










Preview text:
Câu hỏi cuối bài: Quản trị công ty
1)Hãy phân biệt công ty mẹ, công ty 100% sở hữu của công ty mẹ, công ty
con sở hữu một phần, và công ty liên kết.
-Công ty mẹ (holding company): là một công ty sở hữu tất cả hoặc sở hữu
một số lượng quyền biểu quyết lớn trong một công ty khác.
-Công ty 100% sở hữu của công ty mẹ (wholly owned subsidiary): là một
công ty trong đó một công ty khác (công ty mẹ của nó) sở hữu toàn bộ cổ
phiếu có quyền biểu quyết
-Công ty con sở hữu một phần (partially owned subsidiary): là một công ty
trong đó một công ty khác (công ty mẹ của nó) sở hữu đa số cổ phiếu có quyền biểu quyết
-Công ty liên kết (associate company): là một công ty mà một công ty khác có
một quyền lực thống trị, cho dù họ không nắm đa số quyền biểu quyết trong
công ty đó, chẳng hạn như một công ty mà cổ đông dàn trải.
2)Tại sao một công ty có thể được thành lập ở nước ngoài? (thiên đường thuế)
3)Các cổ đông có được phép tham gia các cuộc họp nội bộ của công ty, truy
cập báo cáo điều hành cũng như các thông tin khác của công ty không?
Cổ đông không có quyền tham gia các cuộc họp nội bộ của công ty, truy cập
trực tiếp vào hồ sơ điều hành và các thông tin công ty khác, cũng như không
được tham gia vào việc điều hành.
4)Tại sao các tập đoàn áp dụng cấu trúc chuỗi? (phần dưới)
5)Phát hành hai loại cổ phiếu (dual-class share) là gì? Tóm tắt bài soạn:
Kiểm soát quản trị các cấu trúc công ty phức tạp:
a) Kiểm soát quản trị trong cấu trúc kim tự tháp
Kim tự tháp công ty (corporate pyramid): là hình thức tổ chức dễ hiểu nhất
của một nhóm công ty. Đây là cấu trúc thường thấy nhất trên thực tế và được
sử dụng rộng rãi trong các công ty tư nhân lẫn đại chúng. Đó cũng là cấu trúc
được sử dụng rộng rãi trong các tập đoàn quốc tế, sở hữu các công ty được
thành lập ở nhiều quốc gia khác nhau.
Hầu hết các công ty sở hữu công ty ở 2 hoặc 3 cấp, nhưng cũng có nhiều
công ty sở hữu công ty con ở cấp 5, cấp 6 và thậm chí là cấp 11. Điều này phát
sinh là do công ty ở cấp 5 mua lại một công ty cũng có cấp 5 công ty con. Với
sự phát triển của toàn cầu hóa và sở hữu công ty xuyên biên giới, tình hình
ngày nay có thể còn phức tạp hơn nhiều. Công ty mẹ Công ty con cấp 1 Công ty con cấp 1 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 2
Hình 1: Cấu trúc kim tự tháp đơn giản
Tại sao một công ty mẹ lại sử dụng cấu trúc kim tự tháp mà không vận
hành như một thực thể độc lập?
-Đầu tiên là định vị chiến lược: tập hợp các phần khác biệt của doanh
nghiệp để gắn kết với chiến lược của tập đoàn.
Ví dụ như Jardine Matheson Group là một tập đoàn đa quốc gia có trụ
sở tại Hồng Kông. Tập đoàn này có một chiến lược dài hạn nhằm định vị mình
là một nhà đầu tư và quản lý tài sản đa ngành, tập trung vào các ngành công
nghiệp cốt lõi như bất động sản, bán lẻ, ô tô, dịch vụ công nghiệp và đầu tư tài
chính. Một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược của Jardine
Matheson Group là tập trung vào việc đầu tư vào các công ty và thị trường có
tiềm năng phát triển tại châu Á. Đặc biệt, tập đoàn tập trung vào các nền kinh
tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á, nơi có sự gia tăng đáng
kể về tầm quan trọng của giới trẻ và tầng lớp trung lưu.
-Lý do thứ hai là phù hợp với pháp luật: Hoạt động thông qua một công
ty được thành lập tại nước sở tại thường làm đơn giản hóa khía cạnh pháp lý
và luật lệ. Bên cạnh đó, việc thành lập các công ty tại một thiên đường thuế
(tax heaven) ở nước ngoài cũng mang lại những lợi ích lớn về tài chính và pháp lý cho tập đoàn.
Câu hỏi thảo luận: Vậy theo các bạn thiên đường có nghĩa là gì? Hãy kể
tên các thiên đường thuế mà bạn biết?
Một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mệnh danh là thiên đường thuế:
British Virgin Island (BVI), Bermuda, Panama, UAE, hoặc các thiên đường khác trên thế giới.
Thiên đường thuế (tiếng Anh: tax haven) hoặc ốc đảo thuế là quốc gia
hoặc vùng lãnh thổ mà không đánh thuế hoặc lấy thuế rất thấp tính trên thu
nhập hoặc tài sản và do đó trở thành một nơi hấp dẫn về mặt thuế má cho các
cá nhân cư trú hoặc cho doanh nghiệp làm trụ sở. Một tên gọi khác chính thức
hơn là "trung tâm tài chính Quốc tế".
Một ví dụ điển hình về thành lập công ty ở thiên đường thuế: Ví dụ về BVI.
British Virgin Island (BVI) là nhóm các ốc đảo nằm ở phía Đông Puerto
Rico thuộc vùng biển Đông Caribbe, các ốc đảo này là lãnh thổ thuộc hải
ngoại của Anh. BVI là nước đứng đầu thế giới trong hoạt động đăng ký thành
lập các công ty nước ngoài. Các công ty BVI được sử dụng cho nhiều mục
đích bao gồm việc đóng vai trò là công ty mẹ của các công ty đa quốc gia hay
tập đoàn toàn cầu, là công ty tín thác cung cấp dịch vụ bảo vệ tài sản, đầu tư
có chọn lọc và nắm giữ các quyền sở hữu trí truệ. Các hình thức thành lập như
vậy sẽ mang lại lợi ích về thuế, hạn chế công bố thông tin tài chính và sở hữu,
giữ bí mật giao dịch giữa các công ty trong tập đoàn cùng với các lợi ích khác.
BVI có hệ thống thông tin liên lạc tốt, có sự ổn định về chính trị và kinh tế,
không chịu sự kiểm soát về ngoại hối, mức đánh thuế thấp, thậm chí còn miễn
thuế cho một số ngành nghề kinh doanh nhất định, không đánh thuế tăng vốn cũng như thuế thu nhập.
-Lý do thứ ba là tận hưởng lợi ích về thuế: hoạt động thông qua các
công ty thành lập ở các nước có chế độ thuế thấp hơn có thể mang lại lợi ích về thuế rất lớn.
-Lý do thứ tư của việc sử dụng cấu trúc kim tự tháp là việc tạo ra các
công ty TNHH riêng biệt sẽ giảm bớt nguy cơ cả tập đoàn phải chịu trách
nhiệm với các khoản nợ của công ty thành viên.
Ví dụ: Một số công ty tàu biển vận hành các con tàu với tư cách từng
công ty TNHH riêng biệt. Luật pháp một số nước bảo vệ chủ sở hữu trước
trách nhiệm với các khoản nợ của các công ty con. Tuy nhiên, theo luật công
ty của một vài nước (ví dụ: Đức), các tập đoàn không được phép tự bảo vệ
mình trước thất bại của công ty con theo cách này, chủ nợ của công ty con của
một tập đoàn có thể đòi công ty mẹ trả nợ.
-Lý do thứ năm để lập ra một tập đoàn theo cấu trúc kim tự tháp là để
bảo vệ một cái tên hoặc để tạo ra một nơi hợp pháp cho các hoạt động phi kinh doanh.
-Cuối cùng, nhiều tập đoàn công ty đã có một cấu trúc kim tự tháp hết
sức phức tạp thông qua các cơ hội sáp nhập và mua lại.
b) Kiểm soát quản trị trong cấu trúc chuỗi
Một chuỗi công ty (corporate chain) là một nhóm các công ty trong một
chuỗi sở hữu. Để phân biệt cấu trúc này với cấu trúc kim tự tháp là các công ty
trong chuỗi có các cổ đông ở bên ngoài khác.
Công ty đứng đầu chuỗi Các cổ đông bên ngoài
Công ty thứ hai trong chuỗi Các cổ đông bên ngoài
Công ty thứ ba trong chuỗi
Hình 2: Một cấu trúc chuỗi đơn giản
Tại sao các tập đoàn áp dụng cấu trúc chuỗi?
Những người kiểm soát công ty đứng đầu chuỗi có thể gây ảnh hưởng
lên các quyết định quản trị của các công ty khác trong chuỗi. Bằng quyền lực
được đẩy lên cao hơn khi sử dụng các đòn bẩy, người đứng đầu chuỗi có thể
gây ảnh hưởng lên các công ty trong chuỗi nhiều hơn so với ảnh hưởng mà họ
có thể có khi đầu tư vào một công ty riêng lẻ trong chuỗi. Ví dụ: Cổ đông thống trị Công ty A 34% Công ty B 40% Công ty C 36%
Hình 3: Ví dụ về chuỗi công ty
Một doanh nhân rất thành công và những người trong gia đình sở hữu 34%
công ty A. Công ty A sở hữu 40% công ty B, còn công ty B thì lại sở hữu 36%
công ty C. Cả 3 công ty đều là công ty đại chúng, niêm yết trên một sàn giao
dịch chứng khoán. Số cổ phần còn lạ của mỗi công ty đều do công chúng nắm
giữ và không ai là cổ đông lớn. Trong chuỗi sở hữu này, công ty đứng đầu
chuỗi A về mặt tài chính chỉ nắm giữ 5% công ty ở cuối cùng của chuỗi (công
ty C)-tức là 34% của 40% của 36%-tuy nhiên họ vẫn có thể gây ảnh hưởng lớn
lên toàn bộ các công ty trong chuỗi vì là cổ đông lớn của mỗi công ty.
c)Kiểm soát quản trị trong cấu trúc mạng lưới
Cấu trúc mạng lưới (network structure): là cấu trúc trong đó các công ty
thành viên hình thành nên một mạng lưới sở hữu lẫn nhau, mỗi công ty là một
mắt xích trong mạng lưới đó. Một hoặc một vài công ty có thể có ảnh hưởng
lớn hơn, hoặc có thể chẳng có thanh viên nào thống trị.
Tại sao các tập đoàn công ty lại hoạt động theo kiểu mạng lưới? (một số nền
văn hóa, chẳng hạn như Nhật và Hàn Quốc, mạng lưới là cách thức hoạt động
truyền thống của các tập đoàn công ty) Một số lý do:
-Trước hết, người ta có thể tạo ra được các mối liên hệ mang tính chiến lược
giữa các công ty để cùng phối hợp hoạt động.
Ví dụ: các công ty có thể thỏa thuận cùng hoạt động bằng việc cung cấp các bí
quyết công nghệ và nghiên cứu, năng lực sản xuất, dịch vụ marketing và phân
phối, hoặc năng lực điều hành lãnh nhau trong mạng lưới
-Thứ hai, các công ty có thể lập mạng lưới để bảo vệ lẫn nhau, giảm thiểu khả
năng bị những kẻ tấn công đưa ra những lời đề nghị thù địch.
-Thứ ba, người ta lập nên các mạng lưới để tăng vốn thông qua vốn cổ phần hoặc cho vay tài trợ.
-Thứ tư, các mạng lưới có thể được sử dụng vì mục đích tránh nộp thuế,
chuyển lợi nhuận đến các thiên đường thuế trong khuôn khổ pháp lý của nước
sở tại, chứ không phải là trốn thuế phi pháp.
-Thứ năm, người ta có thể thiết lập nên các mạng lưới để chia sẻ rủi ro giữa
các công ty, như là một phần của chiến lược làm giảm nguy cơ gặp rủi ro kinh doanh.
-Thứ sáu, mạng lưới có thể phát sinh như một hậu quả không lường trước của
hoạt động mua lại công ty.
-Cuối cùng, mạng lưới phức tạp có thể được sử dụng nhằm mục đích cố ý che
giấu, gây ra sự mù mờ, làm giảm sự rõ ràng của tập đoàn, có lẽ để làm đối thủ
cạnh tranh bối rối, để ngăn chặn những kẻ tấn công và để tránh sự quan tâm
không mong đợi của cơ quan quản lý Nhà nước.
Việt Nam theo cấu trúc nào kiểm soát quản trị?
Phát hành 2 loại cổ phiếu (dual-class shares) là gì?
-Niêm yết kép (niêm yết nhiều cổ phiếu trên nhiều sàn giao dịch chứng khoán- dual listed company)
-Phát hành 2 loại cổ phiếu (dual-class shares): Theo luật lệ nền tảng (Thỏa
thuận thành lập và Điều lệ) của vài công ty đề cập đến hai loại cổ phiếu có
quyền biểu quyết (voting shares), trong đó một loại có quyền bỏ phiếu lớn
hơn, hoặc có toàn quyền biểu quyết, so với loại thứ hai. Chẳng hạn, một công
ty có thể phát hành cổ phiếu loại A, mỗi cổ phiếu có một phiếu bầu, và cổ
phiếu loại B, mỗi cổ phiếu có 100 phiếu bầu.
+Mục đích: bảo vệ quyền sở hữu của một số cổ đông thống trị, thường là một gia đình +Ví dụ:
1)Công ty Ford Motor cũng phát hành hai loại cổ phiếu để gia đình Ford có
quyền lực lớn hơn đối với công ty.
2)Trong công ty truyền thông quốc tế News Corporation, gia đình Murdoch
nắm chỉ khoảng 13% cổ phần nhưng lại có quyền biểu quyết lên đến 40%, cho
phép Repert Murdoch và con trai ông ta, James, có quyền kiểm soát lên tài sản
toàn cầu của công ty có trị giá 60 tỷ đô la Mỹ. 6) Nomad là gì?
"Nomad" được sử dụng để chỉ nhà tài trợ giao dịch (sponsoring broker)
hoặc công ty chứng khoán chịu trách nhiệm đảm bảo rằng một công ty niêm
yết tuân thủ các quy tắc và yêu cầu của sàn giao dịch chứng khoán mà công ty đó niêm yết.
Trong một số quốc gia, các công ty niêm yết phải có một công ty Nomad để
giám sát và hỗ trợ trong quá trình niêm yết. Công ty Nomad có nhiệm vụ đảm
bảo rằng công ty niêm yết tuân thủ các quy định về thông tin công bố, báo cáo
tài chính, và tuân thủ các yêu cầu liên quan đến quản trị công ty. Công ty
Nomad cũng phải đảm bảo rằng công ty niêm yết có khả năng hoạt động và
duy trì sự niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Công ty Nomad thường có vai trò chủ động trong việc tư vấn và hỗ trợ cho
công ty niêm yết trong quá trình niêm yết, bao gồm việc xây dựng và duy trì
quy trình quản lý rủi ro, giám sát tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo sự
minh bạch và thông tin đầy đủ được cung cấp cho nhà đầu tư và sàn giao dịch.
Vai trò của công ty Nomad là quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch
và niêm yết đúng quy định của các công ty trên thị trường chứng khoán, giúp
tăng cường sự tin tưởng của nhà đầu tư và duy trì sự ổn định của thị trường chứng khoán.
Tại Việt Nam công ty Nomad gọi là "công ty chứng khoán tư vấn niêm
yết" hoặc "công ty chứng khoán niêm yết". Đây là các công ty chứng khoán
được ủy quyền và có trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ các công ty trong quá trình
niêm yết lên sàn giao dịch chứng khoán.
Công ty chứng khoán tư vấn niêm yết hoặc công ty chứng khoán niêm yết
thường có nhiệm vụ đảm bảo rằng công ty niêm yết tuân thủ các quy định và
yêu cầu của Sở Giao dịch Chứng khoán và các cơ quan quản lý chứng khoán.
Chúng cung cấp các dịch vụ tư vấn về quản lý, phân tích, tiếp cận thị trường,
và tuân thủ quy định pháp luật để giúp công ty niêm yết hoạt động một cách
hiệu quả và minh bạch trên thị trường chứng khoán.
Công ty chứng khoán tư vấn niêm yết hoặc công ty chứng khoán niêm yết
đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công ty niêm yết thực hiện quy trình
niêm yết, từ việc xây dựng hồ sơ, tư vấn về kế hoạch niêm yết, đến việc cung
cấp thông tin và hỗ trợ trong quá trình thực hiện giao dịch niêm yết. For instance:
Dịch vụ Tư vấn Niêm yết của FPTS giúp doanh nghiệp hoạch định và thực hiện các công việc
phải làm và nên làm giai đoạn trước, trong và sau khi niêm yết để đạt tối đa lợi ích của việc
niêm yết và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra sau khi niêm yết.
Việc niêm yết cổ phiếu tại các Sở giao dịch chứng khoán mang đến cho doanh nghiệp rất
nhiều lợi ích: giúp doanh nghiệp huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện; khuyếch
trương thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của
doanh nghiệp; gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp…
I. Giải pháp tư vấn
1. Rà soát các điều kiện pháp lý tài chính
Rà soát các điều kiện tài chính;
Rà soát lại các đợt phát hành trước đó;
Rà soát các điều kiện pháp lý liên quan khác (Nghị quyết ĐHCĐ, Điều lệ, Cơ cấu cổ đông...).
2. Lập hồ sơ niêm yết tại HNX/HSX
Công ty chuẩn bị các danh mục hồ sơ, tài liệu do FPTS đề nghị;
Xây dựng Bản cáo bạch niêm yết và Lập các hồ sơ khác theo quy định (Các cam kết
nắm giữ cổ phiếu, giấy đăng ký niêm yết, lý lịch ban lãnh đạo, công văn giải trình các vấn đề liên quan...).
3. Tiến hành thủ tục đăng ký niêm yết tại HNX/HSX
Thay mặt Công ty làm việc với Sở giao dịch chứng khoán đến khi nhận được quyết
định niêm yết chính thức;
Tư vấn các thủ tục chốt danh sách cổ đông để tiến hành việc niêm yết;
Tư vấn Khách hàng xây dựng quy trình công bố thông tin doanh nghiệp niêm yết;
Tư vấn lựa chọn ngày niêm yết chính thức và hỗ trợ thực hiện các thủ tục để đưa Cổ
phiếu chính thức niêm yết.
7) Công ty niêm yết kép (dual-listing) là gì?
Một công ty mua cổ phiếu của một công ty khác, và rồi công ty này trở
thành công ty con hoặc công ty liên kết của công ty mẹ. Ngược lại, trong hình
thức công ty niêm yết kép) niêm yết nhiều cổ phiếu trên nhiều sàn giao dịch
chứgn kháo), một cấu trúc tập đoàn được hình thành thông qua việc hai công
ty niêm yết sáp nhập với nhau, tuy nhiên hai công ty này vẫn tiếp tục tồn tại và
chia sẻ quyền sở hữu đối với một đơn vị hoạt động. Tập đoàn này tiếp tục duy
trì cổ phiếu niêm yết trên hai sàn chứng khoán riêng việt, với các cổ đông khác
nhau, thường là ở những quốc gia khác nhau. Một bộ hợp đồng phức tạp được
ký kết nhằm xác định mối quan hệ của hai công ty này với một cấu trúc điều
ành cấp cao thống nhất và thành viên HĐQT chung, hay qản trị chéo. Lợi ích: -
Tiếp tục duy trì các doanh nghiệp thành công hiện có - Bảo vệ thương hiệu -
Hưởng các lợi ích về thuế -
Duy trì niềm tự hào dân tộc, tránh những lời buộc tội cho rằng một
quốc gia đã để mất công ty của “nước nhà” cho một quốc gia khác. Bất lợi: -
Mâu thuẫn giữa hai nhóm điều hành, chẳng hạn trong vấ nđề phân bổ nguồn lực -
Sự bất đồng giữa hai HĐQT, trừ phi tất cả thàn hvieen HĐQT của cả hai công ty là giống nhau -
Những khó khăn về mặt pháp lý khi ký kết và thực hiện các hợp đồng giữa hai công ty. -
Những thách thức từ phía cổ đông về những lợi ích không công bằng dành cho công ty kia. -
Những khó khăn về thuế, bao gồm việc chuyển giá (Transfer prices)
trong các giao dịch giữa hai công ty. -
Các vấn đề nảy sinh khi tập đoàn muón huỷ bỏ thoả thuận niêm yết kép.
8) Tại sao các công ty lại xem xét việc tham gia vào các thoả thuận liên doanh?
Một số lý do phổ biến mà các công ty có thể xem xét tham gia vào các thoả thuận liên doanh:
1. Chia sẻ rủi ro và chi phí: Thông qua liên doanh, các công ty có thể chia
sẻ rủi ro và chi phí phát triển dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Điều này
giúp giảm áp lực tài chính đối với mỗi bên và tạo ra sự bền vững hơn cho dự án.
2. Tiếp cận nguồn lực và thị trường mới: Liên doanh có thể mang lại cơ
hội tiếp cận nguồn lực, kỹ năng, công nghệ và thị trường mới mà mỗi công ty
không thể đạt được độc lập. Bằng cách hợp tác, các công ty có thể tận dụng
các lợi thế của đối tác liên doanh để mở rộng phạm vi hoạt động và tăng
cường cạnh tranh trên thị trường.
3. Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm: Một thoả thuận liên doanh cung cấp
cơ hội để các công ty học hỏi từ nhau và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
Điều này có thể giúp cải thiện khả năng quản lý và phát triển của cả hai bên,
đồng thời tạo ra giá trị tăng thêm cho cả hai công ty.
4. Tận dụng lợi thế địa phương: Thông qua liên doanh với một công ty địa
phương, các công ty nước ngoài có thể tận dụng lợi thế địa phương, bao gồm
kiến thức về thị trường, quan hệ chính phủ và văn hóa địa phương. Điều này
giúp giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công khi mở rộng quy mô kinh
doanh vào một quốc gia hoặc khu vực mới.
5. Tạo ra giá trị cho cổ đông: Tham gia vào thoả thuận liên doanh có thể
tạo ra giá trị cho cổ đông của các công ty bằng cách mở rộng hoạt động kinh
doanh, tăng doanh số bán hàng, cải thiện lợi nhuận và tăng giá trị cổ phiếu.
9) Các hoạt động vì quyền cổ đông (shareholder activism) gồm những gì?
Trong mô hình công ty ở thế kỷ XIX, cổ đông là các cá nhân, định kỳ gặp
nhau để nhận báo cáo từ các thành viên HĐQT, tái bổ nhiệm họ hoặc đề xuất
người mới, và phê duyệt những thay đổi quan trọng, ví dụ như cơ cấu lại vốn
chủ sở hữu theo yêu cầu của luật hay điều lệ công ty. Sự dân chủ đối với cổ
đông có cổ phần có quyền biểu quyết tương đối dễ thực hiện. Quyền sở hữu
chính là cơ sở của quyền lực kiểm soát quản trị.
Nhưng ngày nay, ở hầu hết các công ty niêm yết, cổ đông bao gồm các nhà
đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Số lượng cổ đông rất lớn, phân tán về
mặt địa lý và có những kỳ vọng kahsc nhau đối với công ty. Sự dân chủ đối
với cổ đông theo kiểu “một cổ phần, một phiếu bầu” khoong còn mang lại
quyền lực cho cổ đông nữa.
Ở nhiều nước, cổ đông khó có cơ hội đặt câu hỏi nếu chủ tịch không cho
phép. Việc thay đổi chương trình nghị sự của đại hội cổ đông hay chỉ định
thành viên HĐQT mới hầu như là không thể. Như Berle và Meanss đã trfinh
bày ở thập niêm 1930, trong các công ty lớn, quyền lực đã chuyển từ cổ đông
sang đội ngũ điều hành.
Sự bất mãn với HĐQT gia tăng trong những năm gần đây, cùng những quan
ngại về kết quả hoạt động yếu kém, những khoản lương thưởng được cho là
quá mức của thành viên HĐQT, mất niềm tin của nhà đầu tư sau sự sụt giảm
của thị trường và các vụ sụp đổ công ty. Đã có nhiều lời kêu gọi cho phép cổ
đông tham gia sâu hơn vào việc kiểm soát quản trị công ty. Nhưng tiềm năng
cho những hoạt động vì cổ đông của các cổ đông cá nhân là khá thấp, th ì họ
có quá đông người với những cổ phần nhỏ, lợi ích dàn trải, cho dù Internet đã
mang đến cho một số cổ đông cá nhân nhỏ một nền tảng để củng cố quan điểm
của mình về các vấn đề công ty.
10) Liệu các công ty có thể tự sở hữu cổ phiếu của mình không? Hãy lấy một
ví dụ từ trong chương này.