-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chủ đề 3 Chương 4 - Kinh tế chính trị Mác Lênin (SSH1121) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Chủ đề 3 Chương 4 - Kinh tế chính trị Mác Lênin (SSH1121) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lenin (BK)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44729304 1.
Quan điểm “một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình”, phải biết
“tự phê bình” và “phê bình” của Hồ Chí Minh đã được Đảng ta vận dụng, triển
khai học tập và làm theo như thế nào trong giai đoạn hiện nay?
Trong giai đoạn hiện nay, công tác tự phê bình và phê bình ở mỗi Đảng viên luôn được Đảng quan
tâm. Các chi bộ thường xuyên giáo dục cho đảng viên thấy rõ sự cần thiết phải tăng cường tự phê
bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ để các đảng viên thống nhất tư tưởng và hành động, khắc
phục những biểu hiện buông lỏng sinh hoạt Đảng, coi nhẹ tự phê bình và phê bình. Qua công tác tự
phê bình và phê bình, các đảng viên đã được chỉ ra những điểm mạnh để phát huy, những điểm
hạn chế để sửa chữa khắc phục. Từng cá nhân đảng viên qua công tác phê bình còn có thể khắc
phục khuyết điểm trên từng công việc và lĩnh vực mà mỗi đảng viên được chi bộ, cơ quan giao. Ở
các chi bộ đã định hướng cho các đảng viên phát huy cao nhất ý thức tự giác, dân chủ, mạnh dạn
tham gia đóng góp ý kiến. Qua kiểm điểm, ý thức tự phê bình và phê bình của đảng viên được nâng
lên. Vì vậy, tính chiến đấu và bản lĩnh chính trị của mỗi đảng viên được nâng cao.
Bên cạnh đó, chi bộ đã tăng cường kỷ luật, kỷ cương, từng đảng viên trong chi bộ phải chấp hành
nghiêm các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và nghị quyết
của Chi bộ, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trên vị trí công tác của mình.
Công tác tự phê bình và phê bình được quan tâm thường xuyên nên các đảng viên cũng sẽ tránh
được sai lầm, khuyết điểm tái diễn, kéo dài. Bên cạnh đó, khuyết điểm của đảng viên được các
đảng viên khác cùng giúp đỡ, khắc phục để cùng cố gắng tiến bộ, hoàn thành thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra. 2.
Theo anh (chị) việc thực hiện “tự phê bình” và “phê bình” trong cơ quan,
tổ chức và trong sinh hoạt đảng, đoàn có làm giảm uy tín, tổn hại danh dự của cá
nhân, bản thân cán bộ, đảng viên hay không? Phải “phê bình” và “tự phê bình”
như thế nào cho đúng, cho hiệu quả?
Theo tôi, việc thực hiện “tự phê bình” và “phê bình” trong cơ quan, tổ chức và trong sinh hoạt đảng,
đoàn nhất định sẽ làm giảm uy tín, tổn hại danh dự của cá nhân, bản thân cán bộ, đảng viên. Bởi vì
hành động “tự phê bình” và “phê bình” chính là vạch ra khuyết điểm của mình và đồng chí mình. Một
người khi bị vạch ra các điểm không tốt thì hình ảnh của người đấy sẽ bị giảm đi một phần trong
mắt những người xung quanh, trong đánh giá của tổ chức.
Tuy nhiên, việc có “giảm bớt” này thực chất chính là cách giúp các đồng chí, cán bộ trong việc tự
hiểu rõ bản thân, tự nhận thức rõ ràng, đánh giá các ưu nhược điểm của chính mình; đồng thời
cũng là động lực thúc đẩy trong việc tự hoàn thiện bản thân, tự cải thiện chính mình; tiếp tục phát
huy các ưu điểm đồng thời hạn chế hoặc dứt bỏ các khuyết điểm, các thói xấu. Việc tự phê bình
bản thân sẽ tạo thành một tấm gương tốt cho những người khác noi theo và học tập; tăng thêm sự
tin tưởng của những cán bộ khác trong công tác hoạt động; tăng thêm uy tín, ấn tượng của bản
thân với mọi người với tư cách là một con người thẳng thắn trung thực biết sai biết sửa, một người
cố gắng hoàn thiện bản thân, cố gắng góp phần xây dựng cho tổ chức, cơ quan. Tuy vậy sau khi “tự
phê bình” và “phê bình” thì hình ảnh, giá trị của các cán bộ sẽ không thể tăng lên nếu thiếu đi quyết
tâm và hành động tự hạn chế những khuyết điểm, chấm dứt những thói hư tật xấu. Việc giảm bớt lOMoAR cPSD| 44729304
uy tín, tổn hại danh dự của các đồng chí khi tự phê bình đánh giá chỉ là tạm thời, mà mục đích thực
chất là “lùi một bước, tiến ba bước”. “Phê bình” và “tự phê bình” là “lùi một bước” nhưng “tiến ba
bước” hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực, hành động của bản thân cán bộ.
Để tự phê bình và phê bình có kết quả, đúng mục đích, có ý nghĩa đối với từng đảng viên thì tự phê
bình và phê bình phải được thực hiện đúng phương pháp, nghiêm túc, không nể nang, không “dĩ
hòa vi quý”, không thêm cũng không bớt và phải căn cứ vào sự việc có thật để nhận xét, đánh giá
và phân tích, vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm, mềm dẻo, khéo léo để đảng viên có khuyết điểm
nhận ra khuyết điểm của mình, có thái độ đúng đắn để tiếp thu các ý kiến phê bình, định hướng
đúng đắn cách sửa chữa khuyết điểm. Tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ động cơ đúng
đắn, mang tính chất xây dựng, có tình đồng chí giúp đỡ lẫn nhau; phải công khai trực tiếp. Mỗi đảng
viên cần tự biết tự phê bình mình trước, rèn luyện phê bình mình trước rồi phê bình người khác
sau; đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo cần gương mẫu tự phê bình trước, toàn thể đảng viên đều
phải thực hiện tự phê bình và phê bình. Mỗi đảng viên tự đặt ra phương pháp để kết hợp chặt chẽ
phê bình và tự phê bình với sửa chữa khuyết điểm… Làm tốt những điều này thì chất lượng tự phê
bình và phê bình sẽ nâng lên.
Khi thực hành tự phê bình và phê bình phải dân chủ, không áp đặt, soi mói. Bởi vì có dân chủ thì
mới có nhiều sáng kiến, mới tập trung được trí tuệ. Không giữ được dân chủ trong sinh hoạt chi bộ
thì các đảng viên dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, không dám phê bình.
Để thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình, mỗi cán bộ, đảng viên cần làm tốt một số vấn đề sau:
Một là, Đảng viên cần tích cực nghiên cứu, nêu cao tinh thần học tập để hiểu đầy đủ, sâu sắc nội
dung ý nghĩa của việc tự phê bình và phê bình đối với từng cán bộ, đảng viên. Tự phê bình và phê
bình giúp nâng cao bản lĩnh chính trị của người đảng viên.
Hai là,thực hiện nền nếp, duy trì thường xuyên việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ.
Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo cần phải luôn động viên các đảng viên phát huy tính chủ động,
mạnh dạn trong đóng góp ý kiến.
Ba là, Đội ngũ đảng viên cần nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, phấn đấu trở thành người cán
bộ, công chức, công dân mẫu mực, nghiêm chỉnh chấp hành và tuyên truyền, thuyết phục nhân dân
thực hiện nghị quyết của tổ chức đảng. Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình
độ cả về lý luận lẫn thực tiễn.