Cái chung cái riêng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
“Cái riêng” dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ nhất định, cónhững thuộc tính riêng biệt Ví dụ: ngôi nhà, tính cách, hiện tượng ôn nhiễm môi trường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu hỏi thảo luận nhóm số 3
Câu hỏi: 1. Phân tích cái chung, cái riêng, cái đơn nhất? Cho ví dụ?.
“Cái riêng” dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ nhất định, có
những thuộc tính riêng biệt
Ví dụ: ngôi nhà, tính cách, hiện tượng ôn nhiễm môi trường
“Cái chung” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,… lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại
Ví dụ: Các loại bưởi có đặc điểm chung là đều có cùi dày, nhiều múi, mỗi múi có rất nhiều tép.
“Cái đơn nhất” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,… chỉ tồn tại ở một cái riêng nhất định.
Ví dụ: Bombel (Ba Lan)– chú ngựa nhỏ nhất thế giới, có chiều dài 56,7 cm.
Ví dụ: một quả bưởi đang ở trong tủ lạnh là cái riêng (A) và một quả bưởi ở trên bàn là cái riêng (B)
=> Cái riêng A khác với cái riêng B.
=> Giữa 2 quả bưởi trên đều có thuộc tính chung là bưởi và có ngoại hình giống
nhau. Cái chung này được lặp lại ở bất kỳ quả bưởi nào.
Câu hỏi: Giữa cái chung và cái riêng cái nào rộng hơn cái nào, cái nào nằm
trong cái nào? cho ví dụ?
Cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái riêng (cái chung nằm trong và nhỏ hơn cái riêng)
Ví dụ: Cùi dày, nhiều múi, rất nhiều tép là
giữa các quả bưởi và chúng cái chung
phải tồn tại trong một quả bưởi nhất định (cái riêng).
Câu hỏi: Giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất, cái nào chuyển hoá thành cái nào? cho ví dụ?
+ Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điểu kiện xác
định của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Vì vậy, tuỳ từng mục đích có thể
tạo ra những điểu kiện để thực hiện sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.
Ví dụ, một sáng kiến khi mới, một ý kiến mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục
đích nhân rộng sáng kiến đó áp dụng rộng rãi trong thực tiễn để phát triển xã hội,
có thể thông qua nhiều tổ chức nghiên cứu, trao đổi để phổ biến sáng kiến đó thành
cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung...
Ngược lại, “cái cũ” ngày càng mất dần đi. Từ chỗ là , cái cũ biến dần “cái chung”
thành “cái đơn nhất”.
Câu hỏi: 2. Phân biệt nguyên nhân, nguyên cớ, điều kiện, kết quả?
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nhất định (kết quả) Ví dụ:
-Hai người có bất đồng quan điểm, tranh luận là nguyên nhân dẫn đến bất hòa, cãi nhau.
-Dòng điện tượng tác với dây dẫn, đốt nóng dây tóc bóng đèn là nguyên nhân làm cho bóng đèn sáng
Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất
định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.
Ví dụ: Mỹ muốn dùng máy bay đánh phá miền Bắc Việt Nam. Nguyên nhân là
do bản chất đế quốc nhưng phải tạo cớ để hảnh động là gây sự kiện Vịnh Bắc Bộ tháng 8/1964
Vận dụng xác định nguyên nhân, nguyên cớ, điều kiện, kết quả trong các trường hợp sau:
"Thực dân Pháp xâm lược VN năm 1858" Nguyên nhân:
+ Do nhu cầu về thị trường, thuộc địa. Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương
Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
+ Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
+ Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng suy yếu.
Nguyên cớ: Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Giatô.
Điều kiện: Triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng Pháp
Kết quả: Ngày 1-9-1858, quân pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước việt
nam của chúng ta. Nước Việt Nam từ một nước độc lập, có chủ quyền đã trở thành
nước thuộc địa nửa phong kiến.
"Hạt lúa phát triển thành cây lúa":
Nguyên nhân: vận động bên trong hạt thóc: hạt thóc nảy mầm mạ cây lúa
Điều kiện: độ ẩm, ánh sáng, đất, nước, phân bón thích hợp.
Kết quả: hạt lúa phát triển thành cây lúa.