Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 Ngữ Văn 8
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Tài liệu bản quyền thuộc về Download.vn
Bộ đề đọc hiểu tổng hợp ngoài SGK Đề 1
Đọc văn bản sau:
“Chợ quê họp ở bờ đê
Nắng thì đội nón, mưa về áo mua
Chợ quê bán những rau dưa
Lá trầu mới hái, chuối vừa chín cây
Chợ quê bán thúng khoai đầy
Bán đôi lợn giống, bán bầy gà con
Ruộng vườn mưa nắng héo hon
Mẹ già áo vá chắt bòn từng xu
Chợ quê có bác xẩm mù
Lần theo dấu gậy hát ru não lòng
Xúm đông người đứng chật vòng
Chợ quê có đám xiếc rong mới về
Chợ quê có mấy trai quê
Sau mùa gặt hái làm nghề xe ôm
Hôm nay trời trở gió nồm
Chợ quê bánh đúc mắm tôm dậy mùi.”
(Chợ quê, Nguyễn Đức Mậu)
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi: Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ? A. Lục bát B. Sáu chữ B. Tám chữ D. Tự do
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3. Bài thơ viết về điều gì? A. Ngày Tết B. Phiên chợ quê
C. Vẻ đẹp của phố phường D. Cánh đồng lúa
Câu 4. Từ “chợ quê” được nhắc lại mấy lần trong bài thơ? A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
Câu 5. Phiên chợ quê được họp ở đâu?
Câu 6. Hãy nêu những nét đặc biệt trong phiên chợ quê?
Câu 7. Từ văn bản trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ? A. Lục bát
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Tự sự
Câu 3. Bài thơ viết về điều gì? B. Phiên chợ quê
Câu 4. Từ “chợ quê” được nhắc lại mấy lần trong bài thơ? B. 7
Câu 5. Phiên chợ quê được họp ở bờ đê. Câu 6.
⚫ Chợ quê bán những món đồ bình dị như: rau dưa, lá trầu, chuối mới chín cây,
đôi lợn giống, bầy gà con.
⚫ Chợ quê còn có những hoạt động: bác xẩm hát rong, đám xiếc, xe ôm. Câu 7. Gợi ý:
“Bản sắc văn hóa dân tộc” - một cụm từ nghe có vẻ trừu tượng nhưng thực ra nếu
hiểu đơn giản thì đó chính là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần cốt lõi của
một dân tộc. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vô cùng quan trọng. Bởi vậy,
mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản
sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo
thời gian. Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn
hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo… Sau đó, cần phải có sự vào
cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu
lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm
văn hóa thuộc về tinh thần. Đôi khi, việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
những hành động vô cùng nhỏ bé như giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo
dài trong những ngày lễ lớn của đất nước,… Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc là một việc làm quan trọng đối với mỗi quốc gia. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đề 2
Đọc văn bản sau:
“Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng”. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì
không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian thì vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu
kịp thời chữa chạy thì sống, để chậm thì chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm
thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất cơ hội là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà
bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã
hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối cũng không kịp.” (Thời gian là vàng)
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Đối tượng được đề cập trong văn bản là? A. Thời gian B. Không gian C. Con người D. Thiên nhiên
Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? A. Tự sự B. Miêu tả Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3. Vàng và thời gian khác nhau như thế nào?
A. Vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được.
B. Vàng có giá trị mà thời gian thì vô giá. C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Thời gian được so sánh với? A. Sự sống, thắng lợi B. Tiền, tri thức C. Vàng D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Câu văn: “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu rút gọn B. Câu đơn C. Câu ghép D. Câu đặc biệt
Câu 5. Văn bản trên gửi gắm thông điệp gì?
Câu 6. Từ văn bản, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) trình bày về suy
nghĩ về vấn đề hãy biết quý trọng thời gian. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Đối tượng được đề cập trong văn bản là? A. Thời gian
Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? D. Nghị luận
Câu 3. Vàng và thời gian khác nhau như thế nào? C. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Thời gian được so sánh với? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Câu văn: “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu rút gọn
Câu 5. Thời gian là vô cùng quý giá, hãy biết sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí thời gian. Câu 6. Gợi ý:
Thời gian là một khái niệm trừu tượng. Nó không đứng yên mà luôn chuyển động
không ngừng. Thời gian đã qua đi, sẽ không thể quay lại. Và cho dù có rất nhiều
tiền bạc cũng không thể mua được thời gian. Bởi vậy, chúng ta cần học cách trân
trọng thời gian. Thời gian của vạn vật tự nhiên thì vô hạn. Còn thời gian của con
người lại hữu hạn. Chúng ta sống theo quy luật của sinh - lão - bệnh - tử. Chính vì
lẽ đó, trân trọng thời gian là điều vô cùng cần thiết. Nhờ có thời gian, con người sẽ
càng trưởng thành hơn. Chúng ta sẽ tích lũy cho bản thân kiến thức và kinh nghiệm
để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Không chỉ vậy, thời gian còn giúp
chúng ta xoa dịu mọi nỗi đau - là liều thuốc quý giá giúp con người vượt qua
nghịch cảnh. Vì vậy, hãy biết quý thời gian - một lời khuyên ngắn gọn, nhưng vô Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
cùng sâu sắc. Cũng như Benjamin Franklin - một chính trị gia người Mỹ đã từng
khẳng định rằng: “Nếu thời gian là thứ đáng giá nhất, phí phạm thời gian hẳn phải
là sự lãng phí ngông cuồng nhất”. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đề 3
Đọc văn bản:
“Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi (1) chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi (2) nhưng răng chẳng còn!” (Ca dao)
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bài ca dao được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Tự do C. Sáu chữ D. Tám chữ
Câu 2. Địa danh nào được nhắc đến trong bài ca dao? A. Chợ Cầu Đông B. Chùa Ngọc Sơn C. Xứ Nghệ D. Thọ Xương
Câu 3. Bài ca dao thuộc đề tài gì?
A. Ca dao về tình cảm gia đình
B. Ca dao trào phúng, châm biếm
C. Ca dao than thân, trách phận
D. Ca dao về tình yêu, đôi lứa
Câu 4. Từ lợi (1) và lợi (2) là hai từ? A. Đồng âm B. Đồng nghĩa Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 C. Trái nghĩa D. Nhiều nghĩa
Câu 5. Thầy bói dùng để chỉ những ai?
A. Người dạy học chữ Nho thời xưa
B. Người chữa bệnh, cứu sống con người
C. Người làm nghề bói toán, xem tướng
D. Người ở chùa trông nom việc cúng Phật nhưng không xuất gia tu hành
Câu 6. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên và nêu tác dụng.
Câu 7. Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của bài ca dao trên? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Bài ca dao được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát
Câu 2. Địa danh nào được nhắc đến trong bài ca dao? A. Chợ Cầu Đông
Câu 3. Bài ca dao thuộc đề tài gì?
B. Ca dao trào phúng, châm biếm
Câu 4. Từ lợi (1) và lợi (2) là hai từ? A. Đồng âm
Câu 5. Thầy bói dùng để chỉ những ai?
C. Người làm nghề bói toán, xem tướng Câu 6.
⚫ Biện pháp tu từ: chơi chữ
⚫ Tác dụng: tạo ra hình huống hài hước, nhằm mục đích châm biếm nhân vật trong bài. Câu 7.
⚫ Nội dung của bài ca dao: bà già đi chợ tiện xem một quẻ bói để xem mình có lợi gì khi lấy chồng.
⚫ Nhận xét: chuyện lấy chồng thường là những cô gái quan tâm nhưng ở đây lại
là bà già đã quá tuổi lấy chồng thì đó là điều ngạc nhiên hiếm thấy; lời đối đáp
của thầy bói mang tính nước đôi, vừa dí dỏm, vừa châm biếm rằng “vừa có lợi,
vừa có lợi” tức là vừa có lợi ích, vừa có lợi vì bà đã già rồi nên răng không còn. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đề 4
Đọc văn bản:
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan
xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:
- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ? Quan lớn ngạc nhiên:
- Nhà ngươi biết để làm gì? Người thợ may đáp:
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng
trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bão:
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu. (Hai kiểu áo)
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyện cười B. Truyện cổ tích C. Truyền thuyết D. Truyện ngụ ngôn
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3. Người thợ may đã hỏi quan lớn điều gì? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
A. May chiếc áo mặc để làm gì
B. May chiếc áo mặc để tiếp ai
C. Mặc chiếc áo mặc vào dịp gì
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 4. Câu chuyện phê phán người như thế nào? A. Lười biếng B. Ưa nịnh nọt
C. Hách dịch, không công bằng D. Cả B, C đều đúng
Câu 5. Tìm một trợ từ, 1 thán từ trong bài.
Câu 6. Theo anh/chị chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?
Câu 7. Bài học rút ra từ câu chuyện là gì? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyện cười
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự
Câu 3. Người thợ may đã hỏi quan lớn điều gì?
B. May chiếc áo mặc để tiếp ai
Câu 4. Câu chuyện phê phán người như thế nào? D. Cả B, C đều đúng Câu 5. ⚫ Trợ từ: cả ⚫ Thán từ: ạ
Câu 6. Ý nghĩa: mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.
Câu 7. Bài học rút ra từ câu chuyện: chúng ta nên đối xử công bằng, hòa nhã với
mọi người xung quanh, tránh phân biệt đối xử và ưa nịnh nọt. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đề 5
Đọc văn bản dưới đây:
Những buổi vui sao, cả nước lên đường,
Xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục.
Xóm dưới làng trên, con trai con gái
Xôi nắm cơm đùm, ríu rít theo nhau
Súng nhỏ súng to, chiến trường chật chội
Tiếng cười hăm hở, đầy sông đầy cầu.
Bộ đội dân quân, trùng trùng điệp điệp
Chào nhau không kịp nhớ mặt
Dô hò nón vẫy theo,
Hàng ngũ ta đi dài như tiếng hát.
Chào những ngôi trường ngói đỏ bình yên
Lấp lánh cánh đồng đang gặt đang hái
Xuôi ngược công trường những bánh xe reo
Ngọn khói con tàu như tay vẫy gọi
Đất nước mình đây,
Hai mươi năm mưa, nắng, đêm, ngày
Hành quân không mỏi
Sung sướng bao nhiêu: tôi là đồng đội Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Của những người đi, vô tận, hôm nay. Yểm hộ miền Nam
Thình thình đại bác
Nhịp những bước chân
Cả nước lên đường.
(Đường ra mặt trận, Chính Hữu)
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ? A. Tự do B. Sáu chữ C. Lục bát D. Tám chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3. Bài thơ viết về đề tài gì? A. Quê hương B. Chiến tranh C. Tình mẫu tử D. Thiên nhiên
Câu 4. Theo anh/chị, đường ra trận trong bài thơ là con đường?
A. Đường lên chiến khu Việt Bắc
B. Đường ra chiến dịch Điện Biên Phủ Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
C. Đường vào miền Nam tiếp viện
D. Đường lên chiến dịch Tây Bắc
Câu 5. Bài thơ gợi không khí như thế nào?
A. Buồn bã, lưu luyến khi phải xa quê hương
B. Vui tươi, hào sảng khi lên đường ra trận
C. Hạnh phúc trước tin chiến thắng
D. Niềm vui tràn đầy những ngày đầu độc lập
Câu 6. Câu thơ: “Bộ đội dân quân, trùng trùng điệp điệp” cho thấy điều gì?
A. Sự đông đảo của quân dân lên đường chiến đấu
B. Tinh thần đoàn kết, chung lòng của quân dân
C. Khí thế mạnh mẽ, quyết liệt của dân quân
D. Sự vất vả của quân dân trên đường ra trận
Câu 7. Câu thơ “Hàng ngũ ta đi dài như tiếng hát” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. Nói quá
Câu 8. Anh/chị hiểu thế nào về hai câu thơ: “Sung sướng bao nhiêu: Tôi là đồng
đội - Của những người đi, vô tận, hôm nay”?
Câu 9. Từ bài thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn về trách nhiệm của công dân
trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ? A. Tự do
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ? C. Biểu cảm
Câu 3. Bài thơ viết về đề tài gì? B. Chiến tranh
Câu 4. Theo anh/chị, đường ra trận trong bài thơ là con đường?
C. Đường vào miền Nam tiếp viện
Câu 5. Bài thơ gợi không khí như thế nào?
B. Vui tươi, hào sảng khi lên đường ra trận
Câu 6. Câu thơ: “Bộ đội dân quân, trùng trùng điệp điệp” cho thấy điều gì?
A. Sự đông đảo của quân dân lên đường chiến đấu
Câu 7. Câu thơ “Hàng ngũ ta đi dài như tiếng hát” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh
Câu 8. Cách hiểu: thể hiện niềm vui của "tôi" khi được sát cánh cùng đông đảo
quần chúng nhân dân chiến đấu cho đất nước. Câu 9. Gợi ý:
- Tích cực học tập để đóng góp xây dựng đất nước giàu đẹp.
- Kiên quyết trong các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ dân tộc.
- Tiếp thu văn hóa nước ngoài chọn lọc, giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Sẵn sàng xung phong tham gia bảo vệ đất nước khi cần,... Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đề 6
Đọc văn bản:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một
người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một
quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười
một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà
khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu,
có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con
cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối
với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng
còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng
ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở
dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người
mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và
mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng
đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió
bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc
gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà
con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt
chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ
rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Trích Nhà mẹ Lê, Thạch Lam)
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? A. Tự sự Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2. Nhân vật chính trong văn bản là? A. Bác Lê B. Con Tý C. Thằng Hy D. Ông Bá
Câu 3. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba
D. Vừa ngôi thứ nhất, vừa ngôi thứ ba
Câu 4. Câu văn miêu tả ngoại hình của bác Lê là?
A. Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con.
B. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay
răn reo như một quả trám khô.
C. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác.
D. Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con.
Câu 5. Nội dung của đoạn trích là gì?
A. Sự quan tâm, giúp đỡ của của hàng xóm với gia đình bác Lê
B. Tình yêu quê hương của bác Lê
C. Nỗi buồn bã, tủi nhục của bác Lê về gia cảnh
D. Cuộc sống nghèo khổ, đáng thương của gia đình bác Lê
Câu 6. Tác giả đã miêu tả không gian sống của mẹ Lê và những đứa con qua chi tiết nào dưới đây: Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
A. Cái nhà cũng lụp xụp, một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, một chiếc
giường nan đã gẫy nát.
B. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để
đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng.
C. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi.
D. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
Câu 7. Đoạn trích đã thể hiện tình cảm gì của nhà văn đối với nhân vật?
A. Trân trọng vẻ đẹp của bác Lê
B. Tố cáo xã hội tàn ác đã gây nên nỗi khổ cho con người
C. Xót xa, thương cảm cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê
D. Trân trọng ước mơ đổi đời của người nông dân
Câu 8. Tình cảm mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích là gì?
Câu 9. Từ đoạn trích, theo anh/chị có suy nghĩ gì về tình yêu thương trong cuộc sống? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? A. Tự sự
Câu 2. Nhân vật chính trong văn bản là? A. Bác Lê
Câu 3. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? C. Ngôi thứ ba
Câu 4. Câu văn miêu tả ngoại hình của bác Lê là?
B. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay
răn reo như một quả trám khô.
Câu 5. Nội dung của đoạn trích là gì?
D. Cuộc sống nghèo khổ, đáng thương của gia đình bác Lê
Câu 6. Tác giả đã miêu tả không gian sống của mẹ Lê và những đứa con qua chi tiết nào dưới đây:
A. Cái nhà cũng lụp xụp, một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, một chiếc
giường nan đã gẫy nát.
Câu 7. Đoạn trích đã thể hiện tình cảm gì của nhà văn đối với nhân vật?
C. Xót xa, thương cảm cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê
Câu 8. Tình cảm mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích là: tình mẫu tử mà nhân
vật bác Lê dành cho những đứa con.
Câu 9. Tình yêu thương có vai trò quan trọng:
- Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
- Biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Mang tính nhân văn, cao đẹp. … Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bộ đề đọc hiểu tác phẩm trong SGK
Bài 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng Đề đọc hiểu
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Hoài Văn đỡ lấy quả cam, tạ ơn vua, lủi thủi bước lên bờ. Đằng sau có tiếng cười
của Thiệu Bảo và các vương hầu. Nghe rõ cả tiếng cười của mấy vị tước vương chỉ
nhỉnh hơn mình vài tuổi. Vua ban cam quý. Nhưng việc dự bàn thì vẫn không cho.
Hoài Văn tức, vừa hờn vừa tủi. Uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích
cười chế nhạo. Hoài Văn quắc mắt, nắm chặt bàn tay lại. Được rồi! Ta sẽ chiêu
binh mãi mã cầm quân đi đánh giặc. Xem cái thằng phải đứng ngoài rìa này có
phải là một kẻ toi cơm không? Hai hàm răng Hoài Văn nghiến chặt. Hai bàn tay
càng nắm chặt lại, như để nghiền nát một cái gì. Hai bàn tay rung lên vì giận dữ.
Hoài Văn lẩm bẩm: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai
kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”. Hai nắm tay Hoài Văn càng bóp mạnh.”
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?
A. Lá cờ thêu sáu chữ vàng
B. Quang Trung đại phá quân Thanh C. Chiếu dời đô D. Hịch tướng sĩ
Câu 2. Nhân vật lịch sử được nhắc đến trong đoạn trích là ai? A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Thủ Độ C. Trần Quốc Toản C. Trần Bình Trọng
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 4. Vì sao dù được vua ban cam quý nhưng Hoài Văn vẫn cảm thấy vừa tức, vừa tủi?
A. Hoài Văn vẫn không được tham gia việc dự bàn
B. Đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) phân tích chi tiết Trần
Quốc Toản bóp nát quả cam. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Câu 1. A Câu 2. C Câu 3. B Câu 4. C Câu 5. Gợi ý:
Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy
Tưởng. Nội dung của tác phẩm kể về việc quân Nguyên mượn đường hòng sang
xâm lược nước ta. Vì chưa đến tuổi trưởng thành, Trần Quốc Toản không được
cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Lúc này, Quốc Toản giằng co
với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên
gáy chịu tội. Vua nghe xong không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy
cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua
ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không
hay. Chi tiết bóp nát quả cam đã bộc lộ phẩm chất ngay thẳng, tinh thần yêu nước
cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc của Quốc Toản. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 2: Quang Trung đại phá quân Thanh Đề đọc hiểu
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một
bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng
lính khỏe mạnh, cứ mười người khiêng một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi
người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang
Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mùng 5 tiến sát đền Ngọc Hồi. Quân
Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn
dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng
làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành
ra quân Thanh lại tự làm hại mình.”
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?
A. Quang Trung đại phá quân Thanh B. Hịch tướng sĩ
C. Thiên Trường vãn vọng D. Câu cá mùa thu
Câu 2. Tác giả của văn bản là? A. Trần Quốc Tuấn B. Ngô gia văn phái C. Tự lực văn đoàn D. Lý Thường Kiệt
Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Vua Quang Trung chỉ huy quân đội đánh quan Thanh.
B. Vua Quang Trung lên ngôi hoàng đế Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
C. Sự đại bại của quân Thanh
D. Sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống
Câu 4. Nhận xét về nhân vật vua Quang Trung trong đoạn trích.
Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) nêu cảm nhận về một chi tiết trong văn
bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Câu 1. A Câu 2. B Câu 3. A
Câu 4. Nhận xét: một con người có tài mưu lược, dùng binh. Câu 5. Gợi ý:
Khi đọc văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với
chi tiết vua Quang Trung mở tiệc khao quân, chia quân thành năm đạo, thân hành
cầm quân ra trận, tối ba mươi Tết lên đường, hẹn ngày mồng bảy Tết sẽ mở tiệc ăn
mừng thắng lợi ở kinh thành Thăng Long. Chi tiết này nằm ở phần mở đầu của văn
bản Quang Trung đại phá quân Thanh. Nội dung của phần mở đầu viết về việc
quân Thanh đem quân sang xâm lược nước ta. Vua Quang Trung nghe tin liền bàn
bạc với tướng sĩ, chuẩn bị kế sách và mở cuộc tuyển quân. Sau đó, ông đã cho mở
tiệc khao quân, hẹn ngày chiến thắng để khích lệ, động viên tinh thần binh sĩ. Qua
chi tiết này, chúng ta thấy được hình ảnh vua Quang Trung là một người có tầm
nhìn xa trông rộng, mưu lược hơn người. Ông đã tính toán mọi sách lược và tin
chắc vào thắng lợi của nghĩa quân. Kết quả là nghĩa quân Tây Sơn đã đại thắng,
mọi việc đúng như dự tính của ông. Điều đó khẳng định được tài năng hơn người
của một bậc anh hùng. Quả là một chi tiết nhỏ nhưng lại làm nên giá trị lớn. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Bài 3: Ta đi tới Đề đọc hiểu
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái, ung dung ta bước.
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên
Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…
Đến hôm nay đường xuôi về biển
Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…”
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào A. Ta đi tới B. Nhớ đồng C. Từ ấy D. Viếng lăng Bác
Câu 2. Tác giả của đoạn trích là ai? A. Chế Lan Viên B. Tố Hữu C. Nguyễn Đình Thi D. Xuân Diệu Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Câu 3. Thể thơ của đoạn trích là gì? A. Tự do B. Lục bát C. Năm chữ D. Sáu chữ
Câu 4. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích, nêu tác dụng.
Câu 5. Theo em, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Câu 1. A Câu 2. B Câu 3. A
Câu 4. Biện pháp tu từ điệp ngữ “đường…”, tác dụng nhấn mạnh vào chặng hành
trình của nhân vật trữ tình.
Câu 5. Cảm xúc: phấn khởi, vui tươi Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 4: Câu cá mùa thu Đề đọc hiểu
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.” (Thu điếu)
Câu 1. Bài thơ Thu điếu do ai sáng tác? A. Nguyễn Bỉnh Khiêm B. Nguyễn Khuyến C. Nguyễn Trãi D. Nguyễn Dữ
Câu 2. Thể thơ của bài thơ là gì? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt C. Song thất lục bát D. Thất ngôn bát cú
Câu 3. Nội dung chính của bài thơ là gì?
A. Khung cảnh làng quê vào mùa thu.
C. Tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
C. Nỗi lo lắng cho cảnh ngộ đất nước ngay cả khi đã cáo quan về ở ẩn
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào?
Câu 5. Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào?
Câu 6. Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất
trong bài thơ “Thu điếu”. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Câu 1. B Câu 2. D Câu 3. D
Câu 4. Bức tranh mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian:
⚫ Ao thu lạnh lẽo với chiếc thuyền cao bé tẻo teo
⚫ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
⚫ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Câu 5. Hình ảnh con người hiện lên trong tư thế đang câu cá, trạng thái đầy thư thái:
⚫ “Tựa gối buông cần”: tâm thế nhàn nhã
⚫ “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”: Âm thanh nhỏ bé của cá đớp động dưới
chân bèo, từ “đâu” gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Câu 6. Gợi ý:
Bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến để lại cho tôi nhiều ấn tượng, đặc biệt là hai
câu thơ cuối: “Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,/Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”.
Hai câu kết gợi mở về tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên. Con
người xuất hiện với một công việc thật thư thái là câu cá. Hình ảnh “tựa gối buông
cần” gợi ra một tâm thế nhàn nhã của nhân vật trữ tình. Có lẽ vì đang chìm đắm
trong dòng suy nghĩ miên man của bản thân. Để rồi chỉ một âm thanh nhỏ bé của
cá đớp động dưới chân bèo lại làm nhà thơ giật mình sực tỉnh. Như vậy, hai câu
cuối đã khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình - hay cũng chính là nhà thơ trong một
tâm thế nhàn nhã trước bức tranh thu nơi quê hương. Qua đó, tác giả cũng muốn
bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc, cùng với nỗi lo lắng cho cảnh ngộ đất
nước ngay cả khi đã cáo quan về ở ẩn. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 5: Thiên Trường vãn vọng Đề đọc hiểu
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô, bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lý quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.”
(Thiên Trường vãn vọng)
Câu 1. Tác giả của bài thơ? A. Trần Nhân Tông B. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quang Khải D. Trần Bình Trọng
Câu 2. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt C. Lục bát D. Tự do
Câu 3. Nội dung của bài thơ?
A. Cảnh sắc thiên nhiên ở phủ Thiên Trường.
B. Tình yêu quê hương của tác giả C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Câu 5. Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?
Câu 6. Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề
hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Câu 1. A Câu 2. A Câu 3. C
Câu 4. Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian: buổi chiều
tà - thời điểm kết thúc của một ngày.
Câu 5. Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống: Bức
tranh thiên nhiên làng quê yên bình, giản dị nhưng vẫn có sự sống mà không đìu hiu, vắng vẻ. Câu 6. Gợi ý:
Trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng, em ấn tượng nhất với hình ảnh: “Mục đồng
địch lý ngưu quy tận/Bạch lộ song song phi hạ điền”. Câu thơ đầu tiên có thể hiểu
là trong tiếng sáo, mục đồng dẫn trâu về hết. Ở đây, có thể thấy rằng con người đã
xuất hiện trong bức tranh thiên nhiên. Hình ảnh “mục đồng nghịch lý” - cậu bé
chăn trâu ngồi thổi sáo là hình ảnh vốn đã quen thuộc ở mỗi làng quê, từ đó gợi
cho ông nhớ về kí ức tuổi thơ được chăn trâu, thổi sáo. Trong câu thơ tiếp theo,
hình ảnh được gợi ra là từng đôi cò trắng hạ xuống cánh đồng. Hình ảnh này gợi ra
cho em tưởng tượng đến cảnh đoàn tụ. Đôi cò trắng sau một ngày kiếm ăn vất vả
đã trở về tổ nghỉ ngơi. Không chỉ vậy, qua những hình ảnh này còn cho thấy sự gắn
bó, hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Từ đó, chúng ta cũng thấy được tấm
lòng yêu quê da diết của nhà thơ. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 6: Ca Huế trên sông Hương Đề đọc hiểu
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò
lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều
được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần
nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể
hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru
em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người.
Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng
khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn có các
điệu lý như: lý con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.”
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào
A. Ca Huế trên sông Hương
B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta C. Câu cá mùa thu
D. Thiên Trường vãn vọng
Câu 2. Tác giả của đoạn trích? A. Trương Nam Hương B. Đoàn Giỏi C. Hà Ánh Minh D. Tô Hoài
Câu 3. Các điệu hò xứ Huế gắn bó như thế nào với cuộc sống của con người?
Câu 4. Hò Huế thể hiện điều gì? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 dòng) nêu cảm nhận của em về ca Huế trên sông Hương. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Câu 1. A Câu 2. C
Câu 3. Các điệu hò xứ Huế gắn bó trong cuộc sống lao động hằng ngày của con
người: hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm.
Câu 4. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Câu 5. Gợi ý:
Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương”
của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Mở
đầu tác phẩm, nhà văn đã khẳng định xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó tác
giả tiếp tục giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ,
qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi. Tiếp đến,
tác giả còn lý giải cho người đọc hiểu được nguồn gốc của ca Huế: “Ca Huế là sự
giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian
hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong
cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục…”. Cuối cùng, Hà Ánh Minh
đã cho người đọc được chứng kiến một đêm ca Huế trên sông Hương. Với phông
màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng.
Cảnh vật lung linh, hư ảo: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày
dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Còn nhân vật chính trong bài thì:
“Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu
bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa.
Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng,
giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên”. Khi đọc
những dòng này, chúng ta có cảm giác như đang được cùng tác giả lênh đênh trên
con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca
mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng. Ca
Huế trên sông Hương quả là một tác phẩm giá trị khi viết về ca Huế - một nét văn
hóa độc đáo của mảnh đất thơ mộng này. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 7: Hịch tướng sĩ Đề đọc hiểu
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Hịch tướng sĩ do ai viết? A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Quốc Toản C. Trần Bình Trọng D. Trần Quang Khải
Câu 2. Tác phẩm được viết vào thời gian nào?
A. Trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)
B. Sau cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)
C. Trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285)
D. Sau cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285).
Câu 3. Bài hịch có bố cục mấy phần? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 4. Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?
Câu 5. Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Câu 1. A Câu 2. C Câu 3. B
Câu 4. Mục đích của văn bản:
Khơi gợi lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước của binh sĩ,
thuyết phục họ chuyên tâm rèn luyện Binh thư yếu lược. Câu 5. Gợi ý:
Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống, trong đó phải kể đến tình yêu quê hương,
đất nước. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm gắn bó, yêu mến và
tự hào của con người với quê hương, đất nước của mình. Tình cảm này đã được
truyền từ đời này qua đời khác, trở thành một truyền thống quý giá của dân tộc
Việt Nam. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước. Suốt quá trình đó, chúng ta đã phải đấu tranh chống lại nhiều kẻ
thù xâm lược. Biểu hiện của tình yêu quê hương, đất nước chính là hành động đấu
tranh, không ngại hy sinh để giành lại độc lập cho Tổ quốc. Lịch sử dân tộc chứng
kiến hơn một nghìn năm Bắc thuộc với biết bao mất mát, đau thương. Ở bất cứ thời
nào cũng có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù như
Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Cùng với đó là sự
đồng lòng, chung sức của nhân dân cùng đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Nhưng năm tháng hào hùng nhất có lẽ phải kể đến cuộc đấu tranh kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam - Người cũng là tấm gương sáng ngời
cho lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng
đánh bại kẻ thù xâm lược. Biết bao nhiêu chàng trai, cô gái - họ ra đi khi tuổi đời Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
còn quá trẻ, mang trong trái tim mình tình yêu với mảnh đất quê hương. Ở hiện tại,
tình yêu Tổ quốc xuất phát từ những hành động bình dị, nhưng ý nghĩa. Thế hệ trẻ
ra sức cố gắng học tập, rèn luyện để xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Hay
ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia. Tình yêu dành cho từng
con đường, ngôi nhà của quê hương, đất nước. Truyền thống yêu nước đã trở thành
một nguồn sức mạnh lớn lao để giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn,
ngày càng vững vàng và phát triển hơn. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 8: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Đề đọc hiểu
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Tác giả của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta? A. Hồ Chí Minh C. Hà Ánh Minh C. Xuân Diệu D. Hoài Thanh
Câu 2. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào? A. Nhân dân Việt Nam B. Bạn bè quốc tế C. Kẻ thù xâm lược
C. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 3. Luận điểm chính của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?
A. Nhận định chung về lòng yêu nước.
B. Biểu hiện của tinh thần yêu nước
C. Nhiệm vụ của nhân dân D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu
nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Câu 1. A Câu 2. A Câu 3. D Câu 4.
Gợi ý: Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước. Khi Tổ quốc
bị xâm lăng, lòng yêu nước tạo nên sức mạnh giúp nhân dân chống lại kẻ thù xâm
lược. Còn khi hòa bình, lòng yêu nước được biểu hiện qua nhiều hành động khác
nhau, với vai trò khác nhau. Chúng ta có ý thức trong việc tiếp thu văn hóa nước
ngoài một cách có chọn lọc, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc. Nhiều bạn trẻ đi du học, sau khi tốt nghiệp có thể ở lại một môi trường
tốt để làm việc nhưng vẫn tình nguyện trở về xây dựng quê hương, đất nước. Tinh
thần kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, cảnh giác trước những thế
lực thù địch có ý đồ chống phá đất nước. Tất cả những hành động này đều là biểu
hiện của lòng yêu nước. Vậy nên, có thể khẳng định rằng, lòng yêu nước không chỉ
cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng, mà phải trong mọi hoàn cảnh. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 9: Nam quốc sơn hà Đề đọc hiểu
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Văn bản trên có tên là gì? A. Nam quốc sơn hà
B. Thiên Trường vãn vọng C. Thu điếu D. Tụng giá hoàn kinh sư
Câu 2. Thể thơ được sử dụng? A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Lục bát D. Tự do
Câu 3. Bài thơ có bố cục mấy phần? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 4. Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?
Câu 5. Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Câu 1. A Câu 2. B Câu 3. 2 Câu 4.
- Sông núi nước Nam hoàng đế nước Nam cai quản: Trong quan niệm của xã hội
xưa, toàn bộ diện tích lãnh thổ, của cải vật chất, con người của một đất nước đều
thuộc về nhà vua. Người có quyền quyết định tất cả mọi thứ, thậm chí cả quyền sinh sát.
- Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời: Điều này khẳng định
chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
Câu 5. Ý thức về lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia,... Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 10: Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu Đề đọc hiểu
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C. Song thất lục bát D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 2. Tác giả của bài thơ là ai? A. Tú Xương B. Tản Đà C. Nguyễn Đình Chiểu D. Tố Hữu
Câu 3. Bài thơ còn có tên gọi khác là gì? A. Nhật kí trong tù B. Thương vợ C. Vịnh khoa thi Hương D. Lai Tân
Câu 4. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?
A. Phê phán hiện thực nhốn nháo, nhố nhăng của sĩ tử và quan trường
B. Bộc lộ tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực của đất nước C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Tâm trạng, thái độ của tác giả được thể hiện qua bài thơ là gì? A. Đau đớn, xót xa Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 B. Buồn bã, chán nản C. Vui vẻ, sung sướng D. Thất vọng, căm thù
Câu 6. Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?
Câu 7. Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn
mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu? B. Thất ngôn bát cú
Câu 2. Tác giả của bài thơ là ai? A. Tú Xương
Câu 3. Bài thơ còn có tên gọi khác là gì? C. Vịnh khoa thi Hương
Câu 4. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Tâm trạng, thái độ của tác giả được thể hiện qua bài thơ là gì? A. Đau đớn, xót xa Câu 6.
- “Nhà nước ba năm mở một khoa”: ba năm có một khoa thi thi Hương - Điều khác thường:
⚫ “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”: “Trường Nam” là trường thi ở Nam Định,
“Trường Hà” là trường thi ở Hà Nội. Đó là hai trường thi Hương ở Bắc kì thời
xưa. Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi
bỏ, các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
⚫ Từ “lẫn” cho thấy quang cảnh bát nháo, lẫn lộn của trường thi. Điều đó làm
mất đi vẻ trang nghiêm của kì thi Hương.
=> Hai câu đề cho thấy sự thối nát, suy tàn của chế độ thi cử ở nước ta thế kỉ XIX. Câu 7.
⚫ Quan sứ: “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến” cho thấy sự đón tiếp trọng thể
⚫ Mụ đầm: “Váy lê quét đất mụ đầm ra” cho thấy lối ăn mặc diêm dúa, phô trương. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
⚫ Nghệ thuật đối “lọng - váy, trời - đất, quan sứ - mụ đầm” nhằm mỉa mai, châm
biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.
=> Sự có mặt của quan sự đáng lẽ ra phải khiến quang cảnh trường thi trở nên
trang nghiêm hơn. Nhưng trái lại, sự xuất hiện này càng khiến cho sự nhếch nhác,
tùy tiện được bày ra rõ ràng hơn. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Bài 11: Lai Tân Đề đọc hiểu Đọc văn bản:
Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C. Song thất lục bát D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 2. Tác giả của bài thơ là ai? A. Tú Xương B. Hồ Chí Minh C. Nguyễn Đình Chiểu D. Tố Hữu
Câu 3. Nội dung của bài thơ là gì?
A. Hiện thực xã hội ở Lai Tân.
B. Thái độ của nhà thơ trước hiện thực xã hội ở Lai Tân C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Những nhân vật được nhắc tới trong bài thơ? A. Cảnh trưởng Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 B. Huyện trưởng C. Ban trưởng D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc thành phần nào trong xã hội? Hãy
làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.
Câu 6. Nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu? A. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 2. Tác giả của bài thơ là ai? B. Hồ Chí Minh
Câu 3. Nội dung của bài thơ là gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Những nhân vật được nhắc tới trong bài thơ? D. Cả 3 đáp án trên Câu 5.
⚫ Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc bộ máy chính quyền trong xã hội,
thuộc giai cấp thống trị.
⚫ Tác giải hướng tiếng cười vào giai tầng thống trị trong xã hội để châm biếm, đả
kích, tố cáo tình trạng mục nát, “nhà dột từ nóc” mà tác giả chứng kiến ở Lai Tân lúc bấy giờ. Câu 6.
⚫ Nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước.
⚫ Nguyên nhân: “thái bình” khi mà ban trưởng phạm pháp, cảnh trưởng tìm cách
tư lợi còn huyện trưởng thì sa ngã vào tệ nạn xã hội thì sự thái bình chỉ có thể là bề ngoài, giả tạo. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 12: Trưởng giả học làm sang Đề đọc hiểu
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Trưởng giả học làm sang trích trong vở kịch nào?
A. Trưởng giả học làm sang B. Bệnh sĩ C. Người bệnh tưởng D. Lão hà tiện
Câu 2. Tác giả của Vở kịch là ai? A. Sếch-xpia B. Mô-li-e C. An-đéc-xen D. Hi-pô-lít Ten
Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản là ai? A. Phó may B. Ông Giuốc-đanh C. Thợ phụ D. Ni-côn
Câu 4.Tính cách của ông Giuốc-đanh là gì? A. Hà tiện B. Học đòi C. Siêng năng D. Tiết kiệm
Câu 5. Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như
thế nào và bị lợi dụng ra sao? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Câu 6. Tính cách đó của ông thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau?
Câu 7. Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?
Câu 8. Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án
Câu 1. Trưởng giả học làm sang trích trong vở kịch nào?
A. Trưởng giả học làm sang
Câu 2. Tác giả của Vở kịch là ai? B. Mô-li-e
Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản là ai? B. Ông Giuốc-đanh
Câu 4.Tính cách của ông Giuốc-đanh là gì? B. Học đòi
Câu 5. Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như
thế nào và bị lợi dụng ra sao?
Ông Giuốc-đanh là một trưởng giả ngu dốt, không am hiểu gì nhưng vẫn muốn học
đòi làm sang, trở thành quý tộc chỉ bằng những trang phục bên ngoài. Khi ông than
phiền về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với
bông hoa ngược. Thì bác phó may may đã lợi dụng mong muốn học làm sang của
ông để biện minh cho việc may lễ phục chật, hoa ngược, bít tất và và giày chật, bớt xén vải của mình.
Câu 6. Tính cách đó của ông thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau?
Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh được thể hiện qua việc ông háo
danh, ưa nịnh. Tay thợ phụ đã nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi
làm sang của ông Giuốc-đanh. Thấy ông mắc mưu, tay thợ phụ lại càng nịnh hót,
tôn lên mãi là “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”. Câu 7.
- Lời thoại trong các lớp kịch có sự đối nghịch: đối nghịch trong thoại biểu hiện ở
sự không tương xứng giữa tên gọi và thực chất sự việc (bít tất chật, giày chật, áo
hoa ngược>Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
quần cộc, lột áo ngắn, mặc theo nhịp nhạc>phái), sự tranh luận của ông Giuốc-đanh với phó may (ông Giuốc-đanh phát hiện
lỗi trang phục >< phó may biện hộ => ông Giuốc-đanh thỏa hiệp), ngữ điệu và lời
lẽ của ông chủ với đầy tớ (quát mắng>- Lời thoại đi liền với cử chỉ, hướng đến tính khẩu ngữ, ngôn ngữ thông dụng, bình dân,...
Câu 8. Một số thủ pháp trào phúng: đối nghịch, phóng đại, tăng tiến, sử dụng nghi
lễ kì cục, thoại bỏ lửng. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Document Outline
- Bộ đề đọc hiểu tổng hợp ngoài SGK
- Đề 1
- Đáp án
- Đề 2
- Đáp án
- Đề 3
- Đáp án
- Đề 4
- Đáp án
- Đề 5
- Đáp án
- Đề 6
- Đáp án
- Bài 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Đề đọc hiểu
- Đáp án
- Bài 2: Quang Trung đại phá quân Thanh
- Đề đọc hiểu
- Đáp án
- Bài 3: Ta đi tới
- Đề đọc hiểu
- Đáp án
- Bài 4: Câu cá mùa thu
- Đề đọc hiểu
- Đáp án
- Bài 5: Thiên Trường vãn vọng
- Đề đọc hiểu
- Đáp án
- Bài 6: Ca Huế trên sông Hương
- Đề đọc hiểu
- Đáp án
- Bài 7: Hịch tướng sĩ
- Đề đọc hiểu
- Đáp án
- Bài 8: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Đề đọc hiểu
- Đáp án
- Bài 9: Nam quốc sơn hà
- Đề đọc hiểu
- Đáp án
- Bài 10: Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
- Đề đọc hiểu
- Đáp án
- Bài 11: Lai Tân
- Đề đọc hiểu
- Đáp án
- Bài 12: Trưởng giả học làm sang
- Đề đọc hiểu
- Đáp án