-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi tự luận ôn tập môn Luật kinh tế
Câu hỏi tự luận ôn tập môn Luật kinh tế của Đại học Tài chính - Kế toán với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật kinh tế 1 tài liệu
Đại học Tài chính - Kế toán 57 tài liệu
Câu hỏi tự luận ôn tập môn Luật kinh tế
Câu hỏi tự luận ôn tập môn Luật kinh tế của Đại học Tài chính - Kế toán với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật kinh tế 1 tài liệu
Trường: Đại học Tài chính - Kế toán 57 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 10435767 CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN PHÁP LUẬT KINH TẾ
Chương 1: Những vấn đề chung về luật kinh tế
Câu 1. Luật kinh tế là gì? Trình bày đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế?
Câu 2. Chủ thể Luật kinh tế là gì? Trình bày đặc điểm của chủ thể Luật kinh tế?
Câu 3. Chủ thể kinh doanh là gì? Trình bày phân loại chủ thể kinh doanh?
Câu 4. Trình bày vai trò của Luật kinh tế?
Chương 2: Pháp luật về doanh nghiệp Lý thuyết:
Câu 1. Tại sao những đối tượng tại khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020 bị cấm thành lập, quản lý DN?
Câu 2. Một cá nhân có thể trở thành thành viên của một công ty thông qua những phương thức nào?
Câu 3. Tư cách thành viên của một cá nhân chấm dứt khi nào?
Câu 4. Phân biệt chế độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn?
Câu 5. Trình bày ưu điểm và nhược điểm của loại hình DNTN so với công ty TNHH 1 thành viên?
Câu 6. Tại sao pháp luật quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 DNTN?
Câu 7. Tại sao pháp luật quy định DNTN không có tư cách pháp nhân?
Câu 8. So sánh công ty TNHH với công ty hợp danh?
Câu 9. Phân biệt công ty TNHH và công ty cổ phần?
Câu 10. So sánh chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần? Trình bày các trường hợp hạn chế
chuyển nhượng CP theo quy định của LDN?
Câu 11. Trình bày điểm khác nhau về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh và thành viên
góp vốn của công ty hợp danh?
Câu 12. Hãy giải thích những hạn chế về quyền của thành viên hợp danh được quy định tại Điều 180 LDN năm 2020?
Câu 13. Công ty hợp danh có thể chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp nào?
Câu 14. Chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản về mặt pháp lý giữa DNTN với công ty TNHH1TV?
Câu 15. Trình bày điểm khác nhau giữa quyền của chủ sở hữu công ty TNHH1TV là tổ chức và cá nhân? lOMoARcPSD| 10435767
Câu 16. Kiểm soát viên hay BKS có vai trò gì trong công ty? Tại sao DNTN và công ty hợp danh
không cần có KSV, BKS mà các loại hình công ty khác lại có?
Câu 17. Vì sao nói CTCP là loại hình DN thích hợp với mục tiêu kinh doanh quy mô lớn?
Câu 18. HĐQT và ĐHĐCĐ khác nhau như thế nào về thẩm quyền?
Câu 19. Phân biệt cổ phiếu và cổ phần? Cho biết mối quan hệ giữa cổ phiếu và cổ phần?
Câu 20. Ưu điểm nổi bật của CTCP so với các loại hình DN khác là gì? Tình huống: 1.
Ông Vinh là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh Bình Vinh chuyên kinh Doanh
dịchvụ kiểm toán. Sau một thời gian ông Vinh muốn góp vốn vào Doanh nghiệp An Hưng. Ông
Vinh có thể thực hiện được việc góp vốn này không? Tại sao? 2.
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Bình An do ông An làm chủ có trụ sở chính tại
TP.HCM,ngành nghề kinh doanh là vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Sau một thời gian, ông An
có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, nên ông đã có những dự định dưới đây:
DNTN Bình An sẽ thành lập chi nhánh tại TP. Hà Nội để kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại
Hãy cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành, những dự định sau của ông An có phù hợp hay không, vì sao?
Chương 3: Pháp luật về hợp đồng thương mại Lý thuyết:
Câu 1. Khái niệm hợp đồng thương mại. Phân tích các đặc điểm của hợp đồng thương mại.
Câu 2. Khái niệm hợp đồng thương mại. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại. Tình huống:
Doanh nghiệp tư nhân X chuyên cung cấp chất tẩy rửa (bột giặt, nước lau sàn, nước lau kính,
nước cọ rửa thiết bị vệ sinh, nước tẩy trắng…). Ngày 02/3/2023, doanh nghiệp X gửi đơn chào
hàng cho Công ty cổ phần Dịch vụ vệ sinh công nghiệp Y để giới thiệu về hàng hoá của mình.
Nhận được đơn chào hàng, công ty Y thông báo cho doanh nghiệp X về việc nhất trí mua chất tẩy
rửa của doanh nghiệp X. Vì vậy, ngày 24/3/2023 hai bên ký kết hợp đồng mua bán chất tẩy rửa.
Do sơ suất, trong bản hợp đồng các bên không thoả thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Anh chị hãy cho biết:
a. Chủ thể của hợp đồng mua bán chất tẩy rửa trên?
b. Hợp đồng mua bán chất tẩy rửa trên có phải là hợp đồng thương mại không? Giải thích?
c. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trên?
Chương 4: Pháp luật về phá sản Lý thuyết: lOMoARcPSD| 10435767 1.
Phân biệt phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã. 2.
Xác định chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
doanhnghiệp, hợp tác xã. 3.
Xác định chủ thể có quyền giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tình huống:
Công ty cổ phần HB được thành lập từ tháng 10 năm 2019 với vốn điều lệ là 15 tỷ đồng
và có trụ sở chính tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Do thua lỗ kéo dài sau một thời gian hoạt
động kinh doanh nên Công ty cổ phần HB bị chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Công ty
có các khoản nợ như sau:
Ngân hàng OB: 3 tỷ đồng với tài sản thế chấp là trụ sở Công ty HB được định giá tại thời
điểm vay là 3,5 tỷ đồng. Khoản vay đến hạn vào ngày 4/5/2021.
Công ty TNHH Y: 600 triệu đồng là khoản vay không có tài sản bảo đảm. Khoản vay đến hạn vào ngày 6/8/2021.
Công ty cung cấp nước sạch: 70 triệu đồng
Nợ 02 tháng tiền lương của người lao động trong công ty với số tiền là 500 triệu đồng.
Chi phí phá sản 55 triệu đồng.
Sau nhiều lần gửi công văn yêu cầu thanh toán nợ nhưng Công ty cổ phần HB không có
khả năng thanh toán, ngày 4/7/2021 Ngân hàng OB nộp đơn lên tòa án thành phố Hà Nội yêu cầu
mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần HB. Câu hỏi: 1.
Tòa án thành phố Hà Nội có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc phá sản đối
vớiCông ty cổ phần HB không? 2.
Ngày 4/7/2021, Ngân hàng OB có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối
vớiCông ty cổ phần HB không?
Chương 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong Kinh doanh, thương mại Lý thuyết:
Câu 1: Phân tích khái niệm và đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Từ
đó, phân biệt tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và tranh chấp trong một số lĩnh vực khác.
Câu 2: Phân biệt hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng Toà án
và Trọng tài thương mại.
Câu 3: Trình bày ưu điểm và nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Tình huống: lOMoARcPSD| 10435767
Công ty TNHH Thanh Liêm (Bên A) (trụ sở chính tại Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) ký
hợp đồng mua bán hàng hoá số 01/HĐMBHH với công ty cổ phần Phạm Hùng (Bên B) (trụ sở
chính tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) với nội dung: Bên B mua của Bên A một lô hàng vật liệu
xây dựng với tổng giá trị hợp đồng là 2,5 tỷ đồng. Ngoài các điều khoản cơ bản về địa điểm giao
nhận hàng, phương thức thanh toán,… trong Hợp đồng giữa hai bên còn xác lập điều khoản thoả
thuận “Tranh chấp xảy ra giữa hai bên sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)”.
Đến ngày giao hàng theo thoả thuận trong hợp đồng, do nguyên nhân chủ quan nên Bên A
đã không giao hàng đúng hạn gây thiệt hại cho bên B; bên B đã yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại
nhưng bên A không chấp thuận. Bên B đã nộp đơn khởi kiện lên Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam để
yêu cầu giải quyết tranh chấp giữa hai bên. Câu hỏi: 1.
Tranh chấp trên có phải tranh chấp trong kinh doanh, thương mại hay không? Giải thíchtại sao? 2.
Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hai bên? Giải thích? 3.
Giả sử trong trường hợp thoả thuận trọng tài giữa hai bên bị vô hiệu thì Toà án nhân
dântỉnh Hà Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hai bên hay không? Giải thích tại sao?