Chủ đề 21: Những bông hoa nhỏ | Bài 5 | Giáo án Tiếng Việt 1 bộ sách Chân trời sáng tạo
Giáo án Tiếng Việt 1 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 1 CTST của mình.
Chủ đề: Giáo án Tiếng Việt 1
Môn: Tiếng Việt 1
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 21: NHỮNG BÔNG HOA NHỎ BÀI: THỰC HÀNH I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chung
- Năng lực chung: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh đọc trơn được một văn bản thơ đồng
dao. Chỉ ra từ chỉ hoạt động có trong bài đồng dao và đặt câu có chứa từ chỉ
hoạt động vừa tìm được.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm. Học sinh nói với
bạn và những người xung quanh về những việc em có thể làm được với
những cử chỉ, ánh mắt, thân thiện khi nói chuyện với bạn. Biết hợp tác phụ
giúp cha mẹ, ông bà bằng những việc làm cụ thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc thực hiện các bài tập.
2. Năng lực đặc thù
- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
+ Đọc trơn được một văn bản thơ đồng dao.
+ Phát triển lời nói theo nội dung yêu cầu.
+ Viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói thành câu văn viết theo mẫu câu Em có thể....
1. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, biết chia sẻ, giúp đỡ cha mẹ ông
bà và phầm chất tự tin về khả năng của bản thân thông qua hoạt động.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGV, bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành.
2. Học sinh: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
ĐIỀU MONG ĐỢI Ở HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm
tra bài cũ (5 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi
cho HS bắt đầu vào bài học Cách thực hiện:
- GV tổ chức cho HS hát múa bài: “Em - HS hát múa tập thể. là hoa hồng nhỏ”
- GV hỏi tiết trước học bài gì? - Bài: Như bông hoa nhỏ
- GV gọi HS đọc bài “Như bông hoa - HS đọc bài và trả lời câu hỏi
nhỏ trong sách giáo khoa” và trả lời câu - Nhận xét
hỏi: Bông hoa nhỏ trong bài thơ là ai?
- GV nhận xét chung phần kiểm tra bài - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. cũ và tuyên dương.
2. Hoạt động 2: Khởi động (3 phút)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào
bài mới và kết nối bài. Cách thực hiện:
- GV Giới thiệu bài: Chúng ta đã hoàn - HS lắng nghe
thành những bài tập đọc trong chủ đề
Những bông hoa nhỏ. Hôm nay, cô trò
chúng ta sẽ cùng nhau đến với tiết Thực hành.
- GV ghi tựa, gọi HS nhắc lại tựa bài.
- HS theo dõi, nhắc lại tựa bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc và mở
rộng vốn từ (10 phút)
Mục tiêu: Đọc trơn được một văn
bản thơ đồng dao. Cách thực hiện:
- GV yêu cầu hs mở sách Bài tập Tiếng - HS mở sách theo dõi. việt tập 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS đọc toàn bài.
- 2HS đọc bài thơ: Mười ngón tay
- HS đọc nối tiếp nhau. Mỗi hs 1 câu - HS đọc nối tiếp cho đến hết.
- GV gọi HS đọc toàn bài. - HS đọc bài.
- Sau khi đọc, GV nêu yêu cầu: Tìm các
từ chỉ hoạt động có trong bài thơ?
- GV gọi học sinh nhắc lại yêu cầu. - Học sinh nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, và - Các nhóm thảo luận
tìm từ chỉ hoạt động trong bài đồng dao. - Học sinh thực hiện
- GV yêu cầu 1 bạn lên tổ chức cho các (HS nêu được: Đi cày, tát nước, cầm
bạn chơi trò chơi “Truyền điện”.
lược, chải đầu, đi trâu, đi cấy, cầm
bay, đánh cờ, chèo đò, dò biển, ngồi đếm.) - HS nhận xét - HS lắng nghe - GV chốt ý.
- Đặt câu với những từ chỉ hoạt động
vừa tìm được và viết vào vở. - Học sinh nêu
- GV gọi học sinh nêu lại yêu cầu.
- HS đặt câu trình bày trước lớp.
- Yêu cầu vài học sinh đặt câu với từ - HS nhận xét bạn.
chỉ hoạt động vừa tìm được trình bày trước lớp.
- Học sinh thực hiện viết vào vở.
- Yêu cầu học sinh viết vào vở. - HS lắng nghe
- GV quan sát, nhận xét tuyên dương.
NGHỈ GIỮA TIẾT (3 phút)
Cho HS hát kết hợp vận động
4. Hoạt động 4: Luyện tập nói, viết
sáng tạo (12 phút) Mục tiêu:
- Phát triển lời nói theo nội dung yêu cầu.
- Viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói
thành câu văn viết theo mẫu câu Em có thể....
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, biết
chia sẻ, giúp đỡ cha mẹ ông bà và phầm
chất tự tin về khả năng của bản thân thông qua hoạt động. Cách thực hiện:
- HS đọc (Nói với bạn về những việc a) Nói sáng tạo em có thể làm được.) - Gọi HS đọc yêu cầu - HS trả lời:
+ quét lớp, lau bảng, lau - GV gợi ý: bàn,. .
+ Ở lớp bạn có thể làm được những + quét nhà, chơi với em, việc gì?
lau nhà, nhổ cỏ, đưa võng cho em
+ Ở nhà bạn có thể làm được những ngủ, nhặt rau,... việc gì? - HS lắng nghe
- GV giao nhiệm vụ: Chia lớp làm việc
theo nhóm đôi. Hãy trao đổi với bạn
của mình về những việc mình có thể - HS làm việc nhóm đôi làm được.
- GV quan sát giúp đỡ các em trao đổi
với nhau bằng ánh mắt khi hỏi và trả
lời. (Hướng dẫn khi nói, em cần nhìn
vào mắt bạn, ánh mắt thân thiện, thỉnh - Đại diện các nhóm báo cáo.
thoảng gật đầu, trao đổi thoải mái với
- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn nhau.) của giáo viên
- Cho học sinh báo cáo kết quả trước lớp
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi - Học sinh thực hiện
“Phóng viên nhí” - HS quan sát
Câu hỏi: Ở nhà bạn có thể làm được - HS lắng nghe những việc gì?
- Gọi lần lượt vài bạn lên tập làm phóng - HS quan sát, xem yêu cầu bài tập.
viên phỏng vấn các bạn trong lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe hướng dẫn và thực hiện b) Viết sáng tạo:
- Yêu cầu HS quan sát sách bài tập. - HS lắng nghe.
- GV hướng dẫn các em viết nội dung
nói thành câu văn theo mẫu câu: Em có thể…. - HS viết vào VBT.
- GV ví dụ: Em có thể quét nhà giúp - HS sửa bài. mẹ.
- GV nhắc nhở HS viết hoa đầu câu và
sử dụng dấu chấm câu, khoảng cách
giữa các chữ trong một câu. - GV yêu cầu HS viết.
- GV cho HS tự sửa lỗi bài của mình.
- GV thu một số vở nhận xét, tuyên dương trước lớp.
- GV chốt: Các em cần phải biết chia
sẽ, phụ giúp ông bà, cha mẹ những
- HS tự nêu câu trả lời.
công việc nhà phù hợp với lứa tuổi của
các em. Làm đúng theo lời bác Hồ đã
dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo
sức của mình” các em nhé. - HS đọc lại bài.
5. Củng cố, dặn dò (2 phút) - HS lắng nghe
- Hôm nay học nội dung gì?
- HS lắng nghe thực hiện theo yêu cầu.
- Em thích nhất nội dung nào?
- Bạn nào cho cô biết em có thể làm
những gì để phụ giúp cha mẹ?
- GV gọi HS đọc lại bài trên bảng.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà xem trước bài: Kể chuyện về chú trống choai