-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bộ ngân hàng câu hỏi giáo dục thể chất | Trường đại học quốc tế Hồng Bàng
Bộ ngân hàng câu hỏi giáo dục thể chất | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Giáo dục thể chất(GGTC34) 1 tài liệu
Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng 130 tài liệu
Bộ ngân hàng câu hỏi giáo dục thể chất | Trường đại học quốc tế Hồng Bàng
Bộ ngân hàng câu hỏi giáo dục thể chất | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục thể chất(GGTC34) 1 tài liệu
Trường: Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng 130 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
————————————
————————————
ĐỀ/NGÂN HÀNG/BỘ CÂU HỎI ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
Khoa:……………..Bộ môn: GD Thể Chất và GD Quốc phong-an ninh
Học phần: Giáo dục thể chất (lý thuyết) . Mã học phần: GE1020 Số TC: 01
Ngành áp dụng: Các ngành. Hình thức thi: Trắc nghiệm trên máy tính
Câu 1: Chương trình môn học Giáo dục thể chất nhằm:
A. Cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, nâng cao sức khỏe, phát triển
thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách
B. Nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách
C. Kỹ năng vận động cơ bản, nâng cao sức khỏe
D. Phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách
Câu 2: Giáo dục thể chất là:
A. Một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác)
và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người
B. Một mô hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động
tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người.
C. Một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác)
D. Một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là phát triển có chủ đích các
tố chất vận động của con người.
Câu 3: Thể chất bao gồm:
A. Thể hình, năng lực vận động và năng lực thích ứng
B. Hình thái, chức năng, thể lực
C. Chức năng, thể lực, năng lực thích ứng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4: Thể thao là gì?
A. Thể thao là một hoạt động vận động mang tính chất trò chơi, bằng sự vận động
thể lực, nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt thành tích cao nhất, được
so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như nhau
B. Thể thao là một vận động mang tính chất tự nguyện, bằng sự vận động thể lực.
C. Thể thao là hoạt động vui chơi hoặc thi đấu nhằm đạt thành tích cao.
D. Thể thao là một vận động mang tính chất trò chơi, bằng sự vận động thể lực.
Câu 5: Thể hình là:
Hình thái, cấu trúc cơ thể, bao gồm trình độ phát triển, những chỉ số tuyệt đối về
hình thái và tỷ lệ giữa chúng và tư thế
B. Hình thái, cấu trúc cơ thể,
C. Những chỉ số tuyệt đối về hình thái và tỷ lệ giữa chúng và tư thế
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 6: Năng lực vận động là:
A. Khả năng, chức năng của hệ thống, cơ quan trong cơ thể, thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp
B. Các tố chất thể lực và những năng lực vận động cơ bản của con người
C. Các cơ quan trong cơ thể, thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp
D. Là những năng lực vận động cơ bản của con người
Câu 7: Năng lực thích ứng là:
A. Trình độ thích ứng chủ yếu về chức năng của cơ thể của con người với môi trường bên ngoài
B. Sức đề kháng với bệnh tật
C. Sức đề kháng với môi trường bên ngoài D. Cả 3 đều đúng
Câu 8: Phát triển thể chất là:
A. Một quá trình tác động có chủ đích nhằm hình thành và thay đổi về nhận thức,
chức năng sinh học tự nhiên của cơ thể con người trong suốt cuộc sống cá nhân
của nó. Quá trình đó diễn ra dưới ảnh hưởng tích cực của điều kiện sống, môi
trường và đặc biệt là tác động của giáo dục TDTT.
B. Một quá trình tác động có chủ đích nhằm hình thành và thay đổi về nhận thức
của con người trong suốt cuộc sống cá nhân của nó.
C. Quá trình đó diễn ra dưới ảnh hưởng tích cực của điều kiện sống, môi trường
và đặc biệt là tác động của giáo dục TDTT.
D. Một quá trình hình thành và thay đổi về nhận thức, chức năng sinh học tự
nhiên của cơ thể con người trong suốt cuộc sống cá nhân của nó. Quá trình đó diễn
ra dưới ảnh hưởng tích cực của điều kiện sống, môi trường và đặc biệt là tác động của giáo dục TDTT.
Câu 9: Hoàn thiện thể chất là
A. Một quá trình làm cho cơ thể được phát triển toàn diện, nhịp nhàng, hài hòa cả
về mặt hình thái và chức năng cơ thể, một thể lực cường tráng, một ý chí, tinh thần
vững vàng, đủ điều kiện thích ứng và thích ứng tốt nhất với các điều kiện căng thẳng
B. Một quá trình làm cho cơ thể được phát triển toàn diện
C. Một quá trình làm cho cơ thể được phát triển toàn diện, nhịp nhàng, hài hòa cả
về mặt hình thái và chức năng cơ thể, một thể lực cường tráng
D. Một quá trình làm cho cơ thể được phát triển toàn diện, nhịp nhàng, hài hòa
cả về mặt hình thái và chức năng cơ thể, một thể lực cường tráng, một ý chí, tinh thần vững vàng
Câu 10: Vị trí, ý nghĩa Thể dục thể thao trong nhà trường:
A. Là một bộ phận không thể thiếu của giáo dục toàn diện.
B. Là yếu tố tích cực trong đời sống văn hóa tinh thần.
C. Là yếu tố cơ bản chuẩn bị cho đội ngũ lao động và những chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc tương lai.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 11: Nhiệm vụ chung của Thể dục thể thao trường học.
A. Tăng cường chất lượng dạy và học Giáo dục thể chất chính khóA. Đổi mới
nội dung, giáo trình, chương trình Giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học sinh, sinh viên
B. Tiến hành giáo dục phẩm chất ý chí và thẩm mỹ cho học sinh, thúc đẩy phát
triển nhân cách cho học sinh.
C. Phát hiện, bồi dưỡng tài năng thể thao
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 12: Tác dụng của tập TDTT đối với cơ thể:
A. Phát triển thể hình, cơ thể đẹp, Làm giảm stress, chống trầm cảm
B. Phát triển các tố chất thể lực, Giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt
C. Tốt cho tim – mạch, Chống lại bệnh giảm trí nhớ.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 13: Sau tập luyện, để cơ thể hồi phục nhanh cần thực hiện A. Duỗi cơ bắp B. Đi ngủ sớm C. Ăn uống ngay D. Tắm nước đá
II. PHƯƠNG TIỆN GDTC
Câu 14: Các phương tiện giáo dục thể chất được sử dụng để làm gì?
A. Để tác động đến các đối tượng tập luyện nhằm đạt được những mục đích của giáo dục thể chất.
B. Để tác động đến các đối tượng tập luyện nhằm đạt được sức khỏe thể chất
C. Để tác động đến các đối tượng tập luyện nhằm đạt được sức khỏe tinh thần
D. Để tác động đến các đối tượng tập luyện nhằm đạt được sức khỏe xã hội
Câu 15. Phương tiện giáo dục thể chất bao gồm:
A. Các bài tập TDTT, các tác động tự nhiên môi trường, các yếu tố vệ sinh...
Trong đó các bài tập TDTT là phương tiện chủ yếu.
B. Các bài tập TDTT, các động tác tự nhiên môi trường, các yếu tố vệ sinh...
Trong đó các động tác tự nhiên môi trường là phương tiện chủ yếu.
C. Các bài tập TDTT, các động tác tự nhiên môi trường, các yếu tố vệ sinh...
Trong đó các yếu tố vệ sinh là phương tiện chủ yếu.
D. Các tác động tự nhiên môi trường, các yếu tố vệ sinh... Trong đó các yếu tố
vệ sinh là phương tiện chủ yếu.
Câu 16: Bài tập thể dục thể thao là gì?
A. Là những hoạt động vận động chuyên biệt, do con người sáng tạo ra, có chủ
đích, phù hợp với các qui luật giáo dục thể chất.
B. Là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách
có ý thức, có chủ đích.
C. Là những hoạt động vận động chuyên biệt, do con người sáng tạo ra một cách
có ý thức, có chủ đích, phù hợp với các qui luật giáo dục thể chất.
D. Là những hoạt động do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ
đích, phù hợp với các qui luật giáo dục thể chất.
Câu 17. Nội dung của các bài tập TDTT chính là:
A. Sự tác động của bài tập TDTT đó lên cơ thể người tập làm thay đổi sâu sắc
chức năng sinh lý của cơ thể
B. Sự tác động của bài tập TDTT đó lên cơ thể người tập làm thay đổi sâu sắc
chức năng tâm lý của cơ thể
C. Sự tác động của bài tập TDTT đó lên cơ thể người tập làm thay đổi sâu sắc,
toàn diện các hệ thống chức năng, chức phận của cơ thể
D. Sự tác động của bài tập TDTT đó lên cơ thể người tập làm thay đổi sâu sắc hình thể của cơ thể
Câu 18: Hình thức của các bài tập TDTT chính là:
A. Cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong bài tập được biểu hiện qua các đặc tính không gian tạo nên
B. Cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong bài tập được biểu hiện qua các hoạt
động- động lực tạo nên.
C. Cấu trúc bên trong bài tập được biểu hiện qua hình dáng và các hoạt động- động lực tạo nên
D. Cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong của bài tập, được biểu hiện qua hình
dáng và các hoạt động- động lực tạo nên
Câu 19 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bài tập TDTT:
A. Đặc điểm của cá nhân người tập, của môi trường thực hiện bài tập.
B. Đặc điểm của cá nhân người tập, bài tập, môi trường thực hiện bài tập, Sử
dụng tác dụng tự nhiên của thiên nhiên và các yếu tố vệ sinh.
C. Đặc điểm của bài tập, của cá nhân người tập.
D. Đặc điểm của môi trường thực hiện bài tập, Đặc điểm bài tập.
Câu 20. Đặc điểm cá nhân người tập bao gồm:
A. Tình trạng sức khỏe và thể lực, điều kiện lao động, học tập, sinh hoạt…
B. Điều kiện lao động, lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và thể lực
C. Học tập, sinh hoạt, tình trạng sức khỏe và thể lực.
D. Lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và thể lực, điều kiện lao động, học tập, sinh hoạt…
Câu 21 Đặc điểm của môi trường thực hiện bài tập:
A. Thời tiết, địa hình, dụng cụ, thiết bị, điều kiện vệ sinh của địa điểm tập luyện.
B. Điều kiện vệ sinh, thiết bị của địa điểm tập luyện
C. Dụng cụ, thiết bị, điều kiện vệ sinh của địa điểm tập luyện.
D. Thời tiết, địa hình, dụng cụ, thiết bị của địa điểm tập luyện
Câu 22 Trò chơi là gì?
A. Là một dạng bài tập, nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống thực tiễn.
B. Là một dạng thể lực, xuất hiện sớm nhất, mà loài người sáng tạo nên
C. Là một dạng bài tập thể lực, xuất hiện sớm nhất, mà loài người sáng tạo
nên, nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống thực tiễn.
D. Là một dạng hoạt động, nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống thực tiễn.
Câu 23: Tác dụng của trò chơi là:
A. Một mặt có tác dụng hoàn thiện kỹ năng vận động đã học, mặt khác có tác
dụng nâng cao các tố chất và các phẩm chất tâm lý và đạo đức cho người chơi.
B. Có tác dụng hoàn thiện kỹ năng vận động đã học,
C. Có tác dụng nâng cao các tố chất và các phẩm chất tâm lý và đạo đức cho người chơi.
D. Có tác dụng hoàn thiện kỹ năng vận động đã học, nâng cao các tố chất cho người chơi.
Câu 24: Nội dung của thể dục cơ bản gồm:
A. Đi, chạy, nhẩy, ném, mang vác, leo trèo. . . các bài tập đội hình đội ngũ,
các bài tập thể dục vệ sinh các bài tập đơn giản với dụng cụ.
B. Các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục vệ sinh các bài tập đơn giản với dụng cụ.
C. Đi, chạy, nhẩy, ném, mang vác, leo trèo. . .
D. Các bài tập thể dục vệ sinh các bài tập đơn giản với dụng cụ. …
Câu 25: Các bài tập TDTT tập luyện đúng phương pháp khoa học sẽ luôn tạo
ra sự biến đổi có lợi cho cơ thể:
A. Tăng cường sức đề kháng chống bệnh tật
B. Tăng cưởng thể lực
C. Tăng cường khả năng chức phận cơ thể…
D. Tăng cường sức đề kháng chống bệnh tật, tăng cưởng thể lực, tăng
cường khả năng chức phận cơ thể…
Câu 26: Các yếu tố tác động tự nhiên của thiên nhiên và các yếu tố vệ sinh là:
A. Vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường tập luyện và nghỉ ngơi, nước.
B. Ánh sáng mặt trời, không khí, nước; vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ
sinh môi trường tập luyện và nghỉ ngơi…
C. Ánh sáng mặt trời, không khí, nước; vệ sinh cá nhân,
D. Ánh sáng mặt trời, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường tập luyện và nghỉ ngơi…
Câu 27: Các loại hình TDTT theo truyền thống lịch sử bao gồm:
A. Thể dục, Thể thao, Trò chơi, Du lịch
B. Võ thuật, đua thuyền, bóng đá.
C. Bài tập phát triển chung
D. Bài tập phát triển chuyên môn. III. NGUYÊN TẮC GDTC
Câu 28: Nguyên tắc tự giác tính cực có nghĩa là:
A. Giáo viên là người định hướng, người học tự học
B. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục và tự học của sinh viên
C. Giáo viên đưa ra yêu cầu, người học tự tìm hiểu
D. Người học tự hoàn thành nhiệm vụ của giờ học
Câu 29: Muốn phát huy tính tự giác tích cực cho sinh viên phải xây dựng:
A. Tính hứng thú, động cơ cho sinh viên
B. Động cơ, hành vi cho sinh viên cho sinh viên
C. Hành vi, hứng thú cho sinh viên
D. Mục tiêu tập luyện cho sinh viên
Câu 30: Tính tự giác tích cực của người tham gia tập luyện TDTT được thể hiện qua:
A. Hoạt động tự giác để hoàn thành nhiệm vụ học tập - rèn luyện
B. Hoạt động gắng sức để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyên
C. Hoạt động tự giác, gắng sức để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyện.
D. Hoạt động ý trí, kiên trì để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyện
Câu 31: Để người học thực hiện một cách tự giác và tích cực trong tập luyện:
A. Dạy cách phát hiện lỗi sai trong quá trình thực hiện.
B. Đánh giá kết quả thực hiện của người tập.
C. Đề ra nhiệm vụ để học sinh tự thực hiện và phát huy sáng kiến.
D. Cả ba điều trên đều đúng
Câu 32: Nguyên tắc trực quan là:
A. Phương tiện duy nhất, quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đến quá trình
hình thành, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng – kỹ xảo vận động của con người..
B. Phương tiện quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đến quá trình hình
thành, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng vận động của con người.
C. Phương tiện duy nhất có ý nghĩa quyết định đến quá trình hình thành,
phát triển và hoàn thiện các kỹ năng – kỹ xảo vận động của con người.
D. Phương tiện duy nhất có ý nghĩa quyết định đến quá trình hình thành và
hoàn thiện các kỹ năng – kỹ xảo vận động của con người.
Câu 33: Yêu cầu khi sử dụng Phương pháp trực quan trong TDTT:
A. Xác định rõ phương tiện trực quan để giải quyết nhiệm vụ gì?
B. Phải thông qua nhiều cơ quan cảm giác để động tác được tiếp thu trọn vẹn
C. Sử dụng phương tiên trực quan phải phù hợp với đối tượng.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 34: Trong GDTC, việc tập luyện muốn đạt hiệu quả phải lựa chọn sao
cho phương pháp đó thoả mãn yêu cầu về:
A. Trình độ, lứa tuổi, giới tính, tâm sinh lý của người học để chọn phương pháp thích hợp.
B. Trình độ, tâm sinh- lý của người học để chọn phương pháp thích hợp.
C. Trình độ, lứa tuổi, giới tính của người học để chọn phương pháp thích hợp.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 35: Xác định mức độ phù hợp cho quá trình tập luyện TDTT:
A. Phải kiểm tra sức khỏe và trình độ thể lực ban đầu, để có được sự điều
chỉnh lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
B. Phải kiểm tra y – sinh học và kiểm tra sư phạm, để có được sự điều chỉnh
lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
C. Phải kiểm tra sư phạm, để có được sự điều chỉnh lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
D. Phải kiểm tra sức khỏe và trình độ thể lực ban đầu, đồng thời phải
thường xuyên kiểm tra y – sinh học và kiểm tra sư phạm, để có được sự điều chỉnh
lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
Câu 36. Có mấy nguyên tắc của Phương pháp GDTC: A. 5 nguyên tắc B. 4 nguyên tắc C. 3 nguyên tắc D. 6 nguyên tắc
Câu 37. Các nguyên tắc của Phương pháp GDTC bao gồm:
A. Nguyên tắc tự giác tích cực, Nguyên tắc trực quan, Nguyên tắc thích hợp
và cá biệt hoá, Nguyên tắc hệ thống, Nguyên tắc tăng dần yêu cầu
B. Nguyên tắc tự giác tích cực, Nguyên tắc trực quan, Nguyên tắc thích hợp
và Nguyên tắc cá biệt hoá, Nguyên tắc tăng dần yêu cầu
C. Nguyên tắc thích hợp, Nguyên tắc cá biệt hoá, Nguyên tắc hệ thống,
Nguyên tắc tăng dần yêu cầu.
D. Nguyên tắc cá biệt hoá, Nguyên tắc hệ thống, Nguyên tắc tăng dần yêu
cầu. Nguyên tắc tự giác tích cực,
Câu 38. Vai trò của nguyên tắc tự giác tích cực:
A. Tính tự giác tích cực của người tham gia tập luyện TDTT thường được thể
hiện qua sự gắng sức để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyện.
B. Tính tự giác tích cực của người tham gia tập luyện TDTT thường được
thể hiện qua hoạt động tự giác để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyện.
C. Tính tự giác tích cực của người tham gia tập luyện TDTT thường được
thể hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyện.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 39. Thực hiện nguyên tắc tự giác tích cực cần:
A. Giải thích rõ mục đích từng nội dung học mới và phương pháp thực hiện,
để người học thực hiện một cách tự giác và tích cực.
B. Dạy cách phát hiện lỗi sai trong quá trình thực hiện.
C. Đề ra nhiệm vụ để học sinh tự thực hiện và phát huy sáng kiến.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 40. Vai trò của Nguyên tắc trực quan.
A. Là nguyên tắc quan trọng trong hệ thống các nguyên tắc của phương pháp GDTC và tập luyện TDTT
B. Là tiền đề cần thiết để con người tiếp thu và hoàn thiện hoạt động vận
động nói chung và của Giáo dục thể chất nói riêng.
C. Giúp cho HS tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật động tác một cách nhanh chóng và chính xác.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 41. Mục tiêu của nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa:
A. Xác định mức độ thích hợp của các phương pháp cho từng đối tượng học.
B. Phải xét đến trình độ lứa tuổi, giới tính, tâm sinh lý của người học để
chọn phương pháp thích hợp.
C. Quá trình tác động của tập luyện TDTT luôn phù hợp với đặc điểm của
từng cá nhân người tham gia tập luyện để thu được hiệu quả tối ưu.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 42. Trong GDTC, việc tập luyện muốn đạt hiệu quả phải lựa chọn sao
cho phương pháp đó thoả mãn yêu cầu:
A. Phải xét đến trình độ lứa tuổi, giới tính, tâm sinh lý của người học để chọn phương pháp thích hợp.
B. Phải xét đến trình độ lứa tuổi, giới tính của người học để chọn phương pháp thích hợp.
C. Phải xét đến trình độ lứa tuổi, tâm sinh lý của người học để chọn phương pháp thích hợp.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 43. Xác định mức độ phù hợp cho quá trình tập luyện GDTC:
A. Phải kiểm tra sức khỏe và trình độ thể lực ban đầu, để có được sự điều
chỉnh lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
B. Phải thường xuyên kiểm tra y – sinh học để có được sự điều chỉnh lượng
vận động tập luyện cho phù hợp.
C. Phải kiểm tra sư phạm, để có được sự điều chỉnh lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 44. Những điều kiện chính đảm bảo nguyên tắc hệ thống là:
A. Tính liên tục của quá trình giáo dục TDTT và luân phiên hợp lý lượng vận động với nghỉ ngơi.
B. Tính lặp lại và tính biến dạng.
C. Tuần tự các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau
trong nội dung các buổi tập
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 45. Tập luyện thường xuyên, liên tục thì có thể có những biến đổi tốt:
A. Về cấu trúc của cơ thể
B. Về chức năng của cơ thể
C. Về sự hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển tố chất vận động.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 46. Sự cần thiết phải tăng lượng vận động một cách từ từ
A. Để tiếp thu được kỹ thuật động tác, thì phải tăng từ từ lượng vận động.
B. Để tránh tập luyện quá sức, tránh cảm giác sợ hãi thì phải tăng từ từ lượng vận động.
C. Để tránh cảm giác sợ hãi thì phải tăng từ từ lượng vận động.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. IV. CHẤN THƯƠNG
Câu 47. Các nguyên nhân gây ra chấn thương:
A. Không thực hiện đúng nguyên tắc tập luyện B. Tập quá sức
C. Không tập trung trong quá trình tập luyện
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 48: Phòng tránh chấn thương trong tập luyện bằng cách kiểm soát:
A. Trạng thái sức khỏe và trình độ thể lực
B. Đảm bảo cơ sở vật chất
C. Đảm bảo kỹ thuật
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 49. Những yếu tố nào cần được quan tâm để đề phòng chấn thương?
A. Cơ sở vật chất
B. Phương pháp tập luyện.
C. Điều kiện khí hậu.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 50. Để phòng tránh chấn thương trong tập luyện cần đảm bảo yêu cầu:
A. Mặt sân bằng phẳng và trơn
B. Sử dụng trang thiết bị tập luyện sai kích thước
C. Có quần áo tập luyện và thi đấu đảm bảo yêu cầu của môn thể thao và
phù hợp với điều kiện thời tiết.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 51. Giày tập, thi đấu phải đúng tiêu chuẩn và kích cỡ để phòng tránh chấn thương nào?
A. Chấn thương người da như: phỏng da, rách da, viêm da
B. Chân thương xương,khớp
C. Chấn thương cơ, gân, dây chằng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 52: Một trong những nguyên nhân gây ra chấn thương thể thao?
A. Không thực hiện đúng nguyên tắc tập luyện khởi động, thả lỏng sau tập luyện.
B. Tập luyện vừa sức
C. Kỹ thuật tập luyện hiệu quả
D. Tập trung cao trong quá trình tập luyện
Câu 53. Các bước sơ cấp cứu khi gặp phải vết thương trong tập luyện.
A. Bước 1: cầm máu, bước 2: băng bó, bước 3: giảm đau, bước 4: vận
chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoA.
B. Bước 1: băng bó, bước 2: cầm máu, bước 3: giảm đau, bước 4: vận
chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoa
C. Bước 1: giảm đau, bước 2: cầm máu, bước 3: băng bó, bước 4: vận
chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoa
D. Bước 1: vận chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoa, bước 2: giảm đau,
bước 3: cầm máu, bước 4: băng bó
Câu 54. Vết thương là gì?
A. Là những thương tổn rách da do các tác động cơ học gây lên.
B. Là sự sai lệch đầu xương tạo nên ổ khớp khiến khớp không cử động được nữA.
C. Là sự sai lệch các diện khớp.
D. Là những tổn thương phần mềm không gây sự phá hủy toàn bộ giải phẫu bề mặt của dA.
Câu 55. Đụng giập là gì?
A. Là những thương tổn rách da, gân, cơ.
B. Là tổn thương mạch máu và gây ra hiện tượng xuất huyết dưới dA.
C. Là tổn thương nhẹ ở phần mềm và các diện khớp.
D. Là những tổn thương phần mềm không gây sự phá hủy toàn bộ giải phẫu
bề mặt của da, thường đi kèm vời tổn thương mạch máu và gây ra hiện tượng xuất huyết dưới dA.
Câu 56. Các triệu chứng khi bị đụng giập.
A. Tại vùng bị đụng giập xuất hiện cảm giác đau
B. Tại vùng bị đụng giập xuất hiện sưng nề
C. Tại vùng bị đụng giập xuất hiện vết bầm tím
D. Tại vùng bị đụng giập xuất hiện cảm giác đau, sưng nề, bầm tím.
Câu 57. Bong gân là gì?
A. Là những thương tổn nhẹ bao hoạt dịch, bao khớp.
B. Là những thương tổn nhẹ bao hoạt dịch, dây chằng vùng khớp
C. Là những thương tổn nhẹ bao khớp, dây chằng vùng khớp.
D. Là những thương tổn bao hoạt dịch, bao khớp, dây chằng vùng khớp ở
các mức độ khác nhau từ nhẹ đến rất nặng như dây chằng bị căng, giãn, đứt
một phần hay đứt toàn bộ.
Câu 58. Cách xử trí bong gân:
A. Ngừng hoạt động ngay ở khớp và chi bị chấn thương
B. Chườm lạnh trong 2-3 ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 20-30 phút
C. Băng ép ngay vùng bị chấn thương để làm giảm chảy máu
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 59. Sai khớp là gì?
A. Là sự sai lệch đầu xương tạo nên ổ khớp làm thay đổi vị trí liên quan bình
thường về giải phẫu của khớp, khiến khớp không cử động được nữa
B. Là sự giãn, rách đứt bao gân quanh ổ khớp.
C. Là sự sai lệch của bao hoạt dịch, dây chằng vùng khớp.
D. Cả 3 đáp án trên đều đung.
Câu 60. Phương pháp xử lý khi sai khớp:
A. Cố định khớp, nhanh chóng chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế càng sớm càng tốt
B. Tự ý uốn nắn, kéo khớp
C. Sau 2-3 ngày mới nắn khớp
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 61: Gãy xương là gì?
A. Là do xương bị gãy, mất sự liên tục và hoàn chỉnh thường có của xương do ngoại lực gây nên
B. Là mất cử động không thể nhấc lên chân hoặc tay được
C. Là thay đổi hình dạng của đoạn chân hoặc tay
D. Là sự phá hủy đột ngột của xương
Câu 62: Cách xử lý khi bị gãy xương:
A. Không di chuyển nạn nhân trừ khi cần thiết, cầm máu bằng băng vô trùng hoặc vải sạch.
B. Cố định vị trí bị thương bằng các loại nẹp y tế (không nên căn chỉnh hay
đẩy xương bị dính lại).
C. Chườm một túi nước đá lên vị trí bị thương để hạn chế sưng nề để giảm
đau và đưa đi cấp cứu.
D. Không di chuyển nạn nhân trừ khi cần thiết, cầm máu, cố định vị trí bị
thương bằng các loại nẹp y tế, chườm một túi nước đá lên vị trí bị thương và đưa đi cấp cứu. V. BỔ SUNG
Câu 63: Chức năng chính của giáo dục thể chất là:
A. Nâng cao thành tích
B. Nâng cao sức khỏe
C. Duy trì và nâng cao sức khỏe
D. Duy trì và nâng cao thành tích
Câu 64: Theo tổ chức WHO sức khỏe đó là:
A. Một trạng thái hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội
B. Một trạng thái hài hòa về thể chất,
C. Một trạng thái hài hòa tinh thần
D. Một trạng thái hài hòa xã hội,
Câu 65: Giáo dưỡng Thể chất là:
A. Là truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý
sự vận động của con người.
B. Là truyền thụ những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người.
C. Là tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người.
D. Một quá quá trình giáo dục.
Câu 66: Năng lực vận động là:
A. Khả năng, chức năng của hệ thống, cơ quan trong cơ thể, thể hiện chính
qua hoạt động cơ bắp… Nó bao gồm các tố chất thể lực và những năng lực vận
động cơ bản của con người
B. Là các tố chất thể lực và những năng lực vận động cơ bản của con người
C. Khả năng, chức năng của hệ thống, cơ quan trong cơ thể,
D. Những năng lực cơ bản của con người
Câu 67: Huấn luyện Thể thao là:
A. Một quá trình đào tạo và giáo dục theo đặc điểm cá nhân để hoàn thiện và
nâng cao thành tích thể thao, được tiến hành dựa trên các cở sở tri thức khoa học
chung và khoa học giáo dục.
B. Quá trình được tiến hành dựa trên các cở sở tri thức khoa học chung và khoa học giáo dục.
C. Một quá trình đào tạo và giáo dục theo đặc điểm cá nhân
D. Một quá trình đào tạo và giáo dục theo đặc điểm cá nhân để hoàn thiện
và nâng cao thành tích thể thao,
Câu 68: Chương trình môn học Giáo dục thể chất nhằm:
A. Cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, nâng cao sức khỏe, phát
triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách …
B. Cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản,
C. Nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực,
D. Hoàn thiện nhân cách …
Câu 69: Thể dục thể thao là:
A. Một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có chủ đích và hợp lý đến
quá trình phát triển thể chất của con người, chủ yếu là về các tố chất vận động và kỹ năng vận động.
B. Một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có chủ đích và hợp lý các
tố chất vận động và kỹ năng vận động.
C. Tác động có chủ đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con
người, chủ yếu là về các tố chất vận động và kỹ năng vận động.
D. Tác động có chủ đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con người
Câu 70: Tập luyện thế nào có lợi cho sức khỏe:
A. Tập đúng nguyên tắc,
B. Tập đúng Phương pháp,
C. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 71: Dấu hiệu quan trọng nhất của bài tập TDTT chính là:
A. Nội dung của nó có tính tương ứng với hình thức hay không
B. Nội dung của nó có tính tương ứng với phương pháp hay không
C. Nội dung của nó có tính tương ứng với mục tiêu hay không
D. Nội dung của nó có tính tương ứng với nguyên tắc hay không
Câu 72: Quan hệ giữa nội dung và hình thức của bài tập TDTT là:
A. Mối quan hệ tương hỗ hữu cơ, thể hiện hai mặt của bài tập.
B. Nội dung của bài tập đóng vai trò chủ đạo quyết định cơ bản (chỉ tương đối).
C. Hình thức của bài tập thay đổi thì đến lượt nó – hình thức của bài tập lại
đóng vai trò chủ đạo, quyết định đối với nội dung.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 73: Cùng một bài tập gây nên hiệu quả khác nhau phụ thuộc vào các đặc
điểm cá nhân người tập:
A. Tuổi, giới tính,
B. Tình trạng sức khỏe và thể lực,
C. Điều kiện lao động, học tập, sinh hoạt…
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 74: Yếu tố nào quan trọng nhất tạo nên tinh thần hào hứng, tích cực, tự
giác trong tập luyện:
A. Độ phức tạp, tính hấp dẫn
B. Những yếu tố mới, tính hấp dẫn
C. Độ phức tạp, Những yếu tố mới
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 75: Đặc điểm của môi trường thực hiện bài tập:
A. Thời tiết, địa hình của địa điểm tập luyện.
B. Dụng cụ, thiết bị của địa điểm tập luyện.
C. Điều kiện vệ sinh của địa điểm tập luyện.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 76: Tác động tự nhiên của thiên nhiên và các yếu tố vệ sinh trong quá trình tập luyện:
A. Ánh sáng mặt trời, không khí, nước
B. vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống
C. Vệ sinh môi trường tập luyện và nghỉ ngơi
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 77: Thể dục cơ bản là:
A. Một loại hình của thể dục phát triển chung, rất phong phú và đa dạng về nội dung và hình thức.
B. Một hình thức của thể dục phát triển chung, rất phong phú và đa dạng về nội dung và hình thức.
C. Một trong những nội dung thể dục phát triển chung
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 78: Mục đích của thể dục cơ bản là nhằm:
A. Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản,
B. Phát triển thể lực chung
C. Tăng cường sức khoẻ.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 79: Nội dung của Thể dục cơ bản gồm:
A. Đi, chạy, nhẩy, ném, mang vác, leo trèo. . .
B. Các bài tập đội hình đội ngũ,
C. Các bài tập thể dục vệ sinh các bài tập đơn giản với dụng cụ. .
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 80: Thể dục có khuynh hướng thể thao bao gồm:
A. Các môn thể dục dụng cụ,
B. Thể dục nghệ thuật, nhào lộn,
C. Thể dục thể hình và thẩm mỹ.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 81: Thể dục bổ trợ Là các dạng bài tập:
A. Được lựa chọn có mục đích chuyên biệt của mỗi loại đối tượng tập luyện,
bảo đảm và hỗ trợ cho hoạt động chính đạt kết quả tốt hơn.
B. Là các dạng bài tập được lựa chọn có mục đích chuyên biệt của mỗi loại đối tượng tập luyện.
C. Bảo đảm và hỗ trợ cho hoạt động chính đạt kết quả tốt hơn.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 82: Nội dung Thể dục bổ trợ gồm:
A. Thể dục bộ trợ trong trường học.
B. Thể dục bộ trợ trong nghề nghiệp.
C. Thể dục bộ trợ trong thể thao. Thể dục bộ trợ trong quân sự
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 83: Mục đích của các môn thể thao hiện đại là:
A. Nâng cao trình độ tài nghệ để dành thứ hạng trong thi đấu. B. Nâng cao sức khỏe.
C. Nâng cao hình ảnh cá nhân VĐV
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 84: Mục đích môn thể thao dân tộc:
A. Giữ gìn bản sắc dân tộc
B. Nâng cao sức khỏe
C. Tăng cường sức mạnh dân tộc
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 85: Nội dung gồm Các môn thể thao kỹ thuật
A. Cũng thuộc các môn thể thao hiện đại, nhưng luôn sử dụng và điều khiển
phương tiện kỹ thuật và máy móc.
B. Thuộc các môn thể thao hiện đại,
C. Sử dụng và điều khiển phương tiện kỹ thuật và máy móc.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 86: trò chơi mô phỏng:
A. Nhằm phản ánh một số hiện tượng của đời sống xã hội, cũng như trong thiên nhiên.
B. Mô phỏng tự do không có nội dung và cấu trúc cố định,
C. Không có luật lệ, quy định chặt chẽ.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 87: Trò chơi thể thao đơn giản:
A. Được tổ chức chặt chẽ và duy trì bằng các quy định, điều lệ, điều luật mang tính chủ đề,
B. Được mọi người thừa nhận và tuân thủ dưới sự giám sát của trọng tài.
C. Đòi hỏi người chơi phải có năng lực nhất định.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 88 Nhóm trò chơi thể thao chính và cơ bản:
A. Là các môn bóng,
B. Hình thức thi đấu rất chặt chẽ, ổn định,
C. Đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn. Nhóm này thường dùng bổ trợ toàn
diện cho các môn thể thao chuyên sâu.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 89: Hình thức của Du lịch trong tập luyện A. Đi dạo B. Tham quan. C. Dã ngoại.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 90: Nguyên tắc được coi là tiền đề trong tập luyện thể thao
A. Nguyên tắc tự giác tích cực.
B. Nguyên tắc hệ thống.
C. Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóA.
D. Nguyên tắc trực quan.
Câu 91: Xây dựng hứng thú tập luyện cho học sinh là:
A. Cơ sở vững chắc phát huy tính tự giác tích cực cho học sinh.
B. Động cơ tốt phát huy tính tự giác tích cực cho học sinh.
C. Điều kiện phát huy tính tự giác tích cực cho học sinh.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 92: Động cơ tham gia hoạt động là:
A. Tiền đề cần thiết để đảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt động.
B. Điều kiện cần thiết để đảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt động.
C. Yếu tố cần thiết để đảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt động.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 93: Hứng thú nhất thời của sinh viên xuất hiện trong tập luyện khi:
A. Tiến hành buổi tập sinh động, có sức lôi cuốn.
B. Tăng cường các cuộc thi đấu nhỏ và sử dụng PP trò chơi.
C. Sử dụng các hình mẫu trực quan, hợp lý, đẹp để tăng tính nghệ thuật của kỹ thuật động tác…
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 94: Hứng thú bền vững của sinh viên chỉ có được trong tập luyện khi:
A. Sinh viên hiểu được ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT.
B. Sinh viên có kỹ năng tập luyện
C. Sinh viên có động cơ tập luyện
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 95: Nguyên tắc trực quan là:
A. Nguyên tắc quan trọng trong hệ thống các nguyên tắc của phương pháp GDTC và tập luyện TDTT.
B. Nguyên tắc cần thiết trong hệ thống các nguyên tắc của phương pháp GDTC và tập luyện TDTT.
C. Nguyên tắc cơ bản trong hệ thống các nguyên tắc của phương pháp GDTC và tập luyện TDTT.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 96: Nguyên tắc trực quan giúp cho:
A. Sinh viên tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật động tác một cách nhanh chóng và chính xác
B. Sinh viên tiếp thu kỹ năng, kỹ thuật động tác một cách nhanh chóng
C. Sinh viên tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo, động tác một cách nhanh chóng
D. Sinh viên tiếp thu kỹ thuật động tác một cách chính xác
Câu 97: Khi áp dụng nguyên tắc trực quan vào quá trình sư phạm GDTC cần
phải tuân thủ một số tiêu chí:
A. Tính trực quan – một tiền đề cần thiết không thể thiếu để tiếp thu, phát
triển và hoàn thiện kỹ năng – kỹ xảo vận động trong giáo dục TDTT.
B. Tính trực quan – một điều kiện không thể tách rời trong quá trình hoàn
thiện các hoạt động vận động.
C. Tính trực quan – một nhân tố không thể tách rời trong quá trình hoàn
thiện các hoạt động vận động.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 98: trong tập luyện TDTT nếu tác động lượng vận động quá mức giới hạn sẽ:
A. Dẫn đến nguy cơ tổn hại sức khoẻ của người tập
B. Dẫn đến nguy cơ tổn hại tinh thần của người tập
C. Dẫn đến nguy cơ tổn hại thể chất của người tập
D. Dẫn đến nguy cơ tổn hại tâm lý của người tập
Câu 99: Trong GDTC, việc tập luyện muốn đạt hiệu quả phải lựa chọn sao
cho phương pháp đó thoả mãn yêu cầu:
A. Xác định mức độ thích hợp của các phương pháp cho từng đối tượng học.
B. Phải xét đến trình độ lứa tuổi, giới tính, tâm sinh lý của người học để
chọn phương pháp thích hợp.
C. Tính cá biệt hóa theo xu hướng chung và theo những cách thức riêng trong giáo dục TDTT.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 100: Để xác định mức độ phù hợp cho quá trình tập luyện cần:
A. Phải kiểm tra sức khỏe và trình độ thể lực ban đầu để có được sự điều
chỉnh lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
B. Phải thường xuyên kiểm tra y – sinh học để có được sự điều chỉnh lượng
vận động tập luyện cho phù hợp.
C. Phải kiểm tra sư phạm, để có được sự điều chỉnh lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 101: Trong tập luyện TDTT nguyên tắc hệ thống nhất thiết phải được đặt
ra như một nguyên tắc bắt buộc vì:
A. Nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tập luyện.
B. Nó liên quan đến thành tích của người tập
C. Nó liên quan đến kết của người tập
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 102: Nếu tập luyện thường xuyên, liên tục thì có thể có những biến đổi tốt về:
A. Cấu trúc, chức năng của người tập
B. Sự hình thành KNKX vận động của người tập
C. Phát triển tố chất vận động của người tập
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 103: Điểm then chốt của nguyên tắc hệ thống trong quá trình GDTC là:
A. Không cho phép nghỉ đến mức làm mất hiệu quả tốt đã có qua tập luyện.
B. Cho phép nghỉ đến mức làm mất hiệu quả tốt đã có qua tập luyện.
C. Cho phép tập đến mức làm mất hiệu quả tốt đã có qua tập luyện.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 104: Tính lặp lại và lặp lại biến dạng các yêu cầu của tập luyện được sử dụng như là:
A. Một phương pháp để nâng cao chất lượng khi vận dụng nguyên tắc hệ thống.
B. Một nguyên tắc để nâng cao chất lượng khi vận dụng nguyên tắc hệ thống.
C. Một phương tiện để nâng cao chất lượng khi vận dụng nguyên tắc hệ thống.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 105: Tính tuần tự của các buổi tập luyện phải:
A. Sắp xếp các buổi tập theo quy tắc từ dễ đến khó,
B. Sắp xếp các buổi tập theo quy tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ đã biết đến chưa biết,
C. Sắp xếp các buổi tập theo quy tắc từ lượng vận động thấp đến lượng vận động cao.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 106 Muốn nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể lên một trình độ cao hơn thì cần phải:
A. Thực hiện một lượng vận động cao và có độ phức tạp mới
B. Thực hiện một lượng vận động cao
C. Thực hiện một lượng vận động có độ phức tạp mới
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 107: Cơ thể thích nghi với một lượng vận động nào đó không phải ngay
lập tức, trong cùng một lúc, mà cần phải có:
A. Thời gian nhất định để cho kịp xảy ra các biến đổi thích nghi.
B. Thời gian dài để cho kịp xảy ra các biến đổi thích nghi.
C. Thời gian đủ để cho kịp xảy ra các biến đổi thích nghi.
D. Thời gian tương đối để cho kịp xảy ra các biến đổi thích nghi.
Câu 108: Lượng vận động tăng theo bậc thang là:
A. Tăng nhanh lượng vận động rồi ổn định lượng vận động đó trong một số
buổi tập nhất định rồi lại tiếp tục tăng, thường sử dụng trong 1 tuần, 1 tháng.
B. Tăng chậm lượng vận động rồi ổn định lượng vận động đó trong một số
buổi tập nhất định rồi lại tiếp tục tăng, thường sử dụng trong 1 tuần, 1 tháng.
C. Tăng nhanh lượng vận động rồi ổn định lượng vận động đó trong một số
buổi tập nhất định rồi lại tiếp tục giảm, thường sử dụng trong 2 tuần, 2 tháng.
D. Tăng nhanh lượng vận động rồi ổn định lượng vận động đó trong một số
buổi tập cố định rồi lại tiếp tục tăng, thường sử dụng trong 1 tuần, 1 tháng.
Câu 109: Lượng vận động tăng theo làn sóng là
A. Sự phối hợp việc nâng tương đối từ từ lượng vận động, sóng sau được lặp
lại ở trình độ cao hơn
B. Sự phối hợp việc nâng tương đối nhanh lượng vận động, sóng sau được
lặp lại ở trình độ cao hơn
C. Sự phối hợp việc nâng tương đối từ từ lượng vận động, sóng sau được lặp
lại ở trình độ thấp hơn
D. Sự phối hợp việc nâng tương đối chậm lượng vận động, sóng sau được
lặp lại ở trình độ thấp hơn
Câu 110: Lượng vận động tăng theo đường thẳng là:
A. Lượng vận động tăng lên từ từ, lượng vận động sau lớn hơn lượng vận động trước.
B. Lượng vận động tăng lên đột ngột, lượng vận động sau lớn hơn lượng vận động trước.
C. Lượng vận động tăng lên đột ngột, lượng vận động sau nhỏ hơn lượng vận động trước.
D. Lượng vận động tăng lên từ từ, lượng vận động sau nhỏ hơn lượng vận động trước.
Câu 111: Triệu chứng thường gặp khi bị gãy xương.
A. Tại vùng xảy ra gãy xương có cảm giác đau tăng lên khi sờ ấn hoặc nhúc
nhích, sưng nề, thay đổi hình dạng. B. Biến dạng khớp C. Bầm tím D. Rách da
Câu 112: Các triệu chứng của vết thương.
A. Chảy máu hoặc tiết dịch màu hồng nhạt ở những vết xây xước nhẹ.
B. Đau ở mức độ rất khác nhau tùy thuộc vào vết thương nông hay sâu,
nặng hay nhẹ, độ rộng của vết thương nhiều hay ít. Khi mới bị thương thì rất đau,
sau đó mức độ đau sẽ giảm dần.
C. Tại vết thương xuất hiện hiện tượng đau tăng lên khi bị nhiễu trùng.
D. Cả 3 đáp án trên đầu đúng.
Câu 113: Triệu chứng của bong gân, sai khớp.
A. Tại vùng xảy ra chấn thương xuất hiện cảm giác đau dữ dội, sưng nề
B. Tại vùng xảy ra chấn thương xuất hiện hiện tượng sưng nề, mất cử động
C. Tại vùng xảy ra chấn thương mất cử động, biến dạng khớp
D. Tại vùng xảy ra chấn thương xuất hiện cảm giác đau dữ dội, sưng nề,
mất cử động, biến dạng khớp.
Câu 114: Chấn thương cấp tính xảy ra: A. Đột ngột. B. Từ từ C. Lâu dài
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 115: Chấn thương mãn tính xảy ra:
A. Trong một thời gian dài B. Đột ngột. C. Từ từ
D. Trong một thời gian ngắn
Câu 116: Những khớp hay bị bong gân là:
A. Khớp cổ chân, bàn chân,
B. Khớp gối, khuỷu tay,
C. Khớp cổ tay và các ngón tay
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 117: Đối với các vết thương dù to hay nhỏ, đều phải chú ý đến vấn đề:
A. Chảy máu, mất máu, nhiễm trùng. B. Rách da C. Bầm tím
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 118: Các bước sơ cấp cứu vết thương:
A. Cầm máu, Băng bó B. Giảm đau
C. Vận chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoa
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 119: Phòng tránh chấn thương trong tập luyện, thi đâu thể thao bằng
cách kiểm soát các nhóm các yếu tố nguy cơ gây chấn thương như sau:
A. Điều kiện tập luyện:
B. Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật
C. Phương pháp tập luyện khoa học:
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 120: Tập luyện tố chất sức mạnh và độ mềm dẻo là:
A. Chìa khoá để phòng tránh chấn thương.
B. Hai yếu tố quan trọng nhất cấu thành hiệu quả vận động của cơ thể
C. Hai yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả vận động của cơ thể
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng MÀU VÀNG ĐỀ 3 MÀU XANH ĐỀ 4 MÀU ĐỎ ĐÈ 5 KHÔNG MÀU ĐỀ 6
ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Câu 121: Chương trình môn học Giáo dục thể chất nhằm cung cấp kiến thức, kỹ
năng …………………, nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách
A. Vận động cơ bản B. Kỹ xảo
C. Hoàn thiện D. Thích ứng
Câu 122: Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung ………….. là
dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người.
A. Chuyên biệt B. C. Cơ bản
Giáo dục D. Dạy học
Câu 123: Thể chất bao gồm: Thể hình, năng lực vận động và năng lực ………….
A. Thích ứng B. Vận động C. D. Chuyên môn Thể thao
Câu 124: Chức năng chính của Giáo dục thể chất là …………… và nâng cao sức khỏe
A. Duy trì B. nâng cao thành tích C. phát triển D. cải thiện
Câu 125: Theo tổ chức WHO sức khỏe đó là một …………….. về thể chất, tinh thần và xã hội
A. trạng thái hài hòa B. C. biểu hiện
đặc tính D. đặc thù
Câu 126: Thể thao là một hoạt động ………….., mang tính chất trò chơi, bằng sự
vận động thể lực, nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt thành tích cao
nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như nhau.
A. Vận động B. C. Chuyên môn
Thể lực D. Trò chơi
Câu 127: Thể hình là Hình thái, cấu trúc cơ thể, bao gồm trình độ phát triển,
những chỉ số tuyệt đối về …………..và tỷ lệ giữa chúng và tư thế
A. Hình thái B. C. Chức năng
Thể lực D. Tư thế
Câu 128: Giáo dưỡng Thể chất là truyền thụ và …………. có hệ thống những
cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người.
A. tiếp thu B. phản hồi C. tác động D. tuyên truyền
Câu 129: Năng lực vận động là khả năng, chức năng của hệ thống, cơ quan trong
………… , thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp. Nó bao gồm các tố chất thể lực và
những năng lực vận động cơ bản của con người
A. cơ thể B. hệ xương C. hệ hô hấp D. hệ tuần hoàn
Câu 130: Huấn luyện Thể thao là một quá trình ……………….. theo đặc điểm cá
nhân để hoàn thiện và nâng cao thành tích thể thao, được tiến hành dựa trên các cở
sở tri thức khoa học chung và khoa học giáo dục.
A. đào tạo và giáo dục B. đào tạo C. giáo dục D. giáo dưỡng
Câu 131: Chương trình môn học Giáo dục thể chất nhằm cung cấp kiến thức,
………………….., nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách …
A. kỹ năng vận động cơ bản
B. kỹ năng kỹ xảo
C. kỹ năng vận động D. kỹ xảo vận động
Câu 132: Thể dục thể thao là một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động
………………… và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con người, chủ
yếu là về các tố chất vận động và kỹ năng vận động.
A. có chủ đích B. có mục đích C. có động cơ D. có qui hoạch
Câu 133: Tập luyện đúng …………….., đúng Phương pháp, có chế độ dinh dưỡng
hợp lý sẽ có lợi cho sức khỏe người tập A. nguyên tắc B. chế độ C. khối lượng D. thời gian
Câu 134: Dấu hiệu quan trọng nhất của bài tập TDTT chính là nội dung của nó có
tính ………………. với hình thức hay không
A. tương ứng B. thích ứng C. thích nghi D. tương tác
Câu 135: Dấu hiệu quan trọng nhất của bài tập TDTT chính là nội dung của nó có
tính tương ứng với ……………. hay không A. hình thức B. cách thức C. phương thức D. phương pháp
Câu 136: Quan hệ giữa nội dung và hình thức của bài tập TDTT là mối quan hệ
………………….., thể hiện hai mặt của bài tập.
A. Tương hỗ hữu cơ B. Hỗ trợ C. Hữu cơ D. Chặt chẽ
Câu 137: Nội dung của bài tập đóng vai trò ……………………… cơ bản (chỉ
tương đối). Hình thức của bài tập thay đổi thì đến lượt nó – hình thức của bài tập
lại đóng vai trò chủ đạo, quyết định đối với nội dung.
A. Chủ đạo quyết định B. Quan trọng C. Tiền đề D. Hỗ trợ
Câu 138: Cùng một bài tập gây nên hiệu quả khác nhau phụ thuộc vào các
…………………….. của người tập
A. Đặc điểm cá nhân B. Chiều cao C. Cân nặng D. Gia đình
Câu 139: ……………………………… của người tập ảnh hưởng đến hiệu quả của bài tập
A. Tình trạng sức khỏe và thể lực B. Chiều cao C. Cân nặng D. Chu vi các vòng
Câu 140: Những yếu tố mới, ……………….. tạo nên tinh thần hào hứng, tích cực,
tự giác trong tập luyện: A. tính hấp dẫn B. tính phù hợp C. tính đa dạng D. tính kiên trì
Câu 141: Năng lực vận động là ………………….., chức năng của hệ thống, cơ
quan trong cơ thể, thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp.
A. Khả năng B. Chức năng C. Tiềm năng D. Thiểu năng
Câu 142: Năng lực thích ứng là trình độ thích ứng chủ yếu về ……………. của cơ
thể của con người với môi trường bên ngoài,
A. Chức năng B. Khả năng C. Tiềm năng D. Thiểu năng
Câu 143: Phát triển thể chất là một quá trình tác động có …………… nhằm hình
thành và thay đổi về nhận thức, chức năng sinh học tự nhiên của cơ thể con người
trong suốt cuộc sống cá nhân của nó. Quá trình đó diễn ra dưới ảnh hưởng tích cực
của điều kiện sống, môi trường và đặc biệt là tác động của giáo dục TDTT.
A. Chủ đích B. Mục đích C. Ý thức D. Nhu cầu
Câu 144: Phát triển thể chất là một quá trình tác động có chủ đích nhằm hình
thành và thay đổi về ……………., chức năng sinh học tự nhiên của cơ thể con
người trong suốt cuộc sống cá nhân của nó. Quá trình đó diễn ra dưới ảnh hưởng
tích cực của điều kiện sống, môi trường và đặc biệt là tác động của giáo dục TDTT. A. nhận thức B. kiến thức C. ý thức D. phương thức
Câu 145: Phát triển thể chất là một quá trình tác động có chủ đích nhằm hình
thành và thay đổi về nhận thức, chức năng sinh học tự nhiên của cơ thể con người
trong suốt cuộc sống …………… của nó. Quá trình đó diễn ra dưới ảnh hưởng tích
cực của điều kiện sống, môi trường và đặc biệt là tác động của giáo dục TDTT. A. cá nhân B. tập thể C. cá thể D. con người
Câu 146: Phát triển thể chất là một quá trình tác động có chủ đích nhằm hình
thành và thay đổi về nhận thức, chức năng sinh học tự nhiên của cơ thể con người
trong suốt cuộc sống cá nhân của nó. Quá trình đó diễn ra dưới ảnh hưởng
…………… của điều kiện sống, môi trường và đặc biệt là tác động của giáo dục TDTT. A. tích cực B. tiêu cực C. quan trọng D. chủ yếu
Câu 147: Phát triển thể chất là một quá trình tác động có chủ đích nhằm hình
thành và thay đổi về nhận thức, chức năng sinh học tự nhiên của cơ thể con người
trong suốt cuộc sống cá nhân của nó. Quá trình đó diễn ra dưới ảnh hưởng tích cực
của điều kiện sống, môi trường và đặc biệt là tác động của giáo dục TDTT. A. tích cực B. tiêu cực C. quan trọng D. chủ yếu
Câu 148: Phát triển thể chất là một quá trình tác động có chủ đích nhằm hình
thành và thay đổi về nhận thức, chức năng sinh học tự nhiên của cơ thể con người
trong suốt cuộc sống cá nhân của nó. Quá trình đó diễn ra dưới ảnh hưởng tích cực
của điều kiện sống, môi trường và đặc biệt là tác động của ……………………….. A. Giáo dục TDTT.
B. Giáo dục văn hóa
C. Giáo dục thẩm mỹ
D. Giao dục trí tuệ
Câu 149: Hoàn thiện thể chất là một ……………… làm cho cơ thể được phát triển
toàn diện, nhịp nhàng, hài hòa cả về mặt hình thái và chức năng cơ thể, một thể lực
cường tráng, một ý chí, tinh thần vững vàng, đủ điều kiện thích ứng và thích ứng
tốt nhất với các điều kiện căng thẳng. A. Quá trình B. Chương trình C. Quy trình D. Tiến trình
Câu 150: Hoàn thiện thể chất là một quá trình làm cho cơ thể được phát triển toàn
diện, nhịp nhàng, hài hòa cả về mặt hình thái và ……………….., một thể lực
cường tráng, một ý chí, tinh thần vững vàng, đủ điều kiện thích ứng và thích ứng
tốt nhất với các điều kiện căng thẳng.
A. chức năng cơ thể B. cân nặng C. chu vi các vòng D. chiều cao
Câu 151: Hoàn thiện thể chất là một quá trình làm cho cơ thể được phát triển toàn
diện, nhịp nhàng, hài hòa cả về mặt hình thái và chức năng cơ thể, một thể lực
cường tráng, một ý chí, tinh thần vững vàng, đủ điều kiện …………… và thích
ứng tốt nhất với các điều kiện căng thẳng. A. thích ứng B. thích nghi C. tương ứng D. tương tác
Câu 152: Thể dục thể thao trong nhà trường là một bộ phận …………… của giáo dục toàn diện.
A. Không thể thiếu B. Quan trọng C. Cơ bản D. Quyết định
Câu 153: Thể thao là một ………………………. mang tính chất trò chơi, bằng sự
vận động thể lực, nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt thành tích cao
nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như nhau
A. hoạt động vận động
B. hoạt động thể lực
C. hoạt động tâm lý
D. hoạt động sức lực
Câu 154: Thể thao là một hoạt động vận động mang tính chất …………., bằng sự
vận động thể lực, nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt thành tích cao
nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như nhau A. trò chơi B. tập luyện C. phát triển D. tập thể
Câu 155: Thể thao là một hoạt động vận động mang tính chất trò chơi, bằng sự
vận động thể lực, nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt
…………………..., được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như nhau
A. thành tích cao nhất B. thành tích cao C. thành tích D. mục đích
Câu 156: Giáo dưỡng thể chất là dạy học vận động. Đó là ……………………….
có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người.
A. truyền thụ và tiếp thu
B. tác động và tiếp nhận
C. giáo dục và được giáo dục D. nắm bắt
Câu 157: Huấn luyện thể thao là một quá trình đào tạo và giáo dục theo đặc điểm
…………….. để hoàn thiện và nâng cao thành tích thể thao. Quá trình ấy được tiến
hành dựa trên các cở sở tri thức khoa học chung và khoa học giáo dục. A. cá nhân B. tập thể C. cá thể D. nhân cách
Câu 158: Huấn luyện thể thao là một quá trình đào tạo và giáo dục theo đặc điểm
cá nhân để hoàn thiện và nâng cao ………………………. Quá trình ấy được tiến
hành dựa trên các cở sở tri thức khoa học chung và khoa học giáo dục.
A. thành tích thể thao
B. thành tích thi đấu
C. thành tích học tập D. thể chất
Câu 159: Sau tập luyện, để cơ thể hồi phục nhanh cần thực hiện …………….. A. Duỗi cơ bắp B. Đi ngủ sớm C. Ăn uống ngay D. Tắm nước đá
Câu 160: ……………………, để cơ thể hồi phục nhanh cần thực hiện duỗi cơ bắp A. Sau tập luyện
B. Trước tập luyện C. Trong tập luyện D. Khi nghỉ ngơi
Câu 161: Các phương tiện giáo dục thể chất được sử dụng để tác động đến các đối
tượng tập luyện nhằm đạt được những ………………của giáo dục thể chất.
A. Mục đích B. Nội dung
C. Phương pháp D. Mục tiêu
Câu 162: Các phương tiện giáo dục thể chất được sử dụng để tác động đến các
………………………… nhằm đạt được những mục đích của giáo dục thể chất.
A. đối tượng tập luyện
B. hình thức tập luyện
C. cách thức tập luyện
D. Phương pháp huấn luyện
Câu 163. Phương tiện giáo dục thể chất bao gồm các ………………, các tác động
tự nhiên môi trường, các yếu tố vệ sinh, … Trong đó các bài tập TDTT là phương tiện chủ yếu. A. Bài tập TDTT Yếu tố ảnh hưởng B.
C. Bài tập thể lực
D. Yếu tố tự nhiên
Câu 164. Phương tiện giáo dục thể chất bao gồm các Bài tập TDTT, các tác động
…………………, các yếu tố vệ sinh. . . Trong đó các bài tập TDTT là phương tiện chủ yếu.
A. tự nhiên môi trường B. không khí C. ánh sáng D. nước
Câu 165. Phương tiện giáo dục thể chất bao gồm các Bài tập TDTT, các tác động
tự nhiên môi trường, các yếu tố vệ sinh. Trong đó các ………………. là phương tiện chủ yếu. A. bài tập TDTT
tác động tự nhiên môi trường B.
C. bài tập thể lực
D. yếu tố vệ sinh
Câu 166. Phương tiện giáo dục thể chất bao gồm các bài tập TDTT, các tác động
tự nhiên môi trường, các yếu tố vệ sinh. Trong đó các …………….. là phương tiện chủ yếu. A. bài tập TDTT
B. các yếu tố vệ sinh
C. tác động tự nhiên môi trường
D. yếu tố thể lực
Câu 167: Bài tập thể dục thể thao là những hoạt động vận động chuyên biệt, do
con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với các
……………... giáo dục thể chất. A. Qui luật B. Yêu cầu C. Qui định D. Tính chất
Câu 168: Bài tập thể dục thể thao là những hoạt động ……………………, do con
người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với các qui luật giáo dục thể chất.
A. vận động chuyên biệt
B. vận động cơ bản
C. vận động trí tuệ
D. vận động tay chân
Câu 169: Bài tập thể dục thể thao là những hoạt động vận động chuyên biệt, do
con người sáng tạo ra một cách có ……………., có chủ đích, phù hợp với các qui
luật giáo dục thể chất. A. ý thức B. kiến thức C. tư duy D. phản biện
Câu 170. Nội dung của các bài tập TDTT chính là sự tác động của bài tập TDTT
đó lên …………………….làm thay đổi sâu sắc, toàn diện các hệ thống chức năng, chức phận của cơ thể Cơ thể người tập
B. Hình thái người tập
C. Chức năng người tập
D. Thể lực người tập
Câu 171. Nội dung của các bài tập TDTT chính là sự tác động của bài tập TDTT
đó lên cơ thể người tập làm thay đổi sâu sắc, toàn diện các hệ thống ………….., chức phận của cơ thể A. chức năng B. khả năng C. kỹ năng D. công năng
Câu 172. …………………………… TDTT chính là sự tác động của bài tập
TDTT đó lên cơ thể người tập làm thay đổi sâu sắc, toàn diện các hệ thống chức
năng, chức phận của cơ thể
A. Nội dung của các bài tập
B. Hình thức của các bài tập
C. Hình dáng của các bài tập
D. Cấu trúc bài tập
Câu 173. Hình thức của các bài tập TDTT chính là ……………. cũng như bên
trong của bài tập, được biểu hiện qua hình dáng và các hoạt động- động lực tạo nên.
A. Cấu trúc bên ngoài
B. Hình dáng bên ngoài
C. Động lực bên trong
D. Biểu hiện bên ngoài
Câu 174: …………………………..TDTT chính là cấu trúc bên ngoài cũng như
bên trong của bài tập, được biểu hiện qua hình dáng và các hoạt động- động lực tạo nên.
A. Hình thức của các bài tập
B. Nội dung của các bài tập
C. Hình dáng của các bài tập
D. Cấu trúc bài tập
Câu 175: Hình thức của các bài tập TDTT chính là cấu trúc bên ngoài cũng như
bên trong của bài tập, được biểu hiện qua hình dáng và các……………….. tạo nên.
A. hoạt động- động lực
B. hoạt động vận động
C. hoạt động thể chất
D. hoạt động thể lực
Câu 176: Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bài tập TDTT đó là đặc điểm của
…………….., bài tập, môi trường thực hiện bài tập, Sử dụng tác dụng tự nhiên của
thiên nhiên và các yếu tố vệ sinh.
A. Cá nhân người tập
B. Thể lực của người tập
C. Chức năng của người tập
D. Hình dáng người tập
Câu 177: Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bài tập TDTT đó là đặc điểm của
cá nhân người tập, bài tập, ………… thực hiện bài tập, Sử dụng tác dụng tự nhiên
của thiên nhiên và các yếu tố vệ sinh. A. môi trường B. không khí C. ánh sáng D. vệ sinh
Câu 178. Đặc điểm cá nhân người tập bao gồm lứa tuổi, giới tính, …………….. và
thể lực, điều kiện lao động, học tập, sinh hoạt…
A. Tình trạng sức khỏe
B. Tình trạng thể lực
C. Tình trạng gia đình
D. Tình trạng hôn nhân
Câu 179. Đặc điểm cá nhân người tập bao gồm lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức
khỏe và thể lực, điều kiện …………., học tập, sinh hoạt… A. lao động B. hoạt động C. kinh tế D. văn hóa
Câu 180: Đặc điểm của môi trường thực hiện bài tập bao gồm: thời tiết, địa hình,
dụng cụ, thiết bị, …………………của địa điểm tập luyện.
A. Điều kiện vệ sinh
B. Điều kiện tập luyện
C. Điều kiện dinh dưỡngD. Điều kiện môi trường
Câu 181: Đặc điểm của …………….. thực hiện bài tập bao gồm: thời tiết, địa
hình, dụng cụ, thiết bị, điều kiện vệ sinh của địa điểm tập luyện. A. môi trường B. Điều kiện C. Khí hậu D. phương tiện
Câu 182: Trò chơi là một dạng bài tập thể lực, xuất hiện sớm nhất, mà loài người
sáng tạo nên, nhằm thoả mãn ……………………thực tiễn.
A. Nhu cầu đời sống
C. Nhu cầu sinh hoạt
B. Nhu cầu giải trí
D. Nhu cầu tập luyện
Câu 183: Trò chơi là một dạng ………………, xuất hiện sớm nhất, mà loài người
sáng tạo nên, nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống thực tiễn.
A. bài tập thể lực B. bài tập C. tập luyện D. học tập
Câu 184: Tác dụng của trò chơi, một mặt có tác dụng hoàn thiện ………………đã
học, mặt khác có tác dụng nâng cao các tố chất, phẩm chất tâm lý và đạo đức cho người chơi.
A. Kỹ năng vận động
B. Kỹ xảo vận động
C. Tố chất vận động
D. Kiến thức vận động
Câu 185: Tác dụng của trò chơi, một mặt có tác dụng hoàn thiện kỹ năng vận động
đã học, mặt khác có tác dụng nâng cao các tố chất, ………………..và đạo đức cho người chơi.
A. phẩm chất tâm lý B. phẩm chất C. khí chất D. nhân cách
Câu 186: Nội dung của thể dục cơ bản gồm: Đi, chạy, nhảy, ………….., leo trèo.
các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục vệ sinh các bài tập đơn giản với dụng cụ. A. ném, mang vác B. bưng bê C. Bơi lội D. khiêng
Câu 187: …………….. của thể dục cơ bản gồm: Đi, chạy, nhảy, ném, mang vác,
leo treo, các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục vệ sinh các bài tập đơn giản với dụng cụ. A. Nội dung B. Hình thức C. Phương pháp D. Phương tiện
Câu 188: Các bài tập TDTT tập luyện đúng phương pháp khoa học sẽ luôn tạo ra
sự biến đổi có lợi cho cơ thể Tăng cường sức đề kháng chống ………….., tăng
cường thể lực, tăng cường khả năng chức phận cơ thể. A. Bệnh tật B. Lão hóa C. Cận thị D. huyết áp
Câu 189: Các bài tập TDTT tập luyện đúng phương pháp khoa học sẽ luôn tạo ra
sự biến đổi ……………………….Tăng cường sức đề kháng chống bệnh tật, tăng
cường thể lực, tăng cường khả năng chức phận cơ thể.
A. có lợi cho cơ thể
B. tích cực cho cơ thể
C. nhanh chóng cho cơ thể
D. thích nghi cho cơ thể
Câu 190. Các yếu tố tác động tự nhiên của thiên nhiên và các yếu tố vệ sinh là:
Ánh sáng mặt trời, không khí, nước; vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh, môi
trường …………và nghỉ ngơi…
A. Tập luyện B. Học tập C. Lao động D. Vui chơi
Câu 191: Nguyên tắc tự giác tính cực có nghĩa là biến quá trình giáo dục thành
quá trình …………….. và tự học của sinh viên A. Tự giáo dục B. Tự tập luyện C. Tự tu dưỡng D. Tự rèn luyện
Câu 192: Muốn phát huy tính tự giác tích cực cho sinh viên phải …………tính
hứng thú, động cơ cho sinh viên A. Xây dựng B. Đào tạo C. Rèn luyện D. Bồi dưỡng
Câu 193: Tính tự giác tích cực của người tham gia tập luyện TDTT thường được
thể hiện qua ………… tự giác, gắng sức để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyện. A. Hoạt động B. Vận động C. Lao động D. Học tập
Câu 194: Để người học thực hiện một cách tự giác và tích cực trong tập luyện:
Dạy cách phát hiện lỗi sai trong quá trình thực hiện. Đánh giá ..
…………………… Đề ra nhiệm vụ để học sinh tự thực hiện và phát huy sáng kiến.
A. Kết quả thực hiện của người tập
B. Hình thái của người tập
C. Thể lực của người tập
D. năng lực của người tập
Câu 195: Trong GDTC, việc tập luyện muốn đạt hiệu quả phải lựa chọn sao cho
phương pháp đó thoả mãn yêu cầu về trình độ, lứa tuổi, giới tính, ………… của
người học để chọn phương pháp thích hợp. A. Tâm sinh- lý B. Tâm lý C. Sinh lý D. Hoàn cảnh
Câu 196: Xác định mức độ phù hợp cho quá trình tập luyện TDTT phải kiểm tra
sức khỏe và trình độ thể lực ban đầu, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra
…………………. và kiểm tra sư phạm, để có được sự điều chỉnh lượng vận động tập luyện cho phù hợp. A. Y – sinh học B. Tâm lý học C. sinh lý học D. sinh hóa học
Câu 197. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp giáo dục thể chất có ……………… A. 5 nguyên tắc B. 4 nguyên tắc C. 3 nguyên tắc D. 6 nguyên tắc
Câu 198. Nguyên tắc của Phương pháp GDTC bao gồm: Nguyên tắc tự giác tích
cực, Nguyên tắc trực quan, …………………………, Nguyên tắc hệ thống,
Nguyên tắc tăng dần yêu cầu.
A. Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hoá
B. Nguyên tắc vừa sức
C. Nguyên tắc thống nhất giữa dạy tập thể và dạy cá thể .
D. Nguyên tắc thống nhất giữa dạy lý thuyết với dạy thực hành
Câu 199: Tính tự giác tích cực của người tham gia tập luyện TDTT thường được
thể hiện qua hoạt động ………………….để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyện.
A. Tự giác, gắng sức B. Nỗ lực C. Sẵn sàng D. Vượt khó
Câu 200. Nguyên tắc trực quan là nguyên tắc ……………trong hệ thống các
nguyên tắc của phương pháp GDTC và tập luyện TDTT A. Quan trọng B. quyết định C. cần thiết D. duy nhất
Câu 201: Nguyên tắc trực quan là ……………… để con người tiếp thu và hoàn
thiện hoạt động vận động nói chung và của Giáo dục thể chất nói riêng.
A. Tiền đề cần thiết
B. Yếu tố cần thiết
C. Nguyên tắc cần thiết
D. Vấn đề cần thiết
Câu 202: Nguyên tắc trực quan giúp cho HS tiếp thu………………….., kỹ thuật
động tác một cách nhanh chóng và chính xác.
A. kỹ năng, kỹ xảo B. kỹ năng C. kỹ xảo D. kỹ thuật
Câu 203. Quá trình tác động của tập luyện TDTT luôn phù hợp với …………. của
từng cá nhân người tham gia tập luyện để thu được hiệu quả tối ưu. A. Đặc điểm B. ưu điểm C. Tính cách D. Năng lực
Câu 204. Trong GDTC, việc tập luyện muốn đạt hiệu quả phải lựa chọn sao cho
phương pháp đó thoả mãn yêu cầu về trình độ, lứa tuổi, ………….., tâm sinh lý
của người học để chọn phương pháp thích hợp. A. Giới tính B. Tính cách C. Năng lực D. Tuổi tác
Câu 205: Trong GDTC, việc tập luyện muốn đạt hiệu quả phải lựa chọn sao cho
phương pháp đó ………………….về trình độ, lứa tuổi, giới tính, tâm sinh lý của
người học để chọn phương pháp thích hợp.
A. Thoả mãn yêu cầu
B. Thoả mãn nhu cầu
C. Đáp ứng yêu cầu
D. Đáp ứng nhu cầu
Câu 206: Xác định mức độ phù hợp cho quá trình tập luyện GDTC phải kiểm tra
sức khỏe và trình độ thể lực ban đầu, để có được sự điều chỉnh
………………….tập luyện cho phù hợp. A. khối lượng B. cường độ
C. Lượng vận động D. mật độ
Câu 207: Xác định mức độ phù hợp cho quá trình tập luyện GDTC phải thường
xuyên kiểm tra ………………. để có được sự điều chỉnh lượng vận động tập luyện cho phù hợp. A. y – sinh học B. Tâm lý
C. Trình độ tập luyện
D. Kỹ năng tập luyện
Câu 208: Xác định mức độ phù hợp cho quá trình tập luyện GDTC cần
………………, để có được sự điều chỉnh lượng vận động tập luyện cho phù hợp. A. Tâm lý
B. Trình độ chuyên môn
C. Kỹ năng tập luyện
D. Kiểm tra sư phạm
Câu 209. Những điều kiện chính đảm bảo nguyên tắc hệ thống là tính liên tục của
quá trình giáo dục TDTT và luân phiên hợp lý ………………………. Tính lặp lại
và tính biến dạng. Tuần tự các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác
nhau trong nội dung các buổi tập
A. Lượng vận động với nghỉ ngơi
B. Khối lượng và cường độ
C. Thời gian và số lần
D. Nội dung và hình thức
Câu 210: Tập luyện thường xuyên, liên tục thì có thể có những biến đổi tốt về cấu
trúc của cơ thể, chức năng của cơ thể, sự hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và
phát triển tố chất ………... A. Vận động B. Chuyển động C. Hoạt động D. Lao động
Câu 211: Tập luyện ……………………thì có thể có những biến đổi tốt về cấu
trúc của cơ thể, chức năng của cơ thể, sự hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và
phát triển tố chất vận động
A. Thường xuyên, liên tục B. Cách quãng C. Khối lượng cao
D. Khối lượng thấp
Câu 212: Sự cần thiết phải tăng lượng vận động một cách từ từ để tiếp thu được kỹ
thuật động tác, Để tránh tập luyện quá sức, tránh cảm giác …………… A. Sợ hãi B. Lo lắng C. Chán nản D. Bồn chồn
Câu 213: Nguyên nhân gây ra chấn thương trong tập luyện là do không thực hiện
đúng nguyên tắc tập luyện, tập quá sức, Không …………….. trong quá trình tập luyện A. Chú ý B. Lắng nghe C. Tập trung D. Chủ động
Câu 214: Nguyên nhân gây ra chấn thương trong tập luyện là do không thực hiện
đúng………………….., tập quá sức, Không tập trung trong quá trình tập luyện
A. Phương pháp tập luyện
B. Mục đích tập luyện
C. Phương tiện tập luyện
D. Nguyên tắc tập luyện
Câu 215: Phòng tránh chấn thương trong tập luyện bằng cách ……………. cơ sở
vật chất, kỹ thuật tốt. A. Đảm bảo
B. Người thầy giỏi
C. Người tập yêu thích D. Cung cấp tốt
Câu 216. Những yếu tố thuận lợi làm xuất hiện các chấn thương là điều kiện khí
hậu và thời tiết …….. A. xấu B. đẹp C. Mưa D. Nắng
Câu 217. Để phòng tránh chấn thương cần có quần áo tập luyện và thi đấu đảm
bảo yêu cầu của môn thể thao và phù hợp với ………………...
A. Điều kiện thời tiết
B. Điều kiện sinh hoạt;
C. Điều kiện môi trường
D. Điều kiện ăn uống
Câu 218: Giày tập, thi đấu phải đúng tiêu chuẩn và kích cỡ để phòng chánh chấn
thương mắt cá chân, ……………, Phỏng da, rách da, viêm da A. Khớp gối B. Gãy xương C. Giãn dây chằng D. Bong gân
Câu 219: Tố chất …………………và độ mềm dẻo là hai yếu tố quan trọng nhất
cấu thành và quyết định hiệu quả vận động của cơ thể A. Sức mạnh B. Sức nhanh C. Sức Bền D. Khéo léo
Câu 220: Tố chất sức mạnh và độ mềm dẻo là hai yếu tố ………………… cấu
thành và quyết định hiệu quả vận động của cơ thể A. Quan trọng nhất B. quyết định C. phù hợp nhất D. thích hợp
Câu 221. Tố chất …………………… là chìa khóa để phòng tránh chấn thương
A. Tố chất sức mạnh và độ mềm dẻo
B. Tố chất sức bền và sức mạnh
C. Tố chất sức mạnh và sức nhanh
D. tố chất sức nhanh và mềm dẻo
Câu 222: Vết thương là những ………….. rách da, gân, cơ A. Thương tổn B. Đụng giập C. sai lệch D. Biểu hiện
Câu 223: Đụng giập là những tổn thương …………. không gây sự phá hủy toàn
bộ giải phẫu bề mặt của dA. A. Phần mềm B. Phần cơ C. Phần xương Phần da
Câu 224. Cách xử lý khi bị đụng giập (bầm tím) là………….. lên vùng bị va đập,
kê chân lên cao khi ngồi hoặc nằm, băng ép. A. Chườm đá B. Bôi dầu nóng C. Sờ nắn D. Ngâm nước nóng
Câu 225: Bong gân là những thương tổn nhẹ ……………., bao khớp, dây chằng vùng khớp A. Bao hoạt dịch B. Phần cơ C. Phần xương D. Phần mềm Câu 226:
Khi bị bong gân thì ngừng hoạt động ngay
………………………………..
Chườm lạnh trong 2-3 ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 20-30 phút. Băng ép
ngay vùng bị chấn thương để làm giảm chảy máu
ở khớp và chi bị chấn thương
bao hoạt dịch, dây chằng vùng khớp
C. dây chằng vùng khớp
D. chi bị chấn thương
Câu 227: Sai khớp là sự sai lệch ……………. tạo nên ổ khớp khiến khớp không cử động được nữa A. đầu xương B. dây chằng C. bao hoạt dịch C. ổ khớp
Câu 228: Phương pháp xử lý khi sai khớp là: ……………., nhanh chóng chuyển
nạn nhân tới các cơ sở y tế càng sớm càng tốt
A. cố định khớp B. uốn nắn khớp C. tự ý kéo khớp
D. bóp dầu nóng Sau 2-3 ngày mới nắn khớp
Câu 229: Gãy xương là do xương bị gãy, ………………….. thường có của xương,
A. Mất sự liên tục
B. Mất cử động không thể nhấc chân hoặc tay lên được
C. Thay đổi hình dạng của đoạn chi D. Mất hoạt động
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2022 TRƯỞNG BỘ MÔN
GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN