Chính sách văn hoá 1 chính sách văn hoá Việt Nam thời kỳ 1975-1985 ?
Chính sách văn hoá 1 chính sách văn hoá Việt Nam thời kỳ 1975-1985 ?
Preview text:
lOMoARcPSD| 36149638
Chính sách văn hoá 1 Chính sách văn hoá Việt
Nam thời kỳ 1975-1985
*Thành tựu văn hoá (văn học, nghệ thuật, âm nhạc, báo chí xuất bản, điện ảnh)
1, Văn học; nghệ thuật
Giai đoạn 1975-1985 là giai đoạn bản lề, mở ra thời kì mới
cho văn học nghệ thuật nước nhà. Đây là giai đoạn văn học
quan trọng, khởi phát những tín hiệu mới, với không ít
thành tựu và triển vọng, có ảnh hưởng và tác động đáng kể
đối với văn học thời kì Đổi mới sau 1986.
Từ thời điểm 1975 và vài năm sau đó, khi đất nước bước
vào thời bình, văn học, cũng như các loại hình nghệ thuật
khác, đã rơi vào thực trạng đáng suy nghĩ. Lúc này lực
lượng cầm bút đông đảo hơn, sách in ra nhiều hơn nhưng
người đọc lại thờ ơ, lạnh nhạt với văn học. Bởi sách thì
nhiều mà tác phẩm thì hiếm hoi. Văn học hậu chiến vẫn
theo đà quay quán tính, cuộc sống đã thay đổi mà nó vẫn
chưa mấy chuyển động để hòa nhập với nhịp sống đời thường.
Trước tình trạng đáng báo động của văn học nghệ thuật lúc
này, không phải không có những văn nghệ sĩ đã âm thầm tự
đổi mới, trong số đó Nguyễn Minh Châu xứng danh là
“người mở đường tinh anh và tài hoa” nhất hay Nguyễn
Quang Sáng với Dòng sông thơ ấu, Nguyễn Mạnh Tuấn với
Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Ma Văn Kháng với Mưa
mùa hạ… là các nhà thơ như Nguyễn Duy với Ánh trăng,
Xuân Quỳnh với Tự hát, Sân ga chiều em đi, Ý Nhi với
Người đàn bà ngồi đan, Hữu Thỉnh với Đường tới thành lOMoARcPSD| 36149638
phố…, là các nhà viết kịch như Xuân Trình với Mùa hè ở
biển, Lưu Quang Vũ với Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba
da hàng thịt…Trong số các thể tài hiện diện trong đời sống
văn học thời điểm đó, văn xuôi và kịch thể hiện rõ tinh thần
nhập cuộc hơn cả. Các nhà văn, nhà viết kịch đã có ý thức
thay đổi cách nhìn hiện thực, trực tiếp đối mặt với thực
trạng xã hội và con người. Họ rút ngắn cự li giữa văn học và
hiện thực, giữa tác phẩm và người đọc, giữa chủ thể sáng
tạo và chủ thể tiếp nhận, nhờ vậy họ không chỉ góp phần
làm nóng lên đời sống văn nghệ đương thời mà còn làm
bước trung chuyển tích cực cho cao trào đổi mới văn học từ sau năm 1986.
Văn xuôi 1975-1985 nổi lên dòng mạch đề tài chiến tranh
và người lính. Mảng sáng tác này làm nên tên tuổi của một
số nhà văn quen thuộc như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh
Châu, Xuân Thiều, Hồ Phương… Hiện thực chiến tranh
trong các tiểu thuyết, truyện ngắn và kí của các nhà văn này
là kết tinh của sự từng trải, của sự dày công tích lũy tư liệu,
của cái nhìn về cuộc chiến khách quan, chân xác và nhân
văn. Nhiều tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề tham ô,
suy đồi lối sống, nhân cách… Các nhà văn, nhà viết kịch đã
có ý thức thay đổi cách nhìn hiện thực, trực tiếp đối mặt với
thực trạng xã hội và con người.
Sau năm 1975 cảnh tượng của văn học dịch hoàn toàn thay
đổi. Sôi nổi nhất là hoạt động dịch, giới thiệu nền văn học
đương đại Âu-Mỹ. Hầu hết những tác phẩm được giải
Nobel, những tác phẩm ưu tú của các tác giả đương đại
thuộc các trường phái hiện đại, hậu hiện đại…đã được dịch
ra tiếng Việt, bày bán ngập trong các cửa hàng sách, ví như
thơ của Akhmatova, hoặc tiểu thuyết của bác sĩ Zhivago của lOMoARcPSD| 36149638
Pasternak. Mảng văn học dịch này đã có tác động vô cùng
to lớn tới quá trình đổi mới văn học ở Việt Nam nó làm thay
đổi thị hiếu nghệ thuật của đông đảo độc giả, trước hết là thị
hiếu nghệ thuật của tầng lớp thanh niên.
Công cuộc cải tạo các cơ sở văn hoá tư nhân được tiến hành
khẩn trương. Các đoàn nghệ thuật được sắp xếp lại. Ngành
sân khấu mở bốn trại sáng tác viết được 108 kịch bản, tổ
chức ba đợt liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp
với các vở kịch như: “ngày và đêm”, “dòng sông âm vang”
…Ca múa nhạc cũng khởi sắc trong liên hoan nghệ thuật toàn quốc. 2, Âm nhạc
Sau Thống nhất, trong nước các dòng nhạc không cách
mạng (trừ một số ca khúc thuộc các dòng nhạc: phản chiến,
du ca và nhạc sinh hoạt cộng đồng) bị cấm hoàn toàn vì
không phù hợp với chủ trương, các ca sĩ được khuyến khích
chuyển sang hát nhạc truyền thống cách mạng (nhạc đỏ).
Các dòng nhạc tiến chiến, tình khúc, nhạc vàng... đều coi bị
là nhạc vàng và hạn chế lưu hành. Nhạc Cách mạng có sự
chuyển biến lớn với sự phát triển mạnh mẻ về nhiều mặt:
mở rộng nội dung - đề tài, lực lượng sáng tác đa dạng hơn,
phong phú thêm bởi nhiều thế hệ nhạc sĩ thuộc nhiều dòng
nhạc quy tụ lại, công chúng đông đảo hơn, giai điệu cách
tân hiện đại hơn… Đề tài sáng tác trong giai đoạn này chủ yếu là:
¶ - Ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh: Viếng lăng Bác (1976
- thơ Viễn Phương) của Hoàng Hiệp; Bác Hồ một tình yêu bao la (1979)… lOMoARcPSD| 36149638
- Tình yêu quê hương đất nước: Dáng đứng Bến
Tre (Nguyễn Văn Tý); Tình đất đỏ miền Đông của Trần
Long Ẩn; Quê Hương (Giáp Văn Thạch phổ thơ Đỗ Trung
Quân); Đất nước lời ru (Văn Thành Nho) …
- Tình cảm gia đình và tình yêu lứa đôi: Huyền thoại mẹ
(Trịnh Công Sơn); Người mẹ (Nguyễn Ngọc Thiện);
Thuyền và Biển (Phan Huỳnh Điểu); Gửi em chiếc nón
bài thơ (Lê Việt Hòa) …
- Công cuộc dựng xây đất nước: Đêm rừng Đắc Min
(Nguyễn Đức Trung); Em nông trường, em ra biên giới (Trịnh Công Sơn) …
- Bảo vệ biên giới Tổ quốc chống xâm lược: Tiếng súng đã
vang trên bầu trời biên giới (Phạm Tuyên); Khúc hát lính
biên phòng (Vũ Hiệp Bình) …
Cuộc sống mới nẩy sinh những nhu cầu và thẩm mỹ âm
nhạc mới, nhất là đối với lớp thanh niên. Và để thỏa mãn
điều đó, cuối thời đoạn nầy, nhiều ca khúc nhạc nhẹ ra đời,
dù với tên gọi khác đi. Đó là loại nhạc giải trí dễ dàng được
đông đảo công chúng, nhất là giới trẻ tiếp nhận, yêu thích
Tính chất âm nhạc thường vui tươi, yêu đời. Nhạc nhẹ dính
liền với nhạc thời trang, khơi nguồn từ các nguồn nhạc dân
gian, vận dụng các thể loại nhạc Pop, Ballat, Rock... theo
lối cấu trúc âm nhạc cổ điển châu Âu. Nhiều thể loại nhạc
nhảy múa, sinh hoạt, hành khúc, những bản Overture nhỏ
(khúc mở màn) … cũng được xếp vào loại nhạc này. 3, Báo chí xuất bản
Sau ngày 30/4/1975 hệ thống báo chí nước nhà cũng được
thống nhất. Ngày 7/7/1976, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt lOMoARcPSD| 36149638
Nam và Hội Nhà báo yêu nước và dân chủ miền Nam Việt
Nam tổ chức hội nghị hợp nhất, nhất trí lấy tên là Hội nhà
báo Việt Nam cử nhà báo Hoàng Tùng là chủ tịch. Thời kỳ
này, sách báo cách mạng nhanh chóng chiếm lĩnh ưu thế.
Báo viết vẫn là chủ lực, những tờ báo có vị trí trong xã hội
chủ yếu là các báo miền Bắc trước 1975: Nhân Dân, Quân
đội Nhân dân, Tạp chí Cộng Sản, Văn nghệ, Phụ nữ Việt
Nam… Xuất hiện một số tờ báo đột phá về nội dung, hình
thức, tổ chức thực hiện như: Tuổi trẻ TP.HCM (1975),
Thanh Niên (1986)… gây được sự chú ý của người đọc.
Trong giai đoạn 1975-1985, xuất bản sách giáo khoa, giáo
trình, tài liệu phục vụ học tập và giảng dạy được chú trọng.
Các cơ sở ấn loát được tổ chức lại. Thành phố HCM thành
lập Công ty in, quản lý trên 1100 nhà in lớn nhỏ. Cả nước
hình thành hai trung tâm lớn là Hà Nội và TP.HCM và 4
trọng điểm: Hải Phòng, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghệ An và Cần Thơ. 4, Điện ảnh
Thời kỳ này nền điện ảnh Việt Nam có nhiều thay đổi, đội
ngũ những nhà làm phim đông đảo. Các phim Việt Nam
chủ yếu là: đề tài chiến tranh-lịch sử (cánh đồng hoang, Mẹ
vắng nhà, Bao giờ cho đến tháng mười…); đề tài xã hội (
tướng về hưu, gánh xiếc rong…); đề tài tâm lý-tình cảm (
chuyến xe bão táp, ngày lễ thánh…); chuyển thể từ văn học
( chị Dậu, Làng Vũ Đại ngày ấy…);… Trong đó điện ảnh
thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong nền
điện ản Việt Nam. Trung tâm Tư liệu phim các tỉnh phía
Nam được thành lập để quản lý, lưu trữ các phim của điện
ảnh miền Nam trước 1975, đến tháng 9/1976 trở thành cơ lOMoARcPSD| 36149638
sở II của Viện Tư liệu phim Việt Nam – nay là Viện Nghệ
thuật và Lưu trữ điện ảnh Việt Nam .