Câu hỏi ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tạicủa nó luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các qui luật xã hội. Xã hộibiến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứngvà ngược lại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại
của nó luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các qui luật xã hội. Xã hội
biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng
và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển
của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư
cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là con “người” với đầy
đủ ý nghĩa của nó. Nếu coi xã hội là lượng thì con người là chất. Lương đổi
sẽ dẫn tới chất đổi và chất đổi lại sẽ sinh ra lượng mới.
Và do đó, quan điểm của Marx về bản chất của con người là "bản chất con
người là tổng hoà tất cả các mối quan hệ xã hội".
Nên hiểu câu nói này như thế nào? Câu nói này có nghĩa là bản chất của
một con người thật ra chính là bản chất của môi trường xã hội xung quanh
con người đó, là tập hợp của tất cả các mối quan hệ xung quanh con người đó.
Lấy ví dụ, nếu lớn lên trong một môi trường toàn tệ nạn như trộm cắp, ma
tuý hay mại dâm thì dù là ai cũng đều sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là bị biến
đổi bản chất trở nên giống với những gì xung quanh.
Và ngược lại, nếu được sinh ra và lớn lên trong một mối trường tốt, có
những mối quan hệ xã hội tốt thì bản chất của người đó cũng sẽ tốt lên.
Tóm lại con người luôn có xu hướng thay đổi bản chất của mình giống với môi trường xung quanh.
Xét từ giác độ nhân chủng học, tức từ giác độ bản tính tự nhiên, người da
đen vẫn chỉ là người đen, nhưng chỉ trong quan hệ kinh tế - chính trị của xã
hội chiếm hữu nô lệ anh ta mới là người nô lệ, còn trong quan hệ kinh tế -
chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa, anh ta là con người tự do, làm chủ và sáng
tạo lịch sử. Như thế, không có một bản chất nô lệ cố hữu và bất biến của
người da đen hay da trắng, nó là sản phẩm tất yếu của những quan hệ kinh
tế - chính trị xã hội trong những điều kiện lịch sử xác định, khi những quan
hệ này thay đổi thì do đó cũng có sự thay đổi bản chất của con người.
Như thế để nói, bản chất của một con người không chỉ được quy định bởi
bản tính tự nhiên mà còn được quy định bởi bản tính xã hội.
Đấy là về bản chất của con người.
Tiếp theo là về các mối quan hệ.
Các mối quan hệ này được định hình thông qua định nghĩa về chúng, tức là
khái niệm giai cấp, dân tộc và nhân loại.
Giai cấp là các tập đoàn người to lớn có sự khác biệt nhau về địa vị xã hội
của họ trong một hệ thống xã hội nhất định trong lịch sử.
Dân tộc là thuật ngữ chỉ tất cả các cộng đồng người có chúng nguồn gốc,
lịch sử, văn hoá, sinh sống lâu dài trên một lãnh thổ nhất đinh. Dân tộc ở
đây dùng với nghĩa rộng là quốc gia dân tộc, tức là tất cả các cộng đồng
người cùng sinh sống trong lãnh thổ một quốc giá.;
Nhân loại là khái niệm chỉ tất cả những cộng đồng người sống trên trái đất,
không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, giới tính.
Về mối quan hệ giữa giai cấp - dân tộc, Marx đã chỉ rõ rằng quan hệ giai
cấp quy cho cùng quyết định xu hướng, bản chất quan hệ giữa các dân tộc.
Trong một xã hội phân chia giai cấp, lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc đôi
khi không thống nhất với nhau, thậm chí có thể đối kháng nhau sâu sắc.
Cụ thể trong CNTB, lợi ích giữa giai cấp tư sản và lợi ích giữa dân tộc là đối
lập nhau, con trong CNXH, lợi ích giữa dân tộc và giai cấp là thống nhất với
nhau, không có sự tách rời.
Quan hệ giai cấp - nhân loại, thì tương tự với quan hệ giai cáp - dân tộc:
Ngoài ra thì dân tộc hay nhân loại cũng tác động trở lại giai cấp, thông qua
việc xuất phát từ lợi ích chung hay giải quyết các vấn đề toàn cầu, hoặc
thông qua sự phát triển của con người. ý ý nghĩa ĩa phư ơng pháp
háp luận:bởi vì bản chất con người là tổng hoà của tất cả
các mối quan hệ xã hội nên để rèn luyện và phát triển nhân cách bản thân
thì trước tiên cần phải định hình tất cả các mối quan hệ xung quanh đã, tức
là tạo ra những mối quan hệ có ích cho bản thân, hạn chế các mối quan hệ
xã giao vô bổ, tức là chọn bạn mà chơi, chọn thầy mà học đấy.
Mở rộng quan hệ xã hội, tạo quan hệ với những người ưu tú hơn mình, học
hỏi ở họ những gì mà mình chưa biết, đồng thời cân nhắc những mối quan
hệ mà bản thân cảm thấy không có tác dụng thức tiễn. Làm được những
điều đấy thì sẽ phát triển nhân cách bản thân.