Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Lý thuyết Lịch sử lớp 9: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9.
Chủ đề: Chương 1: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
Môn: Lịch Sử 9
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài 17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1926 - 1927
(Bối cảnh ra đời của các tổ chức cách mạng) có điểm mới:
- Trong những năm 1926 - 1927, liên tiếp bùng nổ những cuộc bãi công của
công nhân, viên chức, học sinh,...đặc biệt là cuộc bãi công của công nhân nhà
máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, Phú Riềng.
- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước giai đoạn này phát triển mang
tính thống nhất và chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên
kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
- Trình độ giác ngộ của công nhân nâng cao rõ rệt.
- Phong trào công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp yêu nước khác
cùng phát triển, kết thành làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ ở cả nước.
=> Trong bối cảnh đó, các tổ chức cách mạng ở Việt Nam nối tiếp nhau ra đời.
II. TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG (7 - 1928)
- Tân Việt Cách mạng Đảng (7-1928) ra đời tại Trung Kỳ.
- Thành phần là trí thức trẻ , thanh niên yêu nước .
- Đảng ra đời trong hoàn cảnh tư tưởng Mác – Lênin có ảnh hưởng lớn trong
phong trào cách mạng và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh.
=> Nội bộ đấu tranh giữa hai khuynh hướng vô sản và tư sản, vô sản thắng thế.
Một số Đảng viên chuyển sang hoạt động cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lênin
III. BA TỔ CHỨC CỘNG SẢN NỐI TIẾP NHAU RA ĐỜI TRONG NĂM 1929
- Cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước
phát triển, đặt ra yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản để tổ chức và lãnh đạo phong trào.
- Tháng 3-1929 Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ra đời ở Bắc Kỳ thay cho Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Nhà số 5D phố Hàm Long, Hà Nội - nơi thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam tháng 3-1929.
- Tại Đại Hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh
Niên tại Hương Cảng (5- 1929), đoàn Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị thành lập Đảng
Cộng sản, nhưng không được chấp nhận nên đã bỏ về. Họ về nước lập Đông
Dương Cộng Sản Đảng (6-1929) tại Bắc Kỳ .
- 8/1929, các cán bộ của Tổng bộ và kỳ bộ Nam kỳ đã quyết định thành lập An Nam Cộng Sản Đảng.
- Tháng 9/1929, những người giác ngộ tư tưởng cộng sản trong Đảng Tân Việt
(Trung kỳ) tuyên bố Đông Dương Cộng sản liên đoàn chính thức thành lập.
=> Như vậy trong năm 1929, ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam đã ra đời, thể
hiện bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam.
Câu hỏi thực hành và đáp án
1/ Phong trào Cách mạng Việt Nam trong hai năm 1926-1927 diễn ra như thế nào? Trả lời:
- Trong hai năm 1926-1927 liên tiếp bùng nổ nhiều cuộc bãi công của công
nhân, viên chức, học sinh học nghề. Lớn nhất là các cuộc bãi công của công
nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân hai đồn điền cao su Cam Tiêm, Phú
Riềng (Bình Phước) và công nhân đồn điền cà phê Ray-na (Thái Nguyên)
- Trên đà đó, phong trào công nhân đã mang tính thống nhất trong toàn quốc.
Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra từ Bắc chí Nam
- Phong trào nông dân, phong trào tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu
nước khác cũng phát triển mạnh mẽ trong cả nước
2/ Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh học nghề trong
những năm 1926-1927 đã có những điểm gì mới so với thời gian trước? Trả lời:
- Các cuộc đấu tranh của công nhân mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài
phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương, điều này
cho thấy trình độ giác ngộ của công nhân đã nâng lên rõ rệt.
- Phong trào nông dân, phong trào tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu
nước khác phát triển, kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp
cả nước, trong đó giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập
3/ Tân Việt Cách mạng đảng ra đời trong hoàn cảnh nào? Trả lời:
* Hoàn cảnh ra đời của Tân Việt Cách mạng Đảng:
- Trong phong trào yêu nước dân chủ mạnh mẽ đầu những năm 20 của thế kỉ
XX, một số sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và nhóm tù
chính trị cũ ở Trung Kì đã thành lập Hội Phục Việt
- Bị lộ sau khi rải truyền đơn đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan
Bội Châu (11/1925), Hội Phục Việt đổi tên nhiều lần cuối cùng lấy tên là Tân
Việt Cách mạng Đảng (7-1928)
4/ Nêu những hoạt động của Tân Việt Cách mạng Đảng? Trả lời:
- Cử người trong tổ chức của mình sang dự các lớp huấn luyện của Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên và vận động hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
- Nội bộ của Tân Việt đã có sự phân hóa sâu sắc và một số đảng viên tiên tiến
của Tân Việt đã chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
5/ Tân Việt Cách mạng đảng phân hóa như thế nào? Trả lời:
- Tân Việt Cách mạng đảng ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin có ảnh hưởng lớn, cuốn hút nhiều đảng viên trẻ, tiên tiến đi theo
- Nội bộ của Tân Việt đã có sự phân hóa sâu sắc thành hai xu hướng tư tưởng:
vô sản và tư sản. Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã chuyển sang Hội
Việt nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một chính
đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
6/ Em có nhận xét gì về tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng so với Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên? Trả lời:
So với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt còn nhiều hạn chế song
cũng là một tổ chức cách mạng mới của những trí thức trẻ và thanh niên tiêu tư sản yêu nước.