-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chủ đề: Khả năng làm việc của người cao tuổi | Trường đại học Lao động - Xã hội
Chủ đề: Khả năng làm việc của người cao tuổi | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Công tác xã hội(CTXH101) 10 tài liệu
Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Chủ đề: Khả năng làm việc của người cao tuổi | Trường đại học Lao động - Xã hội
Chủ đề: Khả năng làm việc của người cao tuổi | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công tác xã hội(CTXH101) 10 tài liệu
Trường: Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Lao động - Xã hội
Preview text:
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
Khoa công tác xã hội BÁO CÁO
THỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
Chủ đề: Khả năng làm việc của người cao tuổi Họ và tên : Nguyễn Văn Thiện Lớp niên chế : D16TL02 Mã sinh viên : 1116070047
Địa điểm thực hành
: Viên dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1
Thời gian thực hành
: 3/04/2022 – 7/05/2022
Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thúy Ngọc Hà Nội: 5 - 2023 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thực hành này trước tiên em xin gửi đến các
quý thầy, cô giáo trường Đại học Lao động - Xã hội lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Đặc biệt, em xin gửi đến cô Vũ Thúy Ngọc - người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực hành này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị cán bộ, nhân viên
của Viện dưỡng lão Diên Hồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu
thực tiễn trong suốt quá trình thực hành tại viện. Cuối cùng em xin cảm ơn các
anh chị điều dưỡng ở Viện dưỡng lão Diện Hồng và Chị Thanh Hải đã giúp đỡ,
cung cấp những số liệu những tài liệu để em hoàn thành tốt bài báo cáo thực hành này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo của Trường Đại học
Lao động – Xã hội và các Khoa Phòng ban chức năng đã tạo cho em có cơ hội
được thực hành nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp
dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực
hành này em nhận ra nhiều hơn về vấn đề mà người cao tuổi đang gặp phải cũng
như cánh chăm sóc người cao tuổi của anh chị điều dưỡng điều này sẽ giúp ích
cho công việc sau này của bản thân em.
Vì kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, trong quá trình thực hành, hoàn
thiện bài báo cáo này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ cô để em có thể bổ sung và hoàn thiện hơn trong những lần sau. Em xin chân thành cảm ơn! 1
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam được đánh giá là một nước có số người cao tuổi ngày càng gia
tăng nhanh. Điều đó tạo áp lực cho hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống dịch vụ sức
khỏe, hệ thống phúc lợi xã hội cho người cao tuổi, đảm bảo về quan hệ gia đình,
tâm lý, lối sống, chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…
Đó là những áp lực và có thể gây ra nhiều biến động không thể lường
trước. Từ đó, gây ra các khó khăn, thách thức đối với nhà nước, xã hội, gia đình
và chính bản thân người cao tuổi.
Một số vấn đề tâm lý mà nhiều người cho là quan trọng nhất đối với
người cao tuổi hiện nay ở Việt Nam, đó là việc làm, thu nhập và nhu cầu lao
động, sức khỏe và nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, quan hệ xã hội và nhu cầu
được quan tâm, tôn trọng
Theo tổ chức Y tế thế giới (WTO) số lượng người cao tuổi ( 60 tuổi) đang
có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển, làm thay đổi cấu
trúc dân số. Tại Việt Nam trước năm 1945, tuổi thọ trung bình của con người rất thấp.
Một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay là sức khỏe của nhóm người
cao tuổi hiện nay từ yếu tố này mà dẫn đến việc khả năng làm việc của người
cao tuổi bị giảm sút xuống. Để phân tích sâu hơn về vấn đề này cùng với đó là
có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức cho bản thân về môn học cũng như kiến
thức về tâm lý người cao tuổi, đặc biệt làm tâm lý người cao tuổi tại trung tâm
dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1, em quyết định chọn đề này để trình bày báo cáo
thực hành cho môn tâm lý học lao động. 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
1. Lịch sử hình thành và phát triển của viện dưỡng lão Diên Hồng.
Thành lập từ Tháng 9 năm 2014, hiện nay Trung tâm dưỡng lão Diên
Hồng đã trở thành địa chỉ tin cậy của các gia đình có người cao tuổi, người bị tai
biến, tai nạn lao động… tại Hà Nội và các tỉnh từ Quảng Bình trở ra.
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thể hiện khát vọng của người sáng lập
muốn xây dựng một Viện dưỡng lão kiểu mẫu theo đuổi các giá trị: Tận tâm
chăm sóc người cao tuổi, Đồng cảm với cảm xúc và hoàn cảnh của người cao
tuổi cùng gia đình và mang tới môi trường sống Vui vẻ giúp người cao tuổi sống
tại đây yêu đời hơn, tìm lại được những sở thích và đam mê đang dần bị lãng quên.
Hình 1. Logo của Viện dưỡng lão Diên Hồng
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng được lập ra với mong muốn chia sẻ trách
nhiệm với các gia đình, là giải pháp tối ưu để con cháu vẫn có điều kiện quan
tâm, vẫn duy trì công việc, học tập trong khi bố mẹ, ông bà được vui sống bên
những người bạn cùng lứa tuổi, được chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất và tinh
thần. Diên Hồng luôn mong muốn giúp người cao tuổi tận hưởng cuộc sống
hạnh phúc hơn, khoẻ hơn, phong phú hơn. Hạnh phúc, an nhàn và bình yên
trong tâm hồn của người cao tuổi và gia đình chính là mục tiêu của Diên Hồng.
Sau 9 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Trung tâm dưỡng lão
Diên Hồng đã tiếp nhận hàng nghìn“vị khách” đến để nội trú tại Diên Hồng.
Được sự tin tưởng và ghi nhận từ người cao tuổi, người thân, con cháu của các
cụ và các bạn đồng nghiệp. Hiện nay do nhu cầu của xã hội và định hướng phát
triển trung tâm đã có 4 cơ sở để tiếp tục phục vụ cho sứ mệnh của mình. 3
Với khẩu hiệu “Sẻ chia trách nhiệm, vẹn tình yêu thương”, đội ngũ cán
bộ nhân viên tại đây luôn hết mình với công việc và đặt tình yêu thương lên
hàng đầu. Dưỡng lão Diên Hồng: Thay đổi cách nghĩ và cách sống của tuổi già,
được làm những việc chưa từng làm.
Hình 2. Hình ảnh cơ sở Diên Hồng
2. Một số hoạt động tại cơ cở 1 trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.
Trong thời gian thực hành, em may mắn được đến và làm việc tại cơ
sở 1 trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, có địa chỉ: U07-L16, Khu đô thị Đô
Nghĩa, Đường Nguyễn Văn Trác, P. Yên Nghĩa, Hà Đông, HN. 4
Hình 3. Ngày đầu đến Viện Dưỡng lão Diên Hồng
Một số hoạt động dịch vụ chính có thể kể đến chính tại trung tâm dưỡng
lão Diên Hồng. Tại trung tâm có nhiều người cùng lứa tuổi để giao lưu, tâm sự,
bầu bạn giúp các cụ vơi bớt nỗi cô đơn tuổi xế chiều. Dịch vụ chăm sóc dài ngày
(chăm sóc nội trú) hoặc bán trú (sáng đến, chiều về) tại Trung tâm dưỡng lão
Diên Hồng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, cùng các chuyên gia y tế, điều
dưỡng và nhân viên chăm sóc giàu kinh nghiệm và tận tâm sẽ giúp bạn “vuông
tròn chữ hiếu” đối với bố mẹ, ông bà mình.
- Hoạt động kiểm tra huyết áp, mạch hàng ngày và đường huyết định kỳ.
Từ đó xây dựng, duy trì một chế độ ăn uống hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa
cho quá trình hồi phục cũng như phòng chống tái phát tai biến.
- Hỗ trợ bệnh nhân tập phản xạ và cảm giác bằng các biện pháp khác nhau.
- Luôn khích lệ tinh thần bệnh nhân, tạo tâm lý lạc quan, yêu đời. Từ đó,
tạo động lực rất lớn để người bệnh vượt qua những khó khăn trong quá
trình tập luyện, hồi phục.
- Bác sĩ và y sỹ đông y luôn hướng dẫn, động viên người bệnh tập luyện
trên hệ thống trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng, đặc biệt chú trọng
tới những nhóm cơ bị liệt, yếu. 5
Hoạt động của nhóm sinh viên khi đến thực hành tại cơ sở 1 trung tâm
dưỡng lão Diên Hồng. Dưới sự hướng dẫn và tạo điều kiện của các anh chị
hướng dẫn ở trung tâm, chúng em đã có rất nhiều hoạt động trong thời gian thực
hành. Các hoạt động chủ yếu có thể kể đến như: tham vấn cá nhân, tham vấn
nhóm, thông qua các trò chơi để tạo bầu không khí tích cực trong tập thể cán bộ
nhân viên và người cao tuổi sinh sống và làm việc tại trung tâm dưỡng lão, hỗ
trợ anh chị điều dưỡng về các hoạt động của ông bà,… Có thể nói đến những trò
như: Tô tranh, Xếp gỗ, Ném bóng và hơn thể nữa một chương trình mà cá nhân
em và nhóm cho là lớn nhất đó là Chương trình chia tay sinh viên nhóm sinh
viên trường đại học Lao động – Xã hội.
Hình 4,5. Trò chuyện cũng người cao tuổi(cụ Xuân Hồng)
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1 luôn tạo điều kiện hết mức
cho các hoạt động cũng như các chương trình, thu hút được đông đảo các cụ, các
anh chị cán bộ công nhân viên đang sinh sống và làm việc tại đây tham gia nhiệt
tình. Tạo được niềm tin với các cụ và các anh chị, thuận lợi cho việc tìm hiểu
bầu không khí tâm lý của người cao tuổi cũng như bầu không khí trong lao động
của cán bộ công nhân viên tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.
Thật may mắn, nhóm em đã luôn nhận được những lời nhắc nhở và
những lời động viên kịp thời của các anh chị hướng dẫn nhóm tại trung tâm và
các cô giáo hướng dẫn, bên cạnh đó nhờ có sự tự giác, ý thức cao từ phía các
thành viên trong nhóm nên các hoạt động luôn đạt kết quả cao. 6
3. Mục tiêu thực hành tại cơ sở
Hoạt động thực hành tại cơ sở do nhà trường tổ chức đã giúp em phần nào
hình dung ra được một số các hoạt động nghề nghiệp của mình. Từ các kiến thức
ở trên lớp và các hoạt động xã hội của mình trước khi đến trung tâm dưỡng lão
Diên Hồng em cũng đã chuẩn bị cho mình một số mục tiêu cơ bản như.
Tìm hiểu tình hình tổ chức hoạt động của đơn vị thực hành dưới góc nhìn
của lý thuyết tâm lý học, để làm rõ những ưu điểm và hạn chế về các hoạt động
xã hội cho người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1.
Tìm kiếm phương án khắc phục các hạn chế đối với các hoạt động ảnh
hưởng tới tâm lý của nhóm người cao tuổi sống tại Diên Hồng.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản về tâm lý học xã hội và thực hành tại
cơ sở. Sinh viên vận dụng những kiến thức chung về tâm lý xã hội, những đặc
trưng của xã hội, các loại hình xã hội, các hiện tượng tâm lý xã hội và sự hình
thành, phát triển xã hội.
Tìm hiểu về công việc tương lai cho bản thân, học hỏi các kinh nghiệm xã
hội, kinh nghiệm nghề nghiệp, các kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
làm việc nhóm, làm việc trong một tổ chức chuyên nghiệp,…
3.1. Về kiến thức môn học tâm lý học lao động.
Thông qua hoạt động thực hành môn học giúp củng cố và làm phong phú
thêm về về mặt lý thuyết, bước đầu hình thành kỹ năng nghề nghiệp, thực hiện
chuẩn đầu ra của môn học, ngành học và biết khái quát về hoạt động thực tiễn
thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành và chuyên ngành tại cơ sở thực hành.
Đồng thời hệ thống hóa kiến thức lý thuyết về tâm lý học lao động bao
gồm những vấn đề chung về tâm lý học lao động, một số vấn đề trong tổ chức
tập thể lao động và tâm lý học quản lý tập thể lao động Khái niệm chung về tập
thể lao động: Bầu không khí tâm lý tập thể; Xung đột trong tập thể lao động;
Khái niệm quản lý lãnh đạo; Nhân cách người lãnh đạo; Phong cách lãnh đạo; 7
Các phương pháp quản lý tập thể lao động… vào quá trình nghiên cứu, tổ chức
các hoạt động thực hành nghề nghiệp tại cơ sở thực hành.
Phân tích được các nguyên tắc hành động, tiêu chuẩn đạo đức hành nghề
và các phẩm chất năng lực cần có của nhà tâm lý học; Ứng dụng được các kiến
thức, kỹ năng đã học vào thực tế tại cơ sở thực hành;
Trang bị cho bản thân kiến thức cơ bản về tiếp cận cơ sở thực hành và vận
dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Từ các hoạt động thực hành rèn
luyện và trau dồi kỹ năng cơ bản của nghề như: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ,
lắng nghe, tư duy, phân tích, giải quyết vấn đề, hợp tác, làm việc nhóm… nhằm
đạt được mục tiêu đào tạo chuyên gia. 3.2. Về kỹ năng
- Thông qua thực hành môn học giúp vận dụng và rèn luyện các nhóm kỹ
năng thiết yếu khi làm việc trực tiếp với đối tượng, giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể được giao tại cơ sở thực hành..
- Hình thành các kỹ năng quản lý, lãnh đạo, kỹ năng lắng nghe, thuyết
trình, tiếp cận cơ sở, cơ quan, tổ chức, kỹ năng giải quyết xung đột trong
tập thể lao động, tạo bầu không khí tâm lý tốt cho tập thể lao động.
- Lập kế hoạch khoa học cụ thể, chi tiết các hoạt động tìm hiểu tâm lý lao động
- Tổ chức được các hoạt động để nghiên cứu tâm lý lao động
- Trình bày được báo cáo và sản phẩm thực hành 3.3. Về thái độ
Thông qua hoạt động thực hành môn học giúp cá nhân có được trải
nghiệm thực tế, nhận thức được tầm quan trọng của môn học về các hoạt động
có liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai, có thái độ tự tin, nghiêm túc, tham
gia tích cực chủ động, cầu thị trong quá trình thực hành học phần tại cơ sở để
hoàn thành nhiệm vụ học tập và góp phần hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp. 8
Sinh viên luôn có thái độ đúng mực trong quan hệ với cơ sở thực hành;
hợp tác, trợ giúp giữa các sinh viên tham gia thực hành cùng tiến bộ; yêu ngành
nghề, tận tụy với công việc được phân công; có ý thức rèn nghề để chuẩn bị kiến
thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu môn học, chuẩn đầu ra sau khi
hoàn thành nội dung chương trình đào tạo khóa học. Nghiêm túc, đúng đắn, tuân
thủ nguyên tắc, quy định thực hành trường suốt quá trình thực hành và làm việc sau khi ra trường. 9
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
1. Khái niệm Tâm lý lao động.
Tâm lý học Lao động là một môn Tâm lý học chuyên ngành nghiên cứu
các đặc điểm tâm lý trong các loại hoạt động lao động nhằm góp phần phát triển
con người toàn diện, đồng thời góp phần cải tiến quá trình lao động và nâng cao
hiệu quả lao động của con người.
2. Đối tượng của Tâm lý học lao động.
Tâm lý học lao động đề cập tới hoạt động lao động nói chung, mà hoạt
động của con người diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên tâm lý học lao
động cũng bao hàm một phạm vi rộng lớn, gồm tâm lý học kinh doanh, tâm lý
học hành chính, tâm lý học quản lý, trường học.
Dù ở lĩnh vực hoạt động nào thì đối tượng nghiên cứu của tâm lý học lao động bao gồm:
Các hoạt động lao động.
Những đặc điểm nhân cách của người lao động, đặc điểm về nghề nghiệp của họ. Môi trường xã hội.
Lịch sử và môi trường lao động cụ thể mà trong đó hoạt động lao động được thực hiện.
Các mối quan hệ giữa các cá nhân trong lao động.
Các công cụ lao động, các sản phẩm lao động và các phương pháp dạy lao động.
3. Nhiệm vụ của Tâm lý học lao động.
Tâm lý học lao động là một khoa học cung cấp các kiến thức về tâm lý
người lao động nhằm hợp lý hóa quá trình lao động, đào tạo nghề, bằng cách sử
dụng các nhân tố tâm lý tích cực để lao động của con người được thực hiện có 10
hiệu quả cao nhất, tiêu hao năng lượng thần kinh, tâm lý, cơ bắp ít nhất và tiết
kiệm tối đa các phương tiện vật chất.
Tâm lý học lao động đặt ra cho mình nhiệm vụ trong lĩnh vực nghiên cứu
lý luận và nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tâm lý học về nghề nghiệp (nghiên cứu các yêu cầu của nghề
đối với người lao động, giúp cho việc định hướng nghề, vấn đề đào tạo, tuyển
chọn, thích ứng nghề nghiệp...).
Nghiên cứu nguyên nhân làm nảy sinh các trạng thái tâm lý trong lao
động, trên cơ sở đó tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực và
thúc đẩy ảnh hưởng tích cực.
Nghiên cứu bản chất của các thao tác, hành động trong lao động, phân
tích các yêu cầu của các chức năng tâm lý trong việc thực hiện nhiệm vụ lao
động để xác định được khả năng và sai sót có thể xảy ra trong lao động, giúp tìm
ra các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
Nghiên cứu quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong lao động để phục
vụ công tác đào tạo, luyện tập nâng cao tay nghề.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lao động tới các
chức năng tâm lý của người lao động để tổ chức lao động khoa học.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong lao động để
phục vụ công tác quản lý nhóm, tập thể lao động.
3.2. Nhiệm vụ trong nghiên cứu ứng dụng
Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, tâm lý học lao động nhằm thực hiện
hai mục tiêu chính, đó là nhân bản hóa và tăng năng suất lao động.
Nhân bản hóa là phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạ
thấp sự mệt mỏi, tăng tính súc tích cho nội dung lao động, tạo mọi điều kiện để
người lao động phát triển năng lực và hoàn thiện nhân cách. 11
Tăng năng suất lao động có thể đạt được bằng nhiều con đường khác
nhau. Ngày nay, người ta khuyến khích sử dụng các nhân tố tâm lý tích cực như
màu sắc, âm nhạc, các phương thức tác động tới tâm lý, giúp người lao động vui
vẻ, phấn chấn hơn, từ đó làm việc hiệu quả tốt hơn. 12
CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
1. Khả năng làm việc
1.1.Khái niệm khả năng làm việc
Khả năng làm việc hiểu theo nghĩa rộng nhất, đó là tổng hợp tiềm năng về
thể lực và trí tuệ của con người phải hao phí ra trong quá trình lao động để làm
ra sản phẩm có giá trị về vật chất hoặc tinh thần cho xã hội.
Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, ta thường đề cập tới khả năng lao động của một
người trong một hoạt động chuyên môn cụ thể
Như vậy khả năng làm việc bao gồm trong nó cả năng lực nghề nghiệp,
động cơ nghề nghiệp và những khả năng tâm lý khác nữa, được thể hiện ở sự
dẻo dai, bền bỉ, không biết mệt mỏi sớm.
1.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng làm việc
Khả năng làm việc của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau,
có thể chia ra làm hai nhóm: Những yếu tố bên ngoài và những yếu tố bên trong.
Những yếu tố bên ngoài gồm có: Những yêu cầu của quá trình sản xuất
trong đó có thể đề cập tới tầm quan trọng, mức độ trách nhiệm của việc thực
hiện nhiệm vụ, tính chất của các thao tác và sự phức tạp của chúng, những yêu
cầu về độ chính xác cũng như cường độ thực hiện thao tác...
Những yếu tố bên trong gồm có: Tình trạng sức khoẻ, sự hoạt động và
mức độ phát triển của các giác quan đặc biệt là các giác quan tham gia trực tiếp
vào hoạt động lao động, tình trạng hoạt động của hệ thần kinh.
1.3. Diễn biến của khả năng làm việc
1.3.1. Khả năng làm việc trong một ca sản xuất
Thông thường ở các doanh nghiệp, tập thể lao động sản xuất áp dụng chế
độ làm việc 2 ca (ca sáng và ca chiều), một số đơn vị áp dụng chế độ làm việc 1 13
ca vào giờ hành chính, số khác áp dụng chế độ làm việc 3 ca (2 ca vào ban ngay và 1 ca vào ban đêm).
Tuỳ thuộc vào tính chất công việc, mức độ nặng nhọc, độc hại mà người
ta quy định thời gian làm việc cho một ca là… 6,7,8 giờ. Ở đây đề cấp tới ca sản
xuất 8 giờ, được chia làm 2 nửa ca, mỗi nửa ca 4 giờ.
Trong một ca sản xuất, khả năng làm việc có biến đổi xác định mang tính
quy luật, không phụ thuộc vào công việc khác nhau, đơn vị lao động sản xuất khác nhau.
Hình 6: Đường cong khả năng làm việc trong một ca sản xuất
Giai đoạn “đi và công việc”(ở thời gian đầu của ca sản xuất):
Đó là giai đoạn khả năng làm việc được tăng dần lên và cuối cùng
đạt mức tối đa. Lúc mới bắt đầu làm việc thì khả năng làm việc còn đạt
mức thấp, biểu hiện ở các chỉ số về kinh tế, kỹ thuật đều ở mức độ tương
đối thấp và có sự căng thẳng nhất định của các chức năng sinh lý.
Giai đoạn “khả năng làm việc tối đa” hay khả năng làm việc ổn định:
Đây là giai đoạn khả năng làm việc ổn định ở mức cao nhất. Dấu
hiệu đặc trưng ở giai đoạn này là các chỉ số kinh tế, kỹ thuật đều cao, 14
đồng thời có sự hạ thấp tình trạng căng thẳng của các chức năng sinh lý
do sự xung đột sinh lý thần kinh trước đây đã được khắc phục hoàn toàn.
Giai đoạn này được duy trì và ổn định trong thời gian dài khi mà sự
tương xứng giữa hệ thống chức năng cơ sở và các hệ thống khác vẫn
được đảm bảo. Đây là giai đoạn thể hiện trạng thái bình thường của cơ thể người lao động.
Giai đoạn “khả năng làm việc giảm sút” hay giai đoạn sự mệt mỏi phát triển:
Ở giai đoạn này các chỉ số kinh tế kỹ thuật lại bắt đầu bị hạ thấp,
năng suất lao động bị giảm sút, chất lượng lao động cũng kém đi và sự
căng thẳng các chức năng sinh lý lại tăng lên.
Tuỳ thuộc vào các hoạt động lao động khác nhau và điều kiện lao động
sản xuất, hoàn cảnh của mỗi cá nhân mà thời gian của các giai đoạn có thể dao
động rất lớn từ vài phút đến vài giờ.
Trong một số trường hợp, ở cuối ca sản xuất không xảy ra sự hạ thấp khả
năng làm việc, mà là sự nâng cao khả năng làm việc lên thêm một chút, trên
đường cong khả năng làm việc có thể hiện rõ điều này. Hiện tượng này được gọi
là đợt cuối cùng. Trong trường hợp có sự nâng cao khả năng làm việc là do tác
động của cảm xúc tích cực khi nhìn thấy trước được sự kết thúc công việc.
Ở nửa sau của ca sản xuất, giai đoạn a ngắn hơn và khả năng làm việc
thấp hơn và ở các giai đoạn c sự xuất hiện mệt mỏi sớm hơn, khả năng làm việc
hạ thấp nhanh hơn. Nhìn chung khả năng làm việc ở nửa sau của ca sản xuất so
với nửa đầu ca sản xuất thấp hơn từ 30% - 40%.
1.3.2. Khả năng làm việc trong một ngày (24 giờ).
Khả năng làm việc trong một ngày 24 giờ cũng có những biến đổi, đó là
kết quả của sự thích ứng cơ thể với nhịp sinh học của con người.
Khả năng làm việc vào ca ban ngày thường cao hơn vào ca ban đêm, sự
thay đổi của khả năng làm việc được cao thể hiện rõ qua chỉ số về độ chính xác
của thao tác, số lượng sai sót cao nhất vào lúc 2 - 3 giờ sáng, số lượng sai sốt ít 15
nhất vào khoảng từ 6 - 11 giờ sáng, nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi nhịp
sinh học của con người (con người thường quen làm việc, thức vào ban ngày,
còn ngủ và nghỉ ngơi vào ban đêm).
Do vậy mà làm vào ban đêm sẽ gây áp lực lớn đối với người lao động.
1.3.3. Khả năng làm việc trong tuần và trong năm
Hiện nay trong các đơn vị hành chính áp dụng chế độ làm việc: 5 ngày x
8giờ/ngày = 40 giờ / tuần, nghỉ 02 ngày thứ bảy và chủ nhật.
Đa số các đơn vị sản xuất, kinh doanh áp dụng chế độ làm việc: 6 ngày x
8 giờ/ngày = 48 giờ /tuần, nghỉ 01 ngày chủ nhật.
Một số đơn vị áp dụng chế độ làm việc nghỉ cách nhật thứ 7 và nghỉ chủ nhật.
Nhìn chung khả năng làm việc trong tuần biến đổi có tính quy luật và
cũng được biểu hiện rõ cả ba giai đoạn như trong một ca sản xuất khả năng làm
việc thấp vào những ngày đầu tuần, sau đó tăng dần lên, đạt mức cao nhất và ổn
định trong một vài ngày, khả năng làm việc giảm dần vào những ngày cuối tuần,
nguyên nhân chính là do tích tụ sự mệt mỏi.
Hình 7: Đường cong khả năng làm việc trong tuần 16
Khả năng làm việc trong năm cũng không ổn định. Nhiều công trình
nghiên cứu cho thấy khả năng làm việc tối đa được thấy vào những tháng mùa
đông, khả năng làm việc thấp nhất rơi vào những tháng mùa hè trong năm.
2. Khả năng làm việc của người cao tuổi
2.1 Thực trạng vấn đề chung
Người cao tuổi là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi từ 60 trở lên.
Theo Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010, người cao tuổi là “Tất cả các
công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”. Theo Báo cáo Phát triển Con người toàn
cầu năm 2020, Việt Nam đã lọt vào nhóm các nước có chỉ số phát triển con
người ở mức cao trên thế giới. Tuy nhiên, để duy trì được thành tựu này, Việt
Nam cũng đang đứng trước những thách thức lớn của quá trình già hóa dân số
nhanh chóng. Cần có những giải pháp gì giúp người cao tuổi có được việc làm và đảm bảo thu nhập?
Thực trạng hiện nay cho thấy, người cao tuổi vẫn đóng vai trò quan trọng
trong gia đình và xã hội. Theo Báo cáo chính sách quốc gia toàn diện thích ứng
với già hóa dân số và kết quả tham vấn năm 2020 của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, kết quả nghiên cứu về thực trạng tham gia
hoạt động kinh tế của người cao tuổi từ tháng 6-8/2020 tại 3 địa phương gồm:
thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An và Hải Dương cho thấy, 40 - 45% người cao
tuổi vẫn tham gia hoạt động kinh tế. Trong đó, có hàng nghìn NCT tham gia
hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giảng dạy, hoạt động văn hóa, nghệ thuật…
Người cao tuổi cũng gặp nhiều khó khăn và rào cản trong việc tìm kiếm
và duy trì việc làm. Trong thời đại hiện nay, việc tìm kiếm việc làm cho người
cao tuổi trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Người cao tuổi thường gặp phải
nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm do sức khỏe yếu, kinh nghiệm làm
việc không phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hiện nay và cảm giác bị
loại trừ trong quá trình tuyển dụng. 17
Ngoài ra, việc công nghiệp hóa và sự phát triển của công nghệ cũng làm
cho nhiều ngành nghề trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với người cao tuổi.
Điều này dẫn đến tình trạng người cao tuổi thất nghiệp hoặc phải làm việc với
mức lương thấp hơn so với những người trẻ tuổi.
Theo một số bài nghiên cứu về khả năng làm việc của người cao tuổi cho biết rằng:
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến cuối năm 2020, tỷ lệ
người lao động trên 55 tuổi chiếm khoảng 10,3% tổng số lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% trong số đó tiếp tục làm việc đến khi đủ tuổi nghỉ
hưu. Còn theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế năm 2018, người cao
tuổi có thể đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế nếu được giữ lại trong lực lượng
lao động. Nhưng họ cũng đối mặt với nhiều thách thức như sức khỏe yếu, khó
khăn trong việc học hỏi công nghệ mới và sự kém linh hoạt trong công việc.
Tóm lại đây là một vấn đề cấp bách và cần sự quan tâm của xã hội cũng như các ban ngành khác.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lao động của người cao tuổi
Yếu tố sức khỏe: Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để người cao tuổi có
thể làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, sức khỏe của người cao tuổi thường bị ảnh
hưởng bởi các bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp, loãng
xương, mắt kém… Những bệnh này không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống
mà còn làm giảm năng lực lao động của người cao tuổi. Người cao tuổi cần
được chăm sóc sức khỏe tốt, đi khám bác sĩ định kỳ và tuân thủ các chỉ dẫn điều
trị. Ngoài ra, người cao tuổi cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục
thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ để duy trì sức khỏe.
Yếu tố kỹ năng: Kỹ năng là những khả năng cần thiết để thực hiện một
công việc nào đó. Người cao tuổi có thể có nhiều kỹ năng do đã tích lũy qua
nhiều năm làm việc. Tuy nhiên, kỹ năng của người cao tuổi cũng có thể lỗi thời
do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Người cao tuổi cần được
cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để phù hợp với yêu cầu của công việc hiện 18
tại. Ngoài ra, người cao tuổi cũng cần được rèn luyện kỹ năng mềm như giao
tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề… để tăng cường khả năng làm việc nhóm và
thích ứng với môi trường lao động.
Yếu tố tâm lý: Tâm lý là trạng thái cảm xúc và suy nghĩ của con người.
Tâm lý của người cao tuổi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sự cô đơn,
mất đi người thân, thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội… Những yếu tố này
có thể gây ra các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, mất tự tin, chán nản…
Những vấn đề tâm lý này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm
giảm động lực và khả năng làm việc của người cao tuổi. Người cao tuổi cần
được chia sẻ, lắng nghe và động viên từ gia đình, bạn bè và cộng đồng. Ngoài
ra, người cao tuổi cũng cần có thái độ tích cực, lạc quan và tự trọng trong công việc.
Yếu tố xã hội: Xã hội là môi trường sống và làm việc của con người. Xã
hội có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của người cao tuổi qua các yếu tố
như chính sách, pháp luật, văn hóa, giáo dục… Những yếu tố này có thể tạo ra
những cơ hội hoặc thách thức cho người cao tuổi trong việc tìm kiếm và duy trì
công việc. Người cao tuổi cần được bảo vệ quyền lợi lao động, được hỗ trợ về
mặt tài chính, được tôn trọng và ghi nhận đóng góp trong công việc. Ngoài ra,
người cao tuổi cũng cần được tham gia vào các hoạt động xã hội như tình
nguyện, học hỏi, giải trí… để nâng cao vai trò và vị thế của mình trong xã hội.
Khả năng làm việc của người cao tuổi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
nhau, bao gồm sức khỏe, kỹ năng, tâm lý và xã hội. Để nâng cao khả năng làm
việc của người cao tuổi, cần có sự phối hợp giữa cá nhân, gia đình, tổ chức và xã
hội trong việc chăm sóc sức khỏe, cập nhật kỹ năng, ổn định tâm lý và tạo điều
kiện lao động cho người cao tuổi.
2.3. Khả năng làm việc của người cao tuổi tại viện dưỡng lão Diên Hồng
Ở Viện dưỡng lão Diên Hồng thì đa số người cao tuổi là không còn khả
năng lao động những người cao tuổi ở đây khi được người thân hoặc họ hàng
đưa vào đây thì đã mắc một số căn bệnh liên quan đến bệnh như tim mạch, đái 19
tháo đường, cao huyết áp, loãng xương, mắt kém…nên khả năng lao động của
người cao tuổi ở đây rất hạn chế. Hình 8. Cụ Hòa
Vì khả năng lao động của người cao tuổi ở đây khá thấp nên nó có thể ảnh
hưởng đến tâm lý của chính những người đang sinh hoạt ở đây. Chính vì thế mà
trung tâm luôn tạo các hoạt động lao động nhẹ nhàng để những người cao tuổi ở
đây không cảm thấy mình là một người vô dung hay là một người đang ăn bám con cháu của họ.
Một số trong nhưng hoạt động mà phải nói là gây ấn tượng rất lớn đó là
chuẩn bị lương thực, thực phẩm đề chuẩn bị các bữa ăn sáng, trưa, tối những
bữa ăn với đầy niềm vui và hành phúc giúp cải thiện cảm xúc tốt hơn. Việc bắt
tay vào nhặt rau tuy là công việc đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.
Mỗi một người cao tuổi ở đây đều có khả năng lao động khác nhau có
người vẫn còn sức khỏe nhưng cũng có người khá là yếu nên cần phải sử dụng
xe đẩy mới di chuyển được điều đó ảnh hưởng khá lớn đến khả năng lao động
cũng như việc sinh hoạt hàng ngày của người cáo tuổi
Nói tóm lại thì khả năng làm việc của người cao tuổi ở đây khá hạn chế và
phụ thuộc lớn về các yếu như: sức khỏe, tâm lý….. 20 Hình 9. Cụ Sen
2.4 Giải pháp khuyên nghị
Trong xã hội hiện đại, việc người cao tuổi không có việc làm là một vấn
đề đáng lo ngại. Nhiều người cao tuổi đang phải đối mặt với tình trạng thất
nghiệp hoặc không có việc làm phù hợp với khả năng của họ. Điều này không
chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của họ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe
của họ dưới đây là một số giải pháp có thể áp dụng vào để cải thiện vấn đề:
- Tạo ra các chương trình đào tạo và hỗ trợ cho người cao tuổi: Chúng ta
cần tạo ra các chương trình đào tạo và hỗ trợ cho người cao tuổi để giúp
họ cập nhật kiến thức và kỹ năng mới. Các chương trình này có thể bao
gồm các khóa học nghề, đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ, hoặc các
khóa học về kinh doanh và quản lý.
- Khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng người cao tuổi: Chúng ta cần
khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng người cao tuổi bằng cách
cung cấp các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Các 21
doanh nghiệp có thể tận dụng kinh nghiệm và kỹ năng của người cao tuổi
để nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Tạo ra các cơ hội làm việc tự do: Chúng ta cần tạo ra các cơ hội làm việc
tự do cho người cao tuổi bằng cách khuyến khích họ khởi nghiệp hoặc
tham gia vào các dự án độc lập. Các cơ hội này sẽ giúp người cao tuổi tận
dụng kinh nghiệm và kỹ năng của mình để tạo ra thu nhập và đóng góp cho xã hội.
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người cao tuổi: Chúng ta cần cung cấp
các dịch vụ hỗ trợ cho người cao tuổi như chăm sóc sức khỏe, tâm lý, và
các hoạt động giải trí để giúp họ duy trì sức khỏe và tinh thần tốt. Điều
này sẽ giúp họ có thể tiếp tục làm việc và đóng góp cho xã hội.
- Trên đây là một số giải pháp để giải quyết vấn đề người cao tuổi không có
việc làm. Chúng ta cần có sự quan tâm và hỗ trợ từ cả chính phủ, các tổ
chức và cộng đồng để giúp người cao tuổi có thể tiếp tục đóng góp cho xã
hội và duy trì cuộc sống đầy ý nghĩa. 22 KẾT LUẬN
Trong khoảng thời gian tham gia học phần Thực hành Tâm lý học lao
động tại Viện dưỡng lão Diên Hồng, với sự hướng dẫn nhiệt tình từ hai cô TS.
Vũ Thúy Ngọc và TS. Nguyễn Thị Hương cùng với tất cả các anh chị điều
dưỡng cùng toàn thể các anh chị ở các bộ phận khác ở Viện dưỡng lão Diên
Hồng. Thì nhóm chúng em đã có thể hoàn thành bài báo cáo một cánh trọn ven
và thể hiện được đầy đủ tinh thần cũng như yêu cầu của một bài báo cáo. Thông
qua học phần này em cũng đã nhận ra được nhiều vấn đề liên quan đến khả năng
làm việc của mỗi người, cánh sắp xếp một thời gian hợp lý cũng như những
khoảng thời gian nào chúng ta làm việc sẽ hiệu quả nhất . Đặc biệt ở học phân
này em còn có thể biết thêm nhiều giải pháp để tăng khả năng lao cho người cao tuôi.
Từ đó chúng em có thể áp dụng nó vào những công việc cho hiện tại và
tương lai cùng với đó là giúp đỡ các ông bà gặp các tình trang khó khăn trong tâm lý.
Chuyến đi thực hành này không chỉ mang lại những kinh nghiệm đáng quý
cho sự nghiệp học hành và làm việc sau này mà còn rèn luyện cho chúng em
tinh thần kỷ cương và các kỹ năng cần có. Mặc dù còn nhiều thiếu sót trong quá
trình làm việc, nhưng nhờ có sự chỉ bảo tận tình, tỉ mỉ giúp đỡ của các thầy cô
tại trường cùng với những cán bộ hiện đang công tác tại cơ sở của viện, chúng
em đã có thể hoàn thành công việc tốt nhất có thể. Có thể nói đây là chuyến đi
khó mà quên được trong cuộc hành trình của em. Một lần nữa em xin gửi lời
cảm ơn đến tất cả các anh chị tại Diên Hồng 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lý học phát triển - PGS.TS. Trương thị Thanh Hà, Nhà xuát
bản đại học Quốc gia Hà Nội (2013).
2. Giáo trình Tâm lý học lao động- Th.s.Tiêu Thị Minh Hường, Th.s. Lý Thị
Hàm , Th.s. Bùi Thị Xuân Mai-Nhà xuát bản đại học Lao động –Xã hội (2007).
3. Lê Thị Thanh Hà. "Giáo dục cho người cao tuổi Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số." (2018).
4. Trần Thị Thanh. Hành vi sống khỏe của người cao tuổi, Luận án TS. Tâm lý
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2018.
5. Hạnh Mai Tuyết. "Đời sống của người cao tuổi Việt Nam trong giai đoạn già
hóa dân số." VNU Journal of Social Sciences and Humanities 2.1b (2016): 26-42.
6. Giáo trình Tâm lý học đại cương - GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn, Nhà xuất bản đại học sư phạm.
7. Hoàng Phạm Vũ. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người
cao tuổi Việt Nam." (2013). 24