Chủ nghĩa trọng thương | Kinh tế chính trị Mac-Lenin | Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Chủ nghĩa trọng thương | Kinh tế chính trị Mac-Lenin | Trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lenin (BK)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chủ nghĩa trọng thương 1.Định nghĩa
-Chủ nghĩa trọng thương là một ứng dụng thực hành giả thuyết kinh tế, thúc đẩy việc chính quyền
điều phối nền kinh tế quốc gia với mục đích làm tăng quyền lực nhà nước đó bằng việc làm suy giảm
sức mạnh của các nước đối địch.
-Chủ nghĩa trọng thương là sự tương đương trong kinh tế của chủ nghĩa chuyên chế trong chính trị.
Nó bao gồm những chính sách kinh tế quốc gia nhắm đến tích lũy dự trữ tiền tệ thông qua cân bằng
thương mại dương, đặc biệt trong các thành phẩm 2.Hoàn cảnh ra đời
-Cuối thế kỉ 15 đầu thế kỉ 16, thương mại bắt đầu phát triển nhờ các nhân tố như: Các phát kiến địa lý
tạo điều kiện cho sự hình thành các tuyến đường vận tải thương mại, sự gia tăng dân số tạo nên thị
trường lao động, thị trường tiêu thụ, làm tăng doanh lợi của các nhà sản xuất và thương gia.
Trong bối cảnh như vậy, một nhóm người (bao gồm thương gia, nhân viên ngân hàng, nhân viên
Chính phủ và cả một số nhà triết học) đã viết những bài tiểu luận và những cuốn sách nhỏ về thương
mại quốc tế. Những tác phẩm đó đã biện hộ cho một trường phái kinh tế triết học được gọi là chủ nghĩa trọng thương. 3.Tên các Đại Biểu
-Giai đoạn đầu với những đại biểu như William Stafford (1554-1612, người Anh), Thomas
Gresham (1519-1579, người Anh) và Gasparo Scaruffi (1519-1584, người Ý) với lý thuyết cân đối tiền
tệ, chủ trương tăng sở hữu tiền như một dạng của cải thông qua luật định. Chủ nghĩa trọng thương giai
đoạn này còn được gọi là chủ nghĩa trọng kim
-Giai đoạn sau phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 17 với những người đại diện là Thomas Mun (1571-1641,
người Anh) và Antoine de Montchrétien (1576-1621, người Pháp) với luận thuyết cân đối thương mại
chủ động. Chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này còn được gọi là chủ nghĩa thặng dư thương mại. 4.Nội dung
-Đề cao vai trò của tiền tệ (cụ thể là vàng, bạc, kim loại quý khác) và coi vàng, bạc là thước đo đánh
giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia và cá nhân.
-Đánh giá cao vai trò của thương mại, đặc biệt là ngoại thương. Chỉ có thương mại mới là
nguồn gốc tạo ra của cải và khả năng tăng trưởng của một nền kinh tế chỉ có thể có được
thông qua hoạt động thương mại; trong đó, ngoại thương đóng vai trò sinh tử đối với phát
triển kinh tế quốc gia. CNTT cho rằng nội thương như hệ thống ống dẫn và ngoại thương là
máy bơm. Muốn tăng của cải, phải có ngoại thương nhập dẫn của cải thông qua hệ thống ống dẫn nội thương.
-CNTT đề cao vai trò của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế vì tích luỹ tiền
tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải tham gia tích cực vào
đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ càng nhiều càng tốt, và hạn chế tiền tệ ra khỏi nước. CNTT không
quan tâm đến việc cải thiện cuộc sống của con người hay thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong hệ
thống thế giới. Mục tiêu hàng đầu của cách tiếp cận này là tối đa hóa an ninh quốc gia và quyền lực,
đồng thời xem hoạt động kinh tế như là một phương tiện để đạt được mục đích. 5.Tiến bộ và hạn chế Tiến bộ
-Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương thoát ly với truyền thống tự nhiên, từ bỏ việc tìm kiếm
công bằng xã hội, những lời giáo huấn lý luận được trích dẫn trong Kinh thánh
-Đề cao vai trò của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế. Quan điểm này có thể được coi là một
cuộc cách mạng về nhận thức từ trào lưu tư tưởng phong kiến thời kỳ đó coi trọng tự cung tự cấp.
-Nhận thức vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ thể chủ đạo trong quan hệ kinh tế quốc tế và các
công cụ chính sách để phát triển kinh tế. Hạn chế
-Quan niệm chưa đúng về nguồn gốc của sự giàu có: Giàu là phải có nhiều tiền bạc, muốn có nhiều
tiền thì phải xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.
-Quan niệm chưa đúng về lợi nhuận trong thương mại: lợi nhuận là kết quả của sự lừa gạt và trao đổi không ngang giá,
-Chưa nêu lên bản chất bên trong của hiện tượng kinh tế: quốc gia này giàu lên nhờ quốc gia khác
nghèo đi, một nước có thặng dư thương mại thì nước kia phải thâm hụt. CNTT không giải quyết
những vấn đề như cơ cấu thương mại quốc tế xác định như thế nào, chuyên môn hóa sản xuất và trao
đổi có thể mang lại lợi ích gì. 6.Ý nghĩa
Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã tạo ra những tiền để lý luận kinh tế cho kinh tế học sau này, cụ thể:
+Đưa ra quan điểm, sự giàu có không chỉ là những giá trị sử dụng mà còn là giá trị, là tiền;
+ Mục đích hoạt động của nền kinh tế hàng hoá là lợi nhuận;
+Các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản;
+Tư tưởng nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế là một trong những tư tưởng tiến bộ.