được lợi ích tối đa sau này. Ngoài ra BLDS Pháp còn
có rất nhiều khái niệm, nguyên tắc được quy định rất chi tiết và BLDS Pháp không mang tính
cô đọng, học thuật mà là ngôn ngữ đời thường.
- Vừa có tính tổng quát vừa có tính cụ thể bởi bộ luật được quy định theo hướng từ khái quát đến chi tiết.
Về nội dung: Về cấu trúc: Bộ luật được chia thành 3 quyển, theo cấu trúc: quyển – thiên –
chương – mục – điều ●
Thiên mở đầu: Các nguyên tắc về luật. ●
Quyển đầu tiên sẽ quy định về thể nhân, con người ●
Quyển 2: Quy định về tài sản, vật chất tồn tại xung quanh con người và quyền
sở hữu. ● Quyển 3: Phương thức xác lập quyền sở hữu. => Tạo ra tính thống nhất cho BLDS.
- Thành tựu của từng quyển:
+ Quyển 1: điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thể nhân mà chủ yếu là các vấn đề về nhân
thân và gia đình, như vấn đề khai sinh, khai tử, hộ tịch, mối quan hệ giữa cha mẹ - con trong
gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi… . Đặc biệt, những quy định trong quyển
này đã đề cập đến rất nhiều các quan hệ có thể phát sinh trong tương lai (thể hiện khả năng dự
đoán và trình độ người làm luật).
+ Quyển 2: Một trong những thành tựu của quyển 2 đó chính là sự thể hiện thông qua các cấu
trúc nên bộ luật, là các quy định về nội dung của các vấn đề về tài sản và sự thay đổi về quyền sở hữu.
+ Quyển 3: Quy định này thể hiện sự dũng cảm và tiên phong của người Pháp trong việc ghi
nhận sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Bởi lẽ yếu tố gia trưởng, vấn đề trọng nam khinh nữ vẫn
còn tiếp tục tồn tại trong xã hội Pháp giai đoạn sau Cách mạng.
a. Quyển thứ nhất (12 thiên): Quy định về thể nhân (cá nhân, tự nhiên nhân)
- Gồm 12 thiên, điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thể nhân mà chủ yếu là các vấn đề vềnhân
thân và gia đình, như vấn đề khai sinh, khai tử, hộ tịch, mối quan hệ giữa cha mẹ - con trong
gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi… . Đặc biệt, những quy định trong quyển
này đã đề cập đến rất nhiều các quan hệ có thể phát sinh trong tương lai (thể hiện khả năng
dự đoán và trình độ người làm luật).
- Có 2 vấn đề nổi bật trong quyển này là:
+Vấn đề hộ tịch: đã có những quy định tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu của người dân ngay tại
thời điểm đó và cả về sau này, như vấn đề công nhận giá trị của các giấy tờ về nhân thân do cơ
quan đại diện của Pháp ở nước ngoài cấp cho công dân Pháp khi ra nước ngoài làm ăn, buôn
bán, sẽ có giá trị ngang bằng với các giấy tờ được cấp trong nước. lOMoARcPSD| 36477832
+Vấn đề cho và nhận con nuôi: Về vấn đề này, các nước trên thế giới hiện nay quy định loại
hình cho và nhận con nuôi duy nhất. Đó là loại hình mà ở đó có quy định về vấn đề giới hạn
độ tuổi của người được nhận làm con nuôi, của người nhận con nuôi, khoảng cách tuổi giữa
cha mẹ nuôi và con nuôi…
Tuy nhiên, tại quyển 1 này lại ghi nhận thêm trường hợp cho và nhận con nuôi đơn giản, đó là
trường hợp không bị giới hạn về độ tuổi. Điều này xuất phát từ thực tế của Napoleon, muốn có
một người con đã thành niên để được ông truyền đạt lại các kiến thức tuyệt vời về quân sự của
mình (do người vợ của ông không có khả năng sinh con)
Việc quyết định này đem lại rất nhiều lợi ích, trước hết là về lợi ích của những người
được nhận làm con nuôi và cha mẹ nuôi, sau cùng là những lợi ích vô cùng to lớn cho xã hội.
Mặt khác chính các quy định này đã nói lên sự ảnh hưởng của Napoleon của hoàn cảnh riêng
của ông đến bộ luật Dân sự.
b. Quyển thứ 2 (4 thiên): Tài sản và những thay đổi về quyền sở hữu.
Gồm 4 thiên quy định về phân biệt các loại tài sản, quyền sở hữu, quyền thu hoa lợi, quyền sử
dụng, quyền cư dụng, và đặc biệt là đề cập đến các vấn đề về dịch quyền/ địa dịch. Khái niệm
dịch quyền và địa dịch trong pháp luật pháp hoàn toàn khác với cách hiểu của chúng ta. Do đó,
khẳng định lại một lần nữa rằng: khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài, nên có cách giải thích
pháp luật như chính cách giải thích của quốc gia đó. Không nên sử dụng cách giải thích của
quốc gia mình mà áp đặt cho các thuật ngữ pháp lý đó.
Theo đó, địa dịch hay dịch quyền trong pháp luật pháp có nghĩa là nghĩa vụ. Nghĩa vụ của các
chủ sở hữu bất động sản liền kề: không được có hành vi gây thay đổi về mặt tự nhiên và làm
ảnh hưởng đến việc sử dụng bất động sản của các chủ sở hữu khác.
Một trong những thành tựu của quyển 2 đó chính là sự thể hiện thông qua các cấu trúc nên bộ
luật, là các quy định về nội dung của các vấn đề về tài sản và sự thay đổi về quyền sở hữu. c.
Quyển thứ ba (20 thiên): Các phương thức xác lập quyền sở hữu.
- Gồm 20 thiên xuất phát từ yếu tố rộng lớn của các vấn đề mà quyền này để cập đến. Trong
đó đề cập đến hai vấn đề quan trọng nhất là các quy định về hợp đồng và các vấn đề về hôn
nhân - gia đình mà đặc biệt là vấn đề và tài sản giữa vợ và chồng.
+ Hợp đồng: Quyển này đề cập đến hai vấn đề là vấn đề về hợp đồng nói chung và các vấn đề
liên quan đến từng loại hợp đồng cụ thể kể cả hợp đồng và thương mại và hàng hải cho dù đã
có Bộ luật thương mại và Bộ luật hàng hải.
Điều này hoàn toàn không chồng chéo, bởi lẽ những vấn đề đặc thù sẽ do Bộ luật riêng điều
chỉnh. Điều này thể hiện trình độ pháp điện hóa rất cao trong pháp luật của Pháp. Và Việt Nam
đang bắt đầu đi theo xu hướng này.
+ Vấn đề tài sản giữa vợ và chồng: bộ luật dân sự pháp không điều chỉnh vấn đề quan hệ tài
sản giữa vợ và chồng.
Điều 1387 quy định rõ, pháp luật không điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng nếu giữa
vợ và chồng có thỏa thuận riêng mà vợ và chồng cho là phù hợp và không trái với
thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định trong thiên V của Bộ luật Hôn
ước được coi là hợp pháp khi nó thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, được lập trước khi kết hôn: tạo yếu tố khách quan cho hôn ước, vì thông thường sau
khi kết hôn, chính kiến của đôi bên có thể không còn nữa mà chút ít có sự lệ thuộc vào người
nắm quyền lực trong gia đình. lOMoARcPSD| 36477832
Thứ hai, được lập chức công chứng viên và được công chứng viên ký tên vào hôn ước, nhằm
tránh những trường hợp lừa dối, cưỡng ép. Sự có mặt của công chứng viên cũng giống như sự
có mặt của pháp luật của nhà nước để xác nhận sự thỏa thuận của hai vợ chồng.
Nội dung của hồ nước có thể bao gồm sự thỏa thuận về tài sản chung, việc định đoạt tài sản
chung, vấn đề tài sản thừa kế…
Quy định này thể hiện sự dũng cảm và tiên phong của người Pháp trong việc ghi nhận sự bình
đẳng giữa vợ và chồng. Bởi lẽ yếu tố gia trưởng, vấn đề trọng nam khinh nữ vẫn còn tiếp tục
tồn tại trong xã hội Pháp giai đoạn sau Cách mạng.
41. Trình bày các giá trị của Bộ luật dân sự Pháp năm 1804?
*Giá trị lịch sử của Bộ luật Dân sự Pháp 1804 -
Lần đầu tiên có một bộ luật thừa nhận sự bình đẳng của cá nhân trước pháp luật -
Lần đầu tiên có một bộ luật quy định về việc tôn trọng một cách tuyệt đối đối với
cáccam kết trong hợp đồng. -
Lần đầu tiên có một bộ luật thừa nhận quyền sở hữu tư nhân. -
Tính tuyệt đối của BL: tồn tại trong suốt 100 năm đầu tiên mà ko có sự thay đổi
đángkể. ko phải là sự tuyệt đối về mặt nội dung mà là về mặt cấu trúc, thuật ngữ sd trong BL. -
Bộ luật Dân sự được xem là ko có kẽ hở: Tại Điều 4 của BL quy định nghiêm
cấm cácthẩm phán trong quá trình xét xử được ban hành các ngtac pháp lý mới,
tại Điều 5 BLDS quy định nghiêm cấm các TP trong quá trình xx từ chối xét xử
vì lý do ko có luật áp dụng. Như vậy, các quy định này 1 mặt ko cho phép Tp
được ban hành án lệ, phải dựa vào BLDS, 1 mặt ngầm thừa nhận cho TP quyền
giải thích pháp luật => Tạo ra cơ chế để khắc phục cho những khiếm khuyết của BLDS.
*Giá trị nội dung của Bộ luật Dân sự Pháp 1804: -
Về cấu trúc: Bộ luật được chia thành 3 quyển với 2283 điều, theo cấu trúc: quyển
–thiên – chương – mục – điều. -
Về ngôn ngữ: trong sáng, giản dị, dễ hiểu, dễ áp dụng.
=> Giúp đại đa số người dân có thể hiểu và áp dụng.
Nguyên tắc của người Pháp trong việc sửa đổi BLDS? Xuất phát từ quan niệm cho rằng BL
là tuyệt đối cho nên người PHáp đã đưa ra qđ: “Nghiêm cấm các thẩm phán giải quyết những
vụ việc được giao xét xử bằng quy định chung và có tính chất quy phạm”. Tuy nhiên tính tuyệt
đối của BL này cũng là tương đối do đó mà vẫn phải có sự thay đổi, sửa đổi nhất định để phù hợp với bình diện tg. lOMoARcPSD| 36477832
42. Trình bày các nguyên nhân dẫn đến tính nhị nguyên của cấu trúc hệ thống toà ánnước Pháp?
Thầy Nguyên: Ban đầu, các thẩm phán trong quá trình XX can thiệp vào hoạt động lập pháp,
hành pháp gây cản trở cho các cơ quan này 1 cách bất hợp lý do đó sau CM tư sản 1789, TA
bị cấm XX các tranh chấp hành chính. Tuy nhiên các vụ việc này vẫn mặc nhiên phát sinh. Vì
vậy hội đồng nhà nước được trao thẩm quyền để XX trongg những trường hợp này. Về sau,
các vụ việc ngày 1 nhiều lên, các Tòa sơ thẩm và phúc thẩm hành chính tạo ra hệ thống Tòa
hành chính và chính là cấu trúc nhị nguyên cho TA hành pháp.
Hệ thống tòa án Pháp được tổ chức điển hình cho mô hình nhị nguyên: mô hình Kim tự
tháp đôi (double pyramid structure). Nhị nguyên có nghĩa là song song tồn tại.
Hệ thống tòa án ở Pháp bao gồm hai nhánh Tòa án: nhánh Tòa án có thẩm quyền xét xử
chung (nhánh Tòa tư pháp) và nhánh Tòa án hành chính. Hai hệ thống tòa án có chức năng xét
xử riêng biệt, độc lập lẫn nhau cả về thẩm quyền lẫn quy trình tuyển chọn các viên chức.
Tòa án tư pháp bị ngăn cấm can thiệp vào lĩnh vực hoạt động của tòa án hành chính.
Nguyên nhân dẫn đến tính nhị nguyên của cấu trúc hệ thống tòa án nước Pháp:
(1) Do vai trò của Toà án trong lịch sử: Từ năm 1789, chính quyền không cho
phép các toà dân sự, hình sự (toà tư pháp) được can thiệp vào công việc của
cơ quan hành chính. Tiếp đến, năm 1795 tiếp tục ban hành đạo luật cấm các
toà án dân sự, hình sự xét xử các vụ việc liên quan đến chính quyền. Đạo
luật này có hiệu lực cho đến ngày nay.
(2) Áp dụng nguyên tắc tam quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước.
(3) Sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư. Sự tách bạch này nhằm
bảo vệ tối ưu các lợi ích mà từng lĩnh vực luật theo đuổi.
43. Trình bày vị trí, thẩm quyền của Toà Xung đột trong hệ thống toà án Pháp
Vị trí: Toà Xung đột là toà được thành lập để giải quyết những trường hợp tranh chấp
thẩm quyền giữa hai hệ thống toà án (toà tư pháp >< toà hành chính). Toà Xung đột
không trực thuộc và đứng độc lập với hai HTTA.
- Toà Xung đột chỉ quyết định phân xử xem vụ việc bị tranh chấp sẽ thuộc thẩm
quyền của toà tư pháp hay toà hành chính. Toà Xung đột không xét xử nội dung vụ
việc. Phán quyết của Toà Xung đột có giá trị chung thẩm. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại một
ngoại lệ của nguyên tắc này: Từ năm 1932, Toà Xung đột có thể xét xử nội dung của
vụ việc khi vụ việc đó đã được toà hành chính và toà tư pháp xử nhưng lại đưa ra phán
quyết mâu thuẫn nhau. Vậy, ta sẽ có thẩm quyền của Toà Xung đột:
(1) Toà Xung đột sẽ thực hiện thẩm quyền của mình khi có “tranh chấp chủ động", tức là
toà hành chính không đồng ý với vụ việc đang được toà tư pháp thụ lý;
(2) Toà Xung đột can thiệp vào một vụ việc khi một toà tư pháp và một toà hành chính
cùng từ chối thụ lý trên cơ sở cho rằng toà án kia mới là toà án có thẩm quyền;
(3) Khi vụ việc đã được cả toà tư pháp lẫn toà hành chính xét xử và công bố hai phán quyết mâu thuẫn nhau.
44. Trình bày vị trí, chức năng của Hội đồng Hiến pháp của nước Pháp lOMoARcPSD| 36477832
- Vị trí: Hội đồng Hiến pháp tồn tại như là một cơ quan tòa án với nhiều chức
năng khácnhau, được thành lập theo Hiến pháp của nền Cộng hòa thứ 5 được
ban hành vào ngày 04/10/1958. => Là cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng bảo hiến.
- Cơ cấu: các cựu Tổng thống Pháp và 9 thành viên khác, 3 do tổng thống chỉ
định, 3 dothượng viện chỉ định, 3 do hạ viện bầu.
Tại sao có nhận định cho rằng HĐHP của nc Pháp là 1 diễn đàn chính trị???=> bao gồm các
cựu tổng thống và các thành viên bàn luận về các vấn đề chính trị: theo dõi, giám sát hiến pháp,
GQTC về bầu cử,.. => bàn luận về chính sách của nhà nước - Chức năng:
a. Theo Hiến pháp năm 1958, HĐBH có 3 loại thẩm quyền chính:
- Thẩm quyền tư vấn: HĐBH có quyền tham gia vào quá trình thiết lập vị trí
Tổng thống khi vị trí này không thực thi được nhiệm vụ của mình, có quyền
đưa ra ý kiến cho Tổng thống quyết định những biện pháp đặc biệt trong hoàn cảnh đặc biệt.
- Thẩm quyền xem xét các tranh chấp trong bầu cử (Nghị viện và Tổng
thống) và trưng cầu ý dân: quyết định của HĐBH là quyết định cuối cùng bắt
buộc thi hành với tất cả cơ quan nhà nước và không được khiếu nại, nhưng
HĐBH thường không tự mình hành động, thẩm tra, giải thích hay phán quyết nếu không có yêu cầu.
- Thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật trước khi công bố: tuy
nhiên, chỉ xem xét vụ việc khi có đơn đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng,
Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện, 60 thượng nghị sỹ hoặc 60 hạ nghị
sỹ. Ngoài ra, HĐBH có thể tham gia soạn thảo hoặc sửa đổi các đạo luật khi
có sự tranh chấp về thẩm quyền giữa Nghị viện và Chính phủ. HĐBH có thể
kiểm soát sự vi phạm của các đạo luật đã có hiệu lực (đạo luật được thông qua
Hiến pháp năm 1958; đạo luật được thông qua sau năm 1958, có những quy
định không thuộc phạm vi của lập pháp, nhưng Chính phủ lại không đệ trình vấn đề đó lên HĐBH).
45. So sánh mô hình bảo hiến của Pháp và Mỹ? Tiêu chí Mô hình bảo hiến Pháp Mô hình bảo hiến Mỹ lOMoARcPSD| 36477832 Cơ quan bảo hiến
Hội đồng Hiến pháp Tất cả Toà án đều có chức năng bảo hiến. Từ
gồm 9 thành viên do Toà của các bang đến hệ thống Toà liên bang,
Tổng thống, Chủ tịch nhưng phán quyết của Toà án Tối
Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm.
cao Liên bang mới có tính bắt buộc với các Toà còn lại. Cơ sở hình thành
Được quy định lần đầu trong Hình thành từ án lệ. Hiến pháp 1958.
(từ vụ án Marbury kiện Madison
của Chánh án Marshall năm 1803)
Ở Pháp hình thành cơ chế giám
Tại Mỹ, cơ chế giám sát sau khi
Cơ chế giám sát sát mang tính trừu tượng. Quyền một đạo luật được ban hành bởi bảo hiến
gắn liền với hoạt động Nghị viện thì đạo luật đó có hiệu giám sát trước
khi công bố một lực. Tòa án tư pháp không có đạo luật. Không cần tới
một vụ thẩm quyền tuyên bố hủy hay vô kiện cụ thể, việc giám sát tuân
hiệu một đạo luật đó dù nó có vi thủ Hiến pháp diễn ra khi đạo hiến.
Đặc biệt, Tòa án chỉ được luật chưa được áp dụng trên thực xem xét
tính hợp hiến khi đạo luật tế, việc tuyên bố một đạo luật là đó đã chính
thức có hiệu lực pháp vi hiến cũng không dựa trên việc luật. nó xâm
phạm cụ thể đến quyền lợi của chủ thể nào trong xã hội mà dựa trên
hiến pháp và các nguyên tắc có giá trị như hiến pháp, một đạo luật được
xem xét tính hợp hiến bởi Hội đồng hiến pháp. Từng tính chất hay nội
dung được giám sát chung, tổng quát dựa trên các lí do và cơ sở.
Hoạt động bảo hiến tại Pháp Hoạt động bảo hiến không tách Phạm vi
thẩm xoay quanh kiểm sát tính hợp rời khỏi hệ thống Tòa án nói quyền bảo hiến hiến của
những văn bản do cơ chung; ở đây không có dạng vụ quan lập pháp ban hành và xử lý việc
cụ thể về các vấn đề hiến khiếu nại liên quan đến các cuộc định mà có thể có mặt ở bất cứ vụ
bầu cử, trưng cầu dân ý. Được việc dân sự, hình sự, hành chính, quy định rõ trong Hiến pháp
thương mại nào. Ở Mỹ không có 1958.
sự phân chia cụ thể về phạm vi
Pháp luật Pháp quy định trình tự hợp hiến hay Thủ tục xem xét tục hành chính-mệnh
xem xét tính hợp pháp theo thủ tính lệnh. (Với vi hiến một thủ tục đặc biệt được trao Downloaded by Dylan Tran (dylantrly1@gmail.com) lOMoARcPSD| 36477832
cho Hội đồng bảo hiến và dựa trên Hiến pháp).
thẩm quyền trong lĩnh vực hiến pháp mà phạm vi này
phụ thuộc vào tính chất của vụ việc được xem xét.
Theo thủ tục tố tụng thông thường, tuỳ theo vụ việc mà
đó có thể theo thủ tục TTDS hay TTHS. Không có quy
trình thống nhất mà tuỳ theo pháp luật liên bang hoặc tiểu bang.
Downloaded by Dylan Tran (dylantrly1@gmail.com) lOMoARcPSD| 36477832 Hệ quả pháp lý
thế. Quyền lập pháp thuộc về đối với một đạo
Nghị viện nên sửa đổi, bổ sung luật bị tuyên là vi
cũng là thẩm quyền của Nghị hiến Theo Điều
viện chứ không phải cơ quan tư 62 Hiến pháp
pháp. Do vậy, Tòa án không có 1958 của Cộng
thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực hòa Pháp thì khi
cũng như sửa đổi bổ sung đạo một đạo luật bị
luật bị coi là vi hiến. Hội đồng hiến
Về nguyên tắc, việc tuyên bố pháp tuyên bố là
đạo luật là hợp hiến hay vi hiến vi hiến thì sẽ
chỉ có giá trị pháp lý trong một không được ban
vụ việc cụ thể nhưng trên thực hành và áp dụng.
tế do hệ thống pháp luật của Phán quyết này
Hoa Kỳ tôn trọng nguyên tắc của Hội đồng
Stare Decisis (tuân thủ các pháp hiến pháp có giá
quyết trước đây và không phá trị chung thẩm,
vỡ những quy phạm pháp luật không bị khiếu
được thiết lập trong án lệ trong nại hay kháng
án lệ) cho nên khi Tòa án tối cao cáo, kháng nghị
ra một phán quyết tuyên bố và có hiệu lực bắt
hành vi lập pháp, hành pháp là buộc đối với tất
vi hiến thì Tòa án cấp dưới sẽ từ cả các cơ quan
chối áp dụng hành vi vi hiến đó, quyền lực nhà
từ đó hành vi vi hiến không bị nước và tất cả các
bãi bỏ nhưng cũng không còn cơ quan hành
phát sinh hiệu lực trên thực tế. chính và tư pháp.
Do thủ tục xem xét hành vi lập Đối với các hành
pháp, hành pháp có vi hiến hay vi bị Tòa án Hoa
không là thủ tục thông thường – Kỳ tuyên bố là vi
được xem xét theo thủ tục Tố hiến, Tòa án
tụng dân sự hoặc Tố tụng hình không có thẩm
sự tùy theo tính chất vụ việc cụ quyền sửa đổi, bổ
thể – nên khi Tòa án đưa ra một sung. Đặc điểm
phán quyết tuyên bố một hành này xuất phát từ
vi lập pháp, hành pháp vô hiệu nguyên tắc phân
thì phán quyết này không có giá quyền, cơ chế trị chung thẩm kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa 3 nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp, không có nhánh quyền lực nào chiếm ưu
Downloaded by Dylan Tran (dylantrly1@gmail.com) lOMoARcPSD| 36477832 Câu hỏi:
1. Nét đặc trưng của Tòa án tối cao Mỹ trong vai trò lập chính sách là gì?
- Phương thức thông qua “trát lấy lên xử lại” (writ of certiorari): Tòa án tối cao
có thể đưa ra lệnh tùy nghi nhằm yêu cầu tòa án cấp dưới có nghĩa vụ phải
chuyển toàn bộ vụ việc mà mình đang xét xử cho Tòa án tối cao trực tiếp xét
xử theo yêu cầu của một trong các bên đương sự liên quan trong vụ án.
- Đặc trưng vì đây là cách giúp Tòa án tối cao có quyền lựa chọn một hoặc một
số nhóm vấn đề quan tâm để có thể hình thành án lệ giải quyết một số nhóm
vấn đề phát sinh trong xã hội.
2. Vì sao Tòa án tối cao liên bang và Hiến pháp Mỹ được xem là những sản phẩm sáng
tạo đặc trưng của nền chính trị và pháp lý Mỹ?
=> Trả lời theo đặc trưng của 2 cái này. Lưu ý:
1. Bồi thẩm đoàn chỉ xuất hiện ở: Anh: lĩnh vực hình sự Pháp: tòa đại hình
Hoa Kỳ: dân sự, hình sự => quốc gia sử dụng Bồi thẩm đoàn triệt để nhất