Chủ đề 26: Những người bạn im lặng | Bài 2 | Giáo án Tiếng Việt 1 bộ sách Chân trời sáng tạo
Giáo án Tiếng Việt 1 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 1 CTST của mình.
Chủ đề: Giáo án Tiếng Việt 1
Môn: Tiếng Việt 1
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Chủ đề 26: NHỮNG NGƯỜI BẠN IM LẶNG
Bài 2: NGƯỠNG CỬA I/ MỤC TIÊU 1. Năng lực chung: -
Năng lực tự chủ và tự học: Từ những kinh nghiệm xã hội của bản thân, thảo
luận về nơi yêu thích nhất trong ngôi nhà của mình. -
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, trao đổi với bạn những hiểu biết của
mình về nhân vật chính trong bài đọc. -
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua cách xử lí tình huống phát
triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở HS..
2. Năng lực đặc thù: -
Phát triển năng lực về văn học:
+ Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ xuống dòng
khi đọc một bài thơ.
+ Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và
từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu. Chỉ ra được ngôi nhà là
nơi gắn bó với mình. Từ đó, bồi dưỡng tình yêu với ngôi nhà của mình.
- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
+ Học thuộc lòng hai khổ thơ.
+ Luyện nói sáng tạo: Hỏi – đáp về việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.
Phẩm chất: Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm trong việc chăm sóc nhà cửa của mình.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. GV: Sách Tiếng Việt 1,…
- Một số tranh ảnh minh họa tiếng có vần an, ang kèm theo thẻ từ. Tranh vẽ về ngôi nhà của em.
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video ( nếu có).
- Bảng phụ ghi cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ khi đọc bài thơ Ngưỡng cửa. 2. HS:
- Sách Tiếng Việt 1, VBT, bảng con, Vở Tập viết,. .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1
1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Ổn định lớp và ôn lại một vài nội
dung đã học từ bài trước
- Cho HS hát bài: “Ngôi nhà thân yêu” Cả lớp nghe và hát.
- Gọi 1- 2 HS lên đọc lại nội dung bài Cô chổi 1 - 2 HS đọc rơm, trả lời câu hỏi:
1/ Nêu những từ ngữ nói về màu áo và váy của 2 HS trả lời câu hỏi cô bé chổi rơm.
2/ Mỗi lần quét nhà xong, chị Thùy Linh treo chổi rơm ở đâu? - GV nhận xét. Lắng nghe, nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài mới và kết nối bài.
- GV cho HS quan sát tranh trang 74 và yêu Quan sát và trả lời câu hỏi
cầu HS trả lời câu hỏi:
Em thích nơi nào nhất trong ngôi nhà của em? Trả lời
-> HS nhận xét và GV nhận xét. Nhận xét
- Giới thiệu bài mới ( Ngưỡng cửa) gọi HS Llắng nghe và nhắc lại tên bài. nhắc lại tên bài.
3/ Hoạt động 3: Luyện đọc văn bản
* Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các
dòng thơ, các khổ thơ
trong bài thơ; tốc độ đọc
khoảng 60 tiếng/ phút; biết ngắt nghỉ hơi sau
mỗi dòng thơ và nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ . Đọc
đúng tiếng chứa vần khó đọc .
3.1. Luyện đọc dòng thơ:
- GV đọc mẫu 1 lần, yêu cầu HS nghe và theo
Nghe GV đọc và đọc thầm dõi sách.
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp: mỗi HS đọc 1
Cá nhân đọc nối tiếp theo yêu cầu dòng thơ. GV
-> Nhận xét và chỉnh sửa
3.2. Luyện đọc tiếng, từ ngữ: Đưa ra -
từ khó đọc hoặc dễ đọc sai: quen,
dắt vòng, xa tắp, đi men,… Phân tích, đọc từ
Phân tích, đọc từ: quen, dắt vòng, xa tắp - , đi Nghe men,…
-Giải nghĩa từ khó: đi men, tấm bé, xa tắp,…
đi men: đi sát, đi men theo ngưỡng cửa.
tấm bé: lúc còn đang nhỏ, đang thơ dại.
xa tắp: xa và kéo dài đến hết tầm mắt.
3.3. Luyện đọc khổ thơ:
- Bài thơ “ Ngưỡng cửa” có mấy khổ thơ? Trả lời: có 3 khổ thơ
- Tổ chức cho HS đọc theo nhóm 3. Đọc trong nhóm 3
Lưu ý: Ngắt, nghỉ sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Gọi các nhóm đọc trước lớp.
Các nhóm đọc trước lớp, nhận xét
- Hướng dẫn HS nhận xét bạn đọc. bạn
3.4. Luyện đọc cả bài:
- Tổ chức cho HS thi đua đọc cá nhân.
Thi đua đọc.(Chú ý: đọc cả tựa bài và tên tác giả) - Mời bạn nhận xét.
- HS lắng nghe và nhận xét - GV nhận xét TIẾT 2
4.Hoạt động 4: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài thơ. Luyện
tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt
động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài
bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu. Nhận
diện chi tiết trong bài thơ dựa vào các cụm từ
đứng trước hoặc sau nó.
4.1. Tìm tiếng trong bài có vần ang.
- Gọi HS đọc lại khổ thơ 3. Đọc khổ thơ 3
- Yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần ang. Nêu: đang - Gọi HS nhận xét Nhận xét
- GV hướng dẫn HS dòng thơ có tiếng chứa Đọc vần ang
: “Vẫn đang chờ tôi đi.”
4.2 Tìm từ ngữ ngoài bài có tiếng chứa vần:
an, ang và đặt câu.
- Bước 1: Tổ chức chia nhóm và giao nhiệm + Nhóm vụ: 4 + So sánh vần an và ang .
+ Tìm từ ngữ ngoài bài có vần an, ang.
- Bước 2: GV tổ chức đổi nhóm thực hiện nhiệm vụ ( mảnh ghép)
+ Thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Trao đổi với các bạn các từ mình vừa tìm được.
Các nhóm trình bày, nhận xét
+ Đặt câu với các từ mình vừa tìm được.
- Gọi cá nhóm trình bày, nhận xét - GV nhận xét.
4.3. Trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 1 và trả lời câu Đọc bài khổ thơ 1 hỏi: 1/ Ai dắt bé tập đi? Trả lời
-> HS nhận xét, GV nhận xét Nhận xét
- GV yêu cầu HS đọc cả thơ và trả lời câu hỏi: 3 HS đọc bài thơ và trả lời
2/ Đọc những câu thơ cho biết ngưỡng cửa là nơi bạn nhỏ: - tập đi - đón bạn bè đến nhà
- rời nhà để đến lớp
- Mời HS nhận xét, bổ sung Nhận xét, bổ sung
-> GV cho HS đọc lại câu trả lời. Cả lớp đọc
3/ Học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích.
+ Bài thơ “Ngưỡng cửa” em thích khổ thơ nào Trả lời nhất? Vì sao?
+ GV hướng dẫn HS học thuộc 2 khổ thơ mà HS thích. 1đến 2 HS đọc
+ GV gọi HS đọc 2 khổ thơ đã thuộc. Nhận xét
->HS nhận xét, GV nhận xét.
5. Hoạt động 5: Luyện tập nói sáng tạo
*Mục tiêu: Hỏi – đáp về việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Cách thực hiện:
- Hướng dẫn HS các nhóm tìm hiểu yêu cầu Nhóm đôi tìm hiểu yêu cầu
của hoạt động: Để nhà cửa được sạch sẽ, gọn
gàng, em đã làm những việc gì?
Em làm việc đó cùng ai?
-Yêu cầu: 1 HS hỏi, 1 HS trả lời và đổi lại.
Lưu ý: Khi nói phải tròn câu.
- Mời các nhóm thực hành: hỏi và trả lời câu Các nhóm thực hiện yêu cầu GV hỏi
-> HS nhận xét, GV nhận xét
6. Hoạt động 6: Hoạt động mở rộng
* Mục tiêu: HS kể được tên các đồ dùng trong nhà. Nhà A và Nhà B
2 nhà thi kể tên đồ dùng trong nhà - Chia lớp thành 2 đội.
- Mỗi đội sẽ lần lượt kể tên các đồ dùng trong nhà .
- GV ghi bảng lớp: tên đồ dùng HS kể Lưu ý
: Tên đồ dùng trong nhà của mỗi đội
không trùng nhau. Qui định thời gian…
- Tổng kết thi đua và tuyên dương
7. Hoạt động 7: Củng cố, dặn dò
* Mục tiêu: Nắm và nhớ nội dung bài đã học.
Có sự chuẩn bị cho bài mới.
+ Hôm nay, em họcTập đọc bài gì?
+ Em hãy đọc khổ thơ mà em thích nhất.
- HS về nhà chuẩn bị tiết sau bài Mũ bảo hiểm.