Cách Làm Bài Tập Pháp Luật Đại Cương

Cách Làm Bài Tập Pháp Luật Đại Cương với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

CÁCH LÀM BÀI TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1. Phân tích cấu trúc quy phạm pháp luật
Nhiệm vụ: phải đi xác định rõ các thành phần , , trong 1 quy phạm giả định quy định chế tài
pháp luật cụ thể. Lưu ý:
Giả định thường quy định về thời gian, địa điểm, các chủ thể, các hoàn
cảnh cụ thể mà quy phạm pháp luật điều chỉnh. Giả định thường là phần
trả lời cho câu hỏi với từ để hỏi: ai, trong hoàn cảnh nào?
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu rõ cách xử sự của chủ thể
pháp luật (cá nhân hay tổ chức) ở vào hoàn cảnh điều kiện đã nêu trong
phần giả định, gồm . Bộ phận quy sự cho phép hay bắt buộc phải thực hiện
định trả lời câu hỏi Phải làm gì (hoặc không được làm gì) và làm như thế
nào?
Chế tài nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng
đối với chủ thể pháp luật đã không thực hiện theo đúng quy tắc xử sự nêu
ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật (là hậu quả bất lợi đối với chủ
thể vi phạm pháp luật)
Ví dụ 1.
Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà
nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an
ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp
2013)
Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân”. Phần giả định trong trường hợp
này nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối
tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ
trang nhân dân.
Quy định: “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà
nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân,
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất
nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Phần quy định trong trường hợp này nêu
lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.
Chế tài: không có
2/ “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có
quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu” (Điều 132 Bộ
luật Dân sự 2005)
Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe
dọa”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn cảnh chịu
sự điều chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao dịch dân sự
do bị lừa dối hoặc bị đe dọa.
Quy định: “có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu”. Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng
được nêu ở phần giả định.
Chế tài: không có
3/ “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác,
thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm” (Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999)
Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều
chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân
phẩm, danh dự của người khác.
Quy định: không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng
quy định ngầm. Theo đó, quy định trong trường hợp này là không được xúc
phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến hai năm”. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động
đến chủ thể vi phạm pháp luật
| 1/3

Preview text:

CÁCH LÀM BÀI TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1. Phân tích cấu trúc quy phạm pháp luật
Nhiệm vụ: phải đi xác định rõ các thành phần giả định, quy định, chế tài trong 1 quy phạm
pháp luật cụ thể. Lưu ý: 
Giả định thường quy định về thời gian, địa điểm, các chủ thể, các hoàn
cảnh cụ thể mà quy phạm pháp luật điều chỉnh. Giả định thường là phần
trả lời cho câu hỏi với từ để hỏi: ai, trong hoàn cảnh nào? 
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu rõ cách xử sự của chủ thể
pháp luật (cá nhân hay tổ chức) ở vào hoàn cảnh điều kiện đã nêu trong
phần giả định, gồm sự cho phép hay bắt buộc phải thực hiện. Bộ phận quy
định trả lời câu hỏi Phải làm gì (hoặc không được làm gì) và làm như thế nào? 
Chế tài nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng
đối với chủ thể pháp luật đã không thực hiện theo đúng quy tắc xử sự nêu
ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật (là hậu quả bất lợi đối với chủ
thể vi phạm pháp luật) Ví dụ 1.
Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà
nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an
ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp 2013)
Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân”. Phần giả định trong trường hợp
này nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối
tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ trang nhân dân.
Quy định: “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà
nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân,
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất
nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Phần quy định trong trường hợp này nêu
lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định. Chế tài: không có
2/ “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có
quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu” (Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005)
Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe
dọa”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn cảnh chịu
sự điều chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao dịch dân sự
do bị lừa dối hoặc bị đe dọa.
Quy định: “có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu”. Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng
được nêu ở phần giả định. Chế tài: không có
3/ “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác,
thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm” (Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999)
Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều
chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân
phẩm, danh dự của người khác.
Quy định: không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng
quy định ngầm. Theo đó, quy định trong trường hợp này là không được xúc
phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến hai năm”. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động
đến chủ thể vi phạm pháp luật