Chủ đề 25: Mẹ và cô | Bài 4 | Giáo án Tiếng Việt 1 bộ sách Chân trời sáng tạo
Giáo án Tiếng Việt 1 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 1 CTST của mình.
Chủ đề: Giáo án Tiếng Việt 1
Môn: Tiếng Việt 1
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 25: MẸ VÀ CÔ
BÀI 4: Cô giáo như mẹ hiền I/ MỤC TIÊU 1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện
Cô giáo như mẹ hiền , tên chủ đề Mẹ và cô và tranh minh họa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm. Học sinh kể từng đoạn
của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu gợi ý dưới tranh với những cử chỉ,
ánh mắt, giọng nói phù hợp và thái độ thân thiện khi nói chuyện với bạn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:.Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và
liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
2. Năng lực đặc thù:
- Phát triển năng lực về văn học:
+ Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu gợi ý dưới tranh.
+ Nhận diện các yếu tố chỉ trật tự diễn biến của câu chuyện.
- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
+ Kể từng đoạn của câu chuyện, kể toàn bộ câu chuyện
+ Sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.
2. Phẩm chất:
- Nhận diện được nội dung câu chuyện nhằm bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: yêu
quý cô giáo, bạn bè, nhà trường.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên - SHS, SGV
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video ( nếu có)
- Tranh minh hoạ của câu chuyện 2. Học sinh - SHS
Cô giáo như mẹ hiền
1. Đến giờ vào học, các bạn đã vào lớp, còn Thịnh vẫn còn đứng tần ngần giữa
sân trường. Thấy vậy, cô giáo đến bên Thịnh, ân cần hỏi: -Sao vậy con? Thịnh ấp úng: -Con…con… Cô dịu dàng bảo: -Nào, ta cùng vào lớp.
Nép vào người cô, Thịnh cảm thấy thật ấm áp và gần gũi.
2. Thấy cô giáo dẫn Thịnh vào lớp, có bạn trêu:
-Lớn rồi mà còn nhõng nhẽo.
-Tại…tại mình bị đau chân. Cô lo lắng hỏi Thịnh: -Con bị đau ở đâu? -Đây ạ.
3. Cô lấy dầu xức vào chỗ Thịnh chỉ. Nhưng cô xức dầu chưa xong, thì
Thịnh đã chạy ù về chỗ của mình ở cuối lớp. Cô nhẹ nhàng bảo:
-Đừng chạy, kẻo vấp phải bàn, lại bị ngã nữa.
4. Hôm sau, Thịnh chuẩn bị đi học từ rất sớm. Mẹ âu yếm nói: -Còn sớm mà con.
-Dạ. Vì cô giáo đang đợi con ở trường.
Phỏng theo An-đrây Pla-tô-nốp, Ngọc Phương dịch.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Mục tiêu: Ổn định lớp và ôn lại một - HS hát
vài nội dung đã học từ bài trước
- Cho HS hát bài hát Mẹ và cô .
- HS nêu tên câu chuyện “Vinh và
- Gọi 3 HS lên nhắc lại câu chuyện đã chiếc gối mèo”.
học tuần trước : Câu chuyện tên gì?
-HS nhắc lại các nội dung phù hợp
Câu chuyện kể về ai? Em thích điều gì với các câu hỏi sau: nhất? +Tên câu chuyện là gì?
+Câu chuyện kể về ai và cái gì?
+ Ngoài Vinh, câu chuyện còn có những ai?
+Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao? -HS nhận xét, đánh giá.
- GV mời HS nhận xét bạn - GV nhận xét. - GV nhận xét chung.
- GV nêu câu chuyển ý liên quan để
dẫn đến câu chuyện ngày hôm nay.
2. Luyện tập nghe và nói (10 phút) a. Mục tiêu:
- - Mục tiêu: Phán đoán nội dung câu
chuyện dựa vào tên truyện Cô giáo như
mẹ hiền , tên chủ đề Mẹ và cô và tranh minh họa..
- HS mở SHS trang 70/TV1-tập 2. - Giới thiệu bài học.
- HS làm việc nhóm đôi. HS quan
sát tranh minh họa, dựa vào tên b. Nội dung:
truyện, HS phán đoán và trao đổi - GV yêu cầu HS lấy SHS.
với bạn về nội dung câu chuyện.
-GV có thể nêu cho HS các câu hỏi gợi ý sau:
+Trong các bức tranh có những nhân vật nào? +Nhân vật nào xuấ t hiện nhiều nhất? +Câu chuyệ n diễn ra ở đâu? +Có nhữ
- HS nghe GV giới thiệu bài mới.
ng chuyện gì xảy ra với nhân vật bạn nhỏ?
-GV giới thiệu và ghi tựa bài:
Cô giáo như mẹ hiền
3. Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện (15 phút)
- a. Mục tiêu: HS nghe và nắm được nội
dung câu chuyện. Học sinh kể từng
đoạn của câu chuyện dựa vào tranh
minh họa và câu gợi ý dưới tranh với
những cử chỉ, ánh mắt, giọng nói phù
hợp.Trả lời câu hỏi về nội dung bài học - HS lắng nghe.
và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân b. Nội dung:
- HS nghe kể và liên hệ nội dung
- GV giới thiệu cách nhận diện lời từng câu chuyện với những phán đoán
nhân vật trong truyện và cách lựa chọn của mình.
giọng nói cho phù hợp với lời nhân vật.
- GV kể mẫu lần 1 toàn bộ câu chuyện.
GV sử dụng câu hỏi kích thích phỏng đoán:
+Khi dựa vào người cô giáo đi vào lớp,
chuyện gì xảy ra với Thịnh?
+Các bạn sẽ nhìn Thịnh thế nào?
+Điều gì xảy ra khi cô giáo thoa dầu vào chân cho Thịnh?
+Vì sao hôm sau Thịnh chuẩn bị đi học - HS lắng nghe và quan sát tranh rất sớm?
theo đúng trật tự diễn biến của câu
GV chú ý minh họa giọng nói của các chuyện. HS đọc các từ ngữ dưới
nhân vật khác nhau, trong từ tranh để ng ngữ
ghi nhớ nội dung truyện. cảnh khác nhau.)
- HS kể từng đoạn của câu chuyện
- GV kể chuyện lần 2 theo từng đoạn với bạn trong nhóm (HS lưu ý việc
kết hợp có tranh minh họa.
chọn giọng nói phù hợp với lời từng nhân vật).
- HS/ nhóm HS kể lại toàn bộ câu
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 chuyện trước lớp.
- HS nhận xét, khen ngợi.
- HS trả lời theo các câu hỏi gợi ý của GV:
+Vì sao cô giáo lo lắng khi nghe
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá về cậu bé nói với bạn “Mình bị đau
các nhân vật và nội dung câu chuyện. chân"?
+Vì sao mẹ cậu bé hài long khi cậu
nói “Cô giáo đợi con ở trường”?
+Em thích nhân vật nào nhất?
+Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao? - HS nhận xét, bổ sung.
- HS kể với nhau trong nhóm đôi.
(Chú ý HS nêu được tên cô giáo và
điều gì đã khiến em yêu quý hay
nhớ thương cô giáo nhất).
- GV yêu cầu HS kể về một cô giáo đã
dạy mình ở trường mầm non.
- GV chốt bài, kết hợp giáo dục phẩm
chất (theo mục tiêu đã nêu).
4.Củng cố, dặn dò (5 phút)
* Mục tiêu: Nắm và nhớ kĩ hơn bài vừa - HS nhắc lại tên truyện, số lượng
nhân vật, nhân vật và chi tiết yêu
học. Có sự chuẩn bị cho bài mới thích, lí do yêu thích.
- GV hướng dẫn HS đọc mở rộng (tên
sách, tên truyện, trang đọc mở rộng). - HS lắng nghe. - GV dặn dò.
- HS nắm được nội dung truyện,
nghe kể thêm truyện ở nhà.
- GV nhận xét tiết học- tuyên dương.
- HS biết chuẩn bị cho tiết học sau (Bài: Cô chổi rơm).