-
Thông tin
-
Quiz
Chủ nghĩa xã hội là gì? Bản chất của chủ nghĩa xã hội là gì? | Lịch sử 11
Một là, chủ nghĩa xã hội là ước mơ, nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân lao động về một xã hội không có chế độ tư hữu, giai cấp, áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, cạnh tranh và tội ác...trong đó xã hội đó, nhân dân được giải phóng và có quyền làm chủ. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch Sử 11 211 tài liệu
Chủ nghĩa xã hội là gì? Bản chất của chủ nghĩa xã hội là gì? | Lịch sử 11
Một là, chủ nghĩa xã hội là ước mơ, nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân lao động về một xã hội không có chế độ tư hữu, giai cấp, áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, cạnh tranh và tội ác...trong đó xã hội đó, nhân dân được giải phóng và có quyền làm chủ. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chủ đề 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay (KNTT) 5 tài liệu
Môn: Lịch Sử 11 211 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử 11
- Chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (KNTT) (5)
- Chủ đề 3: Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc Đông Nam Á (KNTT) (4)
- Chủ đề 4: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (KNTT) (5)
- Chủ Đề 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (KNTT) (6)
- Chủ đề 6: Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (KNTT) (4)
Preview text:
Chủ nghĩa xã hội là gì? Bản chất của chủ nghĩa xã hội là gì?
Chủ nghĩa xã hội là gì? Bản chất của chủ nghĩa xã hội là gì? Bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê sẽ
giúp bạn tìm hiểu một số nội dung liên quan đến chủ nghĩa xã hội. Kính mời quý bạn đọc tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Chủ nghĩa xã hội là gì?
Về thuật ngữ chủ nghĩa xã hội được tiếp cận dưới bốn nghĩa:
- Một là, chủ nghĩa xã hội là ước mơ, nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân lao động về một xã hội
không có chế độ tư hữu, giai cấp, áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, cạnh tranh và tội ác...trong đó
xã hội đó, nhân dân được giải phóng và có quyền làm chủ.
- Hai là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là phong trào đấu tranh thực tiễn của người dân lao động chống
chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, đòi quyền dân chủ.
- Ba là, chủ nghĩa xã hội với tư cách ;à những tư tưởng, lý luận, học thuyết về giải phóng xã hội loài
người khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nghèo nàn, lạc hậu. Về xây dựng xã hội mới dựa
trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có sự phân chia giai cấp và sự khác nhau về tài sản,
không có bất công, không có cạnh tranh - một xã hội tốt đẹp nhất trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay.
- Bốn là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là một chế độ xã hội mà nhân dân lao động xây dựng trên thực tế
dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân.
2. Bản chất của chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo
điều kiện để con người phát triển toàn diện.
Mục đích cao cả của chủ nghĩa xã hội cần đạt đến là xóa bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp, biến tất
cả thành viên trong xã hội thành người lao động, tiêu diệt cơ sở của mọi tình trạng người bóc lột
người. Trong quá trình phấn đấu để đạt mục đích cao cả đó, giai cấp công nhân, chính Đảng cộng sản
phải hoàn thành nhiệm vụ của các giai đoạn khác nhau, trong đó có mục đích, nhiệm vụ cụ thể của
thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội - tạo ra các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật và đời sống tinh
thần để thiết lập xã hội cộng sản.
- Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Đặc trưng về phương diện kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Là mục tiêu cao cả nhất của chủ nghĩa xã hội là
giải phóng con người trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, mà xét đến cùng là trình độ phát
triển cao của lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa xã hội là xã hội có nền kinh tế phát triển cao, với lực lượng
sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, được tổ chức quản
lý hiệu quả, năng suất lao động cao và phân phối chủ yếu theo lao động.
- Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền
lực và ý chí của nhân dân lao động.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội đã khẳng định trong chủ nghĩa xã hội phải thiết lập nhà nước
chuyên chính vô sản, nhà nước kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích,
quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.
- Chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân
tộc và tinh hóa văn hóa nhân loại.
Tính ưu việt, sự ổn định và phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ thể hiện ở lĩnh vực kinh
tế, chính trị mà còn ở lĩnh vực văn hóa - tinh thần của xã hội. Trong chủ nghĩa xã hội, văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực của phát triển xã hội, trọng tâm là phát triển kinh tế; văn
hóa đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh con người, biến con người thành con người chân, thiện, mỹ.
- Chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợp tác với
nhân dân các nước trên thế giới.
Vấn đề giai cấp và dân tộc, xây dựng một cộng đồng dân tộc, giai cấp bình đẳng, đoàn kết, hợp tác,
hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạch định và
thực thi chiến lược phát triển của mỗi dân tộc và mỗi quốc gia.
Bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hợp tác, hữu nghị với nhân dân tất cả các
nước trên thế giới, chủ nghĩa xã hội mở rộng được ảnh hưởng và góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
3. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội là sự nhất quán của Đảng cộng sản Việt Nam. Ngay khi mới ra
đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: "Chủ
nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là
yêu cầu khách quan, con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam".
Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là chế độ xã hội ưu việt và vì nhân dân. Xây dựng chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đem lại tự do, hạnh phúc của nhân dân: "Chúng ta cần một xã hội mà
trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên
phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ
không phải gia tăng khoảng cách giàu, nghèo và bất bình đẳng xã hội, với phương châm - dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại hiện nay. Là một
nước thuộc địa nửa phong kiến, sau khi giành được độc lập đã bỏ qua sự phát triển chế độ tư bản chủ
nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội. Việt Nam phải trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài,
khó khăn, đầy gian khổ hy sinh với quyết tâm chống lại ách đô hộ và xâm lược của đất nước, vì tự do,
hạnh phúc của nhân dân.
4. Định hướng lý luận trong thời gian tới
Tăng cường tổng kết thực tiễn để làm rõ lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới, dưới tác động của những nhân tố thời đại và của thế giới hiện nay. Đó là: tình
hình chính trị, an ninh, kinh tế thế giới có những biến động lớn, nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo;
cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra phức tạp, quyết liệt; chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy, cường quyền nước lớn trong quan hệ quốc tế gia tăng.
Tiến trình toàn cầu hóa tiếp tục tiến triển nhưng gặp nhiều trở ngại, luật pháp quốc tế và các thể chế
đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc...
Hiện nay, Việt Nam đang ở chặng đường "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và phấn
đấu trở thành "nước phát triển, thu nhập cao", thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
hiện đại cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây vừa là tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù cả quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước có điểm xuất phát thấp từ nền sản xuất lạc hậu như Việt Nam.
Đảng đã khẳng định "Tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức
đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi toàn Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, có quyết tâm chính trị
cao...đưa đất nước vững bước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững".