-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chủ đề: Xu thế toàn cầu hóa - Lịch sử văn minh thế giới | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Chủ đề: Xu thế toàn cầu hóa - Lịch sử văn minh thế giới | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 4 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử văn minh thế giới (KH) 1 tài liệu
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 44 tài liệu
Chủ đề: Xu thế toàn cầu hóa - Lịch sử văn minh thế giới | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Chủ đề: Xu thế toàn cầu hóa - Lịch sử văn minh thế giới | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 4 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (KH) 1 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 44 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Preview text:
lOMoARcPSD| 41967345 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
Chủ đề: Xu thế toàn cầu hóa+
Tên thành viên trong nhóm: • Vũ Phạm Thanh Mai • Bùi Đình Hà • Vi Thị Thương • Đặng Hương Thảo • Nguyễn Thị Hoàng Lan • Nguyễn Thị Quỳnh lOMoARcPSD| 41967345
1. Khái niệm về toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là thuật ngữ để phản ánh quá trình thiết lập các mối quan hệ kinh tế,
khoa học-kỹ thuật, xã hội-chính trị, văn hóa và những quan hệ giữa các nước, các khu
vực, các châu lục trong cộng đồng quốc tế. Toàn cầu hóa là bước phát triển cao của quá
trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa
học-công nghệ, đặc biệt là cách mạng tin học và thời đại bùng nổ thông tin.
2. Bản chất của xu thế toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác
động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
3. Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa
a) Biểu hiện về kinh tế
Xu thế toàn cầu hóa đã hình thành nền kinh tế tri thức, đặc trưng cơ bản của nó là tri
thức trở thành nội dung chủ yếu của sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Kinh tế tri thức ra
đời dựa trên thành quả của cách mạng thông tin (địa bàn hoạt động là toàn cầu, các xí
nghiệp kiểu mạng lưới trong toàn cầu…).
-Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty quốc gia. Ngày nay, tiền vốn lưu
chuyển xuyên quốc gia với quy mô ngày càng lớn, tốc độ nhanh và phạm vi rộng lớn.
-Sự biến đổi và tăng trưởng không ngừng của quan hệ thương mại quốc tế (mối quan
hệ kinh tế giữa các quốc gia, các vùng trên thế giới).
-Hiện nay, kỹ thuật và sự kết hợp giữa kỹ thuật và thông tin có vai trò ngày càng lớn
trong sự vận động của tư bản xuyên quốc gia.
-Ngoài ra, xu thế toàn cầu hóa còn biểu hiện ở việc có sự điều tiết chung mang tính
quốc tế (điều tiết vĩ mô: Liên Hợp Quốc; vi mô: các quốc gia….).
=> Như vậy, xu thế toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan không thể nào đảo
ngược, là kết quả của sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, lôi cuốn ngày
càng nhiều nước tham gia. b) Biểu hiện về xã hội
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
- Tổ chức quốc tế lớn nhất là Liên Hợp Quốc ra đời vào ngày 24/10/1945 tại
Xanphranxico, Mỹ. Nhiệm vụ của tổ chức Liên Hợp Quốc là chống chiến tranh,
giữ gìn hòa bình và nâng cao trình độ văn hóa. Tổ chức này thể hiện cho quyền lOMoARcPSD| 41967345
bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên. (Vào ngày 10/9/1997, Việt
Nam gia nhập tổ chức này).
- Tổ chức Liên minh châu Âu ( EU) ra đời vào ngày 1/11/1993- đây là một tổ chức
liên minh chính trị và kinh tế.
- Ngoài ra, còn có các tổ chức khác như: Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN),
tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ chức thương mại thế giới (WTO)……Các tổ chức
này vừa mang tính thương mại cũng vừa mang tính xã hội.
- Không chỉ vậy, nhiều nước có tổ chức quan tâm đến những người không có điều
kiện lao động (như người thất nghiệp, người tàn tật…). Hay như các tổ chức tập
hợp lực lượng các nước để đua tài. Từ đó, hình thành các hội Seagame, Olympic…
có tác dụng nâng cao ý thức cộng đồng.
- Đặc biệt là vấn đề bình đẳng nam nữ đang ngày càng được quan tâm, vận dụng
trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp – thể hiện trình độ phát triển chung của thế giới.
4. Tác động của xu thế toàn cầu hóa a) Tích cực
Xu thế toàn cầu hóa thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng
sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần biến đổi cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến
hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
Ngày nay, nhờ có những tiến bộ của khoa học-kỹ thuật, sự phát triển của sản xuất,
thế giới ngày càng xích lại gần nhau, có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn.
Các giá trị văn minh không chỉ là thành tựu của một quốc gia, một dân tộc mà nó đã
trở thành một thành tựu của thế giới. Nhờ đó, mà các nền văn minh có điều kiện phát triển
nhanh hơn và đạt được những thành tựu to lớn. b) Tiêu cực
Toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất công trong xã hội, đào hố sâu ngăn cách
giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
Toàn cầu hóa làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ
đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và độc lập tự chủ của mỗi quốc gia. 5.
Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển a) Thời cơ -
Có cơ hội chiếm lĩnh thị trường. -
Có điều kiện tiếp thu những thành tựu của khoa học-kỹ thuật. lOMoARcPSD| 41967345 -
Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước
khác. b) Thách thức -
Toàn cầu hóa làm cho các nước có nguy cơ mất độc lập, chủ quyền. -
Có sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. -
Vấn đề sử dụng có hiệu quả của nguồn vốn vay nợ. -
Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của các nước. 6. Sự ảnh hưởng
của toàn cầu hóa đến Việt Nam a) Thuận lợi
- Việt Nam có cơ hội được hội nhập quốc tế, tham gia vào các tổ chức thương mại
quốc tế như ASEAN, Liên Hợp Quốc,…
- Việt Nam có cơ hội được hợp tác kinh tế trên nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, công
nghiệp đến ngoại thương với các dự án nhỏ đến dự án lớn, hợp tác về kinh tế sẽ là
động lực cho nền kinh tế Việt Nam phát triển.
- Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Việt Nam có cơ hội ứng dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật vào sản xuất để
nâng cao năng suất lao động, thay đổi các nhân tố sản xuất. b) Khó khăn
- Việt Nam có nguy cơ bị tụt hậu về kinh tế, nạn thất nghiệp và thiếu việc làm.
- Sự phân hóa giàu nghèo rõ nét, tệ nạn xã hội và tội phạm có xu hướng tăng.
- Lo ngại về việc đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.