Bộ đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt (3 bộ sách mới)
Bộ đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 năm 2023 môn Tiếng Việt (chương trình mới) gồm phần đề thi bám sát chương trình học, chuẩn khung đề thi theo Thông tư 27 (của 3 bộ sách mới Kết nối tri thức, Cánh Diều, Chân trời sáng tạo). Đề thi có sẵn phần oli cho học sinh làm bài, không cần chuẩn bị thêm giấy viết. Tài liệu được soạn nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 3, cùng các phụ huynh và quý thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị vào năm học mới.
Chủ đề: Bài tập ôn hè Tiếng Việt 2
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: …………………………..…………………………..……..
Bài tập hè lớp 2 lên lớp 3
Lớp: ……………………………..……………………………..………..…
Môn: Tiếng Việt Sách: Cánh Diều
Đề ôn tập hè lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Đề 1
A. Đọc thầm và làm bài tập:
Buổi sớm trên cánh đồng
Từ làng, Thủy đi tắt ra cánh đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh.
Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi
vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa
ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ
bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những
bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới
liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn
cây xanh tươi của thành phố. theo Lưu Quang Vũ
1. Đánh dấu ✓vào trước câu trả lời đúng;
a) Thủy đi tắt ra cánh đồng để đi đến đâu? đi về nhà đi về nhà bà ngoại đi ra bến tàu điện
đi đến trường học
b) Trên đường đi, Thủy không gặp những người trong làng đang làm gì?
đang chạy bộ buổi sáng
đang gánh những gánh rau thơm
đang gánh những bẹ cải sớm
đang gánh những bó hoa huệ trắng muốt
c) Đâu là từ chỉ hành động của bầy sáo trong bài đọc? đi lùa liệng mọc
d) Bộ phận in đậm trong câu “Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi
của thành phố.” trả lời câu hỏi nào? Ở đâu? Khi nào? Vì sao? Làm gì?
e) Từ được gạch chân nào trong câu “Giữa những đám mây xám đục, vòm trời
hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi.” không phải là từ chỉ đặc điểm? xám đục khoảng vực xanh vòi vọi
2. Cho câu văn sau:Những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé
của em ướt lạnh.
a) Gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong câu văn
b) Chọn một trong các từ vừa tìm được ở câu a và đặt câu. B. Viết 1. Nhìn - viết:
Chuồn Chuồn Chúa lúc nào cũng như dữ dội, hùng hổ, nhưng kỳ thực trông
kỹ đôi mắt lại rất hiền. Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã
biến mất. Chuồn Chuồn ớt rực rỡ trong bộ áo quần đỏ chót giữa ngày hè chói lói,
đi đằng xa đã thấy. Chuồn Tương có đôi cánh kép vàng điểm đen thường bay lượn
quanh bãi những hôm nắng to.
2. Chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Viết 4-5 câu kể về những điều em biết về đất nước và con người Việt Nam
Đề 2: Viết 4-5 câu giới thiệu quê hương em hoặc nơi em ở Nhận xét ❀❀❀❀❀
Họ và tên: …………………………..…………………………..……..
Bài tập hè lớp 2 lên lớp 3
Lớp: ……………………………..……………………………..………..…
Môn: Tiếng Việt - Sách: Kết nối tri thức
Đề ôn tập hè lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức - Đề 1 A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: Cây táo ngọt Kìa một cành táo Mỉm cười bé thưa: Bao nhiêu là quả Táo chua và chát Đang cười nghiêng ngả Được mùa tắm mát Dưới cơn mưa chiều! Táo cười đó thôi! Đố bé một điều: Khi mưa tạnh rồi Vì sao cành táo Táo thành trái ngọt Lại cười dưới mưa? Tha hồ bé ăn. theo Nguyễn Thị Phượng Câu hỏi:
a) Cành táo làm gì dưới cơn mưa chiều?
b) Khi mưa tạnh, quả táo thay đổi như thế nào? 2. Đọc hiểu Cây táo
Mưa phùn bay, hoa đào nở. Ông trồng cây táo xuống đất. Bé tưới nước cho cây.
Mưa tưới nước cho cây. Mặt trời sưởi ấm cho cây. Chú Gà Trống đi qua nói to:
- Cây ơi! Cây lớn mau!
Thế là những chiếc lá non bật ra. Những con Bươm Bướm bay qua cũng nói to:
- Cây ơi! Cây lớn mau!
Một hôm, ông, bé, Gà và Bươm Bướm cùng nói to:
- Cây ơi! Cây lớn mau!
Thế là những quả táo chín ngon lành hiện ra. Bé giơ áo ra, những quả táo chín
ngon rơi đầy vào lòng bé.
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
a) Ông trồng cây táo xuống đất vào thời gian nào?
Khi mưa phùn rơi, hoa đào nở
Khi mùa thu về, lá bàng rụng
Khi nắng hạ về, hoa phượng nở
Khi gió mùa về, trời trở lạnh
b) Ai đã không tham gia chăm sóc (trồng, tưới nước, sưởi ấm) cho cây táo? Ông Bé Mặt trời Gà Trống
c) Những ai đã cùng nhau gọi cây táo lớn nhanh?
Ông, bé, Gà Trống, Bươm Bướm
Ông, bé, Mặt Trời, Gà Trống
Ông, Mặt Trời, Gà Trống, Bươm Bướm
Ông, bé, Gà Trống, Mặt Trời
d) Khi thấy cây táo xuất hiện những quả táo chín ngọt lành, bé đã làm gì?
e) Theo em, nhờ đâu mà cây táo nhanh chóng lớn lên, cho ra những quả táo chín ngọt lành?
g) Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống thích hợp:
Khi mưa phùn bay hoa đào nở thì ông trồng cây táo xuống đất Sau đó bé và
mưa tưới nước cho cây Còn ông mặt trời thì sưởi ấm cho cây
h) Gạch chân dưới các từ ngữ trả lời cho câu hỏi Để làm gì? trong câu sau:
Bé giơ vạt áo ra phía trước để hứng những quả táo chín ngọt. B. VIẾT 1. Nhìn - viết: Kìa một cành táo Bao nhiêu là quả Đang cười nghiêng ngả Dưới cơn mưa chiều! Đố bé một điều: Vì sao cành táo Lại cười dưới mưa?
(trích Cây táo ngọt) 2. Chọn a hoặc b:
a) Chọn s hoặc x thay cho ô vuông:
Quê hương tôi có con ông anh biếc
Nước gương trong oi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng uống lòng ông lấp loáng theo Tế Hanh
b. Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm:
Chẳng biết nước có giư ngày, giư tháng
Giư bao nhiêu ky niệm giưa dòng trôi?
Hơi con sông đã tắm ca đời tôi! theo Tế Hanh
3. Viết 4-5 câu kể lại một hoạt động ở trường hoặc lớp em (biểu diễn văn nghệ, đi
tham quan, đồng diễn thể dục…) Gợi ý:
- Trường (hoặc lớp em) đã tổ chức hoạt động gì? Ở đâu?
- Hoạt động đó có những ai tham gia? Mọi người đã làm những việc gì?
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó? Nhận xét ❀❀❀❀❀
Bài tập hè lớp 2 lên lớp 3
Họ và tên: …………………………..…………………………..…….. Môn: Tiếng Việt
Lớp: ……………………………..……………………………..………..…
Sách: Chân trời sáng tạo
Đề ôn tập hè lớp 2 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo - Đề 1
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG: Bài đọc 1:
Cậu bé hí hoáy cắt giấy rồi gấp thành một chiếc thuyền giấy xinh xinh. Xong
xuôi cậu cẩn thận vẽ lên thành thuyền những bông hoa, hình sao ngộ nghĩnh. Cậu
sửa lại cho đáy thuyền rộng ra hơn một chút rồi đem thả ở dòng sông cạnh nhà.
Thế là bắt đầu cuộc phiêu lưu của chiếc thuyền giấy.
(?) Nêu lần lượt 3 bước làm thuyền giấy của cậu bé. Bài đọc 2: Tre xanh Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.
(?) Tìm 3 từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ. B. ĐỌC BÀI SAU: Chiếc bàn em học
theo Nguyễn Lãm Thắng Bố đóng cho em Từ lâu ước ao Em ngồi vào bàn Chiếc bàn nho nhỏ Nay thành sự thật Học hành chăm chỉ Thơm thơm mùi gỗ Này là chiếc hộc Thật là hết ý Xinh xinh làm sao! Sách vở gọn gàng Thích lắm bố ơi!
Dựa vào bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
1. Ai là người đóng chiếc bàn học cho bạn nhỏ? Bố Bác thợ mộc Ông Bố và ông
2. Chiếc bàn học của bạn nhỏ được làm từ chất liệu gì? Gỗ Nhựa Đá Vải
3. Bên trong chiếc hộc của bàn học, bạn nhỏ để đồ vật gì? cặp sách bút thước hộp chì màu sách vở
4. Phần in đậm trong câu thơ “Bố đóng cho em” trả lời câu hỏi gì? Thế nào? Là gì? Làm gì? Ở đâu?
5. Từ nào sau đây chỉ đặc điểm của đồ vật trong chiếc hộc bàn? gọn gàng xinh xinh thơm thơm chăm chỉ
6. Từ nào sau đây không phải là từ chỉ đặc điểm? xinh xắn đáng yêu dễ thương ước mơ
7. Gạch chân dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau:
Bố đóng bàn học cho em. Mẹ thì giúp lau mặt bàn sạch sẽ. Còn em cẩn thận sắp
xếp sách vở vào hộc bàn.
8. Đặt câu với một trong các từ chỉ hoạt động tìm được ở câu 7.
9. Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than vào ô trống thích hợp:
Biết em luôn ao ước có một chiếc bàn học của riêng mình Bố đã tự tay đóng cho
em một cái bàn học mới Mặt bàn được bố mài bóng loáng rồi quét thêm một
lớp sơn màu nâu nhạt Ngắm chiếc bàn mới trong góc học tập, em thích lắm C. VIẾT 1. Nhìn - viết:
Hoa sấu là loài hoa mộc mạc, giản dị nhất mà tôi từng biết. Những chùm
hoa nhỏ li ti ẩn mình trong tán lá xanh, mà nếu vội vã, ta sẽ không nhìn thấy được.
Hoa sấu cũng như hoa nhãn, hoa vải quê tôi nhưng lại mang một hương thơm rất lạ.
Hương của vị ngọt ngọt như mật ong nằm trong cầu ong chưa được thu hoạch,
hương của lá sấu non dịu nhẹ và có lẽ đâu đó có cả hương Hà Nội.
2. Viết về tình cảm của em với một người thân trong gia đình. Gợi ý: - Người đó là ai?
- Em và người đó thường cùng làm những việc gì?
- Tình cảm của em với người đó thế nào? Nhận xét ❀❀❀❀❀
Đáp án đề ôn tập hè lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Đề 1
A. Đọc thầm và làm bài tập:
1. Đánh dấu ✓vào trước câu trả lời đúng;
a) Thủy đi tắt ra cánh đồng để đi đến đâu? đi về nhà đi về nhà bà ngoại đi ra bến tàu điện
đi đến trường học
b) Trên đường đi, Thủy không gặp những người trong làng đang làm gì?
đang chạy bộ buổi sáng
đang gánh những gánh rau thơm
đang gánh những bẹ cải sớm
đang gánh những bó hoa huệ trắng muốt
c) Đâu là từ chỉ hành động của bầy sáo trong bài đọc? đi lùa liệng mọc
d) Bộ phận in đậm trong câu “Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi
của thành phố.” trả lời câu hỏi nào? Ở đâu? Khi nào? Vì sao? Làm gì?
e) Từ được gạch chân nào trong câu “Giữa những đám mây xám đục, vòm trời
hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi.” không phải là từ chỉ đặc điểm? xám đục khoảng vực xanh vòi vọi 2. Cho câu văn sau:
Những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Đặt câu:
- Những sợi cỏ nhỏ dẻo dai màu xanh rung rinh dưới cơn mưa phùn đầu xuân.
- Chiếc dép của Ngọc có một chú bướm nhỏ màu hồng rất xinh xắn. B. VIẾT 1. Nhìn - viết: - Viết đúng chính tả
- Lùi vào đầu dòng đúng quy tắc khi chép một đoạn văn (dòng dầu tiên lùi vào một
ô, sau đó viết liền mạch, không xuống hàng)
2. Chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Viết 4-5 câu kể về những điều em biết về đất nước và con người Việt Nam Mẫu:
(1) Đất nước Việt Nam của em là một đất nước tuyệt vời. (2) Nơi đây có những
người dân hiền lành, chất phác, lại chăm chỉ, cần cù nhưng cũng vô cùng thông
minh, dũng cảm. (3) Mọi người đã cùng nhau đoàn kết, vượt qua biết bao kẻ thù
lớn mạnh, biết bao thiên tai, dịch bệnh để làm nên những trang sử vàng chói lọi. (4)
Và ở nước ta cũng có những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với rất nhiều các đồi
núi, hang động, sông suối, bãi biển, rừng cây… (5) Thật tuyệt và tự hào biết bao
khi em được là một phần của nước Việt Nam yêu dấu này.
Đề 2: Viết 4-5 câu giới thiệu quê hương em hoặc nơi em ở Mẫu:
(1) Quê ngoại của em nằm ở tỉnh Hà Giang - nơi được mệnh danh là địa đầu của tổ
quốc. (2) Ở đây nổi tiếng khắp nơi về các địa điểm du lịch tuyệt đẹp, gắn với vẻ
đẹp thiên nhiên hoang sơ, kĩ vì như cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng,
cổng trời Quản Bạ, hang Én… (3) Đến với quê em, mọi người còn được tận hưởng
bầu không khí trong lành, mát lạnh và thưởng thức các món đặc sản rừng núi thơm
ngon. (4) Tuy cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn, nhưng bà con vẫn luôn hiếu
khách và chào đón mọi người đến chơi. (5) Em rất yêu quý và tự hào về quê ngoại của mình.
Đáp án đề ôn tập hè lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối - Đề 1 A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
a) Cành táo cười nghiêng ngả dưới cơn mưa chiều.
b) Khi mưa tạnh, quả táo thành trái ngọt cho bé tha hồ ăn 2. Đọc hiểu
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
a) Ông trồng cây táo xuống đất vào thời gian nào?
Khi mưa phùn rơi, hoa đào nở
Khi nắng hạ về, hoa phượng nở
Khi mùa thu về, lá bàng rụng
Khi gió mùa về, trời trở lạnh
b) Ai đã không tham gia chăm sóc (trồng, tưới nước, sưởi ấm) cho cây táo? Ông Bé Mặt trời Gà Trống
c) Những ai đã cùng nhau gọi cây táo lớn nhanh?
Ông, bé, Gà Trống, Bươm Bướm
Ông, bé, Mặt Trời, Gà Trống
Ông, Mặt Trời, Gà Trống, Bươm Bướm
Ông, bé, Gà Trống, Mặt Trời
d) Khi thấy cây táo xuất hiện những quả táo chín ngọt lành, bé đã giơ áo ra cho
những quả táo rơi vào lòng.
e) Theo em, nhờ được mọi người quan tâm chăm sóc và kêu gọi cây táo lớn nhanh.
g) Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống thích hợp:
Khi mưa phùn bay, hoa đào nở thì ông trồng cây táo xuống đất. Sau đó bé và mưa
tưới nước cho cây. Còn ông mặt trời thì sưởi ấm cho cây.
h) Gạch chân dưới các từ ngữ trả lời cho câu hỏi Để làm gì? trong câu sau:
Bé giơ vạt áo ra phía trước để hứng những quả táo chín ngọt. B. VIẾT 1. Nhìn - viết: Chú ý: - Viết đúng chính tả
- Lùi vào đầu dòng đúng quy tắc khi chép một đoạn thơ 4 chữ (lùi vào hai đến ba ô) 2. Chọn a hoặc b:
a) Chọn s hoặc x thay cho ô vuông:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng theo Tế Hanh
b. Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm:
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! theo Tế Hanh
3. Viết 4-5 câu kể lại một hoạt động ở trường hoặc lớp em Mẫu:
(1) Sáng nay, em đã được nhìn thấy phần đồng diễn thể dục của các anh chị khối 4
và 5. (2) Các anh chị ấy mặc áo đỏ và vàng rồi xếp thành hình lá cờ Việt Nam trên
sân. (3) Sau đó theo tiếng nhạc, từng người bắt đầu thực hiện các động tác thể dục
rất đẹp và đồng đều. (4) Em quan sát buổi đồng diễn ấy với sự ngưỡng mộ to lớn.
(5) Em mong rằng, vào năm sau nữa, khi trở thành học sinh lớp 4, em cũng sẽ
được tham gia vào đội hình đồng diễn thể dục ấy của trường.
Đáp án đề ôn tập hè lớp 2 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo - Đề 1
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG:
(?) Nêu lần lượt 3 bước làm thuyền giấy của cậu bé:
- Bước 1: Cắt giấy rồi gấp thành 1 chiếc thuyền giấy
- Bước 2: Vẽ lên thành thuyền những bông hoa, hình sao ngộ nghĩnh
- Bước 3: Sửa lại đáy thuyền cho rộng ra hơn một chút (rồi đem thả ở dòng sông)
(?) Từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ: xanh, gầy guộc, mong manh, xanh tươi, bạc màu B. ĐỌC BÀI SAU:
Dựa vào bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
1. Ai là người đóng chiếc bàn học cho bạn nhỏ? Bố Bác thợ mộc Ông Bố và ông
2. Chiếc bàn học của bạn nhỏ được làm từ chất liệu gì? Gỗ Nhựa Đá Vải
3. Bên trong chiếc hộc của bàn học, bạn nhỏ để đồ vật gì? cặp sách bút thước hộp chì màu sách vở
4. Phần in đậm trong câu thơ “Bố đóng cho em” trả lời câu hỏi gì? Thế nào? Là gì? Làm gì? Ở đâu?
5. Từ nào sau đây chỉ đặc điểm của đồ vật trong chiếc hộc bàn? gọn gàng xinh xinh thơm thơm chăm chỉ
6. Từ nào sau đây không phải là từ chỉ đặc điểm? xinh xắn đáng yêu dễ thương ước mơ
7. Gạch chân dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau:
Bố đóng bàn học cho em. Mẹ thì giúp lau mặt bàn sạch sẽ. Còn em cẩn thận sắp
xếp sách vở vào hộc bàn. 8. Mẫu:
- Chú Tư đang đóng đinh vào để gia cố lại hàng rào gỗ.
- Tranh thủ đi làm về sớm, bác Năm sang thăm bà và giúp bà lau dọn nhà cửa.
- Cô Út là người có tính cẩn thận, đồ đạc trong nhà luôn được cô sắp xếp gọn gàng đâu ra đấy.
9. Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than vào ô trống thích hợp:
Biết em luôn ao ước có một chiếc bàn học của riêng mình. Bố đã tự tay đóng cho
em một cái bàn học mới. Mặt bàn được bố mài bóng loáng, rồi quét thêm một lớp
sơn màu nâu nhạt. Ngắm chiếc bàn mới trong góc học tập, em thích lắm! C. VIẾT 1. Nhìn - viết: - Viết đúng chính tả
- Lùi vào đầu dòng đúng quy tắc khi chép một đoạn văn (dòng dầu tiên lùi vào một
ô, sau đó viết liền mạch, không xuống hàng)
2. Viết về tình cảm của em với một người thân trong gia đình. Mẫu:
(1) Bố của em là một người bố tuyệt vời. (2) Bố làm việc ở xưởng gỗ nên rất bận
rộn và vất vả. (3) Dù vậy, bố vẫn dành thời gian để lắng nghe em tâm sự và đi chơi
cùng em. (4) Bố là người đã dạy em tập đi những bước chân đầu tiên, tập viết
những con chữ đầu tiên. (5) Bố sẽ mãi luôn là người mà em yêu quý và kính trọng nhất.