Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà nước Việt Nam môn Luật hiến pháp | Đại học Văn hóa Hà Nội

Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà nước Việt Nam môn Luật hiến pháp | Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 12 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
12 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà nước Việt Nam môn Luật hiến pháp | Đại học Văn hóa Hà Nội

Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà nước Việt Nam môn Luật hiến pháp | Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 12 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

52 26 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|42676072
Lut hiến pháp
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Môn học: Luật Hiến Pháp Đề tài: Chính sách đại
đoàn kết dân tộc của Nhà nước Việt Nam
Họ và tên: Nguyễn Hà Nhi Mã sinh viên:
64DLU08054 Lớp: Luật 8B
I. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
a. Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta
- Tinh thần này đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử, được hình thành và
củng cố thông qua việc dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước kết
hợp với ý thức cộng đồng và đoàn kết dân tộc đã trở thành lẽ sống của
người Việt Nam, gắn kết vận mệnh cá nhân với vận mệnh cộng đồng.
Đây là cơ sở cho ý chí kiên cường, tinh thần hy sinh vì dân, vì nước.
lOMoARcPSD|42676072
Lut hiến pháp
2
Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết là giá trị tinh thần thúc
đẩy sự phát triển của cộng đồng và từng cá nhân.
b. Qua n điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
- Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng, nhân dân là người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực
hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công
nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. Chủ nghĩa
Mác-lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng.
-nin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công
nhân với nông dân là hết sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách
mạng vô sản. Rằng nếu không có sự đồng tình và ửng hộ của đa số nhân
dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách
mạng vô sản không thể thực hiện được.
- Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ
sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những
hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng
của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên
thế giới, từ đó hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là một hệ thống những
luận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục, tập hợp và tổ chức cách
mạng và tiến bộ, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và
sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ
và chủ nghĩa xã hội. Nói một cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng
cố, mở rộng lực lượng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách
mạng.
lOMoARcPSD|42676072
Lut hiến pháp
3
- Đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình cách
mạng Việt Nam, chứ không chỉ là thủ đoạn chính trị để dành lấy độc lập,
tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
- Đoàn kết là sức mạnh, then chốt của của cách mạng. Muốn cách mạng
thành công phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng mạnh thì
chắc chắn phảu quy tụ được thành một khối thống nhất.
- Thực tiễn cho thấy rằng, những năm chống Pháp, mặc dù nước ta thua
kém họ về vũ khí, sức khỏe, cơ sở vật chất,... nhưng nước ta vẫn dành
được chiến thắng. Đó là vì đồng bào Việt Nam đã đoàn kết như Chủ tịch
Hồ Chí Minh khng định: “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết
không làm nô lệ. Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước. Chỉ có
một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho
Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng
vững chắc xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức
nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”. Nước Việt
Nam ta dành được chiến thắng một phần vì tình hình quốc tế thuận lợi
cho ta, nhưng hơn cả là vì có một lực lượng đoàn kết. Mọi dân tộc, mọi
giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy, chung sức, chung
lòng bảo vệ lấy độc lập nước nhà.
b. Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
- Hồ Chí Minh cho rằng “ Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu,
nhiệm vụ hàng đầu của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của
cả dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần
chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập
hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu
tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con
người.
- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “nhân dân” là chỉ mọi người dân đất Việt,
không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, người theo tín ngưỡng hay
không theo tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo.
lOMoARcPSD|42676072
Lut hiến pháp
4
Người đã nhiều lần nói rõ: “ ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và
độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có
đức,có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn
kết với họ”.
c. Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài,
chặt chẽ.
- Đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết trên lập trường vô
sản, theo ngọn cờ chủ nghĩa Mác – Lênin, đó là một tập hợp có tổ chức,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nền tảng là khối liên minh công -
nông - trí thức.
- Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn
đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một
thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập
của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”. Đoàn kết
rộng rãi, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố. Nền có vững, nhà mới chắc
chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt tươi.
d. Đại đoàn kết phải chân thành, thng thắn, thân ái, đoàn kết phải gắn liền
với tự phê bình và phê bình.
- Xuất phát từ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của con người Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tập hợp mọi lực lượng dân tộc
trong khối đại đoàn kết. Đồng thời, Người cho rằng, trong đoàn kết có
đấu tranh, đấu tranh để củng cố đoàn kết. “Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa
đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái
sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”. Do đó,
trong đoàn kết phải thực hiện tự phê bình và phê bình, để khắc phục, sửa
chữa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, củng cố nội bộ, cng cố tổ
chức, tăng cường đoàn kết.
- Trong tác phẩm Di chúc, điều mong muốn cuối cùng của Người là: Toàn
đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà
lOMoARcPSD|42676072
Lut hiến pháp
5
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách đại đoàn kết dân
tộc.
- Vận dụng và phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con
người, về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đổi mới,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngày càng quan tâm chú ý đến việc xây
dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
- Trong quá trình đổi mới tư duy, nhận thức của Đảng ta về đại đoàn kết
dân tộc đã có những phát triển mới với tư tưởng bao trùm là “lấy dân
làm gốc”. Đại hội VI của Đảng đã nêu lên 4 bài học kinh nghiệm lớn,
trong đó có bài học thứ nhất là: “Trong toàn bộ hoạt động của mình,
Đảng phải quán triêt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động” [11, tr.56]. Đảng đã nhận thấy lợi
ích chính đáng của quần chúng nhân dân đang đặt ra nhiều vấn đề cấp
bách cần giải quyết, do đó cần phải có chính sách phù hợp với từng đối
tượng, cụ thể là giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, thanh
niên, phụ nữ, đối với các dân tộc thiểu số cũng như người Việt Nam
đang sinh sống ở nước ngoài.
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Hội nghị Trung ương VIII của Đảng
đã ra Nghị quyết số 8B (ngày 27-3-1990) về đổi mới công tác quần
chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, nhấn mạnh quan
điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Với quan điểm đó, Đảng ta nhận thức ngày càng rõ hơn, sâu sắc hơn về
vị trí vai trò của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đổi mới và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991, Đảng ta khng định rằng liên
minh công - nông - trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc.
Đến Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta khng định những ý kiến, nguyện
lOMoARcPSD|42676072
Lut hiến pháp
6
vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi
mới của Đảng. Nhờ có sự hưởng ứng của nhân dân đối với đường lối đổi
mới, dũng cảm phấn đấu vượt qua bao khó khăn thử thách, vì vậy
công cuộc đổi mới trong những năm qua chúng ta đã đạt được những
thành tựu to lớn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta tiếp tục khng
định đại đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh
và là động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Đại hội IX của Đảng
đã khng định đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc “là đường lối chiến lược,
là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
[17, tr.23]. Đường lối chiến lược đó nhằm “thực hiện đại đoàn kết các
dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phn kinh tế, mọi giới, mọi
lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài
Đảng, người đang công tác và người nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại
gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài” [17,
tr.123]. Văn kiện của Đại hội chỉ rõ nguyên tắc để xây dựng khối đại
đoàn kết là “phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống
yêu nước, ý chí tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững
độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
n minh làm điểm tương đồng; tôn trọng ý kiến khác nhau không trái
với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, không phân
biệt, đối xử về giai cấp, thành phần, xây dựng một tinh thần cởi mở, tin
cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai” [17, tr.123-124]. Đảng ta còn nhấn
mạnh: “động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân
trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng
lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy
mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”
[17, tr.23]. Như vậy, cùng với các động lực khác, đại đoàn kết dân tộc là
động lực tổng hợp, có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự thắng lợi và bền
vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
lOMoARcPSD|42676072
Lut hiến pháp
7
- Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã nhấn mạnh vấn đề
phát huy sức mạnh toàn dân tộc, coi đó là một trong bốn thành tố của
chủ đề đại hội. Những tư tưởng cơ bản về đại đoàn kết dân tộc trong Văn
kiện Đại hội X có thể trình bày một cách vắn tắt trên một số điểm sau: +)
Thứ nhất, đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng của liên minh công
nhân với nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
+) Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc là là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu
và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo thắng lợi bền vững của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+) Thứ ba, lấy mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc làm điểm
tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp nhân
dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+) Thứ tư, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ,
thành phần giai cấp, những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích dân
tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung xây dựng tinh thần cởi
mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định và phát triển đất nước.
- Cũng trong văn kiện này, Đảng ta còn khng định đại đoàn kết là sự
nghiệp của toàn dân tộc, cho nên Đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân
dân cần có những giải pháp cụ thể đối với từng giai cấp, tầng lớp và từng
cộng đồng người Việt Nam để xây dựng khối đại đoàn kết đó. Chng
hạn khi nói về đoàn kết với các đồng bào tôn giáo, Đảng ta khng định:
“Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh
hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo
các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không
theo tôn giáo” [20, tr.42].
- Tiếp tục đường lối đã được xác định trong các Đại hội trước, tại Đại hội
lần thứ XI, Đảng ta khng định: “Đại đoàn kết dân tộc là một đường lối
chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ
lOMoARcPSD|42676072
Lut hiến pháp
8
yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21, tr.28]. Đồng thời, Đảng ta cũng đưa ra
những quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Cụ thể như sau:
+) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát
huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh mới.
+) Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh làm điểm tương đồng… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt
trận chung của dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.
+) Đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ
lợi ích giữa các thành viên trong xã hội.
- Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc [21, tr.239-240]
II. Chính sách đại đoàn kết dân tộc trong hiếp pháp 2013
1. Chính sách đại đoàn kết dân tộc trong các bản hiến pháp trước đây.
a. Hiến pháp năm 1946
- Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận ngay trong Lời nói đầu: “Quốc hội
nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ
vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:
Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn
giáo; Đảm bảo quyền tự do dân chủ; Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và
sáng suốt của nhân dân”
- Ở điều 1,2,6,7 đểu thể hiện rõ quyền bình đằng của nhân dân ở quy định
pháp lý và quyền bình đng, mọi người đều ngang quyền về mọi phương
diện chính trị, kinh tế, văn hóa và bình đằng trước pháp luật. Đây là cơ
sở pháp lý quan trọng làm nền tảng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân.
lOMoARcPSD|42676072
Lut hiến pháp
9
+) Điều 1: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền
bính trong nước là của toàn dân Việt Nam không phân biệt nòi giống,
gái trai, giàu nghèo ,giai cấp, tôn giáo.
+) Điều 2: Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất, Trung Nam Bắc
không thể phân chia.
+) Điều 6: Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương
diện chính trị, kinh tế, văn hóa.
+) Điều 7: Tất cả công dân Việt Nam đều bình đng trước pháp luật, đều
được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc theo tài năng và đức
hạnh của mình.
- Đồng thời, điều 8 cũng ghi nhận : Sự bình đng về quyền lợi với những
quốc dân thiểu số được giúp đở về mọi phương diện để chóng tiến kịp
trình độ chung.
b. Hiến pháp năm 1959
- Trong Lời nói đầu của bản Hiến pháp đã ghi nhận tinh thần đoàn kết dân
tộc ta trong đấu tranh chống sự xâm lược của nước ngoài để giải phóng
đất nước và tầm quan trọng của chính sách đại đoàn kết dân tộc trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, đấu tranh thống nhất
đất nước, xác định quan hệ bình đng giúp nhau giữa các dân tộc là một
trong những nội dung quan trọng được quy định trong Hiến pháp.
- Trong điều 1 Hiến pháp 1959 quy định: “Đất nước Việt Nam là mộ khối
Nam Bắc thống nhất không thể chia cắt.
- Trong điều 3 Hiến pháp năm 1959 quy định: Nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà là một nước thong nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sổng
trên đất nước Việt Nam đều bình đng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà
nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc.
Mọi hành vi khỉnh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm. Các
dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục, tập quán, dùng tiếng
nói, chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc của mình”.
lOMoARcPSD|42676072
Lut hiến pháp
10
- Chính sách đại đoàn kết, thực hiện quyền bình bng giữa các dân tộc đã
trở thành một tư tưởng được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình
hình thành, tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam và cả trong hệ
thống chính trị, từ tư tưởng đó đã tạo nên một lực lượng to lớn, sức
mạnh to lớn cho sự thắng lợi trong công cuộc giữ nước, dựng nước của
nhân dân ta.
c. Hiến pháp năm 1980
- Hiến pháp năm 1980 được ra đời khi đất nước đã thống nhất, thời kì cả
nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Khi đó, tư tưởng về đoàn kết dân
tộc đã có những điều kiện mới để phát triển.
- Những quy định của Hiến pháp 1946, 1959 đã được kế thừa và tiếp tụ
phát triển ngày càng cao hơn ở điều 5 trong bản Hiến pháp năm 1980 :
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất
cuẩ các dân tộc cùng sinh sống trên một đất nước Việt Nam, bình đng
về quyền và nghĩa vụ. Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc...-
Điều 9 trong bản Hiến pháp 1980 đã khng định : “Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam – bao gm các chính đản, Tổng Công đoàn Việt Nam, Tổ
chức liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các thành viên khác
của Mặt trận – là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước. Mặt trận phát huy
truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và
tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền
nhân dân,
giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể, ra sức thi
đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc".
d. Hiến pháp năm 1992
- Điều 5 bản Hiến pháp 1992: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
năm, là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất
nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đng, đoàn kết,
lOMoARcPSD|42676072
Lut hiến pháp
11
tương trợ giã các dân tộc, nghiê cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân
tộc..”
- Điều 9 Hiến pháp 1992 cũng khng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị vủa chính quyền nhân dân.
Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất t
về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng vả củng cố
chính quyền nhaand ân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính
đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ,
nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt đọng của
cơ quan Nhà nước đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước. Nhà
nước tạo điểu kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt
động có hiệu quả.”
Trong quá trình đất nước thực hiện đường lối đổi mới, truyền thống đoàn
kết dân tộc đem lại nguồn sức mạnh to lớn giúp cho nhân dân ta vượt
qua những khó khăn, thu được những thành tựu mới, xây dựng nước nhà
ngày một giàu mạnh. Hiến pháp 1992 đã thể hiện đầy đủ và sâu sắc hơn
chính sách đoàn kết và đường lối dân tộc của nước ta.
2. Chính sách đại đoàn kết dân tộc trong bản Hiến pháp 2013
- Điều 5 : “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống
nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân
tộc bình đng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm
cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc,
phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để
các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”
- Điều 9: “Mặt trận Tổ quổc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn
kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân
dân, tham gia xây dựng và củng cổ chính quyền nhân dân, cùng Nhà
lOMoARcPSD|42676072
Lut hiến pháp
12
nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân
dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp
luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán
bộ, viên chức Nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả..”.
Hiến pháp năm 2013 kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp
năm 1992, đã quy định một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc đường lối
đại đoàn kết và chính sách dân tộc của nước ta tại Điều 5, Điều 9 và các
điều khoản khác.
| 1/12

Preview text:

lOMoARcPSD| 42676072 Luật hiến pháp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA LUẬT
Môn học: Luật Hiến Pháp Đề tài: Chính sách đại
đoàn kết dân tộc của Nhà nước Việt Nam
Họ và tên: Nguyễn Hà Nhi Mã sinh viên: 64DLU08054 Lớp: Luật 8B I.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
a. Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta
- Tinh thần này đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử, được hình thành và
củng cố thông qua việc dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước kết
hợp với ý thức cộng đồng và đoàn kết dân tộc đã trở thành lẽ sống của
người Việt Nam, gắn kết vận mệnh cá nhân với vận mệnh cộng đồng.
Đây là cơ sở cho ý chí kiên cường, tinh thần hy sinh vì dân, vì nước. 1 lOMoARcPSD| 42676072 Luật hiến pháp
Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết là giá trị tinh thần thúc
đẩy sự phát triển của cộng đồng và từng cá nhân.
b. Qua n điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
- Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng, nhân dân là người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực
hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công
nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. Chủ nghĩa
Mác-lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng.
Lê-nin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công
nhân với nông dân là hết sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách
mạng vô sản. Rằng nếu không có sự đồng tình và ửng hộ của đa số nhân
dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách
mạng vô sản không thể thực hiện được.
- Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ
sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những
hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng
của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên
thế giới, từ đó hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là một hệ thống những
luận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục, tập hợp và tổ chức cách
mạng và tiến bộ, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và
sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ
và chủ nghĩa xã hội. Nói một cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng
cố, mở rộng lực lượng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng. 2 lOMoARcPSD| 42676072 Luật hiến pháp
- Đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình cách
mạng Việt Nam, chứ không chỉ là thủ đoạn chính trị để dành lấy độc lập,
tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
- Đoàn kết là sức mạnh, then chốt của của cách mạng. Muốn cách mạng
thành công phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng mạnh thì
chắc chắn phảu quy tụ được thành một khối thống nhất.
- Thực tiễn cho thấy rằng, những năm chống Pháp, mặc dù nước ta thua
kém họ về vũ khí, sức khỏe, cơ sở vật chất,... nhưng nước ta vẫn dành
được chiến thắng. Đó là vì đồng bào Việt Nam đã đoàn kết như Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định: “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết
không làm nô lệ. Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước. Chỉ có
một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho
Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng
vững chắc xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức
nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”. Nước Việt
Nam ta dành được chiến thắng một phần vì tình hình quốc tế thuận lợi
cho ta, nhưng hơn cả là vì có một lực lượng đoàn kết. Mọi dân tộc, mọi
giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy, chung sức, chung
lòng bảo vệ lấy độc lập nước nhà.
b. Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
- Hồ Chí Minh cho rằng “ Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu,
nhiệm vụ hàng đầu của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của
cả dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần
chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập
hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu
tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.
- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “nhân dân” là chỉ mọi người dân đất Việt,
không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, người theo tín ngưỡng hay
không theo tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo. 3 lOMoARcPSD| 42676072 Luật hiến pháp
Người đã nhiều lần nói rõ: “ ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và
độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có
đức,có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.
c. Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài, chặt chẽ.
- Đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết trên lập trường vô
sản, theo ngọn cờ chủ nghĩa Mác – Lênin, đó là một tập hợp có tổ chức,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nền tảng là khối liên minh công - nông - trí thức.
- Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn
đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một
thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập
của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”. Đoàn kết
rộng rãi, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố. Nền có vững, nhà mới chắc
chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt tươi.
d. Đại đoàn kết phải chân thành, thẳng thắn, thân ái, đoàn kết phải gắn liền
với tự phê bình và phê bình.
- Xuất phát từ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của con người Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tập hợp mọi lực lượng dân tộc
trong khối đại đoàn kết. Đồng thời, Người cho rằng, trong đoàn kết có
đấu tranh, đấu tranh để củng cố đoàn kết. “Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa
đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái
sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”. Do đó,
trong đoàn kết phải thực hiện tự phê bình và phê bình, để khắc phục, sửa
chữa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, củng cố nội bộ, củng cố tổ
chức, tăng cường đoàn kết.
- Trong tác phẩm Di chúc, điều mong muốn cuối cùng của Người là: Toàn
đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà 4 lOMoARcPSD| 42676072 Luật hiến pháp
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách đại đoàn kết dân tộc.
- Vận dụng và phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con
người, về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đổi mới,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngày càng quan tâm chú ý đến việc xây
dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
- Trong quá trình đổi mới tư duy, nhận thức của Đảng ta về đại đoàn kết
dân tộc đã có những phát triển mới với tư tưởng bao trùm là “lấy dân
làm gốc”. Đại hội VI của Đảng đã nêu lên 4 bài học kinh nghiệm lớn,
trong đó có bài học thứ nhất là: “Trong toàn bộ hoạt động của mình,
Đảng phải quán triêt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động” [11, tr.56]. Đảng đã nhận thấy lợi
ích chính đáng của quần chúng nhân dân đang đặt ra nhiều vấn đề cấp
bách cần giải quyết, do đó cần phải có chính sách phù hợp với từng đối
tượng, cụ thể là giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, thanh
niên, phụ nữ, đối với các dân tộc thiểu số cũng như người Việt Nam
đang sinh sống ở nước ngoài.
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Hội nghị Trung ương VIII của Đảng
đã ra Nghị quyết số 8B (ngày 27-3-1990) về đổi mới công tác quần
chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, nhấn mạnh quan
điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Với quan điểm đó, Đảng ta nhận thức ngày càng rõ hơn, sâu sắc hơn về
vị trí vai trò của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đổi mới và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991, Đảng ta khẳng định rằng liên
minh công - nông - trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc.
Đến Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta khẳng định những ý kiến, nguyện 5 lOMoARcPSD| 42676072 Luật hiến pháp
vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi
mới của Đảng. Nhờ có sự hưởng ứng của nhân dân đối với đường lối đổi
mới, dũng cảm phấn đấu vượt qua bao khó khăn thử thách, vì vậy mà
công cuộc đổi mới trong những năm qua chúng ta đã đạt được những
thành tựu to lớn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta tiếp tục khẳng
định đại đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh
và là động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Đại hội IX của Đảng
đã khẳng định đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc “là đường lối chiến lược,
là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
[17, tr.23]. Đường lối chiến lược đó nhằm “thực hiện đại đoàn kết các
dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi
lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài
Đảng, người đang công tác và người nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại
gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài” [17,
tr.123]. Văn kiện của Đại hội chỉ rõ nguyên tắc để xây dựng khối đại
đoàn kết là “phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống
yêu nước, ý chí tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững
độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng ý kiến khác nhau không trái
với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, không phân
biệt, đối xử về giai cấp, thành phần, xây dựng một tinh thần cởi mở, tin
cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai” [17, tr.123-124]. Đảng ta còn nhấn
mạnh: “động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân
trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng
lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy
mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”
[17, tr.23]. Như vậy, cùng với các động lực khác, đại đoàn kết dân tộc là
động lực tổng hợp, có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự thắng lợi và bền
vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 6 lOMoARcPSD| 42676072 Luật hiến pháp
- Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã nhấn mạnh vấn đề
phát huy sức mạnh toàn dân tộc, coi đó là một trong bốn thành tố của
chủ đề đại hội. Những tư tưởng cơ bản về đại đoàn kết dân tộc trong Văn
kiện Đại hội X có thể trình bày một cách vắn tắt trên một số điểm sau: +)
Thứ nhất, đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng của liên minh công
nhân với nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
+) Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc là là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu
và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo thắng lợi bền vững của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+) Thứ ba, lấy mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc làm điểm
tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp nhân
dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+) Thứ tư, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ,
thành phần giai cấp, những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích dân
tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung xây dựng tinh thần cởi
mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định và phát triển đất nước.
- Cũng trong văn kiện này, Đảng ta còn khẳng định đại đoàn kết là sự
nghiệp của toàn dân tộc, cho nên Đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân
dân cần có những giải pháp cụ thể đối với từng giai cấp, tầng lớp và từng
cộng đồng người Việt Nam để xây dựng khối đại đoàn kết đó. Chẳng
hạn khi nói về đoàn kết với các đồng bào tôn giáo, Đảng ta khẳng định:
“Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh
hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo
các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không
theo tôn giáo” [20, tr.42].
- Tiếp tục đường lối đã được xác định trong các Đại hội trước, tại Đại hội
lần thứ XI, Đảng ta khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc là một đường lối
chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ 7 lOMoARcPSD| 42676072 Luật hiến pháp
yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21, tr.28]. Đồng thời, Đảng ta cũng đưa ra
những quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Cụ thể như sau:
+) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát
huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh mới.
+) Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh làm điểm tương đồng… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt
trận chung của dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.
+) Đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ
lợi ích giữa các thành viên trong xã hội.
- Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc [21, tr.239-240] II.
Chính sách đại đoàn kết dân tộc trong hiếp pháp 2013
1. Chính sách đại đoàn kết dân tộc trong các bản hiến pháp trước đây. a. Hiến pháp năm 1946
- Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận ngay trong Lời nói đầu: “Quốc hội
nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ
vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:
Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn
giáo; Đảm bảo quyền tự do dân chủ; Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và
sáng suốt của nhân dân”
- Ở điều 1,2,6,7 đểu thể hiện rõ quyền bình đằng của nhân dân ở quy định
pháp lý và quyền bình đẳng, mọi người đều ngang quyền về mọi phương
diện chính trị, kinh tế, văn hóa và bình đằng trước pháp luật. Đây là cơ
sở pháp lý quan trọng làm nền tảng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. 8 lOMoARcPSD| 42676072 Luật hiến pháp
+) Điều 1: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền
bính trong nước là của toàn dân Việt Nam không phân biệt nòi giống,
gái trai, giàu nghèo ,giai cấp, tôn giáo.
+) Điều 2: Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất, Trung Nam Bắc không thể phân chia.
+) Điều 6: Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương
diện chính trị, kinh tế, văn hóa.
+) Điều 7: Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều
được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc theo tài năng và đức hạnh của mình.
- Đồng thời, điều 8 cũng ghi nhận : Sự bình đẳng về quyền lợi với những
quốc dân thiểu số được giúp đở về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung. b. Hiến pháp năm 1959
- Trong Lời nói đầu của bản Hiến pháp đã ghi nhận tinh thần đoàn kết dân
tộc ta trong đấu tranh chống sự xâm lược của nước ngoài để giải phóng
đất nước và tầm quan trọng của chính sách đại đoàn kết dân tộc trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, đấu tranh thống nhất
đất nước, xác định quan hệ bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc là một
trong những nội dung quan trọng được quy định trong Hiến pháp.
- Trong điều 1 Hiến pháp 1959 quy định: “Đất nước Việt Nam là mộ khối
Nam Bắc thống nhất không thể chia cắt.
- Trong điều 3 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà là một nước thong nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sổng
trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà
nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc.
Mọi hành vi khỉnh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm. Các
dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục, tập quán, dùng tiếng
nói, chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc của mình”. 9 lOMoARcPSD| 42676072 Luật hiến pháp
- Chính sách đại đoàn kết, thực hiện quyền bình bẳng giữa các dân tộc đã
trở thành một tư tưởng được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình
hình thành, tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam và cả trong hệ
thống chính trị, từ tư tưởng đó đã tạo nên một lực lượng to lớn, sức
mạnh to lớn cho sự thắng lợi trong công cuộc giữ nước, dựng nước của nhân dân ta. c. Hiến pháp năm 1980
- Hiến pháp năm 1980 được ra đời khi đất nước đã thống nhất, thời kì cả
nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Khi đó, tư tưởng về đoàn kết dân
tộc đã có những điều kiện mới để phát triển.
- Những quy định của Hiến pháp 1946, 1959 đã được kế thừa và tiếp tụ
phát triển ngày càng cao hơn ở điều 5 trong bản Hiến pháp năm 1980 :
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất
cuẩ các dân tộc cùng sinh sống trên một đất nước Việt Nam, bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ. Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc...” -
Điều 9 trong bản Hiến pháp 1980 đã khẳng định : “Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam – bao gồm các chính đản, Tổng Công đoàn Việt Nam, Tổ
chức liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các thành viên khác
của Mặt trận – là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước. Mặt trận phát huy
truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và
tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân,
giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể, ra sức thi
đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc". d. Hiến pháp năm 1992
- Điều 5 bản Hiến pháp 1992: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
năm, là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất
nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, 10 lOMoARcPSD| 42676072 Luật hiến pháp
tương trợ giã các dân tộc, nghiê cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc..”
- Điều 9 Hiến pháp 1992 cũng khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị vủa chính quyền nhân dân.
Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí
về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng vả củng cố
chính quyền nhaand ân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính
đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ,
nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt đọng của
cơ quan Nhà nước đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước. Nhà
nước tạo điểu kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.”
Trong quá trình đất nước thực hiện đường lối đổi mới, truyền thống đoàn
kết dân tộc đem lại nguồn sức mạnh to lớn giúp cho nhân dân ta vượt
qua những khó khăn, thu được những thành tựu mới, xây dựng nước nhà
ngày một giàu mạnh. Hiến pháp 1992 đã thể hiện đầy đủ và sâu sắc hơn
chính sách đoàn kết và đường lối dân tộc của nước ta.
2. Chính sách đại đoàn kết dân tộc trong bản Hiến pháp 2013
- Điều 5 : “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống
nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân
tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm
cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc,
phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để
các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”
- Điều 9: “Mặt trận Tổ quổc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn
kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân
dân, tham gia xây dựng và củng cổ chính quyền nhân dân, cùng Nhà 11 lOMoARcPSD| 42676072 Luật hiến pháp
nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân
dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp
luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán
bộ, viên chức Nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả..”.
Hiến pháp năm 2013 kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp
năm 1992, đã quy định một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc đường lối
đại đoàn kết và chính sách dân tộc của nước ta tại Điều 5, Điều 9 và các điều khoản khác. 12