Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 | Kết nối tri thức
Tài liệu được tổng hợp các đề thi bao gồm các bài tập bám sát chương trình SGK được thiết kế từ dễ đến khó giúp các em ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức cùng đáp án chi tiết giúp bố mẹ, thầy cô dễ dàng hướng dẫn các em, chuẩn bị cho bài kiểm tra đạt kết quả cao.
Chủ đề: Đề giữa HK1 Tiếng việt 2
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 LỚP 2
Môn: Tiếng Việt (KNTT) - Mã đề: 01
Năm học: 2023-2024
A. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc câu chuyện sau: Bố làm thợ mộc
Tuấn chăm chú ngắm nghía từng động tác của bố. Cái bào của
bố lướt qua trên mặt tấm ván cứ y như tàu lướt trên mặt biển. Đám vỏ
bào đùn đùn lên cứ y như sóng biển cuộn trào. Cái con tàu hình khối
vuông dài lao vút lên trước, rồi lùi lại phía sau. Những làn sóng lúc thì
cong vồng, lúc thì loăn xoăn, đợt thì màu vàng, đợt thì màu nâu, màu
hồng, ùn lên phía trước mũi tàu…
Gỗ của bố thường chỉ là những
cái thùng cũ, những mảnh ván thừa,
nhiều khi lấm lem đất cát. Nhưng khi
lưỡi bào, lưỡi đục của bố đã gọt hết
lượt da ngoài xấu xí đi thì mặt gỗ nào
hiện ra cũng đẹp.
Tuấn rất yêu cái mùi hương gỗ. Tối tối, Tuấn đi ngủ, hương gỗ
như còn theo Tuấn vào giấc mơ. Nguồn: Sưu tầm
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
(a) Bố của bạn Tuấn làm nghề gì? thợ mộc thợ xây thợ may
(b) Khi quan sát bố làm việc, Tuấn thấy cái bào của bố lướt trên mặt
tấm ván giống với sự vật gì? tàu thuyền bè
(c) Những tấm gỗ mà bố Tuấn sử dụng có nguồn gốc từ đâu?
(Học sinh chọn nhiều đáp án) những cái thùng cũ
những cửa hàng bán gỗ
những mảnh ván thừa
(d) Qua bàn tay của bố Tuấn, các tấm gỗ có mặt gỗ lấm lem đất cát có
sự thay đổi như thế nào?
hiện ra mặt gỗ mới rất đẹp
hiện ra mặt gỗ màu xám
hiện ra mặt gỗ cũ kĩ
(e) Nối từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa của nó ở cột B: Thợ mộc
người thợ làm nghề may quần áo
người thợ chuyên đóng các đồ Thợ xây vật bằng gỗ
người thợ chuyên xây dựng nhà Thợ may cửa, sân cổng…
(g) Viết một câu nêu hoạt động của bố bạn Tuấn khi làm việc.
(h) Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: lưỡi đục lưỡi bào mảnh gỗ hộp sơn cưa gỗ quét sơn
Từ chỉ hoạt động
Từ chỉ sự vật B. VIẾT
(a) Nhìn - viết: BÊN SÔNG KINH THẦY (trích)
Hàng chuối lên xanh mướt Phi lao reo trập trùng Vài ngôi nhà đỏ ngói In bóng xuống dòng sông Một bác chài chăm chỉ
Buông câu trong bóng chiều Bỗng nhiên một con cá
Nhảy bên thuyền như trêu.
(theo Trần Đăng Khoa)
(b) Chọn s hoặc x điền vào chỗ trống:
- Chúng em ____ếp thành một - Trong giấc mơ, em bé thấy mình hàng ngang.
đang chơi với trăng và ___ao.
(c) Chọn tiếng trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- Người thợ _______________ đang tìm kiếm cụm san hô (lặn/lặng) màu đỏ.
- Thầy giáo _______________ chấm bài nên phải thức rất (bẩn/bận) khuya.
(d) Viết 3-4 câu kể về một hoạt động thể thao em đã tham gia ở trường. Gợi ý:
- Đó là hoạt động thể thao nào? Do ai tổ chức?
- Em tham gia hoạt động thể thao đó cùng với ai? Tại địa điểm nào? Vào thời gian nào?
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em với hoạt động thể thao mà mình đã tham gia
Nhận xét của giáo viên
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 LỚP 2
Môn: Tiếng Việt (KNTT) - Mã đề: 02
Năm học: 2023-2024
A. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc văn bản sau: Mùa xuân
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày càng thêm
xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nảy lộc. Rồi
vườn cây ra hoa. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy.
Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều.
Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. . Chú
chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí nhớ
thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh của một cành mận trắng,
biết nở hoa cuối mùa đông để báo trước mùa xuân tới. Theo Vũ Tú Nam
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
(a) Khi hoa mận vừa tàn thì điều gì xảy ra? Mùa xuân đến Mùa quả mận đến Mùa đông đến
(b) Thiên nhiên khi mùa xuân về thay đổi ra sao? (Chọn nhiều đáp án)
Bầu trời càng thêm xanh
Nắng vàng càng rực rỡ
Vườn mận lại ra hoa
(c) Trong vườn cây có những loài chim nào xuất hiện?
chim chích chòe, chim khướu, chim chào mào, chim cu gáy, chim sâu
chim chích chòe, chim khướu, chim họa mi, chim cu gáy, chim sâu
chim chích chòe, chim khướu, chim vành khuyên, chim cu gáy, chim sâu
(d) Tìm từ nào chỉ đặc điểm của chú chim sâu trong câu văn sau:
“Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình
ảnh của một cành mận trắng, biết nở hoa cuối mùa đông để báo trước mùa xuân tới.” thơ ngây sáng ngời trắng
(e) Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: Mùa xuân Cành mận Nhảy nhót Ca hát Bầu trời Bay lượn
Từ chỉ hoạt động
Từ chỉ sự vật
(g) Nối từ ngữ ở cột A phù hợp với từ ngữ ở cột B để tạo câu có nghĩa:
làm cho bầu trời thêm xanh, nắng Chú chim sâu vàng thêm rực rỡ. Mùa xuân
vừa tàn thì mùa xuân về đến. Bông hoa mận
vẫn nhớ mãi hình ảnh đóa hoa mận trắng.
(h) Viết một câu nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho mùa xuân. có
sử dụng 1-2 từ ngữ chỉ đặc điểm. Gạch chân dưới từ ngữ đó. B. VIẾT
(a) Nhìn - viết: HOA ĐÀO, HOA MAI (trích) Hoa Đào ưa rét Lấm tấm mưa bay Hoa Mai chỉ say, Nắng pha chút gió Hoa Đào thắm đỏ Hoa Mai dát vàng Thắm mùa xuân sang Thi nhau nở rộ.
(b) Chọn l hoặc n điền vào chỗ trống:
- Dì Hoa mặc áo dài màu xanh - Dòng thác chảy mạnh, đổ ___ước
___á, đầu đội ___ón lá thật đẹp.
ào ào xuống dòng suối phía dưới.
(c) Chọn tiếng trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- Bác thợ sơn làm ____________ lọ sơn, nên phải bóc (đổ/đỗ) thêm một lọ sơn khác.
- Mải nhìn theo cánh diều, cậu bé vấp ngã trên (bải/bãi) ___________ cỏ.
(d) Viết 3-4 câu tả một đồ dùng học tập của em Gợi ý:
- Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
- Đặc điểm và công dụng của đồ vật đó (hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu…)
- Cách em bảo quản đồ vật đó?
- Tình cảm của em dành cho đồ vật mình vừa tả.
Nhận xét của giáo viên
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 1 LỚP 2
Môn: Tiếng Việt (KNTT) - Mã đề: 01
Năm học: 2023-2024
A. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
(a) Bố của bạn Tuấn làm nghề gì? thợ mộc thợ xây thợ may
(b) Khi quan sát bố làm việc, Tuấn thấy cái bào của bố lướt trên mặt
tấm ván giống với sự vật gì? tàu thuyền bè
(c) Những tấm gỗ mà bố Tuấn sử dụng có nguồn gốc từ đâu? những cái thùng cũ
những mảnh ván thừa
những cửa hàng bán gỗ
(d) Qua bàn tay của bố Tuấn, các tấm gỗ có mặt gỗ lấm lem đất cát có
sự thay đổi như thế nào?
hiện ra mặt gỗ mới rất đẹp
hiện ra mặt gỗ cũ kĩ
hiện ra mặt gỗ màu xám
(e) Nối từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa của nó ở cột B: Thợ mộc
người thợ làm nghề may quần áo
người thợ chuyên đóng các đồ Thợ xây vật bằng gỗ
người thợ chuyên xây dựng nhà Thợ may cửa, sân cổng…
(g) Viết một câu nêu hoạt động của bố bạn Tuấn khi làm việc. Mẫu:
- Bố của Tuấn bào sạch lớp da ngoài xấu xí của những tấm gỗ.
- Bố của Tuấn tìm kiếm các tấm gỗ từ những cái thùng cũ, những mảnh ván thừa.
(h) Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Từ chỉ hoạt động
Từ chỉ màu sắc
lưỡi đục, lưỡi bào, hộp sơn, cưa gỗ, quét sơn mảnh gỗ B. VIẾT
(a) Nhìn - viết: Học sinh chú ý:
- Trình bày đúng bố cục khi viết đoạn thơ
- Chép đúng chính tả, đủ từ ngữ
- Viết chữ đẹp, đúng oli
- Trình bày sạch sẽ, hạn chế lỗi gạch bỏ
(b) Chọn s hoặc x điền vào chỗ trống:
- Chúng em xếp thành một hàng - Trong giấc mơ, em bé thấy mình ngang.
đang chơi với trăng và sao.
(c) Chọn tiếng trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: (lặn/lặng)
- Người thợ lặn đang tìm kiếm cụm san hô màu đỏ. (bẩn/bận)
- Thầy giáo bận chấm bài nên phải thức rất khuya.
(d) Viết 3-4 câu kể về một hoạt động thể thao em đã tham gia ở trường. Gợi ý:
- Đó là hoạt động thể thao nào? Do ai tổ chức?
- Em tham gia hoạt động thể thao đó cùng với ai? Tại địa điểm nào? Vào thời gian nào?
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em với hoạt động thể thao mà mình đã tham gia Mẫu 1
(1) Giờ giải lao, em cùng các bạn ra sân chơi đá cầu. (2) Chỉ với một
chiếc cầu nhỏ, chúng em đứng thành một hình tam giác nhỏ là đã có
thể bắt đầu chơi. (3) Cầu được tâng bằng chân, chuyền qua lại đều
đặn và nhịp nhàng. (4) Trò đá cầu không chỉ giúp chúng em rèn luyện
sức khỏe, sự khéo léo mà còn đem đến niềm vui sau giờ học nữa. Mẫu 2
(1) Chiều hôm qua, em đã đại diện lớp tham gia phần thi chạy 200m.
(2) Sau khi khởi động, em bước vào vạch xuất phát cùng các bạn học
sinh khác. (3) Chờ tiếng còi vang lên, em ra sức chạy thật nhanh về
phía trước, không để tâm đến bất cứ điều gì xung quanh mình. (4)
Cuối cùng, em đã về đích ở vị trí thứ ba. (5) Tuy không đạt giải nhất,
nhưng em vẫn rất vui vì mình đã cố gắng hết sức rồi.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 1 LỚP 2
Môn: Tiếng Việt (KNTT) - Mã đề: 01
Năm học: 2023-2024
A. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
(a) Khi hoa mận vừa tàn thì điều gì xảy ra? Mùa xuân đến Mùa quả mận đến Mùa đông đến
(b) Thiên nhiên khi mùa xuân về thay đổi ra sao?
Bầu trời càng thêm xanh
Nắng vàng càng rực rỡ
Vườn mận lại ra hoa
(c) Trong vườn cây có những loài chim nào xuất hiện?
chim chích chòe, chim khướu, chim chào mào, chim cu gáy, chim sâu
chim chích chòe, chim khướu, chim họa mi, chim cu gáy, chim sâu
chim chích chòe, chim khướu, chim vành khuyên, chim cu gáy, chim sâu
(d) Tìm từ nào chỉ đặc điểm của chú chim sâu trong câu văn sau:
“Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình
ảnh của một cành mận trắng, biết nở hoa cuối mùa đông để báo trước mùa xuân tới.” thơ ngây sáng ngời trắng
(e) Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp:
Từ chỉ hoạt động
Từ chỉ sự vật
Nhảy nhót, ca hát, bay lượn
Mùa xuân, cành mận, bầu trời
(g) Nối từ ngữ ở cột A phù hợp với từ ngữ ở cột B để tạo câu có nghĩa:
làm cho bầu trời thêm xanh, nắng Chú chim sâu vàng thêm rực rỡ. Mùa xuân
vừa tàn thì mùa xuân về đến. Bông hoa mận
vẫn nhớ mãi hình ảnh đóa hoa mận trắng.
(h) Viết một câu nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho mùa xuân. có
sử dụng 1-2 từ ngữ chỉ đặc điểm. Gạch chân dưới từ ngữ đó. Mẫu:
- Em thích không khí ấm áp, có nhiều nắng vàng của mùa xuân.
- Em yêu mùa xuân vì mùa xuân về giúp cây cối thêm tươi xanh, các loài hoa thêm rực rỡ. B. VIẾT
(a) Nhìn - viết: Học sinh chú ý:
- Trình bày đúng bố cục khi viết đoạn thơ
- Chép đúng chính tả, đủ từ ngữ
- Viết chữ đẹp, đúng oli
- Trình bày sạch sẽ, hạn chế lỗi gạch bỏ
(b) Chọn l hoặc n điền vào chỗ trống:
- Dì Hoa mặc áo dài màu xanh lá, - Dòng thác chảy mạnh, đổ nước
đầu đội nón lá thật đẹp.
ào ào xuống dòng suối phía dưới.
(c) Chọn tiếng trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- Bác thợ sơn làm đổ lọ sơn, nên phải bóc thêm một lọ (đổ/đỗ) sơn khác. (bải/bãi)
- Mải nhìn theo cánh diều, cậu bé vấp ngã trên bãi cỏ.
(d) Viết 3-4 câu tả một đồ dùng học tập của em Gợi ý:
- Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
- Đặc điểm và công dụng của đồ vật đó (hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu…)
- Cách em bảo quản đồ vật đó?
- Tình cảm của em dành cho đồ vật mình vừa tả. Mẫu 1
(1) Một đồ dùng học tập mà em không thể thiếu được khi đi học chính
là cuốn sổ ghi chép. (2) Cuốn sổ lớn bằng bàn tay của em, có các trang
giấy được gắn với nhau bằng một chiếc lò xo màu trắng. (3) Bìa sổ là
bìa cứng, khá dày, được trang trí bằng kim tuyến lấp lánh. (4) Hằng
ngày, khi thầy cô dặn dò bài tập, em sẽ viết vào cuốn sổ này để xem lại khi ở nhà. Mẫu 2
(1) Cái tẩy bút chì của em có vẻ ngoài rất xinh và đặc biệt, đó là hình
dáng của một quả dâu tây. (2) Cục tẩy to bằng quả trứng gà, cầm khá
nặng tay. (3) Khi tẩy, các vụn tẩy cũng có màu đỏ hồng, dính liền vào
nhau nên rất dễ để dọn dẹp. (4) Em rất thích cục tẩy bút chì của mình.