Câu hỏi bài tập nhận định đúng sai môn Luật Cạnh tranh có lời giải

Câu hỏi bài tập nhận định đúng sai môn Luật Cạnh tranh có lời của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

| 1/50

Preview text:

lOMoARcPSD| 36477832
1/ Mọi vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh đều phải được
điều tra qua hai giai đoạn là điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. (1 điểm)
Nhận định: Sai. CSPL: Điều 91 LCT 2018
Trước đây, để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm tập trung kinh tế phải trải qua giai đoạn
điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. Trong đó, điều tra sơ bộ là 30 ngày; điều tra chính
thức là 60 ngày với cạnh tranh không lành mạnh; 180 ngày với thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh, tập trung kinh tế ... Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh 2018 không còn quy định về hai
giai đoạn điều tra nêu trên, mà chỉ quy định: Thời hạn điều tra là 09 tháng đối với vụ
việc hạn chế cạnh tranh.
2/ Doanh nghiệp có hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những
nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng thì vi
phạm Luật Cạnh tranh. (1 điểm)
Nhận định: Sai.
CSPL: Điểm b khoản 2 Điều 27 LCT 2018
LCT 2018 xác định rõ chỉ khi các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay vị trí độc quyền
thực hiện các hành vi lạm dụng bị cấm quy định tại LCT 2018 thì mới bị coi là vi phạm
pháp luật và mới bị xử lý. Bên cạnh đó theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 LCT
2018 hành vi áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng là một hành vi lạm dụng vị trí độc
quyền của doanh nghiệp độc quyền bị cấm. Vì trong trường hợp này khách hàng bắt
buộc chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn, thiệt hại cho khách hàng
của doanh nghiệp độc quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng do không có bất cứ sự lựa chọn nào khác.
Như vậy chỉ có doanh nghiệp độc quyền có hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận
vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện
hợp đồng thì vi phạm Luật Cạnh tranh chứ không phải mọi doanh nghiệp có hành vi
trên đều vi phạm pháp luật cạnh tranh.
3/ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng có quyền điều tra và xử lý tất cả
các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. (1 điểm) Nhận định: Sai.
CSPL: khoản 7 Điều 59 và Điều 90 LCT 2018
Theo quy định của điều khoản trên thì thẩm quyền ra quyết định xử lý vụ việc liên
quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc về chủ tịch UNCTQG chứ không
thuộc về Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.
Như vậy, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng không có quyền điều tra và xử lý
tất cả các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
1/ Mở phiên điều trần là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ việc hạn
chế cạnh tranh. (1 điểm) Nhận định: Sai. lOMoARcPSD| 36477832 CSPL: Điều 93 LCT 2018
Trong tố tụng cạnh tranh, phiên điều trần chỉ được tiến hành đối với trường hợp xử lý
vụ việc hạn chế cạnh tranh bởi Hội đồng Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh khi mà Hội
đồng này thấy rằng cần phải ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Do đó, không phải mọi trường hợp xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thì Hội đồng Xử
lý vụ việc hạn chế cạnh tranh đều phải mở phiên điều trần. Như vậy, mở phiên điều
trần không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh.
2/ Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ chỉ bị cấm khi các doanh
nghiệp tham gia thỏa thuận kinh doanh cùng thị trường liên quan. (1 điểm) Nhận định sai.
CSPL: Khoản 7 Điều 11 LCT 2018, Khoản 3, khoản 4 Điều 12 LCT 2018.
Trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật,
công nghệ kinh doanh không cùng thị trường liên quan mà các doanh nghiệp này kinh
doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng
đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định nhưng thỏa thuận đó gây tác động hoặc có
khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường thì thỏa
thuận đó cũng sẽ bị cấm.
Ngoài ra, trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ
thuật, công nghệ kinh doanh trên cùng thị trường liên quan nhưng không gây tác động
hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường thì
thỏa thuận đó cũng sẽ không bị cấm. Như vậy,...
3/ Doanh nghiệp chỉ được tập trung kinh tế có điều kiện sau khi đã thẩm định
chính thức. (1 điểm) Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 41 LCT 2018, Điều
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 LCT 2018, doanh nghiệp muốn tập trung kinh
tế có điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều kiện để tập trung kinh tế theo quy định
về tập trung kinh tế trước, sau đó mới tiến hành tập trung kinh tế có điều kiện nếu
đáp ứng quy định tại điều 42 LCT 2018
Để thẩm định hành vi tập trung kinh tế thì các doanh nghiệp phải đạt tới ngưỡng
thông báo quy định tại Điều 13 NĐ 35/2020 và nộp hồ sơ thông báo cho Ủy ban
Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế. lOMoARcPSD| 36477832
Ngoài ra, Điều 36, Điều 37 LCT quy định việc thẩm định sẽ dựa trên hồ sơ thông
báo tập trung kinh tế của doanh nghiệp nộp cho Ủy ban Cạnh tranh quốc gia
Do đó, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 NĐ 35/2020/NĐCP,
khi tập trung kinh tế các doanh nghiệp không cần thông báo trước cho ủy ban
cạnh tranh quốc gia thì đồng nghĩa với việc không cần thông qua thẩm định
Như vậy, doanh nghiệp không chỉ được tập trung kinh tế có điều kiện sau khi đã thẩm định chính thức.
4/ Điều tra viên vụ việc cạnh tranh phải là cán bộ, công chức thuộc Bộ Công
thương. (1 điểm) Nhận định: Sai. CSPL: Điều 53 LCT 2018
Theo quy định tại Điều 53 LCT 2018 thì một trong những tiêu chuẩn của điều tra viên
là công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chứ không phải là cán bộ, công chức thuộc Bộ Công thương.
Như vậy, điều tra viên vụ việc cạnh tranh không phải là cán bộ, công chức thuộc Bộ Công thương.
5/ Đưa thông tin gian dối về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác là hành vi
lôi kéo khách hàng bất chính. (1 điểm) Nhận định sai
CSPL: điểm a khoản 5 Điều 45 LCT, khoản 3 Điều 45 LCT
Theo LCT 2018, hành vi lôi kéo khách hàng bất chính có đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể lôi kéo khách hàng là doanh nghiệp
Thứ hai, doanh nghiệp thực hiện hành vi thông qua việc khai thác, sử dụng những thông
tin gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Thứ ba, mục đích của hành vi là để lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp khác.
Hành vi đưa thông tin gian dối về hàng về hàng hóa, dịch vụ gắn liền với hoạt động sản
xuất, kinh doanh của chính doanh nghiệp thực hiện hành vi thì mới được coi là hành vi
lôi kéo khách hàng bất chính. Tức là doanh nghiệp thực hiện hành vi đã truyền tải thông
tin không chính xác vì chính mình để thu hút khách hàng. Vì vậy, hành vi này được coi
là bất chính do vi phạm nguyên tắc trung thực trong kinh doanh với tư cách là một
chuẩn mực trong kinh doanh.
Ngoài ra hành vi đưa thông tin gian dối về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác và
hướng đến việc hạ thấp uy tín thương hiệu của họ thì sẽ cấu thành hành vi cung cấp
thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác quy định tại khoản 3 Điều 45 luật cạnh tranh 2018. lOMoARcPSD| 36477832
6/ Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người có quyền áp dụng các biện
pháp ngăn chặn chứ không phải là Thủ trưởng cơ quan điều tra. (1 điểm) Nhận định sai.
CSPL: Điều 5 Điều 59, điểm h Khoản 1 Điều 62, Khoản 1 Điều 82 LCT 2018.
Căn cứ theo qui định trên thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 62 LCT 2018 thì Thủ trưởng có quyền
kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng
biện pháp ngăn chặn trong quá trình điều tra;
Như vậy cả chủ tịch ủy ban cạnh tranh quốc gia và thủ trưởng cơ quan điều tra đều
không có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn mà chỉ có cơ quan có thẩm quyền thì
mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn.
1/ Tiết lộ thông tin bí mật trong kinh doanh của người khác là hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, bị cấm. (1 điểm)
Xét đặc trưng của hành vi Tiết lộ thông tin bí mật trong kinh doanh tại khoản 1 Điều 45
Thứ nhất, hành vi tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống
lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó.
Thứ hai, hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép
của chủ sở hữu thông tin đó.
Trong trường hợp tiết lộ thông tin bí mật trong kinh doanh của người khác mà được
chủ sở hữu đồng ý hoặc không phải bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của
người sở hữu thông tin đó thì cũng không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bị cấm.
Ngoài ra, hành vi tiết lộ phải là hành vi có chủ ý. Sự vô ý làm tiết lộ thông tin không
cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bị cấm. Trong trường hợp vô ý làm
tiết lộ thông tin tin bí mật trong kinh doanh có được từ quan hệ hợp đồng với doanh
nghiệp sở hữu hoặc được sử dụng hợp pháp thông tin đó thì đây chỉ là hành vi hợp đồng.
2/ Doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan là doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. (1 điểm) Nhận định đúng.
CSPL: khoản 1 Điều 24 LCT lOMoARcPSD| 36477832
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 LCT 2018, pháp luật cạnh tranh Việt Nam thiết
lập căn cứ để xác định vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp đơn lẻ dựa vào thị phần
hoặc tiềm năng kinh tế của doanh nghiệp đó. Hai căn cứ này được quy định tách rời
nhau. Theo đó, nếu một doanh nghiệp có thể phần từ 30% trở lên thì được xem là có
vị trí thống lĩnh thị trường ngay mà không cần xem xét đến bất kỳ điều kiện nào khác.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có thị phần dưới 30% nhưng lại có “sức mạnh thị trường
đáng kể", thì vẫn được xem là có vị trí thống lĩnh.
3/ Luật Cạnh tranh 2018 có thể được áp dụng đối với các hành vi thực hiện ngoài
lãnh thổ Việt Nam. (1 điểm) Nhận định đúng. CSPL: Điều 2 LCT 2018
Luật Cạnh tranh 2018 điều chỉnh các hoạt động có tác động đến cạnh tranh của các cơ
quan tổ chức cá nhân trong và ngoài nước được quy định tại điều 2 Luật Cạnh tranh
2018 như vậy đối với các hành vi thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên
quan đến thị trường Việt nam và có khả năng gây tác động hoặc gây tác động ảnh
hưởng xấu đến thị trường Việt Nam thì Luật Cạnh tranh 2018 vẫn có thể được áp dụng đối với hành vi này.
4/ Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế chịu sự điều chỉnh
của Luật Cạnh tranh năm 2018. (1 điểm)
LCT 2018 không đưa ra định nghĩa cho khái niệm “tập trung kinh tế” mà chỉ liệt
kê các hành vi được coi là các hành vi tập trung kinh tế quy định tại Điều 29 LCT
2018, trong đó có hành vi sáp nhập doanh nghiệp
Tuy nhiên, nếu hành vi sáp nhập doanh nghiệp không có các dấu hiệu nhằm tập
trung quyền lực thị trường, gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh một cách đáng kể thì không chịu sự điều chỉnh của LCT
Như vậy, không phải tất cả các trường hợp Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức
tập trung kinh tế chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh năm 2018
5/ Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành
mạnh thuộc thẩm quyền của Tòa án có thẩm quyền. (1 điểm) Nhận định sai
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 100 LCT
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu
nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bao gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc
gia và tất cả các thành viên khác của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trừ các thành viên
đã tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết khiếu nại đối với
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. lOMoARcPSD| 36477832
Như vậy, việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không
lành mạnh không thuộc thẩm quyền của Tòa án mà thuộc thẩm quyền của Hội đồng
xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
6/ Luật Cạnh tranh năm 2018 chỉ điều chỉnh các hành vi tập trung kinh tế được
thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. (1 điểm) Nhận định: Sai.
CSPL: Điều 1 và Điều 29, Điều 30 LCT 2018
Theo quy định tại Điều 1 LCT 2018 thì LCT điều chỉnh về tập trung kinh tế gây tác
động hoặc có khả năng gây tác động đến thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, bằng các
quy định về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế và thị trường chịu tác động hoặc có khả
năng chịu tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của hành vi tập trung là thị
trường Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam và thực
hiện giao dịch tập trung kinh tế bên ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng sẽ chịu sự điều chỉnh
của các quy định kiểm soát tập trung kinh tế của pháp luật cạnh tranh Việt Nam nếu
giao dịch đó có liên quan đến thị trường Việt Nam đến mức có thể “tác động hoặc khả
năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể từ Việt Nam”.
Như vậy, Luật Cạnh tranh năm 2018 không chỉ điều chỉnh các hành vi tập trung kinh tế
được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
3/ Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường sẽ không được miễn trừ theo Luật
Cạnh tranh 2018. (1 điểm) Nhận định đúng
Miễn trừ có thời hạn theo Luật cạnh tranh 2018 chỉ áp dụng đối với các Thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 khi có lợi cho
người tiêu dùng và đáp ứng 1 trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 LCT
2018 chứ không áp dụng đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Pháp luật
triệt để cấm, không có giới hạn ngoại lệ, miễn trừ hay khoan hồng bởi vì hệ quả của
việc của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường rất lớn có thể dẫn đến việc bóp
méo hoặc triệt tiêu cạnh tranh, bóc lột người tiêu dùng.
4/ Mọi hành vi có mục đích làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị
trường đều bị cấm theo Luật Cạnh tranh năm 2018. (1 điểm) Nhận định sai 1.
Pháp luật cạnh tranh có mục đích trực tiếp nhằm nâng cao năng
lựccạnh tranh của doanh nghiệp. Nhận định sai.
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp lệ thuộc chủ yếu vào các yếu tố tính
kinh mang tế - kỹ thuật chứ không thể trông cậy vào sự trợ giúp trực tiếp của pháp
luật cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh không thuộc nhóm các quy định pháp luật
mang tính "mở đường" mà thuộc nhóm các quy định pháp luật mang tính "ngăn lOMoARcPSD| 36477832
cản" và "can thiệp". Mục tiêu của pháp luật cạnh tranh là việc ngăn ngừa và xử
lý những hành vi cạnh tranh trái pháp luật, trái đạo đức và tập quán kinh doanh
của các doanh nghiệp mà qua đó, các doanh nghiệp này tìm cách tạo cho mình
những lợi thế cạnh tranh không trong sáng hoặc không lãnh mạnh.
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật cạnh tranh không có mục tiêu trực tiếp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. 2.
Khi xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh
nghiệp,không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể. Nhận định sai.
Căn cứ Điều 110 LCT thì về nguyên tắc Pháp luật cạnh tranh có 2 loại hành vi
cạnh tranh, trong đó hành vi hạn chế cạnh tranh không nhất thiết phải xem xét
có hậu quả hay không, chỉ cần thỏa mãn yếu tố hành vi thì có thể xem xét, tuy
nhiên phải hiểu rõ vấn đề là không nhất thiết chứ không phải là không cần xem
xét hậu quả. Còn đối với việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì xem
xét hậu quả, thiệt hại là 1 yếu tố quan trọng để quyết định xử lý, xem xét quyết
định hình phạt chính hay hình phạt bổ sung.
Cũng giống như quy định của BLHS, nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về
cạnh tranh là "tùy theo tính chất, mức độ vi phạm" để đưa ra hình thức xử lý phù
hợp. Việc xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể là một yếu tố không thể thiếu để xác
định chính xác mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Ngoài ra, trong một
số trường hợp phải bồi thường thiệt hại thì xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể là
yếu tố quan trọng nhất. 3.
Năm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết
hợpcủa chúng chiếm trên 75% trên thị trường liên quan. Nhận định sai
CSPL: điểm d khoản 2 Điều 24 LCT
Căn cứ theo quy định trên thì nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu có đủ 3 điều kiện:
Thứ nhất, các doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp này cùng hành động - được hiểu
là đồng loạt trong cùng khoảng thời gian nhất định thực hiện một hành vi lạm dụng như nhau.
Thứ hai, hành động của nhóm doanh nghiệp này có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thứ ba, nhóm doanh nghiệp này phải có sức mạnh thị trường đáng kể, hoặc có tổng
thị phần trên thị trường liên quan đạt mức luật định. Cụ thể,đối với nhóm từ 5 doanh
nghiệp phải có tổng thị phần kết hợp của chúng chiếm từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.
Như vậy, để các doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thì phải đáp ứng đủ cả 3 lOMoARcPSD| 36477832
điều kiện nêu trên. Trong trường hợp năm doanh nghiệp có thị phần kết hợp của
chúng chiếm trên 75% trên thị trường liên quan không được coi là có vị trí thống
lĩnh vì không đủ tiêu chí có tổng thị phần trên thị trường liên qua đạt tới mức luật
định theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 24 LCT.. 4.
Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh. Nhận định sai
CSPL: khoản 1 điều 77 Luật Cạnh tranh.
“Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi
vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc
cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia”.

Theo quy định trên, tổ chức cá nhân chỉ có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh
tranh khi cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm mà không được quyền khiếu
nại thay cho tổ chức, cá nhân khác.
Như vậy, khi phát hiện hành vi vi phạm về pháp luật về cạnh tranh, không phải bất kỳ
cá nhân tổ chức nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh. 5.
Nhận thấy (thể hiện hành vi đã biết) công ty A sản xuất loại gạch
menAKIRA rất nổi tiếng trên thị trường, một công ty chuyên kinh doanh
vật liệu xây dựng khi thành lập đã lấy tên là TAKIRA Co.Ltd.,
=> Có vi
phạm theo Điều 40 Luật Cạnh tranh.
Vì AKIRA là doanh nghiệp nổi tiếng nên công ty A phải biết điều này và thực tế
công ty A đã nhận thấy điều này, đây là hành vi cố ý,(trường hợp vô ý thì không
xem xét) đồng thời có hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn về tên thương mại
và mục đích nhằm làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hành hóa dịch vụ
nhằm mục đích cạnh tranh. Bản thâm công ty A là doanh nghiệp nên hành vi của
A hoàn toàn cấu thành hành vi vi phạm về chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tài Điều 40 Luật Cạnh tranh. 6.
Một doanh nghiệp chỉ bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có
thịphần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 24 LCT
Theo quy định trên, một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường
nếu thuộc một trong hai trường hợp sau lOMoARcPSD| 36477832
Thứ nhất, doanh nghiệp đó có thị phần từ 30% trở lên trên thị trưởng liên quan; hoặc
Thứ hai, doanh nghiệp đó có sức mạnh thị trường đáng kể.
Như vậy, pháp luật cạnh tranh Việt Nam thiết lập căn cứ đề xác định vị trí thống
lĩnh của một doanh nghiệp đơn lẻ dựa vào thị phần hoặc tiềm năng kinh tế của
doanh nghiệp đó. Hai căn cứ này được quy định tách rời nhau. Theo đó, nếu một
doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên thì được xem là có vị trí thống lĩnh thị
trường ngay mà không cần xem xét đến bất kỳ điều kiện nào khác.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có thị phần dưới 30% nhưng lại có “sức mạnh ra, thị
trường đáng kể”, thì vẫn được xem là có vị trí thống lĩnh. 7.
Pháp luật cạnh tranh là loại pháp luật chủ yếu mang tính ngăn cấm,
canthiệp. Nhận định đúng.
Mục đích của Luật Cạnh tranh là nhằm ngăn cản, hạn chế các hành vi liên quan
đến cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh nhằm mục đích tạo môi
trường bình đẳng trong cạnh tranh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Pháp luật
cạnh tranh không có tính mở mà nó mang tính ngăn cấm, can thiệp. 8.
Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều nhằm vào đối thủ
cạnhtranh của doanh nghiệp. Nhận định đúng 9.
Tất cả các trường hợp tập trung kinh tế đều phải được kiểm soát bởi
cơquan quản lý cạnh tranh.
Nhận định sai (trang 247 giáo trình)
LCT 2018 không đưa ra định nghĩa cho khái niệm “tập trung kinh tế” mà chỉ liệt
kê các hành vi được coi là các hành vi tập trung kinh tế quy định tại Điều 29 LCT
2018 bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh
nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp, và các hình thức tập trung kinh tế khác
theo quy định khác của pháp luật (các hành vi chưa được liệt kê trong LCT 2018).
Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi tập trung kinh tế quy định tại Điều 29
LCT đều chịu sự kiểm soát của pháp luật cạnh tranh, mà chỉ có các hành vi tập
trung kinh tế có các dấu hiệu nhằm tập trung quyền lực thị trường, gây tác động
hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể mới bị kiểm
soát bởi cơ quan quản lý cạnh tranh (Điều 30 LCT 2018).
Như vậy, không phải tất cả các trường hợp tập trung kinh tế đều phải được kiểm
soát bởi cơ quan quản lý cạnh tranh. lOMoARcPSD| 36477832 3.
Tranh tụng là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh
tranhkhông lành mạnh. Nhận định sai.
Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh Căn cứ Quy định tại khoản 7 Điều 59 và
Điều 90 Luật Cạnh tranh 2018 thì thẩm quyền ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
không lành mạnh thực hiện chủ tịch ủy ban cạnh tranh quốc gia chứ không thuộc ủy
ban cạnh tranh quốc gia. Vì vậy, sau khi nhận được hồ sơ vụ việc cạnh tranh, báo cáo
điều tra, kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thì trong thời hạn 15 ngày
Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành
mạnh hoặc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh nếu thuộc
một trong hai căn cứ quy định tại khoản 1 điều 92 Luật Cạnh tranh 2018 mà không có thủ tục tranh tụng.
Như vậy, tranh tụng không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ việc
cạnh tranh không lành mạnh. 4.
Khi điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan điều tra phải
điềutra về thị trường liên quan. Nhận định sai
Tính chất của hành vi là không lành mạnh thể hiện ở chỗ chúng trái với nguyên tắc thiện
chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh 5.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chỉ ra quyết định điều tra vụ việc cạnh
tranhkhông lành mạnh khi có hồ sơ khiếu nại đã được thụ lý. Nhận định sai
CSPL: Khoản 1 điều 80 luật cạnh tranh 2018
Căn cứ theo quy định trên thì Thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh là cơ quan
có thẩm quyền ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trong trường hợp: - Trường hợp
1: có hồ sơ khiếu nại đã được thụ lý và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này;
- Trường hợp 2: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu cạnh
tranh không lành mạnh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu
cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện.
Như vậy việc ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thuộc
thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chứ không thuộc
thẩm quyền của Ủy ban cạnh tranh quốc gia. Do đó ủy ban cạnh tranh quốc gia
không được ra quyết định điều tra về cạnh tranh không lành mạnh khi có đủ hồ
sơ khiếu nại đã được thụ ký 6.
Thời hạn điều tra tối thiểu và tối đa đối với vụ việc cạnh tranh không
lànhmạnh tương ứng là 60 ngày và 105 ngày. Nhận định đúng
CSPL: Khoản 3 điều 81 Luật Cạnh tranh 2018
Căn cứ theo quy định trên thì thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh tối
thiểu là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra. Trường hợp những những vụ việc lOMoARcPSD| 36477832
phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 45 ngày. Điều này có nghĩa là thời
hạn điều tra tối đa đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh tương ứng là 105 ngày
Như vậy thời hạn điều tra tối thiểu và tối đa đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
tương ứng là 60 ngày và 105 ngày
11. Việc mua lại doanh nghiệp sẽ bị cấm trong mọi trường hợp. Nhận định sai CSPL: Điều 29, 30 LCT 2018
Việc mua lại doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế quy định tại Điều 29.
Hành vi này chỉ bị cấm khi có tác động hoặc có thể gây tác động hạn chế cạnh tranh
một cách đáng kể trên thị trường VN .
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp việc mua lại doanh nghiệp sẽ bị cấm.
13. Doanh nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thấp hơn giá thành toàn bộ vi
phạm Luật cạnh tranh trong mọi trường hợp. Nhận định sai.
CSPL: Khoản 6 Điều 11 Luật giá số 11/2012/QH13, Khoản 6 Điều 45, điểm a Khoản 1 Điều 27 LCT 2018.
Khoản 6 Điều 45 LCT 2018 quy định cấm hành vi “bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác
cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó”.
Hành vi này có cấu thành gần giống với
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 LCT
2018 “bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả
năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh”.

Tuy nhiên, Khoản 6 Điều 11 Luật giá số 11/2012/QH13 quy định một số trường hợp hạ
giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp
luật chống bán phá giá như: hàng tươi sống; hàng hóa tồn kho; hàng hóa, dịch vụ theo
mùa vụ; hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật....
Như vậy, chỉ những hành vi bán phá giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường, hạn chế
cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước thì mới bị cấm, không phải mọi hành vi
bán hàng hóa, dịch vụ với giá thành toàn bộ đều bị cấm.
14. Phần trăm (%) thị phần trên thị trường liên quan là căn cứ duy nhất để xác
định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Nhận định sai. CSPL: khoản 2 Điều 24 LCT 2018.
Căn cứ theo quy định trên thì nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu có đủ 3 điều kiện:
Thứ nhất, các doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp này cùng hành động - được hiểu
là đồng loạt trong cùng khoảng thời gian nhất định thực hiện một hành vi lạm dụng như nhau.
Thứ hai, hành động của nhóm doanh nghiệp này có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. lOMoARcPSD| 36477832
Thứ ba, nhóm doanh nghiệp này phải có sức mạnh thị trường đáng kể, hoặc có tổng thị
phần trên thị trường liên quan đạt mức luật định. Cụ thể, phần trăm (%) thị phần trên
thị trường liên quan được quy định: 50% trở lên đối với nhóm 2 doanh nghiệp. từ 65%
trở lên đối với nhóm 3 doanh nghiệp. từ 75% trở lên đối với nhóm 4 doanh nghiệp. từ
85% trở lên đối với nhóm 5 doanh nghiệp.
Như vậy, để các doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thì phải đáp ứng đủ cả 3
điều kiện nêu trên. Phần trăm (%) thị phần trên thị trường liên quan chỉ là một trong 3
tiêu chí để đánh giá và giá trị tổng thị phần kết hợp này có sự thay đổi đối với nhóm các
doanh nghiệp có số lượng thành viên khác nhau.
15. Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan là
nhóm có vị trí thống lĩnh thị trường. Nhận định sai. CSPL: khoản 2 Điều 24 LCT 2018.
Căn cứ theo quy định trên thì nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu có đủ 3 điều kiện:
Thứ nhất, các doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp này cùng hành động - được hiểu
là đồng loạt trong cùng khoảng thời gian nhất định thực hiện một hành vi lạm dụng như nhau.
Thứ hai, hành động của nhóm doanh nghiệp này có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thứ ba, nhóm doanh nghiệp này phải có sức mạnh thị trường đáng kể, hoặc có tổng thị
phần trên thị trường liên quan đạt mức luật định. Cụ thể, tổng thị phần được quy định
là 50% trở lên đối với nhóm 2 doanh nghiệp.
Như vậy, để các doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thì phải đáp ứng đủ cả 3
điều kiện nêu trên. tổng thị phần từ 50% trở lên chỉ là một trong 3 tiêu chí để đánh giá
và giá trị tổng thị phần kết hợp này có sự thay đổi đối với nhóm các doanh nghiệp có số
lượng thành viên khác nhau.
16. Việc xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có thể không phụ
thuộc vào phần trăm (%) thị phần trên thị trường liên quan. Nhận định đúng.
Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu thuộc một trong hai
trường hợp sau (Điều 24 LCT 2018):
Thứ nhất, doanh nghiệp đó có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan; hoặc
Thứ hai, doanh nghiệp đó có sức mạnh thị trường đáng kể. Sức mạnh này được xác định
dựa vào một hoặc một số yếu tố quy định tại khoản 1 Điều 26 LCT 2018. Như vậy, việc
xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có thể không phụ thuộc vào phần
trăm (%) thị phần trên thị trường liên quan.
17: Khiếu nại vụ việc cạnh tranh là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ
việc cạnh tranh. Nhận định sai lOMoARcPSD| 36477832 CSPL: khoản 2 Điều 80
Theo quy định trên, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có thể ra quyết định
điều tra vụ việc cạnh tranh trong trường hợp "Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện
hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày
hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện”.
Như vậy, Ủy
ban Cạnh tranh quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh,
Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có thể ra quyết định điều tra sự việc cạnh tranh. 18.
Sau khi báo cáo điều tra về hành vi hạn chế cạnh tranh, Hội đồng cạnh
tranhphải mở phiên điều trần để xử lý vụ việc Nhận định: Sai. CSPL: Điều 93 LCT 2018
Trong tố tụng cạnh tranh, phiên điều trần chỉ được tiến hành đối với trường hợp xử lý
vụ việc hạn chế cạnh tranh bởi Hội đồng Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh khi mà Hội
đồng này thấy rằng cần phải ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Do đó, không phải mọi trường hợp xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thì Hội đồng Xử
lý vụ việc hạn chế cạnh tranh đều phải mở phiên điều trần. Như vậy, mở phiên điều
trần không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh. 19.
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể không đồng thời là chủ tịch
hộiđồng xử lý vụ việc cạnh tranh Nhận định đúng
CSPL: Khoản 9 Điều 3, khoản 2 Điều 60 LCT 2018
Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra,
xử lý theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm
quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Trong đó, đối với
vụ việc hạn chế cạnh tranh thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải thành lập Hội
đồng xử lý vụ việc vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Hội đồng này do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập để xử lý
vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể. Hội đồng gồm có 3 hoặc 5 thành viên do Chủ tịch
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định lựa chọn trong số các thành viên Ủy ban Cạnh
tranh Quốc gia. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ phân công 1 thành viên làm
Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Về nguyên tắc thì Hội đồng này
phải hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và Hội đồng sẽ chấm dứt hoạt động, tự
giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể không đồng thời là chủ tịch hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
20. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức nhà nước Nhận định sai CSPL: Điều 49 LCT lOMoARcPSD| 36477832
Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gồm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là là công
chức của Bộ Công thương và các Bộ, ngành có liên quan mặc dù LCT 2018 không có
quy định cụ thể là những bộ, ngành nào và tỷ lệ thành viên là công chức chiếm tối thiểu
hay tối đa bao nhiêu trong Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Nhóm thành viên Ủy ban Cạnh
tranh Quốc gia thứ 2 là các chuyên gia và nhà khoa học; đây là một quy định nhằm tăng
thêm tính chuyên nghiệp và độc lập, khách quan cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Tuy
nhiên, LCT 2018 cũng không quy định tỷ lệ cụ thể của nhóm thành viên Ủy ban Cạnh
tranh Quốc gia là công chức và nhóm không phải công chức; cũng như tỷ lệ kiêm nhiệm
và chuyên trách trong Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. LCT 2018 không có quy định cụ
thể vấn đề thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có phải làm việc chuyên trách hay
kiêm nhiệm. Nếu là thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia làm việc kiêm nhiệm thì
tính đc lập, khách quan và chất lượng công tác của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc
gia cũng sẽ là một vấn đề gây lo ngại.
21. Theo Luật Cạnh tranh 2018, Hành vi tập trung kinh tế có thể được hưởngmiễn
trừ trong một số trường hợp. Nhận định sai
Miễn trừ có thời hạn theo Luật cạnh tranh 2018 chỉ áp dụng đối với các Thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 khi có lợi cho
người tiêu dùng và đáp ứng 1 trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 LCT
2018 chứ không áp dụng đối với hành vi tập trung kinh tế. Pháp luật triệt để cấm, không
có giới hạn ngoại lệ, miễn trừ hay khoan hồng bởi vì hệ quả của việc của hành vi tập
trung kinh tế rất lớn có thể dẫn đến việc bóp méo hoặc triệt tiêu cạnh tranh, bóc lột người tiêu dùng.
22. Khi xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể Nhận định đúng
Căn cứ Điều 110 LCT thì về nguyên tắc Pháp luật cạnh tranh có 2 loại hành vi
cạnh tranh, trong đó hành vi hạn chế cạnh tranh không nhất thiết phải xem xét
có hậu quả hay không, chỉ cần thỏa mãn yếu tố hành vi thì có thể xem xét, tuy
nhiên phải hiểu rõ vấn đề là không nhất thiết chứ không phải là không cần xem
xét hậu quả. Còn đối với việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì xem
xét hậu quả, thiệt hại là 1 yếu tố quan trọng để quyết định xử lý, xem xét quyết
định hình phạt chính hay hình phạt bổ sung.
23. Khi xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan nhà nước cóthẩm
quyền không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể Nhận định sai
Căn cứ Điều 110 LCT thì về nguyên tắc Pháp luật cạnh tranh có 2 loại hành vi cạnh
tranh, trong đó hành vi hạn chế cạnh tranh không nhất thiết phải xem xét có hậu quả
hay không, chỉ cần thỏa mãn yếu tố hành vi thì có thể xem xét, tuy nhiên phải hiểu rõ
vấn đề là không nhất thiết chứ không phải là không cần xem xét hậu quả. Còn đối với
việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì xem xét hậu quả, thiệt hại là 1 yếu lOMoARcPSD| 36477832
tố quan trọng để quyết định xử lý, xem xét quyết định hình phạt chính hay hình phạt bổ sung.
Cũng giống như quy định của BLHS, nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về
cạnh tranh là "tùy theo tính chất, mức độ vi phạm" để đưa ra hình thức xử lý phù
hợp. Việc xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể là một yếu tố không thể thiếu để xác
định chính xác mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Ngoài ra, trong một
số trường hợp phải bồi thường thiệt hại thì xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể là
yếu tố quan trọng nhất.
24. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2018 là các hành
vibị cấm, được chia thành hành vi bị cấm tuyệt đối và hành vi bị cấm có điều kiện. Nhận định đúng CSPL: Điều 12 LCT
LCT 2018 quy định xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dựa trên hai nguyên tắc sau
(i) cấm tuyệt đối; và (ii) cấm có điều kiện.
Theo quy định tại khoản 2 điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 thì các thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh giữa các quy định giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4 5 và 6
điều 11 luật cạnh tranh là các sản phẩm bị cấm thực hiện trong mọi trường hợp mà
không cần Căn cứ vào việc các doanh nghiệp có cùng hoạt động trên một thị trường
liên quan hay không và không cần phải đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động
hạn chế cạnh tranh của các thủ thuật này và sẽ không được áp dụng miễn trừ đối với
các chương trình trên điều này là hợp lý xuất phát từ mức độ tác động tiêu cực đối với
cạnh tranh trên thị trường của các dạng thỏa thuận này
Đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là cấm có điều kiện khoảng 1 2 3 7 8 9 10
và 11 điều 11 thì chỉ bị cấm khi đáp ứng một số điều kiện của dao động đưa ra và và
chúng có thể được miễn trừ có thời hạn theo quyết định của người có thẩm quyền để
đáp ứng một trong các điều kiện luật định
25. Hai doanh nghiệp có tổng thị phần 70% trên thị trường liên quan đương nhiên
được xem là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Nhận định sai.
CSPL: khoản 2 Điều 24 LCT 2018.
Căn cứ theo quy định trên thì nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu có đủ 3 điều kiện:
Thứ nhất, các doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp này cùng hành động - được hiểu
là đồng loạt trong cùng khoảng thời gian nhất định thực hiện một hành vi lạm dụng như nhau.
Thứ hai, hành động của nhóm doanh nghiệp này có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thứ ba, nhóm doanh nghiệp này phải có sức mạnh thị trường đáng kể, hoặc có tổng thị
phần trên thị trường liên quan đạt mức luật định. Cụ thể, tổng thị phần được quy định:
Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan Như vậy, để
các doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thì phải đáp ứng đủ cả 3 điều kiện nêu lOMoARcPSD| 36477832
trên. Trong trường hợp hai doanh nghiệp có tổng thị phần 70% trên thị trường liên quan
nhưng hai doanh nghiệp này không cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh
thì sẽ không được coi là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường 26.
Hành vi đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là hành
vicạnh tranh không lành mạnh Nhận định sai
Theo quy định tại khoản 3 điều 45 luật cạnh tranh 2018 thì hậu quả của hành vi đưa
thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là gây ảnh hưởng xấu đến uy tín tình
trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị đưa thông tin không
trung thực. Như vậy trong trường hợp doanh nghiệp có hành vi đưa thông tin không
trung thực về doanh nghiệp khác nhưng không gây ra hậu quả làm ảnh hưởng xấu đến
uy tín tình trạng tài chính hoặc hoạt động của doanh nghiệp bị đưa thông tin không
trung thực thì không được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Ví dụ như
là các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng quảng cáo có thể đưa thông tin không trung
thực về hàng hóa của doanh nghiệp bị đưa thông tin nhưng nó không ảnh hưởng xấu
đến doanh nghiệp bị đưa thông tin 27.
Mọi trường hợp doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa dưới giá thành toàn
bộđều vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 Nhận định sai.
CSPL: Khoản 6 Điều 11 Luật giá số 11/2012/QH13, Khoản 6 Điều 45, điểm a Khoản 1 Điều 27 LCT 2018.
Khoản 6 Điều 45 LCT 2018 quy định cấm hành vi “bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác
cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó”.
Hành vi này có cấu thành gần giống với
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 LCT
2018 “bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả
năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh”.

Tuy nhiên, Khoản 6 Điều 11 Luật giá số 11/2012/QH13 quy định một số trường hợp hạ
giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp
luật chống bán phá giá như: hàng tươi sống; hàng hóa tồn kho; hàng hóa, dịch vụ theo
mùa vụ; hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật....
Như vậy, chỉ những hành vi bán phá giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường, hạn chế
cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước thì mới bị cấm, không phải mọi trường
hợp doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ đều vi phạm Luật Cạnh tranh 2018. 28.
Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh luôn có hiệu lực thi hành ngay.Nhận định sai.
CSPL: Điều 94, Điều 95, Điều 96, khoản 2 Điều 99 LCT.
Về hiệu lực pháp luật, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực kể từ ngày kết
thúc thời hạn khiếu nại quy định tại Điều 96 trừ trường hợp tại khoản 2 Điều 99 LCT
2018. Và quyết định này phải tống đạt cho chủ thể có liên quan trong 5 ngày làm việc lOMoARcPSD| 36477832
kể từ ngày ký bằng cách hình thức như trực tiếp, bưu điện, qua người được uỷ quyền.
Như vậy, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có thể không có hiệu lực thi hành ngay. 29.
Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế có thể tiêu chí để xác định
ngưỡngthông báo tập trung kinh tế. Nhận định: Đúng
CSPL: Điều 13 Nghị định 35/2020 Quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh
(Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ đến Ủy ban Cạnh
tranh Quốc gia theo quy định; trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc
ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được
xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
+ Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
+ Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
+ Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;
+ Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.)
Trong đó, giá trị giao dịch của tập trung kinh tế được quy định cụ thể ở điểm c
khoản 2 Điều 13 NĐ 35/2020, đối với các doanh nghiệp dự định tham gia tập
trung kinh tế, trừ các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này, theo quy định
tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh có giá trị giao dịch của tập trung kinh
tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên thì phải thông báo tập trung kinh tế. Ngoài ra, theo
quy định điểm c khoản 2 Điều 13 Luật này thì các doanh nghiệp là tổ chức tín
dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán dự định tham gia tập trung
kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh phải thông báo
cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nếu có Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế
của doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán từ 3.000 tỷ đồng trở lên; giá
trị giao dịch của tập trung kinh tế của tổ chức tín dụng từ 20% trở lên trên tổng
vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước
năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.
Như vậy, giá trị giao dịch của tập trung kinh tế cũng có thể trở thành tiêu chí để
xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.
31. Theo Luật Cạnh tranh 2018, trong mọi trường hợp, hành vi tập trung kinh
tếkhông được hưởng miễn trừ. Nhận định đúng.
Miễn trừ Luật cạnh tranh 2018 chỉ áp dụng đối với các Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 khi có lợi cho người tiêu dùng
và đáp ứng 1 trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 LCT 2018 chứ không
áp dụng đối với hành vi tập trung kinh tế. Pháp luật triệt để cấm, không có giới hạn
ngoại lệ, miễn trừ hay khoan hồng bởi vì hệ quả của việc của hành vi tập trung kinh tế
rất lớn có thể dẫn đến việc bóp méo hoặc triệt tiêu cạnh tranh, bóc lột người tiêu dùng. lOMoARcPSD| 36477832
Như vậy, Theo Luật Cạnh tranh 2018, hành vi tập trung kinh tế không được hưởng miễn trừ.
32. Các doanh nghiệp không được thực hiện hành vi tập trung kinh tế nếu vụviệc
có dấu hiệu gây tác động hạn chế cạnh tranh. Nhận định sai. CSPL: Điều 30 LCT
Căn cứ theo quy định trên, trường hợp các doanh nghiệp thực hiện hành vi tập trung
kinh tế mà vụ việc có dấu hiệu gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị
trường Việt Nam thì mới thuộc trường hợp hành vi tập trung kinh tế bị cấm. Như
vậy, các doanh nghiệp vẫn được thực hiện hành vi tập trung kinh tế nếu vụ việc có
dấu hiệu gây tác động hạn chế cạnh tranh không đáng kể trên thị trường Việt Nam.
33. Thủ tục thông báo tập trung kinh tế là thủ tục tố tụng cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2018 Nhận định sai
CSPL: Mục 4 Chương 8 LCT 2018
Thủ tục tố tụng cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2018:
1. Khiếu nại và xem xét hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh
2. Điều tra vụ việc cạnh tranh
3. Xử lý vụ việc cạnh tranh sau khi kết thúc điều tra
4. Khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
5. Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Như vậy, thủ tục thông báo tập trung kinh tế không phải là thủ tục tố tụng cạnh tranh
theo Luật Cạnh tranh 2018.
34. Mọi hành vi tập trung kinh tế đều bị kiểm soát bằng cơ chế thông báo hoặcxin
phép Ủy ban cạnh tranh quốc gia. Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 41 LCT 2018, Điều
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 LCT 2018, doanh nghiệp muốn tập trung kinh tế có
điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều kiện để tập trung kinh tế theo quy định về tập trung
kinh tế trước, sau đó mới tiến hành tập trung kinh tế có điều kiện nếu đáp ứng quy định tại điều 42 LCT 2018
Để thẩm định hành vi tập trung kinh tế thì các doanh nghiệp phải đạt tới ngưỡng thông
báo quy định tại Điều 13 NĐ 35/2020 và nộp hồ sơ thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh
Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế.
Ngoài ra, Điều 36, Điều 37 LCT quy định việc thẩm định sẽ dựa trên hồ sơ thông báo
tập trung kinh tế của doanh nghiệp nộp cho Ủy ban Cạnh tranh quốc gia
Do đó, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 NĐ 35/2020/NĐ-CP, khi
tập trung kinh tế các doanh nghiệp không cần thông báo trước cho ủy ban cạnh tranh
quốc gia thì đồng nghĩa với việc không cần thông qua thẩm định lOMoARcPSD| 36477832
Như vậy, doanh nghiệp không chỉ được tập trung kinh tế có điều kiện sau khi đã thẩm định chính thức.
35. Mọi hành vi thỏa thuận về giá hàng hóa đều là hành vi bị cấm. Nhận định sai
CSPL: Khoản 4 Điều 12 LCT 2018
Hành vi thỏa thuận về giá hàng hóa, dịch vụ một cách gián tiếp hoặc trực tiếp là hành
vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 11 LCT 2018. Bên
cạnh đó theo quy định tại khoản 4 Điều 12 LCT 2018. Thỏa thuận về giá hàng hóa của
các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất,
phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định sẽ bị cấm khi thỏa
thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Ta có thể thấy, trong trường hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn
khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng
hóa, dịch vụ nhất định thỏa thuận về giá hàng hóa mà thỏa thuận đó không gây tác động
và không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường
thì sẽ không là hành vi thỏa thuận cạnh tranh bị cấm.
Như vậy, không phải mọi hành vi thỏa thuận về giá hàng hóa đều là hành vi bị cấm
35. Tất cả thỏa thuận về giá hàng hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp là đối
thủ cạnh tranh đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Nhận định đúng.
CSPL: điểm d Khoản 1 Điều 14 LCT 2018 - Miễn trừ nhưng ngoại lệ với GIÁ và các
yếu tố về giá trong mọi trường hợp.
Theo quy định tại Điều 14 LCT 2018, phạm vi các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được
miễn trừ bao gồm dạng hành vi quy định tại các khoản 1 Điều 11 Luật này được xem
xét miễn trừ việc bị cấm theo nguyên tắc hợp lý. Cụ thể, nếu các hành vi thỏa thuận nêu
trên có lợi cho người tiêu dùng và thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây sẽ được
miễn trừ có thời hạn. Các điều kiện gồm có: -
Các thoả thuận mang lại tác động trong việc thúc đẩy tiến độ kỹ thuật, công
nghệ,nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ. -
Các thỏa thuận làm tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốctế. -
Giúp thúc đẩy cho việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ
thuậtcủa chủng loại sản phẩm.
Tuy nhiên, thỏa thuận ấn định giá hàng hóa một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các
doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan theo Khoản 1 Điều 11 LCT là thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh bị cấm, không được miễn trừ trong mọi trường hợp.
36. Tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên
quan là tiêu chí để đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Nhận định sai lOMoARcPSD| 36477832
CSPL: Điều 13 LCT, khoản 3 Điều 2, điểm a khoản 2 Điều 11, Điều 14 Nghị định 35/2020.
Theo quy định tại Điều 13 LCT thì một trong các căn cứ đánh giá tác động hoặc khả
năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh là mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 NĐ 35/2020/NĐ-CP quy định mức thị phần là giá trị bằng
số của thị phần của một doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo
Điều 10 Luật Cạnh tranh. Ví dụ doanh nghiệp có thị phần trên thị trường liên quan là
30 phần trăm (30%) thì mức thị phần của doanh nghiệp đó là 30.

Mà theo quy định tại Điều 14 NĐ 35/2020/NĐ-CP thì tổng bình phương mức thị phần
của các doanh nghiệp là căn cứ để thẩm định sơ bộ về việc tập trung kinh tế. Như vậy,
tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan không
phải là tiêu chí để đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. 37.
Miễn trừ không áp dụng đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thịtrường và lạm dụng vị trí độc quyền. Nhận định đúng
Miễn trừ Luật cạnh tranh 2018 chỉ áp dụng đối với các Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 khi có lợi cho người tiêu dùng
và đáp ứng 1 trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 LCT 2018 chứ không
áp dụng đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc
quyền. Pháp luật triệt để cấm, không có giới hạn ngoại lệ, miễn trừ hay khoan hồng bởi
vì hệ quả của việc của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí
độc quyền rất lớn có thể dẫn đến việc bóp méo hoặc triệt tiêu cạnh tranh, bóc lột người tiêu dùng.
Như vậy, Theo Luật Cạnh tranh 2018, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và
lạm dụng vị trí độc quyền không được hưởng miễn trừ. 38.
Chỉ có hành vi gây hậu quả làm cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp mới
bịcoi là hành vi hạn chế cạnh tranh Nhận định sai. CSPL: khoản 2 Điều 3 LCT
LCT 2018 đã thay đổi cách tiếp cận khi định nghĩa khái niệm hành vi hạn chế cạnh
tranh" với mục đích bao trùm tất cả các hành vi có tác động hạn chế cạnh tranh và các
hành vi tiềm ẩn nguy cơ gây tác động hạn chế cạnh tranh (có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh).
Như vậy, không chỉ có hành vi gây hậu quả làm cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp
mới bị coi là hành vi hạn chế cạnh tranh mà còn có những hành vi khác như hành vi
tiềm ẩn nguy cơ gây tác động hạn chế cạnh tranh. 39.
Là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên cùng thị trường liên
quannhằm giành cùng một loại khách hàng 40.
Miễn trừ là thủ tục được áp dụng khi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đã
đượcchấp thuận cho hưởng chính sách khoan hồng. Nhận định sai lOMoARcPSD| 36477832
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc nhóm bị cấm có điều kiện có thể được xem xét
cho hưởng miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong
các điều kiện quy định tại Điều 14 LCT 2018. Miễn trừ sẽ được áp dụng đối với tất cả
các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đó.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 112 LCT 2018 thì chính sách khoan hồng là hình thức
miễn hoặc giảm mức xử phạt được áp dụng đối với doanh nghiệp tự nguyện khai báo
giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này và chính sách khoan hồng chỉ
được áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng
đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, miễn trừ không phải là thủ tục được áp dụng khi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
đã được chấp thuận cho hưởng chính sách khoan hồng. 41.
Mọi doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tự thú tham
giathỏa thuận với cơ quan điều tra đều được hưởng chính sách khoan hồng Nhận định sai
CSPL: khoản 5 Điều 112 LCT 2018
Theo quy định tại Điều 112 LCT 2018 thì chính sách khoan hồng là hình thức miễn
hoặc giảm mức xử phạt được áp dụng đối với doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này và chính sách khoan hồng chỉ được
áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này. 42.
03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng chính sách khoan hồng thì sẽ
được hưởng chính sách khoan hồng. Nhận định sai.
CSPL: khoản 3, khoản 5 Điều 112 LCT 2018.
Theo quy định tại Điều 112 LCT 2018 thì chính sách khoan hồng là hình thức miễn
hoặc giảm mức xử phạt được áp dụng đối với doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này. Chính sách khoan hồng được áp
dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy
ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này. 43.
Chính sách khoan hồng không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép
buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận. Nhận định đúng
CSPL: khoản 4 Điều 112 LCT 2018
Chính sách khoan hồng không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc
hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận. Chính sách khoan
hồng chỉ áp áp dụng cho tối đa 3 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan
hồng đến UBCTQG và đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 112 LCT 2018. lOMoARcPSD| 36477832 44.
Doanh nghiệp chiếm 29% thị phần trên thị trường liên quan không được
xácđịnh là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Nhận định sai CSPL: Điều 24 LCT 2018
Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp đó có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan; hoặc
Thứ hai, doanh nghiệp đó có sức mạnh thị trường đáng kể. Sức mạnh này được xác định
dựa vào một hoặc một số yếu tố quy định tại khoản 1 Điều 26 LCT 2018.
Như vậy, việc xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không chỉ phụ thuộc
vào phần trăm (%) thị phần trên thị trường liên quan. 49.
Theo Luật Cạnh tranh 2018, hành vi tập trung kinh tế Có thể được thực
hiệnnếu được cho phép hưởng miễn trừ không phụ thuộc vào thị phần của các
doanh nghiệp tham gia.
Nhận định sai
Miễn trừ có thời hạn theo Luật cạnh tranh 2018 chỉ áp dụng đối với các Thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 khi có lợi cho
người tiêu dùng và đáp ứng 1 trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 LCT
2018 chứ không áp dụng đối với hành vi tập trung kinh tế. Pháp luật triệt để cấm, không
có giới hạn ngoại lệ, miễn trừ hay khoan hồng bởi vì hệ quả của việc của hành vi tập
trung kinh tế rất lớn có thể dẫn đến việc bóp méo hoặc triệt tiêu cạnh tranh, bóc lột người tiêu dùng.
Như vậy, theo Luật Cạnh tranh 2018, hành vi tập trung kinh tế không thể được thực
hiện nếu được cho phép hưởng miễn trừ không phụ thuộc vào thị phần của các doanh nghiệp tham gia. 50.
Theo Luật Cạnh tranh 2018, hành vi tập trung kinh tế bị cấm khi các
doanhnghiệp tham gia có thị phần kết hợp trên 50% trên thị trường liên quan.
Nhận định sai. CSPL: khoản 2 Điều 24 LCT 2018.
Căn cứ theo quy định trên thì nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu có đủ 3 điều kiện:
Thứ nhất, các doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp này cùng hành động - được
hiểu là đồng loạt trong cùng khoảng thời gian nhất định thực hiện một hành vi lạm dụng như nhau.
Thứ hai, hành động của nhóm doanh nghiệp này có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thứ ba, nhóm doanh nghiệp này phải có sức mạnh thị trường đáng kể, hoặc có tổng
thị phần trên thị trường liên quan đạt mức luật định. Cụ thể, tổng thị phần được quy
định là 50% trở lên đối với nhóm 2 doanh nghiệp.
Như vậy, để các doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thì phải đáp ứng đủ cả 3
điều kiện nêu trên. tổng thị phần từ 50% trở lên chỉ là một trong 3 tiêu chí để đánh giá
và giá trị tổng thị phần kết hợp này có sự thay đổi đối với nhóm các doanh nghiệp có
số lượng thành viên khác nhau. lOMoARcPSD| 36477832
51. Theo Luật Cạnh tranh 2018, hành vi tập trung kinh tế được thực hiện sau khi
đã thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế. Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 41 LCT 2018, Điều 36, Điều 57
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 LCT 2018, doanh nghiệp muốn tập trung kinh tế có
điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều kiện để tập trung kinh tế theo quy định về tập trung
kinh tế trước, sau đó mới tiến hành tập trung kinh tế có điều kiện nếu đáp ứng quy định tại điều 42 LCT 2018
Để thẩm định hành vi tập trung kinh tế thì các doanh nghiệp phải đạt tới ngưỡng thông
báo quy định tại Điều 13 NĐ 35/2020 và nộp hồ sơ thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh
Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế.
Ngoài ra, Điều 36, Điều 37 LCT quy định việc thẩm định sẽ dựa trên hồ sơ thông báo
tập trung kinh tế của doanh nghiệp nộp cho Ủy ban Cạnh tranh quốc gia
Do đó, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 NĐ 35/2020/NĐ-CP, khi
tập trung kinh tế các doanh nghiệp không cần thông báo trước cho ủy ban cạnh tranh
quốc gia thì đồng nghĩa với việc không cần thông qua thẩm định
Như vậy, doanh nghiệp không chỉ được tập trung kinh tế có điều kiện sau khi đã thẩm định chính thức.
52. Theo Luật Cạnh tranh 2018, hành vi tập trung kinh tế bị cấm khi doanh nghiệp
thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
Nhận định đúng. CSPL: Điều 30 LCT 71.
Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh
nghiệpNhận định sai.
“doanh nghiệp” được sử dụng trong LCT 2018 và các văn bản quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật này không chỉ bao gồm các chủ thể được gọi là
doanh nghiệp. Theo pháp luật doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân và các
loại công ty, mà còn bao gồm tất cả các loại chủ thể kinh doanh khác được phép
tiến hành các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, bao gồm hộ kinh doanh, hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cũng như các chủ thể kinh doanh khác có thể được
pháp luật quy định trong tương lai.
Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ là các doanh nghiệp. 72.
Hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gây thiệt hại hoặc có
thểgây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Đúng. 73.
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người có thẩm quyền xử lý đối
vớitất cả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
1. Thoả thuận giữa các doanh nghiệp với nhau về số lượng, khối lượng sản xuất
hàng hoá là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. lOMoARcPSD| 36477832
Nhận định sai, căn cứ khoản 3 Điều 11 LCT thì thoả thuận hạn chế hoặc kiểm
soát số lượng, khối lượng sản xuất hàng là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Trường hợp nếu thỏa thuận giữa các doanh nghiệp không phải là thỏa thuận hạn
chế hoặc kiểm soát về số lượng, khối lượng hàng hóa thì không phải là thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh, không phải thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì không
thể là “hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm được.
Ngoài ra, tại khoản 1 và khoản 4 Điều 12 LCT Luật này quy định thỏa thuận này
chỉ bị cấm nếu đây là sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên
quan hoặc là sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn
khác nhau trong cùng một chuyển sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một
loại hàng hóa nhất định nếu thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây
tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Không thuộc hai
trường hợp trên thì cũng không phải là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
Như vậy, không phải lúc nào sự thoả thuận giữa các doanh nghiệp với nhau về
số lượng, khối lượng sản xuất hàng hóa cũng là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
2. Hai doanh nghiệp có tổng thị phần 70% trên thị trường liên quan thì đương
nhiên được xem là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Nhận định sai.
Căn cứ khoản 2 điều 24 LCT thì có hai trường hợp để được coi là nhóm doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Trường hợp một là nhóm doanh nghiệp
cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng
kể được xác định tại Điều 26 Luật này. Trường hợp hai là nhóm doanh nghiệp
cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có tổng thị phần thuộc trường
hợp luật định, đối với nhóm 2 Doanh nghiệp thì phải có tổng thị phần từ 50%
trở lên trên thị trường liên quan.
Vậy nếu nhóm 2 doanh nghiệp chỉ thỏa mãn điều kiện về tổng thị phần liên quan
mà không cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh thì không được coi
là nhóm 2 doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Hơn nữa, căn cứ tại khoản 3 Điều này có quy định, nhóm doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh
nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan. Vậy, nếu một trong hai
doanh nghiệp trên có một doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường
liên quan thì nhóm 2 doanh nghiệp này không được coi là nhóm 2 doanh nghiệp
có vị trí thống lĩnh thị trường.
Như vậy, hai doanh nghiệp có tổng thị phần 70% trên thị trường liên quan thì
không đương nhiên được xem là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
* Thật ra, quy định tại khoản 3 trên đây là quy định nhằm tránh trường hợp doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh lách luật. Tôi cho một trường hợp để các bạn dễ hiểu nhé,
(cảm ơn bạn)
ví dụ doanh nghiệp A có tổng thị phần trên thị trường liên quan là 45%, lOMoARcPSD| 36477832
doanh nghiệp A này cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh với doanh nghiệp
B có tổng thị phần là 4%. Vậy tổng thị phần của hai doanh nghiệp này chỉ 49%, ta
không thể xử được theo điểm b khoản 2 Điều 24 (nhóm 2 doanh nghiệp phải có thị phần
trên thị trường liên quan phải từ 50% trở lên) và ta cũng không thể xử doanh nghiệp A
theo khoản 1 Điều 24 (khoản 1 quy định trường hợp chỉ 1 doanh nghiệp hành động, ở
trên hợp này là hai doanh nghiệp). Vậy nên trong trường hợp này ta không có cơ sở xử
lý hành vi của A. Nếu khoản 3 được bổ sung, thì ta sẽ coi doanh nghiệp B không được
coi là thành viên trong nhóm doanh nghiệp, lúc này, thực tế là hai doanh nghiệp nhưng
ta đã loại bỏ B (vì B có thị phần nhỏ hơn 10%), không còn B thì hai doanh nghiệp trên
chỉ còn một doanh nghiệp là A, ta sẽ xử A theo khoản 1 Điều này (một doanh nghiệp
có vị trí thống lĩnh thị trường)
3. Chỉ doanh nghiệp có vị trí độc quyền mới bị cấm áp đặt các điều kiện gây bất
lợi cho khách hàng. Nhận định sai.
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 27 LCT thì áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp
khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ dẫn đến hoặc có khả
năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc
loại bỏ doanh nghiệp khác là hành vi áp đặt các điều kiện tiên quyết mà khách
hàng phải chấp nhận trước khi ký hợp đồng với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền.
Ngoài doanh nghiệp có vị trí độc quyền còn có trường hợp doanh nghiệp có vị
trí thống lĩnh là bên giao đại lý buộc bên đại lý không nhận hoặc hạn chế làm
đại lý cho nhà cung ứng khác không có căn cứ pháp luật là hành vi làm dụng vi
phạm LCT. Hành vi áp đặt các điều kiện ký kết hợp đồng này của doanh nghiệp
có vị trí thống lĩnh có khả năng gây thiệt hại cho không chỉ khách hàng bị áp đặt
điều kiện (áp đặt các điều kiện gây bất lợi cho khách hàng), mà xa hơn nữa là
gây thiệt hại cho đối thủ, ngăn cản cạnh tranh và gây thiệt hại cho người tiêu
dùng vì họ bị bó hẹp khả năng lựa chọn và khả năng được đáp ứng nhu cầu của mình.
Như vậy, không chỉ doanh nghiệp có vị trí độc quyền mới bị cấm áp đặt các điều
kiện gây bất lợi cho khách hàng mà doanh nghiệp có bị trí thông lĩnh cũng bị
cấm thực hiện hành vi này.
4. Đưa thông tin gian dối về hàng hoá, dịch vụ là hành vi lôi kéo khách hàng bất
chính theo luật cạnh tranh. Nhận định sai.
CSPL: điểm a khoản 5 Điều 45 LCT, khoản 3 Điều 45 LCT
Theo LCT 2018, hành vi lôi kéo khách hàng bất chính có đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể lôi kéo khách hàng là doanh nghiệp
Thứ hai, doanh nghiệp thực hiện hành vi thông qua việc khai thác, sử dụng những thông
tin gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. lOMoARcPSD| 36477832
Thứ ba, mục đích của hành vi là để lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp khác.
Hành vi đưa thông tin gian dối về hàng về hàng hóa, dịch vụ gắn liền với hoạt
động sản xuất, kinh doanh của chính doanh nghiệp thực hiện hành vi thì mới
được coi là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính. Tức là doanh nghiệp thực hiện
hành vi đã truyền tải thông tin không chính xác vì chính mình để thu hút khách
hàng. Vì vậy, hành vi này được coi là bất chính do vi phạm nguyên tắc trung
thực trong kinh doanh với tư cách là một chuẩn mực trong kinh doanh.
Ngoài ra hành vi đưa thông tin gian dối về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp
khác và hướng đến việc hạ thấp uy tín thương hiệu của họ thì sẽ cấu thành hành
vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác quy định tại khoản
3 Điều 45 luật cạnh tranh 2018. 5.
Người tham gia tố tụng cạnh tranh có quyền dùng tiếng nói và chữ viết
củadân tộc mình trong tố tụng cạnh tranh. Nhận định sai
Căn cứ Điều 55 LCT quy định người tham gia tố tụng cạnh tranh có quyền dùng
tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có người phiên
dịch. Phải chú ý là trong Điều khoản này quy định Tiếng nói và chữ viết dùng
trong tố tụng cạnh tranh là tiếng việt nhưng pháp luật vẫn cho phép người tham
gia tố tụng cạnh tranh sử dụng ngôn ngữ của mình khi tham gia tố tụng nhé.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp người tham gia tố tụng cạnh tranh
có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong tố tụng cạnh tranh. 6.
Trước khi thực hiện hành vi mua lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải
làmthủ tục thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Nhận định sai
CSPL: Khoản 1 Điều 41 LCT 2018, Điều 13 NĐ 35/2020
Việc mua lại doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế quy định tại Điều
29. Trong trường hợp việc mua lại doanh nghiệp đã đạt tới ngưỡng thông báo quy định
tại Điều 13 NĐ 35/2020, nộp hồ sơ thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước
khi thực hiện tập trung kinh tế.
Do đó, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 NĐ 35/2020/NĐCP,
khi tập trung kinh tế các doanh nghiệp không cần thông báo trước cho ủy ban cạnh tranh
quốc gia thì đồng nghĩa với việc không cần thông qua thẩm định.
Như vậy, trước khi thực hiện hành vi mua lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể
không cần làm thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh.
7. Phiên điều trần trong vụ việc cạnh tranh về hành vi hạn chế cạnh tranh có bản
chất là một phiên tòa xét xử vụ việc cạnh tranh. Nhận định đúng
CSPL: Điều 29, khoản 4 Điều 91, khoản 5 Điều 93 LCT lOMoARcPSD| 36477832
Phiên điều trần thực chất là một phiên tòa để giải quyết vụ việc liên quan đến cạnh tranh
trong kinh doanh thương mại. Đây là phiên tòa để hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xét
hỏi, lắng nghe ý kiến trình bày của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại liên quan đến vụ việc
cạnh tranh từ đó đưa ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Đây là hoạt động xét xử
công khai nên đảm bảo tính minh bạch trong quá trình xét xử.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 91 LCT, trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế
cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần. Ngoài
ra, theo khoản 5 Điều 93 LCT, tại phiên điều trần, người tham gia phiên điều trần trình
bày ý kiến và tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy, phiên điều
trần bản chất là cơ hội để Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh xét hỏi và các bên
trả lời, tranh luận, sau đó bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số, do đó phiên điều trần
trong vụ việc cạnh tranh về hành vi hạn chế cạnh tranh có bản chất là một phiên tòa xét
xử vụ việc cạnh tranh.
8. Bản chất của cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp.
Nhận định sai, bản chất của cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch của nhà kinh doanh
nhằm giành một loại tài nguyên sản xuất hoặc giành cùng một loại khách hàng về phía mình.
9. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp trên
thịtrường liên quan của các doanh nghiệp tham gia thoả thuận từ 30% trở lên. Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 3 Điều 11 Nghị định 35/2020, Điều 11 và Điều 12 LCT
Theo quy định của điều khoản trên, trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
không được coi gây ra hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một
cách đáng kể khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp
tham gia thỏa thuận dưới 5%. Trong trường hợp, các doanh nghiệp trên cùng thị
trường liên quan tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc quy định các
khoản 7,8,9,10 và 11 Điều 11 khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham
gia thoả thuận từ 5% trở lên, tức là các thỏa thuận đó đã gây ra hoặc có khả năng
gây ra tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể (không nhất thiết phải có
thị phần kết hợp từ 30% trở lên) thì cũng sẽ bị cấm theo quy định tại khoản 3 Điều 12 LCT 2020.
Ngoài ra, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 1,2,3 Điều 11
giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan sẽ là thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh bị cấm mà không cần quan tâm đến thị phần kết hợp của các doanh nghiệp này.
Như vậy, không phải trường hợp nào các thoả thuận hạn chế cạnh tranh cũng chỉ
bị cấm khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham
gia thoả thuận từ 30% trở lên. 10.
Mọi hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm gây khó khăn
chođối thủ cạnh tranh đều bị cấm thực hiện. lOMoARcPSD| 36477832 Nhận định sai
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 27, khoản 6 Điều 45 LCT 2018
Theo quy định tại điều khoản trên thì hành vi bán hàng dưới giá thành toàn bộ
nhằm gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh nhưng không dẫn đến hoặc không có
khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa,
dịch vụ đó thì sẽ không được coi là hành vi bị cấm.
Như vậy, không phải mọi hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm gây
khó khăn cho đối thủ cạnh tranh đều bị cấm thực hiện. 11.
Để xác định hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm
quyềnkhông cần xác định chính xác đối tượng và mức độ thiệt hại vật chất cụ thể. Nhận định Sai
CSPL: khoản 2 Điều 3, khoản 1 Điều 27 LCT 2018.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 LCT thì hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm
hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 27 thì
khi xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh cần xét đến hậu quả, thiệt hại.
Như hành vi tại điểm a: bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì được xem là
hành vi hạn chế cạnh tranh, nếu DN, nhóm DN có hành vi nêu trên những không
có hậu quả dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì
không xác định là hành vi hạn chế cạnh tranh.
Như vậy, để xác định hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cần xác định chính xác đối tượng và mức độ thiệt hại vật chất cụ thể.
12. Hành vi mua hơn 50% tài sản của doanh nghiệp khác là hành vi tập trung kinh tế. Nhận định: Sai.
CSPL: khoản 4 Điều 29 LCT, Khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 29 LCT quy định mua lại doanh nghiệp là việc một
doanh nghiệp trực tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh
nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của
doanh nghiệp bị mua lại.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2020/NĐ-CP giải thích
việc “kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp
khác” có trường hợp cụ thể sau đây:
…(b) Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50%
tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh
của doanh nghiệp bị mua lại đó.

Vậy nếu trường hợp có hành vi mua hơn 50% tài sản của doanh nghiệp khác
nhưng 50% ở đây lại không phải thuộc toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh
của doanh nghiệp bị mua lại đó thì không được phải là hành vi tập trung kinh tế. lOMoARcPSD| 36477832
Ví dụ: Công ty A kinh doanh 5 ngành nghề: May mặc, ăn uống, siêu thị, điện
máy và nuôi trồng. Thấy vậy, công ty B ngỏ lời muốn mua lại một phần tài sản
của công ty A ở một số ngành nghề, cụ thể 30% tài sản ở ngành nghề may mặc
và 25% tài sản của ngành nghề nuôi trồng và được công ty A đồng ý. Lúc này,
công ty B đã giành được quyền sở hữu 55% (>50%) tài sản của công ty A ở 2
ngành nghề may mặc và nuôi trồng nhưng không coi là hành vi tập trung kinh tế
vì số % này không phải thuộc toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp A.
Đọc thêm: Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm quy định việc mua lại doanh
nghiệp khác không bị coi là tập trung kinh tế trong trường hợp thuộc khoản 1
Điều 35 NĐ 116/2005/NĐ-CP: Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín
dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất
là 01 năm không bị coi là tập trung kinh tế nếu doanh nghiệp mua lại không thực
hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện
quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó (hạn
chế sử dụng văn bản đã không còn hiệu lực pháp luật). 13.
Hành vi mua sáng chế về và không sử dụng là hành vi lạm dụng vị trí
thốnglĩnh thị trường bị cấm. Nhận định sai.
Căn cứ theo tinh thần của khoản 3 Điều 28 NĐ 116/2005/NĐ-CP thì hành vi
mua sáng chế và không sử dụng là hành vi cản trở sự phát triển kỹ thuật, công
nghệ. Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 27 LCT thì doanh nghiệp, nhóm doanh
nghiệp có vị trí thống thị trường mới bị cấm hành vi cản trở sự phát triển kỹ
thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.
Vậy hành vi mua sáng chế về và không sử dụng không phải do doanh nghiệp,
nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc không gây thiệt hại hoặc không có
khả năng gây thiệt hại cho khách hàng thì đây không phải là hành vi lạm dụng
vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm. 14.
Thỏa thuận cùng phát triển sản phẩm mới giữa các doanh nghiệp đối thủ
làthỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Nhận định: Sai
CSPL: Điều 11, Điều 12 LCT
Căn cứ theo Điều 11 LCT thì thỏa thuận cùng phát triển sản phẩm mới giữa các
doanh nghiệp đối thủ không thuộc các hành vi được quy định từ khoản 1 đến
khoản 10 Điều này, nhưng có thể rơi vào khoản 11 Điều này (thỏa thuận khác
gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh). Vậy nếu xét
theo khoản 3, khoản 4 Điều 12 Luật này thì hành vi được quy định tại khoản 11
Điều 11 trên vẫn có khả năng bị cấm. Tuy nhiên, trường hợp không thỏa khoản
3, khoản 4 Điều 12 là không gây tác động hoặc có khả năng gây tác động một
cách đáng kể trên thị trường thì hành vi này không bị cấm. lOMoARcPSD| 36477832
Như vậy, không phải mọi thỏa thuận cùng phát triển sản phẩm mới giữa các
doanh nghiệp đối thủ đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
15. Tất cả hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều được xử lý theo trình tự, thủ
tục của Luật cạnh tranh Nhận định sai.
CSPL: khoản 7 Điều 45, khoản 6 Điều 113 LCT
Thông thường các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều được xử lý theo trình
tự, thủ tục của LCT. Tuy nhiên, theo khoản 6 Điều 113 LCT 2018, riêng đối với
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong luật khác thì thẩm
quyền xử lý được xác định theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
Ví dụ: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại Luật SHTT thì bị xử lý
theo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
được ban hành căn cứ Luật này.
Như vậy, không phải tất cả hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều được xử lý
theo trình tự, thủ tục của Luật cạnh tranh.
16. Tất cả thỏa thuận về giá hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp là đối thủ
cạnh tranh đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Nhận định đúng.
CSPL: điểm d Khoản 1 Điều 14 LCT 2018 - Miễn trừ nhưng ngoại lệ với GIÁ và các
yếu tố về giá trong mọi trường hợp.
Theo quy định tại Điều 14 LCT 2018, phạm vi các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được
miễn trừ bao gồm dạng hành vi quy định tại các khoản 1 Điều 11 Luật này được xem
xét miễn trừ việc bị cấm theo nguyên tắc hợp lý. Cụ thể, nếu các hành vi thỏa thuận nêu
trên có lợi cho người tiêu dùng và thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây sẽ được
miễn trừ có thời hạn. Các điều kiện gồm có: -
Các thoả thuận mang lại tác động trong việc thúc đẩy tiến độ kỹ thuật, công
nghệ,nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ. -
Các thỏa thuận làm tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốctế. -
Giúp thúc đẩy cho việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ
thuậtcủa chủng loại sản phẩm.
Tuy nhiên, thỏa thuận ấn định giá hàng hóa một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các
doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan theo Khoản 1 Điều 11 LCT là thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh bị cấm, không được miễn trừ trong mọi trường hợp.
Nhận định sai, vì khoản 1 Điều 12 LCT cấm hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa,
dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan.
Vậy để là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm thì hành vi đó phải là hành vi thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh. Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 LCT thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng
gây tác động hạn chế cạnh tranh. Vậy nếu hành vi thỏa thuận về giá hàng hóa, dịch vụ
giữa các doanh nghiệp là đối thủ không gây tác động và cũng không có khả năng gây lOMoARcPSD| 36477832
tác động hạn chế cạnh tranh thì thỏa thuận này không phải thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh từ đó không bị cấm. 17.
Hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có mục
đíchnhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu công nghệ, xuất khẩu hàng hóa không
bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Nhận định sai.
Căn cứ theo khoản 11 Điều 11 LCT quy định hành vi thỏa thuận khác với các
thỏa thuận được quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này nếu gây tác động
hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh cũng là thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh. Đây là quy định nhằm mục đích bao quát tất cả các hành vi “gây tác
động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh mà chưa được liệt kê cụ
thể từ khoản 1 đến khoản 10 LCT 2018. Theo quy định của LCT 2018, UBCTQG
có quyền đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một
cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh để đưa ra các quyết định liệu
một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể bị cấm hay không.
Như vậy, hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có mục
đích nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu công nghệ, xuất khẩu hàng hóa vẫn
có thể bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nếu gây tác động hoặc có khả năng
gây tác động hạn chế cạnh tranh. 18.
Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét cho hưởngmiễn trừ. Nhận định: Sai.
CSPL: điểm đ khoản 1 Điều 14, khoản 1 Điều 11 LCT 2018
Theo quy định tại điều khoản trên thì các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể
được xem xét cho hưởng miễn trừ ngoại trừ trường hợp thỏa thuận ấn định giá
hàng hóa một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các doanh nghiệp trên cùng thị
trường liên quan theo Khoản 1 Điều 11 LCT là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị
cấm và không được miễn trừ trong mọi trường hợp.
Như vậy, không phải tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều có thể được
xem xét cho hưởng miễn trừ. 19.
Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi
bánhàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ. Nhận định sai.
CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 27 LCT 2018
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 27 LCT 2018 thì doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành
toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh: hành vi này
còn được gọi là hành vi định giá hủy diệt (hủy diệt đối thủ) hay định giá cướp đoạt
(cướp đoạt thị phần) hay bán phá giá độc quyền. Mục đích của hành vi bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ là loại bỏ đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị lOMoARcPSD| 36477832
trường, tăng giá để bù lỗ và thu lợi nhuận độc quyền sau đó đều là mục đích suy đoán
từ biểu hiện hành vi, không cần phải chứng minh.
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không bị cấm
thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nếu không có
khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
20. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm tham gia tất cả các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh. Nhận định đúng.
Doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan được coi là
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo quy định tại khoản 1 Điều 24.
Do đó, khi tham gia các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 LCT
2018 mà các doanh nghiệp đó có thị phần từ 30% trở lên thì các thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh đó sẽ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 12 LCT 2018 khi
đã đáp ứng yêu cầu thị phần theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định
35/2020 đối với các thỏa thuận cần xác định việc gây tác động hoặc có khả năng
gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường quy định tại
khoản 3, k4 Điều 12 và các thỏa thuận khác mà không cần quan tâm đến thị phần
quy định tại k1, k2 Điều 12. Nhận định sai.
Doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kế theo quy định tại Điều 26 LCT 2018
cũng được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Khi doanh nghiệp này
tham gia các thỏa thuận quy định tại Điều 11 LCT 2018 nhưng không thuộc trường hợp
bị cấm theo quy định tại Điều 12 thì doanh nghiệp thống lĩnh vẫn được phép tham gia. 21.
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể được xem xét cho
hưởngmiễn trừ nếu nhằm mục đích tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Nhận định sai. lOMoARcPSD| 36477832
Miễn trừ có thời hạn theo Luật cạnh tranh 2018 chỉ áp dụng đối với các Thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều
11 khi có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng 1 trong các điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều 14 LCT 2018 chứ không áp dụng đối với hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường. Pháp luật triệt để cấm, không có giới hạn ngoại lệ, miễn
trừ hay khoan hồng bởi vì hệ quả của việc của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường rất lớn có thể dẫn đến việc bóp méo hoặc triệt tiêu cạnh tranh, bóc lột người tiêu dùng. 22.
Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh, nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại,
cơquan cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Nhận định sai.
CSPL: Điều 110, khoản 1 Điều 54 LCT 2018.
Vì các hình thức xử lý chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh
bao gồm: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền. Ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung và các biện
pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 110 Luật cạnh tranh, không có các quy
định về biện pháp bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Luật này quy định hoạt động tố tụng cạnh tranh
phải tuân theo quy định của Luật này. Nên không có cơ sở cho việc giải quyết yêu cầu
bồi thường thiệt hại cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Bên cạnh đó, bên có hành vi vi phạm quy định về kiểm soát tập trung kinh tế còn phải
bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm của mình gây ra cho các chủ thể khác và
việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. 23.
Ủy ban cạnh tranh quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với
cácquyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Nhận định sai
Căn cứ theo khoản 2 Điều 100 LCT thì khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh đối với vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, cạnh
tranh không lành mạnh thì chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại chứ không phải là Uỷ ban cạnh tranh quốc gia. 24.
Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến Ủy ban cạnh
tranhquốc gia khi có quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi
phạm Luật Cạnh tranh.
Nhận định đúng.
Điều 77. Khiếu nại vụ việc cạnh tranh
1. Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành
vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc
cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Nhận định sai, người không có năng lực hành vi dân sự thì không có quyền khiếu nại. lOMoARcPSD| 36477832
25. Quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh luôn có hiệu lực thi hành ngay. Nhận định sai.
CSPL: Điều 94, Điều 95, Điều 96, khoản 2 Điều 99 LCT.
Về hiệu lực pháp luật, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực kể từ ngày kết
thúc thời hạn khiếu nại quy định tại Điều 96 trừ trường hợp tại khoản 2 Điều 99 LCT
2018. Và quyết định này phải tống đạt cho chủ thể có liên quan trong 5 ngày làm việc
kể từ ngày ký bằng cách hình thức như trực tiếp, bưu điện, qua người được uỷ quyền.
Như vậy, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có thể không có hiệu lực thi hành ngay.
26. Thám tử tư có thể tham gia điều tra vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủyban
cạnh tranh quốc gia. Nhận định sai. CSPL: Điều 53 LCT
Việc điều tra vụ việc cạnh tranh sẽ do điều tra viên thực hiện theo sự phân công
của thủ trưởng CQĐTVVCT. Điều tra viên sẽ thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn theo quy định để xác định sự thật khách quan, xác định có hay không có
hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh với các chứng cứ cụ thể. Cho nên, trường
hợp người đủ tiêu chuẩn để trở thành Điều tra viên theo Điều 53 LCT và đáp
ứng yêu cầu của Ủy ban cạnh tranh quốc gia thì mới có thể tham gia điều tra vụ
việc cạnh tranh, còn nếu không thỏa mãn các điều kiện trên thì không thể trở
thành điều tra viên tham gia điều tra vụ việc cạnh tranh và không thể tham gia
điều tra vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban cạnh tranh quốc gia.
Như vậy, chỉ có điều tra viên mới có thể tham gia điều tra vụ việc cạnh tranh
theo yêu cầu của Ủy ban cạnh tranh quốc gia còn thám tử tư thì không. 1) Pháp luật
cạnh tranh chủ yếu để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp.

→ SAI → Pháp luật cạnh tranh chủ yếu để nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
=> Vì xuất phát từ khái niệm và mục đích của cạnh tranh là tranh giành khách hàng,
tranh giành thị phần nên cạnh tranh thúc đẩy các DN phải nâng cao chất lượng sản
phẩm, cải thiện kỹ thuật để tranh giành được khách hàng. Do đó khách hàng gián tiếp
được hưởng lợi. Vì vậy pháp luật cạnh tranh chủ yếu để nhằm bảo vệ quyền lợi của các DN.
2) Tất cả hành vi khuyến mại bị cấm đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nhận định sai.
CSPL: K1, K3 Điều 100 Luật Thương mại
Hành vi khuyến mại nhằm CTKLM là hành vi bị cấm theo Luật thương mại năm 2005.
Các hoạt động khuyến mại bị cấm theo Luật cạnh tranh khi:
– Được tiến hành bởi tổ chức, cá nhân kinh doanh, hiệp hội ngành nghề hoạt động
tạiViệt Nam hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.
– Nhằm mục đích thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác (cạnh tranh). lOMoARcPSD| 36477832
– Trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mựckhác trong kinh doanh.
– Gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp củadoanh nghiệp khác.
Như vậy, không phải tất cả hành vi khuyến mại bị cấm đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
3) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về số lượng giữa doanh nghiệp sản xuất bia và
doanh nghiệp sản xuất rượu là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 11 Điều 11 LCT
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về số lượng giữa doanh nghiệp sản xuất bia và
doanh nghiệp sản xuất rượu không phải thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc
hay chiều ngang mà thuộc trường hợp khoản 11 Điều 11 LCT. Vậy nên trong trường
hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về số lượng giữa doanh nghiệp sản xuất bia và doanh
nghiệp sản xuất rượu không tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh
thì sẽ không là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Như vậy, không phải lúc nào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về số lượng giữa
doanh nghiệp sản xuất bia và doanh nghiệp sản xuất rượu là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
4) Các doanh nghiệp có tổng thị phần chiếm trên 65% trên thị trường liên quan
và phải thống nhất cùng hành động mới được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Nhận định sai
CSPL: khoản 2, 3 Điều 24 LCT 2018.
Căn cứ theo quy định trên thì nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh
thị trường nếu có đủ 3 điều kiện:
Thứ nhất, các doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp này cùng hành động được
hiểu là đồng loạt trong cùng khoảng thời gian nhất định thực hiện một hành vi lạm dụng như nhau.
Thứ hai, hành động của nhóm doanh nghiệp này có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thứ ba, nhóm doanh nghiệp này phải có sức mạnh thị trường đáng kể, hoặc có
tổng thị phần trên thị trường liên quan đạt mức luật định. Cụ thể, phần trăm (%) thị phần
trên thị trường liên quan được quy định: từ 65% trở lên đối với nhóm 3 doanh nghiệp.
Như vậy, trường hợp nhóm doanh nghiệp có 04 doanh nghiệp trở lên có thị phần
70% dù có thống nhất cùng hành động cũng không được coi là nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường
Ngoài ra, nếu nhóm các doanh nghiệp có tổng thị phần chiếm trên 65% trên thị
trường liên quan có nhiều hơn 03 DN nhưng bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn lOMoARcPSD| 36477832
10% trên thị trường liên quan cùng thống nhất cùng hành động thì không coi là có vị trí thống lĩnh.
5) Mọi vụ việc cạnh tranh đều phải được giải quyết thông qua phiên điều trần. Nhận định: Sai.
CSPL: Khoản 9 Điều 3, khoản 4 Điều 91, Điều 93 LCT 2018
Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị
điều tra, xử lý theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc
vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Chỉ có vụ việc hạn chế cạnh tranh mới được giải quyết thông qua phiên điều
trần bởi Hội đồng Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh khi mà Hội đồng này thấy rằng cần
phải ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Còn vụ việc về vi phạm quy định về tập
trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh không được giải quyết thông qua phiên điều trần.
Như vậy, không phải mọi vụ việc cạnh tranh đều phải được giải quyết thông qua phiên điều trần.
6) Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm
cùng loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nhận định: Sai
CSPL: khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018; Khoản 10 Điều 8 Luật quảng cáo
2018 quy định về Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo; khoản 12 Điều 8 Luật Quảng cáo 2018
“10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng,
hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu
quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.”

Theo khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi lôi kéo khách hàng bất chính
bằng cách so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của
doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh. Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 12 Điều 8 Luật Quảng cáo 2018, quảng cáo
có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh là
hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo.
theo quy định tại Khoản 10 Điều 8 Luật quảng cáo 2018 thì hành vi quảng
cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại sẽ là hành
vi cạnh tranh không lành mạnh (hành vi quảng cáo bị cấm) với điều kiện là hành vi so
sánh đó phải so sánh với sản phẩm cùng loại của tổ chức, cá nhân khác còn trong trường
hợp hành vi so sánh đó so sánh với sản phẩm cùng loại của chính mình thì sẽ không
được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. (thích thì thêm ví dụ của Iphone). lOMoARcPSD| 36477832
Như vậy, không phải hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh
trực tiếp với sản phẩm cùng loại cũng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cách khác:
Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 45 LCT 2018 thì hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng
cách so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng
không chứng minh được nội dung ms là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do đó trong mọi trường
hợp cung cấp thông tin bằng phương pháp so sánh nhưng có đầy đủ căn cứ để chứng minh thì được
xem là hợp pháp và không bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó trong trường hợp
doanh nghiệp có hành vi so sánh với sản phẩm cùng loại của chính mình thì sẽ không bị xem là hành vi không lành mạnh.

7) Tất cả các sản phẩm thuốc chữa bệnh thuộc cùng một thị trường liên quan. Nhận định sai.
CSPL: khoản 7 Điều 3 LCT 2018.
Căn cứ theo điều khoản trên thì thị trường liên quan được hiểu là thị trường của
những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá
cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt
đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
Theo như định nghĩa trên, những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về
đặc tính sử dụng, mục đích sử dụng, những sản phẩm thuốc chữa bệnh không thỏa mãn
điều kiện trên. Cụ thể, các loại thuốc khác nhau không thể thay thế cho nhau về đặc tính
và mục đích sử dụng, vì thế cho nên tất cả các sản phẩm thuốc chữa bệnh không cùng
một thị trường liên quan.
Ví dụ: công dụng của thuốc hạ sốt khác với công dụng của thuốc đau bao tử, nên
không thể thay thế cho nhau để sử dụng, nên không cùng một thị trường liên quan.
8) Doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài không thuộc đối tượng áp dụng của Luật
Cạnh tranh. Nhận định: Sai
CSPL: Điều 1, Điều 29, Điều 30 LCT 2018
Luật Cạnh tranh 2018 điều chỉnh các hoạt động có tác động đến cạnh tranh của
các cơ quan tổ chức cá nhân trong và ngoài nước được quy định tại điều 2 Luật Cạnh
tranh 2018 như vậy đối với các hành vi thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có
liên quan đến thị trường Việt nam và có khả năng gây tác động hoặc gây tác động ảnh
hưởng xấu đến thị trường Việt Nam thì Luật Cạnh tranh 2018 vẫn có thể được áp dụng đối với hành vi này.
Ví dụ: Theo quy định tại Điều 1 LCT 2018 thì LCT điều chỉnh về tập trung kinh
tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động đến thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó,
bằng các quy định về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế và thị trường chịu tác động
hoặc có khả năng chịu tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của hành vi tập
trung là thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài không hoạt động tại Việt
Nam (ví dụ như: doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài) và thực hiện giao dịch tập trung
kinh tế bên ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định kiểm
soát tập trung kinh tế của pháp luật cạnh tranh Việt Nam nếu giao dịch đó có liên quan lOMoARcPSD| 36477832
đến thị trường Việt Nam đến mức có thể “tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh một cách đáng kể từ Việt Nam”.
Như vậy, doanh nghiệp thành lập nước ngoài cũng có thể thuộc đối tượng áp
dụng của LCT trong trường hợp doanh nghiệp đó thực hiện việc tập trung kinh tế gây
tác động hoặc có khả năng gây tác động đến thị trường Việt Nam.
9) Trước khi thực hiện việc liên doanh với nhau, các doanh nghiệp phải làm thủ
tục thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Nhận định sai
CSPL: Điều 29, khoản 1 Điều 33, khoản 1 Điều 41 LCT 2018, Điều 13 NĐ 35/2020.
Việc liên doanh với nhau là một hình thức tập trung kinh tế quy định tại Điều 29.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 LCT 2018 thì các doanh nghiệp tham gia tập trung
kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế quy
định tại Điều 13 NĐ 35/2020.
Do đó, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 NĐ 35/2020/NĐCP,
khi tập trung kinh tế các doanh nghiệp không cần thông báo trước cho ủy ban cạnh tranh quốc gia.
Như vậy, trước khi thực hiện hành vi liên doanh với nhau, các doanh nghiệp có
thể không cần làm thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh. 10)
Bản chất của cạnh tranh theo nghĩa kinh tế - pháp lý là sự ganh đua giữa
các tổ chức kinh tế nhằm giành cùng một loại khách hàng.
Nhận định: Sai
Cạnh tranh trong kinh doanh được hiểu là các hành động thể hiện nỗ lực, sự ganh
đua của các tổ chức, cá nhân kinh doanh độc lập với nhau nhằm lôi kéo khách hàng sử
dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp với mục đích chiếm thị phần lớn
hơn trên thị trường. Ngoài ra, cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các kinh doanh
trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại
khách hàng về phía mình. Do đó, bản chất của cạnh tranh không chỉ là sự ganh đua giữa
các tổ chức kinh tế nhằm giành cùng một loại khách hàng mà còn tranh giành cũng một
loại tài nguyên sản xuất trên thị trường. 11)
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về cạnh
tranh.
Nhận định sai.
Cspl: khoản 1 Điều 7, Điều 46 LCT 2018
Căn cứ theo quy định trên, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh. Bộ
Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh
tranh. Còn UBCTQG là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng.
Như vậy, Ủy ban cạnh tranh quốc gia không phải là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về cạnh tranh. lOMoARcPSD| 36477832 12)
Mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm. Nhận định sai. CSPL: Điều 12 LCT
Không phải thỏa thuận có tính chất hạn chế cạnh tranh nào cũng bị cấm vì trong
thực tế, có những thỏa thuận mặc dù có tính chất hạn chế cạnh tranh nhưng lại có tác
động tích cực đến thị trường dưới những góc độ nhất định.
Có những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mang lại lợi ích kinh tế không chỉ bản
thân doanh nghiệp, mà còn làm lợi cho cả người tiêu dùng. Những thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh như thế có thể gọi là thỏa thuận hợp tác, hay thỏa thuận ít nghiêm trọng.
Ví dụ: những thỏa thuận nghiên cứu phát triển (R&D) hay các thỏa thuận định
chuẩn. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ít nghiêm trọng là các thỏa thuận không bị
pháp luật cạnh tranh cấm.
Khoản 2 Điều 14 LCT 2018 cho phép miễn trừ đối với một số thỏa thuận dù có
tính chất hạn chế cạnh tranh nhưng được phép thực hiện theo pháp luật chuyên ngành
do có một số tác động tích cực nhất định như thỏa thuận trong lĩnh vực lao động, thỏa
thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù. Ví dụ LTM 2005 tạo cơ sở pháp lý
cho một số thỏa thuận không cạnh tranh trong
hoạt động đại diện thương nhân hoặc hoạt động nhượng quyền thương mại.
Như vậy, không phải mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm. 13)
Lợi thế về công nghệ là một trong các yếu tố xác định sức mạnh thị trường. Nhận định đúng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 LCT 2018 và khoản 1 Điều 12 LCT 2018 thì
lợi thế về công nghệ là một trong những yếu tố để Ủy ban cạnh tranh quốc gia xem xét
xác định sức mạnh thị trường. Ngoài ra, Ủy ban cạnh tranh quốc gia có thể xem xét 1
hoặc một số yếu tố quy định tại khoản 1 Điều 26 chứ không nhất thiết là phải xem xét tất cả các yếu tố.
Như vậy, lợi thế về công nghệ là một trong các yếu tố xác định sức mạnh thị trường. 14)
Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập
trung kinh tế là căn cứ quan trọng nhất để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Nhận định sai.
CSPL: Điều 33 LCT, Đ13 NĐ 35/2020
Theo đó, ngưỡng kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí hoặc
kết hợp các tiêu chí sau đây: thị phần kết hợp, tổng tài sản, tổng doanh thu bán ra hoặc
tổng doanh số mua vào, giá trị giao dịch. Thị phần chỉ là một trong các tiêu chí dùng để
xác định ngưỡng tập trung kinh tế chứ không phải là căn cứ quan trọng nhất để xác định
ngưỡng thông báo, UBCTQG có thể căn cứ vào thị phần hoặc các yếu tố khác không
phải thị phần để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. lOMoARcPSD| 36477832
Như vậy, thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia
tập trung kinh tế không phải là căn cứ quan trọng nhất để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Cách 2:
Cơ sở pháp lý: Điều 33 LCT 2018
Theo đó, ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định dựa theo các tiêu chí
sau đây: Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung
kinh tế; Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung
kinh tế; Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế; Thị phần kết hợp trên thị trường liên
quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Khi các giao dịch của doanh nghiệp
thỏa mãn một trong các tiêu chí nêu trên thì phải đã phải thực hiện thủ tục thông báo.
Như vậy, các tiêu chí để xác định ngưỡng thông báo là ngang bằng nhau không có tiêu
chí nào quan trọng nhất.
Như vậy, thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia
tập trung kinh tế không phải là căn cứ quan trọng nhất để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. 15)
Thỏa thuận hạn chế đầu tư không thể được xem xét cho hưởng miễn trừ. Nhận định: SAI
CSPL: khoản 7 Điều 11, khoản 3, 4 Điều 12, khoản 1 Điều 14 LCT
Để được xem xét cho hưởng miễn trừ thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đó phải
là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
Theo đó, thỏa thuận hạn chế đầu tư thuộc khoản 7 Điều 11 LCT (là thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều kiện) nếu thuộc các trường hợp thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan hoặc giữa các doanh
nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân
phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định mà gây tác động hoặc có
khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường thì sẽ bị
cấm tại khoản 3, khoản 4 Đ12 LCT. Các trường hợp bị cấm đó sẽ là một trong các
trường hợp được xem xét cho hưởng miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 14 LCT.
Như vậy, thỏa thuận hạn chế đầu tư có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ. Cách 2:
Thỏa thuận hạn chế đầu tư là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Khoản 7
Điều 11 LCT 2018. Và thỏa thuận hạn chế đầu tư là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị
cấm có điều kiện nghĩa là khi nào thỏa thuận đó thõa mãn các điều kiện quy định tại
khoản 3 , khoản 4 Điều 12 LCT 2018 thì mới bị cấm. Bên cạnh đó, thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh bị cấm có điều kiện có thể được miễn trừ có thời hạn theo quyết định của
người có thẩm quyền nếu đáp ứng một trong các điều kiện luật định. Do đó thỏa thuận
hạn chế đầu tư cũng có thể được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và
đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 14 LCT 2018. Như vậy, .... lOMoARcPSD| 36477832
16) Hành vi của các doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao
dịch với mình là hành vi ép buộc đối tác, khách hàng của doanh nghiệp khác theo
khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.
Nhận định sai
CSPL: khoản 2 Điều 45 LCT
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện hành vi dùng vũ lực ép buộc đối tác, khách
hàng giao dịch với mình nhưng không nhằm mục đích khiến đối tác, khách hàng đó
không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác; hoặc doanh nghiệp thực
hiện hành vi ép buộc đối tác, khách hàng của doanh nghiệp khác, nhưng doanh nghiệp
khác không phải là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp thực hiện hành vi ép buộc thì
không thuộc hành vi ép buộc đối tác, khách hàng của doanh nghiệp khác theo khoản 2
Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018. Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp có hành
vi dùng vũ lực để ép buộc khách hàng của mình phải giao dịch với mình có thể là hành
vi phạm luật dân sự hoặc luật hình sự.
Như vậy, không phải mọi hành vi của các doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc
khách hàng phải giao dịch với mình là hành vi ép buộc đối tác, khách hàng của doanh
nghiệp khác theo khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018. Cách 2:
Hành vi ép buộc đối tác, khách hàng của doanh nghiệp khác theo quy định tại
khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 có chủ thể thực hiện là doanh nghiệp và đối
tượng của hành vi là khách hàng, đối tác của doanh nghiệp cạnh tranh với mình chứ
không phải đối với khách hàng, đối tác kinh doanh của chính mình. Trong trường hợp
doanh nghiệp có hành vi dùng vũ lực để ép buộc khách hàng của mình phải giao dịch
với mình không phải là hành vi quy định tại k2 điều 45 mà có thể là hành vi vi phạm
luật dân sự hoặc luật hình sự. Như vậy,... 17)
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền ra quyết định điều
tra vụ việc cạnh tranh. Nhận định sai:
CSPL: Điều 59, Điều 62 LCT 2018
Theo quy định theo Điều 59 LCT 2018 không quy định cho Chủ tịch Ủy ban
cạnh tranh quốc gia có thẩm quyền ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh. Mà theo
quy định tại Điều 62 LCT thì chỉ có thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh mới
có thẩm quyền ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch UBCTQG.
Như vậy, chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh. 18)
Hành vi bắt chước thiết kế của người khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. lOMoARcPSD| 36477832 Nhận định sai
CSPL: Khoản 6 Điều 3 LCT, Điểm a khoản 5 Điều 45 LCT 2018.
Theo quy định tại điều khoản trên thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị
cấm bao gồm hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng hình thức đưa thông tin gây
nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp, hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm thu hút khách
hàng của doanh nghiệp khác. Ngoài ra, hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy
định tại khoản 6 Điều 3 LCT mà phải có ít nhất một trong hai bên là doanh nghiệp.
Hành vi bắt chước thiết kế của người khác xuất phát từ cá nhân thì được xem là vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ chừ không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.
Như vậy, hành vi bắt chước thiết kế của người khác nhưng không nhằm thu hút
khách hàng của doanh nghiệp khác thì không được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm 19)
Thời hạn tối đa để điều tra một vụ việc cạnh tranh không lành mạnh có thể là 105 ngày. Nhận định đúng
CSPL: Khoản 3 điều 81 Luật Cạnh tranh 2018
Căn cứ theo quy định trên thì thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành
mạnh tối thiểu là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra. Trường hợp những những
vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 45 ngày. Điều này có nghĩa
là thời hạn điều tra tối đa đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh tương ứng là 105 ngày
Như vậy, thời hạn tối đa để điều tra một vụ việc cạnh tranh không lành mạnh có thể là 105 ngày. 20)
Thỏa thuận hạn chế số lượng của một doanh nghiệp sản xuất gạch với một
doanh nghiệp sản xuất xi măng và một doanh nghiệp sản xuất tấm lợp là thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 11 Điều 11 LCT
Thỏa thuận hạn chế số lượng của một doanh nghiệp sản xuất gạch với một doanh
nghiệp sản xuất xi măng và một doanh nghiệp sản xuất tấm lợp không phải thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc hay chiều ngang mà thuộc trường hợp khoản 11 Điều
11. Vậy nên trong trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về số lượng giữa doanh
nghiệp sản xuất bia và doanh nghiệp sản xuất rượu không tác động hoặc có khả năng
gây tác động hạn chế cạnh tranh thì sẽ không là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Như vậy, không phải lúc nào thỏa thuận hạn chế số lượng của một doanh nghiệp
sản xuất gạch với một doanh nghiệp sản xuất xi măng và một doanh nghiệp sản xuất
tấm lợp là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018 lOMoARcPSD| 36477832
21) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh
khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Nhận định sai.
CSPL: Điều 79, Điều 80 LCT 2018
Thủ trưởng CQĐTVVCT sẽ ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trong 02 trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, nếu việc khiếu nại vụ việc cạnh tranh của bên khiếu nại
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định và không thuộc trường hợp UBCTQG phải
trả lại hồ sơ khiếu nại. Như vậy, LCT quy định Ủy ban cạnh tranh quốc gia tiếp nhận
hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, phải có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ và có trách
nhiệm xem xét hồ sơ khiếu nại.
Trường hợp thứ hai, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu
vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu
vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.

Ta có thể thấy trong trường hợp thứ nhất thì thủ trưởng CQĐTVVCT sẽ ra quyết
định điều tra vụ việc cạnh tranh nếu đơn khiếu nại vụ việc cạnh tranh thỏa mãn các yêu
cầu quy định tại khoản 1 Điều 80 mà không cần quan tâm vụ việc đó có dấu hiệu vi phạm hay không.
Như vậy, cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh không chỉ tiến hành điều tra vụ việc
cạnh tranh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh mà cơ quan điều
tra vụ việc cạnh tranh còn tiến hành điều tra vụ việc trong trường hợp khác như trên.
Câu 16. Tất cả vụ việc cạnh tranh đều phải đều phải được xem xét và xử lý thông
qua phiên điều trần. Trả lời: Nhận định SAI.
CSPL: Khoản 4 Điều 91 Luật Cạnh tranh 2018.
Giải thích: Căn cứ theo khoản 4 Điều 91 Luật Cạnh tranh 2018 thì trước khi ra
quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải mở
phiên điều trần. Vì vậy chỉ trong việc xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thì mới xem xét
và xử lý thông qua phiên điều trần. Còn đối với xử lý vụ việc về các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh thì không phải thông qua phiên điều trần.
Câu 17. Việc thực hiện tập trung kinh tế mà không gây tác động hoặc không có
khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường thì
được tự do thực hiện và không chịu sự điều chỉnh của Pháp luật Cạnh tranh.
Trả lời: Nhận định SAI.
CSPL: Điều 1, Điều 30, Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018. lOMoARcPSD| 36477832
Giải thích: Căn cứ theo Điều 1 Luật Cạnh tranh 2018 thì phạm vi điều chỉnh của
Luật Cạnh tranh có bao gồm hành vi tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng
gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó ở Điều 30 Luật
Cạnh tranh 2018 có quy định các doanh nghiệp nếu việc thực hiện tập trung kinh tế mà
gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh thì sẽ bị cấm. Vậy Luật
Cạnh tranh chia ra làm 2 nhóm doanh nghiệp khi thực hiện tập trung kinh tế gồm doanh
nghiệp bị cấm và doanh nghiệp được tự do thực hiện tập trung kinh tế, và trong nhóm
được tự do thì lại chia làm nhóm tự do thực hiện và nhóm phải thông báo khi đến
ngưỡng. Cụ thể là Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018 thì khi các doanh nghiệp tham gia tập
trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Uỷ ban Cạnh tranh Quốc
gia theo quy định của Điều 34 Luật này nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế,
các tiêu chí xác định ngưỡng được quy định ở khoản 2 Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018.
Vậy các hành vi tập trung kinh tế mà không gây hại hoặc không có khả năng gây hại thì
vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.
Câu 18. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh
tranh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh. Trả lời: Nhận định SAI
CSPL: Điều 80, Điều 77 Luật Cạnh tranh 2018.
Giải thích: Có 2 trường hợp mà Thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh
có thể ra quyết định tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh.
- Trường hợp thứ nhất: Căn cứ theo khoản 1 Điều 80 dẫn chiếu đến khoản 1 Điều
77 Luật Cạnh tranh 2018 thì tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại
vụ việc cạnh tranh đến Ủy bạn Cạnh tranh Quốc gia và yêu cầu cơ quan điều tra tiến
hành điều tra vụ việc đó.
- Trường hợp thứ hai: Được quy định ở khoản 2 Điều 80 thì khi Ủy ban Cạnhtranh
Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh trong thời hạn 03
năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm được thực hiện thì có thể tự mình tiến hành điều tra.
Câu 19. Bất kì tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý
cạnh tranh khi có quyền và lợi ích bị xâm hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Nhận định SAI.
CSPL: Khoản 1 Điều 77 Luật Cạnh tranh 2018. lOMoARcPSD| 36477832
Giải thích: Chỉ tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh mới có quyền khiếu nại
vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, nếu không phải quyền và lợi ích
của mình mà quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác bị xâm hại do hành vi vi phạm
quy định của pháp luật cạnh tranh thì không có quyền khiếu nại thay mà cơ quan tổ
chức đó phải tự thực hiện quyền này của mình.
Câu 20. Chỉ khi xảy ra thiệt hại thực tế thì cơ quan nhà nước mới có quyền xử
phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trả lời: Nhận định SAI.
CSPL: Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, điểm d khoản 2 Điều 1 và Mục 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP;
Giải thích: Chỉ cần có hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Điều
45 Luật Cạnh tranh thì cơ quan nhà nước đã có quyền xử phạt mà không quan tâm đến
thiệt hại thực tế xảy ra, vì bản chất của hành vi là nguy hiểm gây ảnh hưởng đến môi
trường cạnh tranh, nên nếu đến khi thiệt hại xảy ra mới xử phạt thì hậu quả sẽ rất lớn và
sẽ mất thời gian để khắc phục thiệt hại xảy ra.
Câu 21. Hộ kinh doanh không chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Trả lời: Nhận định SAI.
CSPL: Khoản 1 Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018;
Giải thích: Luật Cạnh tranh 2018 quy định về đối tượng áp dụng là cá nhân, tổ
chức kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) và khái niệm doanh nghiệp của luật Cạnh
tranh khác với khái niệm của Luật Doanh nghiệp. Theo luật Cạnh tranh, bao gồm cả
doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp
hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền của nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, Hộ gia đình là
chủ thể kinh doanh cũng là đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018.
Câu 22. Trong mọi trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại
vẫn tiếp tục được thi hành. Trả lời: Nhận định SAI. lOMoARcPSD| 36477832
CSPL: Khoản 2 Điều 99 Luật Cạnh tranh 2018.
Giải thích: Vì căn cứ theo quy định tại Điều 99 Luật Cạnh tranh 2018, không phải
trong trường hợp nào quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại đều tiếp tục được
thi hành. Theo đó, nếu xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại sẽ gây ra hậu quả bất lợi, khó khắc phục thì Chủ tịch Ủy
ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định đó.
Câu 23. Mức phạt tiền tối đa trong mọi trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng
doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong
năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
Trả lời: Nhận định SAI.
CSPL: Khoản 1, 5 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018.
Giải thích: Vì pháp luật về cạnh tranh đã quy định mức phạt tiền tối đa là 10%
tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong
năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng phải thấp hơn mức
phạt tiền thấp nhất so với Bộ luật Hình sự 2015 đối với trường hợp quyết định xử lý
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc
quyền. Mặt khác, mức phạt tiền tối đa là 10% áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ
chức, còn đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, mức phạt
tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
Câu 24. Tất cả các doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh
Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị
cấm đều được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
Trả lời: Nhận định SAI.
CSPL: Khoản 1, 3 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018
Giải thích: Vì để được hưởng chính sách khoan hồng theo pháp luật cạnh tranh,
ngoài việc tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và
xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm:
- Đáp ứng đủ các điều kiện như: đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bêncủa
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi có quan
có thẩm quyền ra quốc định điều tranh;... (Khoản 3 Điều 112). lOMoARcPSD| 36477832
- Không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho
cácdoanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.
- Áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoanhồng
đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện.
Câu 25. Trong mọi trường hợp phiên điều trần phải được tổ chức công khai. Trả lời: Nhận định SAI.
CSPL: Khoản 2 Điều 93 Luật Cạnh tranh 2018.
Giải thích: Phiên điều trần được quy định là sẽ tổ chức công khai. Tuy nhiên,
trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh thì
có thể được tổ chức kín. Như thế, không phải mọi trường hợp phiên điều trần đều tổ chức công khai.
Câu 26 . Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không được phép thực hiện
các hành vi tập trung kinh tế. Trả lời: Nhận định SAI.
CSPL: Điều 27, Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018.
Giải thích: Doanh nghiêp có vị trí thống lĩnh thị trường vẫn sẽ được phép thực
hiện các hành vi tập trung kinh tế, nếu việc thực hiện tập trung kinh tế đó không thuộc
trường hợp bị cấm tại Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018, tức là doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường thực hiện tập trung kinh tế mà không gây tác động hoặc không có khả
năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường Việt Nam thì hành vi đó vẫn được thực hiện.
Câu 27. Thỏa thuận hạn chế sản lượng của 01 doanh nghiệp sản xuất gạch với 01
doanh nghiệp sản xuất xi măng và 01 doanh nghiệp sản xuất tấm lợp là thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018.
Trả lời: Nhận định ĐÚNG.
CSPL: Khoản 3 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018. lOMoARcPSD| 36477832
Giải thích: Trong trường hợp này, thỏa thuận của 03 công ty là thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh vì đáp ứng các điều kiện: -
Thứ nhất, chủ thể là doanh nghiệp hoạt động độc lập. -
Thứ hai, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ hình thành khi có sự thống
nhất củacác bên trong thỏa thuận.
Bên cạnh đó, đây là việc 03 doanh nghiệp thỏa thuận về hạn chế số lượng, khối
lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa theo khoản 3 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018. Vì vậy
đương nhiên chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018.
Câu 28. Sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh của người khác là hành vi vi
phạm Luật Cạnh tranh 2018. Trả lời: Nhận định SAI.
CSPL: Điểm b khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.
Giải thích: Theo quan điểm của nhóm, đối với hành vi sử dụng thông tin bí mật
trong kinh doanh của người khác mà được sự cho phép, đồng ý của chủ sở hữu hoặc
người được sử dụng hợp pháp bí mật kinh doanh đó thì không phải hành vi xâm phạm
bí mật kinh doanh. Nên không vi phạm Luật Cạnh tranh 2018, do đó nhận định trên sai.
Câu 29. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để đơn phương thay đổi hoặc hủy
bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là vi phạm Luật Cạnh tranh. Trả lời: Nhận định SAI.
CSPL: Điểm c khoản 2 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018.
Giải thích: Theo Luật Cạnh tranh 2018, thì hành vi đơn phương thay đổi hoặc hủy
bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là hành vi bị cấm đối doanh
nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền. Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018 thì không
có quy định hành vi trên đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Nên nhận định trên sai.
Câu 30. Tập trung kinh tế có điều kiện là trường hợp doanh nghiệp thực hiện hành
vi tập trung kinh tế thuộc diện cấm nhưng được Ủy ban cạnh tranh quốc gia cho
phép thực hiện với việc ràng buộc phải tuân thủ các điều kiện nhất định.
lOMoARcPSD| 36477832 Trả lời: Nhận định SAI
CSPL: Điều 42 Luật Cạnh tranh 2018.
Giải thích: Tập trung kinh tế có điều kiện là trường hợp doanh nghiệp được phép
thực hiện tập trung kinh tế, tuy nhiên phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện luật định
tại Điều 42 Luật Cạnh tranh 2018. Như vậy nhận định sai vì tập trung kinh tế có điều
kiện không phải là trường hợp mà doanh nghiệp đó thực hiện hành vi tập trung kinh tế
thuộc diện cấm nhưng được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho phép, mà là lOMoAR cPSD| 36477832
doanh nghiệp được phép thực hiện việc tập trung kinh tế trên cơ sở đáp ứng một hoặc
một số tiêu chí của Điều 42 Luật Cạnh tranh 2018.
Câu 31 . Theo luật cạnh tranh 2018, việc xác định thị trường sản phẩm liên quan
là căn cứ vào tính chất giống nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả của
hàng hóa dịch vụ. Trả lời: Nhận định ĐÚNG.
CSPL: Điều 9 Luật Cạnh tranh 2018, Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.
Giải thích: Theo đó, thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa,
dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Do đó,
muốn xác định thị trường sản phẩm liên quan thì cần phải xác định hàng hóa, dịch vụ
có những đặc điểm giống nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả để thay thế
cho nhau hay không. Nên ba tiêu chí này dùng làm căn cứ để xác định thị trường sản phẩm liên quan. Downloaded by Dylan Tran (dylantrly1@gmail.com)