-
Thông tin
-
Quiz
Chức năng của chính quyền địa phương môn Pháp luật đại cương
Chức năng của chính quyền địa phương môn Pháp luật đại cương với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (PLDC201) 53 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Chức năng của chính quyền địa phương môn Pháp luật đại cương
Chức năng của chính quyền địa phương môn Pháp luật đại cương với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PLDC201) 53 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
1.Chức năng của Chính quyền địa phương ở Việt Nam được quy định
tại khoản 1 Điều 112 Hiến pháp năm 2013 như sau: “Chính quyền
địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật
tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định”
1.1.Chính quyền quyết định các vấn đề của địa phương , điều
này có thể nói cho dễ hiểu thì chính quyền địa phương là cơ quan có
trách nhiệm giải quyết các vấn đề của địa phương , đưa ra các giải
pháp và tổ chức thi hành những giải pháp ấy.
+ Chính quyền địa phương phải nắm bắt được những vấn đề tồn tại
trong địa phương và đưa ra những giải pháp thích hợp nhắm giải
quyết những bất cập ấy trong thực tế. Không chỉ vậy , chính quyền
địa phương phải chủ động đưa những phương hướng, kế hoạch được
ghi rõ ràng trong Nghị Quyết để giúp cho tình hình của địa phương
ấy chuyển biến tích cực hơn.
Ví dụ: Trong năm Covid hoành hành ở hầu hết các địa phương trên
cả nước thì chính quyền địa phương của các địa phương ấy sẽ phải
nắm rõ tình hình của địa phương tại thời điểm đó ví dụ như có bao
nhiêu ca mắc , những ca nào nhẹ, ca nào nặng hay là tình trạng
thiếu lương thực có diễn ra không…. Và từ đó chính quyền phải bàn
bạc, thảo luận và đưa ra những biện pháp cấp bách để giải quyết những vấn đề đó.
+ Bên cạnh việc đưa ra những biện pháp và thi hành chúng thì chính
quyền là người chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của của việc
thi hành biệp pháp . Nếu như những quyết định ấy dẫn đến những
kết quả không như mong đợi hay là làm cho tình hình trở nên xấu
hơn thì chính quyền địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn
đối với nhân dân địa phương đó bởi cơ chế để bảo đảm trách nhiệm
của Chính quyền địa phương khi thực hiện chức năng tự quản là cơ
chế tại địa phương và xuất phát từ nhân dân địa phương.
+ Việc đề ra các biện pháp cho các vấn đề của địa phương phải do
luật định. Chính quyền địa phương chỉ quyết định với những vấn đề
được trù liệu trong các đạo luật do Quốc Hội ban hành. Quốc Hội sẽ
ban hành các đạo luật và giao một số phạm vi thẩm quyền để chính
quyền địa phương quyết định và tổ chức thi hành ở địa phương. Nếu
như quyết định những việc chưa được giao trong đạo luật thì chính
quyền địa phương sẽ bị coi như vi hiến.
1.1.2 Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc
thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương
Các cơ quan Trung ương ban hành pháp luật và chính sách cho toàn quốc
[Trên cơ sở lý thuyết : Chính phủ và các bộ có thể tự tổ chức hệ
thống chấp hành từ Trung ương đến địa phương. Song, thực tế
cho thấy bản thân các cơ quan Trung ương, trước tiên là chính
phủ và các bộ không thể tự mình tổ chức thi hành pháp luật và
chính sách trên phạm vi toàn quốc. Bởi, cơ chế tổ chức thi
hành như vậy rất tốn kém về nguồn nhân lực. Trong khi đó, đã
có sẵn một mạng lưới các cơ quan địa phương cho từng đơn vị
hành chính ở các cấp và có nguồn lực phù hợp. Do đó, Hiến
pháp đã quy định chức năng chấp hành cho cơ quan địa
phương. Cũng chính vì được giao chức năng này nên toàn bộ
mạng lưới Chính quyền địa phương ở các cấp vô hình trung hợp
thành một hệ thống thứ bậc trong hệ thống các cơ quan hành
chính nhà nước của Việt Nam mà đứng đầu là Chính phủ và các
bộ ở trung ương. Chính quyền địa phương đã trở thành cơ quan
chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm thực hiện Hiến
pháp, pháp luật và các chủ trương chính sách của cấp trên ở địa phương.
2,Chính quyền địa phương thực hiện chức năng chấp
hành trên cơ sở chế độ phân cấp và uỷ quyền
[Về mặt lý luận, chức năng chấp hành không phải là chức năng
chính yếu của cơ quan địa phương mà chức năng tự quản mới
là chức năng chính yếu bởi theo định nghĩa thì Chính quyền địa
phương là cơ quan nhà nước thành lập ở địa phương quán
xuyến các công việc của địa phương. Song, thực tiễn lại cho
thấy điều hoàn toàn ngược lại khi chức năng chấp hành được
thực hiện triệt để ở các cơ quan địa phương. Một phần vì bộ
máy nhà nước Việt Nam hiện nay mang tính hành chính rất
cao, các quyết định, chính sách đều có xu hướng ban hành từ
trung ương để các địa phương thực hiện. Chính quyền địa
phương cũng có xu hướng chuyển các vấn đề khó lên cấp trên
giải quyết. Tâm lý chủ đạo của Chính quyền địa phương hiện
nay là trông chờ, thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, của
trung ương chứ chưa phải là chủ động giải quyết và tự chịu
trách nhiệm đối với các công việc của địa phương. Đây cũng
chính là khó khăn lớn trong hoạt động thực tiễn của cơ quan
địa phương nói riêng và cơ quan nhà nước nói chung hiện nay
[Ví dụ : Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hoà có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban
nhân dân tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động; đồng thời,
chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao.[
[Định hướng giải pháp: đề cao vai trò tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của chính quyền địa phương. Tiếp tục hoàn thiện thể
chế về phân quyền, phân cấp giữa các cấp chính quyền từ
Trung ương đến từng cấp CQĐP theo hướng đề cao vai trò tự
chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy chủ động, sáng tạo, hiệu
quả trong hoạt động quản lý của từng cấp CQĐP; đa dạng về
mô hình tổ chức và tinh gọn về bộ máy của các cấp CQĐP, làm
rõ từng vị trí việc làm ở từng cấp CQĐP để phân công lao động
hợp lý và tinh giản biên chế.
3, Chính quyền địa phương có chức năng chấp hành
không có nghĩa rằng toàn bộ các cơ quan chính quyền
địa phương đều có chức năng chấp hành
[Chức năng của Chính quyền địa phương khác với chức năng
của từng cơ quan Chính quyền địa phương. Trong tổ chức của
Chính quyền địa phương có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân thì chỉ có Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành. Hội đồng
nhân dân với đặc điểm cơ quan dân cử là cơ quan chịu trách
nhiệm thực hiện chức năng tự quản của Chính quyền địa phương