Căn cứ vào khái niệm đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và quy phạm pháp luật phân tích trên đây, có thể định nghĩa ngành Luật hiến pháp một cách cụ thể như sau | Giáo án lý thuyết tổng thể Luật hiến pháp Việt Nam | Học viện Hành Chính Quốc Gia
Căn cứ vào khái niệm đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và quy phạm pháp luật phân tích trên đây, có thể định nghĩa ngành Luật hiến pháp một cách cụ thể như sau | Giáo án lý thuyết tổng thể Luật hiến pháp Việt Nam | Học viện Hành Chính Quốc Gia. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 226 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
BỘ MÔN HÀNH CHÍNH – HIẾN PHÁP
GIÁO ÁN LÝ THUYẾT TỔNG THỂ
HỌC PHẦN: LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
Bậc đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Luật học
Người soạn: Trần Quyết Thắng
Hà Nội, tháng 10 năm 2022 [
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT HIẾN PHÁP
(Tổng số tiết: 03; lý thuyết: 03, thực hành- thảo luận: 0) TT Nội dung Ghi chú 1.1
Luật Hiến pháp – một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam 1.1.1
Khái niệm
Căn cứ vào khái niệm đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh
và quy phạm pháp luật phân tích trên đây, có thể định nghĩa ngành Luật
hiến pháp một cách cụ thể như sau: Ngành Luật hiến pháp là tổng thể các
quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, điều chỉnh những quan hệ xã hội
nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong xã hội gắn với việc xác định chế
độ chỉnh trị, chỉnh sách cơ bản trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo
dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng và an ninh, đối ngoại; quyền và
nghĩa vụ cơ bản của người dân; tố chức, hoạt động của bộ mảy nhà nước và
các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Ngành Luật hiến pháp là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp
luật Việt Nam và sự độc lập của ngành Luật hiến pháp được xác lập bởi các
đặc điểm riêng của đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của
ngành luật này như phân tích ở các mục trên. 1.1.2
Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
a. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Ngành Luật Hiến pháp là các quan hệ xã hội
nền tảng, cơ bản nhất và quan trọng nhất trong xã hội. Trong quá trình tham
gia vào đời sống xã hội con người thiết lập nên vô cùng nhiều các quan 1 TT Nội dung Ghi chú
hệ xã hội khác nhau, tuy nhiên các quan hệ xã hội đó không ngang hàng với
nhau mà giữa chúng có thứ bậc nhất định. Có những quan hệ xã hội làm nền
tảng cho sự hình thành các quan hệ xã hội khác, nghĩa là phải xác định được
các quan hệ xã hội đó trước khi thiết lập các quan hệ xã hội khác. Ví dụ,
trong lĩnh vực dân sự, quan hệ sở hữu là một quan hệ nền tảng, nếu không
xác định được quan hệ sở hữu thì tất yếu không thiết lập được các giao dịch
dân sự có liên quan; trong lĩnh vực hình sự thì quan hệ liên quan tới việc
công nhận, và bảo hộ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng của
con người là một quan hệ nền tảng, nếu không xác định được mối quan hệ
này thì sẽ không thiết lập được các quan hệ cụ thể để bảo vệ thân thể và tính
mạng của người dân. Đối với nhà nước, các quan hệ xã hội nền tảng cũng là
các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình quản lí xã hội
bằng pháp luật. Mỗi khi nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội nền tảng
có sự thay đổi thì nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội khác trong cùng
lĩnh vực cũng có sự thay đổi theo. Các quan hệ xã hội nền tảng này là đối
tượng điều chỉnh của Ngành Luật Hiến pháp.
Đối tượng điều chỉnh của Ngành Luật Hiến pháp có thể được chia
thành ba nhóm lớn như sau:
- Nhóm 1: các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất
trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ,
an ninh, quốc phòng, chính sách đối ngoại: Trong lĩnh vực chính trị, Luật
Hiến pháp điều chỉnh các mối quan hệ nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất
liên quan tới quốc gia, lãnh thổ, quyền lực nhà nước và tổ chức thực hiện
quyền lực nhà nước, ví dụ: vấn đề chủ quyền quốc gia, quyền dân tộc cơ
bản, bản chất của Nhà nước, nguồn gốc của quyền lực nhà nước, hệ thống 2 TT Nội dung Ghi chú
chính trị v.v... Khi điều chỉnh các QHXH nền tảng của lĩnh vực chính trị,
Luật Hiến pháp đồng thời thiết lập nền tảng của chế độ chính trị. Trong các
lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc
phòng và chính sách đối ngoại, những quan hệ xã hội nền tảng mà Luật
Hiến pháp điều chỉnh là những quan hệ xã hội liên quan tới định hướng phát
triển lớn của từng lĩnh vực, ví dụ mô hình phát triển kinh tế, định hướng giá
trị phát triển nền văn hoá, khoa học, công nghệ v.v. Qua việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội đó, Luật Hiến pháp hình thành các chính sách cơ bản
nhất, quan trọng nhất định hướng hoạt động của các cơ quan nhà nước trong từng lĩnh vực.
- Nhóm 2: các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất
trong lĩnh vực quan hệ giữa nhà nước và người dân, hay có thể gọi là các
quan hệ xã hội xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân: Trong đời
sống xã hội, các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam quy định cho
người dân, trong đó có công dân Việt Nam, rất nhiều các quyền và nghĩa vụ
pháp lí trong các lĩnh vực khác nhau. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người
dân là những quyền và nghĩa vụ nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất của
từng lĩnh vực, ví dụ quyền bầu cử, ứng cử trong lĩnh vực chính trị, quyền
sở hữu đối với tư liệu sản xuất, tự do kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế,
quyền bất khả xâm phạm nhân phẩm, danh dự, tính mạng, tài sản trong lĩnh
vực tự do cá nhân v.v... Những quyền cơ bản này là nền tảng hình thành các
quyền cụ thể của người dân trong từng lĩnh vực, ví dụ quyền được đăng kí
kinh doanh, quyền được khởi kiện, quyền được đòi bồi thường dân sự ngoài
hợp đồng... Tập hợp các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân tạo thành
địa vị pháp lí cơ bản của người dân đối với nhà nước. 3 TT Nội dung Ghi chú
- Nhóm 3: các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất
trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Đây là các quan
hệ xã hội liên quan tới việc xác định các nguyên tắc tổng thể của bộ máy
nhà nước Việt Nam, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy
nhà nước Việt Nam từ trung ương tới địa phương. Đây là nhóm đối tượng
điều chỉnh lớn nhất của Luật Hiến pháp.
Xem xét ở góc độ khái quát, đối tượng điều chỉnh của ngành Luật
Hiến pháp có những đặc điểm riêng, qua đó khẳng định tính độc lập của
Luật Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam, như sau:
- Thứ nhất, đối tượng điều chỉnh của Ngành Luật Hiến pháp không
nằm trọn trong một lĩnh vực cụ thể như như đối tượng điều chỉnh một số
ngành luật khác như ngành luật dân sự, ngành luật hình sự, ngành luật
thương mại, ngành luật hành chính v.v... Đối tượng điều chỉnh của Luật
hiến pháp hiện diện ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính
trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh, quốc phòng, tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước tới các lĩnh vực dân sự, hình sự, tố tụng.
- Thứ hai, mặc dù trải rộng trên nhiều lĩnh vực song đối tượng điều
chỉnh của Ngành Luật Hiến pháp chỉ bao gồm các quan hệ xã hội nền tảng,
quan trọng và cơ bản nhất trong từng lĩnh vực. Các quan hệ xã hội cụ thể
hơn của từng lĩnh vực thường là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật
khác, như các ngành luật thương mại, hành chính, dân sự, hình sự, tài chính,
lao động... Thuộc tính nền tảng, quan trọng và cơ bản nhất của đối tượng
điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp mang tính trừu tượng cao, song không
phải không có tiêu chí để xác định, như các tiêu chí phân tích trên đây. 4 TT Nội dung Ghi chú
- Thứ ba, đối tượng điều chỉnh của Ngành Luật Hiến pháp có thể được
liệt kê thành các nhóm quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất
trong từng lĩnh vực song sự liệt kê đó không mang tính tuyệt đối. Thuộc tính
nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất là yếu tố xác định phạm vi các quan hệ
xã hội là đối tượng điều chỉnh của Ngành Luật Hiến pháp và việc xác định
quan hệ xã hội nào có thuộc tính này ít nhiều mang tính chủ quan. Chính
vì vậy mà phạm vi đối tượng điều chỉnh của Ngành Luật Hiến pháp có thể
thay đổi trong từng thời kì tuỳ thuộc vào nhận thức của giới nghiên cứu
khoa học pháp lí và các cơ quan có thẩm quyền trong từng giai đoạn cụ
thể. Một quan hệ xã hội lúc này có thể được coi là nền tảng song lúc khác
lại không phải như vậy, và ngược lại. Ví dụ, gần đây các quan hệ liên quan
tới việc kiểm soát quyền lực nhà nước bằng các cơ quan hiến định độc lập
trong bộ máy nhà nước mới được đưa vào phạm vi đối tượng điều chỉnh của
Ngành Luật Hiến pháp Việt Nam.
b. Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh đặc thù của Luật Hiến pháp là xác lập những
nguyên tắc chung cho các chủ thể khi tham gia vào các mối quan hệ mà
ngành luật này điều chỉnh. Ví dụ điển hình về phương pháp này là quy định
tại Khoản 3, Điều 2, Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.” Với
quy định này, ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh một mối quan hệ cơ bản
trong lĩnh vực chính trị, đó là quan hệ về bản chất của Nhà nước Việt Nam.
Để làm điều đó, ngành Luật Hiến pháp không quy định cụ thể những quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể mà chỉ quy định những tư tưởng, quan điểm
định hướng – những nguyên tắc mà các chủ thể như các cơ quan nhà 5 TT Nội dung Ghi chú
nước, Đảng Cộng sản, các tổ chức chính trị xã hội và các chủ thể có liên
quan khác phải tôn trọng khi tham gia vào các mối quan hệ cụ thể trong lĩnh
vực tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Ngành Luật Hiến pháp có rất
nhiều quy định áp dụng phương pháp này để tác động lên các quan hệ xã hội
mà chúng điều chỉnh, đặc biệt là các quy định ở Chương I, Chương II và
Chương III, Hiến pháp năm 2013. Tất nhiên, trong những trường hợp nhất
định thì ngành Luật Hiến pháp cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ
cụ thể cho các chủ thể tham gia quan hệ, đặc biệt là các quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, hoặc các quy định cụ thể trong
lĩnh vực bầu cử… Tuy nhiên, phương pháp chủ đạo vẫn là xác định nguyên
tắc cho các chủ thể khi tham gia các mối quan hệ.
Bên cạnh phương pháp đặc thù trên đây ngành Luật Hiến pháp cũng sử
dụng một số phương páhp điều chỉnh khác như: Phương pháp trao quyền,
Phương pháp cấm và Phương pháp bắt buộc.
- Phương pháp trao quyền là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp
luật quy định cho các chủ thể một phạm vi quyền hạn hoặc một quyền cụ
thể, tương ứng là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải tôn trọng việc thực
hiện quyền của các chủ thể được trao quyền. Ngành Luật Hiến pháp sử
dụng phương pháp này chủ yếu để quy định quyền hạn của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước, ví dụ Quốc hội có quyền làm Hiến pháp và sửa đổi
Hiến pháp, làm luật và sử đổi luật, Chủ tịch nước có quyền công bố Hiến
pháp, luật, pháp lệnh, Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước,
Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ...
- Phương pháp cấm là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật 6 TT Nội dung Ghi chú
áp đặt nghĩa vụ lên chủ thể tham gia quan hệ không được thực hiện một
hành vi cụ thể. Luật Hiến pháp sử dụng phương pháp này chủ yếu để bảo vệ
các quyền tự do cơ bản không bị xâm hại bởi các cơ quan, tổ chức hay cá
nhân, ví dụ các quy định: “không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác
nếu không được người đó đồng ý”; “không ai được bóc mở, kiểm soát, thu
giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin
riêng tư của người khác”. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử
dụng để điều chỉnh một số mối quan hệ trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước, ví dụ “việc kéo dài nhiệm kì của một khoá Quốc hội không được
quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh”, “không được bắt,
giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội
hoặc trong thời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang
mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ
ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”.
- Phương pháp bắt buộc là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp
luật áp đặt một nghĩa vụ xử sự, hay nói cách khác là nghĩa vụ thực hiện một
hành vi nhất định lên các chủ thể tham gia quan hệ. Luật Hiến pháp sử dụng
phương pháp này để quy định các nghĩa vụ cơ bản của người dân, ví dụ
“mọi người … có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”; “công dân có nghĩa vụ
trung thành với Tổ quốc”; “mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy
định”… Bên cạnh đó phương pháp này cũng được sử dụng khá phổ biến để
quy định về một số khía cạnh hoạt động của các cơ quan nhà nước, ví dụ:
“khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý
kiến của Hội đồng dân tộc”; “người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội 7 TT Nội dung Ghi chú
tại kì họp hoặc tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian
giữa hai kì họp Quốc hội”.
Ba phương pháp trên đây là những phương pháp điều chỉnh mang
tính chất quyền uy, nghĩa là các bên phải tuyệt đối tuân thủ phạm vi quyền
và nghĩa vụ mà pháp luật quy định mà không được tự thoả thuận thêm.
Các phương pháp này không những được ngành luật hiến pháp sử dụng mà
cũng đồng thời được sử dụng bởi một số ngành luật khác như ngành Luật
hành chính, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự... 1.1.3
Vị trí của ngành Luật Hiến pháp.
Luật Hiến pháp Việt Nam là ngành Luật chủ đạo trong hệ thống pháp
luật Việt Nam. Vị trí này được xác định bởi vì các lý do sau đây:
- Các quy phạm pháp luật Hiến pháp Việt Nam hợp thành những chế
định quan trọng nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam là cội nguồn, là cơ sở
để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của các ngành luật khác.
- Các quy phạm pháp luật Hiến pháp Việt Nam quy định tính chất, vị
trí của các cơ quan quản lý Nhà nước trong hệ thống các cơ quan Nhà nước
cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trước các cơ quan
đại diện là cơ sở để xây dựng và thực hiện các quy phạm luật Hành chính
trong việc điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong quá trình quản lý Nhà nước.
- Các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân Việt Nam trong Hiến pháp năm 2013 là cơ sở pháp lý để luật Lao
động cụ thể hóa trong việc điều chỉnh những quan hệ lao động cụ thể.
- Các quy định về kinh tế trong Hiến pháp năm 2013 là cơ sở pháp lý 8 TT Nội dung Ghi chú
để hình thành pháp luật kinh tế trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhiều quy phạm pháp luật Hiến pháp Việt Nam là cơ sở pháp lý của
luật Hình sự, luật Tố tụng hình sự, luật Dân sự...
Luật Hiến pháp Việt Nam có một vị trí đặc biệt trong hệ thống pháp
luật Việt Nam là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Các chế định, quy phạm của luật Hiến pháp Việt Nam là cơ sở pháp lý cho
việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ các chế định, quy phạm của
các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 1.2.
Khoa học Luật Hiến pháp 1.2.1
Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp Việt Nam là các
quy phạm, các chế định của ngành luật Hiến pháp Việt Nam trong quá trình
hình thành và phát triển. Trên cơ sở đó tìm ra những quy luật phát triển,
những đặc điểm của ngành luật Hiến pháp Việt Nam góp phần hoàn thiện
các quy phạm, các chế định của luật Hiến pháp Việt Nam. Ngoài ra, khoa
học luật Hiến pháp Việt Nam còn nghiên cứu các quan điểm pháp lý có liên
quan đến những các quy phạm, các chế định của luật Hiến pháp Việt Nam
tìm ra những giải pháp tốt nhất cho việc hoàn thiện các các quy phạm, các
chế định của luật Hiến pháp Việt Nam hiện hành đồng thời phê phán những
quan điểm sai lầm có liên quan đến các vấn đề nói trên.
Ngành luật Hiến pháp Việt Nam được hình thành từ sau khi thành lập
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào năm 1945, do đó đối tượng nghiên
cứu của khoa học luật Hiến pháp Việt Nam gồm rất nhiều quy phạm và chế 9 TT Nội dung Ghi chú
định pháp luật khác nhau. Có những quy phạm, chế định pháp luật không
còn còn hiệu lực pháp lý, có những quy phạm, chế định pháp luật vừa mới
ra đời cùng với sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 và những văn bản pháp
luật khác. Ví dụ: Chế định Hội đồng Nhà nước theo quy định của Hiến pháp
năm 1980 không còn nữa, thay thế vào đó là chế định Ủy ban thường vụ
Quốc hội và Chế định Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp năm
1992 và Hiến pháp năm 2013; Chế định Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân theo quy định của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980,
năm 1992 thay thế bằng chế định Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân của Hiến pháp năm 2013 với nhiều quy phạm phạm luật
mới quy định các quyền con người…
b. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp Việt Nam là
những cách thức, biện pháp để tìm hiểu sâu sắc các đối tượng nghiên cứu
của khoa học luật Hiến pháp Việt Nam. Thông thường, khoa học luật Hiến
pháp Việt Nam sử dụng các phương pháp sau đây:
- Cơ sở phương pháp luận của khoa học luật Hiến pháp Việt Nam
Cơ sở phương pháp luận của khoa học nói chung, của mỗi môn khoa
học nói riêng là lập trường, quan điểm xuất phát khi nghiên cứu đối tượng
của mình. Cũng như các khoa học khác, trong quá trình nghiên cứu đối
tượng của mình, khoa học luật Hiến pháp Việt Nam dựa trên cơ sở phương
pháp luận khoa học và đúng đắn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm, tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật.
Bản chất của cơ sở phương pháp luận khoa học này được thể hiện ở 10 TT Nội dung Ghi chú
chỗ: Khi nghiên cứu các quy phạm, chế định, quan hệ của luật Hiến pháp
Việt Nam phải xem xét chúng như những bộ phận của luật Hiến pháp Việt
Nam và giữa chúng phải có những mối quan hệ nhất định. Phải xem xét
những mối quan hệ đó trong sự thống nhất của luật Hiến pháp Việt
Nam, giữa chúng phải có sự hỗ trợ lẫn nhau không được mâu thuẫn đối lập lẫn nhau.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được khoa học luật Hiến pháp
Việt Nam vận dụng trong việc nghiên cứu đối tượng của mình:
+ Phương pháp so sánh. Phải so sánh đối tượng nghiên cứu của khoa
học luật Hiến pháp Việt Nam hiện hành với đối tượng nghiên cứu trước đây
để thấy được tính kế thừa và xu hướng phát triển của chúng. Phải đối chiếu
các quy phạm, chế định, quan hệ pháp luật Hiến pháp Việt Nam với các
ngành luật khác để tìm ra mối quan hệ giữa luật Hiến pháp Việt Nam với các ngành luật khác.
+ Phương pháp lịch sử. Mỗi quy phạm, chế định, quan hệ của luật
Hiến pháp Việt Nam bao giờ cũng xuất phát từ đòi hỏi của thực tế, phản ánh
thực tế của xã hội mà nó ra đời và tồn tại. Cho nên khi nghiên cứu các quy
phạm, chế định, quan hệ của ngành luật Hiến pháp Việt Nam phải đặt chúng
trong hoàn cảnh cụ thể mà chúng ra đời và tồn tại.
+ Phương pháp mô hình hóa. Được sử dụng khi nghiên cứu hệ thống
chính trị hoặc bộ máy nhà nước nói chung cũng như hệ thống các cơ quan nhà nước nói riêng.
+ Phương pháp thống kê. Phương pháp thống kê là tập hợp các số liệu
cụ thể về đối tượng được nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận xét cần thiết.
Phương pháp thống kê được sử dụng khá rộng rãi trong khoa học luật Hiến 11 TT Nội dung Ghi chú
pháp Việt Nam, đặc biệt khi nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhà nước.
Ngoài các phương pháp nói trên có thể sử dụng các phương pháp khác
như: phương pháp mô tả quy phạm, phương pháp thực nghiệm, phương
pháp phân tích theo hệ thống chức năng... 1.2.2
Vị trí của khoa học Luật Hiến pháp
Khoa học luật Hiến pháp Việt Nam có một vị trí đặc biệt trong hệ
thống các khoa học pháp lý bởi vì nó nghiên cứu những vấn đề cơ bản của
Nhà nước của xã hội Việt Nam mà luật Hiến pháp Việt Nam điều chỉnh.
Khoa học luật Hiến pháp Việt Nam liên quan mật thiết với các khoa học
pháp lý khác như Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử Nhà
nước và pháp luật; các khoa học pháp lý chuyên ngành khác như khoa học
luật Hình sự, khoa học luật Dân sự, khoa học luật Hôn nhân gia đình, khoa
học luật Lao động, khoa học luật Thương mại, khoa học luật Đất đai, khoa
học luật Môi trường... 1.3
Mối quan hệ giữa Luật Hiến pháp với một số ngành luật khác 1.3.1
Luật Hiến pháp với Luật Hành chính
Luật Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng gắn liền
với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chính sách đối
ngoại và an ninh quốc phòng, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước,v.v... Như vậy, phạm vi điều chỉnh của luật hiến
pháp rộng hơn phạm vi điều chỉnh của luật hành chính.
Luật Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng gắn liền
với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chính sách đối
ngoại và an ninh quốc phòng, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước, v.v... Như vậy, phạm vi điều chỉnh của luật hiến 12 TT Nội dung Ghi chú
pháp rộng hơn phạm vi điều chỉnh của luật hành chính. 1.3.2
Luật Hiến pháp với Luật Hình sự
Luật Hiến pháp đóng vai trò là đạo luật gốc, có ý nghĩa là cơ sở để xây
dựng các ngành luật khác, trong đó bao gồm cả Luật Hình sự. Theo nghĩa
đó, Luật Hiến pháp xác lập những quan điểm, nguyên tắc chung về quyền
hạn của cơ quan nhà nước; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức dân sự.
Trên cơ sở những nguyên tắc chung và mang tính nền tảng này, Luật Hình
sự sẽ cụ thể hoá bằng các quy định về những hành vi nào nguy hiểm cho xã
hội nào là tội phạm và hình phạt nào cho những hành vi đó.
Ở phía ngược lại, Luật Hiến pháp với tư cách là ngành luật có chức
năng bảo vệ các quan hệ quan trọng trong xã hội trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của con người
khỏi sự xâm hại của tội phạm. Luật Hình sự thực hiện chức năng điều chỉnh
mối quan hệ xã hội đặc biệt phát sinh giữa Nhà nước với người phạm tội do
có việc thực tội phạm. Chính vì thế, Luật Hình sự chính cũng đóng vai trò là
văn bản cụ thể hoá các quan điểm lập hiến được ghi nhận trong hiến pháp
liên quan đến vấn đề tội phạm, hình phạt và những vấn đề khác liên quan. 1.3.3
Luật Hiến pháp với Luật Dân sự
Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những .
quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong
giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm
của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.
Luật dân sự gồm các nguyên tắc cơ bản và có nhiều chế định khác
nhau như: chế định tài sản và quyền sở hữu; chế định nghĩa vụ dân sự và
hợp đồng dân sự, chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, 13 TT Nội dung Ghi chú
được lợi.về tài sản không có căn cứ pháp luật; chế định thực hiện công việc
không có ủy quyền; chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; chế định
thừa kế; chế định chuyển quyền sử dụng đất; chế định quyền sở hữu trí tuệ
và chuyển giao công nghệ. Mỗi chế định của luật dân sự đều có những
nguyên tắc riêng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản và có những quy phạm
được tập hợp theo những tiêu chí riêng phù hợp với chế định đó.
Chính vì thế, trong quan hệ với Luật Hiến pháp, Luật Dân sự đóng vai
trò là văn bản cụ thể hoá quan điểm lập hiến về vấn đề tài sản, nhân thân và
sự bình đẳng giữa con người với con người đã được ghi nhận trong Luật Hiến pháp.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN
1. Nêu khái niệm và phân tích đặc điểm đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp?
2. Hãy lý giải tại sao ngành Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Minh hoạ trong mối quan
hệ với các ngành luật khác của hệ thống pháp luật Việt Nam?
3. Hãy phân tích mối quan hệ giữa Luật Hiến pháp và các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 14
CHƯƠNG 2: SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP VÀ NỀN LẬP HIẾN VIỆT NAM
(Tổng số tiết: 03; lý thuyết: 02; thực hành- thảo luận: 01) TT Nội dung Ghi chú 2.1
Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp 2.2.1
Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp Tư sản
Trong các xã hội tổn tại trước xã hội tư sản, ở phương Đông cũng
như ở phương Tây đã từng có các văn bản pháp luật có tên gọi hoặc trong
nội dung có những điều khoản chứa đựng thuật ngữ "hiến pháp", nhưng
Hiến pháp với tính chất là đạo luật cơ bản thì phải đến xã hội tư sản mới xuất hiện.
Hiến pháp ra đời gắn liền với cuộc đấu tranh của các dân tộc, trong
đó, giai cấp tư sản thường là lực lượng lãnh đạo, chống lại các vương triều
phong kiến chuyên chế. Giành được chính quyền, các nhà nước tư sản lần
lượt ban hành Hiến pháp, sử dụng Hiến pháp như một vũ khí sắc bén thể
chế hoá quyền thống trị xã hội của giai cấp mình nhằm bảo vệ chế độ sở
hữu tư nhân, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở ngay những nước, nơi
cuộc đấu tranh bị chỉ phối bởi những điều kiện lịch sử, đặc thù mà vương
quyền vẫn được duy trì thì Hiến pháp vẫn được ban hành - đó là điều mà
giai cấp tư sản không bao giờ nhượng bộ để thiết lập chế độ quân chủ lập
hiến, chính vì vậy, Lênin đã viết: "mọi cuộc cách mạng tư sản ... cuối cùng,
không có gì hơn là quá trình xây dựng một chế độ lập hiến”.
Xét theo bản chất, Hiến pháp với tính cách là đạo luật cơ bản là hình
thức văn bản pháp luật rất thích hợp đối với nhu cầu của giai cấp tư sản với
tính cách là một giai cấp thống trị, nắm quyền lãnh đạo xã hội.
Giành được chính quyền, giai cấp tư sản hiểu rõ không thể thực hiện 15 TT Nội dung Ghi chú
quyền cai quản xã hội theo lối cũ mà phải biết lợi dụng ngay ngọn cờ tự
do, bình đẳng, đáp ứng một phần đòi hỏi của quần chúng đông đảo và bằng
cách đó, bảo vệ được các lợi ích của giai cấp mình. Một trong những nhu
cầu lớn của thị trường tư bản chủ nghĩa là sự tồn tại của một thị trường lao
động gồm những người lao động được tự do về thân phận. Mặt khác, quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có biểu hiện trực tiếp là quan hệ hợp đồng,
giao dịch phải được thực hiện một cách tự do, ngang quyền, bình đẳng
trong thể hiện ý chí và đảm bảo lợi ích thể hiện thành tự do ý chí, bình
đẳng trước pháp luật và phải được thể hiện thành quyền cơ bản của cá nhân
được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước - trong Hiến pháp. Giai
cấp tư sản, xét về mặt cấu tạo, trong nội bộ lại luôn tồn tại các tập đoàn tư
bản cạnh tranh nhau quyết liệt. Các cá nhân tư sản, xét một cách khách
quan, không thể chấp nhận sự can thiệp dễ dãi của chính quyền vào công
việc làm ăn, kinh doanh, vốn được xem là một lĩnh vực tư, nơi họ có quyền
tự do định đoạt. Giai cấp tư sản tìm thấy ở Hiến pháp với nguyên tác phân
chia ba quyền, cơ chế giải quyết các vấn đề nội bộ phát sinh giữa các tập
đoàn, cá nhân tư sản, khí công việc phải được đặt lên ở tầm quốc gia.
Hơn nữa, ra đời trên cơ sở xóa bỏ ách thống trị phong kiến, nhà nước
tư sản đứng trước một thực tế là đông đảo nhân dân lao động đã từng được
cổ vũ bởi các lí tưởng về dân chủ, bình đẳng, tự do, về các quyền con
người cơ bản; đồng thời, sự ra đời, phát triển của chế độ tư bản với tính
cách là một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, khi xã hội đã đạt được
những thành tựu to lớn về khoa học, kĩ thuật, về văn hoá, giáo dục, khi nền
văn minh thế giới nói chung đã đạt đến trình độ cao hơn nhiều so với các
chế độ cũ, khi những quan niệm, nhận thức về các quyền cơ bản, về dân 16 TT Nội dung Ghi chú
chủ, tự do, về bình quyền, bình đẳng đã trở thành những giá trị phổ biến
của văn minh nhân loại, thành của cải tinh thần chung của loài người. Là
giai cấp nắm quyền thống trị xã hội, giai cấp tư sản phải thực hiện một sự
lựa chọn có tính lịch sử, bắt buộc phải biết thích nghỉ, kịp thời rút ra những
kinh nghiệm lớn từ thực tế đấu tranh giai cấp quyết liệt, nhiều khi đấm máu
ngay ở thời kì đầu, khi nhà nước tư sản mới ra đời. Từ đó, nhà nước tư sản
đã phải, tuy từng bước và hoàn toàn không dễ dàng, đưa vào Hiến pháp, sự
thừa nhận một số quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của các công dân nói
chung, bằng cách đó, nó có thể đảm đương tốt hơn sứ mệnh bảo vệ chế độ
sở hữu tư nhân tư sản. Nhà nước tư sản đã phải thích nghỉ và đã biết thích
nghỉ, có những điều chỉnh lớn trong các chính sách xã về mặt lập pháp:
Đặc biệt, tô vẽ mình như là người đại đan nách TU man ee ni " Sạn cơ bản,
cổ suý cho những quyền đó.
Xét theo tính chất, qua lịch sử lập hiến hơn 200 năm của nhà nước tư
sản, có thể chia sự phát triển đó thành 2 giai đoạn: giai đoạn uảu Đại chiên
thế giới lần thứ lÏ trở về trước, Hiên pháp tư sản shủ yếu làm chức năng thể
chế hoá quyên thống tị của giai cấp tư sẵn về mặt tổ chức bộ máy quyền
lực nhà nước, ghi nhận thắng lợi có tính lịch sử cúa gi cấp tư sản trước giai
cấp phong kiến, quý tộc, bảo ách không che giấu quyền sở hữu tư nhân vệ
một C€ tự nhân g bước và Ở mức độ tư bản chủ nghĩa, thừa nhận từng hạn
chế khác nhau các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của công dân. Giai
đoạn 2 bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc. Đây là giai đoạn,
khi các Hiến pháp tư sản, tuy từng bước nhưng liên tục phục hưng, ghi
nhận lại, mở rộng các quyền tự do, dân chủ mà trước đó đã từng bước được
thừa nhận nhưng đã bị chà đạp, xoá bỏ trong các nhà nước phát xít kiểu 17 TT Nội dung Ghi chú
Hitle, Mutxôlini... đồng thời, xuất hiện tình hình mới đòi hỏi tăng cường
vai trò của Hiến pháp với tính cách đạo luật cơ bản của cả xã hội, khi các
Hiến pháp lần lượt được bổ sung nội dung về giải phóng phụ nữ, về bảo
đảm các quyền bình đẳng về chính trị - xã hội, về giáo dục thế hệ trẻ, về
bảo vệ môi trường... Đây là lúc đã ra đời khái. niệm xã hội hoá Hiến pháp,
đưa vào Hiến pháp các nội dung về xây dựng nhà nước xã hội với các quy
định có khi rất cụ thể, chỉ tiết.
Nhìn một cách khái quát, có thể thấy mỗi Hiến pháp tư sản ra đời
trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mang theo những dấu ấn đặc thù của
hoàn cảnh nhưng về cơ bản, đều có những dấu hiệu chung sau đây:
1) Đều thể chế hoá quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới danh
nghĩa của các chế quyền nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân một cách chung chung;
2) Là hình thức khăng định chế độ chiếm hữu tư nhần và hệ thống
kinh tế dựa trên chế độ chiếm hữu này thông qua việc khẳng định sở hữu
tư nhân là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và quốc gia chủ toàn dân;
3) Thừa nhận các hình thái chính thể phổ biến là quân chủ lập hiến, cộng hoà tổng thống;
4) Ghi nhận hà nước phổ biến là liên bang và đơn nhất;
5) Đều lấy "phân chia ba quyền" với những biến dạng khác nhau làm
nguyên tác tổ chức quyền lực nhà nước;
6) Đều ghỉ nhận và thường có mở rộng theo Xu thế chung của Khối
đại các quyền tự sắm bình đẳng, bình quyền dưới dạng như những Bi, tuy
thực chất đó không phải là thứ ân huệ "ban không" mà là thành quả đấu
tranh kiên trì của đông đảo các tầng lớp nhân dân, thừa nhận quyền con 18 TT Nội dung Ghi chú
người với những mức độ khác nhau như những giá trị, thành tựu nhân văn,
văn minh mà loài người đã đạt được.
Theo giáo sư Jon Elster, - nhà nghiên cứu chính trị học, xã hội học,
hiến pháp học nổi tiếng người Na Uy, người đã có nhiều công trình nghiên
cứu được công bố ở Mỹ và Pháp, quá trình phát triển của hiến pháp có thể
phân chia thành 7 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII với các bản hiến
pháp: Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp Ba Lan năm 1791, Hiến
pháp Pháp năm 1791, Hiến pháp Thụy Điển năm 1809 (gồm 4 luật chủ yếu
là Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Nghị viện, Luật kế vị ngôi Vua và
Luật về tự do báo chí). Hiến pháp Venezuela năm 1811, Hiến pháp Tây
Ban Nha năm 1812, Hiến pháp Na Uy năm 1814, Hiến pháp Hà Lan năm
1815, Hiến pháp Colombia năm 1821...
Giai đoạn thứ hai diễn ra sau các cuộc cách mạng dân chủ tư sản từ
năm 1830 đến 1848, bao gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Bỉ năm 1831,
Hiến pháp Thái Lan năm 1832, Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1833, Hiến
pháp Hy Lạp các năm 1844 và 1864, Hiến pháp Đức năm 1848, Hiến pháp
Thụy Sĩ năm 1848, Hiến pháp Luxembourg năm 1848, Hiến pháp Phổ năm
1850, Hiến pháp Argentina năm 1853, Hiến pháp Bulgaria năm 1864, Hiến
pháp Nhật Bản năm 1889, Hiến pháp Nga năm 1906, Hiến pháp Trung Quốc năm 1912.
Giai đoạn thứ ba diễn ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 -
1918) gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Mexico năm 1917, Hiến pháp
Nga năm 1918, Hiến pháp Đức năm 1919 (Hiến pháp Weimar), Hiến pháp
Phần Lan năm 1919, Hiến pháp Extonia năm 1920... 19