“Sóng gợn trường giang buồn điệp điệp”, ý tả những con sóng gợn nhẹ trên dòng
sông mênh mông gợi lên bao nỗi buồn, vô hồi vô hạn, triền miên không dứt, từ láy
hoàn toàn “điệp điệp” mang đến cảm giác tuần hoàn, lặp đi lặp lại, sự quanh quẩn
của nỗi buồn trong tâm hồn tác giả. Và trên dòng tràng giang đó xuất hiện một con
thuyền, mang đến dấu hiệu của sự sống chứ không còn đơn thuần là cảnh vật tĩnh
lặng nữa, từ xưa tới nay thuyền luôn điểm tô cho bức tranh sông nước, nhấn vào đó
một cái sinh khí tươi đẹp, nước thì chở thuyền đi muôn nơi, nhưng trong Tràng
giang thuyền đến lại gợi sự chia ly, hình ảnh này của nhà thơ đã đem chúng ta về
với lối thơ cổ điển. Trong thơ cổ điển, thuyền và nước mang tính ước lệ tượng
trưng, bởi “Con thuyền xuôi mái nước song song”, thuyền trôi nước cũng chảy và
dường như thuyền với nước tưởng có mối liên quan chặt chẽ nhưng lại chẳng bao
giờ giao nhau, ở đây nhấn mạnh từ “song song” một từ láy gợi tả sâu sắc cái sự
chia ly, một nỗi “sầu trăm ngả” trong vế tiểu đối “thuyền về về nước lại”, thổi vào
khung cảnh một khối u sầu, một niềm dự cảm, buồn thương tan tác của những điều
vốn tưởng bên nhau mãi mãi trong cõi lòng của nhà thơ. Trong một không gian
đậm chất cổ điển thì câu thơ cuối đoạn đã mang đến một nét hiện đại sâu sắc, “Củi
một cành khô lạc mấy dòng”, đây là hình ảnh ẩn dụ cho biết bao kiếp người nhỏ
bé, khô héo, cô đơn trôi dạt trên dòng sông cuộc đời mênh mông rộng lớn, không
biết nơi đâu là bến đỗ bình yên.
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
Nếu như trong khổ thơ thứ nhất nhà thơ khái quát một không gian rộng lớn, hoang
vắng thì đến khổ thơ thứ hai nhà thơ lại đặc tả cảnh hoang vắng trên sông, qua hai
từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” kết hợp với biện pháp tu từ nhân hóa càng nhấn mạnh
thêm nỗi buồn, cả một không gian rộng lớn như vậy lại chỉ có vài cái cồn cát thưa
thớt, rồi thì vài ngọn gió hắt hiu, đã buồn lại càng buồn thêm. “Đâu tiếng làng xa
vãn chợ chiều”, từ “đâu” có nghĩa là đâu đây, sự lắng nghe của Huy Cận giữa
không gian cô quạnh có tiếng người, tiếng “làng xa vãn chợ chiều”, nhưng cũng có
thể là một câu hỏi bâng khuâng với trời đất, với lòng tràng giang rộng lớn, chợ
chiều đã vãn đang đâu rồi? Điều ấy gợi lên một nỗi buồn xao xác, trong khung
cảnh chợ chiều tàn ở làng quê nghèo miền Bắc vào những năm trước cách mạng
tháng 8. Cho dù là ở nghĩa “đâu” nào thì chúng ta cũng cảm nhận được sự cô đơn
rợn ngập, chất chứa đầy trong tâm hồn của nhà thơ. Tiếp theo, tiểu đối “Nắng
xuống trời lên” kết hợp với cụm từ đặc biệt “sâu chót vót” đã làm cho khung cảnh