-
Thông tin
-
Quiz
Chi phí biên là gì? Ưu điểm và công thức tính chi phí biên - Toán 12
Chi phí biên (Marginal cost) được hiểu là chi phí biểu thị phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đầu ra. Nó cho chúng ta biết mức phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoăc hi sinh thêm để đánh đổi lấy việc có thêm được một đơn vị đầu ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung 297 tài liệu
Toán 12 3.8 K tài liệu
Chi phí biên là gì? Ưu điểm và công thức tính chi phí biên - Toán 12
Chi phí biên (Marginal cost) được hiểu là chi phí biểu thị phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đầu ra. Nó cho chúng ta biết mức phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoăc hi sinh thêm để đánh đổi lấy việc có thêm được một đơn vị đầu ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung 297 tài liệu
Môn: Toán 12 3.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Toán 12
Preview text:
Chi phí biên là gì? Ưu điểm và công thức tính chi phí biên?
1. Khái niệm chi phí biên
Chi phí biên (Marginal cost) được hiểu là chi phí biểu thị phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm
một đơn vị sản phẩm đầu ra. Nó cho chúng ta biết mức phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoăc
hi sinh thêm để đánh đổi lấy việc có thêm được một đơn vị đầu ra.
Chi phí biên là phần chi phí tăng thêm tương ứng với một sản phẩm được sản xuất thêm so với số
lượng dự tính ban đầu, từ chi phí biên mà ta biết được số phí tổn hay chính là mức tiền mà công
ty phải bỏ ra để sản xuất thêm một sản phẩm nữa. Hiểu một cách đơn giản, chi phí biên chính là
sự biến đổi trong tổng chi phí sản xuất khi tăng thêm hoặc giảm đi một đơn vị sản phẩm so với dự tính ban đầu.
2. Mối quan hệ giữa chi phí biên với các loại chi phí khác
Sự thay đổi trong chi phí biên có thể làm biến động đến những loại chi phí khác theo hướng tăng
hoặc giảm dần. Cụ thể như sau:
- Giữa chi phí biên với chi phí trung bình: khi chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình thì chi phí
trung bình sẽ được xác định là giảm dần. Khi chi phí biên bằng chi phó trung bình thì chi phí trung
bình sẽ đạt giá trị cực tiểu. Khi chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình thì giá trị của chi phí trung bình sẽ tăng dần.
- Giữa chi phí biên và chi phí biến đổi trung bình: khi chi phí biên bằng mức chi phí biến đổi trung
bình thì chi phí biến đổi trung bình sẽ đạt giá trị cực tiểu. Khi chi phí biên lớn hơn chi phí biến đổi
trung bình thì giá trị của chi phí biến đổi trung bình sẽ được tăng dần.
3. Cách xác định chi phí biên
Chi phí biên là sự thay đổi trong tổng chi phí hay tổng chi phí biến đổi khi thay đổi một đơn vị sản
lượng. Công thức tính chi phí biên như sau:
=> Chi phí biên = thay đổi của tổng chi phí/ thay đổi của sản lượng
- Thay đổi tổng chi phí: Ứng với mỗi quy mô sản xuất, trong một khoảng thời gian nhất định, chi
phí sản xuất có thể tăng lên hoặc giảm đi khi khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi. Việc sản xuất
thêm một khối lượng sản phẩm đòi hỏi phải thuê thêm công nhân hoặc mua thêm nguyên liệu,
thậm chí đầu tư thêm các tài sản cố định để phục vụ sản xuất và đáp ứng khối lượng đầu ra dẫn tới
việc chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Sự thay đổi này sẽ được xác định bằng cách lấy chi phí sản xuất
ứng với khối lượng sản xuất theo khối lượng mới trừ đi chi phí sản xuất ứng với khối lượng sản xuất ban đầu
- Thay đổi sản lượng: ứng với một quy mô sản xuất, khối lượng sản phẩm sản xuất có thể tăng
hoặc giảm tại các thời điểm khác nhau. Số lượng này phải đủ để đánh giá những thay đổi đáng kể
trong chi phí. Sự thay đổi về sản lượng được tính bằng cách lấy khối lượng sản phẩm được thực
hiện trong lần đầu sản xuất sau khi trừ đi khối lượng sản phẩm được thực hiện trong lần sản xuất trước đó.
Ví dụ: Công ty A sản xuất 20 chiếc bút máy với tổng chi phí là 500.000 đồng, còn tổng số chi phí
để sản xuất 21 chiếc bút máy là 510.000 đồng. Khi đó, để sản xuất thêm được chiếc bút mát thứ
21 thì công ty phải chi trả thêm số tiền là 10.000 đồng. Từ đó, chi phí biên để sản xuất ra chiếc bút
máy thứ 21 là 10.000 đồng. Vậy nên chi phí biên trong trường hợp này được xác định là 10.000 đồng.
Trên thực tế, nếu chi phí biên bị giảm cũng đồng nghĩa với chi phí trung bình bị giảm theo, tuy
nhiên trong một số trường hợp khi chi phí biên tăng thì chi phí trung bình vẫn có thể bị giảm bởi
chi phí bổ sung không đáng kể so với khoản đầu tư ban đầu.
4. Đồ thị minh hoạ chi phí biên Trong đó: q: sản lượng đầu ra
q*: mức sản lượng tại đó chi phí biên đạt giá trị tối thiểu
Đường chi phí biên có dạng hình chữ U; điều này có nghĩa là chi phí biên sẽ tương đối cao ở mức
sản lượng sản xuất thấp. Khi mà sản lượng tăng lên, mức độ tăng chi phí biên đã giảm dần và đạt
đến giá trị tối thiểu, sau đó lại tăng trở lại khi mà sản lượng đã vượt được qua mức tối ưu. Nguyên
nhân dẫn đến điều này bởi:
- Khi sản lượng xuất phát còn thấp, sẽ có sự dư thừa năng lực hay công suất của một số yếu tố sản
xuất cố định mà làm phát sinh các chi phí cố định, cũng như một số lợi thế khác liên quan đến việc
tăng quy mô sản lượng. Tong trường hợp này, tăng sản lượng không làm tăng chi phí lên một cách
tương ứng, sản lượng cao hơn cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả hơn các năng lực hay
công suất dư thừa của các đầu vào, do đó chi phí tăng thêm khi sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ
nhỏ hơn so với đơn vị sản phẩm trước.
- Khi sản lượng tăng đến một mức nào đó, những lợi thế về chi phí cố định tương ứng với một
mức quy mô nhất định đã được khai thác hết, những chi phí mới sẽ xuất hiện như chi phí quản lý,
đầu tư thêm tài sản cố định chi phí biên sẽ tăng lên.
5. Ưu điểm và nhược điểm của chi phí biên 5.1. Ưu điểm
Việc các nhà quản lý áp dụng các phương pháp chi phí biên vào quá trình giải quyết công việc bởi
nó có các ưu điểm điển hình như:
- Chi phí biên là phương pháp được sử dụng chủ yếu để giúp cho người quản lý dễ dàng so sánh
được kết quả của quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó đưa ra được các quyết định cắt giảm những
hoạt động không đem lại được hiệu quả, đồng thời đối chiếu, so sánh doanh thu...
- Cách thức đơn giản, dễ dàng áp dụng đồng thời tạo ra hiệu suất hiệu quả hơn.
- GIúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định có giá trị, từ tổng hợp kết quả để đưa ra các kế hoạch sản xuất mới
- Từ việc áp dụng chi phí biên mà có thể lựa chọn ra được sản phẩm tối ưu nhất có giá thành sản
xuất không bị biến động. 5.2. Nhược điểm
- Trong quá trình áp dụng chi phí biên thì người quản lý thường gặp khó khăn, hạn chế khi thực
hiện các thủ tục định giá sản phẩm tồn kho
- Trong một số trường hợp, việc sử dụng kết quả của chi phí biên để đưa ra quyết định thì sẽ khá nguy hiểm và rủi ro.
6. Tại sao chi phí biên lại quan trọng đối với các doanh nghiệp ?
Phân tích chi phí biên rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó có thể giúp các doanh nghiệp tối
ưu hoá mức sản xuất, từ đó tối đa hoá lợi nhuận. Nếu chi phí biên của sản phẩm sản xuất thêm
thấp hơn doanh thu biên, công ty có điều kiện để thu được thêm lợi nhuận. Nếu tình trạng doanh
thu của sản phẩm tạo ra thêm bằng, hoặc ít hơn so với chi phí biên kéo dài, doanh nghiệp cần phải
tính đến các phương án cải thiện công tác quản trị chi phí hoặc doanh thu, thậm chí phải tạm ngừng
sản xuất vì chi phí sản xuất đang khiến doanh nghiệp thua lỗ.
7. Những điều cần thiết để giảm chi phí biên
Để có thể giảm được chi phí biên, các doanh nghiệp cần phải:
- Tìm cách quản trị tốt chi phí
- Tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại, đào tạo nhân lực, giúp tăng năng suất lao động, tăng giá
trị gia tăng của sản phẩm, lợi thế về quy mô của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên theo
- Luôn phải đánh giá và cải tiến các chính sách quản lý phù hợp theo quy mô sản xuất. Khi có
được chính sách quản lý phù hợp, hiệu quả và hiệu suất làm việc của nguồn nhân lực sẽ luôn được
phát huy một cách tối đa.