Chủ đề 3: “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền hưởng dụng, quyền bề mặt” - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Chủ đề 3: “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền hưởng dụng, quyền bề mặt” - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BÁO CÁO: NHÓM 5
MÔN: PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ
Chủ đề 3: “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền hưởng
dụng, quyền bề mặt”. HK2233 – Lớp LAW 203DV01 - 0200
Giảng viên hướng dẫn Cô: Huỳnh Thị Kim Lan
Sinh viên thực hiện MSSV Trần Triệu Vy 22103578 Trần Minh Thư 22108022 Vũ Hoàng Kim Phụng 22103956 Trịnh Thị Thuý Nga 22122950 Võ Hoàng Minh 22122954 Trần Lê Kim Chi 22105521 Trần Nguyễn Quốc Thái 22112000 Vũ Anh Tuấn 22115179 Văn Viễn Chinh 22114627 Trần Thị Mỹ Tâm 22123168 Tháng 5/ 2023 1 MỤC LỤC
1. Quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.....3 1.1.
Khái niệm quyền hưởng dụng, quyền bề mặt......................................................3 1.2.
Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng, quyền bề mặt...............................................4 1.3.
Thời hạn của quyền hưởng dụng, quyền bề mặt..................................................5
2. Thực trạng áp dụng các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền hưởng
dụng, quyền bề mặt............................................................................................................6 2.1.
Phân tích và bình luận bản án quyền hưởng dụng...............................................6 2.2.
Phân tích và bình luận bản án quyền bề mặt........................................................8
3. Bất cập và đề xuất hoàn thiện quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền
hưởng dụng, quyền bề mặt.................................................................................................9
4. Kết luận.....................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................13
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC................................................................................14 2
1. Quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền hưởng dụng, quyền bề mặt
1.1. Khái niệm quyền hưởng dụng, quyền bề mặt
Quyền hưởng dụng
Quy định tại Điều 257 BLDS 2015.
Chủ thể có quyền hưởng dụng không phải là chủ sở hữu của tài sản đó nhưng chủ
thể có quyền hưởng dụng sẽ được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của chủ sở hữu. Thời
gian thực hiện quyền hưởng dụng là một thời hạn nhất định. Tùy từng trường hợp cụ thể
mà thời hạn hưởng dụng được xác định theo thỏa thuận hoặc được pháp luật quy định hay
được ấn định trong di chúc. Khi hết thời hạn nhất định này thì chủ thể có quyền hưởng
dụng sẽ chấm dứt quyền hưởng dụng, chủ thể có quyền hưởng dụng phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Quyền bề mặt
Quy định tại Điều 267 BLDS 2015.
Thuật ngữ về “Quyền bề mặt” còn khá mới mẻ quy định tại BLDS 2015. Những
BLDS trước đều không quy định về quyền này . Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật ở
nhiều quốc gia trên thế giới, quyền bề mặt đã không còn xa lạ. Đây là một loại quyền cho
phép việc khai thác, sử dụng, hoặc được lợi từ tài sản của người khác (còn được gọi là
một vật quyền). Được cấp bởi chủ sở hữu đất do vậy phạm vi tác động bị giới hạn bởi quyền sử dụng đất.
Là quyền xuất phát từ quyền sở hữu, quyền của các chủ thể không phải là chủ sở
hữu trong việc tác động và khai thác tài sản. Đặc điểm của quyền bề mặt là quyền này chỉ
áp dụng đối với đối tượng là quyền sử dụng đất, quyền sử dụng mặt nước và phạm vi
quyền là không gian phía trên và bên trong của các đối tượng này.
Kể từ khi quy định quyền bề mặt xuất hiện, tài sản phát triển đa dạng hơn, mang lại
nhiều lợi ích kinh tế hơn cho chủ thể. Theo một số Quốc gia, quyền bề mặt có bản chất
tương tự như quyền đối với không gian phân mặt trên và mặt trong của mặt đất hoặc mặt
nước. Ngoài ra, mỗi chủ thể cụ thể sẽ có quyền phát triển riêng trong phạm vi không gian mà họ có quyền. 3
Cách tiếp cận của Bộ Luật Dân sự 2015 đã mang đến góc nhìn về quyền bề mặt một
cách nội hàm và sâu rộng. Trong số đó, không gian trên mặt đất, không gian trên mặt đất
và không gian ngầm đều nằm trong phạm vi của quyền này. Ngoài ra, mục đích thực hiện
quyền được mở rộng, cho phép người có quyền thực hiện mọi hành vi mà pháp luật không
cấm. Bằng cách này, nó sẽ được áp dụng cho xã hội hiện đại, nơi con người với khoa học
và công nghệ có thể thực hiện nhiều hoạt động liên quan đến bề mặt trái đất, chẳng hạn
như xây dựng các công trình trên đất liền (đường xe điện, đường cao tốc, v.v.). …), công
trình ngầm (tàu điện ngầm, nhà ở, đường ống, cống…), canh tác, trồng trọt, chăn nuôi trên mặt đất…. 1.2.
Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng, quyền bề mặt Quyền hưởng dụng
Quy định tại Điều 258 BLDS 2015.
Quyền hưởng dụng có thể phát sinh từ một trong ba căn cứ sau: quy định của luật,
theo thỏa thuận của các bên hoặc di chúc của chủ sở hữu tài sản.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, điều nói trên chưa có căn cứ trong văn bản
pháp luật. Các trường hợp phát sinh quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật được
hình thành trên yêu cầu đảm bảo quyền lợi như người già, trẻ em, người khuyết tật, …
Trong đó, thỏa thuận theo di chúc là căn cứ được phổ biến. Qua đó, chủ sở hữu có
thể xác lập hợp đồng bằng ý chí của mình với người được hưởng quyền hưởng dụng hoặc
lập di chúc trao quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên, các thỏa thuận trong hợp đồng cũng có
thể theo hướng chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác và giữ lại
quyền hưởng dụng cho mình. Quy định cho phép chuyển giao quyền sở hữu và quyền
hưởng dụng cho những chủ thể khác nhau thông qua di chúc là một bước phát triển mới và tiến bộ của BLDS. Quyền bề mặt
Quy định tại Điều 268 BLDS 2015. 4
Căn cứ luật định: Do được phát sinh từ quyền sử dụng đất của người khác. Mà khi
thực hiện quyền này thì các chủ thể thực hiện phải tuân thủ theo các quy định của pháp
luật liên quan như Luật Nhà Ở 2014, Luật Đất Đai 2013, Luật Xây Dựng 2014, Luật
Hàng Không Dân Dụng 2014, …
Căn cứ theo thoả thuận cho phép của các chủ thể: Dựa trên những nguyên tắc cơ bản
của BLDS 2015 là tự do, tự nguyện cam kết, tôn trọng sự thỏa thuận được thoả thuận với
nhau về các nội dụng liên quan đến việc bên có quyền sử dụng đất cho phép cá nhân,
pháp nhân được sử dụng khai thác mặt đất, lòng đất, không gian trên theo những điều
kiện, điều khoản cụ thể.
Căn cứ theo di chúc của cá nhân người có quyền sử dụng đất: di chúc là sự thể hiện
ý chí của một người nhằm định đoạt tài sản của người đó khi chế. Tuy nhiên không phải
di chúc nào cũng phát sinh hiệu lực, một di chúc được coi là hợp pháp khi tuân thủ đầy đủ
các điều kiện được quy định tại điều 117 BLDS 2015. 1.3.
Thời hạn của quyền hưởng dụng, quyền bề mặt Quyền hưởng dụng
Quy định tại Điều 260 BLDS 2015.
Trong trường hợp một người được hưởng dụng suốt đời nhưng cho phép người khác
khai thác, sử dụng đối tượng của quyền hưởng dụng thì thời hạn tối đa thực hiện quyền
khai thác, sử dụng kết thúc khi người hưởng dụng đầu tiên chết theo quy định pháp luật. Quyền bề mặt
Quy định tại Điều 270 BLDS 2015.
Quyền bề mặt là quyền phát sinh từ quyền sử dụng đất. Vì vậy, thời hạn của quyền
bề mặt không thể vượt quá thời hạn của sử dụng đất. Thời hạn của quyền sử dụng đất phải
tuân theo các quy định của pháp luật về đất đai, và phù hợp từng loại đất nhất định. Do
đó, thời hạn của quyền bề mặt cũng có thể dài ngắn khác nhau tuỳ vào từng loại đất. 5
Thời gian 06 tháng là thời gian tương đối phù hợp để các bên có thể sắp xếp, thực
hiện các phương án thay thế. 6 2.
Thực trạng áp dụng các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng
quyền hưởng dụng, quyền bề mặt 2.1.
Phân tích và bình luận bản án quyền hưởng dụng
BẢN ÁN 44/2022/DS-ST NGÀY 18/05/2022 VỀ TRANH CHẤP
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Nguyên đơn
Dương Văn Đ sinh năm 1979 (có mặt). Bị đơn
- Tơ Văn Q sinh năm 1985 (vắng mặt).
- Đặng Thị M sinh năm 1986 (có mặt).
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan:
- Dương Văn Khải sinh năm 2000
- Dương Văn Chức sinh năm 2004 Nội dung vụ án
Nguyên đơn Dương Văn Đ trình bày:
Anh và vợ chồng anh Tơ Văn Q, chị Đặng Thị M có quan hệ hàng
xóm. Vợ chồng anh có diện tích đất rừng 19.019 m2, được cấp GCNQSD
đất và sổ cấp GCNQDS đất ngày 02/04/2018. Mục đích sử dụng: rừng sản
xuất, thời gian sử dụng : 01/2018 ( Địa chỉ: Khe Sàng, thôn Đ ,xã Đ, huyện
Lục Ngạn, tỉnh bắc Giang). Khi giao có đại diện thôn xã Đ và Hạt kiểm lâm
huyện Lục Ngạn chỉ ranh giới.
Đến năm 2020 vợ chồng anh đến canh tác, sử dụng, trồng cây cối thì
vợ chồng anh Q, chị M đến nhận 0,6ha đất nằm trong GCNQSDĐ của nhà
anh, và anh yêu cầu vợ chồng anh Q, chị M không được sử dụng phần đất
nhà nước đã cấp cho gia đình anh. Đối với những cây bạch đàn vợ chồng
anh Q, chị M trồng trên đất nay chưa đến tuổi thu hoạch, anh sẽ trả lại giá trị
cây cối cho vợ chồng anh Q, chị M.
Bị đơn Đặng Thị M trình bày: 7
Năm 2010 vợ chồng anh chị có lên rừng và phát hiện một diện tích rừng để
trồng sắn. Sau đó anh chị tiếp tục trồng keo và thu hoạch keo, nay thì trồng bạch
đàn (phần đất tranh chấp). Đối với đất đang tranh chấp anh chị cũng chưa được cấp
GCNQSD đất và vợ chồng anh chị cũng chưa được nhà nước cấp cho diện tích đất
rừng nào để anh chị canh tác.
Nay gia đình anh Đ khởi kiện và buộc vợ chồng chị trả lại diện tích đất rừng
3220,8m2. Chị đề nghị nhà nước phải giai đất rừng cho vợ chồng chị thì chị mới
trả lại đất đang tranh chấp cho vợ chồng anh Đ và đề nghị Tòa án giải quyết vụ án
theo đúng quy định của pháp luật để bảo về quyền lợi cho vợ chồng anh chị.
Quyết định của toà án
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Dương Văn Đ. Buộc hộ anh Tơ Văn Q,
chị Đặng Thị M phải trả cho hộ anh Dương Văn Đ diện tích đất = 3220,8 m2, trị
giá = 162.680.000đ trong GCNQSD đất.
Hộ anh Dương Văn Đ được sở hữu và sử dụng 644 cây bạch đàn có đường
kính gốc từ 5 -10cm trên diện tích 3220,8 m2 có trị giá = 70.196.000 đồng. Buộc
hộ anh Dương Văn Đ phải trả cho hộ anh Tơ Văn Q, chị Đặng Thị M giá trị 644
cây bạch đàn = 70.196.000 đồng Bình luận bản án
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của Tòa án đối với sự việc trên. Việc xác
định mối quan hệ pháp luật tranh chấp là có cơ sở và quy trình thực hiện tố tụng
cũng như nội dung xử lý vụ án là có căn cứ, phù hợp với quy định pháp luật. Theo
quan điểm cá nhân, việc đưa các bên liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai giúp
cho vụ án giải quyết được tối đa lợi ích cho các bên cũng như tháo gỡ những bất
cập trong việc xác định quyền sử dụng đất của các đương sự. Ngoài ra, đối với
phán quyết của Tòa án là có căn cứ, phù hợp với quy định của pháp luật, các lợi
ích cũng như những bất cập được giải quyết triệt để. 8
2.2. Phân tích và bình luận bản án quyền bề mặt
BẢN ÁN 104/2020/DSST NGÀY 23/12/2020 VỀ TRANH CHẤP
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TRANH CHẤP QUYỀN MẶT BẰNG Nguyên đơn
Bà Phan Thị A H (Có mặt) sinh năm 1967. Địa chỉ: 299E tổ 4, khu vực 5, phường
A K, quận N K , thành phố C T . Bị đơn
Ông Huỳnh H T (Xin vắng mặt) Cư trú: 132/12/19 Hùng Vương, phường T B, quận N K , thành phố C T . Nội dung vụ án
Nguyên đơn bà H trình bày:
Phần đất tranh chấp là bà mua của chủ gốc là ông Ngô V S (hiện nay đã chết) năm
1994, diện tích ngang 5m dài 75m, loại đất vườn, giá chuyển nhượng khoảng 90.000.000
đồng. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1996. Trong quá trình sử dụng thì
phần đất bị thu hồi một phần để mở lộ, hiện còn ngang 5m và dài 60m.
Ông T là hàng xóm, mua đất sau nhưng xây dựng nhà trước bà H và xây đúng ranh
đất. Sau đó, bà H xây nhà có chừa 1 tấc đất chạy dọc theo đó để thoát nước. Năm 2019,
ông T sửa nhà chiếm luôn phần đất này (phần đất không thuộc quyền sở hữu của bà H mà
nằm trong phần lề lộ giới 30m trước đó bà mua giấy tay).
Bị đơn ông T trình bày:
Phần đất, ông thuê năm 2004, đến năm 2007 thì nhận chuyển nhượng từ ông Lâm V
H và bà Mai Thị T H với diện tích đất ngang 7,5m dài hết diện tích.
Phần nhà, ông xây dựng năm 2004 trước bà H xây dựng nhà. Khi mua ông sửa
chữa dưới sự chứng kiến của ông S (Cha nuôi cũng là người chuyển nhượng quyền sử
dụng đất cho bà H), ông S cũng chỉ ranh cho ông xây dựng, sửa chữa. Khi xuống cấp, ông
có sửa lại mái tole và kèo ngang, nhưng vẫn giữ hiện trạng, không lấn chiếm đất bà H,
thay cột gỗ cũ bề ngang 20cm bằng cột sắt kích thước tương đương. Ông báo cho bà H
biết việc sửa chữa nhà và bà H không cản trở gì. Vách nhà hiện vẫn có khoảng hở với
vách nhà bà H. Ông không đồng ý yêu cầu khởi kiện với lí do ông không lấn chiếm đất và không gian của bà H. 9
Quyết định của toà án
Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc yêu cầu bị đơn
ông Huỳnh H T trả lại diện tích phần đất lấn chiếm ngang 0,1m; dài 7m và tháo dỡ mái
tole, dây điện và cửa sổ xây bít qua phần đất, phần không gian tọa lạc tại ấp Lợi nguyên
B, xã A B , thành phố C T, tỉnh C T (Nay là phường A K, quận N K, thành phố C T). Bình luận bản án
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của Tòa án đối với vụ kiện trên. Xác định quan hệ
pháp luật tranh chấp, áp dụng pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung phù hợp. Xét thấy
lời khai về QSDĐ của nguyên đơn chưa thống nhất cùng với quá trình thẩm định của bên
Tòa án nên chưa đủ cơ sở để khởi kiện. Ý kiến Viện kiểm sát đưa ra là chặt chẽ, thuyết
phục. Quy trình thẩm định nguồn gốc phần đất của Tòa án là đúng quy định, chính xác và
giải đáp được các vấn đề mà các đương sự yêu cầu. Phán quyết của Tòa án là có căn cứ,
phù hợp với quy định pháp luật, đảm bảo tính công bằng cho các bên. 3.
Bất cập và đề xuất hoàn thiện quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
bằng quyền hưởng dụng, quyền bề mặt Quyền hưởng dụng o
Thứ nhất, các quy định của luật về quyền hưởng dụng chưa rõ ràng.
Về khái niệm, Điều 189 BLDS 2015 và Điều 257 BLDS 2015 cho thấy quyền
hưởng dụng tương tự như quyền sử dụng, có nội hàm như quyền sử dụng trong các quyền
năng của quyền sở hữu.
Về đối tượng của quyền hưởng dụng, tại Điều 105 BLDS 2015 có quy định tài sản
gồm những vật nào, từ đó suy ra tất cả loại tài sản đều có thể thuộc quyền hưởng dụng
như Điều 257 quy định. Do đó, sẽ có những bất cập trong việc xác lập quyền hưởng dụng
đối với tài sản như tài sản tiêu hao.
Về tính chất, QHD là: “quyền độc lập có giá trị tài sản”. QHD được xem như một tài
sản để phân biệt với tài sản được hưởng dụng. Với vai trò là tài sản, QHD được giao dịch
một cách độc lập theo quy định của luật.
Vì thế, cần sửa đổi bổ sung rõ ràng hơn các quy định về quyền hưởng dụng. 10
Thứ hai, chưa có quy định cụ thể về QHD đối với các loại tài sản đặc biệt.
Pháp luật chuyên ngành (như: Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Đầu
tư…) chưa có quy định cụ thể về QHD đối với các loại tài sản đặc biệt như cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán.c
Vì thế, cần lập ra những quy định về QHD như cần có những văn bản pháp luật
trong các luật chuyên ngành như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán để có thể bảo về
chủ sở hữu cũng như người sử dụng QHD. Quyền bề mặt o
Thứ nhất, về mặt nhận thức.
Cơ sở lý luận về quyền này chưa có nhiều nghiên cứu, chưa có tổng kết thực tiễn
liên quan đến quyền bề mặt, dẫn đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan còn bức
xúc trong việc thực thi pháp luật (Tòa án, Viện kiểm sát, Luật sư, Cơ quan thi hành án,
Thẩm phán, Kiểm sát viên, luật sư, cũng như là công dân…) sẽ gặp những khó khăn, lúng
túng nhất định trong việc thực hiện các giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến
quyền này. Ngoài ra, các chủ thể khác trong xã hội (cá nhân, pháp nhân, tổ chức…) cũng
sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển giao, xác lập, thực hiện, sử dụng và khai thác các quyền cơ bản của mình.
Vậy phải làm tốt công tác nghiên cứu lý luận liên quan đến quyền bề mặt, để các cơ
quan thực thi pháp luật và những người tham gia thực thi pháp luật nắm rõ, hiểu đúng về
quyền này. Tích cực tuyên truyền, tăng cường phổ cập pháp luật, tạo điều kiện để người
dân nắm bắt tốt hơn những nội dung mới của pháp luật, trong đó có pháp luật về quyền bề mặt. o
Thứ hai, về thủ tục pháp lý.
Theo quy định của pháp luật, việc đăng ký vật quyền này phải được thực hiện tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và việc đăng ký này phải được công khai. Tuy nhiên, chưa
có văn bản hướng dẫn cách thức thực hiện cơ chế đăng ký quyền này một cách cụ thể. Cơ 11