Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023 - 2024 CTST - Đề 4
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023 - 2024 CTST - Đề 4được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK1 GDCD 7
Môn: Giáo dục công dân 7
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÒNG GD&ĐT…………
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS…………… NĂM HỌC 2023- 2024
Môn:Giáo dục công dân 7 Sách CTST Thời gian: 45 phút
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là
A. truyền thống dân tộc.
B. truyền thống gia đình.
C. truyền thống dòng họ.
D. truyền thống quê hương.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
A. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
B. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
C. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”.
D. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, trọng tình nghĩa.
Câu 3. “Lễ hội chùa Hương” là lễ hội truyền thống của cư dân ở địa phương nào?
A. Huyện Đoan Hùng (Phú Thọ).
B. Huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc).
C. Huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
D. Huyện Tiên Du (Bắc Ninh).
Câu 4. Dệt lụa là nghề truyền thống của cư dân ở địa phương nào dưới đây?
A. Làng Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội).
B. Làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
C. Làng Vòng (Cầu Giấy, Hà Nội).
D. Làng Nga Sơn (Nga Sơn, Thanh Hóa).
Câu 5. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ? A. Tương thân tương ái
B. Tổ chức ma chay linh đình. C. Hiếu học. D. Tôn sư trọng đạo.
Câu 6. Câu ca dao dưới đây đề cập đến các nghề thủ công truyền thống ở địa phương nào? “Lĩnh hoa Yên Thái, Đồ gốm Bát Tràng, Thợ vàng Định Công, Thợ đồng Ngũ Xá”. A. Phú Thọ. B. Hà Nội. C. Thanh Hóa. D. Nghệ An.
Câu 7. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?
A. Bảo vệ và phát huy nét đẹp của các truyền thống quê hương.
B. Chê bai, tuyên truyền sai lệch về truyền thống quê hương.
C. Quảng bá, giới thiệu về truyền thống quê hương đến bạn bè.
D. Tìm hiểu về nét đẹp, giá trị của các truyền thống quê hương.
Câu 8. Trong cuộc thi “Tiếng hát học đường” do nhà trường tổ chức, H đã thể hiện xuất
sắc làn điệu dân ca quan họ và được trao giải “Thí sinh được yêu thích nhất” do khán giả
bình chọn. Bạn P nhận xét rằng: “H phải rất yêu dòng nhạc dân ca thì mới có thể hát hay
và truyền cảm được như vậy”. Trái lại M cho rằng: “Hay ho gì dòng nhạc cũ rích, lạc
hậu ấy. H đạt giải chẳng qua vì H xinh xắn và học giỏi thôi”.
Theo em, trong trường hợp này những nhân vật nào chưa có ý thức phát huy nghề
truyền thống của quê hương? A. Bạn H. B. Bạn P. C. Bạn M. D. Bạn P và M.
Câu 9. Quan tâm được hiểu là
A. thường xuyên chú ý đến người khác.
B. đặt mình vào vị trí của người khác.
C. giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
D. soi mói vào cuộc sống riêng tư của người khác.
Câu 10. Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác để
A. chiếm được lòng tin của họ.
B. nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ.
C. khai thác được nhiều bí mật riêng của họ.
D. nhận được nhiều lợi ích từ người đó.
Câu 11. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và
chia sẻ với người khác?
A. Cảm thông với nỗi buồn của người khác.
B. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
C. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
D. An ủi, động viên khi người thân gặp chuyện buồn.
Câu 12. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……… là sự
đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình”. A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương.
Câu 13. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây phản ánh về sự quan tâm, cảm thông và
chia sẻ với người khác?
A. Trâu buộc ghét trâu ăn.
B. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau. C. Mèo khóc chuột.
D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Câu 14. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Bao che cho người thân khi họ mắc lỗi sai.
B. Chế giễu, mỉa mai nỗi đau của người khác.
C. Ghen ghét, đố kị trước thành công của người khác.
D. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.
Câu 15. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Người giàu có không cần ai phải quan tâm, cảm thông, chia sẻ.
B. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ giúp chúng ta hỗ trợ, thấu hiểu lẫn nhau.
C. Trong xã hội hiện đại, sự quan tâm, cảm thông là không cần thiết.
D. Chỉ những người nghèo khó mới cần sự đồng cảm, chia sẻ từ người khác.
Câu 16. Nhà trường phát động phong trào quyên góp sách, báo, truyện… dành tặng cho
các bạn học sinh vùng cao. K và Q rất hào hứng tham gia, hai bạn còn tích cực vận động
người thân, bạn bè cùng quyên góp. Trái lại, H tỏ thái độ khó chịu và cho rằng: “Việc
quan tâm, giáo dục và giúp đỡ trẻ em vùng cao đã có các cấp chính quyền lo, mình là
học sinh, đóng góp được bao nhiêu đâu, tham gia làm gì cho mất thời gian”.
Trong trường hợp này, nhân vật nào chưa biết cách quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Bạn K. B. Bạn Q. C. Bạn H. D. Hai bạn K vàQ.
Câu 17. “Chủ động thực hiện đầy đủ vầ hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra” là nội dung
của khái niệm nào dưới đây? A. Siêng năng, kiên trì.
B. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
C. Học tập tích cực, tự giác. D. Càn cù lao động.
Câu 18. Hành động nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Xác định đúng mục đích học tập.
B. Không nghe giảng, nói chuyện riêng trong giờ học.
C. Không hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
D. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.
Câu 19. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?
A. Gặt hái được nhiều thành công.
B. Kết quả cao trong học tập sa sút.
C. Bị mọi người kì thị, coi thường.
D. Sự xa lánh, cô lập của bạn bè.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Xác định mục đích học tập rõ ràng.
B. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
C. Quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra.
D. Dễ dàng từ bỏ mục tiêu khi gặp khó khăn.
Câu 21. Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là thái độ A. trung thực. B. chây lười, ỷ lại. C. siêng năng, kiên trì. D. cần cù, chăm chỉ.
Câu 22. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
A. Chỉ những bạn học sinh yếu kém mới cần tự giác, tích cực học tập.
B. Học tập tự giác, tích cực giúp ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
C. Người có đức tính tự giác, tích cực học tập sẽ được mọi người tôn trọng.
D. Học tập tự giác, tích cực giúp ta gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Câu 23. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên
A. xác định đúng mục đích học tập.
B. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.
C. không tham gia phát biểu xây dựng bài học.
D. không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Câu 24. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, mỗi học sinh không nên
A. lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
B. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.
C. xác định mục đích học tập rõ ràng.
D. chủ động học tập trên nhiều kênh thông tin.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, học sinh cần làm gì để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương?
Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng
cao,mở rộng kiến thức, H liền nói:“Cậu ngốc quá! Đây có phải là những bài tập thầy cô
giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!”. Câu hỏi:
a. Em có nhận xét gì về lời nói của H?
b. Nếu là T, em sẽ nói gì với H?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-D 2-D 3-C 4-A 5-B 6-B 7-B 8-C 9-A 10-B 11-C 12-C 13-D 14-D 15-B 16-C 17-C 18-A 19-A 20-D 21-B 22-A 23-A 24-B
II. Tự luận (4,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
- Để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương, học sinh cần:
+ Phê phán, ngăn chặn những việc làm thiếu trách nhiệm, đi ngược lại những truyền
thống tốt đẹp của quê hương
+ Tích cực tìm hiểu, bảo vệ và phát hut những giá trị tốt đẹp từ truyền thống
+ Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về những truyền thống
tốt đẹp của quê hương… Câu 2 (2,0 điểm):
- Yêu cầu a)Không đồng tình với lời nói của H vì trong học tập, để nắm vững kiến
thức thì ngoài việc làm các bài tập trong sách giáo khoa, học sinh cần tích cực làm
thêm các bài tập mở rộng, nâng cao ở sách tham khảo; việc làm đó sẽ giúp em nhanh
tiến bộ trong học tập.
Yêu cầu b) Nếu là T, em sẽ:
+ Giảng giải, phân tích để giúp H hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác ôn tập,
làm thêm các bài tập ở ngoài sách giáo khoa để củng cố kiến thức và kĩ năng.
+ Đồng thời khuyên H nên dành thời gian cho việc học tập và hẹn bạn đi chơi vào dịp cuối tuần.