-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Cảnh khuya - Hoàn cảnh sáng tác, PTBĐ, nội dung, dàn ý phân tích tác phẩm - Ngữ văn 7
Nghĩa 1: Tả cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa Nghĩa 2: Tả ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 7 55 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Cảnh khuya - Hoàn cảnh sáng tác, PTBĐ, nội dung, dàn ý phân tích tác phẩm - Ngữ văn 7
Nghĩa 1: Tả cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa Nghĩa 2: Tả ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Nội dung bài thơ Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ(1) bóng lồng hoa(2).
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 1947
(1) Cổ thụ: cây to đã sống lâu năm
(2) "Trăng lồng cổ thụ bóng lòng hoa": có thể hiểu theo hai nghĩa:
● Nghĩa 1: Tả cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa
● Nghĩa 2: Tả ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa
Đôi nét về tác giả: Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
- Quê quán: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Các tên từng được sử dụng: Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh), Nguyễn Tất
Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.
- Cuộc đời: Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã
lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
● Tuyên ngôn Độc lập (1945)
● Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
● Đường kách mệnh (1927).
● Con rồng tre (1922, kịch, đả kích vua Khải Định).
● Các truyện ngắn: Pari (1922, Nhân đạo), Lời than vãn của bà Trưng trắc
(1922, Nhân đạo), Con người biết mùi hun khói (1922, Nhân đạo), Vi hành
(1923, Nhân đạo), Đoàn kết giai cấp (1924, Người cùng khổ), Con rùa (1925,
Người cùng khổ), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925, Người cùng khổ)
● Nhật ký trong tù (1942, thơ).
● Sửa đổi lối làm việc (1947). - Đánh giá:
● Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Cách mạng Việt Nam.
● Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới
Đôi nét về tác phẩm Cảnh khuya
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảnh Khuya ● Thời gian: 1947
● Địa điểm: chiến khu Việt Bắc
● Hoàn cảnh: trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt
Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc
kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của
địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng. Bài thơ Cảnh khuya đã được Hồ
Chí Minh viết trong những đêm sống tại núi rừng Việt Bắc để lãnh đạo chiến dịch.
Thể thơ bài thơ Cảnh khuya
Bài thơ Cảnh khuya được viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt đường luật, nhưng sử
dụng nhiều yếu tố hiện đại
Phương thức biểu đạt bài thơ Cảnh khuya
Phương thức biểu đạt của bài thơ Cảnh khuya là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Bố cục bài thơ Cảnh khuya STT Giới hạn Nội dung Phần Tiếng suối trong như
● Khung cảnh thiên nhiên, núi rừng 1 tiếng hát xa,
Việt Bắc trong đêm trăng. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Phần Cảnh khuya như vẽ
● Hình ảnh người thi nhân trong 2 người chưa ngủ,
đêm trăng sáng với những suy tư. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Giá trị nội dung bài thơ Cảnh khuya
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm
hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
Giá trị nghệ thuật bài thơ Cảnh Khuya
● Sử dụng lời thơ, hình ảnh thơ tự nhiên, bình dị, gần gũi.
● Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, không hoa mĩ, cầu kì.
● Sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ… đạt hiệu quả nghệ thuật cao.
Dàn ý phân tích bài thơ Cảnh khuya 1. Mở bài:
– Dẫn dắt: HS giới thiệu về tác giả, tác phẩm để đi đến giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.
● Bác Hồ là nhà thơ lớn của dân tộc. Bác vừa đánh giặc vừa làm thơ.
● Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) Hồ Chủ tịch sống và hoạt động
tại chiến khu Việt Bắc. Người có viết một số bài thơ chữ Hán (Thu dạ,
Nguyên tiêu, Báo tiệp,…) và thơ tiếng Việt (Cảnh rừng Việt Bắc, cảnh khuya,
Đi thuyền trên sông Đáy…).
● Thu đông 1947, chiến dịch Việt Bắc diễn ra vô cùng ác liệt. Trong những đêm
thao thức vì nỗi lo cho nước nhà ấy, Bác Hồ đã viết bài thơ "Cảnh khuya". 2. Thân bài
a. Hai câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
- 2 câu thơ đầu miêu tả khung cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng sáng:
● Hình ảnh: trăng, hoa, cổ thụ ● Âm thanh: tiếng suối
→ Những hình ảnh, âm thanh gần gũi, chân thực ở vùng núi rừng.
- Các biện pháp nghệ thuật:
+ Biện pháp so sánh: so sánh âm thanh của tiếng suối với âm thanh của tiếng hát -
tương đồng về đặc điểm âm thanh: hay, thánh thót và văng vẳng mơ hồ từ phía xa vọng lại.
+ Biện pháp điệp từ: từ “lồng” được lặp lại hai lần trong cùng một câu thơ 7 chữ -
làm tăng mạnh thêm sự đan xen, chồng chéo, tràn ngập khó phân của ánh trăng và
sự vật. Khiến cho cảnh vật xung quanh trở nên quấn quýt, đan bện khó chia lìa.
+ Thủ pháp lấy “bóng tối” để tả “ánh sáng” - thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của các
tác phẩm Đường thi: dùng hình ảnh bóng của những cây cổ thụ để gợi lên ánh sáng
ngập tràn của vầng trăng (chỉ khi trăng sáng mới thấy rõ được bóng cổ thụ) - khác
họa một đêm trăng sáng rõ trong rừng.
+ Thủ pháp chấm phá điểm nhãn - thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, quen thuộc của thơ
văn trung đại: lấy cái tiêu biểu để gợi nên cả một khung cảnh rộng lớn: nhà thơ chỉ
sử dụng hình ảnh cây cổ thụ, tiếng suối, bóng cây - đã khắc họa được một đêm
trăng ở chốn rừng núi rộng lớn.
+ Biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác:
● Tiếng suối: từ chỉ âm thanh - cảm nhận được bằng thính giác
● Trong: từ chỉ đặc điểm - cảm nhận được bằng thị giác
→ Vốn ta không thể nào cảm nhận được âm thanh của dòng suối bằng thị giác
được - âm thanh vốn không màu, không hình - không thể xác định là trong hay đục được.
→ Nhà thơ đã dùng tâm hồn của mình để lắng nghe, đồng điệu với tiếng suối rừng,
đến như tiếng nhạc rừng xanh nay có thực thể, đến làm bạn với nhà thơ. Chi tiết
này thể hiện sự tinh tế của tác giả.
→ Cảnh khuya chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ: suối, trăng, cổ thụ, hoa - những
hình ảnh điển hình trong các tác phẩm Đường thi đã gợi lên cái hồn cảnh vật núi
rừng một đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước. Cảnh khuya mang vẻ đẹp cổ
điển. Nó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình
yêu thiên nhiên chan hòa, dào dạt của nhà thơ Hồ Chí Minh trong kháng chiến gian khổ. - Liên tưởng mở rộng:
● HS so sánh tiếng suối với những câu thơ:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
(Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi)
“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo.”
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
● HS so sánh hình ảnh trăng - hoa với những câu thơ:
“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!” (Chinh phụ ngâm)
b. Hình ảnh người thi nhân trong đêm trăng sáng với những suy tư:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
- Hai câu thơ cuối: hình ảnh con người xuất hiện và trở thành trung tâm của bài thơ.
Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật một cách tinh tế:
+ Biện pháp tu từ so sánh: so sánh khung cảnh đêm khuya như một bức tranh vẽ,
có thể hiểu theo hai nghĩa:
● Khung cảnh chốn rừng núi vào đêm trăng tươi đẹp như một bức tranh.
● Khung cảnh đêm khuya cùng con người trầm tư, yên lặng, không chuyển
động - luôn tĩnh lặng như một bức tranh.
+ Biện pháp điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng): từ “chưa ngủ” ở cuối câu 3 được
lặp lại ở đầu câu 4: nhấn mạnh trạng thái của con người - vẫn đang thao thức dù
đêm đã khuya. Đồng thời biện pháp điệp ngữ vòng còn gợi lên sự kéo dài, triền
miên, lặp lại của hành động thao thức không ngủ của nhân vật trữ tình.
- Hai chữ “chưa ngủ” là nỗi thao thức, là tâm trạng. “Chưa ngủ” vì “cảnh khuya như
vẽ” đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. “Chưa ngủ” còn vì
một nỗi sâu xa hơn vì “lo nỗi nước nhà”. Hai câu cuối bài Cảnh khuya đã diễn tả một
cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của
Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lý tưởng chiến sĩ như Bác đã nói:
“Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày
tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.
- Tâm trạng “lo nỗi nước nhà” là tình cảm”ưu ái” của Hồ Chủ tịch, rất sâu sắc mãnh
liệt, được nói đến nhiều trong thơ văn của Người thời kháng chiến:
“Lòng riêng riêng những bàng hoàng
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.”
(Đi thuyền trên sông Đáy – 1949) 3. Kết bài:
● Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất, hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh.
● Vẻ đẹp màu sắc cổ điển kết hợp tài tình với tính thời đại.
● Cảm hứng thiên nhiên trữ tình hòa hợp, chan hòa với cảm hứng yêu nước.
● Bài thơ phản ánh một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của
một nhà thơ chiến sĩ suốt đời hy sinh phấn đấu cho độc lập, tự do của đất
nước và hạnh phúc của nhân dân. Cảnh khuya là bài tứ tuyệt kiệt tác mênh mông, bát ngát tình.