-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu tục ngữ có làm thì mới có ăn khuyên chúng ta điều gì? | Ngữ văn 9
Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam luôn luôn có truyền thống yêu lao động, luôn hăng say trong sản xuất và chiến đấu, chính vì thế, lao động trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của nhân dân, chính vì vậy mới có câu tục ngữ. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Câu tục ngữ có làm thì mới có ăn khuyên chúng ta điều gì? A. Lao động sáng tạo. B. Trung thực. C. Lao động tự giác D. Tiết kiệm
Đáp án: C. Lao động tự giác
Câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho" khuyên
chúng ta cần chủ động trong công việc, lao động tự giác.
2. Giải thích câu ca dao: Có làm thì mới có ăn Không
dưng ai dễ đem phần đến cho
Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam luôn luôn có truyền thống yêu lao động, luôn hăng
say trong sản xuất và chiến đấu, chính vì thế, lao động trở thành một thứ không thể
thiếu trong cuộc sống của nhân dân, chính vì vậy mới có câu tục ngữ: “
“Có làm thì mới có ăn,
Không dưng ai dễ đem phần đến cho”.
Câu tục ngữ trên nghĩa đen của nó muốn nói đến những người yêu lao động, phải
làm, phải lao động mới có cái để ăn, chứ không dưng, không ai đem phần đến cho
ăn hết. Và đặc biệt nghĩa bóng của câu nói này là đề cập đến tinh thần hăng say
trong lao động, phải biết yêu lao động, không lao động chúng ta sẽ không thể trở
thành những con người có ích cho xã hội được. Như ngạn ngữ trung quốc cũng có
câu” nhàn cư bất thiện” chính sự hăng say mới tạo nên một con người có ích.
Và phải có lao động mới có cái để ăn, mới tạo ra được của cải vật chất, không ai có
thể đem thức ăn, hay vật chất đến cho những người lười lao động. Tinh thần lao
động luôn phải được nâng cao, hăng say trong lao động, cần phải lao động để tạo
nên những giá trị có ích cho cuộc sống, mới tạo thành một con người có ích cho
cuộc sống. Chăm chỉ lao động, chúng ta sẽ có được một cuộc sống sung túc, luôn ấm no, đầy đủ.
Không dưng không lao động mà có cái để ăn được, không lao động dễ dẫn đến
những suy nghĩ sai lệch, như trong cuộc sống chúng ta đều thấy những con người
lười lao động đều là những con người hư hỏng và là thành phần xấu trong xã hội,
khi họ lười lao động, họ sẽ nghĩ đến việc xấu như ăn cắp, ăn trộm để có được thứ
mà ăn, để tồn tại, lười lao động chỉ nghĩ đến những hành vi xấu trong xã hội, không
tạo nên những điều tốt đẹp được.
Dân tộc ta nói quả không sai” có làm thì mới có ăn” quả là đúng, từ xưa chúng ta
đều thấy những con người chăm chỉ lao động đều là những con người thành công,
có điều kiện sống sung túc, chăm chỉ, hăng say trong lao động, họ là những con
người luôn yêu lao động. Lao động sẽ tạo ra vật chất, tạo ra cơm áo gạo tiền cho họ
tồn tại và hơn nữa cho họ giá trị về cuộc sống, về giá trị của đồng tiền, họ sẽ biết
cách sử dụng nó hiệu quả hơn.
Câu tục ngữ này đã để lại cho dân tộc Việt Nam rất nhiều những suy tư sâu sắc về
cuộc sống, nó để lại cho chúng ta những bài học có giá trị hơn về cuộc sống, những
trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống này. Chúng ta cần phải luôn có tinh thần phê
và và tự phê trong cuộc sống vì chính điều đó để lại cho chúng ta những trải nghiệm
mới mẻ hơn về cuộc sống, những hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị của cuộc sống này.
Cần phải biết lao động, yêu lao động từ đó chúng ta mới trở thành những con người
có ích cho xã hội, biết lao động chúng ta sẽ hiểu được sự vất vả, những khó khăn
khi kiếm ra được đồng tiền để mưu sinh, sự vất vả đó được đánh giá bằng những
giọt mồ hôi của những người nông dân, hay sự toan tính của những người lao động
bằng đầu óc. Tất cả đều để cho họ những trải nghiệm, đó là những trải nghiệm
riêng, cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống này, biết sống đúng đắn, chúng ta sẽ
cảm nhận được rất nhiều từ cuộc sống này.
Tuy nhiên như chúng ta đều thấy trong xã hội cũng xuất hiện rất nhiều người lười
lao động, họ chỉ muốn “ăn không ngồi dồi”, không muốn lao động, những người
nhàn dỗi, không có việc gì làm thì thường có những suy nghĩ sai lệch, họ thường
làm những điều trái pháp luật, nghĩ ra để có cái ăn, nhưng không chịu làm. Họ sợ
vất vả, không muốn lao động, hầu hết những người lười lao động thì đều trở thành
gánh nặng cho xã hội và cho gia đình của họ.
Câu tục ngữ của chúng ta sẽ vẫn sống mãi với thời gian, luôn nhắc nhở mỗi chúng
ta cần phải biết quý trọng lao động, luôn yêu lao động, quý trọng những giá trị mà
dân tộc đã để lại cho mỗi con người chúng ta. Phải biết làm nên những giá trị sống
to lớn, từ đó chúng ta sẽ thấy cuộc đời có rất nhiều điều đáng suy ngẫm, và đáng
được trân trọng hơn rất nhiều.
Câu tục ngữ đã để lại cho mỗi chúng ta những bài học, những cảm nghĩ sâu sắc
hơn về lao động, sự chăm chỉ, sẽ giúp chúng ta có được những điều tốt nhất cho
cuộc sống, trở thành những người có ích cho xã hội này. Luôn yêu lao động, cần cù
thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến với mỗi chúng ta.