Bộ câu hỏi trắc nghiệm môi trường 19 |Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Câu 1: Đối với xã hội, môi trường địa lí có vai trò:a. Điều kiện thường xuyên, cần thiếtb. Không đáng kểc. Quyết địnhd. Tất cả đều sai.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: môi trường 19(haui)
Trường: Đại học Công nghiệp Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45764710
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đối với xã hội, môi trường địa lí có vai trò:
a. Điều kiện thường xuyên, cần thiết b. Không đáng kể c. Quyết định d. Tất cả đều sai
Câu 2: Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần là:
a. Đất đai, địa hình, địa chất
b. Thổ nhưỡng, địa hình, sinh vật, nước, khí hậu
c. Động thực vật, đất, nước, khí hậu
d. Thổ nhưỡng,sinh vật, khí hậu
Câu 3: Môi trường thiên nhiên bao quanh Trái Đất và có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người là:
a. Môi trường tự nhiên b. Môi trường
c. Môi trường địa lí d. Môi trường nhân văn
Câu 4: Hoạt động của con người hiện nay đang diễn ra trong:
a. Môi trường địa lí b. Tồn bộ Trái Đất
c. Tồn bộ lớp vỏ Trái Đất d. Ngồi phạm vi của Trái Đất
Câu 5: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng ?
A.Nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.
B.Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật.
C.Hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên.
D.Gánh nặng nợ nước ngoài, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói.
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng về môi trường tự nhiên:
a. Điều kiện thường xuyên và cần thiết để phát triển xã hội lOMoAR cPSD| 45764710
b. Cơ sở vật chất của sự sống
c. Cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội
d. Nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển xã hội
Câu 7: Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển con người là:
a. Môi trường tự nhiên b. Môi trường nhân tạo
c. Môi trường xã hội d. Môi trường địa lí
Câu 8: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam ? A.Con
người là trung tâm của sự phát triển bền vững.
B.Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.
C.Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.
D.Giảm thiểu phát thải các chất khí vào môi trường thông qua việc giảm bớt sản xuất công nghiệp.
Câu 9: Môi trường có các chức năng là:
a. Là không gian sống của con người
b. Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
c. Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra d. Tất cả các ý trên
Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng về môi trường nhân tạo:
a. Là kết quả lao động của con người
b. Phát triển theo các quy luật riêng của nó
c. Tồn tại phụ thuộc vào con người
d. Sẽ tự huỷ hoại nếu không được sự chăm sóc của con người
Câu 11: Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có A.Đời
sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lanh mạnh.
B.Đời sống vật chát, tinh thần ngày càng đầy đủ.
C.Sức khỏe và tuổi thọ ngày càng cao. lOMoAR cPSD| 45764710
D.Môi trường sống an toàn, mở rộng.
Câu 12: Nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội lồi người là:
a. Môi Trường tự nhiên b. Môi trường xã hội
c. Môi trường nhân tạo d. Phương thức sản xuất
Câu 13: Tài nguyên thiên nhiên được hiểu là:
a. Các thành phần của tự nhiên (bao gồm các vật thể và các lực tự nhiên)
b. Được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng ở một trình độ nhất địnhc. Cả hai đều đúng d. Cả hai đều sai
Câu 14: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng: a. Mở rộng b. Ngày càng cạn kiệt
c. Ổn định không thay đổi d. Thu hẹp
Câu 15: Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không phải là nguyên nhân quyết
định sự phát triển của xã hội loài người vì
A.Môi trường tự nhiên không cung cấp đầy đủ nhu cầu của con người.
B.Môi trường tự nhiên phát triển theo quy luật tự nhiên không phụ thuộc vào tác động của con người.
C.Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng iễn ra chậm hơn sự phá triển của xã hội loài người.
D.Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra nhanh hơn sự phát triển của xã hội loài người.
Câu 16: Dựa theo khả năng có thể bị hao kiệt, tài nguyên thiên nhiên được chia thành các nhóm là: a.
Tài nguyên cô tận, tài nguyên có giá trị đặc biệt
b. Tài nguyên vô tận, tài nguyên có khả năng phục hồi, tài nguyên không thể phục hồi
c. Tài nguyên vô tận, tài nguyên có khả năng phục hồi
d. Tài nguyên vô tận, tài nguyên có khả năng phục hồi, tài nguyên không thể phục hồi, tài nguyên có giá trị đặc biệt lOMoAR cPSD| 45764710
Câu 17: Tài nguyên sinh vật bao gồm các nhóm là:
a. Động vật, thực vật, sinh thái cảnh quan
b. Thực vật, vi sinh vật, động vật
c. Động vật, vi sinh vật, quần xã sinh vật
d. Động thực vật, vi sinh vật, sinh thái cảnh quan
Câu 18: Loại tài nguyên nào sau đây không thể phục hồi được: a. Đất b. Rừng c. Nước d. Khoáng sản
Câu 19: Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là A.Các
nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.
B.Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.
C.Các nước ở Mĩ La tinh, châu Phi.
D.Các nước ở châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh.
Câu 20: Cách phân loại tài nguyên thành: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch... là dựa vào: a. Thuộc tính tự nhiên b. Công dụng kinh tế
c. Khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng d. Tất cả đều sai
Câu 21: Tài nguyên vô tận bao gồm:
a. Năng lượng Mặt Trời
b. Năng lượng Mặt Trời, không khí
c. Năng lượng Mặt Trời, không khí, khống sản
d. Năng lượng Mặt Trời, không khí, nước, đất lOMoAR cPSD| 45764710
Câu 22: Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên thể hiện rõ nhất ở:
a. Tài nguyên khống sản b. Tài nguyên đất
c. Tài nguyên sinh vật d. Tài nguyên nước
Câu 23: Tài nguyên có thể phục hồi bao gồm: a. Đất b. Đất, sinh vật c. Đất khống sản
d. Đất, năng lượng Mặt Trời
Câu 24: Làm thế nào để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chông nguồn tài nguyên khoang sản trong quá trình phát triển kinh tế ?
A.Hạn chế khai thác các khoáng sản trong lòng đất.
B.Phải sử dụng thật tiết kiệm , sử dụng tổng hợp,đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế( chất dẻo tổng hợp ).
C.Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc là khoáng sản.
D.Hạn chế khai thác các tài nguyên thiên nhiên.
Câu 25: Biện pháp quan trọng nhất để tránh nguy cơ cạn kiệt của tài nguyên khống sản là: a. Sử dụng tiết kiệm
b. Sản xuất các vật liệu thay thế c. Ngừng khai thác
d. Khai thác đi đôi với bảo vệ và sử dụng hợp lí
Câu 26: Những dấu hiệu cảnh báo về khủng hoảng môi trường và mất cân bằng sinh thái hiện nay là: a. Thủng tầng ôzôn
b. Sự nóng lên tồn cầu
c. Mưa axit và hiệu ứng nhà kính d. Tất cả đều đúng
Câu 27: Theo công dụng kinh tế người ta chia tài nguyên thành các loại như sau: A.Tài
nguyên đất, nước,khí hậu,sinh vật,khoáng sản. lOMoAR cPSD| 45764710
B.Tài nguyên nông nghiệp,tài nguyên công nghiệp,tài nguyên du lịch,..
C.Tài nguyên không phục hồi được và tài nguyên phục hồi được.
D.Tài nguyên có thể bị hao kiệt và tài nguyên không bị hao kiệt. lOMoAR cPSD| 45764710
Đề cương môi trường và phát triển bền vững.
1.Anh / chị hãy trình bày khái niệm và chức năng của môi trường? Ví du?
Khái niệm: MT là các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. VD: MT đất, nước,…
Chức năng của MT: 4 chức năng cơ bản:
+ Cung cấp nơi sống cho con người ( Nơi cư trú an toàn và đủ điều kiện để phát triển các phẩm cách cá nhân và cộng đồng,
tạo dựng bản sắc văn hóa).
+ Cung cấp nguyên liệu và năng lượng.
+ Chứa đựng và tự làm sạch chất thải.
+ Cung cấp ( Lưu giữ) thông tin cho các nghiên cứu KH.
2. Anh / chị hãy trình bày nguyên nhân và các biểu hiện của suy thoái môi trường? - Nguyên nhân:
+ Biến động của thiên nhiên theo chiều hướng k thuận lợi cho con người như: lụt, hạn hán, động đất..
+ Khai thác tài nguyên quá khả năng tự phục hồi.
+ K xđ rõ quyền sd, sở hữu tài nguyên. + Thị trường yếu kém. + Chính sách yếu kém.
+ Mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế tiến tới XD 1 XH tiêu thụ.
+ Bùng nổ dân số, nghèo đói( or xa hóa) và bất bình đẳng.
- Các biểu hiện suy thoái của MT:
+Mất an toàn nơi cư trú( do sự cố MT, ô nhiễm MT và mất ổn định XH).
+ Cạn kiệt tài nguyên ( do khai thác quá mức, sd k hợp lý và do biến động đk tự nhiên).
+ Xả thải quá mức ô nhiễm.
STMT là quá trình chậm, khó định hướng chính xác, khó đảo ngược nên đòi hỏi phải can thiệp = 1 chiến lược, bằng các ctrinh PTBV. VD: SUy thoái đất.
3.Trình bày những hiểu biết của anh / chị về ô nhiễm môi trường nước?
Kn: Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm ... bị các hoạt động của con người làm nhiễm
các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất
lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống
con người và sinh vật. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể
hơi trong không khí... Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con
người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
Nguyên nhân: Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải
bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt,
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất,
ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. lOMoAR cPSD| 45764710
Hậu quả: Sự sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy bay làm ô nhiễm những vùng rộng lớn. Các
chất này thường tồn tại lâu dài trong môi trường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khoẻ con người. Một số dịch hại có
hiện tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các thuốc trừ sâu. Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại.
Nhiều chất thải độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước làm chết vi khuẩn, cá và các động vật khác,
làm giảm O2 tăng hoạt động vi khuẩn yếm khí, tạo ra sản phẩm độc và có mùi khó chịu như CH4, NH3, H2S…
Thuốc tẩy rửa tổng hợp rất độc cho người và vi khuẩn trong nước.Thuốc sát trùng cũng độc đối với phiêu sinh vật. Các thuốc
trừ sâu khác ngăn cản quang hợp của phiêu sinh thực vật và sự nẫy mầm của các tiếp hợp bào tử (zygospores).
Nông dược còn làm xáo trộn sự tạo phôi và phát triển hậu phôi của động vật có xương sống thủy sinh, cản trở sự biến thái
của nòng nọc ếch, tuyến sinh dục và làm bất thụ cá.
Các Hydrocarbons gây tổn thất cao cho các quần xã sinh vật. Tai nạn đắm tàu dầu gây ô nhiễmï cho sinh vật biển bởi sản
phẩm dầu. Cá, tôm, cua bị chết hầu hết. Chim biển là những nạn nhân đầu tiên và dễ thấy của tai nạn dầu. Ngày nay, biển và đại
dương đầy những cặn bả của tai nạn dầu.
Các chất thải do hoạt động sinh hoạt, công nghiệp xả thải ra ngoài môi trường gây ra nhiều loại dịch bệnh cho con người, động – thực vật.
Giải pháp: - Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi
nước bằng lượng nhiệt thừa từ nấu nướng. Ngay cả việc xây dựng thói quen rửa tay cũng có thể bảo vệ hàng triệu con người.
Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức. Giáo dục ý thức giữ gìn nguồn nước sạch cho mọi người dân như: không xả nước và
rác thải sinh hoạt xuống kênh rạch ao hồ, không phóng uế bừa bãi, xây cầu tiêu ngay trên ao nuôi cá, lắp đặt ống nước ngay trong hố ga, trong ống cống..
Chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch
này và thu hút người dân tham gia. Xây dựng nhà máy xử lý nước thải.
Áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ
đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về xử lý rác thải.
4.Trình bày những hiểu biết của anh / chị về ô nhiễm môi trường khí?
Kn: Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí
không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. Nguyên nhân:
Tự nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất
lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người
đã thích nghi với các nguồn này.
Công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu
hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ
trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc
hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng
thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
Giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình
tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình
di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa
hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
Sinh hoạt: Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô
nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi. lOMoAR cPSD| 45764710
Hóa chất bảo vệ thực vật, chất phóng xạ,…
Giải pháp: Trồng thực vật, đây là cách đơn giản và hiệu quả, các loại thực vật sẽ làm sạch không khí trong nhà và loại bỏ
nhiều thành phần độc hại.
Sử dụng than hoạt tính trực tiếp hấp thụ là phương pháp sử dụng của một số gia đình hiện nay. Than hoạt tính có thể hấp thụ các khí độc hại.
Các công trường xây dựng phải được che chắn và áp dụng các biện pháp giảm bụi: Vật liệu xây dựng, đất thải phế thải phải
được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dụng đảm bảo không rơi vãi ra đường. Các quận, huyện, thị xã bố trí và công bố
công khai các điểm tập kết để trung chuyển đất thải, phế thải xây dựng. Cùng với đó, tích cực tuyên truyền thực hiện phong trào
trồng cây xanh, giữ gìn và bảo vệ cây xanh trên địa bàn…
Ứng dụng công nghệ nano để chế tạo vật liệu nano TiO2 với hiệu ứng quang xúc tác để xử lý ô nhiễm môi trường không khí.
Đặc biệt là diệt vi khuẩn, nấm mốc trong phòng bệnh, nhà ở, khử mùi hôi trong văn phòng, phân hủy các chất khí Nox, Sox, VOCs,…
trong môi trường không khí.
5. Trình bày những hiểu biết của anh / chị về ô nhiễm môi trường đất?
Kn: "Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm".
Nguyên nhân: Hoạt động nông nghiệp hiện đại, phân bón, nông dược, rác thải,…
- Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốctrừ sâu (clo hữu cơ, DDT,
lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...).
- Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sánv.v...).
- Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật),chất phóng xạ (U ran,
Thori, Sr90, I131, Cs137). Các loại chất thải rắn, phóng xạ, nhựa dẻo, bao bì nilon, kim loại, amiăng phát sinh từ các nguồn thải
công nghiệp đưa vào đất
Hậu quả: - Do phân bón: Nhưng lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con người, mà còn làm mất ổn định hệ sinh
thái nông nghiệp. Kiểu canh tác dùng nhiều phân vô cơ, kết hợp với việc ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất trồng, tạo
nên một đe dọa nghiêm trọng trong việc giữ phì nhiêu của đất. Là do sự tích lũy liên tục các chất tạp (kim loại, á kim) có trong phân
hóa học và sự biến đổi cấu trúc của đất. Thành phần chất hữu cơ của đất bị giảm nhanh và khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi.
Chất mùn không còn quay về đất. Sự nghèo mùn làm phá hủy cấu trúc của đất, giảm phức hợp hấp thụ sét mùn (complexe
absorbant argilo humique) nên giảm độ phì của đất. Phân động vật và thực vật không quay về với đất mà chất đống sẽ ô nhiễm
mực thủy cấp sau khi lên men amoniac. Hoặc chúng bị đem thiêu đốt bỏ, không về đất được. Sự đốt rác có nghĩa là thay đổi ô
nhiễm điạ phương của đất bằng sự ô nhiễm không khí ở diện rộng hơn nhiều.
-Do dùng nông dược: Dùng thuốc diệt cỏ sẽ làm thay đổi thảm thực vật của hệ sinh thái nông nghiệp. Dùng thuốc trừ sâu gây
chết các quần xã động vật ở trong hay quanh vùng xử lý. Nó gây chết cho các độ tuổi và làm giảm tiềm năng sinh học, nên làm
giảm sự gia tăng của các quần thể bị nhiễm, dẫn đến sự diệt chủng của loài. Giảm lượng thức ăn. Một trong những xáo trộn
do nông dược gây cho quần xã là làm giảm lượng thức ăn động vật và thực vật cần thiết cho các loài ở các bậc dinh dưỡng
khác nhau trong hệ sinh thái nông nghiệp. Mất cân bằng sinh thái.
-Giải pháp: Việc sử dụng nông dược phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Sử dụng hạn chế; Sử dụng đúng thời điểm để hạn
chế số lần phun xịt; Nông dược ít gây hại cho thiên địch và các sinh vật lan can (non target organisms); Không phun xịt gần
nguồn nước uống; Ðã thử nghiệm cẩn thận độc tính; Tránh dùng nông dược bền vững và có thể tích tụ sinh học; Tránh tối đa
việc nông dân phải tiếp xúc nông dược (tránh hít phải khi thao tác); Sử dụng để làm giảm số cá thể dịch hại tới dưới ngưỡng
gây hại, sau đó kết hợp với các biện pháp khác để giữ cho quần thể này ở mức thấp.
Biện pháp canh tác: Dùng nhiều biện pháp như trồng nhiều cây che không cho cỏ dại mọc; tiếng động và bù nhìn đe dọa
chim ... vận động nông dân hạn chế sử dụng phân bón hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và
phân vi sinh trong sản xuất nông nghiệp; sử dụng các hầm khí Biogas ở khu vực nông thôn; chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản trên
diện tích đất thấp trũng...đẩy mạnh việc trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc…phục hồi đất hoang hoá, đất bị xói mòn trơ
sỏi đá, đất bạc màu và ngăn ngừa ô nhiễm đất; chống xói mòn và suy thoái chất lượng đất và sử dụng có hiệu quả các loại đất ngập nước. lOMoAR cPSD| 45764710
Phát triển các mô hình nông - lâm nghiệp kết hợp, với những vườn đồi cây ăn quả để cải thiện môi trường đất. khuyến cáo
nông dân tiếp tục hạn chế sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh,
các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) và áp dụng sản xuất sạch trong nông nghiệp; thực hiện các biện pháp phục hồi,
tái tạo các khu đất, bãi thải.
6. Trình bày những hiểu biết của anh / chị về mối quan hệ giữa nghèo khổ và môi trường?
-Nghèo khổ làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên mỏng manh của địa phương, trở nên
dễ bị tồn thương do những biến động của thiên nhiên và XH.
-Nghèo làm cho thiếu vốn đầu tư cho sx, xd cơ sở hạ tầng, cho văn hóa giáo dục và các dự án cải tạo môi trường.
-Nghèo khổ làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng khai thác quá mức, khai thác hủy diệt.
Nghèo là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế và xd 1 xã hội tiêu thụ.
-Góp phần bùng nổ dân số.
Trái đất đang nóng dần lên và có lẽ nhiệt độ của nó còn tăng thêm nữa. Không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải
độc hại, và có lẽ giá nước sẽ càng đắt đỏ sau chỉ 10 hay 15 năm nữa, còn nghèo đói làm cho con người không có điều kiện để dùng
các sản phẩm sạch. Nghèo đói khiến người ta phải chặt phá rừng, buôn bán ngỗ quý để mưu sinh và nghèo đói thì ko thể chi tiền
để cải tạo môi trường. Vậy nghèo đói và môi trường luôn có quan hệ tương tác lẫn nhau và sẽ ko tách rời nhau.
Để bảo vệ môi trường đã có một dự án phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cách trồng cây xanh. Đó là một ý tường tốt nhưng
khi dự án đó đc đưa vào thì nó đã thất bại. Nguyên nhân là do ng trồng rừng ko đc hưởng lợi nhiều về kinh tế khi họ tham gia vào
dự án đó. Và thay vì trồng rừng thì người ta lại tiếp tục chặt phá rừng bởi điều đó mang lại thu nhập cho họ.
Ở những nơi có hệ động vật đa dạng và phong phú có nhưũng bầy chim lớn và những con thú quý hiếm. Con người mưu
sinh bằng cách thu nhặt trứng chim trong mùa sinh sản, bẫy thú và trồng trọt, đó là cuộc sống của họ nhưng điều đó đã làm ảnh
hưởng đến hệ sinh tháí đặc biệt là hệ động vật.
Nghèo đói khiến người ta không tiếp xúc đc với công nghệ thông tin để bảo vệ môi trường. Họ không có các điều kiện để sử
dụng ác sản phẩm thân thiện với môi trường và ngày nay ngay cả những quốc gia phất triển các nhà lãnh đạo vẫn luôn phải đắn
đó trước việc bảo vệ môi trường hay là phát triển kinh tế. Bởi để đạt tới việc phát triển bền vừng là rất khó thực hiện trong khi
nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tiết kiệm tối tiểu các chi phí phát sinh đặc biết là chi phí cho sự cố bảo vệ môi trường.
Người dân thiếu ăn thì khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả tài nguyên rừng, tài nguyên đất và tài nguyên
nước. Hệ quả tất yếu khi các nguồn tài nguyên này dần cạn kiệt là thiên tai, bão lũ, hạn hán xảy ra. Và gánh chịu hậu quả không ai
khác chính là người dân nghèo.
7.Trình bày những hiểu biết của anh / chị về mối quan hệ giữa dân số và môi trường?
-Dân số tác động xấu đến MT do đông dân và nghèo đói.( 90% dân số TG sống ở các nước đang ptr, nơi mà các quốc gia ít có
khả năng giải quyết các hệ quả do gia tăng dân số đối v svc gây ô nhiễm và suy thoái MT.
- Ưu tiên trước hết của các nước đang ptr là nuôi dưỡng bộ phận dân số ngày càng gia tăng chứ k đủ sức chăm lo đến MT
-Tiêu dùng quá mức của dân cư các nước công nghiệp cũng là 1 mặt quan trọng của vấn đề này.
Tác động của dân số tới MT, ngoài số dân còn phản ánh mức tiêu thụ trên đầu người và trình độ công nghệ.
I = P.C.T ( I: Tác động của dân số lên MT, P: Số dân, C: Tiêu thụ tài nguyên bình quân trên đầu người, T: Công nghệ, quyết định
mức tác động của mỗi đơn vị tài nguyên đc tiêu thụ).
-Tác động của dân số đến MT còn phụ thuộc rất nhiều vào các quá trình động lực dân cư: du cư, di cư, di dân,.. bản tính của
con người là di chuyển và chính quá trình di chuyển đó đã làm gia tăng tác động của dân số lên MT.
Sự gia tăng Dân số quá nhanh trên thế giói cũng như ơ nước ta trong mấy thập niên qua,không những đã tác động lớn tới
chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế xã hội mà còn tới cả tài nguyên môi trường.
1.Dân số và đất đai :
-Thế giói hàng năm có khoảng 70.000 km2 vuông đất canh tác bị bỏ hoang khai phá triệt để ,bất hợp lý làm cho đất bị bạc màu, xói mòn. lOMoAR cPSD| 45764710
- Ở Việt nam hàng năm đất nông nghiệp bị thu hẹp khoảng 2,8 vạn ha/năm,do bị lấy làm đất thổ cư và đất chuyên dùng .vì
vậy đất canh tác theo đầu người ngày càng bị thu hẹp thuộc vaò loại thấp nhất thế giới;0,1 ha/1 người trong lúc đó thế giới là
0,44ha/người.khả năng bảo đảm lương thực sẽ khó khăn.
Ngày nay nhân loại đang đứng trước 4 vấn đề l thử thách lớn: -Hoà bình cho mọi quốc gia,dân tộc
-Chống ô nhiễm,bảo vệ và phát triển bền vững môi trường
-Chống đói nghèo,nâng cao sản xuất đáp ứng nhu cầu cuộc sống
-Dân số và chất lượng cuộc sống
Bốn vấn đề trên có liên quan mật thiết tác động lên nhau.trong đó DS là 1 nguyên nhân chủ yếu của 3 vấn đề còn lại.vì thế có
thể nói DS là 1 vấn đề lớn đáng được quan tâm,lo lắng của thế giới ngày nay.
2. Dân số và nguồn tài nguyên nước:
Nguồn nước trên trái đất tuy rất phong phú nhưng nước ngọt chỉ sử dụng được 0,3% tổng trữ lượng nước trên trái đất,lại phân
bố không đều. Đã thế Dân số lại đông và tăng nhanh đã tác động tiêu cực và nguồn nước làm chất lượng nước bị suy giảm ngày
càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.hiện nay nhiều con sông trở thành dòng nước chết.
3. Dân số và tài nguyên rừng:
Do nhu cầu cuộc sống loài người đã khai phá rừng triệt để hàng năm trên thế giới diện tích rừng bị hao hụt khoảng 17 triệu ha .Ở
nước ta theo tính toán của các chuyên gia thì tăng 1% về DS thì làm 2,5% rừng bị mất.Từ độ che phủ 50% diện tích lãnh thổ
(1944) hiện nay chỉ còn 1/3 diện tích.Từ đó đã phá vỡ cân bằng sinh tháiđể lại những hậu quả nặng nề mà hàng năm nhân dân phải gánh chịu .
4.Dân số và khoáng sản :
Do nhu cầu phục vụ sản xuất,loài người ngày càng khai thác triệtđể tài nguyên khoáng sản:hằng năm trên 7 tỉ tấn quặng được
lấy ra từ trong lòng đất .trong tương lai không xa có nhiều tài nguyên sẻ bị cạn kiệt :dự đoán dầu mỏ se hết vào giữa thế kỷ 21
,than đá cuối thế kỷ 21. chính vì vậy loài người đang phải chuẩn bị đối mặt với sự cạn kiệt tà nguyên thiên nhiên.
5. Dân số và khí quyển :
Dân số tăng nhanh cùng với quá trình công nghiệp hoávà đô thị hoá mạnh hàng nămđã thải vào khí quyển 1 lượng lớn khí độc
hại như: CO, SO2 ,CO2, NO2. Kết quả làm cho tầng ô zôn nay đã bị thủng 2 đầu cực trái đất,gây nhiều nguy hiểm . đó cũng là
nhữnh tác nhân làm cho khí hậu thời tiết thay đổibất thường gây nên hiệu ứng nhà kính,hiện tượng Elnino,lanina ảnh hưởng lớn
tới sản xuất,sinh hoạt.Tại các thành phố lớn & khu công nghiệp người dân càng ngày càng bị đầu độc bởi tất cả các loại khí độc,bụi bặm.
Ở nước ta công nghiệp hoá chưa cao nhưng 1 số thành phố như Hà Nội, thành phố HCM ,Biên Hoà lượng khí CO2 cao gấp
14 lần nồng độ cho phép,lượng bụi bặm tăng nhiều đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt nhân dân.
Nhìn chung dân số tăng quá nhanh không những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống,phát triển kinh tế xã hội mà còn tác
động mạnh tới môi trường,làm cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt,môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm. Nhằm ngăn chặn những
hậu quả tiêu cực trên song song với sự khai thác & sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ,bảo vệ môi trường, con người cân phải
biết tự chiến thắng mình: Mỗi gia đình chỉ dừng lại từ 1 đến 2 con.có vậy mới giải quyết tận gốc vấn đề.
8.Trình bày những hiểu biết của anh / chị về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu? Liên hệ tại Việt Nam?
Kn: "Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện
tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo".“Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc
sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên
và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (Công ước
khung của LHQ về biến đổi khí hậu)
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà
kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền
khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm:
CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
-CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong
khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. -
CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. lOMoAR cPSD| 45764710 -
N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. -
HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sảnphẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC- 22. -
PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. -
SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Còn 10% BĐKH là do các hiện tượng tự nhiên gây ra. Hậu quả:
Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, chủ yếu là CO2 và metan. Những khí này khi
được thải vào bầu khí quyển sẽ "nhốt” hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên.
Mực nước biển đang dâng lên Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng
làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.
Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ
Những đợt nắng nóng gay gắt Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và
tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.
Bão lụt Mức độ thiệt hại về sinh mạng và vật chất do các cơn bão và các trận lụt lội gây ra cũng đang ở mức kỷ lục.
Hạn hán Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của
nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.
Dịch bệnh Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve,
chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.
Các tác hại đến kinh tế Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn
bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần
một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
Chiến tranh và xung đột Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai
dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.
Mất đa dạng sinh học Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Các hệ sinh thái bị phá hủy Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của
chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn
đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn. Giải pháp: -
Tăng cường thực thi và phê duyệt các dự án và các hoạt động nhằm giảm phát thải khí nhà kính. -
Đánh giá che phủ rừng về mặt hấp thụ cacbon và thương mại. -
Xây dựng năng lực để điều tiết, quản lý và thúc đẩy thị trường cacbon. -
Xây dựng năng lực: Nghiên cứu phát thải, nâng cao hiệu quả năng lực. -
Rà soát mục tiêu phát thải khí nhà kính . -
Thay đổi hành vi tiêu dùng giảm cacbon của người tiêu dùng, khu vực tư nhân và côngnghiệp.
Cụ thể, chúng ta cần phải tăng cường nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu thông qua các chiến dịch
truyền thông, thông tin công cộng và giáo dục để thay đổi hành vi của cộng đồng; bảo vệ lá phổi xanh của nhân loại bằng cách phủ
xanh đồi núi trọc, chống phá rừng; bảo tồn, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn, xây dựng và củng cố hệ thống đê điều để ngăn
ngừa hiện tượng nước biển dâng cao; khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
thuỷ điện,...chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường... lOMoAR cPSD| 45764710
9.Trình bày những hiểu biết của anh / chị về vấn đề suy giảm tầng ôzôn?
Kn: Danh từ “tầng ozon” được dùng để chỉ ozon ở tầng bình lưu, nơi mà hơn 90% lượng ozon của Trái Đất tồn tại. Ozon là
một chất khí không màu, có tính ăn mòn và kích thích, có mùi như mùi dây điện bị đốt. Tâng ozon hấp thu 97-99% các tia cực
timscuar bức xạ mặt trời. Nếu tầng ozon bị suy giảm sẽ dẫn đến việc gia tăng tia cực tím ở tâng đối lưu.
Sự suy giảm tầng ozon là hiện tượng giảm lượng ozon trong tầng bình lưu. Nguyên nhân:
- Ánh sáng mặt trời ở các vùng địa cực dao động nhiều hơn ở các nơi khác và trong ba tháng mùa Đông hầu như là tối tăm
không có bức xạ mặt trời. Nhiệt độ không khí ở vào khoảng -80 °C hay lạnh hơn gần như trong suốt mùa Đông đã tạo nên các đám
mây ở tầng bình lưu trên địa cực. Các phần tử của những đám mây này bao gồm axít nitric hay nước đóng băng tạo nên bề mặt
cho các phản ứng hóa học gia tăng tốc độ phân hủy các phân tử ôzôn.
- Nguyên nhân chính của giảm sút ôzôn ở Nam Cực và các nơi khác là sự hiện diện của các khí gốc có chứa clo (trước nhất
là các CFC và các hợp chất clo với các bon liên quan) bị phân giải khi có tia cực tím tạo thành các nguyên tử clo trở thành chất xúc
tác phân hủy ôzôn. Sự giảm sút ôzôn do clo là chất xúc tác có thể xảy ra ở trạng thái khí nhưng sẽ tăng đột ngột khi có sự hiện diện
của các đám mây tầng bình lưu trên địa cực.
- R-12 là một loại hóa chất nhân tạo, được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị làm lạnh (tủ lạnh cácloại, tủ đá, tủ trữ đông,
điều hòa không khí...) như một chất dẫn lạnh. R-12 thuộc nhóm chất CFC (chlorofluorocarbon), và còn được gọi là gas lạnh R-12.
Đây là một chất có chứa nguyên tử clo và có liên kết hóa học rất bền vững, có thể tồn tại trong khí quyển đến 120 năm.
Trong tầng bình lưu có một lớp khí quyển tập trung phần lớn phân tử ozon được gọi là tầng ozon. Nơi này có tính năng hấp
thụ các tia cực tím từ bức xạ mặt trời, bảo vệ Trái đất khỏi các tác động có hại của tia cực tím nên được ví như là một mái nhà của
Trái đất. Con người sử dụng R-12 và phát thải vào khí quyển. Chất này khi lên đến tầng bình lưu, dưới tác động của ánh sáng mặt
trời sẽ bị phân hủy và tạo nên nguyên tử clo tự do, sẽ tác động và phá hủy phân tử ozon ở tầng bình lưu.
Hậu quả: Khí CFC và các hóa chất khác tấn công, tầng ozon bị mỏng và thủng dần. Nếu tầng ozon bị suy giảm sẽ dẫn đến việc
tăng bức xạ cực tím tới Trái đất, hậu quả có thể là làm trầm trọng thêm những biến đổi khí hậu, phá hủy chuỗi liên kết sinh học
trên Trái đất, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đục thủy tinh thể, ung thư da ở người, làm giảm tuổi thọ các loại vật liệu...
Đối với động thực vật: làm giảm số lượng các sinh vật phù du, các sinh vật thân mềm… và dẫn đến phá hủy chuỗi thức ăn
của các sinh vật, hậu quả là một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Đối với con người: tia UV gây ung thư da, đục thủy tinh thể, giảm miễn dịch, xáo trộn các kháng thể chống lại bệnh tật nhất
là các bệnh truyền nhiễm.
Giải pháp: VN đã cam kết sẽ loại trừ hoàn toàn việc sản xuất và sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozon. Chấp nhận và củng
cố Nghị định thư Montreal (Quyết tâm bảo vệ tầng ôzôn bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa để kiểm soát một cách
công bằng tổng lượng phát thải toàn cầu của các chất làm suy giảm nó, với mục tiêu cuối cùng là triệt bỏ chúng trên cơ sở phát
triển kiến thức khoa học, có tính đến các mặt kỹ thuật và kinh tế và có chú ý đến nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển)
đã làm giảm thải các khí CFC, nồng độ phần lớn các hợp chất quan trọng trong khí quyển đang giảm đi.
10. Trình bày những hiểu biết của anh / chị về vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới gia tăng và xuất khẩu chất thải độc hại?
Liên hệ tại Việt Nam?
Ô nhiễm xuyên biên giới gia tăng: Lan truyền mưa axit, ô nhiễm theo các dòng song xuyên biên giới gia tăng. Lan truyền
thủy triều đỏ( Bùng phát tảo độc hại), thủy triều đen( tràn dầu) trên biển và đại dương. Tăng độ phóng xạ của nước biển do đổ
chất thải hạt nhân và tai nạn tàu ngầm hạt nhân trong suốt thế kỉ qua.
Xuất khẩu chất thải độc hại: Quá trình xd và thực thi các tiêu chuẩn MT k đồng đều trên toàn TG và sư ptrien nhanh của nền
kinh tế thị trường là những nhân tố chính tạo động lực cho xuất khẩu các chất thải độc hại trong những năm gần đây. Hiện nay,
việc xuất khẩu các chất thải độc hại vào các nước đang pt thường dưới dạng những hợp đồng và chuyển giao bất hợp pháp thông
qua các công ty tư nhân cũng như chính phủ của các nước nghèo. Tuy nhiên, tổng số tiền đc trả từ các vụ nhập chất thải này cũng
k đáng kể so vs mức chi phí cho cất giữ, xử lý và thải bỏ ở các nước xuất khẩu chất thải. Nhận thức đc vđề liên quan đến chất thải
độc hại đang tăng lên. Sự an toàn của những loại chất thải này k chỉ là những thách thức về mặt công nghệ mà còn có thể liên quan lOMoAR cPSD| 45764710
tới chính trị. Các nước đang pt còn khó khăn hơn rất nhiều so vs các nước công nghiệp trong việc giải quyết các chất độc hại kể cả
về nhận thức cũng như về công nghệ. Liên hệ tại VN:
Nhằm đạt được mục đích giảm khối lượng, độ độc hại của các chất thải được sản sinh, khuyến khích huỷ bỏ chất thải càng
gần nơi sản sinh càng tốt, bảo đảm cho chất thải được quản lý một cách tốt nhất để bảo vệ môi trường, các quốc gia đã ký kết
Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu huỷ chúng (sau đây gọi là Công ước Basel). Việt Nam tham gia
Công ước ngày 13/3/1995; Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam ngày 11/6/1995. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những nỗ lực
nhất định để thực thi Công ước Basel nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chất thải đối với sức khoẻ con người và môi
trường, đặc biệt là chất thải độc hại nguy hiểm.
Kể từ khi tham gia Công ước Basel, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ của mình.
11. Trình bày những hiểu biết của anh / chị về vấn đề suy thoái đa dạng sinh học toàn cầu? Liên hệ tại Việt Nam?
Kn: Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. lOMoAR cPSD| 45764710
Suy thoái đa dạng sinh học là sự suy giảm về nguồn gen, giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Nguyên nhân:
Các nguyên nhân trực tiếp bao gồm sự phá vỡ và mất nơi cư trú, sự xâm lấn của các sinh vật nhập nội, sự khai thác quá mức
các nguồn tài nguyên sống, sự ô nhiễm, sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp.
Các nguồn tài nguyên sinh vật bị thoái hoá và suy giảm do các hoạt động như chặt phá và đốt rừng trên phạm vi lớn, thu
hoạch quá mức các loài động vật và thực vật, sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, dẫn và tiêu nước ở các vùng đất ngập nước, các hoạt
động đánh cá huỷ diệt, ô nhiễm không khí và chuyển các vùng đất hoang thành các vùng đất đô thị và nông nghiệp.
Sự hình thành sự khai thác quá mức bao gồm các nhu cầu về hàng hoá như gỗ, động vật hoang dã, sợi, nông sản. Dân số loài
người tăng, thậm chí không đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển, đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu về tài nguyên
thiên nhiên và các quá trình của hệ sinh thái . Các chính sách định cư khuyến khích việc di chuyển những lao động hiện đang thất
nghiệp lên vùng biên giới . Các khoản nợ đã buộc chính phủ khuyến khích việc sản xuất các hành hoá có thể trao đổi ở nước ngoài
. Tại nhiều quốc gia, chính sách năng lượng đã đưa đến nhiều việc làm không hiệu quả, thêm vào đó là ảnh hưởng của ô nhiễm
không khí và những nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu . Sự phân chia sở hữu đất không hợp lý đã không khuyến khích người nông
dân đầu tư vào việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật có giá trị. Săn bắn quá mức là một trong những nguyên nhân
trực tiếp rõ ràng nhất gây nên sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật, và ảnh hưởng đến một số loài thú lớn, nổi tiếng.
Tóm lại, do săn bắt quá mức, phá hủy nơi cư trú, sự nội nhập các loài ngoại lai đến cạnh tranh, gia tăng dân số, ô nhiễm, biến
đổi khí hậu toàn cầu,… Hậu quả:
Hiện nay, diện tích các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Số loài và số
lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị bị suy giảm hoàn
toàn về số lượng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao. Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà
suy thoái nhanh và thất thoát nhiều. Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Giải pháp:
Khi vấn đề suy giảm đa dạng sinh học được xác định các nguyên nhân trực tiếp, để đối phó lại thường có các hành động
phòng vệ và ngăn cản, chẳng hạn như việc ban hành luật, chấm dứt việc khai thác các nguồn tài nguyên, công bố các khu bảo tồn
bổ sung. Những phản ứng này là cần thiết trong những trường hợp quá tràn lan việc khai thác quá mức.
Ở Việt Nam: Thực tế ở Việt Nam, công việc chuyển đổi đất, đặc biệt đất rừng sang đất trồng cây công nghiệp, lương thực
vẫn diễn ra hàng năm. Xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường, công trình đập thủy điện đã gây ra sự suy thoái, chia cắt, hình thành
rào cản sự di cư và làm mất các sinh cảnh tự nhiên. Việc khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt săn bắn, buôn bán trái
phép các loài động vật hoang dã cũng như khai thác thủy sản bằng các biện pháp hủy diệt vẫn tồn tại dường như là thách thức đối
với các cấc quản lý bảo tồn ĐDSH.
Việt Nam với tính đa dạng sinh học cao đã được công nhận là một trong các quốc gia cần ưu tiên
cho bảo tồn toàn cầu như khu bảo tồn Cúc Phương, Ba Bể,…
Việt Nam xếp thứ 16 trên thế giới về đa dạng sinh học (ĐDSH), với hệ sinh thái bao gồm 11.458 loài động vật, hơn 21.000
loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật… Tuy nhiên, cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với tình
trạng suy giảm trầm trọng các hệ sinh thái giàu
ĐDSH. Việt Nam củng cố hệ thống tổ chức quản lý và tăng cường trách nhiệm của các ngành, địa
phương, trước mắt, cần sớm phân định rõ ràng chức năng quản lý bảo tồn ĐDSH giữa các Bộ, ngành. Cụ
thể, cần tập trung điều chỉnh một số nhiệm vụ còn chồng chéo giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; điều chuyển một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đa dạng sinh học của Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục
Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sang các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường,…
12. Trình bày những hiểu biết của anh / chị về vấn đề suy thoái đất ở Việt Nam? Thực trạng:
Diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng giảm, hiện còn 0,448 ha/người, bằng khoảng 1/6 mức trung bình trên
TG. Hiện tượng hoang mạc hóa đang tăng cường kèm theo các quá trình tai biến trường diễn như rửa trôi, xói mòn, mặn hóa, phèn
hóa, ô nhiễm, hạn hán, hoang hóa, úng lụt,.. Thoái hóa đất đặc biệt nghiêm trọng ở vùng đồi núi, hiện nay nhóm đất có vấn đề của
nước ta gồm 1,8 triệu ha đất phèn, 4,8 triệu ha đất bạc màu và xói mòn ở trung du và miền núi, 0,5 triệu ha đất cát, 2,5 triệu ha
đất xám bạc màu thoái hóa. lOMoAR cPSD| 45764710
Nguyên nhân: Quá trình rửa trôi và xói mòn đất: Đây là quá trình phổ biến vì 3/4 diện tích đất tự nhiên là đồi núi,
có độ dốc cao, lượng mưa lớn lại tập trung 4 - 5 tháng trong mùa mưa, chiếm tới 80% tổng lượng mưa năm.
Ngoài ra, quá trình xói mòn, rửa trôi gia tăng do hoạt động của con người mà đặc trưng là: mất rừng, đốt nương làm
rẫy và canh tác không hợp lý trên đất dốc.
- Quá trình hoang mạc hoá: Theo định nghĩa của FAO thì hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội phá vỡ
cân bằng sinh thái của đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm ướt... Quá trình này xãy
ra liên tục, qua nhiều giai đoạn, dẫn đến giảm sút hoặc huỷ hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của đất trồng,
giảm thiểu các điều kiện sinh sống và làm gia tăng sinh cảnh hoang tàn”. Hậu quả:
Sự xói mòn và rửa trôi đặc biệt làở các vùng đất dốc ngày càng làm giảm chất lượng đất do giảm tính chất cơ lý của đất, giảm
các chất dinh dưỡng kéo theo sự giảm mật độ vi sinh vật đất… hậu quả là ngày càng làm cho đất bạc màu. sự rửa trôi ở vùng gò
đồi và cả ở vùng đồng bằng, kết hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể dẫn đến làm giảm năng suất canh tác, ảnh hưởng
không nhỏ đến những nỗ lực cải thiện năng suất canh tác nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện tượng cát bay, cát chảy và
cát nhảy cũng tác động bất lợi đến đời sông dân cư vùng ven bờ (do làm tăng nồng độ bụi trong không khí, giảm tầm nhìn…), giảm
phần nào chất lượng đất và tác động bất lợi đến các hệ sinh thái vùng ven bờ.
Ô nhiễm đất sẽ làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn cỗi không thích hợp cho cây trồng, điều
này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Hơn nữa sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong
đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
VD: Theo Bộ NN&PTNT, trong 9 triệu ha đất hoang hóa ở VN (chiếm 28% diệntích cả nước) có 4,3 triệu ha đã và đang bị thoái
hóa, sa mạc hóa, ảnhhưởng nghiêm trọng đến đời sống của trên 20 triệu người.
Tại Bắc Ninh, ô nhiễm đất cũng bắt nguồn từ nước thải, chất phế thải, khí thải, hóa chất bảo vệ thực vật và hoạt động khai thác khoáng sản. Giải pháp:
Cần thiết phải ngăn chặn nạn phá rừng bất hợp pháp, đặc biệt là rừng đầu nguồn và đồng thời tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng.
Nhóm giải pháp tổng thể chống sa mạc hóa, thoái hóa đất ở Việt Nam như: trồng rừngphòng hộ, phát triển hệ thống thủy
lợi cải tạo đất cát, đất phèn, đất nhiễm mặn, xây dựng các tuyến đê chống cát bay, cátdi động, tiến hành cảnh báo sớm, hạn chế
ảnh hưởng của hạn hán...
Theo đại diện Bộ NN&PTNT, thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các dự án liên quan đến chương trình chống samạc
hóa với tổng kinh phí 192 triệu USD, các nhà tài trợ cũng đã phê duyệt 3 dự án quản lý bền vững lâm nghiệp, cải tạothí điểm đất
sa mạc hóa với tổng vốn trên 8,2 triệu USD.
13. Trình bày những hiểu biết của anh / chị về vấn đề tài nguyên và môi trường nước ở Việt Nam?
Nước là yếu tố chủ đạo của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái đất và cần thiết cho mọi hoạt
động kinh tế - xã hội của loài người. Nước là tài nguyên tái tạo được, sau một thời gian nhất định được dùng lại. Tài
nguyên nước bao gồm nước trong khí quyển, nước mặt, nước dưới đất (nước ngầm), nước biển và đại dương.
VN có tổng lượng nước là 880 tỷ m3, nhưng lượng nước nội địa chỉ có 325 tỷ m3. Tỷ lệ phụ thuộc nguồn nước của VN là: d=
( 880 – 325) / 325 = 1,71 = 171%.
Như vậy, có thể khẳng định rằng VN phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nước quá cảnh, chảy từ các nước láng giềng tới. Điều
này đòi hỏi 1 chiến lược hợp tác quản lý và sd hợp lý lưu vực vs các nước láng giềng.
Hiện nay, chúng ta đã sd 20 – 30% tổng lượng tài nguyên nước, đã đạt ngưỡng an toàn sinh thái là 25%. Bởi vì 75% lượng
nước còn lại phải đc dành cho việc đảm bảo an toàn sinh thái, theo tính toán của tổ chức Nông Lương TG ( FAO). Nhu cầu nước
đang gia tăng hàng ngày, trong khi lượng nước lại giảm vì ô nhiễm, vì sd k hiệu quả và phân phối k hợp lý, khiến cho vào mùa khô
có nhiều vùng bị khô kiệt. Ở nhiều vùng đã xuất hiện các xung đột, cạnh tranh về nguồn nước.
Tất cả các dòng song đều đã bị nhiễm bẩn, đặc biệt là sông Cầu và sông VÀm Cỏ Đông đã bị ô nhiễm nặng. Sông Đồng Nai
thuộc mức ô nhiễm trung bình, nhưng lại là nguồn cấp nước sinh hoạt cho 10 triệu dân sống ven sông, trong đó có tp HCM, Biên Hòa. Nguyên nhân lOMoAR cPSD| 45764710 Nguyên nhân:
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa, thải của các nhà máy đường, giấy…
Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp,thuộc da, lò mổ,… đều có nước thải protein. Khi được thải ra dòng chảy,
protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra các axit amin, axit béo, axit thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và có mùi khó chịu.
Do thải vào nước các chất Nitrat, photphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghiệp khác
như Zn,Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg,… là những chất độc cho thủy sinh vật.
Sự ô nhiễm do Nitrat và photphat từ phân bón hóa học, chất độc trong thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động nông nghiệp cũng đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên
nước trong vùng lãnh thổ. Hậu quả:
Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do khai thác và sử dụng thiếu bền vững, chẳng hạn bịt cửa các phân lưu để
khai thác các bãi sông trong đê sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Cửa sông Cà Lồ - phân lưu tự nhiên của sông Hồng, bị bịt kín
và con sông nhỏ trở thành một nhánh của sông Cầu, chuyên chứa nước mưa, nước thải ô nhiễm các chất hữu cơ, dầu mỡ. Các
sông nhỏ trong nội đô của các thành phố bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Xây dựng quá nhiều đập dâng thủy
lợi và sử dụng hết lượng nước cơ bản, tạo ra khúc sông “khô” dưới đập. Các đập thuỷ điện tạo ra khúc sông “chết” dưới hạ lưu
đập, tàn phá môi trường thủy sinh.
Tình trạng khai thác sử dụng nước không hợp lý gây thất thoát, lãng phí, sụt lún, nhiễm mặn khá phổ biến ở nhiều vùng ảnh
hưởng tới tầng nước ngọt.
Không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động nông, công nghiệp mà ngay cả nguồn nước phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người
cũng không còn. Tài nguyên nước ở Việt Nam có xu hướng cạn kiệt. Giải pháp:
Tăng cường quản lý việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải là những nội dung trọng tâm mà các
nhà hoạch định chiến lược tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung nghiên cứu, đề xuất trong Dự thảo
Chiến lược Tài nguyên nước giai đoạn 2006-2020 trình Chính phủ phê duyệt.
Nhà nước sớm ban hành đầy đủ đồng bộ những văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các Luật
có liên quan đến tài nguyên nước. Đầu tư nghiên cứu kiểm kê đánh giá và qui hoạch dự báo dài hạn tài nguyên nước.
Cần nâng cao hơn nữa nhận thức và các hành động cụ thể về quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trong việc bảo vệ môi trường
sống, giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên cho phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hiện tượng xả nước thải độc hại chưa được xử lý của các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề vào hệ
thống kênh mương, sông ngòi. Các thành phố, thị xã cần nghiên cứu giải pháp, ứng dụng công nghệ mới để xử lý nước thải đô thị
trước khi đổ vào các dòng sông; xử lý nghiêm tình trạng vứt rác bừa bãi xuống các ao, hồ, kênh dẫn thoát nước đô thị.
Các dự án khu công nghiệp, làng nghề có sử dụng nước bắt buộc các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp có lượng nước thải lớn, kịp thời ngăn chặn và xử lý các hiện tượng vi
phạm, hoặc chất lượng nước thải đã xử lý nhưng chưa đạt yêu cầu. Áp dụng các biện pháp xử lý nước và chất thải bằng sinh học,
kết hợp các nguyên liệu xử lý theo công nghệ mới, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đem lại hiệu quả bảo vệ nguồn nước.
14. Trình bày những hiểu biết của anh / chị về vấn đề tài nguyên rừng ở Việt Nam?
Mỗi năm nước ta mất đi từ 120.000 – 150.000 ha rừng tự nhiên. Rừng trồng mỗi năm đạt khoảng 200.000 ha. Từ năm 1990
đến nay, chiều hướng suy thoái tài nguyên rừng vẫn chưa đc đảo ngược. Đến năm 1998,diện tích che phủ rừng tự nhiên của nước
ta theo số liệu thống kê còn khoảng 28,8%. CHủ trương “ đóng cửa rừng tự nhiên” và Chương trình “ Trồng 5 triệu ha rừng đến
2010” là chiến lược quyết tâm cao của Chính phủ nước ta trong việc phục hồi vốn rừng.
Hiện trạng: Tài nguyên rừng ở Việt Nam lOMoAR cPSD| 45764710
Theo tài liệu của Maurand thì trước năm 1945, Việt Nam có 14 triệu ha rừng chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước,
năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29% diện tích tự nhiên), năm 1985 còn 7,8 triệu ha (23,6%) đến năm 1989 chỉ
còn 6, 5 triệu ha (19,7%) (Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam, 1989).
Do đất nước ta trải dài từ bắc xuống nam và điạ hình với nhiều cao độ khác nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố
trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên
thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và đặc biệt là rừng ngập mặn...
Rừng Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng. Có thể nói nước ta là trung tâm thu nhập các luồng thực vật và động
vật từ phía bắc xuống, phía tây qua, phía nam lên và từ đây phân bố đến các nơi khác trong vùng. Ðồng thời, nước ta có độ cao
ngang từ mực nước biển đến trên 3.000 m nên có nhiều loại rừng với nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm và độc đáo mà các
nước ôn đới khó có thể tìm thấy được:
- Về thực vật, theo số liệu thống kê gần đây thì có khoảng 12.000 loài thực vật, nhưng chỉ có khoảng 10.500 loài đã được mô
tả (Hộ, 1991- 1993), trong đó có khoảng 10% là loài đặc hữu; 800 loài rêu; 600 loài nấm... -
Về động vật cũng rất đa dạng, ngoài các loài động vật đặc hữu Việt Nam còn có những loài mangtính chất tổng
hợp của khu hệ động vật miền nam Trung Hoa, Ấn Ðộ, Mã Lai, Miến Ðiện. Hiện tại đã thống kê được khoảng 774 loài chim, 273
loài thú, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1.650 loài cá ở rừng ngập mặn và cá biển; chúng phân bố
trên những sinh cảnh khác nhau, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa khoa học. Nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ của thế giới.
Nguyên nhân: - Đốt nương làm rẫy : sống du canh du cư; trong tổng số diện tích rừng bị mất hàng năm thì khoảng
40 – 50% là do đốt nương làm rẫy. -
Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đặc biệt là phá rừng để trồng các cây công
nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40 – 50% diện tích rừng bị mất trong khu vực. -
Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng. -
Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hóa học trong chiến tranh, riêng ở miền Nam đã phá hủy
khoảng 2 triệu ha rừng tự nhiên. -
Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài nguyên rừng. -
Do cháy rừng, nhất là các rừng tràm, rừng thông, rừng khộp rụng lá.
Cách khắc phục: k được chặt phá cây, đốt rừng bừa bãi, ngăn chặn mọi hành vi làm ảnh hưởng tới rừng,..
Hậu quả: Nguồn tài nguyên động vật đa dạng của rừng Việt Nam cũng bị giảm sút nghiêm trọng là do sự săn bắt thú bừa bãi
để lấy da, lông, thịt, sừng và các sản phẩm khác để làm thuốc, còn do việc buôn lậu thú quý hiếm ra nước ngoài. Trong 4 thập kỷ
qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong.
Trong những năm gần đây, do lợi ích trước mắt của nguồn lợi thủy hải sản, dẫn đến sự tàn phá các rừng ngập mặn để lấy
chất đốt và làm vuông nuôi các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế; điều này xảy ra nghiêm trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu long,
sông Hồng và một số các tỉnh ven biển và hậu quả của nó là phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái rừng ngập mặn, làm mất đi nơi sinh
sản của một số loài tôm cá nước ngọt và biển, đồng thời gây nên hiện tượng xói mòn bờ biển do sóng và do gió. Giải pháp:
Xây dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại, đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt.
Mức giam có thể từ 5 năm đến chung thân tùy theo vị trí, cấp bậc trong xã hội, hoàn cảnh sống, tùy theo rừng bảo tồn quốc gia hay rừng tái sinh.
Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn đầu nậu gỗ để được khai thác rừng tự do bừa bãi. lOMoAR cPSD| 45764710
Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán,
sấm sét), con người gây ra...
Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong một thời gian dài để có đủ thời gian phát
triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật, loài động vật.
- Giáo dục cho cộng đồng địa phương.
- Dựa vào chương trình sư phạm từ cấp trung học trở lên cho đến hết bậc ĐH. Có thể gia tăng sốtiết học đối với những nơi
có đồng bào dân tộc ít người.
- Chấm dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi đã tồn tại mấy chục năm nay bằng cách quản lýchặt chẽ các đồng bào
dân tộc chuyên sống du canh du mục từ trước đến nay tại các địa phương.
- Phải cương quyết đưa trở về nguyên quán tất cả những người tự do di canh với kinh phí lấy từngân sách nhà nước.
- Tuyên dương (bằng khen, tiền thưởng...), phục hồi công việc và chức vụ với những ai đã can đảmđứng ra tố cáo những kẻ
chặt phá rừng bừa bãi.
- Đối với những người du mục, du canh bị trả về chỗ cũ thì hỗ trợ một khoản tiền sinh sống quangày, tạo công ăn việc làm,
cung cấp một mảnh đất canh tác theo quy hoạch của nhà nước, của địa phương.
- Có những chính sách ưu tiên cho những khu vực khó khăn về kinh tế, giáo dục, y tế...
- Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo; thành thị và nông thôn; đồng bằng và miền núi...
- Thường xuyên phát động chương trình trồng cây gây rừng vào các dịp lễ hội quốc gia: 30/4, 2/9,19/5... 15.
Trình bày những hiểu biết của anh / chị về vấn đề môi trường biển Việt Nam?
Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km. Hiện nay, môi trường biển nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái. Môi
trường vùng nước biển ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt. Thực tế đó đang đòi hỏi 1 quyết sách bảo vệ MT từ
việc xd các cảng biển. Toàn bộ vùng biển ven bờ đều đã bị ô nhiễm từ nhẹ đến trung bình, nhất là biển miền Bắc và miền Nam, tác
nhân gây ô nhiễm chính là NH +
4 , dầu, kẽm, đồng và coliform. Cụ thể là:
Dầu: Cửa Ba Lạt, Nha Trang, Cửa Lục, Cửa Lò, vùng khai thác dầu.
ĐỒng: Phú Quý, Cửa Lò, Sầm Sơn.
Kẽm: Cửa Lục, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Rạch Giá, Ba Lạt.
Coloform: Nha Trang, Vũng Tàu.. Định An.
XU thế ô nhiễm biển đang tăng, đã có dấu hiệu thủy triều đỏ xuất hiện ở vùng ven biển cà mau.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do thiếu kinh phí để xử lí MT và buông lỏng quản lý. Tại các tp lớn, ngay cả các tp
như HN và HCM, hầu như toàn bộ nước thải sinh hoạt đc xả trực tiếp ra sông mà k qua xử lý. Các HĐ sx nông nghiệp cũng sd 1
lượng rất lớn phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu k đc hấp thụ hết cũng đổ ra sông. ..
Việc tràn dầu cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm…MT khu vực cảng biển VN đang suy thoái, ô nhiễm bởi bụi, tiếng ồn, dầu, chất
hữu cơ, kể cả trong nước, không khí, đất. Thực tế đó đang đòi hỏi 1 quyết sách bảo vệ MT từ việc xd và khai thác cảng biển.
Hậu quả: Sự ô nhiễm tăng dần bởi các chất ô nhiễm hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, bởi các chất dinh dưỡng, vi khuẩn phân…
trong nước các sông ở lục địa… cũng gây lo ngại về sự giảm chất lượng nước vùng ven biển và tác động bất lợi đến môi trường biển.
Cá chết hàng loạt tại Quảng Ninh do ô nhiễm dầu. Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại
nặng, các hóa chất độc hại. Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ. Suy thoái các hệ sinh thái
biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển v.v... Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa
dạng sinh học biển. Xuất hiện các hiện tượng như thủy triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển. Theo
Viện Hải Dương học, trên vùng biển nước ta, các rạn san hô, hệ sinh thái thảm cỏ biểnnguồn cung cấp thức ăn cho các loài hải sản,
đều đang bị suy giảm mạnh. Diện tích thảm cỏ biển Việt Nam được đánh giá là khá lớn trên thế giới. Các thảm cỏ biển ở độ sâu từ
0 đến 20m, là nơi trú ngụ của rất nhiều loài hải sản thường có nhiều ở vùng biển đảo Phú Quốc và một số cửa sông miền Trung.
Tuy nhiên, những thảm cỏ này đang bị mất dần do tai biến thiên nhiên, do việc lấn biển để xây dựng các công trình dân sinh. Chỉ lOMoAR cPSD| 45764710
trong vòng 5 năm qua, hệ sinh thái quý giá này đã bị giảm một nửa. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện tại các vùng biển
như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận...và đã tiêu diệt một lượng lớn tôm, cua, cá, san hô, rong cỏ biển...
Giải pháp: Bảo vệ môi trường biển là một trong những nội dung quan trọng của các chương trình bảo vệ môi trường của
Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới. Công ước Luật biển năm 1982, Công ước Marpol 73/78 chống ô nhiễm biển, Công
ước quốc tế 1990 về việc sẵn sàng đối phó và hợp tác quốc tế chống ô nhiễm dầu đã thể hiện sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề ô nhiễm biển.
Muốn khai thác có hiệu quả biển Việt Nam theo những mục tiêu của Nghị quyết về chiến lược biển đến năm 2020 của Trung
ương, một mặt chúng ta cần tập trung đầu tư vật chất, nhân lực và công nghệ hiện đại cho các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ
thuộc kinh tế biển, đồng thời cần phải nâng cao và tăng cường quản lý, bảo vệ gìn giữ môi trường biển tốt hơn, bền vững hơn. Sử
dụng hiệu quả tiềm năng phải đi cùng với tái tạo, bởi vì trong quá trình sử dụng, khai thác không thể tránh khỏi ô nhiễm môi trường
cũng như sự cố thiên nhiên.
Nhiều hội thảo về bảo vệ môi trường, trong đó đưa ra 6 giải pháp tăng cường quản lý nhằm khai thác hiệu quả bờ biển miền
Trung và phía Nam. Trong đó tập trung vào các giải pháp như: nâng cao hiệu quả dự án quản lý tổng hợp vùng bờ, vận động người
dân tham gia bảo vệ môi trường biển, quy hoạch và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, đầu tư phát triển hệ thống thông tin
liên lạc và hoàn chỉnh khung pháp luật về quản lý biển...
Trồng rừng ngập mặn để bảo vệ môi trường biển đang được Việt Nam triển khai sâu rộng.