Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 8 Cánh diều
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 8 Cánh diều được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 8 Cánh diều
Tài liệu bản quyền thuộc về Download.vn
Đề đọc hiểu Ngữ văn 8 tổng hợp ngoài SGK Đề 1
“Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
Nhớ thương con, bầm yên tâm nhé
Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.
Con đi xa cũng như gần
Anh em đồng chí quây quần là con
Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí
Bầm quý con, bầm quý anh em.
Bầm ơi, liền khúc ruột mềm
Có con có mẹ, còn thêm đồng bào
Con đi mỗi bước gian lao
Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!
Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra
Cho con nào áo nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con…” (Bầm ơi, Tố Hữu) Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Đọc bài thơ và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ Bầm ơi được sáng tác theo thể thơ nào? A. Sáu chữ B. Tám chữ C. Lục bát D. Tự do
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3. Từ “bầm” dùng để chỉ ai? A. Mẹ B. Bố C. Bà D. Dì
Câu 4. Câu thơ có sử dụng hình ảnh so sánh?
A. Bầm ra ruộng cấy bầm run
B. Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
C. Mạ non bầm cấy mấy đon
D. Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Câu 5. Nhan đề “Bầm ơi” có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định công việc đồng áng là vô cùng vất vả, khó nhọc
B. Ca ngợi những người chiến sĩ dũng cảm đã hy sinh để bảo vệ đất nước
C. Ca ngợi những người nghệ sĩ khéo léo, tài năng
D. Ca ngợi người mẹ và tình yêu con thắm thiết, sâu nặng Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Câu 6. Bài thơ Bầm ơi thể hiện tình cảm gì?
A. Tình cảm mẫu tử sâu sắc B. Tình cảm thầy trò C. Tình cảm bạn bè
D. Tình đồng chí, đồng đội
Câu 7. Tìm một câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, phân tích tác dụng.
Câu 8. Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Bài thơ Bầm ơi được sáng tác theo thể thơ nào? C. Lục bát
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? C. Biểu cảm
Câu 3. Từ “bầm” dùng để chỉ ai? A. Mẹ
Câu 4. Câu thơ có sử dụng hình ảnh so sánh?
B. Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Câu 5. Nhan đề “Bầm ơi” có ý nghĩa gì?
D. Ca ngợi người mẹ và tình yêu con thắm thiết, sâu nặng
Câu 6. Bài thơ Bầm ơi thể hiện tình cảm gì?
A. Tình cảm mẫu tử sâu sắc Câu 7. - Câu thơ:
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
- Tác dụng: góp phần thể hiện nỗi khó khăn, nhọc nhằn của người mẹ
Câu 8. Học sinh nêu được các ý chính:
⚫ Tình mẫu tử là gì: tình cảm yêu thương, gắn bó trân trọng giữa người mẹ và đứa con,...
⚫ Biểu hiện của tình mẫu tử: người mẹ mang nặng để đau, chăm sóc và dạy dỗ
con nên người; người con hiếu thảo, kính trọng với mẹ;...
⚫ Thế hệ trẻ cần làm gì để giữ gìn, tiếp nối tình cảm đó? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đề 2
“Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.” (Chân quê, Nguyễn Bính)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Sáu chữ B. Tám chữ C. Tự do D. Lục bát
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận
Câu 3. Những hình ảnh cho thấy nhân vật em đã thay đổi? A. Khăn nhung quần lĩnh B. Áo cài khuy bấm C. Cả A, B đều đúng B. Cả A. B đều sai
Câu 4. Chàng trai muốn nhắn nhủ điều gì qua câu thơ ?
“Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa”
A. Trân trọng vẻ đẹp quê mùa
B. Giữ gìn những nét đẹp truyền thống
C. Sống đúng với vẻ đẹp tự nhiên
D. Đừng chạy theo trào lưu hiện đại
Câu 5. Theo em, từ “chân quê” được hiểu như thế nào?
Câu 6. Từ bài thơ, hãy viết một đoạn văn (8 - 10 câu) trình bày suy nghĩ về vấn đề
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? D. Lục bát
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? B. Biểu cảm
Câu 3. Những hình ảnh cho thấy nhân vật em đã thay đổi? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Chàng trai muốn nhắn nhủ điều gì qua câu thơ ?
“Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa”
B. Giữ gìn những nét đẹp truyền thống
Câu 5. Theo em, từ “chân quê” được hiểu: sự mộc mạc, chân chất, đằm thắm của vẻ đẹp truyền thống. Câu 6. Gợi ý:
“Bản sắc văn hóa dân tộc” - một cụm từ nghe có vẻ trừu tượng nhưng thực ra nếu
hiểu đơn giản thì đó chính là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần cốt lõi của
một dân tộc. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vô cùng quan trọng. Bởi vậy,
mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản
sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo
thời gian. Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn
hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo… Sau đó, cần phải có sự vào
cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu
lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm
văn hóa thuộc về tinh thần. Đôi khi, việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ
những hành động vô cùng nhỏ bé như giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
dài trong những ngày lễ lớn của đất nước,… Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc là một việc làm quan trọng đối với mỗi quốc gia. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đề 3
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”
(Trích Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2. Xác định thể thơ? A. Tự do B. Lục bát C. Bảy chữ D. Tám chữ
Câu 3. Đối tượng được nhắc tới trong bài thơ? A. Con sông B. Bến đò Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 C. Cánh đồng D. Xóm làng
Câu 4. Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
A. Miêu tả vẻ đẹp của con sông quê hương
B. Bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó với quê hương C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Câu thơ “Nước gương trong soi tóc những hàng tre” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Ẩn dụ B. So sánh C. Nhân hóa D. Cả A, C đều đúng
Câu 6. Tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ trên là gì?
Câu 7. Từ đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về tình
yêu quê hương, đất nước. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? C. Biểu cảm
Câu 2. Xác định thể thơ? A. Tự do
Câu 3. Đối tượng được nhắc tới trong bài thơ? A. Con sông
Câu 4. Nội dung của đoạn thơ trên là gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Câu thơ “Nước gương trong soi tóc những hàng tre” sử dụng biện pháp tu từ gì? D. Cả A, C đều đúng
Câu 6. Tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ: yêu mến, gắn bó và trân trọng quê hương. Câu 7. Gợi ý:
Tình yêu quê hương, đất nước vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam. Có thể hiểu đơn giản, tình cảm này là sự gắn bó, yêu mến và tự hào của con
người với quê hương, đất nước của mình. Khi đất nước bị xâm lược, nhân dân ta
đã đoàn kết chống lại kẻ thù. Khi hòa bình, tình yêu quê hương, đất nước thể hiện
qua việc làm đơn giản. Thế hệ trẻ tích cực học tập thật tốt, trở về đóng góp và xây
dựng cho quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Hay ý thức của mỗi người
trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài, cần dựa trên giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc. Cùng với đó, chúng ta cần kiên quyết, tỉnh táo trong việc bảo vệ chủ quyền, Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
lãnh thổ của dân tộc. Tuy vậy, một số người vẫn có lối sống coi trọng vật chất,
quên đi nguồn cội của bản thân hay bị mua chuộc bởi các thế lực thù địch, chống
phá nhà nước để gây ra những hành vi tiêu cực. Hành động này thật đáng lên án,
phê phán. Mỗi công cần cần ý thức được trách nhiệm với quê hương, đất nước
cùng như tỉnh táo trong mọi tình huống. Chúng ta hãy cùng giữ gìn truyền thống
tốt đẹp này của dân tộc. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Đề đọc hiểu theo tác phẩm trong chương trình SGK Bài 1: Tôi đi học Đề bài
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những
đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi
như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và
ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón
mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.”
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
Câu 2. Những hình ảnh nào gợi nỗi nhớ cho nhân vật “tôi”?
Câu 3. Chép lại câu thơ viết về tâm trạng của nhân vật “tôi”?
Câu 4. Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 6 - 8 dòng về kỉ niệm
của ngày đầu tiên đi học. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Văn bản Tôi đi học
Câu 2. Hình ảnh: Vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những
đám mây bàng bạc; Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ trong buổi đầu đến trường.
Câu 3. Câu văn: Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy
nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Câu 4.
Gợi ý: Đến bấy giờ, tôi vẫn còn nhớ về kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học. Từ sáng
sớm, tôi đã thức dậy để vệ sinh cá nhân rồi ăn sáng. Sau đó, tôi mặc quần áo gọn
gàng và chuẩn bị sách vở thật đầy đủ. Đúng bảy giờ, ông nội chở tôi đến trường
trên chiếc xe đạp vốn đã rất thân quen. Bầu trời hôm nay dường như cao và xanh
hơn mọi ngày. Tôi ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường mà lòng cảm thấy bồi hồi.
Trên đường, tôi nhìn thấy rất nhiều bạn học sinh trong bộ quần áo mới, ngồi phía
sau bố, mẹ. Khuôn mặt của các bạn vừa có chút lo âu, vừa có chút háo hức. Dù đã
đến trường nhận lớp và được làm quen với thầy cô, bạn bè trước đó. Nhưng tôi vẫn
cảm thấy háo hức lắm. Ông nội dắt tôi vào lớp học. Cô giáo đã đứng chờ ở cửa lớp.
Tôi chào tạm biệt ông mà lòng có chút lo lắng. Buổi học đầu tiên diễn ra rất vui vẻ.
Những bài học đánh vần, những con số và phép toán được học mà đến bây giờ tôi
vẫn còn nhớ. Nhưng có lẽ nhớ nhất đó là giọng nói nhẹ nhàng của cô giáo khi
giảng bài. Một ngày trôi qua thật nhanh, phải chia tay lớp học khiến tôi cảm thấy
khá tiếc nuối. Trên đường về nhà, tôi đã kể cho ông nội nghe về ngày hôm nay -
ngày đầu tiên đi học. Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học đã trở thành một hành trang
quý giá trong cuộc đời của tôi. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 2: Gió lạnh đầu mùa Đề bài
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy
nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở
nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối
chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác
bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay
mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần.
Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp
guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em
Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng
như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa
với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.” (Gió lạnh đầu mùa)
Câu 1. Truyện Gió lạnh đầu mùa do ai sáng tác?
Câu 2. Tìm câu văn cho thấy dáng điệu của Sơn khi đi chơi.
Câu 3. Tại sao lũ trẻ thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ vập?
Câu 4. Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 6 - 8 dòng nêu cảm nhận về nhân vật Sơn? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Tác giả Thạch Lam
Câu 2. Câu văn: Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi.
Câu 3. Vì Sơn và Lan là bạn đồng trang lứa, luôn tỏ ra gần gũi và thân thiết nên
chúng vui mừng khi có người chơi cùng. Nhưng chúng lại ý thức được thân phận
nghèo khổ, sự khác biệt với Sơn và Lan nên không dám vồ vập. Câu 4.
Gợi ý: Nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa đem đến nhiều ấn tượng. Nhà văn
Thạch Lam đã xây dựng Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm.
Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, nhận được tình yêu thương của mọi
người xung quanh. Nhưng không vì thế mà cậu trở nên kiêu ngạo hay xa cách. Đối
với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc, Sơn vẫn
thường xuyên chơi cùng, và tỏ ra thân thiết chứ không hề coi thường, xa cách. Đặc
biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro”
bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”.
Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Cậu chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ
đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt
thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên.
Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà
tác giả muốn gửi gắm. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 3: Người mẹ vườn cau Đề bài
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Ba tôi có rất nhiều mẹ, tôi cũng có lắm bà Nội ở nhà cùng chú út. Nội ở Phố
Đông, Nội ở vườn cau, Nội nào cũng già như nhau. Tôi nhớ khi còn nhỏ, ba dẫn về
thăm Nội vườn cau. Hôm đó, mưa nhiều, con đường từ dưới bến lên nhà, đất bùn
lẹp nhẹp, tôi ngã oàng oạch. Nhà Nội nhỏ xíu, mái lá đột tong tong. Đón ba, Nội
gầy gò, cười phô cả lợi.
- Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm.
Bà vuốt đầu tôi.
- Tiên tổ mầy, sao mà giống cha quá vậy?”
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?
Câu 2. Xác định ngôi kể, nêu tác dụng của ngôi kể.
Câu 3. Hình ảnh nội vườn cau hiện lên như thế nào trong đoạn trích.
Câu 4. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 6 - 8 câu, nêu suy nghĩ về truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn”. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Văn bản Người mẹ vườn cau Câu 2.
⚫ Ngôi kể thứ nhất, người kể xưng “tôi”
⚫ Tác dụng: câu chuyện trở nên sinh động, thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.
Câu 3. Hình ảnh nội vườn cau: gầy gò, cười phô cả lợi. Câu 4.
Gợi ý: Có người cho rằng, qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau, tác giả muốn nhắn
gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Theo tôi, quan điểm trên là hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, cần hiểu được truyền
thống “uống nước nhớ nguồn” muốn nói đến lối sống biết ơn, trọng tình nghĩa. Ở
trong truyện ngắn này, tác giả đã khắc họa hình tượng trung tâm trong truyện là
một bà mẹ Việt Nam anh hùng, từ đó gửi gắm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc.
Hình ảnh nội ở vườn cau hiện lên qua lời kể của “tôi” - vẫn còn là một đứa trẻ -
nhưng lại thật đẹp đẽ, cao cả. Nhân vật “tôi” vẫn thường được ba đưa về thăm nội
ở vườn cau, nghe kể chuyện về cuộc đời của nội. Đặc biệt, ở gần cuối truyện, ba
của nhân vật “tôi” vì mải mê công việc mà không về thăm nội ở vườn cau. Đó
giống như một lời cảnh tỉnh với những người đã quên đi quá khứ. Như vậy, có thể
thấy rằng, ý kiến đánh giá trên là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Bài 4: Nắng mới Đề bài
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.”
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào?
Câu 2. Xác định thể thơ.
Câu 3. Theo em, nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?
Câu 4. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) chia sẻ về hình ảnh người
mẹ khiến em cảm thấy yêu thương nhất. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Văn bản: Nắng mới
Câu 2. Thể thơ: bảy chữ
Câu 3. Một hình ảnh gây ấn tượng, khơi nguồn cho cảm xúc của tác giả Câu 4.
Gợi ý: Người mẹ có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Hình ảnh của mẹ luôn hiện lên với vẻ dịu dàng, đảm đang. Điều khiến tôi cảm thấy
yêu thương nhất chính là ánh mắt động viên cùng cái ôm ấm áp của mẹ. Nó đã tiếp
thêm động lực, sức mạnh để tôi luôn kiên cường, nỗ lực. Trong mọi hành trình, mẹ
luôn đồng hành cùng với tôi. Tôi với mẹ giống như những người bạn vậy. Bất kể
chuyện gì, tôi cũng có thể chia sẻ cho mẹ. Nhiều lúc thấy mẹ vất vả, tôi thấy
thương mẹ thật nhiều. Tôi cố gắng giúp đỡ mẹ những công việc nhà đơn giản để
mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Tôi luôn mong muốn mẹ khỏe mạnh và vui vẻ. Tình yêu
của mẹ dành cho tôi thật vĩ đại. Tôi cảm thấy biết ơn và trân trọng điều đó. Tôi tự
nhủ phải cố gắng hoàn thiện bản thân để mẹ sẽ cảm thấy tự hào về mình. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 5: Nếu mai em về Chiêm Hóa Đề bài
Đọc và trả lời câu hỏi:
“Nếu mai em về Chiêm Hóa
Cho ta gửi nỗi nhớ cùng
Tháng giêng mưa tơ rét lộc
Em về vừa kịp mùa măng.
Sông Gâm đôi bờ cát trắng
Đá ngồi dưới bến trông nhau
Non Thần hình như trẻ lại
Xanh lên ngút ngát một màu.”
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Em hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Đá ngồi bên dưới trông nhau”.
Câu 3. Những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên?
Câu 4. Em hãy viết một đoạn văn từ 8 - 10 dòng nêu cảm nhận về bài thơ. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Câu 1.
⚫ Tác phẩm: Nếu mai em về Chiêm Hóa ⚫ Tác giả: Mai Liễu
Câu 2. Biện pháp tu từ nhân hóa.
Câu 3. Hình ảnh, chi tiết: mưa tơ rét lộc; sông Gâm đôi bờ cát trắng; Non Thần
xanh lên ngút ngát một màu Câu 4. Gợi ý:
Bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” của tác giả Mai Liễu để lại cho tôi nhiều ấn
tượng. Mở đầu bài thơ là lời bộc lộ về nỗi nhớ quê hương đầy da diết. Cách xưng
hô độc đáo “em - ta” gợi cảm giác xa lạ mà cũng thân quen. Tiếp đến tác giả đã
dành hẳn một khổ thơ để khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Đầu tiên là
hình ảnh Sông Gâm hiện lên với đôi bờ cát trắng, cùng với đó là “đá ngồi dưới bến
trông nhau”. Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa độc đáo gợi ra những tảng
đá từ bờ này nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Những hòn núi được gọi là
“Non Thần” khi xuân sang hình như cũng trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo một
màu màu xanh ngút. Cảnh sắc độc đáo là vậy, con người hiện lên cũng mang vẻ
đẹp riêng. Đó là những cô gái người Dao, người Tày. Những cô gái Dao duyên
dáng, xúng xính trong những món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người
ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống với nụ cười chúm chím
khiến người ngắm quên lối về. Những câu thơ đọc lên thật tình, thật đẹp làm sao.
Khổ thơ cuối như một lời khép lại bộc lộ sự nhớ thương cũng như mong muốn trở
về quê hương của tác giả rất thật mãnh liệt. Đó là mong muốn trở về quê để đi hội
xuân, để chơi những trò chơi dân gian, để gặp mọi người, những người có duyên. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 6: Đường về quê mẹ Đề bài
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
“U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,
Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân.
Tôi nhớ đi qua những rặng đề,
Những dòng sông trắng lượn ven đê.
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp,
Người xới cà, ngô rộn bốn bề.
Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.
Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng,
Đoàn người về ấp gánh khoai lang,
Trời xanh cò trắng bay từng lớp,
Xóm chợ lều phơi xác lá bàng. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Tà áo nâu in giữa cánh đồng,
Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng.
Bóng u hay bóng người thôn nữ
Cúi nón mang đi cặp má hồng.
Tới đường làng gặp những người quen.
Ai cũng khen u nết thảo hiền,
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên.” (Đường về quê mẹ)
Câu 1. Bài thơ Đường về quê mẹ do ai sáng tác? A. Đoàn Văn Cừ B. Tố Hữu C. Nguyễn Đình Thi D. Hoàng Trung Thông
Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? A. Năm chữ B. Sáu chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ
Câu 3. Bài thơ là lời của ai? A. Người con B. Người mẹ C. Người cháu D. Người bà
Câu 4. Nội dung chính của bài thơ là gì? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
A. Vẻ đẹp của thiên nhiên, con người ở quê hương
B. Nỗi nhớ quê hương của tác giả
C. Những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ với hình ảnh người mẹ thảo hiền
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 5. Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng và tình cảm gì của nhà thơ?
Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) nêu cảm nhận của anh/chị về bài thơ Đường về quê mẹ. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Bài thơ Đường về quê mẹ do ai sáng tác? A. Đoàn Văn Cừ
Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? C. Bảy chữ
Câu 3. Bài thơ là lời của ai? A. Người con
Câu 4. Nội dung chính của bài thơ là gì?
C. Những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ với hình ảnh người mẹ thảo hiền
Câu 5. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thương dành cho người mẹ và niềm trân
trọng quá khứ của nhà thơ.
Câu 6. Bài thơ Đường về quê mẹ gợi cho người đọc nhiều cảm xúc. Qua sáu khổ
thơ, tác giả đã gửi gắm tình yêu quê hương, cũng như nỗi niềm nhớ thương người
mẹ. Mở đầu bài thơ là tiếng gọi “U tôi” vang lên sao mà thật thân thương, tình cảm.
Sau đó, tác giả kể về những kỉ niệm thơ ấu. Vào mỗi mùa xuân, tôi được mẹ đưa
về thăm quê. Con đường về quê hiện lên với những hình ảnh đầy quen thuộc, gần
gũi. Đó là dặm liễu, rặng đề nơi ven đường. Cảnh sắc thiên nhiên lúc này thật tươi
đẹp với áng mây trắng ngần, dòng sông trắng lượn ven đê. Cả những cồn xanh, bãi
mía bạt ngàn, nhấp nhô bóng người đang xới cà, ngô rộn. Hình ảnh “u tôi” hiện lên
dù đã đứng tuổi nhưng vẫn không khác gì thời con gái với thúng cắp bên hông, đầu
đội nón lá, đeo khuyên vàng, mặc yếm thắm, áo the nâu. Dường như tuổi tác cũng
không thể làm mất đi nét hồng hào ở u - mắt sáng, môi hồng, má đỏ au. Đến hai
khổ thơ cuối, người đọc thấy được thấy những hoài niệm của nhân vật “tôi” về
người mẹ. Tà áo nâu cùng chiếc nón lá, u “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Dưới gió chiều bụi mịt mù, bóng lưng chăm chỉ làm tác giả phân vân không biết là Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
của mẹ hay của thiếu nữ nào. Trên con đường về quê, “tôi” gặp lại những người
quen, được nghe lời khen về u mà lòng thấy hãnh diện vô cùng. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Bài 7: Sao băng Đề bài
“Sao băng (hay sao sa, sao đổi ngôi) là một trong những hiện tượng đẹp và kì thú
của thiên nhiên. Mỗi khi trên bầu trời xuất hiện những cơn mưa sao băng, tất cả
mọi người đều hào hứng chờ đón. Vậy bạn có thực sự biết sao băng là gì? Chúng
xuất hiện từ đâu ngoài vũ trụ bao la? Những điều ước khi gặp mưa sao băng liệu
có thể trở thành sự thật? Với bài chia sẻ dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau khám
phá những bí mật của hiện tượng thiên nhiên thú vị này nhé!”
Đọc đoạn trích và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? A. Sao băng
B. Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI
C. Soạn Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại
D. Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?
Câu 2. Đối tượng được nhắc đến trong đoạn trích là gì? A. Sao băng B. Núi lửa C. Động đất D. Sóng thần
Câu 3. Chức năng của đoạn trích trên là gì? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
A. Giải thích khái niệm sao băng
B. Dẫn dắt người đọc đến nội dung chính của văn bản
C. Nêu nguyên nhân của hiện tượng sao băng
D. Khẳng định sao băng là một hiện tượng kì thú
Câu 4. Theo em, đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản gì? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? A. Sao băng
Câu 2. Đối tượng được nhắc đến trong đoạn trích là gì? A. Sao băng
Câu 3. Chức năng của đoạn trích trên là gì?
B. Dẫn dắt người đọc đến nội dung chính của văn bản
Câu 4. Theo em, đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 8: Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI Đề bài
Trả lời câu hỏi:
Câu 1. Nhan đề Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI đã nêu
được nội dung chính nào của văn bản?
Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước biển dâng?
Câu 3. Viết đoạn văn nêu ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng với đời sống con người. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Nhan đề đã nêu ra được nội dung chính của văn bản: Những biện pháp hiệu
quả, hợp lí để giải quyết hiện tượng nước biển dâng đang là một bài toán khó.
Câu 2. Nguyên nhân: thủy triều; tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc
biệt là gió; biến đổi khí hậu.
Câu 3. Hiện tượng nước biển dâng có những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống
con người. Trước hết, nước biển dâng có gây ra xói mòn đất tại các vùng ven biển,
cũng như lũ lụt xảy ra nhiều hơn hay các cơn bão diễn ra nguy hiểm hơn. Đất nông
nghiệp sẽ bị nhiễm mặn, đe dọa đến môi trường sống của các loài động vật dưới
nước. Không chỉ vậy, nền kinh tế cũng sẽ phải chịu nhiều tổn hại, đặc biệt là ở
những quốc gia có nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp và thủy sản. Những đô
thị và cơ sở hạ tầng bên bờ biển sẽ bị đe dọa bởi sự tăng mực nước biển, gây ra sự
mất an toàn về tính mạng và của cải với những người sống ở đó. Việc phải di dời
hệ thống hạ tầng cơ sở như cảng biển, đường bờ biển, các nhà máy điện gió sẽ là
một khoản chi phí đáng kể, ngoài ra còn đe dọa đến các dịch vụ cơ bản như truy
cập Internet và điện thoại,... Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 9: Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại Đề bài
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bố cục của văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại gồm mấy phần? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2. Có những loại lũ nào? A. Lũ ống B. Lũ quét C. Lũ sông D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Văn bản được triển khai theo các cách nào?
A. Quan hệ nguyên nhân - kết quả
B. Phân loại đối tượng C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Nêu các nguyên nhân gây ra lũ lụt.
Câu 5. Viết đoạn văn trình bày về tác hại của lũ lụt? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Bố cục của văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại gồm mấy phần? A. 3
Câu 2. Có những loại lũ nào? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Văn bản được triển khai theo các cách nào? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Nguyên nhân gây ra lũ lụt gồm có do bão hoặc triều cường; do hiện tượng
mưa lớn kéo dài; do các thảm họa sóng thần, thuỷ triều; do sự tác động của con người.
Câu 5. Lũ lụt, trước hết, gây ra thiệt hại to lớn về tính mạng của con người. Chúng
ta không thể nào thống kê được hết số người đã chịu thiệt mạng vì lũ lụt. Có thể kể
đến trận lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho khoảng hơn năm trăm
người chết và hơn một trăm nghìn người bị thương nặng. Tiếp đến, sau mỗi trận lũ
lụt đi qua, nhiều của cải của con người cũng bị tàn phá nặng nề, ví dụ như nhà cửa,
cây trồng, vật nuôi,... Nếu tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị
ảnh hưởng, các loại cây lương thực bị ngập úng mà chết, từ đó ảnh hưởng đến
nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người. Ngoài ra, khu
lũ lụt xảy ra, kéo theo những chất thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu đổ rác làm ô
nhiễm trực tiếp đến nguồn nước công cộng. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước
khiến cho con người dễ bị nhiều bệnh về đường ruột hay tạo điều kiện cho các loại
vi-rút xuất hiện. Có thể khẳng định, lũ lụt đang gây ra những tác hại to lớn đến
cuộc sống của con người và Trái Đất. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 10: Đổi tên cho xã Đề bài
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Văn bản Đổi tên cho xã trích trong vở kịch nào? A. Bệnh sĩ
B. Hồn Trương Ba, da hàng thịt
C. Sống mãi với thủ đô D. Vũ Như Tô
Câu 2. Ai là tác giả của văn bản? A. Lưu Quang Vũ B. Nguyễn Huy Tưởng C. Nguyễn Công Hoan D. Vũ Trọng Phụng
Câu 3. Nhân vật chính trong đoạn trích? A. Ông Toàn Nha B. Văn Sửu C. Ông Độp D. Ổng Thỉnh
Câu 4. Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã?
A. Thông báo việc xã đổi tên thành xã Hùng Tâm
B. Thay đổi chức vụ của một số người C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Câu 5. Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã
hội? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.
Câu 6. Hãy nêu một số ý nói về tác hại của “bệnh sĩ” trong cuộc sống. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Văn bản Đổi tên cho xã trích trong vở kịch nào? A. Bệnh sĩ
Câu 2. Ai là tác giả của văn bản? A. Lưu Quang Vũ
Câu 3. Nhân vật chính trong đoạn trích? A. Ông Toàn Nha
Câu 4. Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã? C. Cả A, B đều đúng Câu 5.
- Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối,
ảo tưởng trong xã hội. - Đặc điểm tính cách:
⚫ Ưa sĩ diện, vẻ bề ngoài
⚫ Mong muốn đổi tên xã và các chức danh sao cho thật nhiều, thật kêu, thật hay
⚫ Lời phát biểu hùng hồn nhưng sáo rỗng Câu 6.
⚫ Mất đi sự trung thực của bản thân, đánh mất niềm tin của mọi người xung quanh
⚫ Chỉ xem trọng lượng mà không có chất
⚫ Đánh mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của bản thân Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Bài 11: Cái kính
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Văn bản Cái kính thuộc thể loại gì? A. Truyện cười B. Truyện cổ tích C. Truyện ngụ ngôn D. Truyền thuyết
Câu 2. Tác giả của văn bản Cái kính là? A. Ê-đi-xơn B. A-dít Nê-xin C. Rô-bin-xơn D. Mô-pa-xăng
Câu 3. Vì sao nhân vật “tôi” muốn đeo kính?
A. Vì nhân vật tôi bị đau mắt
B. Vì nhân vật tôi muốn tỏ ra là người tri thức
C. Vì nhân vật tôi không nhìn rõ mọi vật
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 4. Truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán điều gì?
A. Những người kiêu căng, ngạo mạn
B. Những người có bệnh tưởng, thích khoe khoang
C. Những người xấu xa, độc ác
D. Những người hèn nhát
Câu 5. Nhận xét gì về các bác sĩ khám mắt và nhân vật “tôi” trong truyện cười này?
Câu 6. phân tích một số đặc điểm của truyện cười được thể hiện ở văn bản Cái kính. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Văn bản Cái kính thuộc thể loại gì? A. Truyện cười
Câu 2. Tác giả của văn bản Cái kính là? B. A-dít Nê-xin
Câu 3. Vì sao nhân vật “tôi” muốn đeo kính?
B. Vì nhân vật tôi muốn tỏ ra là người tri thức
Câu 4. Truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán điều gì?
B. Những người có bệnh tưởng, thích khoe khoang Câu 5.
- Các bác sĩ khám bệnh: sơ sài, kết luận không có căn cứ; nhân vật “tôi” thì mắc
bệnh tưởng, thích giả danh trí thức
- Sự thật là mắt của nhân vật tôi hoàn toàn bình thường.
- Điều được phóng đại là mỗi lần đi khám mắt lại phát hiện ra loại bệnh khác nhau,
khi ngã vỡ kính mới biết mình không bị bệnh gì. Câu 6.
- Dung lượng ngắn, khoảng tầm 2 trang.
- Cốt truyện đơn giản, ít nhân vật
- Phê phán bệnh tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính
mình, và sự thiếu trách nhiệm của một số y, bác sĩ.
- Tình huống gây cười: nhân vật tôi không mắc bệnh, nhưng mỗi lần khám mắt đều
ra một bệnh khác nhau, đeo kính mới rồi lại thay; khi ngã vỡ kính thì mắt nhìn
được bình thường, không bị bệnh gì.
- Thủ pháp trào phúng: phóng đại,... Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 13: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Đề bài
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục được trích trong vở kịch nào?
A. Trưởng giả học làm sang B. Bệnh sĩ C. Người bệnh tưởng D. Lão hà tiện
Câu 2. Tác giả của Vở kịch là ai? A. Sếch-xpia B. Mô-li-e C. An-đéc-xen D. Hi-pô-lít Ten
Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản là ai? A. Phó may B. Ông Giuốc-đanh C. Thợ phụ D. Ni-côn
Câu 4.Tính cách của ông Giuốc-đanh là gì? A. Hà tiện B. Học đòi C. Siêng năng D. Tiết kiệm
Câu 5. Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như
thế nào và bị lợi dụng ra sao? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Câu 6. Tính cách đó của ông thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau?
Câu 7. Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?
Câu 8. Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục được trích trong vở kịch nào?
A. Trưởng giả học làm sang
Câu 2. Tác giả của Vở kịch là ai? B. Mô-li-e
Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản là ai? B. Ông Giuốc-đanh
Câu 4.Tính cách của ông Giuốc-đanh là gì? B. Học đòi
Câu 5. Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như
thế nào và bị lợi dụng ra sao?
Ông Giuốc-đanh là một trưởng giả ngu dốt, không am hiểu gì nhưng vẫn muốn học
đòi làm sang, trở thành quý tộc chỉ bằng những trang phục bên ngoài. Khi ông than
phiền về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với
bông hoa ngược. Thì bác phó may may đã lợi dụng mong muốn học làm sang của
ông để biện minh cho việc may lễ phục chật, hoa ngược, bít tất và và giày chật, bớt xén vải của mình.
Câu 6. Tính cách đó của ông thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau?
Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh được thể hiện qua việc ông háo
danh, ưa nịnh. Tay thợ phụ đã nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi
làm sang của ông Giuốc-đanh. Thấy ông mắc mưu, tay thợ phụ lại càng nịnh hót,
tôn lên mãi là “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”. Câu 7.
- Lời thoại trong các lớp kịch có sự đối nghịch: đối nghịch trong thoại biểu hiện ở
sự không tương xứng giữa tên gọi và thực chất sự việc (bít tất chật, giày chật, áo
hoa ngược>Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
quần cộc, lột áo ngắn, mặc theo nhịp nhạc>phái), sự tranh luận của ông Giuốc-đanh với phó may (ông Giuốc-đanh phát hiện
lỗi trang phục >< phó may biện hộ => ông Giuốc-đanh thỏa hiệp), ngữ điệu và lời
lẽ của ông chủ với đầy tớ (quát mắng>- Lời thoại đi liền với cử chỉ, hướng đến tính khẩu ngữ, ngôn ngữ thông dụng, bình dân,...
Câu 8. Một số thủ pháp trào phúng: đối nghịch, phóng đại, tăng tiến, sử dụng nghi
lễ kì cục, thoại bỏ lửng. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 14: Thi nói khoác Đề bài
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Văn bản Thi nói khoác thuộc thể loại gì? A. Truyện cười B. Truyện cổ tích C. Truyện ngụ ngôn D. Truyền thuyết
Câu 2. Văn bản đề cập đến thói xấu nào của con người? A. Lười biếng B. Kiêu ngạo C. Khoác lác D. Sĩ diện
Câu 3. Các nhân vật trong truyện gồm? A. Bốn viên quan B. Anh lính hầu C. Nhà vua D. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Cốt truyện của văn bản này: A. Đơn giản
B. Tương đối phức tạp C. Rất phức tạp D. Có vô vàn nút thắt
Câu 5. Câu nào tóm tắt đúng nội dung của văn bản? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
A. Bốn ông quan tổ chức thi nói khoác với nhau nhưng không ai chịu nhường ai
nên đánh nhau sứt đầu mẻ trán
B. Bốn ông quan tổ chức thi nói khoác với nhau, sau cùng đều thua trước lời nói của anh lính hầu
C. Bốn ông quan tổ chức thi nói khoác với nhau, cuối cùng không ai thắng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 6. Tình huống gây cười trong truyện là gì?
Câu 7. Truyện gửi gắm thông điệp gì? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Văn bản Thi nói khoác thuộc thể loại gì? A. Truyện cười
Câu 2. Văn bản đề cập đến thói xấu nào của con người? C. Khoác lác
Câu 3. Các nhân vật trong truyện gồm? D. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Cốt truyện của văn bản này: A. Đơn giản
Câu 5. Câu nào tóm tắt đúng nội dung của văn bản?
B. Bốn ông quan tổ chức thi nói khoác với nhau, sau cùng đều thua trước lời nói của anh lính hầu
Câu 6. Tình huống gây cười trong truyện: các ông quan đều nói khoác, không ai
chịu thua ai nhưng cuối cùng lại thua trước câu nói của anh lính canh.
Câu 7. Truyện gửi gắm thông điệp: không nên khoác lác. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Document Outline
- Đề đọc hiểu Ngữ văn 8 tổng hợp ngoài SGK
- Đề 1
- Đáp án
- Đề 2
- Đáp án
- Đề 3
- Đáp án
- Đề đọc hiểu theo tác phẩm trong chương trình SGK
- Bài 1: Tôi đi học
- Đề bài
- Đáp án
- Bài 2: Gió lạnh đầu mùa
- Đề bài
- Đáp án
- Bài 3: Người mẹ vườn cau
- Đề bài
- Đáp án
- Bài 4: Nắng mới
- Đề bài
- Đáp án
- Bài 5: Nếu mai em về Chiêm Hóa
- Đề bài
- Đáp án
- Bài 6: Đường về quê mẹ
- Đề bài
- Đáp án
- Bài 7: Sao băng
- Đề bài
- Đáp án
- Bài 8: Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI
- Đề bài
- Đáp án
- Bài 9: Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại
- Đề bài
- Đáp án
- Bài 10: Đổi tên cho xã
- Đề bài
- Đáp án
- Bài 11: Cái kính
- Đáp án
- Bài 13: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
- Đề bài
- Đáp án
- Bài 14: Thi nói khoác
- Đề bài
- Đáp án
- Bài 1: Tôi đi học