Cảm nhận khổ cuối bài Sang thu chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 7

Giới thiệu tác phẩm: Khi mùa hạ qua đi, cũng là lúc một mùa thu lại tới. Một mùa thu nồng nàn, dịu dàng khiến lòng ta dâng lên bao xúc động, bồi hồi, xao xuyến. Những cảm xúc đó đã được Hữu Thỉnh đưa vào một cách tinh tế nhất trong khổ cuối bài thơ "Sang thu". Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 7 54 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 3 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Cảm nhận khổ cuối bài Sang thu chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 7

Giới thiệu tác phẩm: Khi mùa hạ qua đi, cũng là lúc một mùa thu lại tới. Một mùa thu nồng nàn, dịu dàng khiến lòng ta dâng lên bao xúc động, bồi hồi, xao xuyến. Những cảm xúc đó đã được Hữu Thỉnh đưa vào một cách tinh tế nhất trong khổ cuối bài thơ "Sang thu". Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

17 9 lượt tải Tải xuống
Cảm nhận khổ cuối bài Sang thu chọn lọc hay nhất
Sang thu của Hữu Thỉnh luôn là một trong những bài thơ viết về đề tài mùa thu ghi nhiều dấu ấn trong lòng
độc giả.
1. Hướng dẫn cảm nhận khổ thơ cuối bài Sang thu
1.1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm: Khi mùa hạ qua đi, cũng là lúc một mùa thu lại tới. Một mùa thu nồng nàn, dịu dàng
khiến lòng ta dâng lên bao xúc động, bồi hồi, xao xuyến. Những cảm xúc đó đã được Hữu Thỉnh đưa vào
một cách tinh tế nhất trong khổ cuối bài thơ "Sang thu"
1.2. Thân bài
- Mở đầu khổ thơ ta thấy sự xuất hiện của nắng, của cơn mưa mùa hạ, nhưng mọi thứ như đang nhạt dần
đi, cái nắng không còn quá chói chang, cơn mưa mùa hạ cũng không còn ào ào mạnh mẽ.
- Tưởng chừng như mùa hè vẫn giữ lại cho mình một chỗ trống cho riêng nó, nhưng rồi chợt nhận ra rằng
mùa thu đã đến và mùa hạ phải nhường chỗ cho mùa thu để đến với một chân trời khác.
- Bằng việc sử dụng khéo léo biện pháp ẩn dụ. Hữu Thỉnh kết thúc khổ thơ bằng hai câu đầy chất triết lý
nhân sinh đáng để ta suy ngẫm.
- "Sấm sét" là một hiện tượng quen thuộc của tự nhiên, xuất hiện trước hoặc trong một trận mưa lớn, "cây
đứng tuổi" là cây sống đã lâu năm.
=> Từ hai hình ảnh quen thuộc này, nhà văn muốn gửi đến người đọc những suy ngẫm, triết lý nhân sinh.
"Sấm sét" ở đây vừa là hiện tượng tự nhiên, vừa là thể hiện những thăng trầm, bão táp của cuộc đời.
Về "cây cổ thụ" - đó chỉ là những người từng trải, đã nếm đủ mọi vị ngọt, đắng, chua, cay của cuộc đời. Họ
đủ trưởng thành để vượt qua những giông bão mà cuộc đời mang đến cho họ.
1.3. Kết bài
Qua bốn câu thơ, ta thấy được sự quan sát tinh tế và ngòi bút tài hoa của nhà thơ. Đây cũng chính là lý do
"Sang thu" luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng độc giả.
2. Cảm nhận khổ cuối bài Sang thu chọn lọc hay nhất - Mẫu số 1
Cuối hạ đầu thu luôn là thời khắc giao mùa khiến lòng người chất chứa biết bao những cảm xúc bồi hồi, xao
xuyến. Mỗi phút trôi qua dù mong manh là thế nhưng vẫn chứa đựng tình cảm lưu luyến khó quên. Dòng
cảm xúc bất tận ấy đã được Hữu Thỉnh nắm bắt và thể hiện dưới ngòi bút tài hoa của mình qua bài thơ
Sang thu. Đặc biệt, trong khổ thơ cuối của bài thơ, tác giả đã cho thấy tài năng quan sát thiên nhiên mùa thu
tinh tế của mình.
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Giống như mùa hạ, mùa thu vẫn còn ánh nắng rực rỡ ngập tràn. Nhưng những cơn mưa đã bắt đầu vơi dần
đi. Cái nắng gay gắt hay những cơn mưa bất chợt và dồn dập của mùa hạ giờ chỉ còn xuất hiện ít ỏi. Dường
như mùa hạ còn luyến tiếc, vương vấn không nỡ rời đi, nó còn muốn lưu lại chút nắng, chút mưa như là
hương vị của mình vào đất trời. Nhưng rồi mùa hạ cũng đành chấp nhận một hiện thực rằng nó phải rời đi
để nhường chỗ cho thu tới. Mùa thu mang đến cho cảnh vật một hình ảnh mới bằng những đặc trưng riêng
của nó.
"Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Sấm sét là một hiện tượng thời tiết tự nhiên. Sấm sét thường xuất hiện sau những cơn mưa. Hàng cây cổ
thụ là chỉ những hàng cây lâu năm. Đó là một mô tả thực tế của thiên nhiên. Sau mưa, sấm sét thường xuất
hiện ở những cây to, lá rộng - thường là cây cổ thụ. Mùa thu, tiếng sấm không còn tinh nghịch nữa mà đã
giảm đi, bởi nó biết rằng mùa thu là thời gian của sự yêu thương, của sự dịu dàng, nhẹ nhàng, êm ả. Nhưng
có lẽ đây không phải là ẩn ý duy nhất mà Hữu Thỉnh muốn gửi gắm. Đằng sau lớp ý nghĩa thực này chứa
đựng của một tầng ý nghĩa sâu sắc, triết lý sâu xa. Sấm sét và mưa đại diện cho bão tố và khó khăn. Ở đây
tác giả dùng hình ảnh "hàng cây" gợi sự liên kết. Hàng cây đứng tuổi là ẩn dụ cho cả một thế hệ, ý nói
những người đã đi hết nửa cuộc đời và nếm trải bao đắng cay ngọt bùi mà cuộc đời mang đến cho họ.
Chính những trải nghiệm đó đã khiến họ trở nên kiên cường, mạnh mẽ, có thể chống chọi với giông bão,
khó khăn, không còn bị lung lay, lay chuyển bởi những tiếng "sấm sét" ồn ào. Với tầm nhìn xa rộng, Hữu
Thỉnh muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình là tình yêu đất nước thiết tha, nồng nàn, ông bày tỏ lòng
ngưỡng mộ, biết ơn của mình, ca ngợi sức mạnh dũng cảm, bất khuất kiên cường và tinh thần đoàn kết của
dân tộc Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh gian khổ vì độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc.
Đoạn thơ trên chứa đựng một cái nhìn sâu sắc về cuộc đời, giống như mùa thu êm đềm tĩnh lặng, con
người không bao giờ chết khi chiều muộn đến sau bao năm giông bão đã qua, thật bình tĩnh và nhẹ nhàng
để cảm nhận và suy nghĩ.
Chỉ với những câu thơ ngắn, từ ngữ giản dị và bản chất của tâm hồn lãng mạn, Hữu Thỉnh đã vẽ nên một
bức tranh mùa thu độc đáo. Linh hồn thực sự của trái đất, hương thơm của thiên đường trên trái đất. Trong
khổ thơ trên, Hữu Thỉnh còn đưa vào đó một quan điểm nhân sinh sâu sắc, cũng như mùa thu yên bình,
tĩnh lặng, con người ta khi đã trải qua những năm tháng bão giông sẽ chẳng còn những bồng bột, thật bình
thản và nhẹ nhàng để cảm nhận và suy tư.
3. Cảm nhận khổ cuối bài Sang thu chọn lọc hay nhất - Mẫu số 2
Mùa hạ dần qua, mùa thu đến mang theo sự nồng nàn, nhẹ nhàng khiến trong lòng con người ta dâng lên
cảm xúc bồi hồi, xuyến xao xuyến. Vào thời gian này, những biến chuyển từ hạ sang thu tuy nhẹ nhàng mà
rõ rệt. Sự biến chuyển này được nhà thơ Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh
giàu sức biểu cảm trong bài thơ Sang thu. Những những hình ảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên và ý nghĩa sâu
sắc về cuộc đời mà tác giả gửi gắm được thể hiện trọn vẹn ở khổ thơ cuối bài:
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Mở đầu khổ thơ ta thấy được hình ảnh nắng và mưa của mùa hạ, nhưng chỉ là "vẫn còn" và "vơi dần", tất
cả đang ngày một nhạt đi, nắng đã không còn gay gắt, chói chang, mưa cũng không còn ào ào, xối xả nữa.
Dường như vẫn còn luyến tiếc, nhưng cuối cùng hạ vẫn phải rời đi nhường chỗ cho thu tới. Bằng nghệ
thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý về cuộc đời:
"Sấm" là một hiện tượng đặc trưng xuất hiện trước và sau cơn mưa lớn, "hàng cây đứng tuổi" là để chỉ
hàng cây cổ thụ. Nhưng điều mà tác giả muốn gửi đến chúng ta không đơn giản như vậy. "Sấm" ở đây
cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của của đời. Tuy nhiên một khi đã vượt qua được những
gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ trở nên mạnh mẽ, vững vàng hơn. Hình ảnh “hàng cây đứng
tuổi” là ẩn dụ cho những người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị của cuộc sống, và tất
nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay
lung lay trước những biến cố cuộc đời nữa. Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói
lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam, đó là sự kiên cường và bất khuất, dũng cảm và mạnh mẽ chống lại bọn
giặc ngoài xâm để từ đó gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự vẹn
toàn của lãnh thổ quốc gia.
Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho cả bài thơ và khổ thơ cuối thêm ý nghĩa sâu sắc, in sâu trong lòng mỗi
người đọc một ấn tượng khó phai về một mùa thu thiết tha, thâm tình. Cũng chính vì vậy, mà ta cảm thấy
yêu thiên nhiên hơn, yêu cái hình ảnh đất trời chuyển biến khi giao mùa trên quê hương mình.
| 1/3

Preview text:

Cảm nhận khổ cuối bài Sang thu chọn lọc hay nhất
Sang thu của Hữu Thỉnh luôn là một trong những bài thơ viết về đề tài mùa thu ghi nhiều dấu ấn trong lòng độc giả.
1. Hướng dẫn cảm nhận khổ thơ cuối bài Sang thu 1.1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm: Khi mùa hạ qua đi, cũng là lúc một mùa thu lại tới. Một mùa thu nồng nàn, dịu dàng
khiến lòng ta dâng lên bao xúc động, bồi hồi, xao xuyến. Những cảm xúc đó đã được Hữu Thỉnh đưa vào
một cách tinh tế nhất trong khổ cuối bài thơ "Sang thu" 1.2. Thân bài
- Mở đầu khổ thơ ta thấy sự xuất hiện của nắng, của cơn mưa mùa hạ, nhưng mọi thứ như đang nhạt dần
đi, cái nắng không còn quá chói chang, cơn mưa mùa hạ cũng không còn ào ào mạnh mẽ.
- Tưởng chừng như mùa hè vẫn giữ lại cho mình một chỗ trống cho riêng nó, nhưng rồi chợt nhận ra rằng
mùa thu đã đến và mùa hạ phải nhường chỗ cho mùa thu để đến với một chân trời khác.
- Bằng việc sử dụng khéo léo biện pháp ẩn dụ. Hữu Thỉnh kết thúc khổ thơ bằng hai câu đầy chất triết lý
nhân sinh đáng để ta suy ngẫm.
- "Sấm sét" là một hiện tượng quen thuộc của tự nhiên, xuất hiện trước hoặc trong một trận mưa lớn, "cây
đứng tuổi" là cây sống đã lâu năm.
=> Từ hai hình ảnh quen thuộc này, nhà văn muốn gửi đến người đọc những suy ngẫm, triết lý nhân sinh.
"Sấm sét" ở đây vừa là hiện tượng tự nhiên, vừa là thể hiện những thăng trầm, bão táp của cuộc đời.
Về "cây cổ thụ" - đó chỉ là những người từng trải, đã nếm đủ mọi vị ngọt, đắng, chua, cay của cuộc đời. Họ
đủ trưởng thành để vượt qua những giông bão mà cuộc đời mang đến cho họ. 1.3. Kết bài
Qua bốn câu thơ, ta thấy được sự quan sát tinh tế và ngòi bút tài hoa của nhà thơ. Đây cũng chính là lý do
"Sang thu" luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng độc giả.
2. Cảm nhận khổ cuối bài Sang thu chọn lọc hay nhất - Mẫu số 1
Cuối hạ đầu thu luôn là thời khắc giao mùa khiến lòng người chất chứa biết bao những cảm xúc bồi hồi, xao
xuyến. Mỗi phút trôi qua dù mong manh là thế nhưng vẫn chứa đựng tình cảm lưu luyến khó quên. Dòng
cảm xúc bất tận ấy đã được Hữu Thỉnh nắm bắt và thể hiện dưới ngòi bút tài hoa của mình qua bài thơ
Sang thu. Đặc biệt, trong khổ thơ cuối của bài thơ, tác giả đã cho thấy tài năng quan sát thiên nhiên mùa thu tinh tế của mình.
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Giống như mùa hạ, mùa thu vẫn còn ánh nắng rực rỡ ngập tràn. Nhưng những cơn mưa đã bắt đầu vơi dần
đi. Cái nắng gay gắt hay những cơn mưa bất chợt và dồn dập của mùa hạ giờ chỉ còn xuất hiện ít ỏi. Dường
như mùa hạ còn luyến tiếc, vương vấn không nỡ rời đi, nó còn muốn lưu lại chút nắng, chút mưa như là
hương vị của mình vào đất trời. Nhưng rồi mùa hạ cũng đành chấp nhận một hiện thực rằng nó phải rời đi
để nhường chỗ cho thu tới. Mùa thu mang đến cho cảnh vật một hình ảnh mới bằng những đặc trưng riêng của nó.
"Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Sấm sét là một hiện tượng thời tiết tự nhiên. Sấm sét thường xuất hiện sau những cơn mưa. Hàng cây cổ
thụ là chỉ những hàng cây lâu năm. Đó là một mô tả thực tế của thiên nhiên. Sau mưa, sấm sét thường xuất
hiện ở những cây to, lá rộng - thường là cây cổ thụ. Mùa thu, tiếng sấm không còn tinh nghịch nữa mà đã
giảm đi, bởi nó biết rằng mùa thu là thời gian của sự yêu thương, của sự dịu dàng, nhẹ nhàng, êm ả. Nhưng
có lẽ đây không phải là ẩn ý duy nhất mà Hữu Thỉnh muốn gửi gắm. Đằng sau lớp ý nghĩa thực này chứa
đựng của một tầng ý nghĩa sâu sắc, triết lý sâu xa. Sấm sét và mưa đại diện cho bão tố và khó khăn. Ở đây
tác giả dùng hình ảnh "hàng cây" gợi sự liên kết. Hàng cây đứng tuổi là ẩn dụ cho cả một thế hệ, ý nói
những người đã đi hết nửa cuộc đời và nếm trải bao đắng cay ngọt bùi mà cuộc đời mang đến cho họ.
Chính những trải nghiệm đó đã khiến họ trở nên kiên cường, mạnh mẽ, có thể chống chọi với giông bão,
khó khăn, không còn bị lung lay, lay chuyển bởi những tiếng "sấm sét" ồn ào. Với tầm nhìn xa rộng, Hữu
Thỉnh muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình là tình yêu đất nước thiết tha, nồng nàn, ông bày tỏ lòng
ngưỡng mộ, biết ơn của mình, ca ngợi sức mạnh dũng cảm, bất khuất kiên cường và tinh thần đoàn kết của
dân tộc Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh gian khổ vì độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc.
Đoạn thơ trên chứa đựng một cái nhìn sâu sắc về cuộc đời, giống như mùa thu êm đềm tĩnh lặng, con
người không bao giờ chết khi chiều muộn đến sau bao năm giông bão đã qua, thật bình tĩnh và nhẹ nhàng
để cảm nhận và suy nghĩ.
Chỉ với những câu thơ ngắn, từ ngữ giản dị và bản chất của tâm hồn lãng mạn, Hữu Thỉnh đã vẽ nên một
bức tranh mùa thu độc đáo. Linh hồn thực sự của trái đất, hương thơm của thiên đường trên trái đất. Trong
khổ thơ trên, Hữu Thỉnh còn đưa vào đó một quan điểm nhân sinh sâu sắc, cũng như mùa thu yên bình,
tĩnh lặng, con người ta khi đã trải qua những năm tháng bão giông sẽ chẳng còn những bồng bột, thật bình
thản và nhẹ nhàng để cảm nhận và suy tư.
3. Cảm nhận khổ cuối bài Sang thu chọn lọc hay nhất - Mẫu số 2
Mùa hạ dần qua, mùa thu đến mang theo sự nồng nàn, nhẹ nhàng khiến trong lòng con người ta dâng lên
cảm xúc bồi hồi, xuyến xao xuyến. Vào thời gian này, những biến chuyển từ hạ sang thu tuy nhẹ nhàng mà
rõ rệt. Sự biến chuyển này được nhà thơ Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh
giàu sức biểu cảm trong bài thơ Sang thu. Những những hình ảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên và ý nghĩa sâu
sắc về cuộc đời mà tác giả gửi gắm được thể hiện trọn vẹn ở khổ thơ cuối bài:
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Mở đầu khổ thơ ta thấy được hình ảnh nắng và mưa của mùa hạ, nhưng chỉ là "vẫn còn" và "vơi dần", tất
cả đang ngày một nhạt đi, nắng đã không còn gay gắt, chói chang, mưa cũng không còn ào ào, xối xả nữa.
Dường như vẫn còn luyến tiếc, nhưng cuối cùng hạ vẫn phải rời đi nhường chỗ cho thu tới. Bằng nghệ
thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý về cuộc đời:
"Sấm" là một hiện tượng đặc trưng xuất hiện trước và sau cơn mưa lớn, "hàng cây đứng tuổi" là để chỉ
hàng cây cổ thụ. Nhưng điều mà tác giả muốn gửi đến chúng ta không đơn giản như vậy. "Sấm" ở đây
cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của của đời. Tuy nhiên một khi đã vượt qua được những
gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ trở nên mạnh mẽ, vững vàng hơn. Hình ảnh “hàng cây đứng
tuổi” là ẩn dụ cho những người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị của cuộc sống, và tất
nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay
lung lay trước những biến cố cuộc đời nữa. Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói
lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam, đó là sự kiên cường và bất khuất, dũng cảm và mạnh mẽ chống lại bọn
giặc ngoài xâm để từ đó gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự vẹn
toàn của lãnh thổ quốc gia.
Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho cả bài thơ và khổ thơ cuối thêm ý nghĩa sâu sắc, in sâu trong lòng mỗi
người đọc một ấn tượng khó phai về một mùa thu thiết tha, thâm tình. Cũng chính vì vậy, mà ta cảm thấy
yêu thiên nhiên hơn, yêu cái hình ảnh đất trời chuyển biến khi giao mùa trên quê hương mình.