Cách chữa ngọng cho trẻ - Tài liệu môn Tâm lý học tiểu học | Trường Đại học Hà Tĩnh
Cách chữa ngọng cho trẻ - Tài liệu môn Tâm lý học tiểu học | Trường Đại học Hà Tĩnh. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 5 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
2.1. “Sàng lọc” những người tiếp xúc với trẻ
Một trong những lý do thường gặp nhất dẫn tới tật nói ngọng của trẻ là do trẻ bắt
chước những người xung quanh như bố mẹ, bạn bè, giáo viên,... Vì thế bạn nên
sàng lọc đối tượng tiếp xúc với con bạn, bạn nên hạn chế, thậm chí có thể là
không cho trẻ tiếp xúc với những người có phát âm không chuẩn. Nếu là trẻ học
nói ngọng từ cô giáo ở lớp thì bạn nên cho con chuyển lớp, hay trẻ nói ngọng do
chơi với bạn bè hàng xóm thì bạn nên hạn chế cho con chơi cùng các bạn đó.
2.2. Luyện tập thời gian ngắn nhưng thường xuyên
Bố mẹ nên dành thời gian luyện tập sửa ngọng cùng trẻ, bạn nên sửa ngọng cho
bé bằng những bài tập ngắn vì nếu bài tập dài trẻ sẽ nhanh chán và mất tập trung,
chỉ nên cho trẻ luyện tập 2 - 3 phút nhưng tập nhiều lần trong ngày sẽ đem lại
hiệu quả cao, khi luyện tập cho trẻ thì không nên nổi nóng và nản chí vì nếu như vậy bạn sẽ thất bại.
2.3. Cho con luyện cơ miệng thường xuyên
Bố mẹ nên tập hợp và phân loại lại những chữ cái, từ mà con đang phát âm sai để
có phương hướng hướng dẫn con nói chuẩn hơn. Có thể cho con tập bài tập luyện
cơ miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và nói “A, O, TR,…” làm khoảng 5 - 7 lần.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp giữa bài tập với các trò chơi để trẻ hứng thú hơn và
không bị chán, bạn có thể cho con bạn chơi đố vui hay tìm đồ vật rồi gọi tên đồ
vật,... khi rèn nói ngọng cho con thì bạn nên nói chậm lại, không cáu gắt, không
tức giận, nên tạo cho trẻ một môi trường thoải mái để trẻ tiếp thu thứ bạn muốn
truyền đạt tới con, sửa lỗi nói ngọng nên vừa sửa và chơi sẽ hiệu quả cao hơn.
2.4. Giúp trẻ bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng tới phát âm
Những thói quen xấu cũng là nguyên nhân dẫn đến nói ngọng như mút tay, ngoái
mũi, cho tay vào miệng,… Vì thế, ba mẹ nên luôn chú ý nhắc nhở để trẻ có thể
dần dần bỏ những thói quen này. Ví dụ nếu trẻ mút tay khi đang cùng cả nhà xem
tivi thì bạn có thể cho trẻ chơi một trò chơi nào đó khiến trẻ quên đi việc mút tay
hoặc bạn cũng có thể trực tiếp nhắc nhở trẻ để trẻ biết những hành động đó là không nên làm.
2.5. Để trẻ biết mình phát âm sai
Khi trẻ lớn một chút hay khi bạn không có đủ thời gian hay sự kiên trì để sửa lỗi
ngọng cho trẻ thì bạn có thể trực tiếp cho trẻ biết trẻ đang phát âm sai để trẻ tự ý
thức về việc mình đang nói ngọng và sẽ tự chú ý sửa sai cho mình. Trẻ nói ngọng
sẽ không biết mình đang bị ngọng và ngọng như thế nào nên cách nhanh nhất là
bạn cho con bạn biết bé đang nói ngọng, bạn có thể chọn cách ghi âm lại một
đoạn trẻ nói ngọng để cho trẻ nghe, khi đó trẻ sẽ có được hình dung tốt nhất về
tình trạng ngọng của mình.
2.6. Cho trẻ tập nói trước gương
Việc nói trước gương sẽ tạo cho trẻ sự mới lạ và thích thú, cả nhà cùng nhau đúng
trước gương, tất cả cùng nhau nói, cùng nhau phát âm. Cả ba mẹ và con đều nói
trước gương. Ba mẹ phát âm mẫu cho trẻ những từ và cụm từ mà trẻ thường nói
sai để trẻ quan sát, khi phát âm mẫu bố mẹ nên chú ý phát âm chậm và rõ ràng
nhất có thể để trẻ có thể dễ dàng quan sát và bắt trước theo. Khi trẻ bắt trước theo
thì bố mẹ nên quan sát và sửa sai kịp thời thì trẻ sẽ nhớ hơn, nên động viên trẻ khi luyện tập.
2.7. Kể chuyện, đọc thơ cùng con
Thực tế nhiều người khi nói sẽ phát âm sai khi giao tiếp thường ngày nhưng khi
hát, đọc truyện lại nói chuẩn, đúng. Trẻ em cũng giống như vậy. Do đó, ba mẹ có
thể sửa ngọng cho trẻ bằng việc thường xuyên đọc truyện cho trẻ nghe, cũng có
thể cho con đọc truyện hay cùng con hát những bài hát thiếu nhi mà trẻ yêu thích.
Quá trình mà trẻ bắt chước kể theo những câu chuyện, hát theo những bài hát mà
ba mẹ đã kể hay hát sẽ giúp trẻ dần dần phát âm chuẩn hơn.
Các bé thường rất thích nghe kể chuyện, hát tuy nhiên việc đó không đồng nghĩa
với việc bé không chán, chính vì thế bạn nên chọn những câu chuyện ngắn gọn,
vui vẻ để tạo hứng thú cho trẻ.
2.8. Khuyến khích bé giao tiếp
Giao tiếp là nguyên nhân dẫn đến nói ngọng nhưng đồng thời cũng là cách để sửa
nói ngọng tốt nhất. Bé sẽ phát âm tốt hơn khi thường xuyên được giao tiếp với
mọi người xung quanh. Cha mẹ cần tạo thêm không gian giao tiếp cho bé như bạn
có thể cho bé ra ngoài công viên chơi hoặc đến nơi có nhiều trẻ nhỏ để vui chơi.
Tuy nhiên, cho tiếp xúc nhiều không phải là ai cũng tiếp xúc, mà nên tránh những
trường hợp nói ngọng, nói giọng địa phương.
2.9. Không nhại, chê con khi con nói ngọng
Một sai lầm rất thường gặp ở người lớn là khi trẻ nói ngọng thì thường hay đùa
với con bằng cách nhại lời con, chọc quê con thậm chí còn có người lớn chê con
nói ngọng khiến trẻ cảm thấy xấu hổ. Điều này chỉ khiến trẻ khó chữa được tật
nói ngọng hơn mà thôi vì trẻ sẽ lầm tưởng điều đó khiến cho bố mẹ vui nên sẽ cố
nói ngọng nhiều hơn. Còn đối với trường hợp trẻ bị chê nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị
tổn thương và trở nên sống khép kín, mất tự tin.
2.10. Cho trẻ gặp chuyên gia để tư vấn
Nếu bạn không có thời gian, không có sự kiên nhẫn, không tự tin vào khả năng
của mình thì bạn có thể cho trẻ gặp các chuyên gia là các giáo viên chuyên dạy
ngôn ngữ hay bác sĩ, bạn cũng có thể cho con của bạn tham gia vào một lớp học
phát âm để trẻ của bạn có thể có một một trường luyện tập chuyên nghiệp nhất.
Cách này cũng sẽ mang lại một hiệu quả rất tích cực.
Phát triển khả năng nhai cho trẻ
• Việc phát triển khả năng nhai sẽ giúp cơ hàm vận động, phát triển cơ má, lưỡi.
Động tác này sẽ giúp trẻ nói rõ ràng hơn. Kiên nhẫn lắng nghe trẻ
• Cần kiên nhẫn lắng nghe trẻ diễn đạt ý của mình một cách kiên nhẫn, đừng vội
vàng xen vào điều chỉnh ngày khi bé đang nói vì sẽ làm trẻ mất tự tin rồi càng nói
ngọng, nói lắp, khó diễn tả hơn.
Chăm đọc sách cho trẻ nghe
• Thông qua cách đọc sách cho trẻ nghe thì có thể dạy cho trẻ cả khối lượng lớn
từ vựng trong giao tiếp. Từ đó sẽ giúp cho trẻ có câu từ mạch lạc trong suy nghĩ và phát âm chuẩn hơn.
Thường xuyên tiếp xúc với trẻ
• Việc thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với trẻ sẽ giúp hiểu rõ trẻ hơn, biết rõ trẻ
gặp vấn đề gì để dạy trẻ hết nói ngọng. Đồng thời, việc gần gũi với trẻ sẽ giúp các
bạn có thời gian tập luyện cho trẻ nói chuẩn nhiều hơn.
Phát âm chuẩn để trẻ bắt chước
• Việc phát âm chuẩn và đúng sẽ giúp cho việc tiếp xúc với trẻ hàng ngày sẽ làm
cho trẻ bắt chước theo. Bắt chước theo lối phát âm chuẩn sẽ làm cho trẻ khắc
phục được tật nói ngọng hiệu quả. Ví dụ: Ngọng l/n
Bước 1: Luyện phát âm đúng các phụ âm L/N.
Mục đích của việc luyện phát âm hai phụ âm này là làm cho bộ máy phát âm hoạt
động thuần thục, linh hoạt. Khi phát âm âm vị N, ta để đầu lưỡi sát chân răng hàm
trên. Để miệng hơi mở, bật nhanh đầu lưỡi xuống, hàm dưới hơi trễ và luồng hơi
từ họng đi qua hai lỗ mũi tạo thành âm N (nờ).
Khi phát âm âm vị L, ta để đầu lưỡi sát phần lợi răng hàm trên. Để miệng hơi mở,
cuốn nhanh đầu lưỡi lên và luồng hơi từ họng đi qua hai mép lưỡi tạo thành âm L (lờ).
Cách luyện: Để phát âm thuần thục hai phụ âm này, người nói ngọng cần phát âm
nhiều lần, lúc đầu phát âm với tốc độ chậm, sau nhanh dần. Lúc đầu phát âm từng
âm vị, sau phát âm đổi chỗ xen kẽ L/N, N/L, tốc độ chậm rồi nhanh. Mục đích
của cách phát âm này là làm tăng thêm sự linh hoạt của đầu lưỡi.
Bước 2: Luyện phát âm các tiếng, từ có chứa phụ âm L/N.
Trước hết, tra từ điển tiếng Việt, đọc lần lượt các từ trong mục từ có chứa phụ âm
đầu L/N. Ví dụ: lo lắng, lo âu, lo liệu, lo lót, lo ngại, lo toan, lo xa, lo nghĩ, lo sốt
vó,…; lặng im, lặng lẽ, lẳng lặng, lặng thinh, lặng tờ, lặng ngắt, lặng yên,…
Bước 3: Luyện đọc văn bản có chứa các từ, ngữ có phụ âm đầu L/N.
Trước tiên đọc từng câu có chứa một trong hai âm đầu N hoặc L, tiếp theo chuyển
sang những văn bản khó hơn có trộn lẫn hai phụ âm N/L.
Ví dụ đoạn văn chứa từ ngữ có phụ âm đầu N: Nam nữ thanh niên nước Nam nô
nức nâng cao kĩ năng nói đúng nên không nâng niu, nới tay, nể nang với nạn này.
Phải nêu nó ra, trừ món nợ nặng nề khiến ta mệt não nản chí.
Đoạn văn có chứa từ ngữ có phụ âm đầu L: Lối lên làng Lạng lắm lau lách, lùm
lùm lẩn lút, lầm lũi là lạc liền. Lão Lí làng Lạng lọc lõi, láu lỉnh. Luôn leo lẻo lấy
lòng lão là lũ lính lệ lấc láo, lưỡi lê lăm lăm. Lão Lí lận lưng lủng lẳng lắm loại:
lưỡi lam, lập lắc, lục lạc, …lóng la lóng lánh.
Đoạn văn chứa từ ngữ có phụ âm đầu N/L: Nói năng nên luyện luôn luôn/Nói
năng lưu loát luyện luôn lúc này/Lẽ nào nao núng lung lay/Lên lớp lú lẫn lại hay nói lầm
Bước 4: Luyện phát âm L/N qua hoạt động giao tiếp hàng ngày.
Đây là bước cuối cùng của việc luyện phát âm để chữa lỗi ngọng L/N. Để hoàn
thành tốt bước này, người nói ngọng phải đạt được một số kết quả nhất định sau
khi luyện các bước trên, tức đã giảm hẳn lỗi phát âm sai L/N, đồng thời phải luôn
luôn có ý thức sửa ngọng.
Cách luyện: Khi phát âm các âm tiết có chứa phụ âm đầu L/N, ta nên nói chậm
lại. Thực hiện nhiều lần như vậy sẽ tạo thành thói quen, lâu dần sẽ giảm hẳn việc nói ngọng.
Trong quá trình luyện tập, ta phải kiên trì, nhẫn nại thì mới khắc phục triệt để việc nói ngọng L/N.