-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bộ môn Kỹ năng tư duy hiệu quả & sáng tạo | Tài liệu môn Mạng máy tính
Tài liệu "Bộ môn Kỹ năng tư duy hiệu quả & sáng tạo" được biên soạn dưới dạng PDF gồm những kiến thức và thông tin cần thiết cho môn học giúp sinh viên có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học từ đó làm tốt trong các bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, để đạt kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARc PSD|31 835026
TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ Tài liệu đọc BỘ MÔN KỸ NĂNG
TƯ DUY HIỆU QUẢ & SÁNG TẠO
Thiết kế và thực hiện bởi: Hà Nội, 01.2008
– –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa chỉ: 902 tòa nhà HITTC, 185 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04. 201 8758 / 04. 217 9022; E-mail: office@tamviet.edu.vn
Website: http://www.tamviet.edu.vn lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................................... 3 1
QUẢN TRỊ TƯ DUY HIỆU QUẢ.................................................................................................. 4 1 .1
Hiệu quả tư duy................................................................................................................ 4 1 .2
Lý thuyết Ba não của Paul MacLean.............................................................................. 5 1 .2.1
Cấu tạo và chức năng ba não........................................................................................ 5 1 .2.2
Cơ chế hoạt động của bộ não........................................................................................ 6 1 .2.3
Ứng dụng và phát huy cơ chế ba não............................................................................ 7 1.3
Tạo lập và thay đổi chuẩn mực tư duy .......................................................................... 9 2
CÁC NĂNG LỰC TƯ DUY ....................................................................................................... 11 2 .1
Lý thuyết đa trí tuệ ......................................................................................................... 11 2 .2
Tổng quan về 8 năng lực tư duy .................................................................................. 12 2 .3
Các phương pháp phát triển các năng lực tư duy nổi trội........................................ 13 2 .3.1
Năng lực tư duy qua Logic Toán học ........................................................................... 13 2 .3.2
Năng lực tư duy qua ngôn ngữ .................................................................................... 14 2 .3.3
Năng lực tư duy qua Giao tiếp ..................................................................................... 15 2 .3.4
Năng lực tư duy qua nội tâm........................................................................................ 16 2 .3.5
Năng lực tư duy qua nhạc điệu .................................................................................... 18 2 .3.6
Năng lực tư duy qua tự nhiên....................................................................................... 19 2 .3.7
Năng lực tư duy qua không gian. ................................................................................. 20 2 .3.8
Năng lực tư duy qua vận động..................................................................................... 20 2.4
Kết hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp ................................................................... 21 2. 4.1
Tác dụng của việc viết đến phát triển các năng lực tư duy.......................................... 21 2. 4.2
Các phương pháp kết hợp ........................................................................................... 21 2. 4.3
Bậc thang dẫn tới thành công ...................................................................................... 25 3
TRÍ NHỚ ................................................................................................................................... 28 3 .1
Khái niệm và tầm quan trọng của trí nhớ .................................................................... 28 3 .2
Các loại trí nhớ ............................................................................................................... 28 3 .3
Cơ chế ghi nhớ............................................................................................................... 30 3 .4
Nâng cao khả năng của trí nhớ..................................................................................... 35 3. 4.1
hiệu ứng ban đầu. ........................................................................................................ 36 3. 4.2
Hiệu ứng gần nhất........................................................................................................ 36 3. 4.3
Hiệu ứng Von Restorff.................................................................................................. 36 3. 4.4
Sắp xếp nhóm .............................................................................................................. 37 3. 4.5
Mã hóa tổng hợp .......................................................................................................... 38 3. 4.6
Nhớ theo nguyên tắc .................................................................................................... 39 3. 4.7
Hiệu quả ý nghĩa .......................................................................................................... 40 3. 4.8
Nhớ theo ngữ cảnh....................................................................................................... 40 3. 4.9
Nhớ theo ngữ cảnh vật lý............................................................................................. 41 3 .4.10
Nâng cao trí nhớ nhờ giấc ngủ................................................................................. 41 3 .4.11
Nghỉ giải lao.............................................................................................................. 42 3 .4.12
Ôn tập....................................................................................................................... 43 3 .4.13
Nhịp điệu và Vần ...................................................................................................... 44 3 .4.14
Nhớ theo mục đích................................................................................................... 44 3 .4.15
Nâng cao trí nhờ bằng phương pháp nhắc lại. ........................................................ 45 3 .4.16
Thuật nhớ - Người Hy Lạp có một từ để miêu tả điều đó......................................... 45 3 .4.17
Nhớ bằng hình ảnh................................................................................................... 46 3 .4.18
Nhớ bằng liên tưởng................................................................................................. 46 3 .4.19
Nhớ bằng quá trình tương tác.................................................................................. 48 3 .4.20
Nhớ bằng sơ đồ tư duy............................................................................................. 48 4
CÁC CÔNG CỤ TƯ DUY.......................................................................................................... 50 4 .1
Khởi tạo ý tưởng............................................................................................................ 50 4. 1.1
Nguyên tắc ................................................................................................................... 50 4. 1.2
Quy trình thực hiện....................................................................................................... 50 4. 1.3
Bài tập ví dụ ................................................................................................................. 51 4.2
Sơ đồ tư duy................................................................................................................... 52
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 1
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn 4 .2.1
Bản chất Sơ đồ tư duy.................................................................................................. 53 4 .2.2
Nguyên tắc tạo Sơ đồ tư duy ....................................................................................... 53
Ví dụ: ............................................................................................................................. ............ 54 4 .3
Tư duy tổng thể .............................................................................................................. 54 4. 3.1
Lịch sử ra đời................................................................................................................ 54 4. 3.2
Nội dung phương pháp tư duy tổng thể ....................................................................... 56 4. 3.3
Quy trình thực hiện....................................................................................................... 57 5
CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO ........................................................................... 60 5 .1
Khái niệm ........................................................................................................................ 60 5 .2
Các trường phái tư duy sáng tạo trên thế giới........................................................... 60 5 .3
Những rào cản của sáng tạo......................................................................................... 60 5 .4
Các phương pháp sáng tạo cơ bản ............................................................................. 61 5. 4.1
Phương pháp tư duy dịch chuyển ................................................................................ 61 5. 4.2
Phương pháp lựa chọn đối tượng tiêu điểm................................................................. 65 5. 4.3
Phương pháp chiếc bàn phím máy tính ....................................................................... 66
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 2
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
KỸ NĂNG TƯ DUY HIỆU QUẢ VÀ SÁNG TẠO LỜI NÓI ĐẦU
“Tôi tư duy nghĩa là tôi đang tồn tại”, từ một thuật ngữ triết học của Decarter đã trở
thành thuật ngữ kinh điển, phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Thuật ngữ đó cũng nói
lên tầm quan trọng bậc nhất của tư duy với sự tồn tại và phát triển của con người
trong mấy triệu năm qua. Con người chúng ta từ một sinh vật yếu đuối về mặt
sinh học đã trở thành kẻ thống trị thế giới cũng chính nhờ khả năng tư duy của
mình. Thế giới ngày nay đang trở lên “Phẳng” hơn bao giờ hết, sự khác biệt về
thông tin đã trở nên mong manh. Vũ khí cạnh tranh nhờ khả năng nắm bắt thông
tin đã nhường chỗ cho khả năng xử lý thông tin và học nhanh hơn đối thủ của mỗi cá nhân và tổ chức.
Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh sinh tồn ngày nay, mỗi cá nhân cũng như
mỗi tổ chức không còn cách nào khác là phải nâng cao tốc độ tư duy cá nhân,
khai thác tối đa nguồn vốn trí tuệ của mình. Mọi thứ đều xuất phát từ tư duy của
mỗi cá nhân. Muốn nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện chất lượng cuộc sống,
khai phá tối đa khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người, đòi hỏi mỗi cá nhân và tổ
chức cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của tư duy và trang bị cho mình
những công cụ tư duy hữu hiệu nhất.
Nâng cao hiệu quả tư duy cá nhân, thay đổi nhận thức của mỗi con người về công
việc và sứ mệnh trước thời đại của dân tộc, kết nối và phát huy sức mạnh trí tuệ
tập thể là con đường tất yếu đảm bảo sự thành công của các cá nhân, tổ chức và
dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 3
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn 1
QUẢN TRỊ TƯ DUY HIỆU QUẢ 1.1 Hiệu quả tư duy
Ai cũng muốn mình thông minh hơn người
khác, ai cũng muốn mình là người thành
công, là người số một trong công việc và
cuộc sống nhưng bằng cách thức nào chắc
hẳn không phải nhiều người biết. Mỗi khi
chúng ta đi mua bất kỳ một thứ gì, từ một vỉ
thuốc, một cái bình lọc nước hay một cái
máy tính cá nhân bao giờ cũng kèm theo là
một cuổn sách “dày cộp” về hướng dẫn sử
dụng trước khi dùng. Nhưng bộ não của
chúng ta – một tài sản vô giá của mối các
nhân và tổ chức, một siêu máy tính hiện
đại, một công cụ quan trọng nhất giúp
chúng ta đạt được tất cả hoạt động và
quản trị nó như thế nào thì đa phần chúng
ta đều chưa rõ? Con người chúng ta đi
khắp nơi để khám phá và chinh phục mọi
nơi trên thế giới nhưng trừ bộ não của
mình – tiểu thế giới vĩ đại trong chính tâm trí mình.
Theo các nhà nghiên cứu về Thần kinh học, mỗi ngày chúng ta có 50-60 nghìn
suy nghĩ. Nhưng chung quy lại, suy nghĩ được chia làm 4 loại: Suy nghĩ tích cực,
suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ hiệu quả, suy nghĩ vẩn vơ không định hướng vào công
việc. Chúng ta cứ lầm tưởng mình đã khai thác phần lớn sức mạnh bộ não của
mình và loài người chúng ta đã khám phá và phát huy một cách triệt để sức mạnh
tư duy mà tạo hoá đã ban tặng cho chúng ta. Nhưng kết quả nghiên cứu lại đưa
lại một điều hoàn toàn khác. Một con số mà đa phần chúng ta nghe lần đầu tiên
phải rùng mình và không thể tin nổi. Con số trung bình mà con người chúng ta
mới khai thác hiệu quả bộ não của mình cũng chỉ 4%. Và như vậy, chúng ta đang
từng ngày, từng giờ lãnh phí
96% sức mạnh tư duy của mình.
Điều đó chẳng khác gì, chúng ta
có một cánh đồng rất mầu mỡ
nhưng chỉ trồng cỏ dại trong khi
đó nó có thể trồng hàng trăm thứ
cây khác mang lại hiệu quả kinh
tế cao gấp hàng ngàn lần.
Nhưng bạn đừng quá vội lo lắng,
bởi con số đó cũng nói lên rằng
bạn vẫn còn 96% sức mạnh bộ
não của mình chưa được khai
phá và đang chờ bạn phát huy.
Nhưng đâu sẽ là chiếc chìa khoá
giúp bạn làm được điều đó?
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 4
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
1.2 Lý thuyết Ba não của Paul MacLean
1.2.1 Cấu tạo và chức năng ba não
Bàn về cấu tạo bộ não con người theo mỗi lĩnh vực
chúng ta lại có sự phân chia khác nhau. Tuy nhiên
ở đây chúng ta sẽ không bàn đến trên phương
diện thần kinh học, giải phẫu học mà sẽ đi sâu vào
lĩnh vực tâm lý học ứng dụng. Theo Bác sĩ Tâm lý
Paul MacLean, mỗi người khi sinh ra đến khi mất đi
đều có 3 não trong 1. Mặc dù ba phần não được
sắp xếp chồng lên nhau, nhưng mỗi bộ có những
chức năng và nhiệm vụ riêng biệt: Não bò sát, não
thú và não người (hãy nhớ rằng, lý thuyết của bác
sĩ MacLean đã được phát triển, tuy nhiên phần ứng
dụng sau đây của lý thuyết của ông là một phép ẩn
dụ trong quá trình tư duy và giải quyết vấn đề)
Thuỳ não - phần cuối của bộ não là nơi bộ não kết
nối với xương sống. Phần này là não bò sát. Vùng
này có trung tâm điều khiển, hệ thần kinh tự điều chỉnh, dành cho những chức
năng sống của cơ thể như nhịp tim, hô hấp. Não bò sát còn có chức năng phản
ứng với những nguy hiểm và đe doạ như chạy trốn hay chống lại. Não bò sát là
bộ phận có nhiệm vụ đảm bảo những chức năng sinh tồn của cơ thể (Không có
logic đúng sai, không có suy luận). Ví dụ cho chức năng này của bộ não là các
loại động vật như Rắn, Thạch sùng, Cá sấu….
Não thú - là trung khu cảm xúc, chứa đựng nhu cầu về gia đình, thứ bậc xã hội,
bà con họ hàng. Trong não chó có một hệ thống Limbic - Hệ thống rìa, các phần
khác nhau của hệ thống này được kết nối với cảm xúc và bộ nhớ. Hệ thống này
đã tạo ra 2 công cụ cực kỳ hữu hiệu:
Năng lực học tập và trí nhớ, giúp con
người này càng thích nghi hơn với môi
trường sống và trở thành “Kẻ thống trị
thế giới”. Não thú của chúng ta cũng
giống nhu con Cún chúng ta nuôi ở nhà.
Thấy người quen thân thì vẫy đuôi mừng.
Nhưng thấy người lạ thì sủa và cắn. Phần
não này hoàn toàn là cảm xúc không có
phân tích đúng sai ở đây.
Vỏ não mới – hay còn gọi là não người,
là vùng bao quanh đỉnh và cạnh của hệ
thống Limbic chiếm 80% tổng thể tích của
bộ não con người. Não người cho phép
con người suy nghĩ logic và có suy luận.
Thêm vào đó, vỏ não người đem lại kinh
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 5
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
nghiệm tư duy trừu tượng. Suy luận logic, tư duy trừu tượng và ngôn ngữ là một
trong những chức năng đặc biệt phân biệt con người với các loài động vật khác.
1.2.2 Cơ chế hoạt động của bộ não
Theo chức năng sinh học của cơ thể, năng lượng sẽ theo tủy sống, hệ hô hấp, hệ
tuần hoàn đi từ dưới lên trên đảm bảo cho sự hoạt động của bộ não chúng ta.
Điều đó co nghĩa là, năng lượng sẽ được điều chỉnh đi từ não bò sát, đến nào thú
và lên não người theo cơ chế lấp đầy. Khi đó, phần não thú sẽ có thêm một chức
năng mới là “Chiếc van điều chỉnh năng lượng” quyết định năng lượng sẽ được đi
xuống não bò sát hay lên não người.
Nhưng những thông tin mà chúng ta thu nhận hàng ngày qua các giác quan như
thị giác, thính giác, xúc giác… sẽ có xu hướng di chuyển hơi khác dòng năng
lượng. Khi thông tin qua các giác quan nó sẽ đi vào não thú đầu tiên mà không
phải não người hay não bò sát. Minh chứng cho điều này chúng ta thấy rất rõ,
chúng ta đã đôi lần gặp trương hợp khi tiếp xúc, giao tiếp với một người nhưng
chẳng hiểu sao từ ngay từ giây phút ban đầu chúng ta đã có cảm tình với họ và
ngược lại có những người không hiểu sao chúng ta lại có những ác cảm với họ
như vậy? Rõ ràng ở đây mọi quyết định mà chúng ta đưa ra ở đây đầu tiên là do
não thú với chức năng cảm xúc quyết định chứ không phải khả năng tư duy suy
luận của não người. Hay trong chuyện tình cảm những “tiếng sét ái tình” chính là
minh chứng rõ nhất cho nhận định thông tin đầu tiên đi vào não thú. Trên phương
diện nghiên cứu tâm lý học các nhà khoa học đã phát hiện rằng, não thú có miền
Limbic là bảng điều khiển trung ương. Là cơ quan nhập thông tin từ thị giác, thính
giác (hai giác quan thu nhận 87% thông tin của bộ não) và trong một số trương
hợp từ vị giác và khứu giác. Sau đó hệ thống này sẽ phân tích thông tin và đưa
lên não người xử lý hoặc đẩy xuống não bò sát để phản ứng. Những thông tin mà
chúng ta thu nhận và học hỏi được hàng ngày sẽ chia làm 2 loại: thông tin tích
cực và thông tin tiêu cực. Chính tính chất thông tin kết hợp với chứng năng điều
khiển của miền Limbic sẽ quyết định đến cách thức giải quyết vấn đề của bộ não.
Khi thông tin đầu vào là tiêu cực. Ví dụ như, có một nhân viên vào một buổi sáng
do đêm qua thức khuya nên dạy muộn, đi vệ sinh cá nhân thì nhà hết nước,
xuống ăn sáng thì tủ lạnh không còn gì, vừa đi ra đường thì bị xe đâm, đến cơ
quan thị bị Sếp phạt. Thì cả ngày hôm đó anh ta sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng
và bò sát. Khi thông tin mà không tốt, não thú với chức năng của hệ thống Limbic
và chiếc van điều khiển năng lượng sẽ đóng lại đẩy năng lượng xuống não bò sát.
Khi đó não bò sát thừa năng lượng và các chức năng bảo vệ, phản ứng của nó
được khởi động tối đa. Bởi vậy mối khi chúng ta bực tức, cáu giận hay phản ứng
thấy gáy mình nóng ran, chân tay co cứng, các cơ giật liên hồi, máu sôi sùng sục.
Khi đó cũng giống như con Thạch sùng, thấy đối tượng nhỏ hơn thì “Chiến”
ngược lại thấy đối tượng to hơn thì “Biến”.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 6
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Khi thông tin đầu vào là tích cực. Ví dụ vẫn nhân viên đó, sáng nay dạy sớm từ
6h00, được vợ chuẩn bị bữa ăn sáng ngon miệng, đến cơ quan được Sếp khen
và tăng lương thì cả ngày đó nhân viên đó sẽ có tâm trang vui vẻ, thoải mái và
sung sướng. Khi đầu vào là
những thông tin tích cực, hệ
thống Limbic được khởi động,
van năng lượng của não thú mở
ra đưa dòng năng lượng lên não
người. Não người được cung
cấp ôxi và chất dinh dưỡng sẽ
kích hoạt các dây thần kinh hoạt
động, phân tích xử lý thông tin
và đưa ra giải pháp cho vấn đề.
Có rất nhiều các ví dụ tâm lý
học hành vi, chứng minh cho
nhứng kết quả nghiên cứu trên
của các Nhà tâm lý học. Điển
hình là tất cả chúng ta đã đôi lần đi thi, chúng ta cũng thường gặp phải tình
huống: ở nhà ôn rất kỹ nên nhớ hết bài, nhưng vào phòng thi thì lại quên hết, ra
khỏi phòng thi lại nhớ bài. Lý do của hiện tượng này rất đơn giản. Ở nhà môi
trường thoải mái, chúng ta học ở trạng thái não người và không gian hưng phấn
nên chức năng Limbic được phát huy tối đa giúp chúng ta học tập và nhớ bài tốt.
Nhưng khi vào phòng thi do không khí căng thẳng, van năng lượng não thú bị
đóng lại, chúng ta rơi vào trạng thái của não bò sát phản ứng nên quên hết kiến
thức. Nhưng khi ra khỏi phòng thi, môi trường thoải mái hơn, não người được
kích hoạt và chúng ta lại nhớ hết những kiến thức đã quên. Hay tương tự là các ví
dụ trong phỏng vấn, khi báo cáo hay thi vấn đáp cũng vậy.
Hoặc trong cuộc sống gia đình, mỗi khi chúng ta mắng con cái hoặc gây áp lực
với con cái thì chúng lại làm những điều ngược lại. Càng cầm thì trẻ con lại càng
làm, không phải chúng bướng mà do chúng ta không hiểu chức năng và cơ chế
hoạt động của bộ não mà thôi.
1.2.3 Ứng dụng và phát huy cơ chế ba não
Những kết quả nghiên cứu trên đã cho chúng ta thấy rằng, thông tin đầu tiên sẽ đi
vào não thú, nếu như thông tin là tích cực thì não thú sẽ mở van năng lượng để
não người hoạt động, nếu thông tin là tiêu cực thì van năng lượng đóng và chúng
ta hoạt động ở trạng thái não bò sát chỉ là “Chiến hay Biến”. Vậy chúng ta sẽ ứng
dụng như thế nào để phát huy tối đa tiềm năng của con người để sống hạnh phúc và thành đạt.
Điều đó có nghĩa là khi chúng ta bắt đầu làm việc hay giải quyết vấn đề, chúng ta
phải chuẩn bị các yếu tố bên ngoài thật thoải mái. Nhiệt độ, ánh sáng, môi trường
làm việc và khu vực tư duy, giải quyết vấn đề phải thoả mãn não bò sát. Bạn nên
đi vào giải quyết vấn đề với một tâm trạng thoải mái trung khu cảm xúc của bộ
não được thoả mãn. Khi hai phần não đó thoải mái thì não tư duy sẽ hoạt động
tốt. Đây là một kinh nghiệm không chỉ với các nhà quản lý mà còn là một bài học
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 7
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
của mỗi người lao động. Để nâng cao hiệu quả công việc, thúc đẩy quá trình hợp
tác giữa các thành viên điều quan trọng nhất vẫn là tạo ra môi trường làm việc an
toàn, thoải mái, vui vẻ cho mối thành viên.
Trong công tác bán hàng hay dịch vụ khách hàng, cơ chế ba não thực sự rất quan
trọng khi chúng ta biết áp dụng. Trong giao tiếp, dịch vụ chúng ta không có cơ hội
thứ 2 để gây ấn tượng cho đối tác, không có cơ hội thứ hai để bán một dịch vụ
hay một sản phẩm. Bởi vậy ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với khách hàng phải
được các nhân viên bán hàng và dịch vụ khách hàng đặc biệt quan tâm. Cái ấn
tượng đó chỉ đơn giản là ánh mắt và nụ cười thân thiện, là cái bắt tay hay một lời
chào, một câu hỏi thăm thể hiện sự quan tâm đến đối tác. Các cụ nhà ta xưa đã
dạy “Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình” hay ngạn ngữ Trung Hoa cũng có
câu “Không biết cười đừng mở cửa tiệm”, “Không biết cười đừng đi bán hàng hay làm dịch vụ”.
Trong gia đình, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cũng cần tạo ra cho gia đình
mình một môi trường thoải mái, thân thiện, các thành viên đều được tôn trọng và
thể hiện ý kiến của mình một cách bình đẳng. Trong giáo dục con cái không nên
để con trẻ vào não bò sát bằng cách quát mắng mà nên tạo cho trẻ sự đam mê và
ý nghĩa của công việc và học tập.
Trong học tập với các bạn học sinh, sinh viên cũng cần biết tạo ra một không gian
học tập vui vẻ, thoải mái và an toàn. Phải biết tìm ra được mục đích và đinh
hướng cũng như động lực học tập. Nếu bạn làm được điều đó sẽ giúp bạn sử
dụng tối đa chức năng học tập và ghi nhớ của hệ thống Limbic của não thú giúp
bạn có những kết quả xuất sắc trong học tập.
Chúng ta tiếp cận việc tư duy hay phương pháp giải quyết một vấn đề cũng có thể
tạo nên sự thay đổi. Nếu chúng ta thấy có một vấn đề và tự hỏi: "Có trục trặc gì
nhỉ?" bạn sẽ thấy tiêu cực. Ngược lại, nếu chúng ta tiếp cận vấn đề với suy nghĩ
chắc chắn phải có giải pháp nào đó, não của bạn sẽ đưa ra được các giải pháp
sáng tạo. Vấn đề ở đây là: "Làm thế nào tôi có thể lạc quan hơn". Đừng chú ý quá
vào những gì chúng ta không có, thay vì đó chúng ta phát huy tối đa những gì
chúng ta đang có. Thay đổi cách nhìn, hướng vào điểm tích cực của vấn để cũng
là một giải pháp nâng cao hiệu quả công việc của mối người.
Trong công tác quản lý, lãnh đạo thì chìa khoá nâng cao hiệu quả công việc, thay
đổi nhận thức của người lao động, chuẩn hoá quy trình quản lý chính là việc: tạo
ra một môi trường lao động an toàn, thoải mái cho tư duy mỗi cá nhân, tạo điều
kiện để mối người phát huy toàn bộ ưu thế cá nhân của mình. Quản lý nhân sự,
quản lý công việc không phải bằng hình phạt, bằng sự chỉ trích hay đẩy người lao
động vào nỗi sợ hãi mà phải bằng chính việc tạo ra động lực bên trong của mối
người, bằng cơ chế điều tiết quá trình tư duy của họ, hướng họ tập trung vào mục
tiêu chung của tổ chức. Kỷ luật, chuyên nghiệp không thể bằng roi vọt mà chỉ có
thể bằng cách thay đổi thái độ, nhận thức và tư duy người lao động trong tổ chức.
Ngoài ra để phát huy cơ chế ba não tốt hơn trong cuộc sống và công việc chúng
ta cũng cần thay đổi tư duy của mình theo chiếu hướng tích cực tỏng giao tiếp.
Trước hết phải biết nhìn nhận những điểm tốt của mình sau đó là ứng xử tích cực
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 8
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
với người khác. Bởi bạn tìm gì thì bạn sẽ được nấy. Bạn tìm điểm xấu bạn sẽ rơi
vào trạng thái của não bò sát, bạn nhìn nhận và ứng xử tích cực bạn sẽ khai thác
tốt nhất chức năng của não người. Tóm lại, “Cười thì nên não người còn quát/tát xuống não bò sát”
1.3 Tạo lập và thay đổi chuẩn mực tư duy
“ Bạn nghĩ bạn có thể hay không thể bạn đều đúng” (Henry Ford – Chủ tịch & Sáng
lập Tập đoàn Ôtô Ford). Bạn nghĩ bạn là ai, số phận sẽ tạo bạn là con người như
vậy nếu bạn biết hành động. Suy nghĩ con người tạo ra tất cả nhưng cái gì điều
khiển tất cả điều đó, câu trả lời là chuẩn mực tư duy hay còn gọi bằng khái niệm “Chuẩn nền”.
Vậy làm thế nào để thay đổi và tạo dựng một chuẩn nền tư duy tốt. Đó là một câu
hỏi thông minh và câu hỏi của sự thành công. Ngoài cách phân chia bộ não làm 3
phần theo cách của Paul MacLean, các nhà tâm lý học cũng phân chia bộ não làm
4 miền tư duy: miền ý thức, miền tiềm thức, miền chuẩn nền và miền vô thức. Căn
cứ váo chức năng hoạt động mỗi miến chúng ta thấy có sự tương ứng như: miến
ý thức tương ứng với não người, miền tiềm thức và chuẩn nền tương ứng với não
thú và miền vô thức tương ứng với não bò sát.
Như chúng ta đã biết, thông tin đầu vào sẽ qua não thú. Và ở não thú hệ thống
Limbic sẽ tiến hành đánh giá thông tin. Xét theo sự tương ứng thì chức năng đánh
giá thông tin chính là nhiệm vụ của miền chuẩn nền. Miền chuẩn nền là nơi lưu
giữ những giá trị, niềm tin và chuẩn mực của mỗi cá nhân. Khi thông tin đưa vào
mà phù hợp với những giá trị và niềm tin của chuẩn nền thì sẽ được chuẩn nền
đưa lên não người và ở đây não người sẽ có nhiệm vụ đánh giá lại thông tin, phân
tích xử lý và đưa ra phương án giải quyết.
Ngược lại, khi thông tin đầu vào không phù hợp với hệ thống giá trị, niềm tin của
miền chuẩn nền sẽ được miền chuẩn nền đưa xuống não bò sát và ở đây sẽ diễn
ra quá trình phản ứng “Chiến hoặc Biến”.
Hệ thống giá trị, niềm tin của miền
chuẩn nền là một loại phản ứng có
điều kiện do quá trình tập luyện để
hình thành. Ví dụ như ngạn ngư Nga
có câu “Nếu bạn gọi một người là
con heo, lần thứ nhất anh ta không
tin nhưng đến lần thứ 100 anh ta sẽ
ăn cám thật”. Hay nếu như khi bạn
còn nhỏ, bạn bị mọi người xung quan
đánh giá là kẻ thất bại, người có vấn
đề về trí tuệ thì cuộc sống sau này
của bạn bạn sẽ luôn tin mình là
người như vậy. Để có một chuẩn nền
tốt, một cuộc sống hạnh phúc và thành đạt bạn phái bắt đầu xây dựng và hình
thành những suy nghĩ tích cực, những thói quen tích cực.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 9
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Quá trình hình thành chuẩn nền tư duy của mọi người là giống nhau. Chuẩn nền
được hình thành không phải ở miền ý thức mà được tạo ra bởi miền tiềm thức.
Miền tiềm thức giống như một cái kho chứa đựng những dữ kiện của mỗi cá
nhân. Theo nghiên cứu thì 95% những hành động của chúng ta thực hiện hàng
ngày là do miền tiềm thức chi phối. Những hành động hay suy nghĩ lặp đi lặp lại
hàng ngày sẽ tạo nên những vết hằn tư duy và được nổi lên trên trong miền tiềm
thức và được chuyển lên miền chuẩn nền tư duy. Những suy nghĩ hay hành vi
không được lặp lại thường xuyên sẽ được chuyển lại và lặn sâu xuống miền tiềm
thức. Nhưng tạo lập và thay đổi chuẩn nền tư duy lại phải bắt đầu từ ý thức. Miền
ý thức sẽ điều khiển và tác động đến sự chuyển dịch những giá trị, niềm tin từ
miền tiềm thức lên miền chuẩn nền.
Ví dụ như ước mơ của bạn là năm 40 tuổi bạn sẻ trở thành Tổng Giám đốc một
Tập đoàn Quốc tế. Muốn làm được điều đó bạn phải biết vẽ ra cho mình một tầm
nhìn, một viến cảnh và cách thức để đạt được điều đó. Hàng ngày bạn phải liên
tục nghĩ và hành động theo nó. Quá trình hình thành chuẩn nền tư duy cũng giống
như quá trình hình thành thói quen, đầu tiên là đặt chuẩn mực và duy trì chuẩn
mực trong thời gian tối thiểu 6 tháng.
Chuẩn mực tạo ra suy nghĩ, suy nghĩ tạo hành vi, hành vi tạo thói quen và thói
quen tạo ra chính số phận của mỗi người.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 10
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn 2 CÁC NĂNG LỰC TƯ DUY 2.1 Lý thuyết đa trí tuệ
Nếu câu hỏi bạn thông minh cỡ nào được đặt ra thì
nhiều khả năng câu trả lời của nhiều người trong tình
huống này chỉ căn cứ vào các bài kiểm tra và điểm số
trong các trường học. Nhưng tất cả điều đó chỉ chứng
minh phần nào khả năng học tập của bạn tại trường
còn trong cuộc sống bạn có thể thành công hay không
vẫn là một dấu hỏi. Những khái niệm về trí thông min,
về chỉ số thông minh IQ đã ảnh hưởng không nhỏ đến
tư duy và nhận thức của nhiều hế hệ người Việt.
Nhận thức đó đã phần nào làm thui chột nhiều tài
năng trong các lĩnh vực khác. Và thực tế thế giới đã
chứng minh hàng năm vẫn có 30% số người có chỉ số
thông minh IQ dưới trung bình vẫn gặt hái được
những thành công vượt trội. Để trả lời cho những băn
khoăn đó, sau nhiều năm nghiên cứu năm 1988, GS.
Howard Gardner và nhóm cộng sự đã đặt ra lý thuyết về “ đa thông minh” (The
theory of mutil – ple intelligences), ban đầu trí thông minh được chia làm 7 loại.
Đến năm 1999, Gardner chia trí thông minh thành 9 loại, theo đó mỗi người bình
thường đều thông minh tới một mức độ nào đó tại một hay nhiều miền sau đây:
năng lực tư duy qua logic - lý luận toán học, Năng lực tư duy qua ngôn ngữ, Năng
lực tư duy qua nhạc điệu, Năng lực tư duy qua không gian, Năng lực tư duy qua
vận động cơ thể, Năng lực tư duy qua giao tiếp cá nhân, Năng lực tư duy qua nội
tâm, Năng lực tư duy qua tự nhiên, Năng lực tư duy qua hiện sinh.
Ba nhân tố cơ bản của quá trình học là: nền tảng,
thu nhận kiến thức và nghĩa thực sự, nghĩa sâu
xa. Việc tiếp theo là phải để cho người khác biết
là mình biết. Học tập là một quá trình đa nhiệm.
Khi bạn nhận được một hệ thống kiến thức mới,
bạn phải sắp xếp và tìm ra mối liên hệ giữa
chúng. Để thực hiện được điều này người ta cần
sử dụng các năng lực tư duy của mình. Mọi
người thường cho rằng chỉ có người thông minh
thì mới có những năng lực tư duy nhưng thực ra
thì tât cả chúng ta đều có năng lực tư duy vì nếu
xét về định nghĩa, 1 người thông minh là người có
khả năng hiểu rõ được thông tin, biết đánh giá
xem xét các sự kiện và tìm sự nối kết các kiến
thức. Howard Gardner, một chuyên gia rất nổi
tiếng trong lĩnh vực năng lực tư duy cho rằng có 9
năng lực tư duy sẵn có trong mỗi chúng ta. Đó là:
• NLTD qua toán học, qua lôgíc • NLTD qua ngôn ngữ • NLTD qua giao tiếp • NLTD trong nội tâm
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 11
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn • NLTD qua nhạc điệu • NLTD qua tự nhiên
• NLTD qua không gian, thị giác
• NLTD qua ngôn ngữ cơ thể
• NLTD qua hiện sinh – Tâm linh
Ai cũng có đầy đủ các năng lực tư duy. Song điều quan trọng là mỗi người phải
xác định được nhóm năng lực của mình sau đó khai quật tiềm năng và đánh thức
người khổng lồ trong chính bạn. Những NLTD này sẽ thay đổi khi môi trường học
thay đổi. Chúng có thể mất đi hay được nâng cấp.
2.2 Tổng quan về 8 năng lực tư duy
NLTD qua lôgic: hay còn gọi là NLTD qua toán học, nó sử dụng những phân tích
trình tự để rút ra 1 kết luận nào đó. Nhà khoa học, kế toán, hay nhà kinh tế tập trung vào NL này.
NLTD qua ngôn ngữ: là trí thông minh mang tính chất phổ quát nhất trong 8 năng
lực tư duy được đề cập. Trí thông minh ngôn ngữ là kĩ năng sử dụng từ ngữ. Nhà
văn hay những nhà giới thiệu chương trình chuyên nghiệp nhấn mạnh vào những
NL này. Điểm mấu chốt làm căn cứ cao nhất để đánh giá về loại trí thông minh
này là các bài kiểm tra về chỉ số IQ của chúng ta. Những bài kiểm tra này đều
được xây dựng dựa trên những thành phần có tính chất thiên về ngôn ngữ và từ
vựng. Trí thông minh về ngôn ngữ bao gồm nhiều thành phần như âm tiết, cú
pháp, ngữ nghĩa và tính ứng dụng của nó. Những cá nhân có khả năng tư duy
qua ngôn ngữ tốt thường có khá năng nhạy cảm sắc bén với âm thanh hoặc âm
tiết của từ ngữ, thường vận dụng sự chơi chữ, sự dụng giai điệu, cách uốn lưỡi,
dùng điệp âm, cấu tạo từ tượng thanh và những âm thanh đan xen khác nhau để
trêu đùa, nghịch ngợm. Một ví dụ điển hình là James Joyce, ông đã sáng tạo ra
hàng ngàn trò chơi chữ với những thứ tiếng khác nhau.
Những người giỏi về tư duy qua ngôn ngữ cũng thường tinh thông và thành thạo
các kỹ năng vận dụng cấu trúc hoặc cú pháp của các câu và cụm từ. Những thiên
tài về ngôn ngữ có thể cho chúng ta thấy sự nhạy cảm ngôn ngữ cưa họ thông
qua độ chính xác rất cao về nội dung và ngữ nghĩa của từ. Nhưng có lẽ thành
phần quan trọng nhất của năng lực tư duy qua ngôn ngữ là năng lực sử dụng từ
ngữ để đạt được các mục tiêu trong cuộc sống và công việc. Ví dụ như Herbert W
Amstrong trong việc truyền giáo, Winson Churchill trong vận động khích lệ và truyền cảm hứng…
NLTD qua giao tiếp: khả năng giao tiếp hiệu quả và quan sát những kí hiệu không
lời là nền tảng của NL này. Mặc dù NL này ít khi được sử dụng, nhưng giáo viên
và nhà cố vấn là những người rất hay sử dụng NL này.
NLTD trong nội tâm: sự tự phản ánh tạo nên tính cách cho người sử dụng NL này
nhiều nhất. Chìa khoá ở đây là khả năng xác định và tự điều chỉnh những mục
tiêu dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ. Nhà hoạch định chiến lược hay
những nhà nghiên cứu có khuynh hướng sử dụng NL này.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 12
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
NLTD qua nhạc điệu: sáng tạo và phân loại những âm thanh phức tạp là đặc tính
của những người có NL này. 1 nhạc sĩ hay 1 nhà thiết kế âm thanh có thể là
những ví dụ tiêu biểu.
NLTD qua tự nhiên: là khả năng quan sát, hiểu rõ và có thể sắp xếp những mô
hình hay nhân tố trong môi trường tự nhiên. NL này thuộc về những nhà sinh học
nghiên cứu về phân tử hay những nhà khoa học nghiên cứu giám định pháp y.
NLTD qua không gian: khả năng quan sát là một nhân tố quan trọng trong NL này.
Ví dụ như 1 nhà điêu khắc có thể thấy 1 tảng đá như 1 tác phẩm tuyệt diệu. Kiến
trúc sư hay kĩ sư cũng rất coi trọng NL này.
NLTD qua ngôn ngữ cơ thể: NL về thể chất được thể hiện rõ ở những người khéo
tay hay những người có tài năng bẩm sinh về vận động. Những người làm phẫu
thuật, cơ khí hay những vũ công chuyên nghiệp có xu hướng sử dụng tối ưu NL này.
2.3 Các phương pháp phát triển các năng lực tư duy nổi trội
2.3.1 Năng lực tư duy qua Logic Toán học
Như chúng ta đã nói, học tập là một quá trình đa nhiệm. Không những thế, nó còn
rất đa dạng, thể hiện ở những phương pháp học khác nhau. Người học cần và
thường thích những cách khác nhau để khám phá 1 vấn đề nào đó. Khi chỉ có 1
phương pháp học học sinh sẽ bị gò bó trong một giới hạn nào đó và sẽ rất khó
khăn để tiếp thu kiến thức. Biết cách tiếp nhận thông tin, sắp xếp và liên kết chúng
rồi sử dụng những NLTD sẽ giúp người học tạo ra 1 mạng lưới kiến thức chặt
chẽ. Thông tin sẽ được lưu trữ 1 cách hiệu quả hơn ở những phần khác nhau của
bộ não và kết quả là ta sẽ gợi lại thông tin dễ dàng hơn và áp dụng chúng 1 cách có trình tự.
Điều quan trọng bây giờ là làm sao để sử dụng được NLTD này. Trước hết ta cần
đánh số và sắp xếp những kiến thức đã học. Việc này đòi hỏi bạn phải xem xét rất
cẩn thận những gì đang học. Sẽ rất khó để sắp xếp chúng mà không so sánh
những điểm giống và khác. Và cũng sẽ rất khó để so sánh mà không xem xét ý
nghĩa thực sự của những thông tin mà mình vừa thu nhận.
Tiếp theo là phải phân tích cụ thể những gì đang học. Không bao giờ chấp nhận
những thông tin ở giá trị bề ngoài. Khi bạn sử dụng 1 hệ thống phân tích hợp lí
bạn sẽ nâng cao được NLTD qua lôgíc của mình.
Sau đây là hệ thống A.E.I.O.U._những câu hỏi mà bạn cần luôn đặt ra cho mình
khi tiếp cận 1 vấn đề.
A(Assumption): Việc ngầm định này được tạo nên như thế nào?
Đây có phải là ý kiến duy nhất không? Còn có cái gì chưa được đề cập đến
không? Những trường hợp cá biệt đã được nói đến để có cái nhìn tổng thể chưa?
E(Evidence): Bằng chứng cho vấn đề này là gì?
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 13
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Thông tin mình nhận được có phù hợp với lập luận và các nhận định trước đó
không? Nếu nó là nhận định thì người đưa ra nhận định đó có đáng tin cậy
không? Còn nếu là lập luận thì đâu là cơ sở cho nó? Có còn cách nào khác để
giải thích cho nó nữa không?
I(Ilustration): Có thể tìm cách nào để minh hoạ cho vấn đề này không?
Những kiến thức của mình có thể liên kết với thông tin này không? Dựa vào thông
tin của bản thân mình thì có thể tìm được điều gì liên quan không? Nó có phù hợp không, có ý nghĩa không?
O(Opinion): Từ vấn đề này ta có thể rút ra kết luận hay ý kiến nào không?
Có ai có cùng quan điểm như ta không? Những quan điểm đó có lí không, có căn cứ nào không?
U(Unique): Vấn đề này có gì độc đáo không?
Có gì khác biệt và nổi trội về vấn đề này không?
Các phương pháp khác để phát triển năng lực tư duy qua logic.
9 Chơi các trò chơi liên quan đến logic và toán học.
9 Học cách sử dụng bàn tính, máy tính.
9 Giải các câu đố lo gic và các vấn đề liên quan đến trí não.
9 Luôn có một chiếc máy tính điện tử bên mình để tính toán các vấn đề liên quan đến toán học.
9 Học vác ngôn ngữ máy tính như JAVA, TUBO, LOGO, PASCAL, BASIC…
9 Mua các dụng cụ khoa học để thực hiện các cuộc thí nghiệm của bản thân.
9 Thảo luận cùng những người xung quanh về các chủ đề liên quan đến toán học, logic học.
9 Thực hành các tính toán đơn giản bằng cách tính nhẩm.
9 Tìm hiểu các khái niệm về kinh doanh về tài chính trên các sách báo.
9 Thăm các bảo tàng về khoa học và tìm hiểu các phát minh khoa học loài người mà bạn có thể.
9 Xem các phim tài liệu, các sách báo khoa học.
9 Đánh dấu các khái niệm khoa học mà bạn không quen thuộc hoặc không hiểu nó rõ ràng.
9 Tự bạn ghi lại những lời nói kể lại chuyện làm cách nào để bạn giải được một bài toán khó.
9 Thường xuyên làm các bài trắc nghiệm mới về IQ.
9 Hãy sự dụng cái đầu và bộ óc của bạn trong việc học về các khái niệm toán học mới.
9 Hãy dạy toán học hoặc các khái niệm khoa học khác cho bạn bè hoặc
người khác để bạn hiểu sâu sắc hơn về những khái niệm này.
2.3.2 Năng lực tư duy qua ngôn ngữ
Cách sử dụng NL này rất đơn giản, bạn hãy viết lại những thông tin mà bạn có
được theo ý mình. Có 1 điều mà bạn dễ dàng nhận ra là rất khó để đọc những thứ
mà người khác viết. Khi những kiến thức bạn cần tiếp thu được viết bởi chữ của
người khác bạn sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu được chúng. Khi bạn chuyển
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 14
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
những kiến thức bạn nghe hay đọc thành ngôn ngữ của riêng bạn, bạn buộc phải hiểu nó. (EXPLAIN)
Những cách để bạn phát triển trí thông minh qua ngôn ngữ
9 Hãy động não từ những thứ mà bạn đã học, những cái mà bạn nhớ được,
viết lại chúng và nếu có thể, hãy ghi âm.
9 Đọc lướt qua những trang sách mà bạn đã học và thêm vào những ý nghĩ
chợt đến. Nhớ là hãy viết theo cách của riêng bạn.
9 Trong lúc đọc, dừng lại khi đọc xong 1 phần chính, suy nghĩ và ghi vào đầu
những ý chính bằng ngôn ngữ của chính bạn.
9 Hãy ghi chép bằng cách riêng của bạn, kèm theo những câu hỏi phát sinh
từ những vấn đề đó.
9 Hãy tham gia những hội thảo về sách hay mà bạn có cơ hội.
9 Tổ chức các buổi liên hoan và sinh hoạt nghề nghiệp với các chủ đề bạn chọn.
9 Tự ghi âm lời nói của bạn và bật lại nghe.
9 Tham gia vào một câu lạc bộ viết sách.
9 Học cách sử dụng bộ vi xử lý từ ngữ.
9 Nghe băng đĩa của các diễn giả nổi tiếng, các nhà thơ và những người có
năng khiếu kể chuyện khác.
9 Hãy đọc một tuần một quyển sách và tự xây dựng lấy một thư viện cá nhân của mình.
9 Chơi các trò chơi ngôn từ.
9 Mỗi ngày hãy sử dụng thêm một từ mới.
9 Hàng ngày luôn giữ một cuốn nhật ký bên mình và viết khoảng 250 từ về
một ngày về bất cứ thứ gì bạn muốn.
9 Dành thời gian kể chuyện thường xuyên với gia đình và bạn bè.
9 Ghi nhớ và học thuộc tất cả những bài thơ hoặc đoạn văn xuôi nổi tiếng.
9 Đánh dấu, khoăng tròn những từ ngữ lạ trong quá trình bạn đọc sách và cố
gằng hiểu về ý nghĩa của nó.
9 Hãy quan tâm và chú ý đến kiểu nói của người khác về âm lượng, âm điệu,
cách thức sử dụng từ ngữ…
2.3.3 Năng lực tư duy qua Giao tiếp
Giao tiếp là việc chúng ta làm hàng ngày, song không phải ai cũng phát triển
NLTD này. Vậy làm sao để ta có thể sử dụng tối ưu NL này?
Dạy những cái bạn đã học là 1 cách hiệu quả để phát triển NLTD qua ngôn ngữ.
Đây cũng là cách học có tác dụng rất lớn vì khi dạy cho người khác, bạn tìm ra
được là mình biết gì và còn gì mình chưa biết. Việc này cũng làm cho kiến thức
của bạn tăng một cách đáng kể vì học sinh của bạn sẽ yêu cầu bạn áp dụng
những cái mà bạn vừa dạy.
Việc dạy học đòi hỏi bạn phải thu thập thông tin, sắp xếp ý nghĩ theo 1 trình tự có
tính lôgíc và sử dụng ngôn ngữ của chính mình để diễn đạt ý nghĩ đó.
Một lợi ích nữa của việc dạy lại này là sự giao thoa. Khi bạn chia sẻ thông tin với 1
người khác, họ có thể có những thông tin bạn cần để lấp chỗ hổng. Phần này có
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 15
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
thể có trong bài của bạn hoặc có thể không. Đó chính là phần thưởng dành cho bạn.
Một cách khác nữa để sử dụng NL này là việc so sánh những ghi chép. Hành
động đơn giản của việc so sánh những ghi chép với 1 người bạn sau giờ học hay
với sách là 1 cách để việc cùng dạy nhau diễn ra. Bạn cua bạn có thể nhớ những
cái mà bạn không nhớ và ngược lại. Lí do của việc này rất đơn giản, vì cách tiếp
nhận thông tin, tổ chức và tạo mạng lưới kiến thức của họ khác với của bạn.
Ứng dụng của việc sử dụng NLTD này là tổ chức học theo vòng tròn. Hãy chọn 1
nhóm học sinh với những môn chuyên khác nhau, có thể là toán, khoa học, lịch
sử, sư phạm, quản lí,... tầm 5 đến 7 người là đủ.
Chọn thời gian cụ thể trong tuần để tổ chức họp nhóm. Mỗi tuần sẽ có 1 chủ đề
khác nhau để thảo luận. Ta sẽ có những ý kiến từ những quan điểm khác nhau
nhưng hãy để chúng tự phát triển. Khi có ai đó thách thức niềm tin của bạn, đừng
quá bảo thủ nhưng cũng đừng thờ ơ hay vội vã chấp nhận ý kiến của họ. áp dụng
cách học này, bạn không chỉ học được cách mới để tiếp cận thông tin mà còn cả
cách lắng nghe và tìm hiểu vấn đề. 1 khi bạn đã rút ra được kết luận sau mỗi
nghiên cứu thì các thông tin sẽ được tiếp nhận vào bộ nhớ 1 cách có hiệu quả hơn.
Các phương pháp phát triển trí thông minh giao tiếp.
9 Mua một cuốn sổ nhò và ghi lại vào đó những cá nhân và đối tượng mà
bạn thường xuyên giao tiếp với họ.
9 Mỗi ngày bạn thực hiện tiếp xúc mọt người mới.
9 Tham gia các hoạt động xã hội hoặc học các lớp về kỹ năng giao tiếp để có
cơ hội và điều kiện tiếp xúc với những người khác.
9 Dành 15 phút hàng ngày thực hành kỹ năng lắng nghe chủ động, lắng nghe
đồng cảm với những người bạn hoặc người thân của mình.
9 Tổ chức các bữa tiệc và mời những người bạn của mình tham dự.
9 Thường xuyên tham gia vào các buổi trị liệu tâm lý theo nhóm hoặc gia đình.
9 Giữ vai trog lãnh đạo trong một nhóm hoạc một tập thể mà bạn quan tâm.
9 Thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự hợp tác ủa nhiều người.
9 Có những buổi gặp gỡ với gia đình và bạn bè thường xuyên.
9 Tổ chức các buổi đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm tại nơi làm việc vủa bạn.
9 Làm quen, tiếp xúc với những người thuộc các nền văn hóa, các vùng miến khác mà bạn có thể.
9 Làm gia sư hoặc hướng dẫn viên du lịch.
9 Dùng 15 phút hàng ngày quan sát cách mọi người xung quanh bạn giao
tiếp và tương tác với nhau như thế nào.
9 Học tập những kinh nghiệm của những người có khả năng giao tiếp tốt.
2.3.4 Năng lực tư duy qua nội tâm
Trước khi sử dụng NLTD này, chúng ta phải biết được những điểm mạnh, niềm
đam mê của mình. Khi ta thích thú, say sưa với 1 đề tài nào đó thì ta sẽ có động
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 16
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vie lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
cơ để học. Các nhà nghiên cứu đã làm 1 thí nghiệm kiểm tra trí nhớ của học sinh
bằng 1 bức tranh. 1 số người chỉ nhìn tranh, số còn lại được đưa những thông tin
về bức tranh và người hoạ sĩ. Kết quả là nhóm thứ 2 nhớ gấp 2 lần so với nhóm thứ nhất.
Một khi ta tìm ra sự hứng thú của mình thì niềm đam mê thực sự sẽ đến. Lúc đó
ta sẽ tìm thêm được những sự khác biệt, những mối liên kết bất ngờ, tạo nên sự
hấp dẫn cho vấn đề đó.
Ngoài ra chúng ta cũng phải tìm hiểu những thông tin cơ bản về vấn đề mình
đang nghiên cứu. Nếu đề tài đó là hội hoạ thì người nghệ sĩ đã định hình gì trong
đầu khi sáng tác nên tác phẩm? Anh ta đã có những gì đổi mới so với những
người tiền nhiệm? Có kĩ năng mới nào được sử dụng không?
Một điều quan trọng nữa mà chúng ta cũng phải chú ý, đó là phải dành thời gian
để xem xét lại vấn đề. Hãy từ từ nhìn lại vấn đề đó. Thông tin này có phù hợp với
những thứ bạn đã biết hay không? Lợi ích của chúng trong tương lai là gì? Thông
tin mà bạn có được càng xác thực bao nhiêu thì cơ hội để bạn tiếp nhận lượng
thông tin đó 1 cách có hiệu quả càng lớn bấy nhiêu.
Các phương pháp phát triển năng lực tư duy qua nội tâm
9 Nhờ các chuyên gia tư vần giúp tư vân the cá nhân hoạc vật lý trị liệu.
9 Tìm hiểu kỹ về yếu tố bản ngã trong Triết học phương Đông và phương Tây.
9 Học cách thiền định.
9 Nghe đài và băng đĩa có các nội dung liên quan.
9 Viết tự truyện hoặc nhật ký cá nhân hàng ngày cảu mình.
9 Thường xuyên ghi lại và làm sáng tỏ giấc mơ của mình.
9 Đọc những sách báo về chủ đề tự lực cá nhân.
9 Tạo một không gian yên tĩnh trong nhà dành cho việc kiểm nghiệm nội tâm.
9 Bắt đầu công việc kinh doanh của mình.
9 Phát triển các mối quan tâm và sở thích khác với những người xung quanh.
9 Đăng ký các lớp học về tính quyết đoán và khai thác khả năng tiềm ẩn của con người.
9 Làm những bài trắc nghiệm nhằm xác định ró những điểm mạnh và bất lợi
của bản thân trên các lĩnh vực.
9 Đặt ra các mục tiêu trước mắt và lâu dài cho bản thân và quyết tâm thực
hiện những mục tiêu đó đến cùng.
9 Tham gia các buổi hội thảo với các chuyên đề về khai phá tiềm năng con
người hoặc phát triển nội tâm.
9 Nghiên cứu và đọc tiểu sử của những nhân vật nổi tiêng có tính cách mạnh mẽ mà bạn thích.
9 Hằng ngày thực hiện những hoạt động nhằm nâng cao tính tự tôn cá nhân
như tư duy tích cực, khich lệ bản thân…
9 Tham gia các hoạt động tôn giáo một cách hường xuyên.
9 Tưởng tượng bạn là gì, bạn mong muốn mình sẽ như thế nào trong tương
lai và thử sống với những sự tưởng tượng đó.
9 Mỗi tối dành tối thiểu 10 phút để nghiền ngẫm, xem xét lại nững ý nghĩ và
một ngày làm việc và học tập của mình.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 17
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
9 Dành thời gian để nói chuyện vơid những người có ý niệm bản thân mạnh mẽ và lãnh mạnh.
2.3.5 Năng lực tư duy qua nhạc điệu
Âm nhạc là 1 phần tất yếu của cuộc sống. Gần như tất cả chúng ta đều rất nhạy
cảm với nhạc điệu và nhớ rất lâu những đoạn nhạc. Những nhà quảng cáo rất biết
tận dụng những NLTD này của con người để khắc sâu thông tin vào người nghe.
Những thông điệp quảng cáo đáng nhớ nhất hầu hết đều sử dụng âm nhạc. Thậm
chí có những đoạn nhạc mà người ta nhớ rất lâu, có thể vài chục năm sau đó.
Nhạc điệu làm cho ta dễ nhớ từ ngữ hơn vì khi đó chúng ta đang khởi động cả 2
bán cầu não, nối thông tin thành 1 dòng liền mạch. Khi dòng chảy đã được khơi
thông thì phần còn lại cứ theo đó mà chảy.
Âm nhạc kích thích trung khu tình cảm của bộ não vì thế mà nghe nhạc trong lúc
đang học được coi là một công cụ đắc lực. Khi tự học ta có thể nghe nhạc theo 2
cách: 1 cách thụ động-tiếp nhận và 1 cách chủ động-sáng tạo. Ta chỉ nên nghe
nhạc không lời vì lời bài hát sẽ cản trở việc học của bạn. Dựa vào việc ta định làm
gì với vấn đề đó mà thay đổi nhạc điệu. Những loại nhạc ồn ào, ầm ĩ không phù
hợp với việc học vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi nghe những loại nhạc
naỳ thì kết quả học tập của học sinh bị giảm sút.
Nhạc chủ động-sáng tạo được sử dụng khi ta làm những công việc mang tính
sáng tạo. Nên sử dụng những loại nhạc có tiết tấu nhanh, thúc giụcvới nhiều nhạc
cụ chơi cùng lúc, nó sẽ kích thích cả bộ não.
Nhạc thụ động-tiếp nhận nên được nghe khi bạn muốn thư giãn trước khi học hay
khi đang ôn bài. Sử dụng những loại nhạc khoảng 60 nhịp 1 phút của 1 dòng nhạc
cụ (ví dụ như đàn dây). Loại nhạc này được sử dụng khi thu thập thông tin.
Nếu thấy âm nhạc làm phiền bạn khi học, tắt nó đi hoặc vặn nhỏ xuống. Nhạc
được tạo ra để kích thích, nếu nó làm phiền bạn thì hãy điều chỉnh hoặc tắt đi. TV
và đài rất ảnh hưởng đến quá trình thu nhận thông tin.
Loại nhạc rất quan trọng. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên hệ trực tiếp
giữa âm nhạc và sinh lí của cơ thể. Âm nhạc có thể thay đổi tâm trạng của bạn và
nó sẽ giúp cho quá trình học của bạn bằng cách gợi nên những tình cảm tích cực.
Các phương pháp phát triển tư duy qua âm nhạc
9 Hát ca khi bạn đang làm việc hoặc đi trên đường.
9 Đến tham dự các buổi hòa nhạc hay các buổi biểu diễn âm nhạc.
9 Tích cực sưu tầm những bản nhạc bạn thích và cố gằng nghe chúng hàng ngày.
9 Tham gia vào các đội văn nghệ của lớp, cơ quan.
9 Tham dự các lớp học về âm nhạc cơ bản.
9 Làm việc với các bác sĩ chuyên chữa bệnh bằng âm nhạc.
9 Tập chơi một nhạc cụ bạn thích hoặc một nhạc cụ đơn giản.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 18
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
9 Đọc các bài phê bình về âm nhạc trên các báo, các tạp trí chuyên ngành về âm nhạc bạn thích.
9 Tạo ra một không gian âm nhạc nơi bạn học tập và làm việc.
9 Đọc về cuộc sống và tiểu sử của các nhà soạn nhạc, các ca sĩ nổi tiếng.
9 Lắng nghe các giai điệu trữ tình, những âm thanh của tự nhiên như tiếng
nước chảy, tiếng mưa rơi, tiếng chim hót.
9 Có những cuộc trao đổi với bạn bè về âm nhạc.
9 Tạo ra những giai điệu của riêng bạn.
9 Tham gia nhưng buổi hát tập thể, hát Karaoke cùng ban bè và gia đình
9 Ghi những ca khúc bạn yêu thích và hát nhẩm theo nó mỗi khi bạn có thời gian.
2.3.6 Năng lực tư duy qua tự nhiên.
Năm 1996, Howard Gardner, người tìm ra 7 NLTD đã thêm vào 1 NL nữa, NLTD qua tự nhiên.
NL này là khả năng quan sát, thấu hiểu và tổ chức các mô hình và nhân tố trong
môi trường tự nhiên. 1 nhà tự nhiên học là người có chuyên môn trong việc nhận
dạng và phân loại thực vật, động vật và côn trùng. NL này có thể được tìm thấy
trong 1 nhà sinh học nghiên cứu phân tử hay một nhà dược học.
George Washington, Carver, Darwin và Galileo là những người sử dụng rất tốt NL
này. Ngoài ra còn có những ví dụ khác như 1 đứa trẻ có thể phân loại và sưu tầm
những thẻ bóng chày, 1 đầu bếp trưởng có thể phân biệt và tìm cách thay thế các
loại nguyên liệu, hoặc 1 người làm nghề giám định pháp y.
Để phát triển NLTD này, chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp như: thu
thập thông tin về những hiện tượng tự nhiên, tham gia các chương trình du lịch
sinh thái, chăm sóc vật nuôi, thăm sở thú hay vườn thực vật, thăm bảo tàng tìm
hiểu nguồn gốc tự nhiên, tập phân loại thông tin. Những người có NLTD này phù
hợp với các ngành địa lý, địa chất, chiêm tinh, đại dương học, khí tượng học và
những hiện tượng tự nhiên khác.
Các phương pháp khác phát triển thông minh tự nhiên.
9 Tìm hiểu thế giới tự nhiên trong chính mảnh vườn nhà bạn.
9 Đề nghĩ những người xung quanh chia sẻ về những điều họ biết về thế giới tư nhiên xung quanh.
9 Điều tra, tìm hiểu những trang Web trên mạng với chủ đề về thiên nhiên.
9 Xem các chương trình ti vi, các bộ phim về khám phá thế giới tự nhiên.
9 Than gia các hoạt động chính trị xã hội liên quan đến hoạt động bảo vệ môi
trường tự nhiên, bảo vệ trái đất.
9 Đi tham các khu sinh thái, các bảo tàng về tự nhiên học.
9 Tập sở thích làm vườn hoặc làm đẹp phong cảnh.
9 Đặt mua dài hạn các tạp chí liên quan đến tự nhiên.
9 Đọc tiểu sử hoặc tự truyện của các nhà tự nhiên học.
9 Đi cám trại, du lịch và dành thời gian quan sát thiên nhiên mỗi ngày.
9 Liệt kê các loài động vật và thực vật mà bạn biết.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 19
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
9 Viết cuốn nhật ký về chủ đề tự nhiên học của bạn trong đó bao gồm những
điều bạn quan sát được, các kết quả mà bạn rút ra được từ những sự quan sát đó của bạn.
2.3.7 Năng lực tư duy qua không gian.
Con người chúng ta tiếp nhận thông tin phần lớn là qua mắt(75%), do đó NL này
rât dễ phát triển. Song không vì thế mà chúng ta lơ là việc sử dụng NLTD qua thị
giác. Để sử dụng nó 1 cách hiệu quả, trước tiên ta cần tạo ra một bản đồ học.
Ngay từ đầu chương trình này, việc sử dụng bản đồ đã được giới thiệu và khuyến
khích. Ngoài ra nên tạo ra những bức vẽ phác và đồ thị khi giải quyết vấn đề. Rất
nhiều những khái niệm toán học phức tạp đã trở nên dễ dàng khi bạn sơ đồ hoá
nó. Hãy sử dụng hệ thống các kí hiệu thay cho từ ngữ. Dùng những phương pháp mã hoá màu.
Tiếp theo, bạn có thể tạo ra hình ảnh trong não mình. Những hình ảnh đó cần
phải có mức độ thu hút thị giác mạnh về những gì bạn cần học. Hãy tưởng tượng
như mình đang xem 1 bộ phim tài liệu về vấn đề mà bạn đang nghiên cứu. Để
thực sự hiểu 1 quá trình, bạn phải coi mình như một phần của quá trình đó.
Phương pháp phát triển trí thông minh không gian.
9 Hãy sử dụng những cuốn từ điển bằng hính ảnh, chơi các trò chơi không
gian 3 chiều hoặc các trò chơi có sử dụng tư duy không gian.
9 Hãy chơi trò chơi xếp hình, trò mê cung hoặc các trò khác về không gian.
9 Mua những chương trình phần mềm đồ họa và tập sáng tạo ra những kiểu
thiết kế của riêng mình trên máy tính. Tập vẽ và tô mầu, tưởng tượng ra
những hình ảnh đó bằng cách sử dụng phần mềm máy tính.
9 Học cách chụp ảnh và sử dụng máy quay phim để ghi lại những hình ảnh
đáng nhớ, những kỷ niệm.
9 Xem các bộ phim truyền hình và đồng thời chú ý đến cách bố trí sân khấu cách sử dụng ánh sáng.
9 Tập trang trí ngôi nhà và nơi ở cưa bạn.
9 Tạo ra một thư viện của riêng bạn để lưu lại những hình ảnh kỷ niệm.
9 Học và rèn luyện kỹ năng đinh hướng khi đi đường.
9 Nghiên cứu về môn hình học đặc biệt là hình học không gian.
9 Tham gia các lớp học về hội họa, điêu khắc hoặc các lớp về đạo diễn sân khấu, truyền hình.
9 Học các ngoại ngữ có nhiều hình tượng như tiếng Trung, Nhật, Hàn.
9 Học cách sử dụng biều đồ và sơ đồ tư duy trong công việc va học tập hàng ngày của mình.
2.3.8 Năng lực tư duy qua vận động
Sử dụng năng lực ngôn ngữ cơ thể cũng là 1 cách để học hiệu quả. Việc liên
quan 1 cách vật lý vào quá trình học cho phép bạn đưa lý thuyết trở thành thực tiễn, dễ nhớ hơn.
Việc nhập vai giúp ta khám phá 1 bước tiến hay kĩ thuật mới trong 1 môi trường
an toàn và trong tầm kiểm soát. Đóng những vai khác nhau sẽ cho bạn cái nhìn từ
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 20
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
những quan điểm và cách nghĩ khác nhau. Ví dụ như khi muốn biết tầm quan
trọng của việc hoà nhập với mọi người của những người tàn tật, ta cần thử ngồi
xe lăn hay bịt mắt đi từ lớp này sang lớp khác.
Diễn tả bằng hành động những từ hay cụm từ khi học 1 ngoại ngữ là 1 phương
pháp hiệu quả vì bạn ghi nhớ thứ ngôn ngữ đó vào bộ nhớ 1 cách át tự nhiên. Các cách phát triển.
9 Tham gia những nhóm cùng làm việc hoặc các đội thể thao của lớp, trường và cơ quan làm việc.
9 Tập luyện các môn thể thao như bơi, chạy bộ, bóng đá, bóng bàn, cầu lông.
9 Học các môn võ đối kháng như Akido, Judo hoặc Karatedo.
9 Tập luyện thường xuyên và giữ lấy những ý tưởng nẩy sinh trong quá trình tập luyện.
9 Học và thực hành những nghề thủ công đòi hỏi sự khóe léo đôi tay như
đan thêu, mộc và điêu khắc
9 Học Yoga để rèn luyện sức khỏe và giúp cơ thể mềm dẻo.
9 Học các lớp khiêu vũ rèn luyện sự khéo léo của cơ thể.
9 Học các ngôn ngữ cơ thể.
9 Lắp ráp các đồ vật khác nhau.
9 Bịt mắt để người khác dẫn dắt khám phá thế giới xung quanh bằng tay.
9 Học các môn thể thao, các trò chơi đòi hỏi có sự phối hợp giữa tay và mắt.
9 Theo đuổi và giữ lấy những hình ảnh vận động xuất hiện trong giấc mơ
hoặc trí tưởng tượng của bạn.
9 Tham gia các lớp diễn kịch cơ bản.
2.4 Kết hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp
2.4.1 Tác dụng của việc viết đến phát triển các năng lực tư duy
Có 1 điều mà nhiều người không biết, đó là tác dụng của việc viết. Đây cũng là 1
biểu hiện của NLTD. Viết là hoạt động xảy ra không kiểm soát. Người ta thường
không nghĩ đến những chữ họ viết ra, đơn giản là họ chỉ viết. Vì thế, khi điều gì đó
được viết, nó sẽ rất dễ nhớ. 1 nguyên tố vật lý, hình ảnh, âm thanh cũng giúp cho
quá trình này. Thông tin được lưu trữ và liên kết với tiềm thức.
Phân loại suy nghĩ cũng là cách thấy được tác dụng to lớn của việc này. tạo ra 1
cái thẻ nhỏ ghi những điểm quan trọng, những ý chính. Sắp xếp chúng theo trình
tự hợp lôgic. Cầm những tấm thẻ đó theo và ôn tập mỗi khi có thể. Bạn cũng có
thể mã hoá màu những tấm thẻ đó và dán vào goc học tập. Mỗi khi bạn thấy tấm
thẻ đó thì thông tin sẽ được củng cố.
2.4.2 Các phương pháp kết hợp 2.4.2.1 Ưu tiên cá nhân
Là 1 sinh viên, người đi làm bạn cần biết là giáo viên có xu hướng sử dụng 1 số
loại NLTD nhất định hơn những NLTD khác. Tin xấu dành cho bạn là hầu hết các
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 21
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
nền giáo dục đều chú trọng vào NLTD qua tính lôgic và NLTD qua ngôn ngữ còn
những NLTD khác thì không được đề cập đến. Nếu bạn không nổi trội về1 hoặc
cả 2 NLTD này, bạn sẽ gặp khó khăn trong 1 vài môn học hoặc tất cả.
Đừng vội nản, vẫn có tin tốt dành cho bạn mà. Quá trình học của chúng ta bao
gồm cả 8 kĩ năng. Điều này cho phép bạn tiếp nhận thông tin theo cách của riêng
mình và có trật tự sử dụng các NLTD khác nhau.
Sử dụng tất cả các NLTD cũng giúp bạn truyền đạt kiến thức của mình dựa vào
những kĩ năng bẩm sinh và cả những kĩ năng đã được luyện tập. Ví dụ như bạn
rất ưa sử dụng NLTD qua ngôn ngữ cơ thể nhưng giáo viên lại đưa cho bạn
những kiến thức cần NLTD qua tính lôgic và ngôn ngữ. Việc của bạn là chuyển
NLTD của mình sang một dạng thích hợp hơn để phù hợp với yêu cầu.
Giờ hãy dành thời gian để tìm NLTD nổi trội của bạn.
2.4.2.2 Qua luyện tập, hãy chỉ ra là bạn biết
Việc thực hành hay kiểm tra quá trình học sẽ là cơ hội cho bạn đánh giá xem bạn
làm tốt đến đâu. Khi đó bạn sẽ biết vấn đề nào cần nghiên cứu thêm, đi sâu hơn.
Bạn sẽ không thể biết bạn đã học được gì trừ khi bạn đưa nó vào sử dụng.
Nhưng trước đó, điều quan trọng là bạn phải luyện tập và truyền đạt kiến thức
mới trong môi trường an toàn và trong tầm kiểm soát hơn là ở các tình huống trong thực tế. 2.4.2.3 Tự kiểm tra
Bạn là người trọng tài tốt nhất của chính mình. Hãy phát triển kĩ năng tự phê bình
để xem bạn tiến bộ đến đâu. Trước đây, các bài thi thường được tạo ra để có 1
vài người trượt. Điều này đã được mong đợi. Nếu mọi người đều đỗ thì người ta
sẽ nghĩ rằng bài thi đó quá dễ.
Quá trình học hiệu quả này không mong đợi sự thất bại. Mọi người có thể học
theo những phương pháp, cách tổ chức, cách liên kết khác nhau. Hãy tự kiểm tra
khi bạn sẵn sàng và muốn có hồi đáp xem mình thực sự biết bao nhiêu.
2.4.2.4 Tự biết mình làm đúng
Các bài thi giúp cho bạn điều chỉnh hay sửa chữa những thứ bạn chưa biết sau
khi phát hiện ra những lỗ hổng kiến thức. Tuy nhiên, học rằng bạn thực sự biết cái
gì đôi khi còn quan trọng hơn học một điều gì mới.
Tự biết mình đang làm đúng cũng thúc đẩy quá trình liên kết thông tin và giúp bạn
tăng lòng tự tin cho quá trình học tập tới.
Trong sách này bạn đã có thể thấy được sự tiến bộ của mình qua phần bài tập
ứng dụng cuối mỗi chương. Kiểm tra kiến thức là 1 phần quan trọng của quá trình
học. Làm sao bạn biết bạn có thể làm gì trừ khi bạn thử?
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 22
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
2.4.2.5 Các kỹ thuật tự kiểm tra Học theo sơ đồ
Sử dụng sơ đồ khi thu nhận thông tin và tìm ra nghĩa sâu xa, thực sự là công cụ
tự kiểm tra tốt nhất. Dùng một tờ giấy trắng sạch và cố dùng trí nhớ vẽ lại bản đồ.
Màu sắc và cách trình bày trong bản gốc sẽ giúp bạn nhớ vị trí các nhánh khác
nhau trên bản đồ. Khi đã hoàn thành, hãy so sánh lại với bản gốc.
Những ý mà bạn có thể lặp lại là những thứ đã ăn sâu vào trong não của bạn. Bạn
cũng có thể thấy có những vùng hổng, nơi mà có lúc bạn không thể gợi lại các
kiến thức. Những chỗ hổng này chỉ ra rằng vấn đề đó cần đi sâu thêm. Bạn không
thể thất bại một khi bạn biết được bạn có thể làm tốt đến thế nào. Thẻ học
Những thẻ này rất lý tưởng cho việc kiểm tra từ vựng, các bước trong 1 quá trình,
trình tự, định nghĩa, hay từ mới ngoại ngữ. Trên 1 mặt in thông tin còn mặt kia in
định nghĩa, miêu tả của những khái niệm quan trọng. Hãy kiểm tra dựa trên cả 2 mặt.
Khi học về các bước trong 1 quá trình hay trình tự nào đó, viết mỗi bước lên một
mặt của thẻ đọc và kiểm tra xem bạn có thể sắp xếp chúng theo đúng trình tự hay không.
Khi sử dụng thẻ học nên theo cặp. Mỗi thẻ có một nửa phương trình, một định
nghĩa, một công thức, từ đã dịch, vv. Đặt những tấm thẻ đó lên bàn, và cố ghép 2
nửa, tạo nên 1 câu trả lời hoàn hảo.
Kĩ năng làm việc theo cặp rất có lợi cho việc học từ mới, ngữ nghĩa, kí hiệu khoa
học của chúng khi học ngoại ngữ.
Nếu có thể, hãy vẽ 1 bức tranh trên 1 mặt thay vì từ ngữ. Ghép tranh với định
nghĩa có ảnh hưởng nhiều hơn lên việc học và trí nhớ. Trí tưởng tượng
Trong đầu mình, hãy tưởng tượng những gì bạn vừa học. Hãy chắc chắn là tình
huống bạn đang nghĩ tới rực rỡ và thực nhất có thể được. Bạn nghe thấy gì? Nhìn
thấy gì? Ngửi thấy gì? Cảm thấy gì? Thấy có vị gì? Tự tham gia như một phần
của hoạt động và thấy bạn hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Nếu bạn nói thì bạn sẽ nói gì và nói như thế nào? Bài thuyết trình của bạn có
trung thực và đi thẳng vào vấn đề không, hay nó dạt dào cảm xúc và sống động?
Đây là một kĩ năng tốt để sử dụng thuyết trình trong lớp hay với tư cách của thành
viên câu lạc bộ thảo luận, tranh cãi.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 23
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn Học nhóm
Nếu bạn có người học cùng, hãy kiểm tra lẫn nhau. Bạn không chỉ có cơ hội để tỏ
rõ những điều mình biết mà còn học từ người bạn học cùng. Cùng với nhau cả 2
bạn sẽ có những kinh nghiệm học tốt hơn.
Học cùng người khác cho ta có cái nhìn sâu hơn về cách những phương pháp
học khác nhau giải quyết các bài tập. Bạn sẽ quan sát được những ứng dụng của
các phương pháp khác nhau và sau đó hãy thêm những phương pháp đó vào
những kĩ xảo của riêng bạn. Kể cho hay dạy cho
Chuyển sơ đồ học và những ghi chép thành lời và diễn đạt quá trình học của bạn
cho người khác. Điều này kiểm tra xem bạn đã hiểu các khái niệm đến đâu rồi.
Người học cùng bạn không cần phải cùng môn chuyên như bạn. Thực ra, người
không cùng chuyên môn như bạn sẽ đưa ra những câu hỏi rất hay mà bạn cần trả
lời một cách đơn giản và dễ hiểu.
Nếu người mà bạn dạy phản đối lời giải thích của bạn thì bạn có thể bị buộc phải
sử dụng 1 NLTD mà khác với NL nổi trội của bạn. Hãy xem xem NLTD mà người
nghe sử dụng là gì và cố giải thích thông tin đó với NLTD của họ. Nhập vai
Một người học cùng rất phù hợp cho việc nhập vai. Càng nhiều người thì càng có
tác dụng. 2 người tham gia dựng và đóng kịch còn người thứ 3 quan sát, ghi chép
và đưa ra những ý kiến có tính chất xây dựng.
Nếu không có người học cùng thì cũng không sao, tự bạn cũng có thể nhập vai.
Đừng chỉ tưởng tượng mà hãy hành động. Hãy đóng nhiều vai khác nhau, sử
dụng tình cảm và điểm nhấn. Phải tự phê bình mình trong suốt quá trình đó. Trung khớp thông tin
Như bạn đã nhận ra, có 1 sự trùng lặp giữa quá trình liên kết thông tin và các
NLTD. Chúng làm việc có móc nối, không rời rạc, lẻ tẻ.
Tin tốt là bạn càng thử các phương pháp học với những cách sắp xếp khác nhau
thì bạn sẽ thu nhận thông tin dễ dàng hơn. Khi đã có thông tin rồi thì qua các liên
kết bạn sẽ tìm được nghĩa thực sự của nó. Đây chính là lúc bạn sử dụng những NLTD khác nhau.
Bằng việc truyền đạt thông tin bạn sẽ dùng những NLTD khác nhau. Lúc đó bạn
cũng thúc đẩy quá trình liên kết thông tin và sau đó lần lượt ảnh hưởng đến cách
học liên kết với thông tin đã được nghiên cứu.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 24
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
2.4.3 Bậc thang dẫn tới thành công
Rất ít người có thể làm đúng mọi việc ngay từ lần đầu tiên. Bạn đã dành bao
nhiêu thời gian để học đi xe đạp? Việc luyện tập nhiều đã khiến cho bạn nhớ
được con đường trong đầu và cả cách cơ thể vận động.
Ngã ngay lần đầu tiên khi bạn học đi xe đạp không có nghĩa là bạn đã thất bại. Cú
ngã đó cũng giúp bạn nhiều. Sau khi ngã bạn lại có thể lấy lại tinh thần rất nhanh,
đứng dậy và học cách điều chỉnh trước khi thử lại.
Thomas Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm để phát minh ra bóng đèn điện
trước khi ông thành công. Khi được hỏi về điều này, ông trả lời: “ Không phải tôi
thất bại hàng nghìn lần. Đơn giản là tôi chỉ tìm ra hàng nghìn cách không làm ra
bóng đèn điện mà thôi.”
Việc học tập cũng đòi hỏi một thái độ tích cực, khôn ngoan như Thomas Edison.
Việc mắc lỗi khi luyện tập nên được coi là những bài học bổ ích để từ đó ta xem
xét lại và sửa đổi. Càng có những sửa đổi chúng ta càng tiến gần đến thành công.
Một chuỗi những điều đúng nhỏ nhặt sẽ tạo nên một chân lý lớn.
NLTD là sự kết nối của quá trình liên kết và truyền tải kiến thức. Những người
thông minh nhất trên thế giới sống trong LLIIMNSK vì họ có thể sử dụng các
NLTD được giới thiệu bởi Howard Gardner.
Hãy chỉ ra rằng bạn biết qua luyện tập
Bạn là người trọng tài tốt nhất của chính mình. Có vài cách để tự kiểm tra mình
mình có sự thay đổi và tiến bộ như thế nào qua quá trình. • Bản đồ học • Thẻ học • Trực quan • Học nhóm
• Kể lại hay dạy lại • Nhập vai
Từng bước đi tới thành công
Lỗi lầm không phải là vật cản đường mà chính là cơ hội để chúng ta vượt qua và
đi tới thành công. Hãy vứng tin trên con đường bạn chọn. Hãy từng bước đi đến
thành công bằng cách nhận biết và khai thác tốt nhất năng lực tư duuy nổi trội của bạn. Tôi đã sẵn sàng
Ngoài 8 năng lực tư duy phổ biến đang được giảng dạy và chấp nhận rộng dãi
trên thế giới, năm 1999 Howard Gardner còn đưa ra năng lực tư duy thứ 9 “Năng
lực tư duy qua hiện sinh”. Năng lực tư duy này là khả năng nhạy cảm, tìm tòi về
sự hiện hữu của con người, ý nghĩa của cuộc đời, làm sao con người có trên thế
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 25
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
giới, tại sao con người phải chết? Đây là năng lực thiên về phát triển khả năng
tâm linh, trực giác và dự báo của con người.
Các phương pháp phát triển năng lực tư duy qua hiện sinh
Tham gia các loại hình có các hoạt động cầu nguyện và suy ngẫm hay phản ánh,
tự tạo cho mình không gian riêng trong đó các vấn đề viề hiện sinh được đề cập và khám phá.
Tham dự một số loại hình về thờ cúng.
Đọc các sách báo về tôn giáo trong đó chứa đựng những vấn đề liên quan đến tâm linh của con người.
Theo dõi phim ảnh với các chủ đề về những câu hỏi lớn của sự sống.
Giữ một cuốn nhật ký trong đó ghi lại những câu hỏi lớn của bạn về thế giới tâm
linh, về bản chất sự sống, về ý nghĩa của cuộc đời…
Thành lập một nhóm để thảo luận và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thế giới tâm linh.
Tham dự các khóa học, các buổi diến thuyết về tôn giáo mà bạn có điều kiện.
Tạo một không gian trong nhà của bạn ngoài đảm bảo yếu tốt tự nhiên cấn đảm
bảo yếu tố riêng tư phục vụ cho công việc tâm linh của bạn.
“Lý thuyết đa thông minh” của Gardner đã đem lại một góc nhìn mới. Trí tuệ không
phải là bất biến mà chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhu cầu học tập, văn
hoá và khả năng nhận thức...
Theo GS. Gardner, trường học nên giúp
đỡ học sinh tham gia học hỏi và phát
triển nhiều năng lực tư duy. Học sinh
nhờ đó có nhiều cơ hội khám phá ra các
cấp độ khác nhau về khả năng của mìn
h, được giúp đỡ để phát triển những tố
chất tiềm ẩn. Học sinh có cơ hội cộng tác
vào nhiều loại sinh hoạt học đường và xã
hội, khiến cho học sinh có nhiều mặt để
sau này phục vụ cho xã hội theo nhiều hướng khác nhau.
Thông minh, IQ cao rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Mỗi con người
chúng ta sinh ra đều có khả năng, tố chất riêng của mình. Ngoài chỉ số thông minh
ngày nay người ta cò chú ý rất nhiều đến các chỉ số khác như EI, SI hay PI.
Không ai trên đời này là bất tài và vô dụng cả. Ai trong chúng ta cũng có đỉnh núi
của riêng mình. Bạn là người thành công hay kẻ thất bại điều đó phụ thuộc vào
việc bạn khám phá và phát huy tố chất của mình như thế nào.
Với học sinh, sinh viên cần tìm cho mình trí tuệ nổi trội và dựa trên sự nổi trội đó
mà xây dựng cho mình phương pháp học tập hiệu quả. Ví dụ như: người có trí tuệ
giao tiếp tốt cần học theo phương pháp nhóm, người có trí tuệ nội tâm giỏi lại phải
chú ý nhiều hơn đến phương pháp tự học, người nổi trội về khả năng vận động
cần học tập trong môi trường có các yếu tố động…
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 26
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Trong giao tiếp hay công việc hàng ngày của bạn, nếu bạn hiểu và ứng dụng
được lý thuyết đa thông minh sẽ tạo cho bạn những thành công lớn trong công
việc. Hiểu người khác thuộc loại hình thông minh nào giúp bạn có những phương
án và nghệ thuật giao tiếp phù hợp nhất.
Và cuối cùng trong quản lý lãnh đạo thì lý thuyết đa trí tuệ thực sự là một bước
mang tính chất đột phá. Các lý thuyết về quản trị theo hướng tiền lực hay thể lực
nhiều khi không tỏ ra hiệu quả thì lý thuyết quản trị đa trí tuệ thực sự là một bước
mang tính bổ xung hoàn hảo. Áp dụng lý thuyết đa trí tuệ trong quản trị chúng ta thấy rằng.
Từ trước đến nay có một thực tế, có rất nhiều người đi học rồi sau này đi làm
không sử dụng khả năng tư duy nổi trội nhất của mình. Có những người giỏi về
giao tiếp nhưng lại được bố trí công tác nghiên cứu, khép mình trong những
phòng kín. Có người giỏi về tố chất tư duy qua nhạc điệu nhưng lại đi làm toán.
Không nhận thức khả năng, tố chất tư duy nổi trội của nhân viên là một trong
những sai lầm lớn nhất của các nhà quản trị. Sự sai lầm đó đã và đang khiến rất
nhiều doanh nghiệp hay tổ chức lãng phí rất nhiều nguồn tài năng nhân lực của mình.
Quản trị nhân sự bằng lý thuyết đa thông minh có nghĩa là phải làm sao tạo ra
được môi trường ở đó các cá nhân có cơ hội liên tục gia tăng giá trị của mình về
tri thức và phát huy đúng thể mạnh tư duy nổi trội của mình. Những người giỏi về
tố chất giao tiếp phải được bố trí vào các bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận
đòi hỏi khả năng giao tiếp. Những nhân viên nổi trội về khả năng tư duy qua vận
động nên được xếp vào các công việc liên quan đến huấn luyện, thể dục, thể
thao. Người có tố chất tư duy qua nội tâm phải được bố trí vào vai trò nghiên cứu
hay nhiệm vụ tư vấn hoạch định chiến lược.
Trong mỗi tổ chức, quản trị nhân sự theo mô thức đa trí tuệ cũng có nghĩa là tạo
ra những êkíp mà ở đó các cá nhân có các tố chất tư duy khác nhau có thể kết
hợp để bổ trợ cho nhau.
Hãy đánh thức bông hoa trí tuệ nở muộn trong bạn. Chúc bạn thành công trên
đỉnh núi năng lực tư duy nổi trội của mình.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 27
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn 3 TRÍ NHỚ 3.1
Khái niệm và tầm quan trọng của trí nhớ
Trí nhớ là khả năng thu nhận, lưu giữ vài tái hiện lại thông tin dưới dạng hình ảnh
và khái niệm theo cơ chế liên kết thông tin.
Không thể có cuộc sống và học tập nếu không có trí nhớ. Từ những sinh vật
nguyên thủy, chỉ biết phản xạ theo bản năng cho đến những nhà siêu trí nhớ như
người Ba Lan có thể nhớ từng từ trong 12 tập văn bản cổ của người Do Thái.
Cuộc sống và học tập luôn bao gồm cả trí nhớ. Cho đến nay, thật đáng ngạc
nhiên rằng chưa có một sự nhất trí nào về việc trí nhớ thực ra làm việc ra sao.
Theo tính toán của các nhà khoa học nếu như lấy đơn vị do trí nhớ là 1 cuốn sách
dày 1000 trang thì bộ nhớ của con người có thể chứa đựng thông tin của 10 mũ
20 triệu cuốn sách. Tuy nhiên từ trước đến nay con người mới chỉ khai thác được
một phần rất nhỏ trong đó từ 5-10%. Tiềm năng trí nhớ con người vẫn còn là một con số vô hạn.
Quyển sách này đề cập đến sự phát triển của phương pháp học tập bằng trí não
và tư duy tăng tốc, tiên tiến không phải là một quyển sách chi tiết về tâm lý. Tuy
nhiên, việc bạn quen thuộc với những kết luận cuối cùng của trí nhớ từ tâm lý lâm
sàng sẽ là một thuận lợi. 3.2 Các loại trí nhớ
Hầu hết các nhà tâm lý đều đồng ý rằng có ít nhất 2 loại trí nhớ: trí nhớ ngắn hạn
và trí nhớ dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn, theo tiến sỹ Alan Baddeley miêu tả, dường
như là trí nhớ làm việc (trí nhớ tích cực).
Nếu bạn muốn nhân 28x3 trong đầu, bạn sẽ sử dụng trí nhớ ngắn hạn để tính, và
sau đó, nếu đủ cần thiết, sẽ truyền câu trả lời cho trí nhớ dài hạn. Trí nhớ ngắn
hạn có tác dụng như thiết bị lưu trữ tạm thời.
Khi bạn đọc một câu, trí nhớ ngắn hạn sẽ giữ lại những từ kể từ đầu câu đủ dài để
tạo một cảm nhận về toàn bộ câu. Sau đó, ý nghĩa của câu, hơn là những từ riêng
lẻ, được truyền vào bộ nhớ dài hạn. Trí nhớ dài hạn là hệ thống lưu trữ lâu dài có thể được gọi lại,
Trí nhớ nhắn hạn đóng vai trò phân tích còn trí nhớ dài hạn sẽ tổng hợp. Thật thú
vị khi biết rằng, những công nhân thiết kế tạo máy vi tính đã từng nhận ra sự khác biệt này.
Một máy vi tính được chia thành bộ nhớ làm việc – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
(RAM)- dùng để xử lý và tính toán, và một ộ nhớ lưu trữ - Bộ nhớ chỉ đọc (ROM).
Nếu bạn tắt nguồn thì dữ liệu trong RAM sẽ biến mất, cũng giống như trong bộ
nhớ ngắn hạn. Nếu muốn ghi lại lâu dài thì phải ghi lên đĩa từ hoặc băng từ.
Có một vài thí nghiệm thú vị được thiết kế để ước lượng thời kì (khoảng) hoạt
động của trí nhớ ngắn hạn. Nếu bạn lấy một que lửa từ một đống lủa và quay nó
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 28
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Bắng cách tương tự, một bộ phim chiếu bong là một chuỗi những ảnh cố định
(tĩnh) với chu kì rất ngắn và ờ giữa là bóng tối. Để xem phim như là những hình
liên tục, bạn phải giữ lại khung hình cuối cùng; trong trí nhớ ngắn hạn của bạn cho
đén khi có khung tiếp theo, và liên kết chúng lại để tạo ra cảm giác chuyển dộng liên tục.
Khoảng thời gian để tạo cảm giác này trong trí nhớ ngắn hạn khoảng 1/10 giây.
Chúng ta sẽ thảo luận về khoảng thời gian này khi mà trí nhớ ngắn hạn như một
trí nhớ làm việc – tính toán hoặc đọc. Baddeley thựuc hiện một vài thí nghiệm để
xem xét cách mà những từ được nhớ. Ông thấy rằng một chuỗi những từ dài thì
khó có thể gọi lại hơn một chuỗi những từ ngắn …
Rõ ràng từ càng dài thì càng tốn thời gian để phát âm chúng và nội dung chỉ có
thể nhớ nếu chúng được nói tối đa trong 15 giây. Bằng lý thuyết có thể dự đoán,
người nói càng nhanh có thể nhớ càng nhiều.
Hai nhà nghiên cứu Waugh và Norman, viết trong “Tổng quan tâm lý” năm 1965,
rằng số những số độc lập mà một người có thể gọi lại hiếm khi vượt quá 10 – xấp
xỉ số số có thể nói hoặc nghe bằng “tai tâm trí” của bạn trong 15 giây.
Họ cũng nhận ra trí nhớ ngắn hạn thính giác và thị giác, và bình luận rằng đọc lớn
tiếng sẽ hữu ích do nó giúp ghi lại (mã hóa) thông tin vào bộ lưu trữ thính giác
cũng như thị giác tương lai gần.
Điểm này là quan trọng, vì những nhà nghiên cứu khác đã tìm ra quá trình nhắc
lại bao gồm cả sự phát âm, mang tính quyết định trong việc truyền tải thông tin từ
trí nhớ ngắn hạn đến trí nhớ dài hạn. Nếu một vật không được nhắc lại, nó sẽ mất
dần khỏi trí nhớ ngắn hạn và không đi vào trí nhớ dài hạn.
Những nhà nghiên cứu khác cũng tính toán trí nhớ ngắn hạn trong vòng 15 giây.
Carroll (1966) suy ra điều này từ công việc của những người phiên dịch tức thời
(đồng thời), họ phải giữ một câu hoặc nhiều câu trong trí nhớ ngắn hạn và dịch
chúng chỉ trong một thời gian rất ngắn. … Điện học và hóa học
Không ai biết chính xác trí nhớ được tạo ra như thế nào về phương diện vật lý.
Nhưng một loạt những thí nghiệm chỉ ra rằng trí nhớ ngắn hạn liên quan chủ yếu
tới hoạt động điện trong não, và trí nhớ dài hạn liên quan chủ yếu tới quá trình
hóa học cũng như những biến đổi có thể của protein.
Hai nhà nghiên cứu Flood và Jarvik công bố rằng những viên thuốc có ảnh hưởng
tới sự tổng hợp protein hay là sự truyền của chúng dọc theo sợi trục thần kinh, chỉ
ảnh hưởng tới trí nhớ dài hạn; trong khi những viên thuốc ảnh hưởng tới hoạt
động điện trong não chỉ tác động đến trí nhớ ngắn hạn. Những thí nghiệm khác
cũng củng cố cho nhận định trí nhớ dài hạn bao gồm sự thay đổi về hóa học.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 29
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Theo nhà nghiên cứu J.V.McConnell bắt đầu nghiên cứu năm 1966 chỉ ra rằng
RNA có trong hoạt động học tập, và cách phản ứng do học tập có thể được truyền
từ một con chuột sang con khác bằng cách chuyển RNA từ não con này sang con kia.
Năm 1970, George Ungar ở đại học y khoa Bayer, Houston, Texas đã huấn luyện
cho một nhóm chuột trở nên sợ bóng tối. Sau đó tách một loại protein từ não của
những con chuột này và tiêm vào bộ não của những con chuột chưa qua huấn
luyện – chúng ngay lập tức cũng sợ bóng tối. Tiếp đó ông chế ra một loại protein
nhân tạo (gọi là Scotophobin - theo tiếng Hy Lạp nghĩa là sợ bóng tối), và khám
phá ra rằng lúc tiêm cho những con chuột bình thường thì cũng có tác dụng tương
tự. Chúng đều trở nên sợ bóng tối. Từ đó, những nhà nghiên cứu khác thấy rằng
Scotophobin khi tiêm cho cá vàng cũng làm cho chúng sợ bóng tối.
Đến nay, nhiều nhóm nghiên cứu đã xác định ra các chất hóa học trong não dùng
để phân biệt màu sắc. Các nhà khoa học đang làm việc về sự cộng sinh trực tiếp
giữa mày vi tính và bộ não (liên kết trực tiếp não người với máy vi tính). Dường
như bây giờ chúng ta có hai con đường để nghiên cứu trong tương lai: sự học tập
nhân tạo bằng điện (liên kết vi tính/não người) và bằng hóa học. Sau này, khi
chúng ta chỉ nói trí nhớ thì có nghĩa là trí nhớ dài hạn. 3.3 Cơ chế ghi nhớ
Chúng ta đã nói ngắn gọn
về trí nhớ, nhưng thực ra
có 3 khía cạnh riêng biệt
khi nhớ một cái gì đó. Qui
tắc “3G” của trí nhớ: Ghi
chép, Ghi nhớ, Gọi lại. Ghi chép là quá trình thông tin qua các giác quan vào trí nhớ giác
quan, ở đây trí nhớ chỉ
được lưu giữ từ 0,5 đến 3
giây và sẽ mất đi hoàn toàn khi không có biện
pháp lưu giữ. Nếu như có
sự chú ý thông tin sẽ tiếp
tục đi vào trí nhớ ngắn
hạn,ở đây thông tin cũng
sẽ mất đi hoàn toàn trong khoảng thời gian 15 giây nếu chúng ta không lặp đi lặp
lại những thông tin đó. Đây là hai bước đầu tiên của quy tắc 3 G. Sau đó thông tin
sẽ được mã hóa dưới các hình thức khác nhau và đi vào trí nhớ dài hạn và tạo
nên bước thứ 2 là Ghi nhớ. Nhưng ở đây một vài thông tin cũng có thể bị mất đi
theo thời gian bới vậy muốn nhơ lại chúng ta phải chuyển sang bước thứ 3 là Gọi
lại. Ghi chép là quá trình Bạn phải: (1) nhận ra những sự kiện mới và cố gắng
dung hành động để truyền chúng vào trí nhớ dài hạn. Đó là “ghi chép” hoặc theo
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 30
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
ngôn ngữ của các nhà tâm lý là “giải mã”. (2) lưu trữ những sự kiện đó vào trí nhớ
dài hạn và (3) có thể gọi lại sự kiện khi bạn cần chúng.
Các nhà tâm lý thích dung thuật ngữ “hiện tượng đầu lưỡi” để minh họa sự khác
nhau giữa “nhận ra” và “gọi lại”. Đây là một trải nghiệm khá phổ biến khi bạn cảm
thấy mình biết một cái tên, ví dụ, và có lẽ thậm chí từng từ một của cái tên đó
nhưng bạn không thể gọi lại nó một cách chính xác và hoàn chỉnh. Rõ ràng trí nhớ
vẫn còn đó, vì bạn gần như nhận ra cái tên khi nó được đưa ra – nhưng lại không
thể gọi lại một cách hoàn chỉnh nếu không có sự trợ giúp.
Khi đối mặt với một nhiêm vụ học tập dường như mới, thật là khó khăn để hiểu
thấu đáo khả năng gọi lại của chúng ta có thể nhanh như thế nào. Nếu bạn là
người nói nhanh, ví dụ, bạn có thể nói 170 -> 190 từ trong 1 phút và những từ đấy
đều đúng thứ tự ngữ pháp. Nó dường như là phản xạ, nhưng rõ ràng kỹ thuật này
hàm ẩn sự thể hiện (trình bày) đáng kinh ngạc giữa sự vận dụng logic (trong trí
nhớ ngắn hạn) và sự xây dụng lại cấu
trúc cũng như từ vựng (từ trí nhớ dài
hạn), được kết hợp với sự sử dụng đồng
thời có thể của não phải để phân tích
khái niệm và não trái để phát âm. Đây
không phải là lần đầu tiên (cũng không là
lần cuối), trí óc làm cho chúng ta ngạc
nhiên về sự phức tạp của nó.
Dễ dàng kiểm tra rằng 3 hoạt động “ghi
chép, ghi nhớ, gọi lại” không nhất thiết
phải như nhau. Xem xét những từ dưới
đây và lặp lại chúng 2 lần. (Đây là phần mã hóa) Test 1 Cáo – chơi
Địa điểm – điệp viên Bút – đèn Cây – đầy đủ Sách – bồn rửa bát Xa – nước Dễ – bãi cỏ Xe máy – cát
Bây giờ, hãy nhìn nơi khác rồi viết lại các từ nhiều nhất có thể. Sau đó xem lại
danh sách. Bạn có “nhận ra” được tất cả các từ? Nếu bạn làm được, rõ ràng bạn
nhớ chúng, cảm giác rằng bạn thừa nhận đã từng thấy chúng trước đó. Dù trí nhớ
vẫn ở đó, nhưng thường thì bạn sẽ không gọi lại được chúng một cách hoàn toàn
chính xác. Tiềm năng trí nhớ luôn lớn hơn những gì thực sự được gọi ra. Gọi lại
không hoàn toàn giống như Nhận ra. Nhân đây, cũng nói về sự giảm sụt trí nhớ
của người già, đó chỉ là sự giảm sụt về khả năng gọi lại chứ không phải khả năng
tạo và lưu trữ thông tin.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 31
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Sự khác biệt giữa trí nhớ được định nghĩa như sự nhận ra một sự vật, hiện tượng
khi được nhắc hay là “đưa manh mối” với trí nhớ được định nghĩa như khả năng
gọi lại mà không cần nhắc là một điểm quan trọng. Đó là lý do tại sao những phép
đo chính xác của học tập là khá khó khăn và tại sao việc đồng ý một định nghĩa về
học tập trước khi thực hành là quan trọng.
Đây là một gợi ý. Khi bạn đọc quyển sách này, ghi lại bất kỳ sự kiện hay kết luận
mà bạn nghĩ là quan trọng để tạo ra một chương trình học lý tưởng. Bạn có thể, ví
dụ, có kết luận rằng, không cần có sự nhắc lại những sự kiện mới trong trí nhớ
ngắn hạn, nó không thể được truyền cho trí nhó dài hạn. Bạn cũng có thể có kết
luận từ chương 1 rằng, do tiềm năng lưu trữ của bộ não là khổng lồ, nên đòi hỏi
của bất kỳ hệ thống học tập nào không phải là làm sao để tăng trí thông minh mà
là “làm sao để giải phóng được những năng kực mà bạn có”. Nếu bạn ghi chú một
cách chủ động, bạn sẽ không chỉ thu được nhiều lợi ích từ quyển sách này mà
bạn còn học được những điều cơ bản về trí nhớ và cách rèn luyện nó. Mô hình trí nhớ
Đông đảo các nhà nghiên cứu đều đã thực hiện các thí nghiệm và chỉ ra rằng
thông tin không được nhắc lại trong trí nhớ ngắn hạn sẽ bị quên đi rất nhanh.
Ngược lại, dường như có một sự tương quan trực tiếp giữa tổng số lần được
nhắc lại và khả năng sự việc có thể gọi lại được. Murdoch và Waugh (1963) chỉ ra
rằng khả năng gọi lại 1 từ được nghe trong 2 giây gần như gấp đôi khả năng gọi
lại 1 từ được nghe trong 1 giây.
Đó là do trí nhớ ngắn hạn là phần của trí nhớ mà thực hiên mã hóa, hay ghi chép,
và mã hóa càng tốt thì trí nhớ nền tảng càng mạnh. Trí nhớ như thư viện
Trí nhớ của bạn rất tương tự với thư viện. Nếu thư viện có hàng trăm ngàn quyển
sách được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên, bạn se thấy rằng việc tìm lại một quyển
sách là điều không tưởng. Nhưng nếu sách được sắp xếp một cách có hệ thống
(ví dụ như bằng chủ đề và bằng tác giả), thì việc tìm kiếm sẽ nhanh và dễ dàng hơn.
Mã hóa tương đương với mục lục của thư viện. Nếu bạn ghi nhớ mỗi mảnh thông
tin rất rõ rang ngay từ đẩu thì bạn có thể dễ dàng tìm lại sau đó. Tất cả các nhà
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 32
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
tâm lý đều đồng ý mã hóa càng tốt, hay là sự liên kết càng cao thì việc tìm lại càng dễ.
Do đó, để mở ra hệ thống học tập tăng tốc, nghiên cứu của chúng ta tập trung
quanh 1 câu hỏi: “Cái gì làm cho mã hóa mạnh và liên kết tốt?”. Trước khi trả lời
câu hỏi đó, chúng ta hãy làm rõ nó từ một câu hỏi ngược: “Tại sao chúng ta lại quên?”
Những thí nghiệm của Ebbinghaus
Người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu trí nhớ là Hermann Ebbinghaus,
người thực hiện những nghiên cứu khoa học đầu tiên về trí nhớ ở Đức trong
khoảng 1879 – 1885. Từ đó, ông nhận ra ý nghĩa và sự liên kết có một ảnh hưởng
rất to lớn tới học tập, ông tự bắt mình phải học danh sách những âm tiết không ý
nghĩa như WUX, CAZ, BIJ, ZOL…
Ông thấy dường như có một mối quan hệ gần như tuyến tính giữa thời gian dùng
để học và tổng số học được. Đó dường như không phải là luật trở về thu nhỏ hay
hiệu ứng hòn tuyết. Bạn dành thời gian càng nhiều thì bạn hình như càng học
được nhiều. Ông gọi đó là “giả thuyết thời gian tổng cộng”. Nó dường như bổ
sung cho lý thuyết dạy học cổ điển vẫn được duy trì cho đến ngày nay – học
thông qua một quyết tâm và sự lặp lại. Bây giờ chúng ta biết rằng điều đó quá là
đơn giản – dĩ nhiên thời gian học cũng đóng một vai trò nhất định nhưng cái cách
sử dụng thời gian cũng như cách thông tin được biểu diễn có tác dụng khổng lồ
đối với hiệu suất học tập. Trên thực tế, học tập tăng tốc là cách thoát khỏi “giả
thuyết thời gian tổng cộng”. Một kỹ thuật sẽ được sử dụng để minh họa điều này.
Các nhà tâm lý gọi đo là “sự phân bố hiệu quả luyện tập”. Nó chỉ ra rằng thời gian
cần để học một cái gì đấy giảm một cách đáng kể nếu việc học được chia ra. Do
đó, một nhiệm vụ cần 30 phút nếu học toàn bộ trong 1 ngày, nhưng chỉ cần 22
phút nếu chia thành 2 ngày, tiết kiệm gần 30%.
Tương tự, gọi lại cũng được cải thiện nếu có một khoảng thời gian ngắn giữa 2
lần trình bày của cùng một vấn đề. Thêm nữa, nếu bạn tự kiểm tra bản thân và
thành công trong việc gọi lại câu trả lời đúng, trí nhớ của bạn đối với những sự
việc đó sẽ được tăng cường đáng kể so với chỉ có thông tin được đưa cho bạn. … ……….
Do đó, một bài kiểm tra thành công là điều mong muốn. Và rõ ràng bài kiểm tra
được thực hiện càng sớm thì xác suất câu trả lời đúng càng cao. Đáp án là sử
dụng chiến lược học tập dưới đây – nó hòa hợp tốt với mô hình trí nhớ ngắn/dài hạn.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 33
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Do đó, bạn hãy học (ví dụ 1 từ mới ngoại ngữ) và kiểm tra (đọc lại) ngay lập tức,
trong khoảng thời gian của trí nhớ ngắn hạn. Sau đó học và đọc lại từ thứ 2 cũng
trong khoảng thời gian của trí nhớ ngắn hạn. Tiếp theo hãy trở về từ đầu tiên sau
1 khoảng thời gian. ………….
Tuy nhiên, những điều trên có một vài điều ngoài lề khi chúng ta quan tâm chủ
yếu tới Ebbinghaus về sự quên. Ebbinghaus thấy rằng sự quên só thể biểu diễn
trên đồ thị - được gọi là “đường cong quên Ebbinghaus”. Đồ thị như hình dưới đây:
Một vài người sẽ ngạc nhiên với kết quả. Nhưng tại sao?
Đã có 2 lý thuyết cơ bản. Thứ nhất, vết tích của trí nhớ nhạt đi dần theo thời gian
giống như ánh sang mặt trời tẩy trắng màn cửa. Lý thuyết thứ 2 nói rằng là do
lượng nhiễu xen vào giữa làm nhạt dần vết của trí nhớ, Đây gọi là lý thuyết giao thoa.
May thay, nhờ những thí nghiệm cẩn thận, dường như rõ ràng giao thoa là
nguyên nhân chính của sự quên, hơn là sự nhạt dần theo thời gian. Và những
hiện tượng (sự việc) xen vào càng nhiều thì chúng ta quên càng nhiều. Chúng ta
gọi đó là thành phần hỗn loạn (nhiễu).
Thí nghiệm của Ebbinghaus chỉ ra sự quên là một điều không may của cuộc sống.
Những thí nghiệm gần đây, tuy nhiên. Bây giờ, nếu điều đó là sự thật thì nó ngụ ý:
bạn học càng nhiều (mới) thì quên càng nhiều (cũ).
Đây là một sự hiểu sai phổ biến. Nhiều người nghĩ rằng trí nhớ như một bình
nước có dung lượng hữu hạn. Một vài cái cũ phải tràn ra cho cái mới thay thế.
Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy điều ngược lại mới đúng. Trí nhớ của bạn như
một cái cây. Nhánh càng nhiều thì khả năng có nhánh mới càng lớn.
Thí nghiệm của Ebbinghaus được thiết kế theo kiểu để tạo ra khả năng quên lớn
nhất, vì ông đã loại trừ một cách cẩn thận mọi thứ mà chúng ta có thể tiến tới
nhận ra…Bằng cách sử dụng những cụm từ không cảm nhận được, ông loại trừ
được ý nghĩa, sự nhận biếtvà sự liên kết, và do đó loại trừ được hầu hết những
thành phần tích cực trong việc ngăn cản sự quên. Kết luận của ông chỉ liên quan
đến những tình huống không triển vọng nhất. Ngược lại, chúng ta sẽ thấy rằng có
thể tạo ra môi trường học lý tưởng mà ở đó hầu như không có sự quên.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 34
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Chúng ta hãy chuyển từ “tại sao quên” sang câu hỏi ngược lại. Cái gì có ảnh
hưởng tích cực lên trí nhớ?
3.4 Nâng cao khả năng của trí nhớ
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 35
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Trước khi chúng ta nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến trí nhớ, hãy
thư giãn một chút với một thí nghiệm nhỏ. Những kết quả sẽ minh họa một vài điều quan trọng. Test 2
Hãy đọc danh sách dưới đây chỉ một lần. Thật chậm rãi và tập trung. Sau đó quay
mặt đi và cố gắng viết càng nhiều từ mà bạn nhớ càng tốt. Cỏ. Giấy. Mèo. Dao.
Tình yêu. Chim. Ghế. Sự thật. Bàn. Nĩa. Bút. Suối. Thì thầm. Hoa. Zulu. Đài.
Xanh. Cừu. Ý nghĩa. Ruộng. Bút chì. Than.
Sau khi viết ra tất cả những từ bạn có thể nhớ, bạn sẽ cảm nhận được một cách
tự nhiên một vài điều chắc chắn sẽ đúng. Những kết quả này minh họa một vài điều quan trọng.
3.4.1 hiệu ứng ban đầu.
Bạn có xu hướng nhớ nhiều hơn đối với những từ ở đầu danh sách. Do đó bạn sẽ
gần như chắc chắn nhớ “Cỏ” và ”Giấy”. Đó được gọi là “HIỆU ỨNG BAN ĐẦU”
3.4.2 Hiệu ứng gần nhất.
Bạn cũng có xu hướng nhớ nhiều hơn với những từ ở cuối danh sách. Nên chăc
bạn nhớ “Bút chì” và ”Than”. Đó gọi là “HIỆU ỨNG MỚI NHẤT”.
Nếu bạn xem xét cả 2 điều trên và vẽ năng suất học điển hình trong việc nhớ một
danh sách các từ hoặc trong một thời gian học tập, như một tiết học, thì đồ thị có dạng như dưới đây.
3.4.3 Hiệu ứng Von Restorff.
Có một từ khác mà chắc chắn bạn nhớ: Zulu. Từ này nổi bật trong danh sách vì
nó rất khác biệt (và có thể tạo một sự liên kết về hình ảnh khá mạnh).
Von Restorff đã khám phá ra một vài điều …Nếu bạn muốn nhớ một cái gì đấy,
hãy chắc chắn rằng nó nổi bật theo bất kỳ cách nào – sặc sỡ, kỳ lạ, thú vị hay
thậm chí là thiếu thẩm mỹ. Một bông hoa đỏ trên nền váy đen thì dễ nhớ còn một
chiếc váy với những bông hoa huyền ảo thì trông rất đẹp nhưng khó nhớ. Thêm
một điều thú vị nữa, bạn có xu hướng nhớ “Hoa” và “Đài” – những từ ở lân cận Zulu…………
Bằng một cách đơn giản là chèn thêm những từ có khả năng nhớ cao vào giữa
danh sách cần nhớ hoặc giữa bài học, bạn có thể tăng sự tập trung và do đó tăng
hiệu suất cả 3 quá trình: mã hóa, ghi nhớ và gọi lại.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 36
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Nó còn hàm chứa một điều thú vị. Bài học càng dài, thời gian mất tập trung càng
lớn. Cách đơn giản là chia bài học ra thành 2 phần với một thời gian nghỉ giải lao
ở giữa sẽ làm tăng khả năng gọi lại – vì nó làm tăng hiệu ứng mới nhất và hiệu ứng ban đầu.
3 . Dấu hiệu đặc biệt.
Quay trở lại danh sách mà bạn đã gọi lại, hầu hết mọi người đều thấy răng họ nhớ
rất ít những từ như: tình yêu, sự thật, thì thầm hoặc ý nghĩa. Đây là những từ trừu
tượng và khó mà tạo cho chúng một hình ảnh hay sự thật cụ thể. Ngược lại,
những từ dễ nhớ nhất luôn là danh từ và tính từ vì chúng dễ tưởng tượng – và
như ta đã thấy, sự hình dung là một trong những chìa khóa cho trí nhớ.
Vì những lý do trên, dạy một ngôn ngữ mới tương tự như khi chúng ta học ngôn
ngữ của chúng ta. Trẻ em học những từ cụ thể trước rồi sau đó mới học những từ
trừu tượng như “quyền ưu tiên” hay “sự thịnh vuợng”. 3.4.4 Sắp xếp nhóm
Trước khi xong việc, hãy nhìn lại danh sách của bạn đã viết. Thường thì những từ
đó được viết theo từng nhóm nhỏ. Có một vài loại như: động vật, mọi thứ từ đồng
quê, những vật mà có thể thấy trong văn phòng, những vật dụng trong nhà bếp và những từ trừu tượng.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 37
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Mặc dù chúng không được nhóm lại với nhau nhưng dường như chúng ta luôn gọi
lại theo từng nhóm. Nhà tâm lý nổi tiếng thế giới người Canada, Endel Tulving ở
đại học Toronto đã làm nhiều thí nghiệm để tìm kiếm vai trò của sự tổ chức trong
tri nhớ. Một trong những kết quả ấn tượng nhất liên quan tới hai nhóm sinh viên,
mỗi nhóm được phát cho 100 tấm thẻ có in từ. Một nửa phải học tất cả bằng cách
nhớ chúng, Số còn lại có nhiệm vụ sắp xép chúng thành những mục.
Sau đó họ được kiểm tra, khả năng nhớ của những người “sắp xếp” bằng những
người “nhớ”. Tulving kết luận rằng khi chúng ta cố gắng nhớ một cái gì đó mới, tự
chúng ta lặp lại nó theo bản năng.
Giả sử bạn muốn nhớ các từ: con ong, bút, đèn, tự hào, cái bai. Sẽ dễ dàng hơn
nếu bạn đặt một hoặc nhiều câu liên kết các từ lại với nhau theo kiểu một câu
chyện ngắn. Bạn thậm chí còn thấy dễ dàng hơn nếu câu chuyện đó dễ hình dung
và tốt hơn cả là bạn có thể vẽ câu chuyện gây xúc động hoặc dân dã, hoặc hài
hước hoặc theo một vài cách liên quan tới cảm xúc của bạn.
Hai công trình nghiên cứu khác nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự liên quan
tích cực với những thứ mới và cả hai đều có liên quan tới học ngôn ngữ.
W.Kintsch và các cộng sự đã tiến hành một cuộc thí nghiệm năm 1971 nhằm dạy
cho 3 nhóm đối tượng 3 danh từ mới. Một nhóm đọc lớn các từ. Nhóm thứ 2 sắp
xếp các từ theo một kiểu nào đấy. Nhóm thứ 3 đặt 1 câu có chứa cả 3 từ. Khả
năng ghi nhớ của nhóm thứ 3 tốt lên 250%.
Trong cuộc thí nghiệm thứ hai, nhà nghiên cứu G.Bower và D.Winzenz dùng 4
nhóm và để họ học những cặp từ không liên quan với nhau.
Nhóm 1: đơn giản học bằng cách đọc nhẩm.
Nhóm 2: Đọc to một câu có chứa những từ đó.
Nhóm 3: Tự đặt câu và đọc to chúng.
Nhóm 4: Tưởng tượng một bức tranh trong đầu mà những từ có sự tương tác
sinh động với nhau nhưng không nói gì cả.
Hiệu quả của mỗi nhóm sau đều tốt hơn nhóm trước. Sự liên kết càng sinh động
thì khả năng học càng tốt. Những kết luận đã được kiểm nghiệm đầy đủ bởi nhà
tâm lý giáo dục Glanzer và Meinzer. Họ cho 2 nhóm người cùng học từ mới.
Nhóm đầu tiên chỉ đơn giản lặp lại mỗi từ sáu lần. Nhóm còn lại dùng cùng lượng
thời gian để nghĩ về từ và “xử lý nhẩm”. Khả năng gọi lại của nhóm thứ hai được
khẳng định là tốt hơn.
Một câu chuyện là một công cụ giúp đỡ trí nhớ tốt và câu chuyện càng phức tạp
thì càng tốt. Một câu chuyện liên kết các từ để nhớ và nó làm cho bạn tự xây
dựng những quang cảnh có liên kết cảm xúc, hình ảnh cũng như âm thanh với
chính bạn. Thêm nữa cốt chuyện sẽ tạo ra một mạch liên kết, do đó bạn có thể dễ
dàng gọi lại chủ đề rồi từ đó nhớ ra những phần khác. Nếu bạn có thể tạo ra
những hình ảnh mạnh giữa 2 từ, nhớ một từ sẽ làm cho bạn nhớ ra từ còn lại. 3.4.5 Mã hóa tổng hợp
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 38
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Lý do một danh sách đồ vật được học qua tranh dễ hơn một danh sách tương tự
qua những từ in ấn là vì người học học qua hình ảnh cũng như lời nói.
3.4.6 Nhớ theo nguyên tắc
Xem xét chuỗi các vần sau: GNRADERECC INELTALEA
Bạn mất bao nhiêu thời gian để có thể nhớ chính xác chuỗi từ trên? Thực tế bạn
có thể làm việc đó trong 20 giây. Băng cách khám phá ra quy luật của nó. Bắt đầu
từ từ cuối cùng “A” rồi đi lên “C”, sang trái “C” rồi xuống “E”, sang trái “L” rồi lên “ E”.v.v..
Kết quả là “accelerated learning”
Tương tự với chuỗi số 3.6.9.12.15.18.21 không cần phải nhớ tất cả. Bạn chỉ đơn
giản nhớ quy luật. Nhớ một quy luật luôn luôn có tác dụng hơn là cố nhớ những
cái cụ thể. Những bậc thầy cờ vua có thể chơi cờ bịt mắt không phải vì hon có thể
gọi lại từng nước đi (họ không làm thế), mà vì họ có thể nhớ được toàn bộ những cái liên quan.
Sau đây là một ví dụ đáng kinh ngạc, Koltanovski năm 1960 đã đánh cùng một lúc
56 ván cờ bịt mắt và thắng 50 hòa 6. Năm 1967, trong một cuộc nghiên cứu thú vị,
A.S.Reber chỉ ra rằng những mối quan hệ giữa các từ thường được nhận ra trong
tiềm thức. Ông lấy 2 nhóm và đưa cho mỗi nhóm một danh sách các từ để học.
Một nhóm có trong tay danh sách được sắp xếp ngẫu nhiên – nhóm còn lại có
danh sách đã được sắp xếp theo một quy tắc nào đó – nhưng quy tắc này không
được nêu cụ thể, nó bị ẩn đi. Hiệu qủ của nhóm hai lớn gấp đôi nhóm một. Một kết
luận rõ ràng rằng những quy tắc này (bao gồm cả ngữ pháp) có thể được học từ
những ví dụ và suy luận.
Trong một ví dụ rất đơn giản khác, lấy từ khóa học tiếng Đức tăng tốc của chúng
tôi, chúng tôi nhận ra những người học người Anh cảm thấy khó khăn để nhớ các
từ chỉ giống đực hay giống cái hay giống trung. Vì vậy chúng tôi dạy họ một vài
nguyên tắc (hay những biện pháp hỗ trợ trí nhớ). Ví dụ như câu thơ: “height of the
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 39
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
kite is always female” được dạy trong 10 giây rằng tất cả những từ tiếng Đức kết
thúc bằng -heit- hoặc -keit- đều thuộc giống cái.
Chúng ta nhơ rất ít những gì không có ý nghĩa với chúng ta nhưng lại rất dễ dàng
nhớ những gì quan trọng (có ý nghĩa). 3.4.7 Hiệu quả ý nghĩa
Năm 1975 Craik và Tulving đã báo cáo trong một cuộc thí nghiệm những người
tình nguyện được yêu cầu nhớ những từ theo một trong 3 cách.
Hình dạng của từ (15%). Âm thanh của từ (29%). Ý nghia của từ (71%). Những số
liệu trong ngoặc là phần trăm những từ được gọi lại đúng sau 2 lần trình diễn
danh sách. Bạn thấy rằng bộ mã hóa dựa trên ý nghĩa tăng gấp 3-4 lần.
Để đơn giản, bạn không quan tâm đến một cái gì trừ khi bạn hiểu nó và nó có một
ý nghĩa gì đấy đối với cá nhân bạn.Khi nó có ý nghĩa, nó có thể được liên kết
trong đầu của bạn với những từ hoặc sự kiện khác mà bạn đã biết và hiểu. Nếu
bạn không quan tâm với thông tin mới, nó sẽ không được xử lý mà chỉ ở một cấp
độ hời hợt. Nó sẽ “vào tai này và ra tai kia”.
Đó là lý do vì sao bạn luôn nhớ kết quả của những bài toán có khỏi đầu khó khăn.
Sự quan tâm dẫn đến sự xử lý thông tin ở mức sâu hơn và do đó trí nhớ sẽ tốt hơn. 3.4.8 Nhớ theo ngữ cảnh
Hãy đọc toàn bộ đoạn mô tả sau: Nhóm đầu tiên đi vào.Nhóm thứ hai đi ra và cố
gằng kéo nhóm thứ nhất ra. Và khi toàn bộ nhóm thứ nhất đã ra ngoài, nhóm thứ
hai lại vào. Nhóm thứ nhất ở ngoài cố mọi cách để nhóm thứ hai phải ra. Khi cả
hai nhóm đã vào và ra hai lần. Do đó, hiểu ngữ cảnh một cách rõ ràng giúp cho ta
dễ hiểu- và đồng thời dễ nhớ.
Khi nhớ bất kì cái gì, việc biết cái tổng quan rất quan trọng vì nhờ đó bạn có thể
hiểu được nguyên lý bao trùm trước khi bắt đầu. Có một điêu tương đương trong
cuộc sống của mỗi người. Khi bạn đến một thành phố mới bạn sẽ nhìn đường
ranh giới trước, sau đó liên kết những nơi ít quan trọng với chúng. Bạn cần phải
có một cái nhìn bao quát và tự lấp đẩy một cách có hệ thốngtrong những khu vực nhỏ hơn.
Đây là một hoạt động tự nhiên và tự phát, sau này là nhứng yếu tố quan trọng.
Nhà tiên phong về giáo dục Charles Schmid ví tầm quan trọng của ngữ cảnh với
trò chơi xếp hình – nó sẽ khó gấp 10 lần nếu không được nhìn ảnh. Những người
tiền sủ đã tiến hóa trí nhớ rộng ra nhằm cung cấp cho họ khả năng ghi nhớ những
con đường và vị trí của ngôi lều cũng như thức ăn. Vì họ bị hạn chế về tiếng nói
nên sự mô tả theo bản năng này dựa chủ yếu vào khả năng hình dung – đem
quang cảnh vào trong “mắt của trí não”. Thậm chí cho tới ngày nay, những bộ lạc
ờ châu phi vẫn còn có những khả năng như vậy trong khi các chi nhánh của
chúng ở phía Tây thì không có. Trí nhớ chính xác hình ảnh băng thị giác là khả
năng cho phép chạy lại những quang cảnh trong đầu – như một cuốn băng hình.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 40
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Như chúng ta sẽ thấy, nguyên tắc xem xét tổng quan và phác thảo sự vật không
chỉ tạo ra ngữ cảnh,và do đó, cả ý nghĩa mà còn dẫn đến sự tận dụng thành phẩn
riêng lẻ đầy tiềm năng của trí nhớ - trí nhớ hình ảnh.
3.4.9 Nhớ theo ngữ cảnh vật lý
Môi trường vật lý mà bạn học tập có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng gọi lại. Nhà
triết học người Anh ở thế kỷ 17 – John Locke – đã trích dẫn một trường hợp đặc
biệt kỳ lạ về một người đàn ông học nhảy “và thật là hoàn hảo”.Ở một trường hợp
kỳ quái tương tự nhưng được nghiên cứu cẩn thận, hai nhà tiến sỹ tâm lý ở
Cambridge Alan Baddeley và Duncan Godden dạy cho một nhóm thợ lặn 40 từ
không liên quan với nhau. Một nửa được dạy dưới nước và một nửa ở trên bờ.
Những từ được dạy và kiểm tra dưới nước được gọi lại tốt gấp đôi những từ được
dạy trên bờ nhưng kiểm tra dưới nước.
Nó ám chỉ bạn sẽ gọi lại tốt hơn trong cùng một môi trường, rằng hầu hết mọi
người làm việc tốt hơn khi làm việc ở cùng một vị trí. Ngược lại, gọi lại những gì
đã học cũng đồng thời gợi lại khung cảnh mà người học đã ngồi học.
R.N.Shiffrin viết trong cuốn “Mô hình trí nhớ của con người” đã kiểm chứng những
ấn tượng của những tấm thẻ dung để dạy từ - và thấy rằng những người tham gia
không chỉ nhớ từ và cách dịch nó mà còn có cả kích thước và màu sắc của từ và
thường có những gì bao quanh nơi đã được học.
3.4.10 Nâng cao trí nhớ nhờ giấc ngủ
Một trong những vấn đề chủ yếu của các nhà tâm lý chính là giấc mơ. Một quyển
sách gần đây tựa đề “Cảnh vật ban đêm”, do Chris Evans và Peter Evans viết,
diễn giải một cách khoa học “trạng thái nghệ thuật” liên quan tới chức năng của giấc ngủ và mơ.
Theo thuyết tiến hóa, khá là ngạc nhiên rằng lớp thú dành khoảng 1/3 toàn bộ
cuộc đời đặt mình trong trạng thái không hoàn toàn tỉnh táo và dễ bị tổn thương
được biết đến dưới cái tên: giấc ngủ. quyển sách đã xây dựng một lý thuyết rất
khoa học về giấc ngủ và giấc mơ. Chris Evans nêu ra một sự tương đương phù
hợp giữa trí não của con người và máy tính nối mạng. Thỉnh thoảng, để máy tính
có thể chương trình hóa lại thì nó phải ngoại tuyến (off line). Đó là thời gian khi
những chương trình mới được kiểm tra và cũ được chỉnh sửa. Tương tự, não
người cúng cần phải ngoại tuyến như thế. Những kinh nghiệm của một ngày được
ôn lại trong khi mơ và được tiêu hóa vào trong niểm tin và cách ứng xử trong
tương lai. Theo cuộc nghiên cứu của Eugene Aserinsky làm việc cùng với nhà
nghiên cứu giấc ngủ Nat Kleitman, chúng ta biết răng giấc mơ xảy ra trong khi
“ngủ ngược đời” (gọi thế vì thực ra lúc đó não đang làm việc rất tích cực) hoặc khi
có giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement).
Có nhiều bằng chứng chi tiết rằng giấc ngủ REM có thể xảy ra khi bộ não sắp xếp
và định dạng những thông tin và kinh nghiệm mới, và quyết định làm sao để thích
nghi chúng. Năm 1968, Bassin kết luận rằng “một vài thành phần của giấc mơ có
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 41
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
liên uan đến quá trình xử lý thông tin trong tiềm thức”. Nếu đúng như thế, thì nếu
có càng nhiều thông tin mới diễn ra trong ngày thì tỷ lệ giấc ngủ REM, tức là giấc mơ càng cao.
Trong khi người lớn chỉ trải qua khoảng 20% giấc ngủ là trong tạng thái mơ và tỷ
lệ này giảm đi khi họ già đi – nhưng đối với những đứa bé, chúng dùng tới 50%
ngủ là mơ. Tiến sỹ Morton Schatzman, một người chữa bệnh bằng hiệu pháp tâm
lý, đã thành công trong việc khiến những sinh viên phải “tưởng tượng” ra lời giải
của vấn đề theo đúng nghĩa đen của nó. Trong một trong những thí nghiệm đơn
giản, ông đưa một dãy các chữ cái cho các sinh viên. Đó là H,I,J,K,L,M,N,O.
Những từ này diễn tả một từ. Một vài sinh viên báo cáo rằng họ có những giấc mơ
như đi săn cá mập, đua thuyền, đi bộ dưới mưa. Chúng đều có một sự liên quan
trong tiềm thức với đáp án, là “H to O” hay H2O, tức là nước.
Học lúc ngủ (Hypnopaedia)
Nếu ngủ có thể giúp bạn tiêu hóa nhữnh hiện tượng,,tìm kiếm giải pháp và thoải
mái “chạy thử” cách cư xử, thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng giấc ngủ để học tập
một cách tích cực. Những thí nghiệm được thực hiện đầu tiên ở Mỹ năm 1942 sau
đó lan sang Nga vào những năm 50. Hypnopaedia là một khái niệm phổ biến
nhưng chưa từng có một sự thành công thực sự nào về nó. Trên cơ sở những
công trình của Tiến sỹ Chris Evans và các kết luận rằng giấc ngủ là khi não, cũng
giống như máy vi tính, hoạt động “ngoại tuyến” (off line), chúng ta có thể thấy vì
sao phương pháp học lúc ngủ không thể thành công.
Bây giờ chúng ta đã nhận thức đủ về tầm quan trọng của việc học, rằng chúng ta
thực sự không hy vọng hypnopaedia có thể hoạt động. Học tập có thể dễ dang
nhất trong trạng thái yên lặng, sự tỉnh táo thoải mái nhưng điều đó không có nghĩa
bạn không cần phải nhận thức đầy đủ. 3.4.11 Nghỉ giải lao
Quan điểm cho rằng thỉng thoảng bạn cần phải nghỉ ngơi đã được kiểm nghiệm
bởi nhà nghiên cứu người Pháp Henri Pieron. Ông thấy rằng với những khoảng
thời gian nghỉ giải lao được định trước trong một khóa học sẽ làm tăng khả năng
gọi lại. Nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút là lý tưởng, thời gian mỗi lần nghỉ khoảng 5
phút. Dĩ nhiên sẽ không có sự cải thiện nếu thời gian nghỉ quá 10 phút. Thời gian
nghỉ nên là hoàn toàn thoải mái nếu không sẽ có nhiều sự liên kết tạo nên do
nhiễu, và chúng sẽ làm rối những vêt tích còn lại trong trí nhớ về bài học. Thở thật
sâu và những bài tập thể dục thư giãn – được miêu tả trong chương 12 được thiết
kế riêng để tạo nên sự thoải mái về thể xác và tinh thần và làm tăng lượng oxy chạy vào não.
Tác dụng của nghỉ ngơi trong việc tăng khả năng gọi lại được mô tả trong mô hình sau:
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 42
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn 3.4.12 Ôn tập
Nếu như nghỉ giải lao cải thiện sự chắc chắn của trí nhớ, thì có một mô hình
tương tự có tác dụng tương tự lên sự chắc chắn của trí nhớ dài hạn, đó là cắt nhỏ
toàn bộ thời gian dùng cho việc học. Từ nhiều nguồn thông tin bao gồm quyển
sách nổi tiếng “Sử dụng cái đầu của bạn” của Tony Buzans, và từ những nhà tâm
lý giáo dục và thực nghiệm, thì mô hình ôn tập sau đây được coi là lý tưởng. Với
thời gian học đầu tiên khoảng 45 phút.
1.Học kết hợp với ôn bài ngay lập tức và liên tục nhằm đảm bảo thông tin được
truyền từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
Mô hình ôn tập này đòi hỏi khoảng 20 phút đối với mỗi 45 phút tiếp nhận thông tin,
nhưng sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian học tập nếu so với việc học theo ham muốn
một cách bình thường………..
Mô hình và hiệu quả có thể được minh họa như sau:
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 43
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Sự gia tăng đều đặn của khả năng gọi lại tương phản với đường cong quên đúng
như chúng ta mang đợi. Sẽ không quá lạc quan khi mong đợi sẽ tăng được 400-
500% trong việc học nếu thực hiện theo kế hoạch này.
Trong một bài nghiêm cứu duy nhất được báo cáo trong “Practical Aspects of
Memory”, Mangold Linton đã giữ một quyển nhật ký trong 4 năm liên tục. Cô đã
chỉ ra rằng, các sự kiện trong nhật ký chỉ được nhắc đến 1 lần thì sẽ bị quên tới
65%. Thậm chí chỉ một lần nhắc lại cũng làm giảm đáng kể việc quên. Chỉ với 4
lần nhắc lại trong 4 năm làm cho khả năng quên chỉ còn 12%. Theo khia cạnh
khác, 4 lần nhác lại làm cho khả năng gọi lại tăng tới 88%. Trí nhớ và khả năng
của bạn lớn hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể tưởng tượng.
Cho đến giờ, chúng ta thậm chí chưa thảo luận đến sự trợ giúp cá nhân hiệu quả
nhất để học nhanh và hiệu quả - khả năng khổng lồ của sụ liên kết. Trước đó,
chúng ta hãy chuyển sự chú ý từ những hành động tự nhiên mà giúp đỡ trí nhớ,
sang một vài sự trợ giúp nhân tạo nhưng hữu ích và có mục đich hướng dẫn.
3.4.13 Nhịp điệu và Vần
Một lý do mà các thầy tu thường hát trong các buổi lễ cầu kinh là,nhịp điệu và vần
là một thuật nhớ rất hiệu quả.Thuật nhớ là một trợ giúp đơn giản đối với trí nhớ.
Một ví dụ phổ biến khác về sức mạnh của nhịp điệu và vần là quy tắc “Muốn tính
diện tích hình thang, đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào, thế rồi nhân với chiều
cao, chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra”.Quy tắc bị chia mẩu, nó vần và có nhịp
điệu. Vì vậy nó dễ nhớ.
Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về vai trò của âm nhạc đối với trí nhớ trong phần
trước, nhưng hầu hết các bậc cha mẹ đã quá quen với khả năng thuộc lời nhạc
pop của con trẻ, điều đặc biệt là chúng lạI không thể thuộc các sự kiện lịch sử hay
các động từ tiếng Pháp. Nhạc pop thường được chia thành mẩu, có vần và nhạc
điệu, nhưng ngày tháng thì không! Hơn nữa,nhạc pop có kết hợp quan hệ cảm
xúc, âm thanh với từ ngữ- và kết hợp càng tốt thì càng dễ nhớ.
3.4.14 Nhớ theo mục đích
Ví dụ về các em thanh thiếu niên và nhạc pop còn có một điều quan trọng khác-
đó rõ ràng là sự thúc đẩy trong công việc.Sự thúc đẩy này kết nốI được rất nhiều
điểm có sẵn.Nếu chúng ta có động lực chúng ta sẽ dễ dàng thành công hơn.Các
em thanh thiếu niên có động cơ học nhạc pop.Thực ra,chúng không học một cách
trực tiếp.Chúng thưởng thức và không có chút căng thẳng nào.
Một phạm vi khác mà chúng ta phát hiện được trong quá trình thực hành AL là
động cơ thúc đẩy.Do việc mong muốn thành công là lớn và vì các em học sinh
thực sự thấy việc học là dễ dàng và có hiệu quả nên việc khuyến khích,thúc đẩy
sẽ là động cơ tiếp theo giúp các em học/ thích thú/thành công.
Học sinh học ngôn ngữ bản sứ nhanh bất ngờ, một phần vì chúng sử dụng một
cách không có ý thức các quy tắc học mà chúng ta phát hiện được trong việc tạo
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 44
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
nên phương pháp AL, và một phần vì chúng thực sự có động lực để làm điều đó.
Đó là cách duy nhất để chúng lấy được cái chúng muốn!
Nếu bạn có động lực, nếu bạn có hứng thú vớI một môn học, bạn tập trung chú ý
và điều đó tạo ra một môi trường học tốt.
Sẽ không có hại gì nếu giới thiệu một chút về động cơ thúc đẩy nhân tạo. Đặt cho
bạn một mục tiêu và khi mục tiêu đó đạt được, hãy tự thưởng cho mình, theo cách
riêng của bạn.Ví dụ, mua một vài bộ quần áo mớI,hay là nước hoa hay một chiếc
cà vạt hoặc là đi xem ca nhạc hay một bữa ăn hang.Món đồ cụ thể không quan
trọng mà điều quan trọng là phần thưởng và động lực thúc đẩy.
3.4.15 Nâng cao trí nhờ bằng phương pháp nhắc lại.
Đối với những người cho rằng việc học có nghĩa là không bao giờ kết thúc và là
sự lặp lại nhàm chán, chúng ta có một vài tin tốt.Bạn nói đúng - việc lặp lại không
phảI là một phương pháp học hiệu quả!
Việc lặp đi lặp lại hầu như không có ý nghĩa gì cả trừ khi ta bị lôi quấn.
Nhà tâm lý học Mỹ M.J. Adams và R.S. Nickerson báo cáo trong “Nhận Thức Tâm
Lý” vào năm 1979, yêu cầu các đối tượng nghiên cứu nhớ và vẽ các đường nét
của một đồng xu phổ biến ở Mỹ; một đồng xu mà mọi người thường cầm một vài
lần trong một ngày hay hàng nghìn lần trong khoảng 10 năm. Trí nhớ về chi tiết
thực tế thì thật kinh khủng.
Việc kinh khủng tương tự là kết quả của một nghiên cứu thực hiện bởI tiến sĩ Alan
Baddeley và Debra Dekerian ở một đơn vị tâm lý học ứng dụng ở Cambridge. Đài
B.B.C. đang tiến hành chiến dịch để thông báo thay đổI bước sóng phát.MỗI đốI
tượng có thể nghe thông báo trên đài của mình hàng vài trăm lần.Nhưng việc nhớ
lạI chính xác thì không tốt chút nào nếu không nói là tệ.
Việc lặp đi lặp lại là thiếu hiệu quả, lý do của điều này không khó đoán. Trước hết,
nếu không có động cơ thúc đẩy mạnh và trừ khi việc lặp lạI được nhớ rất kỹ, nếu
không vấn đề sẽ là “Vào tai nọ ra tai kia”.Thứ hai, bản thân việc lặp đi lặp lạI đã
tiêu diệt một khả năng ghi nhớ- sức mạnh phi thường của việc tập trung sự chú ý
và do đó tạo thành trí nhớ.
Cái gì giúp chúng ta có được sự trợ giúp cho bộ nhớ - thuật nhớ
3.4.16 Thuật nhớ - Người Hy Lạp có một từ để miêu tả điều đó
Từ thuật nhớ xuất phát từ tiếng Hy Lạp “MNEME” nghĩa là ghi nhớ, và một thuật
nhớ là bất kỳ điều gì giúp cho bạn nhớ tốt hơn.
Các hệ thống như vậy có rất nhiều. Phương pháp đầu tiên nhất được để lạI bởI
một nhà thơ Hy Lạp Simonides, sau đó là một bi kịch.Simonides, theo như Cicero
nói,tham dự một bữa tiệc mừng chiến thắng. Ông bị gọI ra ngoài vào giữa buổI
tiệc, ngay trước khi sàn của tòa nhà tổ chức tiệc bị sụp đổ, làm chết và bị thương
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 45
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
các vị khách và làm cho nhiều thi thể không thể nhận diện được.Simonides được
nhờ giúp đỡ trong việc nhận dạng. Ông thấy ông có thể làm được điều đó bằng
cách nhớ lạI vị trí mà mỗI ngườI ngồi.
Từ kinh nghiệm khủng khiếp này ông đưa ra một ý tưởng về việc hình dung chi
tiết về các địa điểm, để sau đó nhớ ra một danh sách các vật. Để làm rõ phương
pháp này, Cicero giảI thích rằng trước hết bạn phảI hình dung ra một dãy các địa
điểm trong căn nhà. Như vậy các địa điểm có thể là các phòng của căn nhà. Sau
đó bạn có thể nhớ được các vật đặt ở mỗI phòng.Khi đã nhớ được danh sách,
bạn có thể đi qua các địa điểm và lần lượt thấy được các vật.
Người La Mã thường dùng hệ thống này để nhớ chuỗI các điểm trong bài nói- do
đó mớI có cụm từ phổ biến “điểm đầu tiên”và” điểm thứ hai”.
Người Hy Lạp cũng dùng hệ thống này, họ dùng từ “topos” để chỉ địa điểm, và từ
đó chúng ta có từ tiếng Anh là “topic”.
Từ thế kỷ 19 xuất hiện rất nhiều các thuật nhớ, và rõ ràng có nằm trong mục đích
thương mại.Hầu hết đều dựa trên hệ thống từ peg, đồng thờI cũng dùng các hình tượng khả kiến.
3.4.17 Nhớ bằng hình ảnh
Hình ảnh trực quan dễ nhớ hơn từ ngữ rất nhiều.”Một bức tranh có giá trị bằng hàng nghìn từ ngữ”.
Khoa học Mỹ trong tháng 5 năm 1970 đã cung cấp một khoản tiền rất lớn cho một
thí nghiệm thực hiện bởi Ralph Haber của trường đại học Rochester N.Y.Các đối
tượng nghiên cứu được xem 2500 bức ảnh trong mỗi giây.Trong suốt bảy tiếng đồng hồ !
Kết thúc khoảng thời gian đó, trong suốt ba ngày tiếp theo, các đối tượng này
được xem gần 300 cặp ảnh.Một trong số đó họ đã được xem, cái còn lại nằm
trong số các bức ảnh tương tự, nhưng vẫn là mới.
Họ nhận ra đúng được khoảng 85% -95% bức ảnh gốc. Trong buổi kiểm tra tiếp
theo các đối tượng này được giới thiệu 600 bức ảnh và kiểm tra ngay lúc đó.Họ
nhận ra đúng 98%!Nghiên cứu sau này của một người Canada là R.S.Nickerson
cho thấy, các bức ảnh sặc sỡ được 99% ghi nhớ đúng!
Đối với tất cả các dự định và mục đích, khả năng ghi nhớ gần như hoàn hảo.Đó
chính là thực tế rằng, công nghiệp quảng cáo được biết đến hàng nhiều năm và
chúng ta sẽ kết hợp nó trong hệ thống học này.
3.4.18 Nhớ bằng liên tưởng
Bộ não không phải là một miếng xốp hấp thụ thông tin thậm chí ngay cả khi nó bị
bão hòa.Nó là một mạng khổng lồ với các kết nối phức tạp.Bộ nhớ làm việc cũng theo cách đó.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 46
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Mỗi sự kiện hay khái niệm mới mà bạn học đều được thêm vào và liên kết với hệ
thống có sẵn.Vì vậy khi bạn ghi nhớ thêm cái gì mới,nó không chỉ tạo thành một
liên kết với mạng có sẵn, nó còn tạo ra một móc nối với các phần có khả năng kết
nối.Vì thế bạn càng học và nhớ nhiều thì khả năng học và nhớ trong tương lai của bạn càng lớn.
Nhớ lại một sự kiện vui vẻ (hoặc thậm chí là đau buồn) trong cuộc đời bạn.Bạn tất
nhiên sẽ nhớ lại ít nhất là khung cảnh tại thời điểm ấy, hoặc cảm giác lúc đó.Hầu
hết mọi người đều nhớ rằng họ đang ở đâu khi học nghe thấy John Kennedy hay
Elvis Presley chết.Bộ nhớ liên quan tới sự liên tưởng.Nếu bạn muốn có khả năng
nhớ tốt, hãy tạo ra sự liên tưởng tốt.
Vào năm 1972 H.R.Lindsay và D.A.Norman giới thiệu một khái niệm hấp dẫn
trong cuốn sách mang tên “Quá trình xử lý thông tin của con người”.Họ gọi nó là
“ mạng lưới ngữ nghĩa” và đó là một giới thiệu bằng hình ảnh quá trình làm việc của bộ nhớ.
Từ ý tưởng chủ đạo trên, bộ não không xử lý ý nghĩ theo một dãy trực tiếp các
quá trình logic(não trái thì có thể, nhưng toàn bộ não thì không).
Thay vì như vậy, nó tạo ra sự liên hệ và kết nối nhanh cho các ý tưởng đó.Quá
trình xử lý có thể minh họa như sau: Chúng ta bắt đầu với một ý tưởng cơ bản
đơn giản hay từ. Cái Bàn’.Quá trình diễn biến với đối tượng tiếp nhận sẽ xảy ra ba
mươi giây kể từ khi tiếp nhận khái niệm “Cái Bàn” Thứ tự sẽ là:
Bàn/Ghế/Chân/Cô Gái/Cái Váy/Cái Tay/Chạm/Ngón tay/Cái Đập
Freud chắc chắn sẽ hài lòng với trình tự này, vì anh ấy thường dùng phương pháp
tự do liên tưởng tới chủ đề giới tính.Tôi rõ ràng không mất thời gian để liên tưởng
từ cái bàn đến cái ghế, từ cái ghế đến cô gái.Cách phát triển tuần tự này có thể
minh họa như sau(ảnh).Nó là sự tương ứng phù hợp giữa cách mà bộ não và bộ
nhớ làm việc, tạo thành liên tưởng và kết nối,qua lời nói, qua hình ảnh và liên
tưởng cả hành động lẫn hình ảnh.Liên tưởng giác quan trực tiếp- ở đây là cả hình
ảnh và giác quan vận động(tức là có liên quan tới chạm), nối tiếp nhau giống như
là cảnh ở trong một giấc mơ.
Bây giờ không duyệt qua hết cả quá trình suy nghĩ,(hay khám phá quá nhiều sự
làm việc bên trong của bộ não đối tượng)trình tự ba mươi giây sẽ là:
Bàn-lập tức liên tưởng dến ghế Ghế-có chân Một cô gái- có chân
Một cô gái thường mặc váy
Bức tranh về cô gái với bàn tay nắm ở trên khi cô mặc (hoặc cởi ) váy.
Bàn tay là một chi tiết quan trọng của bức tranh này.
Bàn tay thường chạm nhẹ,mềm mại và dịu dàng
Chạm liên quan tới ngón tay
Bức tranh về ngón tay được mở ra
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 47
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Liên quan ngược lại tới cô gái với bàn tay đặt ở trên.
Chỉ trong 30 giây có tới năm hình ảnh được tạo ra và chín từ riêng biệt được sinh
ra từ một từ gốc đơn giản “Cái Bàn”.
Nếu Lindsay và Norman là người đầu tiên cho rằng mạng lưới liên tưởng hình ảnh
ghi chép các khái niệm theo cách mà bộ nhớ làm việc, Tony Buzan là người
truyền bá định nghĩa “Bản Đồ Bộ Nhớ”.
Chúng ta đã phát triển khái niệm về trực quan hóa thông tin theo cách mà bộ não
làm việc.Chúng ta đã phát triển cái mà chúng ta gọi là “Bản Đồ Bộ Nhớ”.Điều này
không đơn giản như là cách xem lại thông tin khi nó đã được nạp mà giống như
cách tạo thành trí nhớ(nghĩa là học) trong lần đầu tiên.Nếu thông tin có thể cho
dưới dạng trực quan và có liên kết,(giống như trình tự từ cái ghế đến cái đập, như
trên), như vậy rõ ràng chúng ta có một thiết bị không chỉ kết hợp hình ảnh mà tái
hiện lại chính xác cách mà bộ não làm việc.Thông tin được tiền phân loại trong bộ
nhớ có thể được sử dụng dễ dàng.
Bạn có thể học được nhiều hơn về sức mạnh của bản đồ bộ nhớ, ở phần sau của cuốn sách này.
3.4.19 Nhớ bằng quá trình tương tác
Chúng ta biết hình ảnh trực quan là rất mạnh.Nhưng hình ảnh có thể tự nó mạnh
lên nếu nó có tham gia vào tương tác.Nhà tâm lý học Gordon Bower báo cáo
trong một đợt kiểm tra, trong đó các đối tượng được đưa cho 12 cặp từ và 8 giây
để học.Họ chỉ nhớ được 33% cặp từ, nhưng khi yêu cầu họ tạo ra một liên tưởng
hình ảnh giữa các cặp, thì số cặp được nhớ lại lên tới 80%.
Khi sự liên tưởng rõ ràng có liên quan tới một tương tác trực tiếp giữa các hình
ảnh, thì sự gợi nhớ sẽ tốt hơn.Từ đó, giả sử cặp từ là Dolphin và Flower. Một hình
ảnh trực quan dễ chấp nhận là một bông hoa cúc lớn nổi bên cạnh con cá
heo.Nhưng điều đó vốn không có liên quan trực tiếp.Một hình ảnh hay hơn là một
con cá heo mỉm cười thổi một dãy hoa sặc sỡ ra khỏi cái hố trên đầu nó.Hình ảnh
này có liên quan tới tương tác, chuyển động và màu sắc.Hình ảnh càng chi tiết thì càng tốt.
Các cuộc kiểm tra cho thấy một hình ảnh tương tác, sắc bén có thể nâng cao khả
năng nhớ cặp từ lên 300% so với cách học thuộc thông thường. Tất cả điều này
không hàm ý rằng hình ảnh là cách duy nhất để tạo ra sức mạnh liên tưởng và do
đó tạo thành trí nhớ. Rõ ràng,sự liên tưởng có liên quan tới âm nhạc (những
người yêu nhau thường có một bài hát đặc biệt nào đó),mùi thơm (đó là mùi
hương tỏa nhẹ không thể nào quên),và cái chạm nhẹ,có thể là một cách có hiệu
quả. Những hình ảnh trực quan là một công cụ mà chúng ta có thể dùng mà
không cần đến sự hỗ trợ bên ngoài.Nó chỉ liên quan tới khả năng tưởng tượng của chúng ta.
3.4.20 Nhớ bằng sơ đồ tư duy
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 48
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Cuối cùng, ngoài những phương pháp ghi nhớ trên, áp dụng bản chất não tư duy
bàng hình ảnh và khái niệm, hoạt động theo cơ chế liên kết chúng ta có phương
pháp nâng cao trí nhớ bằng công cụ Sơ đồ tư duy. Sử dụng công cụ sơ đồ tư duy
trong ghi nhớ giúp người học sử dụng tổng hợp các hiệu ứng mầu sắc, sắp xếp,
nguyên tắc, liên tưởng và hính ảnh. Đây là phương pháp nhớ tổng hợp dễ áp
dụng cho người sử dụng.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 49
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn 4 CÁC CÔNG CỤ TƯ DUY
(Phương tiện kết nối, phát huy trí tuệ tập thể trong cuộc sống và công việc)
So với các dân tộc trên thế giới, người lao động Việt Nam được đánh giá là thông
minh, sáng tạo tuy nhiên lại tạo ra một hiệu quả công việc chưa thực sự thuyết
phục nhất là khi làm việc đồng đội với nhau. Một cá nhân xuất sắc, một Giám đốc,
một Lãnh đạo tổ chức tài năng không thể thành công khi không kết nối và phối
hợp với các thành viên khác. Trong chiến lược khai thác, nâng cao năng lực nhân
viên ngoài việc tạo môi trường làm việc thoải mái, an toàn cho mỗi cá nhân thể
hiện khả năng của mình thì vấn đề quan trọng không kém vẫn là tìm ra một cơ
chế, một phương tiện tư duy giúp các thành viên hỗ trợ, đồng thuận với nhau
trong công việc và cuộc sống. Trên cơ sở nghiên cứu và bằng những kinh nghiệm
đào tạo thực tế của mình Tâm Việt Group đã đưa ra bộ ba công cụ tư duy đầy sức
mạnh trong vấn đề phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể cũng như vấn đề lãnh đạo và
quản lý cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. 4.1 Khởi tạo ý tưởng
Phương pháp tư duy và giải quyết vấn đề, nâng cao hiệu quả công việc tốt nhất là
khai thác tối đa sự sáng tạo của bộ não con người, ngay từ năm 1938 Alex
Osborne trên cơ sở nhiều năm nghiên cứu của mình đã đưa ra công cụ Khởi tạo ý
tưởng (Brainstorming). Mục đích đầu tiên của công cụ này ra đời chính là để “kết
nối các bộ óc vĩ đại lại với nhau” tạo ra một danh sách các ý tưởng hay giải
pháp từ đó phân tích, thảo luận để đưa ra giải pháp tối ưu. 4.1.1 Nguyên tắc
o Càng nhiều ý tưởng càng tốt (Khích lệ thành viên tham gia và tăng hiệu quả
làm việc. Đội quan tâm đến số lượng hơn là chất lượng các ý tưởng)
o Các ý tưởng đưa ra càng độc đáo, mới lạ càng tốt (Khích lệ sự sáng tạo, độc
đáo và mới mẻ, tìm ra các nhân tài nổi trội)
o Không chỉ trích hay phê phán ý tưởng của người khác (Tạo nên một môi
trường tích cực cho mỗi cá nhân tham gia và đóng góp, một môi trường an
toàn cho ý kiến của mỗi cá nhân được tôn trọng).
Ba nguyên tắc này đảm bảo cho chúng ta phát huy tối đa sức mạnh sáng tạo của
tập thể trong tư duy và giải quyết vấn đề. Khi sử dụng bộ công cụ Khởi tạo ý
tưởng sẽ giúp con người phá bỏ mọi rào cản tư duy bên trong cũng như bên
ngoài, loại bỏ mặt tiêu cực của tư duy phê phán giúp con người khai thác tối đa
khả năng sáng tạo của mình. Khởi tạo ý tưởng là bước đầu tiên trong quy trình
giải quyết vấn đề Đồng đội cùng sáng tạo giải quyết vấn đề TCPS
4.1.2 Quy trình thực hiện 1 . Trình bày vấn đề
2 . Đề nghị đưa ra các giải pháp
3 . Nêu 3 nguyên tắc của phương pháp
4 . Bài tập khởi động phương pháp động não
5 . Tiến hành động não, thu thập ý tưởng 6 . Phân tích:
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 50
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
a. Các thành viên phân tích các dữ kiện đưa ra b. Phân loại ý kiến
c. Loại bỏ các ý kiến thừa, không liên quan
7. Kết thúc: Đưa ra các kết quả 4.1.3 Bài tập ví dụ
1 . Nêu vấn đề: “Công việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng Bút dạ của chúng ta
đang diễn ra không như mong đợi. Vấn đề là làm thế nào để cải thiện tình hình?”
2. Đề nghị đưa giải pháp: “Chúng ta hãy cùng thảo luận để đưa ra giải pháp để
cải thiện tình hình sản xuất và sản phẩm bút mực!”
3. Nêu 3 nguyên tắc khởi tạo ý tưởng: “Trong quá trình thảo luận chúng ta cùng
tuân thủ 3 nguyên tắc sau:
o Càng nhiều ý tưởng càng tốt (Khích lệ thành viên tham gia và tăng hiệu quả làm việc)
o Càng độc đáo, mới lạ càng tốt (Khích lệ sự sáng tạo, độc đáo và mới mẻ,
tìm ra các nhân tài nổi trội)
o Không chỉ trích phê phán ý tưởng của người khác (Tạo nên một môi trường
tích cực cho mỗi cá nhân tham gia và đóng góp, một môi trường an toàn
cho ý kiến của mỗi cá nhân được tôn trọng)”.
4. Bài tập khởi động (Người điều hành sẽ chuẩn bị một vật dụng đơn giản - ví dụ:
1 tờ giấy): “Bây giờ chúng ta cùng làm một bài tập khởi động. Với 3 nguyên tắc
trên chúng ta hãy cùng đưa ra các ý tưởng có thể dùng tờ giấy này vào việc gì?”
Các thành viên lần lượt chuyền tay nhau tờ giấy và mỗi người nêu lên một ý
tưởng về cách sử dụng tờ giấy. Bài tập khởi động giúp các thành viên tập
trung suy nghĩ chuyển sang trạng thái tư duy sáng tạo.Người điều hành sẽ ghi
chép tất cả các ý kiến lên bảng.
Ví dụ: Công dụng của tờ giấy: Viết Lót nồi Làm roi Gói quà Vẽ Che mặt Che cửa Nút chai Đốt Thấm nước Dán tường … Kê ngồi Che mưa Chơi đồ hàng
5 . Sau khi làm bài tập khởi động, người điều hành đề nghị các thành viên tuân
thủ nguyên tắc và truyền bút cho mỗi thành viên. Mỗi thành viên nhận được
bút sẽ nói lên một ý tưởng. Ý tưởng của người sau không được trùng với ý
tưởng của người trước.
Các thành viên tập trung và đưa ra ý tưởng của mình.Người điều hành và các
thành viên khác sẽ không đánh giá và ghi lại toàn bộ các ý tưởng do các thành viên đưa ra.
Công dụng của chiếc bút dạ Viết Cài tóc Micro Đọc chữ Vẽ Tô mặt Viết bảng Quảng cáo Ghi chép Chặn giấy Làm bánh Làm bút đôi
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 51
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn Làm việc Cắm hoa Vẽ hoa Gắn tẩy vào đuôi Cắn Uống nước Khung ảnh Làm bút camera Đập Đi giày Thay mực Lấy mực Xoay Đánh móng tay Dùi trống Lấy nhựa Ngoáy café Ngoáy tai Thước ngắm Làm đũa ăn cơm Chọc Gãi lưng Vẽ hình tròn Kỳ cọ Làm thanh ngang Thước kẻ Chơi trò chơi Vẽ khung Để giấy Nhai
Dạy khởi tạo ý Làm xoăn tóc Làm đinh Cắn tưởng Làm chuông gió Then cửa Xỉa răng Đo đạc …
6. Phân tích: Các thành viên cùng phân loại và phân tích các ý tưởng để đưa ra
một bảng phân loại như sau:
Phân loại công dụng của chiếc bút Học tập: Giải trí Tiện ích Viết bảng Ngoáy tai Ngoáy café Viết Gãi lưng Làm thanh ngang Vẽ hoa Thước kẻ Để giấy Khung ảnh Cắn Làm đinh Thay mực Xỉa răng Then cửa Thước ngắm Xoay Cài tóc Vẽ hình tròn Chơi trò chơi Chặn giấy Đo đạc Dùi trống Đọc chữ Kỳ cọ Làm bút đôi Gắn tẩy vào đuôi Làm bút camera Lấy mực Ghi chép
Sau khi phân loại, các thành viên sẽ cùng phân tích để lựa chọn giải pháp tối
ưu. Đến đây xuất hiện vấn đề lưu giữ và phân loại các ý tưởng. Để phân loại
và lưu giữ các ý tưởng một cách có hệ thống vừa tổng hợp vừa chi tiết chúng
ta sẽ dùng Sơ đồ tư duy được trình bày chi tiết ở phần sau.
7. Kết thúc quá trình phân tích, người điều hành hướng dẫn các thành viên cùng
thống nhất chọn ra một hoặc một số ý tưởng hay giải pháp tối ưu. 4.2 Sơ đồ tư duy
Công cụ tư duy thứ hai trong quy trình sáng tạo đồng đội cùng giải quyết vấn đề
TCPS là Sơ đồ tư duy (Mindmap). Những ý tưởng, mô hình đầu tiên của công cụ
tư duy này được xuất hiện vào cuối thập niên 60 thế kỉ 20 bởi Tony Buzan (tham
khảo trên website: http://www.mind-map.com) như là một cách để giúp học sinh
"ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ khoá ngắn gọn và các hình ảnh. Các ghi
chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ hơn và dễ ôn tập hơn.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 52
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
Đến giữa thập niên 70, Peter Russell
(tham khảo thêm http://www.peterussell.
com/pete.html) đã làm việc chung với
Tony và họ đã truyền bá kỹ xảo về sơ
đồ tư duy cho nhiều cơ quan quốc tế
cũng như các học viện giáo dục. Từ đó
đến nay, sơ đồ tư duy đã có những
bước phát triển không ngừng, được
hơn 100 tập đoàn và hàng chục triệu
người trên thế giới sử dụng.
4.2.1 Bản chất Sơ đồ tư duy
Thực chất sơ đồ tư duy là một kỹ thuật
hình họa, mô tả và hoạt động dựa trên nguyên lý tư duy của bộ não con người: tư
duy bằng khái niệm và hình ảnh với cơ chế liên kết thông tin.
Với công cụ này, sơ đồ tư duy được tạo ra có thể dùng như 1 cách để ghi nhớ chi
tiết, đến tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ
phân nhánh. Khác với máy vi tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi
nhớ theo 1 trình tự nhất định) thì sơ đồ tư duy còn có khả năng liên lạc, liên hệ
các dữ kiện với nhau tạo thành một mạng lưới phân nhánh.
Đây là một kỹ thuật để nâng cao khả năng ghi chép, ghi nhớ và quản lý tư duy
trong quá trình Giải quyết vấn đề. Bằng cách dùng sơ đồ tư duy, tổng thể của vấn
đề cần giải quyết sẽ được chỉ ra rõ ràng dưới dạng một sơ đồ trong đó các đối
tượng được liên kết với nhau bằng các đường nối. Thay vì dùng chữ viết để mô tả
(một chiều), sơ đồ tư duy sẽ phơi bày cấu trúc một đối tượng bằng hình ảnh hai
chiều. Nó chỉ ra "dạng thức" cuả đối tượng, sự quan hệ (hỗ tương giữa các khái
niệm liên quan) và cách liên hệ giữa các thành tố với nhau bên trong của một vấn đề lớn.
4.2.2 Nguyên tắc tạo Sơ đồ tư duy
o Chủ đề: Vấn đề cần được giải quyết
ƒ Vị trí của chủ đề
⇒ Nằm ở trung tâm với những người có lối tư duy kiểu tổng quan.
⇒ Nằm bên góc phải hoặc trái với những người tư duy kiểu quy trình.
ƒ Màu sắc của chủ đề ⇒ Nội bật, dễ nhìn ⇒ Dùng tối đa 3 màu ƒ Hình ảnh
⇒ Chủ đề nên dùng hình ảnh tượng trưng cho vấn đề được trình bày.
⇒ Ví dụ: Học về Hóa học có thể vẽ ống thí nghiệm, văn có thể vẽ quyển sách… o Các nhánh
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 53
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
ƒ Số lượng nhánh chính không quá 7 nhánh vì não con người không ghi nhớ
hiệu quả khi cùng một lúc phải ghi nhớ trên 7 vấn đề ƒ Màu sắc
⇒ Các nhánh khác nhau thì màu sắc khác nhau (Não phân biệt và ghi nhớ qua màu sắc)
⇒ Các nhánh con trong một nhánh chính đồng màu với nhau ƒ Vị trí các nhánh
⇒ Các nhánh càng gần chủ đề trung tâm là những ý quan trọng, xa trung tâm thì ngược lại. o Từ ngữ
ƒ Chữ nằm trên đường và dài bằng đường (Não phân biệt và định hình bằng đường nối)
ƒ Dùng những “từ khóa” ngắn gọn, đặc trung nhất và không quá 7 từ trên một
đường. Không nên dùng câu dài dòng
ƒ Nguyên tắc: Viết chữ trước sau đó mới vẽ đường. o Màu sắc
ƒ Màu sắc càng nổi bật càng dễ nhớ nhưng phải rõ nét, dễ nhìn.
ƒ Nên dùng màu phân biệt giữa chữ và đường
ƒ Dùng những gam màu bản thân bạn ưa thích sẽ kích thích khả năng ghi nhớ. Ví dụ:
Các ý tưởng về công dụng của bút dạ ở phần trên có thể được sơ đồ hoá theo
nguyên tắc của Sơ đồ tư duy để tạo nên một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh.
Chủ đề là “Bút dạ” được trình bày nổi bật ở giữa trang giấy.Công dụng của chiếc
bút có thể chia thành 3 nhóm chính:học tập, Giải trí và Tiện ích.3 nhóm chính này
đươc thể hiện trên 3 nhánh. Các ý tưởng lần lượt được phân loại và xếp vào 3 nhánh tương ứng. Kết thúc quá trình sắp
xếp, một sơ đồ tư duy đã được thực hiện hoàn chỉnh.Các nhánh được phân biệt với nhau bởi màu sắc và phân chia các nhóm rõ ràng, chi tiết như hình vẽ bên đây: 4.3 Tư duy tổng thể 4.3.1 Lịch sử ra đời
Ngoài rào cản là sức ỳ
tâm lý ảnh hưởng đến quá trình tư duy cá
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 54
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
nhân cũng như tư duy tập thể trong giải quyết
vấn đề, còn có một nguyên nhân khác quan
trọng hơn chính là sự phân tán và xung đột của
tư duy. Lâu nay mỗi khi có vấn đề xảy ra chúng
ta thường tập trung chứng minh đúng sai nhiều
hơn là tìm giải pháp cho vấn đề. Trong quá
trình giải quyết vấn đề nhất là tập thể thì đây
chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phức
tạp hóa khiến vấn đề đi đến chỗ không thể giải quyết.
Để khắc phục điều đó, một số phương pháp tư duy mới đã được hình thành trong
đó đáng chú ý là phương pháp tư duy theo sáu mũ của Tiến sĩ Edward de Bono
(http://www.edwdebono.com). Theo Bono “bộ não con người chỉ làm việc hiệu quả
nhất khi tập trung vào chỉ một vấn đề” và “chúng ta không thể thay đổi được cá
tính một ai đó mà chỉ có thể giúp cho thói quen tư duy của họ hiệu quả hơn”. Cần
phải phá bỏ mọi giới hạn tư duy, mọi mâu thuẫn xung đột tư duy của con người và
hình thành nên một lối tư duy mới gọi là
“ Tư duy song song”. Với lối tư duy này,
mọi xung đột tư duy của con người đều
được giải quyết. Không có giới hạn đúng
sai mà quan trọng tất cả cùng nhìn về một
hướng – tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề
cần được giải quyết. Không phải thoả mãn
cái tôi cá nhân mà vấn đề được giải quyết
với sự nỗ lực của tất cả mọi người. Với lối
tư duy sáu mũ thể hiện tinh thần “không ai
mạnh bằng tất cả chúng ta hợp lại” trong giải quyết vấn đề. Phương pháp tư duy theo
Sáu mũ tư duy hay còn gọi
là (Lateral Thinking - Tư duy
định hướng) chính thức ra
đời năm 1980 và đến năm
1985 nó được mô tả chi tiết trong cuốn sách cùng tên
của Bono. Phương pháp này
đã được phát triển và giảng
dạy tại nhiều nơi trên thế
giới. Hiện nay có khoảng
400 tổ chức, tập đoàn hàng đầu như: IBM, Federal Express, British Airways, Pepsi, Prudential… cũng
đang dùng phương pháp này trong điều hành hội họp và giải quyết vấn đề của
bản thân. Sự ra đời của phương pháp Sáu chiếc mũ tư duy – 6C – được xem như
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 55
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
là sự thay đổi quan trọng nhất về nhận thức của con người trong vòng 2-3 thế kỷ gần đây.
Với tinh thần học hỏi và sáng tạo, dựa trên nguyên tắc tích hợp công nghệ, tri
thức phương Tây, văn hoá phương Đông và những kinh nghiệm giảng dạy thực tế
của mình, Tâm Việt Group đã đưa ra một phương pháp tư duy mới với tên gọi “Tư
duy tổng hợp”. Phương pháp tư duy mới này là sự tổng hoà hệ thống lý luận của
3 bộ công cụ tư duy đã giới thiệu ở trên bao gồm: khởi tạo ý tưởng, sơ đồ tư duy
và sáu chiếc mũ tư duy với các luận thuyết và kinh nghiệm đào tạo, khai phá tiềm
năng trí tuệ con người của Tâm Việt. Từ khi xuất hiện và đi vào thực tế đến nay,
phương pháp tư duy này đã được giảng dạy và thu được những kết quả rất cao
từ các tổ chức cộng đồng cũng như tổ chức: VMS-Mobifone, Viettel Mobile, Viet
Nam Airlines, Ban Tổ chức Trung ương, các trường Đại học (Đại học Quốc gia Hà
Nội, Đại học Tài chính kế toán, Đại học Thương mại, Đại học kinh tế Quốc
dân,…). Sự thành công đó cũng là cơ sở giúp chúng tôi xây dựng và chuẩn hoá
để sáng tạo ra bộ công cụ tư duy “Đồng đội sáng tạo cùng giải quyết vấn đề”.
4.3.2 Nội dung phương pháp tư duy tổng thể
Giấy bút: Dữ kiện, số liệu mang tính chất
trung lập khách quan, mô tả lại thông tin
đúng như những gì nó xảy ra. Hãy hình
dung quá trình hoạt động của một chiếc
máy tính. Nó cung cấp những dữ kiện và
số liệu bạn yêu cầu. Chiếc máy tính thực
hiện công việc cung cấp thông tin một cách
trung lập và hướng đích. Nó không đưa ra
các ý kiến hoặc những lời bình luận. Khi
bạn sử dụng lối tư duy giấy bút hãy coi
mình là một tờ giấy trắng và một cái bút.
Giấy bút chính là biểu hiện của thái độ trung lập.
Trái tim: Là hướng tư duy của linh cảm, trực giác, tình
cảm của con người không cần có lý do hay cơ sở. Đây
là hướng tư duy mô tả thông tin bằng cảm tính, sử
dụng hướng tư duy trái tim bạn hoàn toàn có quyền
nói rằng: Đây là những gì mà tôi nghĩ về việc này.
Hướng tư duy trái tim khiến cho những cảm xúc trở
thành một bộ phận của quá trình tư duy trong giải quyết
vấn đề. Với việc sử dụng tư duy trái tim trong quá trình
giải quyết vấn đề bạn có thể đánh giá và cảm nhận thái
độ của các thành viên và kịp thời điều chỉnh quá trình một cách tốt nhất. Đầu
lâu: Cảnh giác, cẩn trọng,
đánh giá và bình xét. Trong hệ thống
phương pháp tư duy tổng thể đây là
hướng tư duy quan trọng nhất giúp chúng
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 56
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
ta tránh phạm những sai lầm đáng tiếc đồng thời cho phép con người thoả mãn tư
duy phê phán của mình nhưng mang tính xây dựng. Lối tư duy đêm tối là lối tư
duy cẩn trọng. Hướng tư duy này được sử dụng như một phần để đánh giá ý
tưởng hay giải pháp: Liệu chúng ta có nên thực hiện ý tưởng hay giải pháp này
không?. Hướng tư duy đêm tối chính là cơ hội để chúng ta chỉ ra những mạo hiểm
và vấn đề tiềm tàng ở tương lai trong giải quyết vấn đề: Khi chúng ta thực hiện
giải pháp này thì sẽ xảy ra điều gì? Khi sử dụng hướng tư duy đêm tối trong quá
trình giải quyết vấn đề tránh việc lạm dụng nó như là một công cụ đả kích hay phê
phán ý tưởng hay giải pháp của người khác. Mục đích sử dụng hướng tư duy này
là đưa ra những điểm thận trọng trên tấm bản đồ tư duy, tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề.
Thỏi vàng- Mặt trời: Lối tư duy mặt trời là lối tư duy mang tính tích cực và xây
dựng. Màu vàng chính là màu tượng trưng cho
năng suất, sự xán lạn và sự lạc quan. Các cấp độ
suy nghĩ của lối tư duy mặt trời bao gồm từ suy
nghĩ logic và thực tế tới những giấc mơ, khả năng
nhìn nhận và hi vọng. Lối tư duy mặt trời khảo sát
và đánh giá mặt giá trị và lợi ích của các ý tưởng,
giải pháp được đưa ra. Khi sử dụng mặt trời chúng
ta thiên về cách tư duy lạc quan trong giải quyết vấn đề.
Bóng đèn: Đây là hướng
tư duy của sự sáng tạo, được hình thành trên cơ sở
thông tin có được từ hướng tư duy đêm tối và các
hướng tư duy khác để giải quyết những vấn đề của đêm
tối. Bóng đèn thay lối tư duy xét đoán bằng lối tư duy tiến
triển và biểu tượng của nó là từ “hoạt động kích động”.
Sự kích động được sử dụng để đẩy chúng ta thoát khỏi
những “lối mòn tư duy” thông thường tìm đến những giải
pháp mang tính “cách mạng” cho vấn đề cần được giải quyết.
Bầu trời: Dùng để đánh giá, tổng quát, trù hoạch
và điều khiển quá trình tư duy của cá nhân và
tập thể. Bầu trời được dùng để kiểm soát các
hướng tư duy khác trong quá trình tư duy giải
quyết vấn đề. Hướng tư duy này giám sát tư duy
và đảm bảo rằng luật của trò chơi luôn được tôn
trọng. Lối tư duy bầu trời làm ngừng tranh luận
và duy trì lối tư duy bản đồ đã được hoạch định
đảm bảo quá trình giải quyết vấn đề đi đúng định hướng đặt ra.
4.3.3 Quy trình thực hiện Quy trình đơn giản
o Cách 1: Sử dụng theo trình tự của phương pháp tư duy tổng thể
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 57
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
ƒ Giấy bút => Trái tim => Đầu lâu => Mặt trời => Bóng đèn => Bầu trời.
o Cách 2: Theo quy luật hoạt động của cơ chế ba não
ƒ Trái tim => Giấy bút => Đầu lâu => Mặt trời => Bóng đèn => Bầu trời.
Cách sự dụng phức tạp:
ƒ Cần có những ý tưởng đầu tiên: Bầu trời => Giấy bút => Bóng đèn
ƒ Đổi mới sản phẩm: Đầu lâu => Bóng đèn
ƒ Lựa chọn: Bóng đèn => Mặt trời => Đầu lâu => Trái tim
ƒ Thận trọng: Bầu trời => Giấy bút => Đầu lâu
ƒ Cơ hội: Giấy bút => Bóng đèn => Mặt trời
ƒ Giải quyết vấn đề: Bầu trời => Giấy bút => Bóng đèn => Mặt trời => Đầu
lâu => Giấy bút => Bầu trời
ƒ Ra quyết định: Bầu trời => Bóng đèn => Giấy bút => Mặt trời => Đầu lâu => Trái tim => Đầu lâu
Hình ảnh: Lãnh đạo VMS-Mobifone sử dụng phương pháp tư duy tổng thể lập kế
hoạch chiến lược năm 2007 tại Hội nghị triển khai chiến lược 2007
Kẻ thù lớn nhất của công việc, quản lý, tư duy và giải quyết vấn đề là sự phức tạp,
điều này sẽ dẫn đến sự hỗn độn trong giải quyết vấn đề. Khi tư duy và vấn đề trở
lên rõ ràng, rành mạch, nó trở thành thú vị và hiệu quả
hơn. Với công cụ Sáu chiếc mũ tư duy trong giải quyết vấn đề mọi vấn đề trở lên
dễ hiểu và đơn giản, dễ sử dụng. Khi sử dụng công cụ tư duy này giúp đơn giản
hóa vấn đề bằng cách cho phép những thành viên tham dự chỉ xem xét một khía
cạnh của vấn đề trong một thời điểm thay vì quan tâm đến tất cả theo cách thông
thường. Sáu chiếc mũ tư duy cũng cho phép tạo một sự chuyển dịch trong tư duy
giải quyết vấn đề: loại bỏ cái tôi cá nhân, trọng tâm hóa tư duy tập thể vào vấn đề cần phải giải quyết. 58
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn Công cụ này cho phép khai thác tối đa khả năng sáng tạo của trí tuệ tập thể. Với bộ công cụ này, mối thành viên trong tổ chức có môi trường thể hiện toàn bộ khả năng sáng tạo và tư duy độc đáo của mình trên sự kết nối với tư duy các thành
viên khác. Các xung đột trong tư duy mỗi thành viên dường như bị xoá bỏ,
nhường chỗ cho mục tiêu của tổ chức được định hình. Những cái tôi cá nhân,
những sự đố kỵ, những suy nghĩ tiêu cực bị hạn chế một cách tối đa nhằm phục
vụ cho mục tiêu trên hết của tổ chức là hiệu quả công việc và lợi nhuận đặt ra.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 59
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn 5
CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO
(Sức mạnh của tiềm năng và con đường của sáng tạo) 5.1 Khái niệm
Tư duy sáng tạo là một bộ môn khoa học nghiên cứu các phương pháp tạo nên
những sự đột phá trong tư duy và ý tưởng của con người. Tư duy sáng tạo là khả
năng tạo ra những ý tưởng, những sản phẩm có tính chất độc đáo, khác biệt và
mang tính ứng dụng vào thực tế cao trong một không thời gian nhất định. Tư duy
sáng tạo phải có ít nhất 2 đặc tính: tính độc đáo, mới là và tính ứng dụng thực tiễn
mang lại giá trị cho cộng đồng.
5.2 Các trường phái tư duy sáng tạo trên thế giới.
Cùng với các bộ môn khoa học khác, khoa học về
tư duy sáng tạo có từ rất sớm nhưng để tổng hợp
thành lý luận khoa học thì bộ môn này mới chỉ thực
sự hình thành cách đây vài trăm năm và hoàn thiện
nhất trong những thập niên cuối của thế kỷ XX.
Nhưng từ đó đến nay, người ta đã được chứng kiến
rất nhiều các phương pháp sáng tạo xuất hiện và đi
vào đời sống sản xuất, kinh doanh. Các phương
pháp đó cụ thể như: Phương pháp tập kích não của
Alex OsBorn ra đời năm 1938, Phương pháp 9 câu
hỏi và 6 mũ tư duy của Edward De Bono những
thập niên 80, Phương pháp sáng tạo Kaizen của Nhật Bản, đặc biệt là trường
pháp Phương pháp luận sáng tạo TRIZ của Alsuler với 40 thuận sáng tạo…
5.3 Những rào cản của sáng tạo
Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh rằng, tiềm năng sáng
tạo của con người là vô hạn. Tuy nhiên sự sáng tạo lai không bình đẳng với tất cả
mọi người. Thực tế trong cuộc
sống và công việc có rất ít người
sử dụng được khả năng sáng tạo
của mình. Vậy đâu là nguyên
nhân tạo nên những rào cản sáng tạo đó.
Cản trở quá trình sáng tạo của
con người có cả nguyên nhân
chủ quan và khách quan nhưng
đa phần chúng ta là kẻ thù cho
chính sự sáng tạo của mình.
Willis Harman, trong một cuốn
sách của mình đã từng viết “Tiền
năng sáng tạo của con người là
vô hạn, chỉ có chúng ta bằng
những suy nghĩ của mình làm cho
chúng bị thui chột mà thôi”. Lâu
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 60
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
nay chúng ta thường tự bó hẹp mình trong tư duy 9 điểm. Chúng ta thường nghĩ
rằng mình không có khả năng sáng tạo hay sáng tạo là một việc rất vĩ đại và việc
đó không phải của mình.
Sức ỳ tâm lý chính là kẻ thù số một của tư duy sáng tạo. Tâm lý sợ sai của người
Việt và đôi khi chính những kinh nghiệm sách vở mà chúng ta được học trong nhà
trường lại trở thành kẻ thù của tư duy sáng tạo, tư duy đổi mới. Có một nghịch lý
mà chúng ta thấy rất rõ là, trong khi các nhà khoa học, các viện nghiên cứu hàng
năm được nhà nước đầu tư hàng ngàn tỷ đồng nhưng lại rất ít những công trình
khoa học mang lại giá trị cho xã hội. Trong khi đó những bác nông dân như Hai
Lúa, Lũy Thần đèn mặc dù không được học hành nhiều nhưng vẫn tạo ra những
sản phẩm, phát minh thực sự hữu dụng phục vụ cho cuộc sống và sản xuất. Vậy
đâu là sự khác biệt? Sáng tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của thực tế. Mọi
sáng tạo chỉ dựa trên những kinh nghiệm sách vở lại trở thành rào cản và sự vô dụng.
5.4 Các phương pháp sáng tạo cơ bản
5.4.1 Phương pháp tư duy dịch chuyển
5.4.1.1 Khái niệm phương pháp.
Thuật ngữ “ metaphorming” được chuyển tải từ
tiếng Ai Cập với 2 từ chia đôi đó là Meta (Vượt
giới hạn) và từ Phora (Có nghĩa là dịch chuyển).
Đó là tiến trình làm thay đổi một sự vật từ trạng
thái ổn định và có ý nghĩa trở thành một cái khác.
Tiến trình này bắt đầu từ sự chuyển đổi những
cái mới và kết hợp những ý tưởng và ý kiến cũ lại
với nhau để sinh ra một sự vật mới.” Trên đời
này không có gì mới mà chỉ có sự kết nối
mới”. Metaphorm không phải là từ để miêu tả suy nghĩ, nó là cách suy nghĩ sâu
hơn của suy nghĩ và những sự vật sáng tạo. Nó là cách nghĩ đã có hàng nghìn
năm nay và là dấu hiệu đầu tiên hình thành một thiên tài.
Khi bạn bắt đầu dịch chuyển, đó là khi bạn kết nối mọi thứ, sử dụng các quá trình
phân tích, dịch chuyển, các giả thuyết, hình dáng của lời nói, ký hiệu, câu chuyện,
đóng kịch, chuyển đổi vai và rất nhiều tiến trình khác. Bất cứ khi nào chúng ta
thực hiện nó, đừng nhầm lẫn giữa một tiến trình tư duy dịch chuyển với một phép
ẩn dụ. Nó cũng sẽ giống như khi chúng ta lẫn lộn giữa một vận động viên chạy bộ
tham gia Olympic với một người chạy bộ mỗi sáng chủ nhật. Tư duy dịch chuyển
là sự kết nối của rất nhiều quá trình kết nối, còn ẩn dụ chỉ là một quá trình trong
toàn bộ qúa trình hình thành sản phẩm mới.
Tư duy dịch chuyển giống như một đóa hoa hướng dương, đó là tập hợp chỉnh
thể hàng loạt các bông hoa trong cốt lõi của nó. Tư duy dịch chuyển có hàng
nghìn tiến trình trong nó. Tư duy dịch chuyển cũng giống như mặt trời, được tạo
nên bởi hàng nghìn các tia sáng hạt nhân kết nối.
Văn phòng: 902 HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội - 04. 201 8758 / 04. 217 9022 office@tamviet.edu.vn 61
Trụ sở: Tầng 4 nhà B, số 347 Đội Cấn, Hà Nội - 04. 762 8758 / 095 334 9886 vuonuom@tamviet.edu.vn
Thái Nguyên: Số 296/1 Đường Bắc Kạn, Tp Thái Nguyên - 0280 203 986 thainguyen@tamviet.edu.vn
080121 Ky nang tu duy - TL hoc vien lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
5.4.1.2 Lợi ích phương pháp
Bất cứ điều gì trên đời này khi được kết nối hoặc so sánh với một thứ khác nữa
đó chính là dịch chuyển. Những điều mà bạn đang đặt cùng nhau được mở rộng
trong ý nghĩa của sự kết nối, khi đó tất cả chúng ta đều học được một điều gì đó mới về chúng.
Tất cả mọi cái đều có thể là một sự dịch chuyển. Tất cả mọi thứ mà bạn trông thấy
xung quanh bạn. Những cái cây hay cuộc sống hoang dã, ngôi nhà của bạn, gia
đình bạn, những đồng nghiệp của bạn và thông tin về các công việc của bạn có
thể được kết nối với một sự vật khác để mở rộng ý nghĩ của chúng hoặc chuyển
tải một cảm xúc hoặc những giao thiệp hoặc bày tỏ ý kiến.
Bạn sử dụng phương pháp tư duy dịch chuyển để sáng tạo tuyệt vời hơn, để
khám phá và phát minh sự vật mới, để kết nối mọi thứ mà dường như nó không
thực sự có liên hệ với nhau, để giải quyết vấn đề và mô tả các giải pháp. Để giải
phóng các sáng kiến gốc hoặc đặt câu hỏi cho nó, để làm giàu thêm kinh nghiệm
trong học tập và tham gia vào cộng đồng. Nó là một tiến trình thực sự có ý nghĩa
cho việc khám phá và phát minh.
5.4.1.3 Sức mạnh của kết nối
Sự kết nối hữu hình và Sự kết nối vô hình
Kết nối hữu hình cũng trực tiếp và rõ ràng như khi chúng ta đang nhìn thấy tay trái
và tay phải của chúng ta đan xen lại với nhau và chúng ta có thể nhìn thấy chúng
tương đương nhau về một mặt nào đó. Điều này rất dễ dàng. Ví dụ Leonardo da
Vinci phát hiện ra rằng cấu trúc của các rễ cây và nhánh cây giống như cấu trúc
của trái tim con người. Thông qua sự so sánh này, ông đã tìm ra hệ thống van chi
phối các dòng chảy trong động vật và trong trái tim con người. Sự kết nối thẳng
này rõ chảy thẳng như một mũi tên, đánh trực tiếp vào chính nhiệm vụ của nó.
Kết nối vô hình không phải tất cả chỉ là sự quan sát vật lý. Chúng ta phải tư duy về
nó. Những điều bạn đang so sánh không tương tự như những điều chúng ta thấy.
Chúng ta chỉ nhìn thấy sự tương tự khi chúng ta kết nối và khám phá sâu bên trong sự vật.
Ví dụ như cố gắng để hiểu được vị trí của chúng ta trong tự nhiên và vị trí của tự
nhiên trong chúng ta, Leonardo da Vinci đã tạo ra một sự kết nối vô hình giữa suy
nghĩ của chúng ta và dòng chảy của con suối, dòng sông và đại dương. Suy nghĩ
không thể nhìn thấy nhưng nước có thể nhìn thấy. Vì thấy Leo đã sử dụng những
thứ mà ông có thể nhìn thấy để diễn tả cho chúng ta về những thứ đang còn ở
phía sau bức màn bí mật vô hình của tư duy. Bài hát”. Một rừng cây một đời
người” được sáng tác nên bởi một quá trình sử dụng tư duy dịch chuyển. Cuộc
đời con người cũng giống như một rừng cây. Khi cây non xanh mơn mởn là lúc
chúng ta sống trong thời thơ ấu. Khi cây lớn lên là đại diện cho thời kỳ chúng ta
trưởng thành và khi các cây già cỗi thì đó là lúc chúng ta sống trong thời kỳ của
tuổi già. Một cây sẽ sống và phát triển nhưng nó sẽ phát triển và lớn mạnh hơn
nữa nếu nó sống trong các kết cấu kết nối của một rừng cây lớn. “ Có môt cây là
có rừng”. Mỗi con người là một chỉnh thể hoàn chỉnh, khác biệt nhưng không tách 62 lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
rời. Sự kết nối và liên tưởng đời người với rừng cây là một giai đoạn của tư duy
dịch chuyển và kết nối 2 đối tượng rừng cây và cuộc đời con người để tạo nên
một bài hát rất tuyệt vời.
Nếu như bạn là một nhà kinh doanh, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn với sự liên tưởng
về cơ cấu tổ chức của bạn với một cấu trúc của một đội bóng với một lối chơi,
phong cách chơi cũng như những chiến thuật ẩn dấu trong đó. Đó là tất cả những
gì mà các công ty khác cũng đang điều hành. Vai trò của một vị trí trong công việc
được đại diện với một vai trò và vị trí trong sân bóng. Tất cả sự so sánh nền tảng
này đã tạo nên các chiến thuật làm việc, kinh doanh trong thị trường mới. Lý
thuyết tư duy hệ thống đã được thiết lập và hình thành nên từ những quy luật của
tư duy dịch chuyển này. Kết hợp một sự vật hữu hình và một sự vật vô hình để
tạo nên một sự vật mới đó chính là kết hợp trực quan sinh động với tư duy trìu
tượng để tạo nên sản phẩm cho nhân loại. Kết nối trong trí não
" Sự sáng tạo của trí não con người là vô hạn". "Chúng ta chỉ mới ở ngưỡng cửa
khám phá khả năng vô hạn của con người. Chúng ta chưa từng nghiên cứu về
vấn đề này trước đây" phát biểu của giáo sư Jerome Bruner, Trường đại học Harvard.
" Chúng ta sẽ dần mở ra những điều còn bí ẩn về trung ương não, từ đó chúng ta
sẽ có thể sử dụng những tiềm năng tuyệt vời đến không thể tưởng tượng nổi"
Giáo sư Frederic Tilney, chuyên gia nghiên cứu về não
" Chúng ta có một tiềm năng tuyệt vời mà chính chúng ta cũng không thể ngờ tới
nổi" Jack Schwartz, nhà tâm thần học.
Những tiềm năng to lớn nào đã khiến cho các nhà khoa học hàng đầu thế giới
đưa ra những dự đoán lạc quan như vậy? Yếu tố quyết định tiềm năng của não
chính là số kết nối giữa các tế bào não. Với khoảng 10 - 15 tỉ tế bào não, mỗi tế
bào có thể tạo ra hàng trăm liên kết với các tế bào khác, tổng số liên kết tạo ra có
thể lên tới nghìn tỉ.Số kết nối có thể lớn hơn số nguyên tử trong vũ trụ.
Không chỉ các nhà du hành vũ trụ mới có những tiềm năng to lớn này, mà ngay từ
thời người Neanderthal cũng vậy, bởi vì não bộ của chúng ta không thay đổi nhiều
lắm trong suốt 50 nghìn năm qua. Những người tiền sử có kích cỡ não giống như
chúng ta, nhưng rõ ràng họ không thông minh bằng chúng ta.
Có 5 dấu vết của người tiền sử vẫn còn sót lại trong cuộc sống ngày nay, đó là
việc đi bằng hai chân, việc tăng năng suất sản xuất, sáng tạo công cụ lao động,
nói và viết. Trong đó, lời nói giúp cho con người có thể truyền lại những kinh
nghiệm sản xuất, những sáng chế công cụ lao động cho đời con cháu. Từ những
nghiên cứu về xã hội cổ xưa cho thấy rằng từ 400 từ vựng cơ bản nhất ở thời
nguyên thuỷ, ngày nay mỗi thứ ngôn ngữ trên thế giới có khoảng 4000 từ vựng.
Bạn có thể tưởng tượng chúng sẽ kết nối ra bao nhiêu từ vựng khác không.Một
bức tranh chỉ có 3 màu cơ bản, một cuốn sách chỉ có 24 chữ cái, và một bản nhạc
chỉ có 7 nốt nhạc nhưng chúng ta có thể làm nên rất nhiều bức tranh muôn sắc
màu trong cuộc sống; chúng ta cũng có thể viết nên những cuốn tiểu thuyết hấp 63 lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
dẫn nhất về cuộc sống của mình; và chúng ta thực sự đã có bao nhiêu bản tình ca.
Bộ não càng được sử dụng nhiều, nó càng trở nên sáng tạo và trí nhớ tốt. Chúng
ta sẽ nhớ thông tin tốt hơn nếu giữa những thông tin đó có mối liên quan, và khi
đã nhớ tốt, tự bản thân não sẽ tạo nên những mối liên quan mới, những ý tưởng
mới, khái niệm mới. Đọc sách giúp cho chúng ta phát triển kĩ năng này một cách hoàn hảo.
Kim cương và than đá đều có cùng một cấu trúc là các phân tử cácbon nhưng với
sư kết nối khác nhau đã cho ra đời các vật khác nhau. Các nhà khoa học và các
nhà sáng chế đã sử dụng bộ não một cách tối đa hay nói đúng hơn là sử dụng sự
kết nối một các thần kỳ. Tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy quả táo rơi trên trái
đất và tự hỏi nó có ăn được hay không nhỉ, còn Niutơn thì hỏi, nó tạo nên một
định luật nào và định luật vạn vật hấp dẫn đã được ra đời. Khi Einstein phát minh
ra thuyết tương đối, ông đã phải ngồi trên một ngọn đồi và tưởng tượng ra mình
đang chạy trên các thanh ánh sáng. Sự kết nối giữa tiềm năng phi thường của
con người và một sự vật siêu nhiên đã tạo ra những lý thuyết cho nhân loại. Tác
phẩm Đoremon cũng là một ví dụ. Một trong những tác phẩm truyện tranh viết cho
thiếu nhi của một người viết truyện thiếu nhi nổi tiếng ở Nhật Bản. Đây là một tác
phẩm sinh ra từ sự kết nối kỳ diệu. Truyện kể rằng khi tác giả đang tìm ý tưởng
cho tác phẩm truyện mới của mình, khi ông đi xuống cầu thang và vấp phải con lật
đật của con gái. Ông giật mình khi thấy con mèo bị con lật đật văng tới đè lên và
kêu” meo meo”. Trong đầu ông chợt lóe lên một ý tưởng đó là tại sao ta không kết
nối con mèo và con lật đật để cho ra đời một chú mèo máy hiện đại và thông minh
nhất? Đoremon đã được ra đời và đến với trẻ em và được đón nhận một cách nồng nhiệt nhất.
Sự kết nối mạnh mẽ nhất của mọi thời đại thể hiện bên ngoài phải kể đến sự kết
nối của Internet. Trong thời đại thông tin ngày nay, bạn chỉ cần ngồi ở nhà mà có
thể nói chuyện với cả thế giới, biết từng hành động và sự chuyển biến của thế giới
đang diễn ra sôi động như thế nào. Đó là sức mạnh của sự kết nối các hệ thống
thông tin. Khi trận sóng thần xảy ra năm 2005, Người châu âu biết trước đó 1,5
giờ nhưng với người châu phi thì mãi đến khi sóng thần cách họ vài trăm mét, họ
mới thực sự được rõ. Điều khác biệt trong hai hoàn cảnh này chính là sự kết nối
các trạm liên hệ. Internet đã trở thành trào lưu của kỷ nguyên này. Thế kỷ 21
người ta nói đến Internet như một công cụ thông dụng nhất. Theo thống kê thì một
ngày có hàng triệu người sống và làm việc với Internet. Internet là công cụ kết nối
mạnh nhất trong thế kỷ này.
Xu thế của thế giới cũng chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Các quốc gia, các tổ
chức, các cá nhân ngày càng có mối liên hệ mật thiết với nhau hơn. Lợi thế so
sánh của nước này tạo lên sự sống cho các quốc gia khác. Việt Nam và Thái Lan
cung cấp gạo cho Nhật bản, còn Nhật bản lại cung cấp các mặt hàng gia dụng
cho Việt Nam. Sự trao đổi những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nền văn minh
hiện đại đã khiến cho các nước tiến nhanh và ngang bằng về công nghệ cũng như
trình độ. Trong thời đại kỹ thuật số, sự liên kết giữa con người với con người càng
quan trọng hơn bao giờ hết. Một cái đầu đã tốt nhưng nhiều cái đầu còn tốt hơn 64 lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn
vạn lần. Tổ chức không thể thành công, cá nhân không thể có chỗ đứng vứng
chắc khi không kết nối với tập thể và các cá nhân khác.
5.4.1.4 Tiến trình thực hiện tư duy dịch chuyển
Thực hiện tư duy dịch chuyển, chúng ta phải trải qua 4 bước chính: - Kết nối - Khám phá - Phát minh - Ứng dụng
Quá trình này tuy đơn giản song lại là sự tổng hợp của những nguyên lý sáng tạo
cơ bản và mang lại một giá trị ứng dụng rất cao không chí cho những người làm
công tác kỹ thuật mà ngay cả những nhà quản lý. Mọi sự sáng tạo đều tuân thủ
một nguyên tắc cơ bản. Sáng tạo trong công việc cũng phải dựa trên quy trình và
kỷ luật cũng như mục tiêu chung của tổ chức. Với phương pháp sáng tạo dựa trên
phương pháp tư duy dịch chuyển cho phép các nhà quản lý một phần thay đổi
nhận thức và thái độ sáng tạo của người lao động. Sáng tạo phải dựa trên quy
trình và kỷ luật, phải mang lại lợi ích cho tổ chức.
5.4.2 Phương pháp lựa chọn đối tượng tiêu điểm
Đây là một trong 40 thuật sáng tạo hiệu quả nhất của Phương pháp luận sáng tạo
theo trường phái TRIZ. Các bước thực hiện của phương pháp này bao gồm.
Bước 1: Chọn đối tượng tiêu điểm cần cải tiến
Bước 2: Chọn ngẫu nhiên 3,4 đối tượng tiêu điểm.
Bước 3: Liệt kê các đặc điểm về đối tượng được chọn.
Bước 4: Kết hợp các đặc điểm của đối tượng được chọn với đối tượng tiêu điểm,
Bước 5: Sáng tạo ý tưởng từ sự kết hợp ở bước 4
Bước 6: Đánh giá và lựa chọn những ý tưởng khả thi. Ví dụ về phương pháp:
Vấn đề: Công ty điện thoại di động Vân Chung đang bị mất thị phần điện thoại di
động trong nước bởi các sản phẩm di động của nước ngoài. Ban giám đốc công
ty triệu tập hội nghị sáng tạo sản phẩm điện thoại mới theo phương pháp “Lựa
chọn đối tượng tiêu điểm”.
Bước 1: Chọn sản phẩm điện thoại di động với 3 chức năng cơ bản nghe, nói chuyện, nhắn tin.
Bước 2: Chọn 3 đồ vật ngẫu nhiên: Máy tính nối mạng Internet, Bông hoa Hồng, Quạt gió.
Bước 3: Phân tích đặc điểm đối tượng. Máy tính Bông hoa Quạt gió Điện thoại Nối Internet Thơm Quay Nghe, gọi Dữ liệu lớn Có cánh Có cánh Gửi đọc SMS Trò chơi Nhiều mầu sắc Tạo gió Nghe nhạc Hương thơm Nhựa Xem phim Triết nước hoa Đàn hồi Viết văn bản Có gai Tái chế Đồ họa Trang trí Thay thế 65 lOMoARc PSD|31 835026
TÂM VIỆT GROUP – ĐÀO TẠO & TƯ VẤN
Làm Tâm người Việt sáng hơn - Nâng Tầm người Việt cao hơn
Website: http://www.tamviet.edu.vn Chạy Window Ko ngấm nước Điều chỉnh tốc độ Tinh toán Hưng phấn Chạy điện
Bước 4 và 5: Kết nối các ý tưởng trong bảng với Điện thoại đang có chúng ta có
thể có các sản phẩm: Điện thoại hình dáng bông hoa, Điện thoại tỏa mùi hương,
Điện thoại chạy phần mền Window, Điện thoại kết nối Internet, Điện thoại xem
phim trực tuyến. Điện thoại thay đổi mầu sắc theo ngày…
Bước 6: Đánh giá và lựa chọn ý tưởng sản phẩm phù hợp.
5.4.3 Phương pháp chiếc bàn phím máy tính
Cùng với phương pháp luận sáng tạo TRIZ, phương pháp sáng tạo KAIZEN Nhật
Bản trong những năm qua đã và đang được ứng dụng rộng rãi tạo ra những bước
đột phá về sáng tạo tại Nhật và một số nước trên thế giới. Chúng tôi xin được giới
thiệu một trong những kỹ thuật sáng tạo điển hình của trường phái này đó là
phương pháp sáng tạo với bàn phím của chiếc máy tính cầm tay.
Theo tiếng Nhật thì KAIZEN có nghĩa là “Không ngừng cải tiến, không ngừng sáng
tạo”. Phương pháp chiếc máy tính cầm tay là phương pháp chúng ta sẽ sử dụng
các phím chức năng tương ứng để sáng tạo. Ví dụ: Phím cộng có nghĩa là thêm
vào chức năng mới, Phím trừ là loại bỏ một vài chức năng, Phím chia là chia nhỏ
đồ vật, Phím nhân là tăng kích thước và khối lượng… Chỉ cần với một bàn phím
của chiếc máy tính cầm tay chúng ta sẽ có vô vàn các ý tưởng về sáng tạo.
Mọi thứ đều xuất phát từ tư duy và nhận thức của con người. Tiềm năng con
người là vô hạn. Muốn xây dựng văn hoá tổ chức, hình thành tác phong lao động
chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả làm việc và học tập của mỗi cá nhân và tổ
chức không còn cách nào khác là phải tác động vào quá trình nhận thức của
người lao động, người học. Nhận thức đúng đắn, tư duy sáng tạo, kết nối và
tương trợ lẫn nhau nhằm phát huy tối đa nguồn tài nguyên trí tuệ cá nhân và tổ
chức là chía khoá cho sự thành công. Một cá nhân, một tổ chức thành công là một
con người và tập thể liên tục có những ý tưởng mới, sáng tạo mới. Sáng tạo hay
là chết phải được coi là khẩu hiệu nhận thức và hành động của mỗi cá nhân và tổ chức.
Sức mạnh của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức ngày nay không còn là điều kiện vật chất
hay tiềm lực tài chính mà phụ thuộc vào nguồn tài nguyên chất xám của con
người. Sự vĩ đại là bình đẳng. Mỗi chúng ta sinh ra đều có ít nhất 9 tổ chất tứ duy.
Dù người thành công hay thất bại đều có 3 não trong một. Nhưng thành công chỉ
đến khi chúng ta biết phương pháp quản trị trí não hiệu quả, biết khám phá thế
mạnh tư duy bản thân tạo nên sự khác biệt và đông thời biết sử dụng hiệu quả
các công cụ tư duy và phương pháp sáng tạo nhằm tạo ra những bước đột phá
trong công việc và cuộc sống của mình. Tiềm năng trí tuệ của con người là vô
hạn. Chúng ta trung bình mới chỉ khai thác được 4% khả năng tư duy, 5-10% khả
năng ghi nhớ. Thành công là điều tất yếu với những ai biết khái thác bản thân một cách hiệu quả. 66