Câu hỏi ôn tập quy luật lượng chất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Chất có đồng nhất với thuộc tính không? Vì sao? Lấy ví dụ.Không thể đồng nhất chất của sự vật với thuộc tính của sự vật vì Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT
Câu 1: Chất có đồng nhất với thuộc tính không? Vì sao? Lấy ví dụ.
Không thể đồng nhất chất của sự vật với thuộc tính của sự vật vì:
● Chất không bao hàm tất cả các thuộc tính mà chỉ bao hàm thuộc tính cơ bản.
● Chất của sự vật được biểu hiện thông qua những thuộc tính
của sự vật, có những thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ
bản nhưng chỉ có thuộc tính cơ bản mới tạo nên chất của sự vật.
● Sự phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản chỉ là tương đối.
● Một sự vật có nhiều chất tùy thuộc vào các quan hệ cụ thể.
● Thêm vào đó chất chính là chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, được coi là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc
tính làm cho sự vậy là nó chứ không phải những sự vật khác.
=> Từ đó có thể thấy chất và thuộc tính không thể đồng nhất với nhau.
Ví dụ: Một người có nhiều tính cách khác nhau. Câu 2: Vd chất:
Thuộc tính của đường là ngọt
Thuộc tính của muối là mặn
Thuộc tính bột ớt là cay Vd lượng:
Chiều cao 1 ng thấp hay cao
Tốc độ vận hành nhanh hay chậm
số lượng người trong 1 qgia ít hay nhiều
phân biệt chất & lượng chỉ tương đối
xét trong cơ thể mỗi cta, nói đến chất đề kháng là nói về lượng nhiều
hay ít; còn xét trên thế giới, nói đến chất đề kháng là nói đến chất,
nghĩa là nói về sức khoẻ của mỗi người mạnh hay yếu.
Câu 3: Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất:
-Để khách hàng có cái nhìn rõ hơn trong mối quan hệ biện chứng
giữa chất và lượng, dưới đây chúng tôi sẽ lấy Ví dụ về sự thay đổi về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại dựa trên quá trình
học tập của một học sinh. Ví dụ: Quá trình học tập học sinh là quá
trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không
ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh. Quy luật chuyển hóa từ sự
thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: học
sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô
giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành
quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra,
những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri
thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao
hơn. Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm
tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học
cao hơn là bước nhảy. Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực
hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển
từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp 3
là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích
lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng
quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh viên.
Câu 4: Ví dụ chứng minh chất mới ra đời sẽ tác động lại lượng cũ:
-Sau khi thực hiện được bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người
được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện
trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là
sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay
một học sinh phổ thông. Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng
(tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với quá
trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thông trung học. Bởi đó
không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của
thầy cô mà phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức,
bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ
các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc
bộ. Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực
hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời,
đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và
tìm được một công việc
Câu 5: VD về khuynh hướng hữu khuynh và tả khuynh
-> Tả khuynh là trong quá trình học tập không tiếp thu kiến thức một
cách bài bản, chủ quan lơ là trong việc nghe giảng
-> Hữu khuynh là trong quá trình xd bài có thể biết đáp án nhưng lại
chần chừ không giơ tay vụt mất cơ hội để kiếm điểm
Câu 6: Câu ca dao tục ngữ về mlh giữa chất và lượng - Ba câu ca dao:
+ “Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua"
+ “Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên…”
+ Trăm năm bia đá cũng mòn
Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ" - Hai câu tục ngữ: + “Khẩu phật tâm xà"
+ “Nhân chi sơ tính bản thiện"