-
Thông tin
-
Quiz
Bộ đề thi học kì 1 Văn 9 năm học 2023 - 2024
Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn năm 2023 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh luyện tập nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tải về tham khảo chi tiết sau đây.
Đề HK1 Ngữ Văn 9 116 tài liệu
Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Bộ đề thi học kì 1 Văn 9 năm học 2023 - 2024
Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn năm 2023 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh luyện tập nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tải về tham khảo chi tiết sau đây.
Chủ đề: Đề HK1 Ngữ Văn 9 116 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức:
- Củng cố lại toàn bộ kiến thức về phân môn Văn học , tiếng Việt và Tập làm văn học từ đầu năm đến nay.
- Tự đánh giá được năng lực của mình trong việc tiếp thu bài.
* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, cách làm bài.
* Thái độ: Học sinh có ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực.
2. Năng lực hình thành và phát triển cho HS:
Năng lực tư duy, năng lực sáng tạo…
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
Tự luận – HS làm bài kiểm tra trong vòng 90 phút .
III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức Vận dụng độ Nhận biết Thông hiểu Tổng Cấp độ Cấp độ thấp cao Lĩnh vực ND Đoạn
thơ - Xác định - Chỉ ra và nêu tác 4 câu
“Chúng con thể thơ dụng của biện pháp 3,0 đ chiến đấu 1 câu 0,5 đ tu từ được sử dụng 30,0 % cho người 5,0% trong những câu PHẦN sống
mãi, - Nêu những thơ cho sẵn. ĐỌC Việt Nam hình ảnh 1 câu 1,0 đ HIỂU
ơi!” – Nam nào để nói 10,0% Hà
về đất nước. - Nêu tình cảm của Số câu - số 1 câu 0,5 đ
tác giả đối với đất điểm 5,0% nước. Tỉ lệ 1 câu 1,0 đ 10,0% 1
PHẦN Xây dựng Viết 1 câu TẬP đoạn văn đoạn văn 2,0 đ LÀM Số câu - số 1 câu 20,0 % VĂN điểm 2,0 đ Tỉ lệ 20,0 % Văn nghị Viết bài 1 câu luận văn nghị 5,0 đ Số câu - số luận 1 50,0% điểm câu Tỉ lệ 5,0đ 50,0% Số câu 2 câu 2 câu 1 câu 1 câu 5 câu Số điểm 1,0 đ 2,0 đ 2,0 đ 5,0 đ 10,0 đ Tỉ lệ % 10,0% 20,0% 20,0% 50,0% 100% IV. ĐỀ KIỂM TRA:
PHẦN I: PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và thực hiện yêu cầu: Đất nước Của những dòng sông
Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn
Ngọt lịm, những giọng hò xứ sở
Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa Đất nước
Của những người mẹ Mặc áo thay vai Hạt lúa củ khoai
Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu. 2 Đất nước
Của những người con gái, con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt
Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt.
(Chúng con chiến đấu cho người sống mãi, Việt Nam ơi! – Nam Hà)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả đã dùng những hình ảnh nào để nói về đất nước?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ dưới đây: “Đất nước
Của những người con gái, con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép”
Câu 4 (1,0 điểm): Qua đoạn thơ trên, em biết gì về tình cảm của tác giả đối với đất nước?
PHẦN II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?
Câu 2 (5,0 điểm): Suy nghĩ của em về anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của
nhà văn Nguyễn Thành Long. V. HƯỚNG DẪN CHẤM:
PHẦN I: PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Xác định đúng thể thơ: Tự do (0,5 điểm)
Câu 2: Tác giả đã dùng những hình ảnh sau để nói về đất nước: dòng sông, giọng hò,
người mẹ, người con gái, người con trai… Câu 3:
- Biện pháp tu từ: So sánh "đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép". (0,5 điểm)
- Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp của những người con gái con trai của đất nước ta. Họ vừa
đẹp vừa cứng rắn sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì Tổ quốc. (0,5 điểm)
Câu 4: Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Qua đó thể hiện lòng
yêu mến, niềm tự hào đối với đất nước.
PHẦN II: PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: 2,0 điểm
HS trình bày vấn đề trên bằng một đoạn văn:
* Hình thức: (0,5 điểm)
- Học sinh trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song hành…
- Hành văn sáng rõ, mạch lạc, cảm xúc chân thực.
* Nội dung: (1,5 điểm) 3
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?
- Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp
để triển khai vấn đề cần nghị luận, nhưng phải đúng trọng tâm mà đề bài yêu cầu.
+ Tuổi trẻ cần ghi nhớ truyền thống hào hùng của dân tộc; ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân.
+ Tuổi trẻ cần ra sức học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.
+ Tuổi trẻ cần tham gia tích cực vào các hoạt động góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Tuổi trẻ cần có trách nhiệm đấu tranh chống lại những vấn đề tiêu cực trong xã hội. v.v...
Câu 2: Viết bài văn nghị luận (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh phải nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác
giải thích, phân tích, bình luận và chứng minh một vấn đề qua tác phẩm cụ thể.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, khoa học, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, văn viết giàu
hình ảnh và cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
(1) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu nhân vật anh thanh niên. (2) Thân bài:
- Anh thanh niên là một chàng trai có phẩm chất đáng quý, một con người bình thường,
sống trong hoàn cảnh sống hết sức đặc biệt nhưng ở anh luôn có ý thức về công việc, luôn
có tinh thần trách nhiệm cao về nhề nghiệp của mình, luôn tìm đến niềm vui để cân bằng đời sống tinh thần.
+ Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 m.
+ Anh hiểu và thành thạo công việc.
+ Công việc, đặc biệt là lúc 1 giờ sáng.
+ Ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình.
+ Anh tìm hạnh phúc từ công việc. Anh phát hiện đám mây khô nhờ đó mà “ không
quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.”
+ Dù đang một mình, nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao người khác làm việc,
làm việc vì con người, vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa và “khi ta làm việc, ta
với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ?”
+ Anh tìm đến sách làm người bạn tâm tình, tổ chức cuộc sống một cách ngăn nắp,
tươi tắn như: trồng hoa, nuôi gà…
- Sự cởi mở chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ,
trò chuyện cùng mọi người.
+ Đào biếu vợ Bác lái xe củ tam thất khi nghe tin bác ốm.
+ Mời khách nhiệt tình, hái hoa tặng cô gái.
+ Trò chuyện cởi mở với mọi người. 4
- Dù anh chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, nhưng bằng những chi tiết tiêu biểu, tác giả đã
phát họa được chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và
những suy nghĩ về cuộc sống, ý nghĩa của công việc.
- Anh là một điển hình cho những người lao động đang thầm lặng cống hiến sức mình cho Tổ quốc.
- Tác giả thành công nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đó là cuộc gặp gỡ tình cờ
giữa các nhân vật và khắc họa bức chân dung nhân vật chính một cách tự nhiên, để lại tình
cảm tốt đẹp trong lòng người đọc.
- Khơi gợi những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác về con người và nghệ thuật. (3) Kết bài:
Khẳng định vẻ đẹp của anh thanh niên và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. c. Biểu điểm:
- Điểm 5: Bài làm đáp ứng đầy đủ, nội dung yêu cầu, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch
lạc, sự việc đầy đủ, hợp lí, sắp xếp phù hợp. Biết cách vận dụng tốt các thao tác lập luận,
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trình bày sạch đẹp.
- Điểm 4: Bài làm cơ bản đáp ứng đầy đủ nội dung yêu cầu trên. Nhưng đảm bảo các
sự việc của phần thân bài, trình bày rõ ràng. Vận dụng tương đối tốt các thao tác lập luận,
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Điểm 3: Bài viết đáp ứng ½ yêu cầu trên. Còn mắc một số số lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Bài viết đáp ứng ½ yêu cầu trên. Còn mắc một số số lỗi diễn đạt, hạn chế
vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Điểm 1: Bài viết sơ sài, chưa nắm rõ được cách làm bài.
- Điểm 0: Bài bỏ giấy trắng. HẾT 5
Đề thi học kì 1 Văn 9 học kì 1 - Đề 2 Đọc đoạn thơ sau:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình
Câu 1: (1.0 điểm) nhận biết
Những khổ thơ trên phân tích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả và năm sáng tác tác phẩm đó?
Câu 2: (1.0 điểm) Thông hiểu
Ghi lại các từ láy có trong khổ thơ thứ hai của đoạn trích cho biết những từ đó thể hiện điều gì?
Câu 3: (1.0 điểm) Nhận biết
Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa của từ “mặt” trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”
Câu 4: (2.0 điểm) Vận dụng cao
Viết đoạn văn (7 đến 10 dòng) nếu bài học em rút ra được qua tác phẩm có đoạn trích trên trong
đó có câu văn: “Bài thơ không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyện của một người mà còn ý
nghĩa với nhiều người” làm lời dẫn trực tiếp.
Câu 5: (5.0 điểm) vận dụng cao
Chuyển nội dung đoạn thơ trên thành một câu chuyện theo lời kể của người lính. 6
Đề thi học kì 1 Văn 9 học kì 1 - Đề 3
Phần I (4,5 điểm). Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã viết, thật xúc động:
Bếp Hoàng Cầm ta đựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
2. Câu thơ “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy" giúp em cảm nhận được điều gì về tình cảm
giữa những người chiến sĩ lái xe? Trong một tác phẩm thơ khác thuộc chương trình Ngữ văn 9
cũng có cấu nhắc đến một cái "chung" rất xúc động. Hãy chép chính xác câu thơ đó và cho biết tên tác phẩm, tác giả.
3. Trong khổ thơ đã cho, hình ảnh “trời xanh” được hiểu là một ẩn dụ để chỉ niềm lạc quan và ước
mơ, hi vọng. Dựa vào hiểu biết về tác phẩm và trải nghiệm cuộc sống, em hãy viết một đoạn vẫn
nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thì với chủ đề: “Hãy luôn ấp ủ ước mơ, hi vọng”
Phần II (5,5 điểm). Trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng những
dòng viết về cách ông Sáu làm chiếc lược ngà cho bé Thu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc
Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe
với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mỹ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà
thành từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc.... Một ngày, anh cưa
được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc,
bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ
có một hàng răng thưa. Trên sóng lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn
mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”.
1. Nêu công dụng của châu ngoặc kép được sử dụng trong câu: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba"
2. “Quay trở lại chiến khu, anh Sáu đã làm chiếc lược ngà cho con với tất cả tình yêu, nỗi nhớ và
cả sự ân hận vì đã đánh con”. Em hãy triển khai câu chủ đề này thành một đoạn. Văn diễn dịch
khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và một thán từ. (Gạch chân dưới câu hỏi
tu từ và thán từ được sử dụng).
3. Sau khi học xong tác phẩm “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), cô giáo tổ chức chuyên
mục “Điều em muốn nói" để giúp học sinh bày tỏ tình cảm của mình với người cha thân thương
qua một câu văn ý nghĩa nhất. Em sẽ viết như thế nào? 7
Đề thi học kì 1 Văn 9 học kì 1 - Đề 4 Phần I (5,0 điểm)
- "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn có cốt truyện giản dị nhưng chứa
đựng những ý nghĩa sâu sắc. Dưới đây là lời tâm sự của một nhân vật trong tác phẩm:
+ Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa Không có cháu ở
đây. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám
mây khó mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm
Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố
cháu, ôm cháu mà lắc "Thế là một-hòa nhé". Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống
thật hạnh phúc. Để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn..."
(Trích Ngữ văn 9, tập ruột, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1) Nhân vật "cháu" mà nhà văn Nguyễn Thành Long nhắc tới trong đoạn văn là nhân vật nào? Em
có nhận xét gì về cách đặt tên các nhân vật trong tác phẩm? (1,5 điểm)
2) Bằng một văn bản ngắn không quá một trang giấy thi trong vài nhân vật người "cháu", hãy kể
lại việc làm của anh và suy nghĩ nào giúp anh đi đến khẳng định: “từ hôm ấy cháu sống thật hạnh
phúc”. (3,5 điểm)
Phần II. (5,0 điểm)
Dưới đây là một khổ thơ trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:
“Thình lình đèn điện tắt
Phỏng buy-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1) Từ “Buy- đinh" là sự phát triển nghĩa của từ dựa trên cách nào? (0,5 điểm)
2) Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng phân hợp nêu cảm nhận của em về cuộc gặp gỡ bất ngờ
giữa con người và vầng trăng trong khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và cách
dẫn trực tiếp. (chú thích rõ) (3,5 điểm)
3) Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ viết về sự gắn bó của con người với quá
khứ đã qua dù hoàn cảnh hiện tại đã thay đổi. Nhân vật trữ tình nào được nói đến và có kỉ niệm gì
trong quá khứ? Nhân vật đó xuất hiện trong bài thơ nào? Của tác giả nào? (1,0 điểm) 8
...................................... 9